Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số giải pháp giúp trẻ 3 4 tuổi đọc thơ diễn cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.92 KB, 16 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:

Một số giải pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi đọc thơ diễn cảm
- Tác giả: Tạ Thị Hưng
- Đơn vị công tác: Trường Mầm non Quất Lưu
- Chức vụ: Giáo viên
- Trình độ chun mơn: Trung cấp sư phạm

,

Bình Xuyên, năm 2020


Mẫu số 01.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Huyện Bình Xuyên
a) Tác giả sáng kiến: Tạ Thị Hưng
- Ngày tháng năm sinh: 02/05/1984. Nam, nữ: Nữ
- Đơn vị công tác (hoặc hộ khẩu thường trú): Trường Mầm non Quất Lưu
- Chức danh: Giáo viên
- Trình độ chun mơn: Trung cấp sư phạm
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100 %
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tạ Thị Hưng
c) Tên sáng kiến: “Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi đọc thơ diễn cảm ”


- Lĩnh vực áp dụng: Phát triển ngôn ngữ trẻ 3- 4 tuổi
- Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến:
Ngơn ngữ giữ vai trị quyết định sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó ngơn ngữ
cịn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện, Đối với giáo dục mầm non
việc truyền thụ ngôn ngữ nói, ngơn ngữ viết cho trẻ là rất quan trọng, nó địi hỏi mỗi
giáo viên phải có những kiến thức , kỹ năng nhất định để có thể truyền đạt cho trẻ
một cách tốt nhất.
Cho trẻ làm quen với văn học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
trường mầm non nói chung và của người giáo viên mầm non nói riêng. Bởi đây là
sự dẫn dắt và mở cửa cho trẻ ngay từ những bước chập chững đầu tiên đi vào thế
giới của các giá trị phong phú chứa đựng trong văn học. Sự tiếp xúc thường xuyên
với văn học có chọn lọc sẽ kích thích sự nhạy cảm thẩm mĩ đồng thời phát triển thái
độ sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật cũng như hội họa ở trẻ. Văn học cịn góp phần vào
phát triển trí tuệ, tình cảm, đạo đức, hình thành phẩm chất nhân cách đầu tiên cho
trẻ. Đặc biệt là những tác phẩm thơ có sự chọn lọc phù hợp sẽ giúp cho sự phát triển
thẩm mỹ và phát triển tốt về ngôn ngữ cho trẻ.
Bởi vì, thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn , ngay từ thủa ấu thơ trẻ
đã được làm quen với các giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết qua lời hát ru êm ái của bà,
của mẹ đã thấm vào tâm hồn của trẻ, những câu thơ êm dịu lúc trầm ,lúc bổng giúp
trẻ được sống trong thế giới ngập tràn những giai điệu, nhịp vần thơ ca. Khi trẻ đến
trường mầm non với bao bỡ ngỡ nhưng hàng ngày được cô giáo kể chuyện, đọc thơ,


hát ...đã giúp trẻ cảm thấy ấm áp, thân quen, gần gũi hơn với mọi người và thế giới
xung quanh trẻ.
Qua các tác phẩm thơ đã học trong các chủ đề khác nhau trẻ được giáo dục
tình yêu quê hương đất nước , tình yêu gia đình, tình yêu bạn bè...trẻ cũng được học
tập những đức tính tốt như lịng dũng cảm, lòng biết ơn và được mở rộng sự hiểu
biết của mình về xã hội và thiên nhiên.Tuy nhiên,trẻ ở độ tuổi (3-4 tuổi) bộ máy phát

âm chưa hoàn thiện, vốn từ cịn hạn chế, ngơn ngữ chưa mạch lạc nên dạy trẻ đọc
thơ sẽ giúp trẻ phát triển vốn từ, ngôn ngữ rõ ràng hơn và tạo cho trẻ có thêm những
cảm xúc tinh tế, phong phú hơn.
Do đó để giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen tốt với môn văn học đặc biệt là đọc thơ
diễn cảm một cách tốt nhất , tôi đã nghiên cứu tài liệu, sách báo và học hỏi kinh
nghiệm của đồng nghiệp và áp dụng thực tế trên trẻ. Từ kết quả nghiên cứu đó, tơi
đưa ra một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi đọc thơ diễn cảm trong giờ làm quen với
văn học tại trường mầm non như sau:
1. Các giải pháp chính
*Giải pháp 1: Giáo viên thường xuyên rèn luyện giọng đọc và tự bồi dưỡng kiến
thức cho bản thân.
Do trẻ ở độ tuổi (3-4 tuổi) bộ máy phát âm chưa hồn thiện , vốn từ cịn hạn
chế, ngơn ngữ chưa mạch lạc nên dạy trẻ đọc thơ sẽ giúp trẻ phát triển vốn từ, ngôn
ngữ rõ ràng hơn . Ngoài ra trẻ ở độ tuổi này chủ yếu trẻ nghe và lĩnh hội kiến thức
truyền đạt từ giáo viên. Vì vậy, muốn dạy trẻ đọc thơ diễn cảm thì trước hết giáo
viên cần phải đọc diễn cảm những bài thơ mà dạy cho trẻ. Thế nên giáo viên cần
nghiên cứu tính nghệ thuật mà tác giả của các bài thơ gửi gắm trong từng bài thơ
như: thể thơ, nhịp thơ, các từ luyến, láy trong từng câu thơ để xác định rõ và dạy trẻ.
Đồng thời giáo viên cần rèn luyện giọng đọc, cử chỉ nét mặt của mình bằng cách đọc
đi đọc lại nhiều lần, chú ý cách ngắt nghỉ, nhịp thơ tạo nên sự truyền cảm và thể
hiện được tình cảm của người đọc với tác phẩm, tác giả.
+ Ví dụ: Dạy bài thơ “ Nắng bốn mùa”- Mai Anh Đức : Chủ đề: Nước và các
hiện tượng tự nhiên.
Bài thơ này tác giả viết theo thể thơ 5 chữ nên khi đọc ngắt nhịp thơ 2/3 hoặc
3/2 đọc với giọng nhẹ nhàng kết hợp với nét mặt , sự trìu mến thể hiện tình cảm của
mình khi đón nhận ánh nắng của các mùa trong năm.
“Dịu dàng và nhẹ nhàng
Vẫn là chị nắng xuân



Hung hăng hay giận dữ
Là ánh nắng mùa hè”
.........
* Ví dụ: Dạy bài thơ “ Bé yêu trăng”- Lệ Bình : Chủ đề: Nước và các hiện
tượng tự nhiên.
Bài thơ này tác giả viết theo thể thơ 3 chữ nên khi đọc ngắt nhịp thơ 1/3 với
giọng nhẹ nhàng kết hợp với nét mặt , sự yêu mến thể hiện tình cảm của mình khi
đón nhận ánh trăng của ngày rằm trong tháng .
“Bé yêu trăng
Bằng giọng hát
Trăng vằng vặc
Soi bé cười”
.........
Khi đọc cô cần chú ý đến những từ lặp đi lặp lại , từ láy, hay những từ khó
đọc để trẻ hiểu rõ hơn về từ . Vì vậy khi tổ chức tiết dạy tạo ra sự tinh tế và lôi cuốn
trẻ vào tiết học đạt hiệu quả cao hơn.
*Giải pháp 2: Dạy trẻ biết cách đọc thơ diễn cảm :
Muốn dạy trẻ biết cách đọc thơ diễn cảm để giúp trẻ phát triển vốn từ,
ngôn ngữ rõ ràng hơn và tạo cho trẻ có thêm những cảm xúc tinh tế, phong phú
hơn,giúp người nghe có sức lơi cuốn và hấp dẫn thì người giáo viên cần phải hướng
dẫn trẻ cụ thể như sau:
a) Về ngắt giọng:
Giáo viên phải hướng dẫn trẻ đọc thơ ngắt nghỉ giọng đúng chỗ, sử dụng ngữ
điệu, cường độ giọng điệu, cử chỉ, tư thế, nét mặt... Vì vậy người giáo viên cần rèn
luyện cho trẻ thường xuyên trong các bài thơ của các chủ đề trong chương trình trẻ
học.
* Ví dụ: Với bài thơ : “Bạn của bé” - Cô Uyên sưu tầm
Các câu thơ khi đọc ngắt nghỉ với nhịp thơ 2/2 cụ thể như sau:
“ Bạn thìa / bạn bát
Nho nhỏ / tròn tròn



Theo bé / đến lớp
Vào trường / mầm non”
........
b) Về nhịp điệu trong khi đọc:
Nếu đọc thơ mà giọng của người đọc cứ đều đều thì câu thơ sẽ khơng có
hứng thú.Vì vậy phải xác định cho từng nội dung của bài thơ, đoạn thơ, để sử dụng
nhịp điệu phù hợp.
* Ví dụ: Với bài thơ : “Ơng mặt trời óng ánh”- Tác giả: Ngơ Thị Bích Hiền
“ Ơng mặt trời óng ánh
Tỏa nắng hai mẹ con
Bóng con và bóng mẹ
Dắt nhau đi trên đường
Ơng nhíu mắt nhìn em
Em nhíu mắt nhìn ơng
Ơng ở trên trời nhé
Cháu ở dưới này thơi
Hai ơng cháu cùn cười
Mẹ cười đi bên cạnh
Ơng mặt trời óng ánh”
Đối với đoạn thơ nhất và đoạn thơ thứ ba khi đọc thơ với giọng điệu vừa
phải, tình cảm thể hiện sự trìu mến, vui tươi. Nhưng đến với đoạn thơ thứ hai, khi
đọc hai câu đầu trong khổ thơ thể hiện tình cảm của hai ơng cháu rất gần gũi và thân
thiết. Hai câu thơ tiếp lại đọc với sự nhanh nhẹn và chuyển giọng điệu để câu thơ có
sức cuốn hút hơn.
c) Về cường độ của giọng khi đọc:
Nói đến đọc thơ thì chúng ta đã biết trong số những thủ thuật đọc thơ diễn
cảm phải kể đến cường độ của giọng. Cường độ của giọng thường được hiểu nhầm
là độ to, độ nhỏ của giọng nhưng thực sự nó là độ vang, độ hồn chỉnh của giọng, là

khả năng điều chỉnh giọng từ to sang nhỏ, từ nhỏ sang to. Vì thế mà người giáo viên
cần phải dạy trẻ điều chỉnh cho phù hợp.


* Ví dụ:
Khi đọc câu thơ: “Ai khơng tự xúc
Bạn nào cũng chê ”
Câu thơ thứ nhất người đọc với giọng vừa phải nhưng câu thơ thứ hai đọc to
hơn. Như vậy, độ vang của giọng nói làm cho người nghe hết sức lôi cuốn.
d) Về nét mặt, cử chỉ:
Nét mặt của trẻ khi đọc cũng là yếu tố rất quan trọng góp phần giúp người
nghe hiểu hơn về nội dung của bài thơ. Nét mặt phải phù hợp với ngữ điệu giọng.
Bộc lộ cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, phấn khởi.
* Ví dụ: Bài thơ “Em u nhà em”-“Đồn Thị Lam Luyến” khi trẻ đọc thơ thể
hiện nét mặt vui tươi, tự hào khơng có nơi nào bằng được như nhà của mình. Thì khi
người nghe cũng cảm nhận được điều đó qua cách đọc thơ của trẻ.
“Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
........
Dù đi xa thật là xa
Chẳng đâu vui được như nhà của em”
đ) Giáo viên là người động viên, khích lệ khơi gợi khả năng cảm thụ và đọc
thơ diễn cảm của trẻ:
Muốn thu hút, lôi cuốn trẻ khi nghe đọc thơ và cảm nhận được nội dung của bài
thơ một cách nhanh nhất thì người giáo viên là người truyền cảm hứng cho trẻ một
cách tốt nhất bằng chất giọng truyền cảm khi đọc thơ. Qua đó sẽ tạo cho trẻ hứng thú
với tiết học mà trẻ được học.
* Cô đọc diễn cảm, trẻ đọc theo cô:
Khi cho trẻ đọc theo cô là giúp trẻ đọc thuộc thơ và đọc diễn cảm theo cô,
cách ngắt nhịp, ngưng nghỉ giọng điệu, cử chỉ nét mặt....của mỗi tác phẩm khác nhau

nên tôi nghiên cứu về nội dung các bài để thể hiện một cách phù hợp với giọng điệu
của tác phẩm.
Sử dụng câu hỏi gợi kích thích sự say mê của trẻ khi nghe đọc tác phẩm thơ.
Khi giáo viên sử dụng câu hỏi gợi mở sẽ giúp trẻ hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về
bài thơ. Với trẻ 3-4 tuổi giáo viên lựa chọn câu hỏi dễ hiểu và ngắn gọn, phù hợp với
khả năng nhận thức của trẻ.


* Thi đua, động viên, khuyến khích trẻ đọc thơ:
Khi tổ chức cho trẻ dưới các hình thức thi đua đọc thơ như: Cả lớp đọc, các tổ
đọc , cá nhân trẻ đọc , đọc xen kẽ, đọc trên nền nhạc...Đây là hình thức thi đua giúp
trẻ phát huy tốt khả năng của trẻ khi đọc thơ. Trong khi trẻ đọc thơ cơ ln ln
khuyến khích, động viên kịp thời, khích lệ để trẻ tăng thêm động lực tiếp bài tốt
hơn. Đây là một biện pháp tốt nhất không thể thiếu được trong cách dạy học cho trẻ

Cả lớp trẻ đọc thơ


Nhóm trẻ đọc thơ



Cá nhân trẻ đọc thơ
* Giải pháp 3: Giúp trẻ mạnh dạn khi đọc thơ :


Là một người giáo viên tôi thấy trẻ thường hay rụt rè, thiếu tự tin khi cô
mời trẻ đứng lên để trả lời hoặc làm việc gì đó. Vì thế để giúp trẻ tự tin và mạnh dạn
khi đứng lên phát biểu ý kiến, đọc thơ hay xây dựng bài trên lớp cho người khác
nghe thì điều đầu tiên giáo viên cần tạo tâm lý thoải mái nhất cho trẻ, khơi gợi một

cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không bắt buộc trẻ phải đọc, phải xây dựng ý kiến nếu như
trẻ khơng muốn. Nhưng để kích thích trẻ đó là cả một nghệ thuật của giáo viên.
Đồng thời khi trẻ đã mở lời giáo viên phải giúp trẻ nhớ và đọc theo trình tự
bằng những câu hỏi gợi mở. Từ đó trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin hơn để đọc thơ và xây
dựng bài.
Cứ như vậy, vốn từ của trẻ được giàu lên, trẻ sẽ diễn đạt ngày càng mạch lạc
và tạo cho trẻ có thêm những cảm xúc tinh tế, phong phú hơn.
* Giải pháp 4: Sử dụng đồ dùng trực quan minh họa :
Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non nhất là với độ tuổi 3-4 tuổi. Trong mỗi hoạt
động học có chủ đích chuẩn bị đồ dùng trực quan hết sức quan trọng tạo nên thành
công của giờ học. Bởi trẻ ở lứa tuổi này chủ yếu hoạt động với đồ vật nên sử dụng
đồ dùng trực quan giúp trẻ ghi nhớ được sâu sắc về các hình ảnh muốn truyền đạt
cho trẻ.
Tuy nhiên sử dụng đồ dùng trực quan để đạt hiệu quả tốt nhất thì cần sử dụng
đúng nơi, đúng lúc và đúng chỗ nhằm khắc sâu kiến thức cho trẻ. Có thể dùng màn
hình, máy chiếu tạo nên các slide hoặc sử dụng sa bàn mơ hình, tranh minh
họa......Nhưng bên cạnh đó, giáo viên cũng cần chuẩn bị đồ dùng trực quan phải
đảm bảo tính thẩm mỹ để dạy trẻ đạt hiệu quả cao nhất.
* Ví dụ: Bài thơ “Thăm nhà bà” Tác giả “Như Mao” .
Như với bài thơ này nếu giáo viên khơng sử dụng hình ảnh trực quan thì cơ
giáo có đọc thơ hay và diễn cảm đến mấy cũng không lôi cuốn trẻ vào bài học một
cách say sưa , hình dung được, tưởng tưởng được hình ảnh trong tác phẩm vì thế
việc lĩnh hội kiến thức trong tác phẩm chưa cao như mong muốn .


Tranh minh họa bài thơ : “Thăm nhà bà”
Nhưng khi giáo viên đã sử dụng hình ảnh trực quan vào bài dạy bằng những
hình ảnh đẹp, hấp dẫn, minh họa rõ nét nội dung tác phẩm. Qua tiết học tôi thấy trẻ
hứng thú say sưa học tập, trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhanh chóng .
Qua tiết dạy tơi thấy chất lượng nhận thức của trẻ còn phụ thuộc vào sự truyền

cảm của cô và sự phối hợp với hình ảnh sao cho lời thơ với hình ảnh phải gắn kết
với nhau. Từ đó trẻ mới lĩnh hội được đầy đủ kể cả về hình ảnh minh họa kết hợp
với giọng điệu của cô làm tăng khả năng cảm thụ cho trẻ về tác phẩm .


* Giải pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh:
Đối với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ là một vấn đề có tầm quan trọng rất lớn,
đặc biệt là thơng qua hoạt động đoc thơ diễn cảm. Vì vậy là một người giáo viên
muốn truyền đạt được kiến thức cho trẻ thì cần phải kêt hợp tuyên truyền với phụ
huynh , về các bài thơ trẻ được học ở lớp. Qua đó phụ huynh thấy được sự phát
triển ngơn ngữ của trẻ cần thiết như thế nào và có những giải pháp hữu hiệu kích
thích sự phát triển ngơn ngữ cho trẻ. Ngoài việc trao đổi gặp mặt trực tiếp với phụ
huynh tơi cịn có thể xây dựng một trang mạng để trao đổi với phụ huynh qua cổng
thông tin điện tử. Từ đây phụ huynh có thể đưa ra những ý kiến, câu hỏi đối với cô
giáo. Và ngược lại thì giáo viên có nhiệm vụ giải đáp và những yêu cầu đối với trẻ
mà phụ huynh cần thực hiện giúp trẻ.
Môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là sự phối hợp giữa gia đình và nhà
trường. Do vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một giải pháp không thể
thiếu được . Phụ huynh chính là nhân tố quyết định trong việc tạo nguồn nhiên liệu
của góc văn học để phát triển ngơn ngữ cho trẻ, mỗi giờ đón và trả trẻ bản thân tôi
luôn dành thời gian để trao đổi trực tiếp với phụ huynh, phô tô các bài thơ đã học,
sắp học để phụ huynh biết và kết hợp dạy trẻ đọc khi trẻ ở nhà.
Có thể nói cơng tác tun truyền với phụ huynh là một việc làm rất quan trọng
trong việc dạy trẻ đọc thơ để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mà giáo viên cần hết sức
quan tâm.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Với các giải pháp trên tôi đã giúp trẻ 3-4 tuổi đọc thơ diễn cảm trong hoạt
động làm quen với văn học tại lớp 3 tuổi C trường mầm non của chúng tôi. Sáng
kiến cịn có thể áp dụng tại các trường mầm non trong toàn huyện.
Sau khi đã áp dụng các giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi đọc thơ diễn cảm trong hoạt

động làm quen với văn học, tôi nhận thấy các giải pháp mang lại hiệu quả thiết
thực:
- Lợi ích về kinh tế:
Từ việc sử dụng sáng kiến "“Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi đọc thơ diễn
cảm” tại lớp 3 tuổi C trường Mầm Non của chúng tôi năm học 2019- 2020 tôi đã
thu được giá trị kinh tế mà sáng kiến mang lại như sau:
Giáo viên có thêm phương pháp phát triển ngôn ngữ, tư duy cho trẻ một cách
hiệu quả. Đồng thời giúp giáo viên có nhiều thời gian hơn để thực hiện các hoạt


động khác, tiết kiệm được nhiều thời gian trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
-

Lợi ích xã hội:

Qua một thời gian áp dụng sáng kiến trên học sinh lớp 3 tuổi C, tôi được nhà
trường đánh giá tốt về các hoạt động ứng dụng “ Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi
đọc thơ diễn cảm ”.
Với việc thường xuyên lồng ghép một số giải pháp giúp trẻ đọc thơ diễn cảm ,
học sinh trong lớp đã có ngơn ngữ mạch lạc, phát âm chuẩn hơn, trẻ đã mạnh dạn và
tự tin hơn khi đọc thơ. Do vậy mà được phụ huynh và cộng đồng cũng tin tưởng vào
chế độ chăm sóc, giáo dục trẻ của cơ giáo nói riêng và của nhà trường nói chung.
- Gía trị làm lợi: Không
+ Các thông tin cần được bảo mật: Không
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để phát huy hiệu quả sử dụng của các giải pháp nêu trên, nhà trường cần tạo
điều kiện về cơ sở vật chất như: Trang bị đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ cho
việc phục vụ các hoạt động của trẻ.
Giáo viên cần thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu qua sách nhằm
nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời nâng cao nhận thức, phát triển ngôn ngữ

cho trẻ.
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến đã được áp dụng cho trẻ lớp 3 tuổi C tại trường mầm non và có thể
nhân rộng cho trẻ 3-4 tuổi trong toàn trường và các đơn vị trường mầm non trong
toàn huyện.
Trên đây là “Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi đọc thơ diễn cảm ”. Trong q
trình thực hiện đề tài, tơi khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi kính mong các cấp
lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ và góp ý kiến để bản
sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tơi được hồn thiện hơn.
Bình Xun, ngày 15 tháng 01 năm 2020
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Tạ Thị Hưng





×