Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.91 KB, 16 trang )

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN
Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO”
HỌ VÀ TÊN: NGÔ THỊ BÉ TƯ
Đơn Vị: Trường Mẫu Giáo Phú Mỹ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu của nước ta, chăm sóc - giáo dục trẻ em là trách
nhiệm của gia đình – nhà trường và xã hội, trong đó ngành giáo dục mầm non đóng vai trò rất quan
trọng trong sự nghiệp chăm lo, đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành người chủ tương lai của
đất nước, có thể nói giáo dục mầm non được xem là viên gạch nền để xây nên các công trình vĩ đại
,và ở đó người giáo viên mầm non là những người tạo nên những viên gạch đảm bảo chất lượng để
xây nên những nền móng của mỗi công trình vĩ đại ấy,nếu nền móng mà không được xây dựng
vững chắc thì không thể nào làm cho công trình đó vững chắc được. Chính vì lẽ đó ngày 25 tháng
7 năm 2009 Chương trình giáo dục mầm non mới được biên soạn trên cơ sở quy định của Luật
Giáo dục và đào tạo đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ban hành theo thông tư số
17/2009/TT-BGĐT. Chương trình giáo dục mầm non mới được ban hành là chương trình khung,
có kế thừa những ưu việt của chương trình chăm sóc trẻ trước đây, được phát triển trên quan điểm
đảm bảo đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn
diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển.
- 1 -
Để thực hiện được mục tiêu trên thì đòi hỏi giáo viên phải thực sự gắn bó tâm huyết với
nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, vững chuyên môn, có kiến thức sâu rộng, nắm được tâm sinh
lý trẻ, tổ chức được các hoạt động học, hoạt động cho trẻ, làm sao cho trẻ được học một cách thoải
mái, có nhiều cơ hội khám phá, thông qua các hoạt động trẻ được trải nghiệm và giáo dục trẻ các
lĩnh vực về nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm-kỹ năng xã hội và phát triển thẩm mỹ, giúp trẻ tự tin
hơn, nhanh nhẹn, hoạt bát hơn trong giao tiếp.
Với những yêu cầu trên là cán bộ quản lý được phân công phụ trách chuyên môn tôi luôn
suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chuyên môn để kịp thời thực hiện Chương trình giáo
dục mầm non mới. Từ thực tế trên tôi thực hiện đề tài :
Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn ở trường mẫu giáo”.
II. THỰC TRẠNG


Năm 2010 – 2011 trường Mẫu Giáo Phú Mỹ mới được thành lập (Trường được tách ra từ
trường Mầm Non Phú Mỹ) thuộc địa bàn ấp thượng 2, Thị Trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, Tỉnh An
Giang. Trường được sự quan tâm của cấp chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh về cơ sở
vật chất và tạo mọi điều kiện cho cháu đi học đầy đủ, sự chỉ đạo về chuyên môn của Phòng giáo
dục huyện, của hiệu trưởng, được tập huấn chương trình giáo dục mầm non do sở giáo dục và
phòng giáo dục tổ chức, đa số đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe nhiệt tình, năng động sáng tạo trong công
tác, bám trường bám lớp, trình độ chuyên môn đạt chuẩn.
Bên cạnh mặt thuận lợi trên thì trường vẫn còn một số mặt khó khăn cũng ảnh hưởng ít
nhiều đến công tác chuyên môn.
Do là trường vừa được tách ra nên đầu năm vẫn còn phải sửa chữa các phòng học,tuy được
sự giúp đỡ của chính quyền, phòng giáo dục, trường và phụ huynh học sinh nhưng đồ dùng, đồ
chơi phục vụ cho công tác dạy và học còn hạn chế chưa đáp ứng được với nền giáo dục hiện tại
(Năm đầu tiên thực hiện chương giáo giáo dục mầm non theo chương trình khung).
- 2 -
Đa số giáo viên còn lung túng trong việc thực hiện chương trình khung. Chưa nắm được
cách lên kế hoạch năm, mạng nội dung, mạng hoạt động và kế hoạch giáo dục hằng ngày. khi lên
lớp còn nặng về mặt cùng cấp kiến thức cho trẻ chưa cho trẻ trải nghiệm tự thể hiện mình, sử dụng
đồ dùng chưa khoa học, lồng ghép tích hợp còn thiếu tính khoa học, ít sử dụng nguyên vật liệu mở,
chưa giải quyết được tình huống kịp thời, Trang trí lớp chưa phong phú, chưa nỗi bật chủ đề.
Sỉ số học sinh ở các lớp khá đông.
Bên cạnh đó một số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến viêc học của các cháu ,không
am hiểu về chương trình giáo dục mầm non, yêu cầu giáo viên phải dạy trẻ học viết chữ và làm
toán.
Từ thực trạng trên với trách nhiệm là người quản lý chuyên môn luôn mong muốn chất
lượng chuyên môn của nhà trường được đi lên. Từ mong muốn trên tôi đã tìm ra và thực hiện đề tài
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn ở trường mẫu giáo”.
III . KẾ HOẠCH XÂY DỰNG:
1. Xây dựng kế hoạch chuyên môn.
2. Hướng dẫn giáo viên lên các kế hoạch và chương trình giáo dục mầm non mới.
3. Tổ chức và kiểm tra hoạt động chuyên môn: Nhắc lại chuyên đề, thao giảng, tiết dạy tốt, hội

thi màu xanh, làm đồ dung đồ chơi
4. Tham quan học tập chuyên môn từ đơn vị bạn.
5. Tranh thủ sự giúp đỡ của phụ huynh học sinh về cơ sở vật chất cũng như quan tâm đến việc
học của cháu.
Sau khi đã xây dựng kế hoạch tôi bắt đầu tiến hành thực hiện bằng các biện pháp sau:
III . BIỆN PHÁP
1/. Xây dựng kế hoạch chuyên môn:
- 3 -
Đầu năm học tôi bắt đầu xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch tháng cụ thể, rõ ràng
phát triển số lượng và chất lượng. Trước tiên tôi tham khảo các kế hoạch về chuyên môn
trên mạng và dựa vào mẫu kế hoạch của phòng giáo dục huyện tôi bắt đầu xây dựng kế
hoạch chuyên môn cho trường. Trong đó tôi đi sâu vào nhiệm vụ cụ thể về chuyên môn.
Đưa các lĩnh vực phát triển trẻ cần đạt được trong năm học dựa theo chương trình
khung và điều kiện thực tế của trẻ ở địa phương
ví dụ:
* Phát triển thể chất:
- Thực hiện các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
- Thực hiện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động.
- Có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.
- Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe.
- Thực hiện một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.
* Phát triển nhận thức:
- Ham hiểu biết thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh
- Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán chú ý ghi nhớ có chủ định
- Có khả năng diễn đạt hiểu biết bằng các cách khác nhau (hành động, hình ảnh, lời
nói…) với ngôn ngữ nói là chủ yếu
- Có một số hiểu biết ban đầu về con người, hiện tượng sự vật xung quanh và một số
khái niệm sơ đẳng về toán.
* Phát triển ngôn ngữ:
- Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói giao tiếp hằng ngày.

- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu
bộ…)
- 4 -
- Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong đời sống hằng ngày.
- Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp độ
tuổi.
- Có một số kỹ năng ban đầu về đọc viết.
* Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội:
- Có ý thức về bản thân,
- Có khả năng nhận biết và thể
hiện tình cảm với con người sự
vật, hiện tượng xung quanh.
- Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin, tự lực.
- Có một số kỹ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm chia sẻ.
- Thực hiện một số quy tắc quy định ở gia đình, trường lớp, cộng đồng gần gũi.
* Phát triển thẩm mỹ:
- Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
- Có khả năng thể hiện cảm xúc trong hoạt động âm nhạc, tạo hình.
- Yêu thích hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật.
Gợi ý tổ trưởng họp tổ viên để dưa ra các chủ đề và thời gian thực hiện chủ đề trong
năm từ đó dự kiến chủ đề chung cho các khối để tiện việc trang trí và giáo dục các cháu.
Ví dụ:
DỰ KIẾN CÁC CHỦ ĐỀ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH GD MN MỚI - MẪU GIÁO LỚN
TT CHỦ ĐỀ CHÍNH THỜI GIAN THỰC HIỆN GHI CHÚ
1 Trường mầm non 3 tuần (Từ 16/8 – 3/9)
2 Gia đình – Tết trung thu 4 tuần (Từ 6/9 – 8/10)
Nghĩ giữa HKI ( 11-18/10)
3 Nghề nghiệp 5 tuần (Từ 18/10 - 19/11)

- 5 -
4 Động vật 4 tuần (Từ 22/11- 17/12)
5 Thực vật
4 tuần (20/12/2010- 21/1/2011)
1 tuần dự trữ ( 27-31/12)
6 Tết và mùa xuân 2 tuần (Từ 24/1 – 18/2) 2 tuần nghĩ tết (26-9/02)
7 Phương tiện giao thông 4 tuần (Từ 21/2 – 18/3
8 Quê hương, đất nước, Bác Hồ 4 tuần (28/3 – 22/4)
9 Trường tiểu học 2 tuần (Từ 25/4 – 6/5
10
Nước và các hiện tượng tự nhiên
2 tuần ( Từ 09/5 – 20/5) 1 tuần dự trữ ( 23-27/05)
DỰ KIẾN CÁC CHỦ ĐỀ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH GD MN MỚI - MẪU GIÁO CHỒI – MẦM
TT CHỦ ĐỀ CHÍNH THỜI GIAN THỰC HIỆN GHI CHÚ
1 Trường mầm non 3 tuần (Từ 16/8 – 3/9)
2 Bản thân 3 tuần (Từ 6/9 – 24/9)
3 Gia đình – Tết trung thu 4 tuần (Từ 27/9 - 29/10)
Nghĩ giữa HKI (11-18/10)
4 Nghề nghiệp 3 tuần (Từ 1/11- 19/11)
5 Động vật 4 tuần (Từ 22/11- 17/12) 1 tuần dự trữ ( 27-31/12)
6 Thực vật
4 tuần (20/12/2010- 21/1/2011)
2 tuần nghĩ tết (26-9/02)
7 Tết và mùa xuân 2 tuần (Từ 24/1 – 18/2)
8 Phương tiện giao thông 4 tuần (Từ 21/2 – 18/3)
9 Quê hương, đất nước, Bác Hồ 4 tuần (28/3 – 22/4)
10 Nước và các hiện tượng tự nhiên 4 tuần ( Từ 25/4 – 20/5) 1 tuần dự trữ ( 23-27/5)
Bên cạnh đó khuyến khích giáo viên đổi tên chủ đề cho gần gũi với trẻ.
Ví dụ: chủ đề trường mầm non có thể đổi thành trường mẫu giáo phú mỹ thân thương

Trong kế hoạch tôi dự kiến các chuyên đề, tiết thao giảng, tiết dạy tốt cần mở trong năm.
Trên cơ sở dựa vào nâng lực, điều kiện của các cô năm học vừa qua để tôi phân công cụ thể từng
giáo viên. Những tháng có nhiều việc nhưng tham gia hội thi An toàn giao thông, màu xanh của bé
tôi sẽ không tổ chức chuyên đề và thao giảng.
Ví dụ: Trường tôi có 8 giáo viên. Trong năm tôi sẽ thực hiện 3 chuyên đề và mỗi 2 tiết dạy
tốt, tiết thao giảng tôi dự kiến kế hoạch như sau:
- 6 -
Bên cạnh đó trong những tuần đầu năm tôi tham gia vào họp tổ chuyên môn để xem các cô
trao đổi và thực hiện như thế nào để điều chỉnh kịp thời.
Qua việc chuẩn bị tốt kế hoạch nhưng thế thì tôi mvà 16 tiết dạy tốt, kế hoạch mỗi tháng
một giáo viên sẽ thực hiện 2 tiết dạy và một chuyên đề . Vậy thì trong tháng trường sẽ thực hiện
được 2 tiết và 1 chuyên đề. Sau đó tôi phân công cụ cho từng giáo viên trong kế hoạch tháng.
Dự kiến các hội thi trong năm của trường trên cơ sở các hội thi của phòng, của sở.
Ví dụ: * Cấp trường
-Hội thi “An toàn giao thông”.
-Hội thi “ Màu xanh của bé”.
-Hội thi “ Giáo viên giỏi cơ sở”.
-Hội thi “ Giáo viên giỏi cơ sở”.
-Hội thi “ làm đồ dùng đồ chơi”.
-Hội thi “ Viết sáng kiến kinh nghiệm”.
-Hội thi “ Sáng tác bài hát mầm non”.
* Cấp huyện:
-Hội thi “An toàn giao thông”.
-Hội thi “ Màu xanh của bé”.
-Hội thi “ Giáo viên giỏi cơ sở”.
-Hội thi “Viết sáng kiến kinh nghiệm”.
-Hội thi” Sáng tác bài hát mầm non”.
* Cấp tỉnh:
- Phấn đấu tham gia các hội thi cấp Tỉnh.
Có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và hưỡng dẫn và quản lý giáo viên.

- 7 -
2/. Hướng dẫn giáo viên lên các kế hoạch, chương trình giáo dục mầm non mới (chương
trình khung)
Kế hoạch năm học. Tổ trưởng: Dựa vào kế hoạch chuyên môn của trường lên kế hoạch cho
tổ của mình. Và đề ra các biện pháp để thực hiện các kế hoạch. Giáo viên dựa vào kế hoạch của tổ
trưởng để xây dựng kế hoạch cho lớp của mình theo tình hình thực tế của lớp.
Do năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo chương trình khung nên đa
số giáo viên lên kế hoạch cho các chủ đề còn lẫn lộn giữa các lĩnh vực. Chẳng hạn lĩnh vực giáo
dục phát triển nhận thức với lĩnh vực giáo dục phát triển tình kỹ năng xã hội, hay trong lĩnh vực
chỉ chọn một loại đề tài. Ví dụ: Lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ chỉ chọn các đề tài là thơ
( đề tài gia đình thân yêu: Thơ làm anh, thơ cái bác xinh xinh, thơ em yêu nhà em ). Vào các
cuộc hợp chuyên môn tháng của trường và của tổ trưởng tôi hướng dẫn cách lên mạng nội dung và
mang hoạt động. Mạng nội dung của một chủ đề thì thể hiện các chủ đề nhánh và số tuần cần thực
hiện cho chủ đề nhánh đó. Ví dụ chủ đề “ Trường Mẫu giáo phú mỹ thân yêu” thực hiện trong 3
tuần1: trường mẫu giáo của bé; Tuần 2: Lễ hội đến trường; Tuần 3: Lớp học của bé.
Mạng hoạt động phải thể hiện được 5 lĩnh vực phát triển ( Giáo dục phát triển thể chất,
giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, giáo dục phát triển ngôn ngữ, giáo dục phát triển
tẩm mĩ ) trong mỗi chủ đề. Trong các lĩnh vực giáo dục phải chọn các đề tài phù hợp và rải đều các
kỹ năng cho trẻ. Chẳng hạn giáo dục phát triển thẩm mỹ có âm nhạc và tạo hình phải được xen kẻ
với nhau và các kỹ năng phải được luân phiên nhau về tạo hình thì luân phiên các kỹ năng: vẽ nặn,
cắt, xé dán. Âm nhạc thì luân phiên các nội dung trong tâm: dạy hát, nghe hát, trò chơi, biểu diễn
văn nghệ. Và trong các lĩnh vực khác cũng vậy. Ví dụ giáo dục phát triển ngôn ngữ trong chủ đề
trường trường mẫu giáo phú mỹ thân yêu có 3 tuần ( tuần 1: Thơ: Bé vào lớp lá, tuần 2: Làm quen
chữ cái, tuần 3: truyện Sự tích đêm trung thu. Phân tích cho giáo viên hiểu rõ lĩnh vực giáo dục
phát triển nhận thức (trọng tâm là trẻ sẽ nhận biết được các đặc điểm, các mối quan hệ, thể hiện
các hiểu biết của mình về các đối tượng sự vật), còn lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng
- 8 -
xã hội ( Trẻ có ý thức về bản thân: Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người và hiện
tượng xung quanh. Phát triển kỹ năng xã hội: Có phẩm chất cá nhân: mạnh dan, tự tin, tự lực; Có
một số kỹ năng sống: Tôn trọng, hợp tác, than thiện, quan tâm, chia sẻ; Thực hiện một số qui

định, qui tắc trong sinh hoạt gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi).
3/. Tổ chức và kiểm tra hoạt động chuyên môn trong trường:
Xây dựng lớp điểm:
Để giáo viên tự phát huy khả năng khéo tay, thẩm mỹ trong khâu trang trí lớp theo chủ đề
và để cho chị em học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Mỗi một chủ đề chọn 1 lớp làm lớp điểm. Trong
năm có 10 chủ đề nhưng trường chỉ có 8 giáo viên thì tổ trưởng sẽ chịu trách nhiệm 2 chủ đề.
Ví dụ: chủ đề: Trường mầm non Lớp Lá 1 - Tổ trưởng
Bản thân Lớp Lá 2
Gia đình – Trung thu Lớp Lá 3
Nghề nghiệp Lớp Lá 2
Gia đình – Trung thu Lớp Lá 4
Động vật Lớp Chồi 1 - Tổ trưởng
Thực vật Lớp Chồi 2
Tết và mùa xuân Lớp Chồi 3
Phương tiện giao thông Lớp Mầm 1
Quê hương đất nước Lớp Lá 1
Nước và các hiện tượng tự nhiên Lớp Chồi 1
Tổ chức nhắc lại chuyên đề: Tôi thực hiện 3 bước.
Thứ nhất lên kế hoạch trong tháng này sẽ thực chuyên đề gì. Ví dụ tháng 9 là tháng an toàn
giao thông tôi sẽ lên kế hoạch thực hiện chuyên đề “ An toàn giao thông” ngoài việc để giáo viên
học tập rút kinh nghiệm, còn để tuyên truyền đến giáo viên, học sinh, phụ huynh về hoạt động
trong tháng.
- 9 -
Thứ hai xem và bổ sung kế hoạch của giáo viên thực hiện chuyên đề. Trên cơ sở đã được
phân công cụ thể từ chuyên đề cho từng giáo viên. Giáo viên sẽ soạn kế hoạch gaios dục đưa cho
ban giám hiệu xem và bổ sung, chuẩn bị đồ dùng chu đáo ( tập thể giáo viên phụ tiếp) sau đó dạy
mẫu Ban giám hiệu xem và góp ý kiến. Sau đó dạy cho tập thể giáo viên xem. Sau mỗi chuyên đề
thì giáo viên đóng góp ý kiến và bổ sung vào chuyên đề để hoàn chỉnh và cùng thực hiện.
Thứ ba tôi kiểm tra chuyên đề. Sau mỗi chuyên đề tôi sẽ đi dự giờ xem giáo viên thực hiện
chuyên đề đó đạt hiệu quả như thế nào để có kế hoạch điều chỉnh.

Thực hiện tiết dạy tốt: Theo kế hoạch ban đầu thì mỗi giáo viên sẽ thực hiện 2 tiết dạy tốt
trong tháng, giáo viên sẽ đăng ký dạy lĩnh vực nào với tổ trưởng trong phiên họp chuyên môn.
Nhưng bên cạnh đó tôi động viên giáo viên không nên chọn những lĩnh vực mình nắm vừng mà
nên chọn những lĩnh vực mình còn hạn chế chưa nắm vững để rèn cho lớp, khi đó qua tiết dạy
được sự góp ý của Ban giám hiệu, đồng nghiệp thì mình sẽ có những kinh nghiệm tốt và từ đó
mình có kiến thức và kinh nghiệm đều cho các lĩnh vực.
Tổ chức dự giờ thăm lớp: Nhằm xác định việc chuẩn bị của giáo viên khi lên lớp, truyền
thụ kiến thức, sử dụng phương pháp như thế nào, nền nếp học tập của cháu, kết quả tiếp thư bài
của cháu ra sau Theo kế hoạch nhà trường ban giám hiệu dự giờ mỗi giáo viên 2 tiết trên tháng,
bố trí thời gian dự xen kẻ các giáo viên, cùng môn học, từng khối lớp, để đánh giá trực tiếp năng
lực giảng dạy của giáo viên, từ đó phân tích kỹ ưu, khuyết điểm của từng giáo viên để kịp thời
hướng dẫn, bồi dưỡng đưa ra những phương pháp giúp giáo viên sữa chữa những hạn chế còn tồn
tại. Còn đối với giáo viên thì do trường chỉ toàn dạy buổi sáng để cho giáo viên dự giờ lẫn nhau
nên trong tháng cho 2 lớp dạy 1 buổi chiều trong tháng. Từ đó giáo viên được dự giờ xen kẻ và
rutts kinh nghiệm lẫn nhau.
Tổ chức làm đồ dùng đồ chơi: Đồ dùng đồ chơi đẹp gây sự chú ý trẻ hứng thú say mê
trong quá trình học tập, tìm tòi, khám phá vì vậy đồ dùng dạy học là rất quan trong không thể thiếu
được. Chương trình đổi mới đòi hỏi người giáo viên phải có nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ tiết
dạy. Vì vậy mỗi tháng tổ chức cho giáo viên làm đồ chơi và làm vào đầu chủ đề. Ban giam hiệu, tổ
- 10 -
trưởng, giáo viên sưu tầm và nghiên cứu mẫu đem vào nhân mẫu và hướng dẫn giáo viên cùng
làm.
Tổ chức hội thảo chuyên môn: Nhằm trao đổi những kinh nghiệm, của giáo viên trong
việc thực hiện chương trình mới. Ví dụ Kinh nghiệm trang trí lớp theo chủ đề, kinh nghiệm xây
dựng nền nếp trong học tập: phải xây dựng ngay từ đầu năm học cách ngồi, chuyển đội hình theo
hiệu lệnh của cô chẳng hạn khi cô đưa tay trước thì tập trung 3 hàng dọc, tay ngang thì chuyển
thành 3 hàng ngang, lắc trống thì đội hình vòng tròn, vỗ trống 3 lần thì chuyển đội hình chữ u
trao đỏi giới thiệu những bài thơ, bài hát mới, kinh nghiệm chọn và sử dụng nguyên vật liệu mở
trong các hoạt
Tổ chức các hội thi giáo viên giỏi trường, hội thi màu xanh của bé Nhằm nâng cáo

chất lượng giáo viên, rèn luyện cho trẻ, qua đó chọn được những giáo viên và cháu giỏi để bồi
dưỡng tham gia thi giáo viên dạy giỏi và các phong trào cấp cấp huyện, cấp tỉnh tổ chức.
Tổ chức kiểm tra hồ sơ sổ sách: Việc đánh giá chuyên môn của giáo viên còn được thực
hiện hiện qua việc kiểm tra hồ sơ sổ sách. Thực hiện theo của Phòng giáo dục thì mỗi tháng tổ
trưởng sẽ kiểm và đánh giá hồ sơ sổ sách của tổ viên ban giám hiệu kiểm tra đánh giáo hồ sơ sổ
sách của tổ trưởng. Xem giáo viên có thực hiện đầy đủ và thực hiện đúng theo qui định ví dụ: sổ kế
hoach giáo dục có soạn trước 1 tuần hay không, có nhận xét đánh giá cuối buổi chưa, có truyền
thụ đủ kiến thức 5 mặt phát triển của trẻ trong tuần hay không để có những nhận xét góp ý cụ thể
và đánh giá xếp loại theo tiêu chuẩn đầu năm học đề ra.
4/. Tham quan học tập chuyên môn từ các đơn vị bạn:
Hoạt động tổ chức cho giáo viên đi tham quan học tập đơn vị bạn có ý rất có ý nghĩa, tạo
cho giáo viên phấn khởi, được giao lưu học hỏi đồng nghiệp. Để đơn vị bạn nhiệt tình mời giáo
viên trường tôi tham quan dự giờ thì trước hết tổ chức để cho đơn vị bạn lại trường mình tham
quan, rồi tham mưu với ban giám của trường tổ chức sẽ dạy vào thời điểm nào để trường lên kế
hoạch đi dự mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác của trường ví dụ: tuần này trường lên kế
- 11 -
hoạch là sẽ thi màu xanh của bé và thứ 7 nhưng đơn vị bạn tổ chức chuyên đề ngày thứ 7 đó thì
trường sẽ đổi lịch thi màu xanh cảu bé vào ngày khác để tạo điều kiện cho em đi tham quan học
học kinh nghiệm. Hay trong năm nay một số trường có kế hoạch tham quan học hỏi kinh nghiệm
chuyên môn ở Đà lạt thì không tổ chức các hoạt động ngay thời điểm. Quan việc tham qua học tập
giáo viên sẽ được thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, học được những vấn đề gì, và những vấn đề nào
cần rút kinh nghiệm.
5/. Kết hợp với phụ học học sinh trong công tác chuyên môn::
Quá trình phát triển toàn diện của mỗi đứa trẻ điều phụ thuộc vào cả 3 môi trường giáo dục,
trong đó sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng. Nhà trường phải có trách
nhiệm phổ biến các nội dung trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ:
Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ: Hiện nay đa số phụ
huynh chưa nắm được chương trình giáo dục phát triển mầm non nên đòi hỏi cô giáo phải dạy trẻ
viết chữ cái, làm toán lớp 1. Vì thế đầu năm khi họp phụ huynh học sinh phải tuyên truyền phụ
huynh về chương trình giáo dục trẻ trong từng thời điểm từng lứa tuổi ví dụ: với trẻ 5 tuổi thì được

học chữ cái và chỉ tô trùng khích theo chữ mẫu chứ không dạy trẻ viết chữ vì không phù hợp với
đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ, hay sưu tầm những bài báo nói về việc dạy trẻ học trước
chương trình ở lớp 1là sai lầm dán ở góc tuyên truyền. Yêu cầu phụ huynh phải chấp hành đúng
qui đinh của nhà trường: đưa cháu đi học đều, đúng giờ, nghĩ học phải xin phép Tuyên truyền về
kiến thức nuôi dạy con, tuyên truyền về các hoạt động, phong trào của trường: Khám sức khẻo
định kỳ, hội thi màu xanh của bé, hội khỏe măng non, để tạo niềm tin với phụ huynh và để phụ
huynh biết được sẽ được học những gì khi đến trường từ có thể dạy trẻ và kết họp với giáo viên
việc tham gia các phong trào của trường . Ví dụ: trong phong trào màu xanh của bé thi đưa đón
cháu vào trường luyện tập đúng giờ, dạy cháu vẽ thêm ở nhà
Phối hợp bổ sung cơ sở vật chất: Nêu những thuận lợi và khó khăn của trường, lớp về cơ
sở vật chất yêu cầu phụ huynh hổ trợ đồ dùng từ nguyên vật liệu. Để thu hút sự đóng góp của phụ
- 12 -
huynh về nguyên vật liệu thì giáo viên làm và hướng dẫn cách làm, trung bày ở các góc, vào các
ngày lễ. Ví dụ : Từ những đồ dùng do PHHS đóng góp Hộp sữa bột giấy lớn làm bếp ga, cân bàn.
Mút xốp lộng cắt, tô màu để được: Khóm, cóc, khứa cá kho, bánh bao, bánh mì … vỏ họp kẹo làm
đèn ngủ, điện thoại; vỏ hợp kem đánh răng tôi làm xe ôtô, xe tải… những đĩa video bị hư tôi làm
đồng hồ treo tường, bàn ăn cơm hoặc bộ ghế sa long bằng ống hút Tuyên truyền ở góc phụ
huynh để biết giáo viên cần những đồ dùng gì từ đó đóng góp hổ trợ cho lớp. Ví dụ: trong hoạt
động tạo hình cần một số báo cũ thì ghi vào bảng tuyên truyền lớp cần một số báo cũ nhờ phụ
huynh hổ trợ hay bảng tuyên truyền của trường “ trường cần một số cây xanh cho hoạt động
ngoài trời”
IV. KẾT QUẢ
Qua thực hiện những biện pháp trên đã giúp cho chất lượng chuyên môn ở trường được
nâng lên cho thấy: Các biện pháp thực hiện phù hợp với tình hình của lớp, Giáo viên nắm được các
bước lập kế hoạch năm học, cách lên mạng nội dung, mạng hoạt động và cách lên kế hoạch tuần,
phân biêt được các lĩnh vực phát triển giáo dục cho trẻ. Nhiều giáo viên có kinh nghiệm trong
chuyên môn, linh hoạt hơn trong lập kế hoạch, biết lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp. Dạy trẻ
theo hướng đổi mới, tích hợp đan xen giữa các lĩnh vực giáo dục phát triển phù hợp với chủ đề.
Các lớp trang trí đẹp hơn và thu hút cháu. Thu hút được sự tham gia đóng góp của phụ huynh học
sinh trong công tác chuyên môn.

Đối với trẻ: Trẻ được học một cách thoải mái, có nhiều cơ hội khám phá, thppng qua các
hoạt động trẻ được trải nghiệm và giáo dục phát triển các lĩnh vực về thể chất, nhận thức, ngôn
ngữ, tình cảm – kỹ năng xã hội và phát triển thẩm mỹ. Giúp trẻ tự tin hơn, chủ động, nhanh nhẹn,
hoạt bát hơn trong giao tiếp.
V. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI
- 13 -
Được phòng giáo dục và hiệu trưởng bồi dưỡng và tạo điều kiện tham gia các lớp bòi dưỡng
do sở giáo dục tổ chức.
Bản thân luôn có ý thức không ngừng học tập để trao dồi kiến thức, nâng cao trình độ
chuyên môn qua mạng và thực tế việc tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá các chuyên đề, tiết dạy
tốt, dự giờ
Có kế hoạch cụ thể rõ ràng, phân công hợp tình, hợp năng lực. Có kiểm tra đánh giá việc
thực hiện các chuyên đề.
Giáo viên yêu nghề, mếm trẻ, chịu khó học hỏi, năng động sáng tạo, bám trường bám lớp.
Chấp hành theo sự phân công.
Được sự phối hợp của phụ huynh học sinh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong việc thực hiện nâng cao chất lượng chuyên môn:
do một vài giáo viên không có điều kiện tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và giáo
viên lớn tuổi chậm tiếp thu chương trình giáo dục mầm non mới. Một số trẻ chưa được sự quan
tâm của phụ huynh.
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Muốn chỉ đạo tốt hoạt động chuyên môn ở trường mẫu giáo đạt kết quả:
Trước hết bản thân cán bộ quản lý chuyên môn phải nắm vững chương trình, có kế hoạch
chỉ đạo cụ thể sát sao từng tháng từng tuần. Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo nhà trường.
Chỉ đạo giáo viên thưc hiện nghiêm túc chương trình, dự giờ khảo sát năng lực giáo viên từ
đó có kế hoạch bồi dưỡng phương pháp cho giáo viên.
Tổ chức tốt việc học tập chuyên đề hàng năm có chất lượng và chỉ đạo dứt điểm từng
chuyên đề. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên để khắc phục những mặt
còn hạn chế .
Tổ chức cho giáo viên được đi tham quan học tập ở những đơn vị bạn

- 14 -
Xây dựng nền nếp lớp, giáo dục cháu mọi lúc – mọi nơi, tạo mọi trường học tập theo chủ đề
kích thích sự khám phá của cháu. Tổ chức làm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề.
Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc chăm sóc giáo dục cháu. Kết
hợp chặc chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo
dục giúp trẻ phát triển toàn diện.
VII. KẾT LUẬN
Giáo dục mầm non có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thể chất và tinh thần của trẻ
em, là bước khởi đầu để các em làm quen với thế giới xung quanh và hình thành nhân cách. Bậc
học mầm non đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện các lĩnh vực thể chất, thẩm mỹ, ngôn ngữ,
nhận thức và tình cảm kỹ năng xã hội ; Chuẩn bị những kiến thức cơ bản cho trẻ bước vào lớp 1;
Hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý ,năng lực và phẩm chất mang tính nền
tảng , những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi , khơi dậy tối đa những tiềm ẩn , đặt nền
tảng cho việc học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời của trẻ. Vì vậy việc nâng cao chất lượng
chuyên môn là nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình đổi mới và phát triển của sự nghiệp giáo
dục nói chung, đặc biệt là sự nghệp giáo dục mầm non nói riêng .
Phú Mỹ, ngày 19 tháng 11 năm 2010
DUYỆT CỦA HĐKH GIÁO DỤC Người Viết
Chủ tịch
- 15 -
TRẦN THỊ TÁNH NGÔ THỊ BÉ TƯ
- 16 -

×