Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.17 KB, 26 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Câu hát “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” trong bài hát cùng tên của
nhạc sĩ Lê Mây đã được mọi người biết đến như một thông điệp có ý nghĩa vơ
cùng sâu sắc: Trẻ em là tương lai của đất nước là hạnh phúc của mọi gia đình, việc
bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ khơng là trách nhiệm của riêng ai mà là trách
nhiệm của mọi người trong xã hội. Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng
năm đầu của cuộc đời là một việc làm hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng.
Một đứa trẻ có một trí tuệ tốt, thơng minh, nhanh nhẹn thì yếu tố đầu tiên là
phải có một thể chất tốt, đó là trẻ khỏe mạnh, có cân nặng và chiều cao phát triển
bình thường theo lứa tuổi, thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững
vàng, đúng tư thế, có khả năng phối hợp các giác quan, vận động nhịp nhàng, biết
định hướng trong khơng gian, có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo
của đôi tay, đôi chân……
Để giúp trẻ phát triển thể lực được tốt, có cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối
là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Trong chương trình
chăm sóc giáo dục trẻ, để phát triển tốt thể chất cho trẻ thì cần hai yếu tố, hai yếu
tố này ln ln song hành, bổ trợ cho nhau, góp sức cùng nhau để tạo dựng một
thân hình, một trí tuệ tốt đó chính là “Phát triển vận động và giáo dục dinh dưỡng
sức khỏe”. Đó là hai nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất
lượng của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển trí
tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
Phát triển vận động là một vế có tầm quan trọng vô cùng, giúp trẻ hoạt bát,
nhanh nhẹn, tự tin, vững vàng trong từng bước đi, từng động tác bị, trườn, trèo,
chạy, nhảy… nhằm hình thành, phát triển đầy đủ khả năng vận động của một con
người. Bên cạnh đó cịn rèn luyện sự dẻo dai, phát triển các cơ bắp, hệ thần kinh,
lanh tay, lẹ mắt, và phán đốn trước được những khó khăn khi đi, chạy, trèo, leo
qua chướng ngại vật….
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất đối với trẻ mầm
non tôi đã rất lỗ lực cố gắng trong việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ nhưng


bên cạnh đó tơi nhận thấy cịn có một số khó khăn khiến cho kết quả của việc giáo
dục phát triển thể chất cho trẻ chưa cao như:
Đa số trẻ là con nông thôn lên việc tập luyện thể dục và chế độ dinh dưỡng
trong các bữa ăn chưa được thực hiện hợp lí theo khoa học.


Nhận thức của phụ huynh về môn giáo dục thể chất không quan trọng mà
chỉ là một môn phụ không cần quan tâm.
Số lượng học sinh trong lớp là nam nhiều hơn nữ vì vậy các cháu rất hiếu
động cũng gây trở ngại trong các hoạt động.
Một số trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi độ 1 nên việc vận động gặp nhiều
hạn chế.
Có nhiều trẻ nhút nhát khơng tự tin khi thực hiện các bài tập vận động.
Nhà trường khơng có phịng học thể chất riêng. Một số dụng cụ thể dục
chưa phù hợp, chưa đầy đủ, phong phú (thang thể dục, hố cát…)
Từ những thực trạng phát triển thể chất ở trẻ lớp mình. Tơi đã băn khoăn suy
nghĩ và muốn tìm ra những biện pháp tốt hơn để việc giáo dục phát triển vận động
cho trẻ đạt hiệu quả cao, vì vậy tơi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài:
“Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm
non” nhằm giúp trẻ phát triển vận động đạt kết quả cao nhất.
2. Tên sáng kiến
Đề tài sáng kiến: Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi
trong trường mầm non
3. Tác giả sáng kiến
Họ và tên: Nguyễn Thị Châm
Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Hợp hòa
Số điện thoại: 0961201986
Gmail:
4. Chủ đầu tư sáng kiến
Tôi Nguyễn Thị Châm chính là tác giả đã đầu tư sáng kiến với quỹ thời gian

nghiên cứu; mua các tài liệu nghiên cứu, toàn bộ hồ sơ sổ sách, nguyên vật liệu để
làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các giờ học.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các tiết thể dục sáng,
tiết học chính(hoạt động chung), các trị chơi,........... lồng luồn vào một số hoạt
động khác theo mục tiêu thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5- 6 tuổi.
Sáng kiến được áp dụng tại lớp 5- 6 tuổi B ở trường mầm non Hợp Hịa, có
thể nhân rộng ra toàn khối và các lớp 5- 6 tuổi tại các trường mầm non trong toàn
Huyện
6. Ngày sáng kiến được áp dụng


Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến “Một số biện pháp phát
triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” được áp dụng lần đầu và
được thử nghiệm từ tháng 02 năm 2018 và kết thúc vào ngày 22 tháng 02 năm
2019.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1 Về nội dung của sáng kiến
* Cơ sở lí luận
Sáng kiến “Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi trong
trường mầm non” được nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn nhằm mục đích:
Xác định rõ thực trạng phát triển vận động của trẻ 5-6 tuổi trường Mầm non
Hợp Hịa nói riêng và trẻ 5-6 tuổi tại một số trường mầm non trên tồn huyện nói
chung.
Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng để tìm hiểu nguyên nhân của thực
trạng, làm cơ sở cần thiết để áp dụng thực nghiệm đề tài nghiên cứu.
Khi tiến hành nghiên cứu và ứng dụng trong giảng dạy tại lớp nhằm tìm ra
những nguyên nhân các mặt tích cực và hạn chế của việc thực hiện chương trình
dạy phát triển vận động của của bản thân, của giáo viên trong nhà trường, đồng
thời tìm ra được các giải pháp khắc phục những tồn tại và hạn chế.

Giúp cho bản thân nhìn nhận đúng thực trạng để xây dựng kế hoạch phù
hợp với tình hình của lớp, trẻ, cải tiến những tồn tại và phát huy những thành tựu
đã đạt được trong thực hiện hiệu quả phát triển lĩnh vực phát triển thể chất trong
chương trình giáo dục mầm non mới ở trường mầm non.
Giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động phát triển vận động góp phần
phát triển tồn diện, hài hịa về các mặt thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm, kĩ
năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học
Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, để các bậc phụ huynh có nhận thức
đúng đắn về việc phát triển vận động cho trẻ trong cấp học mầm non.
Với đề tài “Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi trong
trường mầm non” khi tiến hành nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến tôi tiến hành như
sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả của việc giáo dục phát triển
thể chất cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường Mầm non.
- Nghiên cứu thực trạng việc giáo dục phát triển thể chất của trẻ 5-6 tuổi ở
một số trường Mầm non trong huyện.


- Đưa ra biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động
cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường Mầm non.
* Thực trạng vấn đề nghiên cứu
a. Thuận lợi
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà
trường bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị
dạy học tương đối đầy đủ.
Bản thân là giáo viên có trình độ chun mơn trên chuẩn, nhiệt tình, u
nghề, mến trẻ. Tích cực học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
Các đồng chí giáo viên trong tổ ln có tinh thần đồn kết, giúp đỡ nhau
hoàn thành nhiệm vụ.
Trẻ cùng một độ tuổi.

Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình.
Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện trang
bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi đặc biệt là đồ dùng để tổ chức các hoạt
động phát triển vận động cho trẻ.
Sân trường rộng, bằng phẳng, thuận lợi cho giáo viên trong việc tổ chức các
hoạt động tập thể: đồng diễn thể dục, ngày hội thể thao….
Phòng học rộng rãi, có nhiều phịng hợp lý nên giáo viên dễ dàng thiết kế
góc vận động ngay trong lớp cho trẻ hoạt động.
b. Khó khăn
Đa số trẻ là con nơng thơn lên việc tập luyện thể dục và chế độ dinh dưỡng
trong các bữa ăn chưa được thực hiện hợp lí theo khoa học.
Nhận thức của phụ huynh về môn giáo dục thể chất không quan trọng mà
chỉ là một môn phụ không cần quan tâm.
Số lượng học sinh trong lớp đông vì vậy các cháu rất hiếu động cũng gây
trở ngại trong các hoạt động.
Một số trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi độ 1 nên việc vận động gặp nhiều
hạn chế.
Có nhiều trẻ nhút nhát khơng tự tin khi thực hiện các bài tập vận động.
Nhà trường chưa có phịng học thể chất riêng. Một số dụng cụ thể dục chưa
phù hợp, chưa đầy đủ (thang thể dục, hố cát…)
c. Thực trạng
* Về giáo viên


Giáo viên chưa thực sự tìm hiểu trong việc thiết kế và sưu tầm các trò chơi
mới lạ cho trẻ, đa số là sử dụng những trị chơi cũ, khơng mang lại hứng thú cho
trẻ, do đó trẻ khơng tích cực và hứng thú tham gia hoạt động.
Một số giáo viên trong tổ nhận thức chưa linh hoạt và đúng đắn về việc giáo
dục phát triển thể chất cho trẻ.
Chưa biết tích hợp các nội dung giáo dục thể chất thơng qua các hoạt động.

Tổ chức các hoạt động cịn cứng nhắc, máy móc và chưa tổ chức cho trẻ rèn luyện
thường xuyên.
Kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cịn rất hạn chế.
Khối lượng cơng việc lớn, nên thời gian dành cho công tác phối hợp với cha
mẹ trẻ, cộng đồng cịn hạn chế.
Trình độ chun môn, kĩ năng tuyên truyền của giáo viên không đồng đều
làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác truyền thông. Nội dung cơng tác phối hợp
cịn sơ sài, đơi khi thiếu tính thực tế và khơng phù hợp và chưa được cập nhật
thông tin kịp thời dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa thu hút được sự quan tâm của
các bậc phụ huynh được nhiều
* Về phụ huynh
Nhận thức của phụ huynh về môn giáo dục thể chất không quan trọng mà chỉ
là một môn phụ không cần quan tâm, bên cạnh đó thì một số phụ huynh lại nng
chiều, bao bọc con quá khiến trẻ trở nên thụ động và ít có khả năng tự phục vụ theo
lứa tuổi.
Một số phụ huynh chưa trao đổi và phối hợp tốt với giáo viên trong cơng tác
chăm sóc, giáo dục trẻ.
* Về trẻ
Trẻ chưa tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục phát triển thể chất.
Một số trẻ nhút nhát chưa dám thực hiện một số vận động có sử dụng cụ thể
dục.
Số lượng học sinh trong lớp là nam nhiều hơn nữ vì vậy các cháu rất hiếu
động cũng gây trở ngại trong các hoạt động.
Một số trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi độ 1 nên việc vận động gặp nhiều
hạn chế.
Việc điều tra thực trạng là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết cho việc
nghiên cứu. Điều tra thực trạng sẽ giúp chúng ta thấy được những ưu điểm và
những tồn tại của những vần đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó giúp người
nghiên cứu định hướng được những vấn đề ta cần làm để có biện pháp cụ thể, phù



hợp với thực tế, thực hiện có hiệu quả. Chính vì vậy để thực thi đề tài này tơi đã
tiến hành điều tra thực trạng về kết quả giáo dục thể chất của trẻ ở một số trường
trong huyện cụ thể như sau:
Biểu 1: Biểu thống kê tình hình dội ngũ giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi
các trường mầm non
Số lớp 5
tuổi

Số giáo
viên dạy
lớp 5
tuổi

ĐH



TC

MN Hợp Hòa - Tam Dương

5

7

7

0


0

MN Tam Dương - Tam Dương

4

6

6

0

0

Tên trường

Trình độ đào tạo

Biểu 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM
Biểu 2A: Lớp 5TB – Trường Mầm non Hợp Hòa
(Tổng số trẻ điều tra: 36 trẻ: 18 nam - 18 nữ)
TT

Nội dung

Kết quả
Đạt

Chưa đạt


SL

%

SL

%

1

PT nhóm cơ và HH

19

53

17

47

2

Đi, chạy

19

53

17


47

3

Nhảy, bật

17

47

19

53

4

Bị, trườn, trèo

16

44

20

56

5

Tung, ném, bắt


14

39

22

61

6

Chơi trò chơi vận động

20

56

16

44

Biểu 2A: Lớp 5TA – Trường Mầm non Tam Dương
(Tổng số trẻ điều tra: 35 trẻ: 17 nam - 18 nữ)
TT

Nội dung

Kết quả
Đạt
SL


Chưa đạt
%

SL

%


1

PT nhóm cơ và HH

16

46

19

54

2

Đi, chạy

17

49

18


51

3

Nhảy, bật

18

51

17

49

4

Bị, trườn, trèo

16

46

19

54

5

Tung, ném, bắt


14

40

21

60

Chơi trị chơi vận động

19

54

16

46

6

Qua khảo sát ban đầu tơi thấy tôi thấy trẻ đã biết tập các động tác theo nội
dung của các bài tập vận động. Tuy nhiên số lượng trẻ đạt ở các nội dung thấp còn
một số hạn chế như sau:
Trẻ chưa có thói quen tự giác tập thể dục, các động tác phát triển nhóm
cơ và hơ hấp trẻ tập chưa dứt khốt.
Trẻ thực hiện các động tác đi, chạy chưa đúng kĩ năng mang tính chất trẻ
tập theo ý của trẻ khơng làm theo hướng dẫn của cô giáo.
Nhiều trẻ nhút nhát chưa thực hiện những bài tập nhảy, ngồi ra cịn
nhiều trẻ tập chưa đúng tư thế của bài tập.
Đối với những bài tập Bò, trườn, trèo phần lớn trẻ chưa thực hiện đúng các

tư thế .
Với những bài tập có nội dung Tung, ném, bắt trẻ chưa mạnh dạn thực
hiện và tỷ lệ đạt chưa cao: có trẻ tung được nhưng khơng bắt được, trẻ ném chưa
trúng đích, hoặc tung, ném chưa đúng khoảng cách…
Trẻ chưa thường xuyên được chơi trò chơi vận động lên trẻ chơi chưa
đúng cách chơi, luật chơi, nhiều trẻ nhút nhát chưa dám chơi.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Trước thực trạng đó, với trách nhiệm là một nhà giáo mầm non tôi nhận thấy
cần phải có biện pháp để nâng cao chất lượng trong việc giáo dục phát triển thể
chất cho trẻ là rất cần thiết và cấp bách . Tuy nhiên qua nghiên cứu tơi thấy có rất
nhiều biện pháp để giáo dục phát triển thể chất cho trẻ sau đây tôi xin đưa ra một
số biện pháp mà bản thân đã áp dụng có hiệu quả:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch
Ngay từ đầu năm học tôi đã đầu tư quỹ thời gian, để xây dựng kế hoạch
thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt trú trọng đến lĩnh vực phát triển thể


chất, và lựa chọn những nội dung phù hợp với đăch điểm tình hình sức khỏe của
trẻ ở lớp mình phụ trách.
Đầu năm học do trẻ còn nhỏ và nhút nhát lên tơi lựa chọn những bài tập
mang tính chất đơn giản, những trò chơi gần gũi với trẻ và có nội dung phù hợp
với chủ đề.
Ví dụ: Ở chủ đề Trường mầm non tôi lựa chọn những bài tập đơn giản như: Bật
tách- khép chân, đi thăng bằng trên ghế thể dục, bật xa…
Sau đó tơi lựa chọn những bài tập mang tính chất tăng dần độ khó và các
động tác, trò chơi vận động phức tạp hơn.
Khi trẻ đã có các kĩ năng tập thể dục tốt, các động tác chính xác và dứt
khốt tơi sẽ lựa chọn những bài tập vận động tổng hợp như: “Bật liên tục qua
vịng, ném trúng đích nằm ngang”, “Trèo qua ghế thể dục, đập và bắt bóng”
Biện pháp 2: Thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động phát triển vận

động cho trẻ.
Nhìn chung, trẻ được vận động tích cực sẽ luôn ở trong trạng thái thoải mái
nhất. Chúng cảm thấy khỏe khoắn, hài lịng, và vì vậy sẽ ln tự tin. Sự nhanh
nhẹn giúp trẻ có được lịng tơn trọng từ phía các bạn cùng chơi, và điều
này càng giúp trẻ củng cố thêm những nhận thức về bản thân mình. Hãy cố
gắng tạo tối đa các cơ hội để trẻ được vận động với một số vật dụng đơn giản. Hãy
cho phép trẻ nơ đùa thay vì ra những mệnh lệnh buộc trẻ “ngồi im”
* Thay đổi hình thức tổ chức giờ thể dục sáng cho trẻ
Tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ (Đối với thể dục sáng)
Như chúng ta đã biết ,tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng
ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi
mẫu giáo và mầm non. Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản, trẻ
tích lũy được sự sảng khối cho cả ngày.
Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của các
cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng
cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng. Vì vậy tơi cho trẻ tập thể dục sáng hàng
ngày vào một thời gian nhất định sau giờ đón trẻ. Thời gian tập khoảng 10-15 phút,
trang bị dụng cụ như gậy, nơ, vòng, hoa tua, cờ …thể dục phù hợp với động tác để
tạo hứng thú cho trẻ tập.
Khơng những thế tơi cịn cùng với các đồng giáo viên trong trường thường
xuyên lựa chọn trên internet những bài nhạc vui nhộn như: “Nhảy cùng bibi” các
bài dân vũ tập thể để cho trẻ luân phiên tập trong các giờ thể dục sáng như: “Vui
đến trường”, “Thật đáng yêu”, “Cả nhà thương nhau”, “Chú bộ đội”, “Đàn gà


trong sân”, “Nắng sớm”…và được trẻ rất thích thú tham gia. Giờ tập thể dục sáng
cũng là thời gian lý tưởng để trẻ được tham gia các trò chơi vận động tập thể như:
Mèo đuổi chuột, lộn cầu vồng, bóng trịn to, sóng xơ…Những trị chơi vận động
này khơng chỉ giúp trẻ tăng cường thể lực mà còn cho trẻ nhiều kỹ năng hoạt động
tập thể và lồng ghép dạy trẻ được nhiều trò chơi dân gian đang dần bị mai một.

*Thay đổi hình thức tổ chức giờ học thể dục
Việc thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động, đặc biệt là hoạt động học sao
cho sáng tạo, mới lạ, thu hút trẻ tham gia một cách tích cực mà vẫn đảm bảo
phương pháp của bộ môn là điều tôi luôn quan tâm. Với giờ học phát triển thể chất
giáo viên thường tổ chức tiến trình giờ học theo các bước đã định sẵn, khiến trẻ
cảm thấy nhàm chán, giảm hứng thú. Để giúp trẻ vừa tiếp thu được kiến thức vừa
được hoạt động một cách tích cực chủ động, tơi đã áp dụng một số hình thức tổ
chức hoạt động giáo dục như sau:
VD 1: Đề tài “ Bật liên tục qua 5 ô”
Cách tổ chức thông thường: Ở phần dạy vận động cơ bản là cô cho trẻ
đứng thành 2 hàng dọc quay mặt vào nhau, sau khi cô làm mẫu vận động 2 lần, lần
lượt mỗi hàng một trẻ sẽ lên thực hiện vận động, các trẻ khác quan sát. Như vậy
trong mỗi tiết học, một trẻ chỉ thực hiện được từ 2-3 lần.
Cách tổ chức mới: Sau khi cô làm mẫu vận động 2- 3 lần, cơ chia trẻ về các
nhóm, mỗi nhóm khơng q 5 trẻ thực hiện vận động. Hai cô giáo, mỗi cơ sẽ bao
qt 2 nhóm trẻ thực hiện. Như vậy với mỗi nhóm 5 trẻ, số lần trẻ thực hiện vận
động sẽ tăng lên, đồng thời quãng thời gian trẻ phải chờ đợi các bạn thực hiện để
đến lượt mình cũng sẽ giảm đi. Cách làm này vừa phát huy được tính tích cực của
trẻ lại vừa thu hút trẻ khiến trẻ không nhàm chán.
VD 2: Đề tài: Bài tập“ Đi trên ván dốc”
Cách tổ chức thông thường: Cô chuẩn bị 2 ván dốc có độ dốc như nhau,
sau khi cô tập mẫu, trẻ sẽ lần lượt tập ở lần 1 và tập thi đua ở lần 2.
Cách tổ chức mới: Cơ chuẩn bị 2 ván dốc có độ dốc khác nhau và những
chiếc khay nhỏ, một rổ bóng. Sau khi cơ tập mẫu và phân tích rõ động tác cơ sẽ
cho trẻ lựa chọn xem mình tự tin với ván dốc nào thì sẽ tập ở ván dốc đó. Nếu trẻ
chưa tự tin thì đi trên ván dốc ít, trẻ mạnh dạn hơn thì đi trên ván dốc nhiều. Ở lần
thực hiện thứ 2 của trẻ cô cho trẻ nâng cao độ khó bằng cách cho trẻ nào cảm thấy
tự tin thì vừa đi trên ván dốc vừa kết hợp cầm thêm khay bóng, trẻ nào khơng
muốn thì cơ cúng khơng ép trẻ. Cách làm này vừa kích thích trẻ hứng thú thực hiện
vừa giúp trẻ có thể thử sức mình với nhiều mức độ khó khác nhau mà vẫn đảm bảo

phương pháp bộ môn.


VD3: Đề tài: Bài tập TH: “Bật liên tục qua 5 ơ, Ném đích ngang”
Cách tổ chức thơng thường: Ở phần dạy vận động cơ bản là cô cho trẻ
đứng thành 2 hàng dọc quay mặt vào nhau, ở giữa là sơ đồ tập. Sau khi cô làm mẫu
vận động 2 lần, lần lượt mỗi hàng một trẻ sẽ lên thực hiện lần lượt từng vận động.
Như vậy thời gian trẻ thực hiện hết các vận động rất dài nên các trẻ khác phải chờ
đợi lâu mới đến lượt mình thực hiện. Trẻ sẽ khơng cịn hứng thú, phấn khích mà
thay vào đó là cảm giác chán nản. Số lần thực hiện bài tập của trẻ cũng sẽ được ít,
giờ học thường bị kéo dài so với quy định.
Cách tổ chức mới: Ở phần vận động cơ bản, cô tập trung trẻ đứng ở một góc
của phịng tập. Cơ cho trẻ nhìn vào sơ đồ tập và những đồ dùng cơ chuẩn bị rồi
đốn xem hơm nay trẻ sẽ được tập bài tập gì? Đây đều là những vận động trẻ đã
được hướng dẫn thực hiện ở những tiết học trước rồi nên cơ có thể mời trẻ khá lên
thực hiện lại vận động cho cả lớp xem. Nếu trẻ đã thực hiện tốt thì cơ chỉ nhắc lại
những kỹ thuật cơ bản của bài tập. Nếu trẻ thực hiện chưa tốt thì cơ làm mẫu kết
hợp phân tích động tác cho trẻ xem. Sau đó cơ cho trẻ thực hiện bài tập tổng hợp
theo thể thức vòng tròn(theo sơ đồ minh họa).
2

3
1




Theo sơ đồ trên, hai cô giáo sẽ chia vị trí đứng phù hợp để bao quát được trẻ
ở các vị trí tập. Trẻ đầu tiên sẽ tập hết sân số 1 sang sân số 2 thì trẻ thứ hai bắt đầu
tập ở sân số 1. Cứ như vậy trẻ tập lần lượt ở cả 3 vị trí tập rồi lại về vị trí ban đầu.

Cách làm trên số lần trẻ tập được nhiều hơn, trong khi trẻ di chuyển vị trí để đi đến
các sân tập, trẻ cũng có thời gian nghỉ ngơi nhẹ trước khi bắt đầu bài tập tiếp theo.


* Thay đổi hình thức hồi tĩnh trong tiết học thể dục của trẻ
Trong mỗi tiết học thể dục của trẻ thì hình thức hồi tĩnh là khơng thể thiếu và
có vai trị rất quan trọng trong cấu trúc của một tiết học. Sau những lần tập luyện
hăng say đầy cố gắng của trẻ, giây phút hồi tĩnh khiến trẻ được thư giãn, cân bằng
nhịp tim, nhịp thở. Hoạt động hồi tĩnh rất quan trọng như vậy nhưng lại thường
được tổ chức với những động tác đi lại nhẹ nhàng rất nhàm chán. Có khi cơ giáo
làm động tác “Chim bay, cị bay” thì trẻ chỉ đưa tay lên xuống cho đúng động tác
chứ khơng kết hợp với việc hít vào thở ra để điều hịa vì những động tác đó khơng
kích thích được trẻ hứng thú tham gia sau khi đã tập luyện mệt mỏi. Hiểu được tâm
lý đó tơi đã ln tìm những hình thức hồi tĩnh mới để đưa vào cho trẻ thực hiện
trong mỗi tiết học thể dục. Tôi lên mạng xem những clip về tập dưỡng sinh, tập
yoga , chon lọc những động tác dễ và phù hợp để cho trẻ hồi tĩnh. Các bạn gái lớp
tơi thì rất thích thú với những động tác hồi tĩnh yoga đơn giản kết hợp với âm nhạc,
còn các bạn trai lại rất hào hứng với những động tác quyền nhẹ nhàng của bài tập
dưỡng sinh.
Biện pháp 3: Đưa yếu tố âm nhạc vào các hoạt động phát triển thể chất
Theo chương trình giáo dục trẻ mầm non, cấu trúc một tiết học giáo dục thể
chất bao gồm 3 phần: Phần khởi động, trọng động và hồi tĩnh. Thường thì các giáo
viên tổ chức phần khởi động cho trẻ hát bài “một đoàn tàu” đi các kiểu chân sau đó
về hàng tập bài tập phát triển chung là các động tác tay – chân – bụng( lườn)– bật
với nhịp hô của cô,… nếu tiết thể dục nào tôi cũng cho trẻ tập như vậy thì trẻ sẽ
chán, uể oải trong giờ học, khơng phát huy tính tích cực vận động ở trẻ.
Vì vậy tơi đã mạnh dạn đưa yếu tố âm nhạc vào trong giờ dạy thể dục. Cụ
thể:
- Với phần khởi động tôi dẫn dắt hoặc kể câu chuyện phù hợp với chủ đề cho
trẻ hát một bài hát phù hợp với chủ đề và đi khởi động kết hợp các kiểu chân. Sau

đó cho trẻ về đội hình hàng dọc điểm số, tách hàng để tập bài tập phát triển chung.
- Bài tập phát triển chung tơi lựa chọn là bài tập erobic có động tác phù hợp
với bài tập vận động cơ bản đầy đủ các động tác tay – chân – thân – bật có nhịp
đầy đủ, có động tác nhấn mạnh cho vận động cơ bản.
- Và khi tập vận động cơ bản, q trình trẻ tập tơi cho trẻ tập cùng nhạc là
những bài hát phù hợp với chủ đề, khi tập cùng bài hát trẻ rất hào hứng thực hiện
bài tập của mình.
Đặc biệt khi trẻ thi đua theo tổ tơi lựa chọn những bản nhạc thiếu nhi sôi
động phù hợp với chủ đề để thêm phần hào hứng, sôi nổi.


- Đến phần hồi tĩnh tôi cho trẻ vận động nhẹ nhàng như: Tập dưỡng sinh,
yoga... kết hợp với nhạc du dương, nhẹ nhàng tạo cho trẻ thấy thoải mái và vui vẻ
hoàn thành bài tập. Khi đưa biện pháp này vào dạy trẻ trong tiết học giáo dục thể
chất tôi thấy trẻ lớp tôi học tốt hơn, hứng thú hơn và kiến thức, kỹ năng của trẻ
được nâng lên rõ rệt.
Biện pháp 4: Tổ chức trò chơi vận động mọi lúc mọi nơi phù hợp với
hoạt động
Biện pháp này có tác dụng nhằm gây hứng thú cho trẻ đến bài tập vận động,
giúp trẻ thực hiện nhiều lần mà không nhàm chán, đánh giá được tương đối khách
quan kết quả vận động của trẻ. Khi chơi trò chơi vận động, hệ vận động được củng
cố, các hệ cơ bắp của cơ thể trở nên rắn chắc hơn, các khớp xương và dây chằng
trở nên linh hoạt, có tác dụng củng cố, tăng cường sức khỏe cho trẻ, tạo điều kiện
cho việc rèn luyện thể lực, củng cố kĩ năng vận động trong điều kiện thay đổi.
* Sử dụng trò chơi phong phú phù hợp với các hoạt động
Trò chơi vận động cho trẻ có thể tổ chức cả trong và ngồi tiết học với nhiều
hình thức khác nhau. Tuy nhiên với trẻ mẫu giáo lớn như học sinh lớp tơi, tơi nhận
thấy rằng những trị chơi vận động quen thuộc như: Mèo đuổi chuột, chuyền bóng,
kéo co, chạy tiếp cờ, cáo và thỏ, mèo và chim sẻ...do được tổ chức thường xuyên
qua các độ tuổi nên đã dần nhàm chán với trẻ. Chính điều đó đã kích thích tơi tìm

tịi, nghiên cứu, học hỏi để thiết kế ra những trị chơi mới hấp dẫn hơn với trẻ, kích
thích trẻ vận động tích cực hơn. Những trị chơi dưới đây đã được tôi thiết kế và áp
dụng tại trường để mang lại niềm vui và sự phát triển toàn diện cho trẻ và giảm
gánh nặng công việc cho giáo viên mầm non. Đây là những trò chơi kết hợp phát
triển được nhiều kỹ năng và tố chất của trẻ trong một lần chơi. Có thể tổ chức
những trị chơi này trong nhà hay ngoài trời và phù hợp với trẻ mẫu giáo lớn.
Trị chơi 1: “Nhảy bao bố đơi”
+ Chuẩn bị:4 bao bố, hoa, bảng dán, thảm.
+ Cách chơi: Mỗi đội sẽ có 12 bạn với nhiệm vụ: Cứ 2 bạn một lần sẽ cùng
vào một bao bố và nhảy đến đích lấy một bơng hoa rồi lại nhảy quay về gắn lên
bảng của đội mình.
+ Luật chơi:Trị chơi diễn ra theo luật tiếp sức. Khi nhảy phải phối hợp sao
cho không bị ngã. Đội nào lấy được nhiều hoa sẽ chiến thắng
+ Tổ chức:Trị chơi này có thể tổ chức cả trong và ngoài tiết học với điều
kiện phải có vị trí sân bằng phẳng, đảm bảo an tồn cho trẻ. Trò chơi này vừa phát
triển thể lực cho trẻ vừa đòi hỏi trẻ phải biết phối hợp với bạn, khéo léo trong quá
trình chơi.


Trò chơi 2: “Bắc cầu”
+ Chuẩn bị:10 tấm xốp, trống.
+ Cách chơi:Chia trẻ thành 4 đội: 2 đội cổ vũ, 2 đội chơi. Mỗi đội chơi sẽ có
4 bạn di chuyển trên 3 tấm xốp theo hình thức bắc cầu để đi đến đích.
+ Luật chơi:Chỉ di chuyển trên tấm xốp, khơng được giẫm chân xuống sàn.
Đội nào về đích trước là thắng cuộc.
+ Tổ chức:Trò chơi này là trò chơi vừa dễ chuẩn bị vừa dễ tổ chức lại mang
đến sự hứng thú rất cao cho trẻ. Giáo viên chỉ cần vài tấm xốp và 2 vạch đích là đã
có thể tổ chức thành trị chơi bổ ích. Trị chơi này có thể áp dụng cả trong và ngồi
tiết học nhưng vị trí chơi cần bằng phẳng, khơng trơn, trượt để đảm bảo an tồn
cho trẻ.

Trị chơi 3: “Chuyển bóng”
+ Chuẩn bị: 20 quả bóng , đài, nhạc.
+ Cách chơi: Mỗi đội sẽ có 12 bạn với nhiệm vụ: 2 bạn đầu hàng của mỗi
đội sẽ đứng sát vào nhau kẹp quả bóng vào giữa phần ngực của 2 bạn, sau đó di
chuyển đến đích và cho bóng vào rổ và chạy nhanh về cuối hàng. Bạn tiếp theo sẽ
xuất phát
+ Luật chơi: Trò chơi diễn ra theo luật tiếp sức, khơng được dùng tay giữ
bóng, nếu để rơi bóng sẽ bị loại. Hết thời gian một bản nhạc, đội nào chuyển được
nhiều bóng hơn là thắng cuộc.
+ Tổ chức: Trị chơi này có thể tổ chức cả trong và ngồi tiết học và có thể
áp dụng được rất nhiều chủ đề. VD: chủ đề “Thực vật” thì có thể chuyển rau, củ,
quả; Chủ đề “ Nước và các hiện tượng tự nhiên” thì cho trẻ chuyền chai nước,
mũ...
Trị chơi 4: “Đua thuyền”
+ Chuẩn bị: Sàn nhà sạch sẽ, bằng phẳng.
+ Cách chơi: Mỗi đội sẽ có 12 bạn chia thành 2 nhóm với nhiệm vụ: Các
bạn sẽ ngồi trên sàn, người ngồi sau vắt chân lên đùi người ngồi trước tại vạch xuất
phát. Khi có hiệu lệnh “Xuất phát”, các thành viên phải dùng lực của 2 tay chống
dưới sàn đồng thời đẩy mạnh người lên phía trước.
+ Luật chơi: Khi di chuyển các thành viên không được để rơi chân xuống
sàn. Đội nào về đích trước sẽ chiến thắng.
Để trẻ tham gia trò chơi vận động nhiều lần mà không nhàm chán giáo viên
cần lưu ý: Tăng dần độ khó của các trị chơi (về u cầu, luật chơi, hành động
chơi…) đồng thời có thể khuyến khích trẻ tự nghĩ ra các trò chơi mới.


* Tổ chức các trò chơi vận động mọi lúc mọi nơi phù hợp với tính chất của
hoạt động.
- Trị chơi vận động là hoạt động cần thiết đối với trẻ. Theo chương trình
GDMN mới, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ qua các hoạt động giáo dục sau:

+ Thời gian đón trẻ vào buổi sáng và trả trẻ vào buổi chiều.
+ Trong các buổi vui chơi trong lớp hoặc ngoài trời.
+ Trong các giờ hoạt động học.
- Nếu như hoạt động học nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động
ngồi trời lại giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và
phát triển thể chất, hay như hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về cách chơi
theo nhóm, biết chia sẻ cùng bạn đồn kết... Chính vì vậy giáo viên cần chú ý lựa
chọn và tổ chức các trị chơi vận động cho phù hợp với tính chất của từng hoạt
động .
* Với giờ hoạt động học
- Giờ thể dục: Một giờ thể dục thường chỉ cung cấp cho trẻ một vận động mới
và một vận động ôn. Nên giáo viên cần tổ chức vận động ôn cho trẻ thơng qua trị
chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khỏe mạnh củng cố tố chất nhanh, khéo,
luyện tập cho trẻ khả năng phản ứng nhanh đúng theo tín hiệu. Đồng thời phát huy
tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động. Nên lựa chọn các trò chơi vận động
nhằm rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi
trẻ phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới
có thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng động.
- Hoạt động khám phá: Khi lựa chọn trò chơi cần đáp ứng tiêu chí sau: Nhằm
phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Cung cấp cho trẻ kỹ năng chơi
theo nhóm, kỹ năng sử dụng đồ chơi sáng tạo của giáo viên mầm non. Rèn luyện
trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ.
+ Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học: “Một số con vật nuôi trong gia
đình” sau khi cơ cho trẻ nhận biết gọi tên, nhận biết đặc điểm của con gà, con vịt.
Thì đến phần trị chơi củng cố cơ sẽ cho trẻ chơi trị chơi “Ai nhanh nhất” khi cơ
nêu đặc điểm hay tiếng kêu của con vật nào trẻ tìm con vật đó giơ lên và nói. Hay
trị chơi: “ Tìm về đúng chuồng” khi cơ u cầu trẻ tìm về đúng chuồng thì các
cháu đội mũ con vật nào phải về đúng chuồng con vật. Với các trị chơi này có thể
áp dụng với nhiều chủ đề khác tùy vào nội dung của trị và chủ điểm mà cơ có cách
đặt tên khác nhau. Nhưng vẫn mang một mục đích chính nhằm củng cố ôn luyện

kiến thức và kỹ năng vận động cho trẻ.


+ Với hoạt động khám phá xã hội: “Một số quy định giao thông đường bộ”
sau khi trẻ quan sát các video và đàm thoại về một số quy định về giao thơng
đường bộ. Đến phần trị chơi củng cố tơi đã cho trẻ chơi trị chơi: “ Bé tham gia
giao thơng” qua trị chơi này giúp trẻ củng cố lại bài vừa học không những vậy tôi
thấy trẻ rất hứng thú, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh hơn từ đó giúp trẻ phát triển tốt về
thể lực.
* Với hoạt động ngoài trời:
Tận dụng khơng gian rộng và thống mát, tơi đã lựa chọn các trò chơi vận
động, trò chơi dân gian nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn và phát triển thể lực cho trẻ
như trò chơi: “Rồng rắn lên mây”; “Cáo và thỏ”; “ Trốn tìm”; “Thả đỉa ba ba”;
“Mèo đuổi chuột”… Ngồi ra các trị chơi này thường tổ chức cho cả lớp được
chơi, tôi luôn động viên tất cả trẻ tham gia vào trị chơi càng đơng càng vui khi tất
cả cùng nhau tham gia chơi trò chơi cùng bạn chơi sẽ tạo sự gắn bó đồn kết tạo sự
thân thiện giữ các bé với nhau.
* Với hoạt động góc: Bên cạnh việc tổ chức cho trẻ chơi các trị chơi vận động
trong giờ học, hoạt động ngồi trời trẻ còn được chơi các trò chơi vận động trong
giờ hoạt động góc. Trẻ chơi với các dụng cụ ở góc vận động trẻ sử dụng lốp xe ơ
tơ, lốp xe máy hỏng để chơi lăn lốp xe, bật nhảy, ném trúng đích… Hoặc trẻ có thể
sử dụng những chiếc tạ làm từ những quả bóng nhựa để phát triển khả năng vận
động của đôi tay. Qua đây phát triển hơn và hồn thiện hơn về thể lực. Tơi tổ chức
cho trẻ chơi các trị chơi vận động theo nhóm nhỏ trong một không gian hẹp: “Kéo
cưa lừa xẻ”; “ Chi chi chành chành”; “Cắp cua bỏ giỏ”....
* Với giờ đón và trả trẻ ( HĐ chiều) :
- Nên lựa chọn và tổ chức cho trẻ chơi với các trò chơi vận động nhẹ nhàng
như trò chơi: “Nu na nu nống” ; “ Tập tầm vông”; “Bắt bướm”; “ Lộn cầu vồng”
Biện pháp 5: Tạo môi trường vận động cho trẻ
Như chúng ta đã biết hiện nay xu hướng của giáo dục mầm non dựa trên

việc thiết kế môi trường cho trẻ tự học, tự khám phá một cách chủ động tích cực
sáng tạo và xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực đó là một việc làm
mới khoa học.
* Tạo mơi trường vận động trong và ngồi lớp học
Môi trường luôn đặt ra cho trẻ những thử thách, tìm tịi, khám phá trong các
hình thức hoạt động phát triển vận động hấp dẫn, lơi cuốn trẻ tích cực hứng thú
tham gia vận động một cách tự nguyện và tự giác: Môi trường cần cung cấp cho trẻ
em nhiều cơ hội để thực hiện các hoạt động phát triển vận động phù hợp “Chỉ khi ở
trong một môi trường thuận lợi đứa trẻ mới có cơ hội phát triển đầy đủ và bộc lộ


những tính cách tiềm ẩn của mình” (M.Montessori). Mơi trường kích thích nhu cầu
trải nghiệm và thử thách khả năng vận động của trẻ.
Làm thế nào giáo viên có thể tạo ra mơi trường kích thích trẻ tích cực vận
động hiệu quả?
Ngay từ đầu năm học tôi đã sắp xếp môi trường lớp theo một định hướng cụ
thể: Xây dựng các góc hoạt động phù hợp với chủ đề, sắp xếp bố trí các góc khoa
học dưới dạng mở. Do đặc điểm lớp tơi có nhiều phịng nhỏ và có hành lang phía
trước lớp rộng, tơi đã xây dựng góc vận động ở vị trí trước cửa lớp để thuận tiện
cho trẻ sử dụng và dễ dàng tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh.
Các giá để đồ dùng cho trẻ vận động đều được sắp xếp hợp lý, có ký hiệu và
quy định rõ ràng cho trẻ dễ lấy, cất. Đến mỗi hoạt động như thể dục sáng, giờ học
thể dục, hoạt động ngồi trời, trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với vận
động mà giáo viên yêu cầu. Những đồ dùng vận động to, cồng kềnh như: cột bóng
rổ, các loại tạ tay, cột ném vịng, đích đứng, bục liên hồn... được tơi sắp xếp riêng
ở một góc để đảm bảo an tồn cho trẻ. Những đồ dùng có chung tính năng được
sắp xếp ở cùng giá với nhau: bộ đồ dùng phát triển cơ tay, bộ đồ dùng phát triển cơ
chân, bộ đồ dùng tổ chức trò chơi vận động...
+ Xây dựng Góc vận động
Tơi trang trí hình ảnh các bài tập vận động với đầy đủ các bước thực hiện

xung quanh mảng tường, từ những hình ảnh đó trẻ có thể dễ dàng thực hiện đúng
quy trình của bài tập mà khơng cần có giáo viên ở bên cạnh hướng dẫn. Như vậy
trẻ có thể tự tham gia vận động khi trẻ được bố mẹ đón và cho chơi ở sân trường,
trẻ có thể rủ bạn cùng tập lại bài tập mà buổi sáng đã học cho bố mẹ xem. Khi xây
dựng góc vận động tơi nhận thấy trẻ lớp tơi tiến bộ nhiều hơn, trẻ tham gia vận
động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh lớp tơi thấy được rõ hơn tầm
quan trọng của giáo dục thể chất, họ quan tâm hơn đến sự vận động của con mình,
xem với vận động này, vận động kia con mình thực hiện được đến đâu, có thực
hiện tốt bài tập khơng, có mạnh dạn tự tin khi trèo thang hay đi trên cầu thăng bằng
không…


Hình ảnh góc vận động
+ Xây dựng mơi trường vận động ngồi lớp học
Khơng chỉ tạo mơi trường vận động chỉ trong góc vận động của lớp mình,
tơi cịn tận dụng những vị trí phù hợp trong lớp để cho trẻ có nhiều hơn cơ hội vận
động hơn như: vẽ sơ đồ những bài tập đơn giản ở hành lang trước lớp, cắt đề can
dán hình bước chân để trẻ đi vào lớp đúng chiều, thẳng hàng...
+ Làm mới một số đồ dùng cho trẻ vận động
Với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ em ln thích khám phá những điều mới lạ
vì vậy thay cho việc sử dụng những đồ dùng, dụng cụ thể dục hàng ngày tôi và một
số đồng nghiệp đã cùng nhau làm ra một số đồ dùng phục vụ cho các hoạt động thể
chất mới lạ kích thích sự tị mị, tạo hứng thú cho trẻ như một số đồ dùng sau:
+ Bộ đồ dùng dạy vận động tự tạo bao gồm
* Bộ đồ dùng phát triển cơ tay.
Đối với trẻ nhỏ, việc tập luyện để trẻ phát triển cân đối, toàn diện về thể chất
là rất cần thiết. Với bộ đồ dùng phát triển cơ tay bao gồm các loại tạ tay, trẻ có thể
dễ dàng sử dụng để luyện tập nâng lên, hạ xuống giúp cơ tay của trẻ thêm khỏe
khoắn, rắn chắc hơn



+ Bộ tạ tay 1kg: (dùng cho trẻ lớn, trẻ đã tập qua tạ nhỏ)
Giáo viên đã dùng 2 vỏ non nước ngọt, sau đó đổ xi măng vào và nối ống
nhựa giữa 2 non nước để tạo thảnh quả tạ.
* Bộ đồ dùng phát triển cơ chân.
Bao bố đôi
Cách làm: Giáo viên dùng vải may thành hình cái bao sao cho 2 trẻ chui vừa
vào bao(bao cao đến thắt lưng của trẻ)
Cách chơi: Hai trẻ sẽ chui vào trong bao, khi có hiệu lệnh thi trẻ sẽ phối hợp
cùng nhảy như chú ếch để di chuyển đến đích.
Đồ chơi này vừa luyện cơ chân cho trẻ, vừa rèn cho trẻ biết phối kết hợp
nhịp nhàng khi chơi với bạn.
Giáo viên có thể cho trẻ chơi trong giờ học thể chất, giờ HĐNT hoặc trong
giờ HĐG ở góc chơi vận động.
* Bộ đồ dùng rèn luyện sự khéo léo
Đồ dùng: Ném vòng
Cách làm: Giáo viên dùng những cái chai bằng nhựa cho cát vào trong dùng
làm đích ném.
Cách chơi: Trẻ đứng cách đích 1,5m và dùng vịng ném vào các đích.
Đồ chơi này giúp trẻ rèn luyện sự khéo lèo, đồng thời phát triển cơ tay cho
trẻ.
Giáo viên có thể cho trẻ chơi trong giờ HĐNThoặc trong giờ HĐG ở góc
chơi vận động.
* Bộ đồ dùng tổ chức trị chơi vận động.
Đồ dùng: Chim cánh cụt
Cách làm: Giáo viên dùng những vỏ hộp sữa 900g đề trang trí tạo thành
những chú chim cánh cụt.
Cơng dụng: Giáo viên có thể sử dụng những chú chim cánh cụt để làm các
chướng ngại vật cho các giờ học thể dục: Lăn bóng và di chuyển theo bóng, bị zic
zăc qua 7 điểm, hoặc làm phương tiện để tổ chức các trò chơi: đi cà kheo zic zăc ...

Biện pháp 6: Lồng ghép các hoạt động phát triển vận động cho trẻ vào
các hoạt động khác
* Tổ chức hoạt động ngoài trời
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú
nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh


chúng. Qua hoạt động ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu khám phá,vận động của
mình. Thơng thường giáo viên khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ thường
chọn những trò chơi vận động, chơi tự chọn đơn giản, dễ thực hiện, không phải đầu
tư nhiều về thời gian, đồ dùng như: Mèo đuổi chuột; Cáo và thỏ; Chuyền bóng qua
đầu, qua chân; lộn cầu vồng... Cách làm này nếu cứ lặp lại qua các chủ đề, các lứa
tuổi thì sẽ gây cho trẻ sự lặp lại, nhàm chán. Chính bởi vậy nên tôi thường xuyên
tham khảo qua sách báo, tài liệu, các chương trình truyền hình cho trẻ em để tìm ra
những trị chơi mới lạ, kích thích sự hứng thú của trẻ khi ra ngoài trời. Đặc biệt tơi
thường tìm những trị chơi có liên quan xun suốt đến chủ đề trẻ đang học để tập
hợp thành bộ sưu tập và nhân rộng ra các lớp khác trong khối để tổ chức cho trẻ.
VD: Ở chủ đề “ Thế giới thực vật”
Các trò chơi vận động: Bịt mắt hái quả; Chuyển quả; Tìm lá cho hoa; Bỏ lá,
Chọn rau...
Vd: Ở chủ đề “Thế giới động vật”
Các trò chơi vận động như: Bịt mắt bắt dê; mèo và chim sẻ; trời nắng trời
mưa; Mèo đuổi chuột….
VD: Ở chủ đề: “ Nước và các hiện tượng tự nhiên”
Các trò chơi vận động: Sóng xơ; chèo thuyền; Trời mưa; Nhảy qua suối
nhỏ...
Để thay đổi hình thức vận động của trẻ trong giờ hoạt động ngồi trời, năm
học vừa qua tơi cũng đã mạnh dạn xin nhà trường cho tổ chức một số buổi giao lưu
vận động với các trẻ lớp khác trong khối trong giờ hoạt động ngoài trời.Cụ thể là
khối mẫu giáo lớn chúng tôi đã tổ chức được một số ngày hội thể thao của khối.

Với lợi thế sân trường rộng rãi thống mát, chúng tơi tập trung tồn bộ trẻ của khối
xuống sân trường và tổ chức các nội dung như sau:
Phần 1: Đồng diễn Erobic: Trẻ đứng theo vị trí sân tập của lớp mình và tập
một bài đồng diễn(bài đồng diễn thay đổi theo tháng)
Phần 2: Trò chơi vận động: Mỗi lớp chuẩn bị hai trò chơi vận động. Lần
một trẻ sẽ chơi trò chơi ở lớp mình, lần hai giáo viên sẽ cho trẻ đổi nhóm sang chơi
trị chơi của lớp khác chuẩn bị.
Với cách tổ chức giao lưu vận động với các trẻ lớp khác trong khối trong giờ
hoạt động ngoài trời như trên tơi thấy trẻ rất hào hứng, thích thú tham gia. Trẻ nào
cũng tham gia chơi hết mình để đem lại chiến thắng cho lớp mình đồng thời rèn
cho trẻ được những kỹ năng khi tham gia hoạt động tập thể.
* Tổ chức các hoạt động lễ hội


Trong năm học 2018- 2019 này tơi cũng đã góp một phần cơng sức nhỏ của
mình cùng với nhà trường và các giáo viên khác để làm nên thành công trong việc
tổ chức một số ngày lễ hội như: Tổ chức bé vui đón Trung thu; Tổ chức chương
trình chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12; Tổ chức văn
nghệ cuối tháng và các trò chơi dân gian...Trong các ngày lễ hội này, ngoài những
tiết mục văn nghệ sơi nổi, những hoạt động đặc trưng thì các trò chơi vận động, các
trò chơi dân gian là khơng thể thiếu.
VD:Chương trình chào mừng ngày thành lập Qn đội nhân dân Việt Nam
22-12, trẻ được chơi trò chơi: “Tập làm chú bộ đội” (Các bé thi đi diễu binh, trườn
qua chướng ngại vật như chú bộ đội)
VD:Tổ chức văn nghệ cuối tháng và các trò chơi dân gian.
Xác định thấy việc tổ chức văn nghệ cuối tháng và các trò chơi dân giangiúp
trẻ mạnh dạn, tự tin khi đứng trước đám đơng và cịn góp phần lưu giữ lại những
nét văn hoá truyền thống, làm giàu những hiểu biết của trẻ, giáo viên đã cùng với
nhà trường kết hợp tổ chức nhiều trò chơi như: Nhảy sạp; Bịt mắt đập bóng; Kéo
co; Cắp cua bỏ giỏ; Pháo nổ pháo nang…Những trị chơi này vì nhiều lí do đã dần

trở nên xa lạ với trẻ nay được khơi lại với rất nhiều ý nghĩa, giúp phát triển thể lực
cho trẻ, rèn cho trẻ vận động tinh(TC “cắp cua bỏ giỏ”) và lưu giữ lại những nét
văn hoá truyền thống.
Biện pháp 7: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh.
Chúng ta biết rằng thời gian trẻ ở trường mầm non nhiều hơn thời gian trẻ ở
nhà. Những bài học ở trường mầm non giúp trẻ phát triển đúng tâm sinh lý lứa
tuổi, có sức khỏe tốt, tự tin, mạnh dạn để học tập và sống tích cực, phát huy tốt khả
năng và sở trường của mình.
Tuy nhiên để cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đạt kết quả
tốt mà khơng có tình trạng trống đánh xi kèn thổi ngược thì nhất thiết phải có sự
phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên mần non và phụ huynh học sinh. Hiểu được
mối quan tâm của phụ huynh trong việc chăm sóc và phát triển tồn diện cơ thể trẻ,
nhận thức rõ trách nhiệm của giáo viên mầm non, tôi suy nghĩ và vận dụng với
thực tế của lớp mình. Trong các buổi phụ huynh đầu năm học, sơ kết học kỳ hoặc
tổng kết, tôi luôn nhấn mạnh và tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan
trọng của việc phát triển thể lực đối với trẻ và sự cần thiết trong việc trang bị cơ sở
vật chất phục vụ giảng dạy trẻ ở trường mầm non. Giải thích để phụ huynh kết hợp
chặt chẽ với giáo viên nhằm phát triển tốt thể lực cho trẻ đặc biệt là rèn luyện
thơng qua các trị chơi vận động.


Bên cạnh đó, tơi cũng thường xun lên mạng internet để tìm kiếm các bài
tuyên truyền hoặc nhờ sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh để tìm kiếm các loại sách
báo, các bài viết về việc rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ nhằm phát triển tốt về
thể lực cho trẻ. Tôi treo ở bảng tuyên truyền để các bậc phụ huynh đọc hàng ngày
hoặc phát bài tuyên truyền cho từng phụ huynh theo từng chủ đề. Qua đây phụ
huynh cũng biết được một số nội dung và biện pháp rèn luyện cho trẻ đồng thời
kết hợp chặt chẽ với giáo viên để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Nhờ
có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ mà tôi thấy trẻ lớp tôi rất
mạnh dạn, tự tin , nhanh nhẹn có thể lực tốt để tích cực tham gia vào mọi hoạt

động.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Khơng có
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Về không gian: Các trường mầm non trong huyện
- Về nhân lực
+ Giáo viên có lịng nhiệt tình, u nghề, mến trẻ, u thương, quan tâm
chăm sóc trẻ.
+ Phải vững vàng về chun mơn, có các kĩ năng thực hiện các động tác
trong bài tập dứt khoát chính xác.
+ Giáo viên có khả năng tổ chức các giờ hoạt động phát triển thể chất tốt,
linh hoạt tùy vào nội dung của từng bài tập.
+ Cần tạo cho trẻ sự hứng thú khi tham gia vào các hoạt động thể chất.
+ Phụ huynh phải luôn quan tâm đến con em mình và phối hợp với giáo
viên giáo dục phát triển thể chất cho trẻ tốt.
+ Giáo viên và phụ huynh cần trao đổi về tình hình học tập của trẻ để có
biện pháp giáo dục tốt nhất.
- Về Thời gian: Ngay từ khi nghiên cứu xây dựng đề tài, tôi đã áp dụng vào
thực tiễn giảng dạy của mình, đồng thời vận động các giáo viên ở một số trường cùng
áp dụng. Để đạt được những kết quả cao nhất tôi chia thành 3 giai
đoạn:
+ Giai đoạn 1 (Từ tháng 2/2018 đến tháng 5/2018): Tìm hiểu và khảo sát
thực trạng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Hợp
Hoà và một số trường mầm non trên địa bàn Huyện Tam Dương.
+ Giai đoạn 2 (từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2018): Áp dụng các biện pháp
giáo dục phát triển thể chất vào quá trình giảng dạy.


+ Giai đoạn 3: Từ tháng 01/2019 đến 02/2019: Khảo sát chất lượng trẻ đầu ra,
đánh giá hiệu quả quả khi áp dụng đề tài, viết báo cáo sáng kiến.
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị

- Mỗi lớp trang bị đầy đủ các dụng cụ thể dục cho từng trẻ như: Gậy thể dục,
vòng thể dục, túi cát, bóng…
- Nhà trường có sân tập tập rơng, bằng phẳng, trang thiết bị phục vụ cho các
bài tập như: ghế thể dục, Bục bật sâu, hố cát…
- Các dụng cụ chơi các trò chơi vận động phong phú, đa dạng về chất liệu và
hình thức phù hợp với từng trị chơi và phù hợp với chủ đề.
10. Kết quả thu được sau khi áp dụng sáng kiến.
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả
Qua quá trình áp dụng những biện pháp trên vào việc giáo dục phát triển thể
chất cho trẻ tại lớp 5 tuổi B, tôi đã thu được những kết quả đáng mừng:
* Đối với giáo viên
Giáo viên đã nắm chắc nội dung, phương pháp giáo dục phát triển thể chất cho
trẻ.
Biết cách tổ chức tiết học linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương, của trường, của lớp.
Lồng ghép nội dung giáo dục thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động khác
một cách phù hợp.
Giáo viên đã tạo được môi trường vận động và cho trẻ trong và ngoài lớp
một cách khoa học.
* Đối với phụ huynh
Thấy được vai trò quan trọng của việc thường xuyên rèn luyện thể dục thể
thao đối với bản thân và đối với trẻ.
Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm hơn, nắm bắt được kế
hoạch, nội dung giáo dục của trường cũng như của lớp.
Thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp về nội dung, phương pháp giáo dục
trẻ.
- Không chỉ quan tâm đến việc học tập của con mà nhiều các bậc phụ huynh
cịn tham gia đóng góp kinh phí, ủng hộ ngun vật liệu, ngày cơng trong việc xây
dựng môi trường học, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi ở

nhóm lớp phục vụ cho công tác học và chơi của trẻ.


- Từ đó Phụ huynh rất yên tâm khi gửi con ở lớp, ở trường và cũng rất phấn
khởi trước sự tiến bộ rõ rệt của con.
* Đối với trẻ
Trẻ đã có thói quen tập thể dục buổi sáng.
Trẻ có những kĩ năng tập các bài tập phát triển nhóm cơ và hơ hấp tốt hơn,
chính xác hơn.
+ Những bài tập về đi, chạy trẻ thực hiện tương đối đúng và đạt trở lên.
+ Những bài tập nhảy bật trẻ bật, nhảy được khoảng cách xa hơn và tư thế
chuẩn bị, tư thế bắt đầu thực hiện khơng cịn lúng túng và rụt rè ữa.
+ Bài tập với nội dung: Bị, trườn , trèo trẻ mạnh dạn và đã có kĩ năng thực
hiện bài tập tốt.
+ Những bài tập có nội dung: Tung, ném, bắt trẻ thực hiện chính xác và tung
được cao hơn, ném xa hơn và xác định đích hính xác hơn.
+ Trẻ hứng thú tham gia vào các trò chơi vận động, biết cách chơi và chơi
được nhiều trị chơi vận động hơn.
Trẻ tích cực và hào hứng tham gia các hoạt động phát triển thể chất hơn.
* Kết quả cụ thể:
Biểu 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ CUỐI NĂM
Biểu 3A: Lớp 5TB trường MN Hợp Hòa
(Tổng số trẻ điều tra: 36 trẻ: 18 nam - 18 nữ)
TT

Nội dung

Kết quả
Đạt


Chưa đạt

SL

%

SL

%

1

PT nhóm cơ và HH

34

94

2

6

2

Đi, chạy

34

94


2

6

3

Nhảy, bật

32

89

4

11

4

Bị, trườn, trèo

33

92

3

8

5


Tung, ném, bắt

30

83

6

17

6

Chơi trò chơi vận động

35

97

1

3


Biểu 3B: Lớp 5TA trường MN Tam Dương
(Tổng số trẻ điều tra: 35 trẻ: 17 nam - 18 nữ)
TT

Nội dung

Kết quả

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

1

PT nhóm cơ và HH

32

91

3

9

2

Đi, chạy

33


94

2

6

3

Nhảy, bật

32

91

3

9

4

Bị, trườn, trèo

31

89

4

11


5

Tung, ném, bắt

30

86

5

14

Chơi trò chơi vận động

33

94

2

6

6

Biểu 4: SO SÁNH KẾT QUẢ VỚI ĐẦU NĂM
Đạt (%)
TT

Nội dung


Đầu
năm

Cuố
i
năm

Tăng Giả
m

TRƯỜNG MN HỢP HÒA – TAM DƯƠNG
1

PT nhóm cơ và HH

53

94

41

-

2

Đi, chạy

53

94


41

-

3

Nhảy, bật

47

89

42

-

4

Bị, trườn, trèo

44

92

48

-

5


Tung, ném, bắt

39

83

6

Chơi trò chơi vận động

56

97

41

-

44

-

TRƯỜNG MN TAM DƯƠNG – TAM DƯƠNG
1

PT nhóm cơ và HH

46


91

45

-

2

Đi, chạy

49

94

45

-

Ghi chú


3

Nhảy, bật

51

91

40


-

4

Bò, trườn, trèo

46

89

43

-

5

Tung, ném, bắt

40

86

46

-

6

Chơi trò chơi vận động


54

94

40

-

Từ bảng so sánh kết quả chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được kết quả trên
trẻ khá cao, điều đó chứng tỏ các biện pháp mà tơi đưa ra là phù hợp và mang lại
hiệu quả thiết thực.
Những giải pháp tôi đưa ra được áp dụng trong giáo dục phát triển thể chất
cho trẻ là đáng kể. Tạo thói quen thường xuyên luyện tập thể dục cho trẻ để trẻ có
một cơ thể khỏe mạnh và là tiền đề cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của ban giám hiệu nhà trường
Trước hết có thể nói Đề tài này được ban giám hiệu nhà trường cũng như tập
thể giáo viên đã ủng hộ nhiệt tình và được đánh giá cao, tập thể giáo viên đánh giá
đây là nội dung rất thiết thực trong tình hình hiện nay. Việc đưa ra những biện pháp
giáo dục phát triển thể chất cho trẻ còn được các bậc phụ huynh ủng hộ nhiệt tình,
phụ huynh yên tâm và tin tưởng khi gửi con em trong trường, từ đó thu hút được
trẻ đến trường.
Đây là địa chỉ để các giáo viên khác trong nhà trường học tập và phát huy
các biện pháp giáo dục thể chất cho trẻ.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu
Số
Tên tổ
TT chức/cá nhân

1

2

Nguyễn Thị
Châm

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

Trường MN Hợp Hòa,
Tam Dương, Vĩnh Phúc

Phạm vi: Sáng kiến được áp
dụng đối với trẻ 5 – 6 tuổi
trong toàn trường và có thể
nhân rộng ra các trường MN
trong tồn huyện.

Trường MN TT Hợp Hòa - Tam
Tam Dương
Dương, Vĩnh Phúc

Lĩnh vực: Sáng kiến được áp
dụng trong lĩnh vực phát triển
thể chất



×