BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Trẻ em là tương lai của đất nước, của dân tộc. Đảng và nhà nước ta luôn coi
trọng công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Như Bác Hồ kính yêu đã nói “ Trẻ em như
búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Đúng như vậy trẻ em
như một cây non. Cây non được sự chăm sóc tận tình của người lớn thì cây sẽ
lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này trẻ thành người tốt. Chính vì vậy nghành học Mầm
non ln coi trọng sự nghiệp chăm sóc – giaó dục trẻ.
Giáo dục Mầm Non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân,
chiếm vị trí rất quan trọng. Giáo dục Mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ
sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là
hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc
giáo dục trẻ khơng phải chỉ là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà mà của toàn
xă hội và của cả nhân loại. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời
điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: Bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn
và vận động bằng đơi chân, đơi tay của mình.... tất cả những cử chỉ đó đều làm
lên những thói quen, kể cả thói xấu.
Chăm sóc, ni dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho trẻ
trong trường mầm non là việc làm hết sức quan trọng mà toàn đảng, toàn dân ta
cần phải quan tâm. Riêng đối với bậc học mầm non việc chăm sóc, ni dưỡng
và bảo vệ sức khỏe cho trẻ được đặt lên hàng đầu vì mục tiêu giáo dục mầm non
là hình thành nhân cách con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa, giúp trẻ khỏe mạnh,
hồn nhiên vui tươi và phát triển cân đối, hài hịa. Nếu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, trí tuệ của trẻ. Chính vì vậy việc chăm
sóc, ni dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ là vơ cùng quan trọng.
Bên cạnh đó các nhà giáo dục cũng thấy rằng về bản chất, phạm vi năng lực
tiềm tàng của trẻ rộng hơn rất nhiều so với những gì chúng thể hiện ở lớp. Và để
có thể làm bộc lộ năng lực tiềm ẩn này, trẻ cần có một mơi trường học tập cho
phép chúng được học tập mọi lúc, mọi nơi, học theo nhiều cách khác nhau. Để
ni dưỡng trí thơng minh là chăm sóc bảo vệ và kích thích trẻ trong q trình
sinh trưởng. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ có kinh nghiệm học từ
những ngày đầu tiên của cuộc đời. Vì vậy sự ni dưỡng trí lực của trẻ có thể
bắt đầu ngay sau khi trẻ sinh ra. Đó là một q trình lâu dài địi hỏi rất nhiều sự
âu yếm, kiên trì, hiểu biết về chăm sóc và dạy bảo của cha mẹ, ông bà và cô
giáo. Khi trẻ đến lớp, mỗi trẻ là một cơ thể riêng biệt và trẻ sẽ hành động trong
một môi trường theo cách của mình. Chính vì vậy cơ giáo cần tạo cho trẻ có một
tâm thế tốt khi đến lớp, một khơng khí tình cảm u thương, tơn trọng trẻ. Điều
này giúp trẻ nghe lời cô và phát triển khả năng bẩm sinh sẵn có của mình.
1
Như chúng ta đã biết ăn, uống là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được
trong đời sống hàng ngày của mỗi con người; là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển, hoạt động và học tập của trẻ. Vậy cần phải ăn, uống như thế nào để đảm
bảo dinh dưỡng, cân đối hài hoà giữa chất và lượng giúp trẻ phát triển toàn diện
cả về thể chất và tinh thần. Nhưng thói quen ăn uống của trẻ, nhất là trẻ 3- 4 tuổi
sẽ như thế nào? Đó là vấn đề quan tâm của tất cả các bậc phụ huynh và các cơ
giáo làm nhiệm vụ chăm sóc ni dưỡng trẻ. Làm thế nào để trẻ 3- 4 tuổi có một
thói quen ăn uống tốt đang là một vấn đề được quan tâm, chú trọng trong các
trường mầm non.
Giai đoạn trẻ 3- 4 tuổi là giai đoạn mà trẻ có những chuyển biến rõ rệt của
việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ, các mặt phát triển của trẻ hồ
quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, khơng tách bạch rõ nét. Trẻ còn non
nớt, nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời cũng là thời gian trẻ phát
triển rất nhanh về tất cả mọi mặt. trẻ rất dễ bị tổn thương về tâm lý. Bởi thế
muốn rèn luyện nề nếp thói quen ngay từ những ngày đầu trẻ mới đi học cô
giáo phải làm sao để trẻ cảm nhận được nguồn hạnh phúc, thấy mình được
chấp nhận, được an toàn, được yêu mến và là thành viên trong lớp mà trẻ
đang hồ nhập, tạo quan hệ giữa cơ với trẻ giàu cảm xúc, thân thiết, yêu
thương như quan hệ mẹ con. Vậy địi hỏi cơ giáo mầm non phải rất linh hoạt,
nhạy bén, kịp thời, phải có sự sáng tạo để phát hiện và đáp ứng những nhu
cầu phát triển của trẻ.
Hoạt động lao động sư phạm của cơ giáo mầm non phải có định hướng, có
mục đích để giáo dục, phát triển trẻ. Tác động sư phạm của cô giáo phải luôn
thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ, có cảm tình, có hứng thú.
Nghệ thuật chủ yếu của cô thể hiện ở chỗ biết hồ nhập vào thế giới của trẻ,
biết qn mình là người lớn để thực sự là người bạn của trẻ. Biết tôn trọng và
đồng cảm với trẻ, tạo nên khơng khí cởi mở, lơi cuốn, thu hút trẻ. Như thế trẻ
dễ nghe theo sự hướng dẫn của cô, biết vâng lời cơ một cách thoải mái, vui
vẻ. Từ đó giúp trẻ có những hiểu biết nhất định, tạo cho trẻ có đầy đủ điều
kiện về thể lực, kiến thức. Đồng thời hình thành và phát triển nhân cách tốt
cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ phát triển khỏe mạnh, cân đối. Và muốn thực hiện
những mục tiêu đó thì mọi thói quen ban đầu của trẻ cần được chú trọng, thực
hiện thường xuyên, liên tục và không ngừng được đổi mới. Một trong những
thói quen của trẻ là thói quen trong ăn, uống. Nếu ta chú trong rèn cho trẻ thói
quen tốt ngay từ ban đầu thì đứa trẻ đó sẽ phát triển rất tốt, cịn nếu chúng ta
cứ bỏ mặc trẻ thì chúng sẽ phát triển theo chiều hướng khơng tốt. Điều đó
khiến chúng ta phải suy nghĩ. Chính vì vậy bản thân những cơ giáo làm
nhiệm vụ ni dưỡng chăm sóc trẻ và các bậc cha mẹ trẻ cần quan tâm và rèn
cho trẻ những thói quen tốt trong ăn uống ngay từ những ngày đầu đi học để
giúp trẻ được phát triển một cách toàn diện.
2
Trong một lớp học có bao nhiêu trẻ thì có bấy nhiêu sự khác biệt cá nhân.
Những sự khác biệt này bao gồm cả về thể chất, năng lực, trí lực, xu hướng,
hứng thú. Và tất cả các trẻ đều có quyền địi hỏi được quan tâm đáp ứng nhu cầu
của bản thân. Trẻ chỉ có thể phát triển, khoẻ mạnh, thơng minh có nề nếp, khi
được sống trong mơi trường thật sự yêu thương chăm sóc và chú ý khuyến khích
giúp đỡ của người lớn. Đúng vậy, trong những năm qua ngành giáo dục huyện
Tam Dương đã có những biện pháp chỉ đạo có hiệu quả tuyên truyền và giáo dục
tại các trường Mầm non. Đặc biệt sau khi thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất
lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” đã thu được kết quả
rất cao. Bên cạnh đó việc dạy cho trẻ có những thói quen nền nếp trong ăn uống
là một việc làm vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy giáo dục trẻ ở trường.
Thông qua việc làm này đã góp phần giúp trẻ có một thói quen tốt trong ăn
uống, trong sinh hoạt, đồng thời giúp trẻ phát triển, củng cố những tố chất vận
động, sự khéo léo, tính kiên trì, kỷ luật…. do đó góp phần quan trọng trong việc
hình thành nhân cách mới cho trẻ. Nếu trẻ có một thói quen ăn uống xấu khơng
những ảnh hưởng đến ham muốn ăn uống mà còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ các
chất dinh dưỡng. Cho nên khi trẻ đến lớp, giáo viên nhất thiết phải chú ý rèn
luyện thói quen ăn uống tốt cho trẻ ngay từ những ngày đầu. Chính vì vậy tơi
chọn đề tài “Một số biện pháp rèn thói quen ăn uống cho trẻ mẫu giáo 3-4
tuổi ở trường mầm non”. Để trẻ luôn khoẻ mạnh phát triển một cách tồn diện
về đức, trí, thể, mĩ, tình cảm quan hệ xã hội thì việc chăm sóc giáo dục và ni
dưỡng trẻ theo khoa học là hết sức quan trọng và cần thiết. Trong đó việc ni
dưỡng trẻ theo khoa học được coi trọng, nó ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện
của trẻ.
Câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” đã thấm sâu vào trí óc tơi, ngay từ
thời cịn là học sinh tiểu học cho đến bây giờ là một giáo viên mầm non tôi cũng
hiểu hơn về ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ đó. Các cháu mầm non với đôi mắt
trong veo đầy thơ mộng, tâm hồn trẻ như tờ giấy trắng, nếu khéo vẽ thì trịn, cịn
khơng khéo thì méo mó. Suy nghĩ nhiều về vấn đề đó, tơi nghĩ mình cần phải
đầu tư nhiều vào việc giáo dục lễ giáo cho các cháu tô điểm vào tâm hồn các
cháu những cái hay cái đẹp, để các cháu trở thành những bơng hoa thơm ngát, là
người có hành vi văn minh lịch sự.
Do khả năng nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên chắc chắn đề tài sẽ còn
nhiều thiếu sót, rất mong các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo và hội đồng
khoa học đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
2. Tên sáng kiến.
Xuất phát từ lí do trên, tơi mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến: “Một số biện
pháp rèn thói quen ăn uống cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi ở trường mầm non” để
nghiên cứu và đưa vào thực hiện tại trường.
3. Tác giả sáng kiến.
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thảo
3
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Hợp Hòa
- Số điện thoại: 0349833266
- Gmail:
4. Chủ đầu tư sáng kiến: Chính là tác giả đã đầu tư sáng kiến với quỹ
thời gian nghiên cứu; mua các tài liệu nghiên cứu, toàn bộ hồ sơ sổ sách, đồ
dùng, đồ chơi phục vụ các giờ học…
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Lĩnh vực chăm sóc ni dưỡng trẻ của giáo viên tại lớp 3- 4 tuổi.
- Sáng kiến được áp dụng tại các lớp 3- 4 tuổi tại trường MN Hợp Hịa và
có thể nhân rộng ra các nhóm trẻ tại các trường MN trong tồn huyện.
6. Ngày sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng.
Sáng kiến: Một số biện pháp giúp rèn thói quen ăn uống cho trẻ mẫu
giáo 3- 4 tuổi ở trường mầm non”.. Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng lần
đầu và được thử nghiệm từ tháng 02 năm 2018 và kết thúc vào ngày 20 tháng 2
năm 2019.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến.
7.1 Về nội dung của sáng kiến
* Cơ sở lí luận
“Một số biện pháp rèn thói quen ăn uống cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi ở
trường mầm non”. Việc nghiên cứu thực trạng của sáng kiến kinh nghiệm này
nhằm mục đích:
- Rèn thói quen tốt trong ăn uống cho trẻ nhà trẻ 3- 4 tuổi, giúp các bé phát
triển củng cố tố chất vận động, sự khéo léo, tính kiên trì, kỷ luật...góp phần quan
trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ.
- Xác định rõ thực trạng cơng tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương
trình trong nhà trường.
- Phân tích kết quả ghiên cứu thực trạng để tìm hiểu nguyên nhân của thực
trạng, làm cơ sở cần thiết để áp dụng thực nghiệm đề tài nghiên cứu.
Khi tiến hành nghiên cứu và ứng dụng trong giảng dạy tại lớp chính là tìm
được những ngun nhân các mặt tích cực và hạn chế của việc thực hiện chương
trình rèn thói quen tốt trong ăn uống của giáo viên trong nhà trường, của bản
thân; đồng thời tìm ra được các giải pháp khắc phục những tồn tại và hạn chế.
Giúp cho bản thân nhìn nhận đúng thực trạng để xây dựng kế hoạch phù
hợp với độ tuổi, với trẻ, với lớp của mình, cải tiến những tồn tại và phát huy
những thành tựu đã đạt được trong thực hiện hiệu quả phát triển thể chât trong
chương trình GDMN mới ở trường mầm non.
Với đề tài “Một số biện pháp rèn thói quen ăn uống cho trẻ mẫu giáo 3-4
tuổi ở trường mầm non”. Khi tiến hành nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến tôi tiến
hành như sau:
4
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả về rèn thói quen tốt trong
ăn uống trong chương trình GDMN cho trẻ 3- 4 tuổi.
- Nghiên cứu thực trạng về kiến thức kỹ năng thói quen ăn uống của 29 trẻ
lớp 3- 4 tuổi B trường Mầm non Hợp Hịa và các trường Mầm non trong tồn
Huyện nói chung.
- Nghiên cứu việc lập kế hoạch có lồng luồn nội dung giáo dục kỹ năng ăn
uống cho trẻ và thực nghiệm dạy trẻ thông qua các giờ ăn, giáo dục vệ sinh và
bé tập làm nội trợ theo đúng chương trình giáo dục mầm non của trẻ lớp 3- 4
tuổi. Từ đó:
Đề xuất tổ chức thực nghiệm biện pháp dạy trẻ rèn thói quen tốt trong ăn
uống ở lớp 3 tuổi B nói riêng, ở trường mầm non Hợp Hịa nói chung, nhằm
nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại lớp, trường mầm non. Nếu thu
được kết quả tốt sẽ giúp giáo viên áp dụng vào việc rèn thói quen ăn uống cho
trẻ 3- 4 tuổi nói riêng, giáo viên tổ khác trong nhà trường nói chung và nhân ra
diện rộng trong các trường MN trên toàn huyện.
Việc điều tra thực trạng là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết cho việc
nghiên cứu. Điều tra thực trạng sẽ giúp bản thân tôi thấy được những ưu điểm và
những tồn tại của những vần đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó giúp tơi
định hướng được những vấn đề cần làm để có biện pháp cụ thể, phù hợp với
thực tế và để thực hiện có hiệu quả. Chính vì vậy để thực thi đề tài này tôi đã
tiến hành điều tra thực trạng về thói quen ăn uống của trẻ.
Trước khi đưa ra các biện pháp để đưa vào thực nghiệm ở lớp học của
mình, tơi đã tiến hành khảo sát thăm dò ý kiến, nhận xét của giáo viên, phụ
huynh, và khảo sát chất lượng trên trẻ:
* Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Qua thăm dự các lớp trong trường tôi thấy rằng hiện nay GV các lớp đều gặp
khó khăn chung là số trẻ trong lớp khá đông (trẻ mẫu giáo bé) do nhu cầu gửi con
của PH cao, số lượng trẻ lứa tuổi MGB q đơng.
- Khó khăn thiếu phương tiện giáo dục là 5/5 GV chiếm tỷ lệ 100% là do
kinh phí mua sắm trang thiết bị cịn hạn chế, đồ dùng phục vụ cho các giờ dạy
GDVS và BTLNT còn thiếu.
Biểu 1: Kết quả thăm dò ý kiến giáo viên và phụ huynh về sự cần thiết của
việc rèn thói quen tốt trong ăn uống cho trẻ.
TT
5
Sự cần thiết của việc rèn thói quen tốt
trong ăn uống
Tỷ lệ %
1
Rất cần thiết
85.3
2
Cần thiết
14.7
3
Bình thường
0
Ghi chú
4
Khơng cần thiết
0
Thực tế cho thấy việc rèn thói quen tốt trong ăn uống cho trẻ MG Bé là rất
cần thiết. Để thỏa mãn nhu cầu học tập cho trẻ, giáo viên cực chủ động tham gia
hoạt động thì trẻ đó sẽ có kỹ năng văn minh, lịch sự trong vệ sinh ăn uống. Khi
trẻ tham gia hoạt động thì trẻ sẽ được rèn luyện nề nếp, thói quen tốt trong ăn
uống. Luyện một số thói quen tốt trong sinh hoạt như: ăn chín, uống chín; rửa
tay trước khi ăn; lau mặt, lau miệng, uống nước sau khi ăn; vứt rác đúng nơi quy
định; luyện thói quen ngủ một giấc trưa. Ngược lại nếu trẻ ít tham gia hoạt động,
chưa tích cực hoạt động thì sẽ chậm chạp và chưa có thói quen tốt trong sinh
hoạt điều đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành và phát triển nhân cách
toàn diện của trẻ sau này.
Khi thăm do ý kiến về sự cần thiết dạy thói quen tốt cho trẻ trong ăn uống
thì phụ huynh chiếm đa số trả lời “Thế nào cũng được”. Sự nhận thức của phụ
huynh về vấn đề rèn thói quen tốt trong ăn uống cho trẻ mầm non còn rất hạn
chế, họ cho rằng chỉ cần cho con đến lớp cô giáo trông và học hát múa là đủ.
Biểu 2: Biểu thống kê tình hình đội ngũ giáo viên dạy lớp mẫu giáo 3-4
tuổi các trường mầm non
Số lớp
3 tuổi
Số giáo
viên
dạy lớp
3 tuổi
MN Hợp Hịa – Tam Dương
4
MN Hướng Đạo – Tam Dương
6
Tên trường
Trình độ đào tạo
ĐH
CĐ
TC
5
5
0
0
6
5
0
1
Biểu 3: KÕt qu¶ khảo sát trẻ đầu năm về thói quen trong ăn uống cho
trẻ tại lớp 3 tuổi B trường mầm non Hợp Hòa.
Nội dung
Đánh giá
Trẻ
Tỉ lệ %
Biết tự xúc ăn
13/29
44%
Xúc ăn gọn gang
10/29
34%
Biết ăn các loại thức ăn
15/29
51%
Ăn hết xuất
14/29
48%
Biểu 4: KÕt qu¶ khảo sát trẻ đầu năm về thói quen trong ăn uống
cho trẻ tại lớp 3 tuổi A2 trường mầm non Hướng Đạo.
Nội dung
Đánh giá
Trẻ
6
Tỉ lệ %
Biết tự xúc ăn
11/27
40%
Xúc ăn gọn gang
9/27
33%
Biết ăn các loại thức ăn
12/27
44%
Ăn hết xuất
10/27
37%
* Nguyên nhân của thực trạng
Việc hình thành cho trẻ những thói quen tốt trong ăn uống là rất cần thiết,
ăn uống lịch sự mời mọi người trong khi ăn, không làm rơi vãi cơm , sử dụng đồ
dung một cách khoa học, biết tên nhiều món ăn và chấp nhận ăn nhiều món ăn
cân đối để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức, hướng dẫn
trẻ giáo viên thường hay mắc phải một số nhược điểm sau
+ Về giáo viên
- Kĩ năng tổ chức cho trẻ sử dụng đồ dùng của giáo viên cịn hạn chế.
- Giáo viên cịn thiếu, đơi khi cơ cịn nói nhiều, cách truyền đạt chưa lưu
lốt, khơng gây được hứng thú khi giới thiệu món ăn trước mỗi giờ ăn cho trẻ.
- Giáo viên còn ngại trong việc thiết kế hoạt động Giáo dục dinh dưỡng
và Bé tập làm nội trợ, đa số là sử dụng những đồ dùng, đồ chơi cũ, không mang
lại hứng thú cho trẻ, do đó trẻ khơng tích cực và hứng thú tham gia hoạt động.
+ Về trẻ
- Do đặc điểm tâm lý của trẻ biếng ăn, ham chơi.
- Thực đơn của trường, gia đình chưa đủ hứng thú đối với mọi trẻ, nhận
thức về dinh dưỡng sức khỏe còn nhiều hạn chế.
- Trẻ do được chiều chuộng chưa có tính tự giác
- Do thói quen của gia đình ăn cơm thường trị chuyện
- Trong lớp có những trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp cịi cho nên ăn uống gặp
nhiều khó khăn
- Vẫn còn một số trẻ rụt rè nhút nhát chưa nhập mình học các kỹ năng tự
phục vụ
+ Về phụ huynh
- Sự phối kết hợp giữa phụ huynh đối với nhà trường vẫn còn hời hợt.
- Nhận thức của các bậc phụ huynh chưa đồng đều. Một số cha mẹ trẻ cịn
chiều con cịn nhỏ ở nhà phải bón ăn, bao bọc con quá khiến trẻ trở nên thụ
động.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Trước thực trạng trên, với trách nhiệm là một nhà giáo tôi nhận thấy cần
phải có biện pháp để giúp trẻ 3- 4 tuổi có thói quen tốt trong ăn uống. Qua
nghiên cứu tơi thấy có rất nhiều biện pháp để giúp trẻ có thói quen tốt trong ăn
7
uống. Sau đây tôi xin đưa ra một số biện pháp mà bản thân đã áp dụng có hiệu
quả.
Biện pháp 1: Chuẩn bị tốt trước khi cho trẻ ăn. Giáo dục dinh dưỡng
cho trẻ trong khi ăn.
Để nâng cao chất lượng bữa ăn và giáo dục dinh dưỡng trong khi ăn các
cô giáo cần chuẩn bị trước khi cho trẻ ăn như sau :
- Chuẩn bị bàn, ghế cho trẻ ăn phải sạch sẽ, gọn gàng, đủ cho trẻ ngồi,
trên bàn phải có đĩa đựng cơm rơi, khăn ẩm để lau tay.
Bát, thìa phải đủ số lượng trẻ có mặt trong lớp.
- Khi chia ăn các cô giáo phải đeo khẩu trang, trong khi cho trẻ ăn cô cần
chú ý đến những trẻ biếng ăn để động viên cháu ăn hết xuất.
- Thông qua giờ ăn các cô giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ phát triển
nhận thức, phát triển ngơn ngữ cho trẻ...
Ví dụ:
Về nhận thức: Giúp trẻ nhận biết được tên những loại thức ăn như thịt lợn,
thịt gà, thịt bò, cá, trứng…, rau cải, rau mồng tơi… trẻ biết ăn sạch, uống sạch…
Trẻ biết được các chất dinh dưỡng có trong bữa ăn hàng ngày như: Trong thịt có
chất đạm, trong rau có chất Vitamin, trong cơm có tinh bột đường,…
Về ngơn ngữ: Qua việc đặt câu hỏi, trẻ trả lời đã giúp trẻ phát triển
ngôn ngữ rất tốt Trẻ biết kể tên các thực phẩm mà trẻ được ăn như: Thịt, cá,
trứng, rau, quả….các chất dinh dưỡng có trong thức ăn…
Ví dụ: Hơm nay lớp mình ăn cơm với những thức ăn gì? Có ngon không?
Bạn nào ăn giỏi?...
- Lồng luồn giáo dục dinh dưỡng qua các hoạt động hàng ngày
Tôi hướng dẫn giáo viên lên kế hoạch đưa giáo dục dinh dưỡng vào các
hoạt động hàng ngày vì đây là việc làm hết sức cần thiết bởi qua đó trẻ sẽ ghi
nhớ tốt hơn.
Trong giờ đón - trả trẻ là thời gian thuận lợi cho việc tuyên truyền, giáo dục
dinh dưỡng tới phụ huynh, bằng việc các cô hỏi thăm phụ huynh về chế độ ăn
uống hàng ngày của trẻ ở nhà, ở nhà trẻ thường ăn cơm với thức ăn gì? Cháu đã
có sự tiến bộ như thế nào ? Cháu có làm rơi cơm nhiều khơng? Khi ăn con có
biết mời mọi người ăn không ?...
Thông qua giờ ăn hàng ngày ở lớp, cô đặt ra các câu hỏi: Trước khi ăn
chúng mình phải làm gì? Vì sao? Sau khi ăn phải làm gì ? Nếu cơm rơi con sẽ
làm gì ?...
Trong các giờ học và hoạt động vui chơi, cô giáo cần phải giải thích cho trẻ thấy
được giá trị của từng loại thức ăn, ăn uống đầy đủ sẽ làm cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng
hào, thông minh học giỏi, nếu ăn khơng đủ chất sẽ gầy cịm ốm yếu…Khi cho trẻ quan
sát vật thật, xem tranh, trò chuyện, đọc câu đố, bài thơ giúp trẻ nhận biết một số thực
8
phẩm gần gũi như rau, hoa quả, con vật và biết được lợi ích của thức ăn đó. Qua đó
trẻ biết cách ăn một số thức ăn đã được làm quen như: ăn cam bỏ vỏ, bỏ hạt ăn chuối
bỏ vỏ…và bắt chước một vài hành động của người lớn như: nấu ăn, cho em bé ăn….
Biện pháp 2: Động viên trẻ tự xúc ăn, cố gắng tập cho trẻ sớm sử
dụng thìa để nâng cao hứng thú ăn cho bé.
Như các bậc phụ huynh đã biết cứ đến bữa ăn của gia đình, của lớp mà trẻ
được ngồi cùng mâm, cùng bàn với mọi người, với các bạn, cũng có bát thìa để
ăn thì bé thích lắm, chúng ln tay sử dụng thìa để xúc cơm, thức ăn mặc dù
được ít, thậm chí rơi vãi ra ngồi…. Một số phụ huynh sợ con bẩn nên không
cho trẻ dùng bát, thìa hoặc tự xúc. Như vậy vơ tình chúng ta đã kìm hãm ham
muốn ăn uống của trẻ nên để trẻ tập xúc ăn, khi ăn nên xới cho trẻ một ít ăn
trước, ăn hết lại xới thêm. Tránh ép trẻ ăn khiến trẻ khơng thích và sinh ra bực
bội mà trẻ chán ăn.
- Trong giờ ăn tôi cho trẻ được ngồi vào bàn ăn cùng với các bạn trong
lớp, tạo tâm thế vui vẻ cho trẻ, xới cho mỗi trẻ một xuất ăn theo quy định, động
viên trẻ tự chộn thức ăn và tự xúc ăn bằng thìa. Mỗi trẻ đều có một xuất cơm của
mình, có thìa để xúc, trẻ sẽ rất thích. Nhưng sự thích thú của trẻ khơng được lâu
và có những trẻ khơng thích tự xúc cơm nên cô giáo cần thường xuyên động
viên, khuyến khích trẻ như: Con xúc cơm ăn đi, bạn An xúc cơm rất tài, bạn ấy
ăn gần hết bát rồi…Con hãy cố lên…Cô thấy cơm hôm nay rất ngon. Bạn nào
ăn giỏi cô sẽ thưởng phiếu bé ngoan vào cuối tuần …Con xúc cơm thi với bạn
Bình xem ai xúc cơm giỏi hơn nhé!…
- Cô giáo luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, ln hướng dẫn, động
viên, khích lệ kịp thời với trẻ như: Con cầm thìa lên bằng tay phải, tay trái giữ
bát, xúc từng ít cơm rồi đưa vào miệng cẩn thận kẻo rơi ra ngoài. Khi cơm rơi
con phải biết nhặt vào đĩa, không đùa nghịch trong khi ăn…
- Khuyến khích phụ huynh khi về nhà cũng dạy trẻ tập xúc ăn như ở lớp.
Hãy để cho trẻ được tự xúc cơm ăn, dùng đũa gắp thức ăn… mặc dù trẻ có thể
làm đổ hoặc rơi cơm hay làm bẩn quần áo... Chúng ta không nên quát mắng trẻ
mà cần động viên, khích lệ trẻ để trẻ có cảm giác thích thú và dần dần trẻ sẽ xúc
ăn một cách gọn gàng hơn. Sự phối hợp tốt giữa phụ huynh và cơ giáo sẽ giúp
thói quen của trẻ đạt kết quả cao.
Ví dụ: Khi dạy trẻ tập xúc cơm cơ nói con cầm thìa bằng tay phải và xúc
cơm thật khéo, như vậy tay con dẻo như diễn viên múa, mai sau con sẽ múa dẻo,
múa đẹp và được đi biểu diễn ở nhiều nơi và được nhiều người biết đến.
Biện pháp 3: Tạo không khí vào bữa ăn nhẹ nhàng, vui vẻ, khiến bé
giữ được tình cảm vui vẻ, yên tĩnh nhẹ nhõm.
Cũng như người lớn việc tạo cảm giác thích thú trước khi ăn là vơ cùng
quan trọng, khơng thể thiếu được vì nếu trước bữa ăn mà buồn, chán thì trong
suốt bữa ăn đó trẻ cũng khơng vui vẻ, ln ở trạng thái uể oải, không tập trung.
9
Do đó trước giờ ăn tơi kể cho trẻ nghe những câu chuyện vui, liên quan đến cách
ăn uống và mang tính giáo dục cao hoặc cho trẻ kể chuyện, trị chuyện, đọc thơ,
hát... Khơng những thế trong lúc ăn giáo viên trong nhóm lớp ln dùng lời lẽ
nhẹ nhàng, động viên, khen ngợi kịp thời mỗi khi trẻ ăn ngoan hay nghe lời cô
giáo. Và tôi đã chủ động trao đổi với phụ huynh về cách làm này để phụ huynh
hưởng ứng và tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ mỗi khi trẻ ở nhà.
Ví dụ: Cơ hát cho trẻ nghe bài: Mời bạn ăn, trẻ vỗ tay theo nhịp bài hát.
Đã đến giờ ăn rồi cô mời các con ngoan nhanh chân ngồi vào chỗ ngồi của mình
để ăn cơm tài, ăn cơm giỏi nào! Hôm nay cô sẽ xem bạn nào ăn nhanh và sạch
nhất cô sẽ thưởng.
Biện pháp 4: Ăn uống đúng vị trí, thời gian, số lượng, sắp xếp hợp lý
số bữa ăn mỗi ngày.
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng thực đơn theo mùa và sắp
xếp hợp lý thời gian ăn, số bữa ăn cũng như các loại thức ăn phù hợp với từng
độ tuổi của trẻ. Nhà trường đa sắp xếp hợp lý số bữa ăn hàng ngày của trẻ. Đối
với trẻ mẫu giáo bé nhà trường đã tổ chức cho trẻ ăn 1 bữa chính trưa, 1 bữa
chính chiều và 1 bữa phụ chiều.
Tuy trẻ 3-4 tuổi còn nhỏ nhưng là một giáo viên chủ nhiệm tôi đã phố hợp
với các giáo viên tại các nhóm lớp khác thực hiện đúng thời gian biểu trong
ngày của trẻ, đặc biệt là thời điểm ăn, uống. Tổ chức cho trẻ ăn, uống đúng vị
trí, thời gian, số lượng thức ăn theo thực đơn của nhà trường.
- Thực hiện đúng thời gian bắt đầu tổ chức ăn cho trẻ nhà trẻ là từ: 10h0010h10.
- Bàn ghế được sắp xếp khoa học, đúng vị trí quy định với số lượng đủ
cho tất cả các trẻ trong lớp.
- Cho trẻ ăn đúng thực đơn, đủ khẩu phần theo quy định.
Đây là biện pháp rất quan trọng vì đã hình thành được phản xạ có điều
kiện cho trẻ như đến giờ ăn nhất định, vị trí mơi trường đã định, thì đại não sẽ
chỉ huy các cơ quan tổ chức tồn thân làm tốt cơng việc chuẩn bị vào bữa tiếp
thu thức ăn. Chẳng hạn: phản xạ tiết nước bọt tăng, đường dạ dày bắt đầu nhu
động, các loại men tiêu hoá do đường tiêu hố tiết ra tăng lên, khiến bé tăng cảm
giác đói. Tâm lý, sinh lý của trẻ được chuẩn bị, trẻ có thể ăn được một cách chủ
động, ăn chăm chú, ngon miệng.
Để biện pháp này có hiệu quả tơi đã phối hợp với giáo viên trong 4 nhóm
lớp nghiêm túc thực hiện chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ (không cắt xén, thay
đổi tùy tiện) thực hiện đúng thời gian ăn theo quy định. Có như thế mới tạo cho
trẻ thói quen tốt giờ nào việc ấy. Bên cạnh đó tơi cịn phối hợp với các cơ giáo
trong tổ nuôi, tuyên truyền với phụ huynh thực hiện tốt thời gian biểu giống như
trên lớp khi trẻ ở nhà. Có như vậy q trình rèn luyện của trẻ mới khơng bị ngắt
10
quãng, ngắt giai đoạn. Việc làm này đã làm tăng sự gần gũi giữa gia đình, nhà
trường và cơ giáo nhằm tạo nên thói quen tốt cho trẻ.
Biện pháp 5: Tập cho trẻ tính tự lập
Từng bước giáo dục tính tự lập cho trẻ như biết tự đi đến bàn ăn, tự xúc
cơm ăn, ăn xong xếp bát, thìa vào chỗ quy định theo sự hướng dẫn của cô giáo,
tự đứng dậy sau khi ăn xong, tự uống nước. tập cho trẻ những thói quen tốt: ăn
uống từ tốn, nhai kỹ, khi muốn ho hoặc hắt hơi phải lấy tay che miệng. Dạy trẻ
biết mời người xung quanh ăn cơm, biết yêu cầu, lấy nước uống, cho thêm
canh…một cách lễ phép, biết cảm ơn. Không lấy tay bốc thức ăn, không xúc
thức ăn của bạn hoặc xúc thức ăn cho bạn, khơng đặt thìa xuống bàn, khơng vứt
bát, cốc, thìa lung tung sau khi ăn.
Biện pháp 6: Tổ chức linh hoạt bữa ăn cho trẻ
+ Kéo dài giờ ăn hơn đối với những trẻ ăn chậm, lười ăn.
Ví dụ: Đối với những trẻ ăn bình thường với tiêu chuẩn 2 bát cơm nhỏ/1
bữa nhưng với những trẻ lười ăn, cũng tiêu chuẩn đó nên chia ra làm những
phần nhỏ để trẻ ăn ít một, hết lại lấy thêm. Trong khi ăn, cơ giáo cịn động viên
trẻ kịp thời nói cho trẻ biết nếu ăn ngoan, hết xuất sẽ rất xinh gái, đẹp trai, học
giỏi được cô yêu, bạn quý… Tuy trẻ ăn hơi lâu hơn các bạn cô giáo không hề
thúc giục mà cứ để trẻ ăn từ từ nhai kỹ nhưng có những khích lệ kịp thời để trẻ
ăn nhanh hơn bạn khác.
+ Tơi phân ra từng nhóm trẻ để phụ trách từng nhóm trẻ lười ăn, ăn chậm
từ đó nắm được đặc điểm riêng cá tính của từng trẻ.
Đúng như vậy nhờ sự sát xao tới từng trẻ của cơ giáo trong lớp mà đã biết
được cá tính riêng của từng trẻ và kịp thời điều chỉnh.
Ví dụ: Cháu Tuệ Anh hay ngậm cơm, nhả bã thịt, cháu Như hay uống
nước canh, cháu Thảo chỉ ăn được một miếng cơm rất bé…
Đối với những cháu này trước giờ ăn tôi thường kể cho trẻ nghe một số
câu chuyện nói về các bạn có những nết ăn chưa tốt hay những gương bạn ăn tốt
qua đó giáo dục trẻ.
Bên cạnh đó tơi cịn hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc con ở nhà
(những ngày nghỉ hoặc buổi chiều về) .
Ví dụ: Tơi đưa tới tận tay từng phụ huynh có con lười ăn chế độ sinh hoạt
một ngày của trẻ, đặc biệt nhấn mạnh giờ ăn các buổi cho phụ huynh rõ. Đồng
thời tôi cung cấp cho phụ huynh những tài liệu nói về tác dụng của hoa quả đối
với bữa ăn của trẻ như thế nào và thời điểm nào cho trẻ ăn hoa quả là hợp lý
nhất…
Bằng những hình thức trên tơi đã được phụ huynh phản ánh là nhờ sự
giúp đỡ hướng dẫn của cô giáo mà kết quả các bữa ăn của con tôi ở nhà có tiến
bộ rõ rệt và trong bữa ăn trẻ ăn được nhiều hơn.
11
Biện pháp 7: Tạo môi trường lớp học phong phú
- Luôn tạo môi trường lớp học phong phú với những mảng tường gây sự
tò mò cho trẻ đặc biệt là những bức tranh về ăn uống. Từ đó giáo dục trẻ liên hệ
thực tế trong bữa ăn của trẻ.
Ví dụ: Trong chủ điểm gia đình tơi trang trí lớp bằng những tranh ngộ
nghĩnh như trẻ đang ngồi ăn cơm cùng cả nhà. Hay ở chủ đề thực vật cô giáo lại
trang trí lớp bằng những bức tranh rau hoa quả đẹp, có màu sắc cơ bản, hấp dẫn
trẻ. Từ đó góp phần giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ biết tên các loại thực
phẩm trong tranh.
Biện pháp 8: Thực hiện rèn trẻ thường xuyên
Đặc điểm của trẻ nhỏ là học nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên, nếu
không được rèn thường xun thì trẻ sẽ khơng hình thành được thói quen và kỹ
năng. Để hình thành kỹ năng cho trẻ thì giáo viên phải rèn trẻ thường xuyên để
trẻ được trải nghiệm.
- Thông qua giờ ăn: Rèn kỹ năng tự phục vụ: Kê xếp bàn ăn, để bát, xếp
ghế đúng nơi quy định, giáo dục hành vi văn minh trong ăn uống,…
- Những nội dung giáo dục trẻ cần có kế hoạch cụ thể rèn thường xuyên
hàng ngày, chứ không phải ngẫu hứng.
Giáo viên và phụ huynh cần tạo cơ hội phát triển thói quen tốt trong ăn
uống của trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Cần quan tâm đến hứng thú và sở thích riêng
của trẻ để lựa chọn biện pháp tác động hiệu quả.
Biện pháp 9: Biện pháp tuyên truyền
Công tác tuyên truyền đến phụ huynh cũng vô cùng quan trọng. Thực hiện
tuyên truyền tới các bậc phụ huynh trong trường về cơng tác ni dưỡng, chăm
sóc tr.l.......ẻ thơng qua trao đổi hàng ngày, qua các góc tuyên truyền của lớp để
phụ huynh phối hợp với giáo viên nhằm hình thành một số thói quen tốt trong ăn
uống, vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe và an tồn, những thói quen vận động
cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ
12
Nội dung tuyên truyền thay đổi theo mùa, lựa chọn nội dung phong phú,
gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ. Qua đó giúp phụ huynh hiểu rõ tầm
quan trọng của bữa ăn đối với trẻ về mọi mặt (chất lượng-số lượng) và bổ sung
thêm kiến thức nuôi dạy con theo khoa học.
Tổ chức hướng dẫn nội dung đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà
trường trong các cuộc họp hội đồng, sinh hoạt chuyên mô và đường email. Triển
khai nội dung tới các bậc phụ huynh trường thơng qua trao đổi hàng ngày, qua
các góc tun truyền.
Tuyên truyền sâu rộng tới cộng đồng để phối hợp với nhà trường trong
việc hình thành một số thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức
khỏe và an tồn, những thói quen cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Tuyên truyền trên loa truyền thanh của nhà trường về cách ni dưỡng,
chăm sóc trẻ… nhằm củng cố thêm kiến thức cho phụ huynh, ví dụ:
Bài: Những nguyên nhân gây biếng ăn cho trẻ
Rất nhiều bà mẹ trẻ bày tỏ sự băn khoăn không hiểu tại sao con mình
biếng ăn, mặc dù bản thân đã cố gắng hết sức để chăm bẵm con và đã chú ý cho
con ăn đa dạng, đầy đủ, thơm ngon.
1. Thức ăn không hợp khẩu vị, không hợp với lứa tuổi của trẻ.
Một số ông bố bà mẹ cho rằng chỉ có một số loại thức ăn bổ và tốt với trẻ
như: Thịt, trứng, sữa, cá quả… và với niềm tin này, họ tích cực cho cục cưng ăn
các thức ăn bổ này hết ngày này qua ngày khác. Nếu cộng thêm kiểu nấu lặp đi
lặp lại thì việc trẻ biếng ăn là điều dễ hiểu.
Thực tế, trẻ cần ăn đa dạng các loại thức ăn, vì khi phối hợp nhiều loại
thực phẩm, chúng sẽ hỗ trợ cho nhau tạo nên khẩu phần cân đối, trẻ ăn sẽ ngon
miệng hơn, và dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn.
Ngoài thịt, trứng, sữa, phụ huynh nên cho trẻ ăn thêm đậu, đỗ vừng, lạc,
tơm, cua, lươn, rau xanh, quả chín… Khi trẻ cịn bé từ 7-12 tháng thì nấu bột,
nấu cháo với các loại thức ăn đa dạng trong 4 nhóm thực phẩm (đạm, béo,
đường, vitamin và muối khoáng), nhưng khi trẻ lớn hơn (từ sau 12 tháng) đã có
đủ răng cửa và một số răng hàm nếu trẻ chán ăn bột, cháo thì có thể cho trẻ ăn
bún, phở, mì… nấu với các thực phẩm đa dạng.
2. Trẻ bị ép sẽ ăn theo một chế độ cứng nhắc, tạo nên tâm lý sợ ăn.
Do tâm lý sợ con đói, con cịi, nên khi thấy bé ăn khơng hết bát bột, bát
cháo là nhiều bà mẹ cố nhồi, ép bé ăn cho đủ mỗi bữa. Nhiều lần như vậy, bé sẽ
chán và sợ ăn, dần dần hình thành phản xạ, nên cứ thấy bưng thức ăn ra là không
muốn ăn.
Chúng ta nên biết rằng khi trẻ có tâm lý thoải mái, vui thích, nhất là có
tâm lý ganh đua khi ăn thì kích thích các tuyến tiêu hố, hoạt động, tăng bài tiết
men tiêu hoá giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Điều này lý giải tại sao nhà con đàn
“dễ nuôi” hơn con một.
13
Các ông bố, bà mẹ tạo nên điều kiện cho con mình hồ nhập với các bạn
cùng trang lứa trong vui chơi, sinh hoạt ăn uống để tạo cho trẻ có tâm lý chia sẻ
và ganh đua sẽ giúp trẻ thích ăn hơn.
3. Trẻ hay ăn uống vặt và khơng được ăn đúng bữa.
Ăn các loại bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn sẽ làm tăng đường huyết và
gây cảm giác “no giả tạo” nhưng thực chất là trẻ vẫn đói và vẫn bị thiếu dinh
dưỡng. Do vậy, chỉ cho trẻ ăn, uống đồ ngọt sau bữa ăn với số lượng hạn chế.
Nên cho trẻ ăn đúng giờ giấc mỗi ngày.
4. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột.
Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun móc, giun
kim… thường chán ăn và gầy yếu, xanh xao. Nên tẩy giun cho trẻ theo định kỳ 6
tháng một lần và giữ vệ sinh trong ăn uống, nơi ở cho trẻ.
5. Thiếu một số vitamin.
Các vitamin A,B,C… và một số yếu tố vi lượng (sắt, kẽm…) tham gia
hình thành các men tiêu hố và q trình chuyền hố, hấp thu thức ăn. Các chất
dinh dưỡng này có trong thức ăn động vật (thịt, trứng, cá …) và thức ăn thực vật
(đỗ, đậu, rau quả và ngũ cốc) nhưng do trẻ lười ăn, ăn ít hoặc ăn kiêng, nên bị
thiếu.
Việc bổ sung vitamin và vi chất dinh dưỡng dưới dạng polyvitamin theo
đúng chỉ dẫn của bác sĩ có thể cải thiện được tình trạng chán ăn của trẻ. Tuy
nhiên, khơng nên dùng thuốc kéo dài vì sẽ thừa và có hại đến sức khoẻ của trẻ.
6. Trẻ đang bị bệnh.
Khi trẻ bị bệnh như viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, tiêu chảy,
viêm tai giữa… thì sẽ mệt mỏi và chán ăn.
Chăm sóc ăn uống cho trẻ lúc này rất quan trọng, giúp trẻ mau khỏi bệnh
và bình phục.
Khi trẻ ốm, cần cho ăn các thức ăn chế biến mềm, giàu chất dinh dưỡng.
Chọn loại thức ăn mà trẻ ưa thích và kiên trì dỗ dành cho trẻ ăn ít một, ăn
làm nhiều bữa.
Nếu bé của bạn biếng ăn không do các ngun nhân trên thì có thể nghĩ
tới bé lười ăn do thiếu men tiêu hoá.
Trẻ bị thiếu men tiêu hố phân thường khơng mịn, có những hạt trắng lổn
nhổn, gọi là “phân sống”. Bình thường, trong cơ thể trẻ có rất nhiều loại men
tiêu hố để giúp cơ thể tiêu hoá và hấp thụ các loại thức ăn làm cho trẻ chóng
đói, muốn ăn và ăn ngon miệng.
Nếu bị thiếu men tiêu hố, phụ huynh có thể cho trẻ uống thêm men tiêu
hoá theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ dùng men tiêu hoá trong một thời gian ngắn (từ
1-2 tuần)
14
Khơng nên cho trẻ dùng men tiêu hố kéo dài, vì sẽ gây ức chế các tuyến
tiêu hố trong cơ thể sản xuất men. Với trẻ sau 6 tháng, hàng ngày nên cho trẻ
ăn thêm sữa chua.
Muốn cho trẻ hay ăn, chóng lớn, cần quan tâm chăm sóc trẻ một cách tỉ
mỉ, khoa học, tạo cho trẻ những bữa ăn đủ dinh dưỡng, ngon miệng. Khi trẻ
biếng ăn, cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục. Cần dặc biệt chú ý
đến yếu tố tâm lý của trẻ.
* Hạn chế cho trẻ ăn quà vặt, ít ăn ngọt.
Những bé thường xuyên ăn quà vặt hoặc đồ ngọt thì thường khơng có cảm
giác đói, khơng thèm ăn. Hơn nữa đường tiêu hố ln ở trạng thái làm việc,
khơng có cơ hội nghỉ ngơi, dễ bị rối loạn tiêu hóa.
- Các bậc phụ huynh cho trẻ ăn no trước khi đến lớp, không cho con mang
quà đến lớp.
- Tuyên truyền với phụ huynh về tác hại của một số loại quà vặt không tốt
cho sức khỏe của trẻ như: bim bim, tăm cay Trung Quốc, kẹo có phẩm màu, chất
hóa học.
8. Những thơng tin cần được bảo mật
Khơng có
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Để thực hiện được tốt sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn thói
quen ăn uống cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi ở trường mầm non”. Trong lớp của
mình nói riêng, trong khối 3 tuổi thì cần phải có các điều kiện cần thiết sau:
+ Về cơ sở vật chất: Đảm bảo các điều kiện về đồ dùng, đồ chơi, tài liệu,
học liệu cho trẻ.
+ Cô giáo phải nắm vững chuyên môn, phải nghiên cứu kỹ nội dung, luôn
xây dựng những tiết dạy sáng tạo, hấp dẫn…. và nắm rõ về tâm sinh lý của từng
trẻ trong lớp.
+ Trẻ cùng độ tuổi, đủ và đúng số lượng qui định
- Trong công tác giảng dạy, người giáo viên phải yêu nghề mến trẻ, ln
tìm tịi các biện pháp áp dụng phù hợp, mới để tạo hứng thú cho trẻ thực hiện
các kỹ năng .
+ Đồng thời cần sự ủng hộ cả về tinh thần, cơ sở vật chất từ phía đồng
nghiệp, ban giám hiệu và phụ huynh học sinh.
10. Kết quả thu được sau khi áp dụng sáng kiến.
Qua áp dụng những biện pháp trên vào việc rèn thói quen tốt trong ăn
uống cho trẻ tại lớp 3 tuổi B, tôi đã thu được những kết quả như sau:
* Đối với giáo viên
- Giáo viên nắm chắc nội dung, phương pháp rèn kỹ năng tốt trong ăn uống
cho trẻ.
15
- Giáo viên đã tạo được môi trường học tập và vui chơi cho trẻ trong và
ngoài lớp một cách khoa học.
- Biết cách tổ chức tiết học linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương, của trường, của lớp.
- Lồng ghép nội dung rèn thói quen tốt trong ăn uống cho trẻ thông qua
các hoạt động khác một cách phù hợp.
- Khẳng định được vị thế của mình trong trường cũng như đối với ngành học.
* Đối với phụ huynh
- Nhận thấy được tầm quan trọng của việc rèn thói quen tốt trong ăn uống
đối với trẻ.
- Quan tâm, trò chuyện với con nhiều hơn để uốn nắn trẻ kịp thời.
- Không chỉ quan tâm đến việc học tập của con mà nhiều các bậc phụ
huynh cịn tham gia đóng góp kinh phí, ủng hộ ngun vật liệu, ngày công trong
việc xây dựng môi trường học, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng,
đồ chơi ở nhóm lớp phục vụ cho cơng tác học và chơi của trẻ.
- Phụ huynh rất yên tâm khi gửi con ở lớp, ở trường và cũng rất phấn
khởi trước sự tiến bộ rõ rệt của con.
* Đối với trẻ
- Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng vào thực tế bản thân tôi thấy hiệu
quả đạt rất cao. Các cháu đã đi vào nề nếp, khơng cịn tình trạng mang quà vặt
đến lớp.
- Trên 90% trẻ ăn hết xuất, ngoan ngỗn, nghe lời cơ giáo và bố mẹ.
- Trẻ thích được đi học, đến lớp với các bạn, khơng cịn sợ hãi khi đến
giờ ăn...
- Trẻ mạnh dạn tham gia các hoạt động, tự tin hơn vào bản thân;
+ Biết hợp tác cùng nhau thực hiện nhiệm vụ.
+ Hình thành một số hiểu biết về ích lợi của việc rèn thói quen tốt trong
ăn uống đối với sự phát triển cơ thể và bảo vệ sức khỏe.
Biểu 5: KÕt qu¶ khảo sát chất lượng trẻ sau khi sử dụng các biện pháp
đối với trẻ lớp 3 tuổi B trường Mầm non Hợp Hòa
Nội dung
Trước khi áp
dụng các biện pháp
Sau khi áp dụng
các biện pháp
Trẻ
Tỉ lệ %
Biết tự xúc ăn
13/29
44%
27/29
93%
Tăng 44%
Xúc ăn gọn gang
10/29
34%
26/29
89%
Tăng 55%
Biết ăn các loại thức ăn 15/29
51%
28/29
96%
Tăng 45%
48%
27/29
93%
Tăng 44%
Ăn hết xuất
16
14/29
Trẻ
So sánh
Tỉ lệ %
Biểu 6: KÕt qu¶ khảo sát chất lượng trẻ sau khi sử dụng các biện pháp
đối với trẻ lớp 3 tuổi A2 trường Mầm non Hướng Đạo
Nội dung
Trước khi áp
dụng các biện pháp
Sau khi áp dụng
các biện pháp
Trẻ
Tỉ lệ %
Biết tự xúc ăn
11/27
40%
24/27
89%
Tăng 49%
Xúc ăn gọn gang
9/27
33%
23/27
85%
Tăng 52%
Biết ăn các loại thức ăn 12/27
44%
26/27
96%
Tăng 52%
Ăn hết xuất
37%
25/27
92%
Tăng 55%
10/27
Trẻ
So sánh
Tỉ lệ %
Từ bảng so sánh kết quả chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được kết quả
trên trẻ khá cao, điều đó chứng tỏ các biện pháp mà tơi đưa ra là phù hợp và
mang lại hiệu quả thiết thực.
Những giải pháp đưa ra được áp dụng trong việc rèn thói quen tốt trong
ăn uống cho trẻ là đáng kể. Tạo môi trường giáo dục tốt cho trẻ, giúp phụ huynh
yên tâm, tin tưởng gửi con trong môi trường giáo dục tích cực. Như vậy sẽ tiết
kiệm được tiền của và thời gian cho các bậc phụ huynh. Mặt khác, góp phần hình
thành nhân cách cho trẻ, giúp trẻ trở nên mạnh dạn tự tin, thân thiện với mọi người
xung quanh. Bản thân giáo viên không ngừng tự học tập, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ để nâng cao tay nghề, thực hiện tốt cơng tác ni dưỡng chăm sóc trẻ.
Đề tài được ban giám hiệu nhà trường cũng như tập thể giáo viên ủng hộ
nhiệt tình và được đánh giá cao, tập thể giáo viên đánh giá đây là nội dung rất
thiết thực trong tình hình hiện nay. Việc đưa ra những biện pháp rèn thói quen
tốt trong ăn uống cho trẻ còn được các bậc phụ huynh ủng hộ nhiệt tình, phụ
huynh yên tâm và tin tưởng khi gửi con em trong trường, từ đó thu hút được trẻ
đến trường.
Đây là địa chỉ để các giáo viên khác trong nhà trường học tập và phát huy
các biện pháp rèn thói quen tốt trong ăn uống cho trẻ.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu
Số Tên tổ chức/cá
TT Nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1 Nguyễn Thị Thảo Lớp 3 - 4 tuổi B Phạm vi: Sáng kiến được áp
trường Mầm non dụng cho nhóm trẻ tại trường và
Hợp Hịa - Tam có thể nhân rộng ra các trường
17
Nguyễn Thị Anh
Dương – Vĩnh Phúc MN trong toàn huyện.
Lớp 3 - 4 tuổi A2 Lĩnh vực: Chăm sóc, ni
trường Mầm non dưỡng trẻ 3- 4 tuổi.
Hướng Đạo - Tam
Dương – Vĩnh Phúc
Hợp Hòa, ngày 25 tháng 02 năm 2019
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
HIỆU TRƯỞNG
Trương Thị Hiền
Hợp Hòa, ngày 25 tháng 2 năm 2019.
Tác giả sáng kiến
Nguyễn Thị Thảo
NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trinhg giáo dục mầm non.TS trần
Thị Ngọc Trâm- TS Lê Thu Hương-PGS.TS Lê Thị Ánh Tuyết- NXB Giáo Dục
Việt nam.
2/ Tài liệu nâng cao chất lượng VSATTP.
3/Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền giáo dục sức khỏe- Sở GD&ĐT Vĩnh
Phúc- Tháng 7/2008.
4/ Giáo dục dinh dưỡng trẻ em- TH.S.GVC Lưu Chí Thắng- Trường ĐHSP
Thái Nguyên.- Năm 2005
5/ Mođun QL4- Tổ chức bữa ăn và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại
trường mầm non.
6/ Tài liệu Vệ sinh dinh dưỡng dùng cho trẻ mầm non- trung tâm giới thiệu
việc làm Vĩnh Phúc năm 2013.
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng thường xuyên.
Các tài liệu có liên quan đến giáo dục mầm non.
Các tạp chí, tập san mầm non.
18