Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn một số biện pháp giúp trẻ 3 4 tuổi đọc thơ diễn cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.21 KB, 18 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, trong mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí quan
trọng trong xã hội. Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao
đời sống xã hội của mỗi con người, có điều tuỳ theo mỗi thời đại mà giáo dục sẽ
tổ chức kiểu này hay kiểu khác. Tuỳ theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau.
Do đặc điểm của lứa tuổi nên việc giáo dục học sinh mẫu giáo được tiến hành
theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”. Và dạy trẻ cảm thụ văn học là
một trong những nội dung quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ. Trẻ
được cảm thụ văn học chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp,
những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng yêu thiên nhiên ở
quả, cây hoa lá, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người
thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em. Ở lứa tuổi mầm
non, trẻ vừa mới rời khỏi vòng tay nâng niu, yêu thương của cha mẹ tiếp xúc với
cuộc sống bên ngoài nên rất hồn nhiên, trong trắng, ngây thơ. Vì vậy chúng ta
phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thương yêu chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh
thần cho trẻ, đặc biệt là trong công tác giáo dục trẻ như Bác Hồ đã từng nói:
"Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan"
Ở lứa tuổi mầm non non thì thông qua các tác phẩm văn học trẻ tiếp nhận
các kiến thức một cách nhẹ nhàng, gần gũi hơn. Nó đem lại cho trẻ những hiểu
biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ
trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho
trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được
tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để
từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự
lĩnh ngộ của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức - Ngôn ngữ - Tình cảm xã hội. Tuy
nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy
nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa
giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp
trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. Lứa tuổi này trẻ đã nắm


vững ngôn ngữ và sử dụng như là hệ thống tín hiệu, điều này giúp cho trẻ hình
thành và phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn trẻ kinh nghiệm sống và làm cho trí
tuệ của trẻ phát triển hơn. Chính vì vậy trong chương trình giáo dục trẻ mầm
non, hoạt động cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học có một ý nghĩa cực kỳ to
lớn. Đặc biệt là hoạt động dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm. Mục đích của việc
dạy trẻ đọc thuộc diễn cảm thơ là trước hết cho trẻ cảm thụ được cái hay, cái đẹp
về nội dung và nghệ thuật làm cho trẻ cảm nhận được nhịp điệu của thơ. Giúp
cho trẻ thể hiện được thái độ, xúc cảm, tình cảm trước một bài thơ. Kích thích ở
trẻ sự nhậy cảm thẩm mỹ, sự phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, hình thành tình cảm
đạo đức cho trẻ.

1


Ở lứa tuổi mẫu giáo việc dạy trẻ đọc thuộc diễn cảm thơ là một hình thức
quan trọng để phát triển tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo của trẻ. Việc
tổ chức cho trẻ từ 3- 4 tuổi đọc thuộc diễn cảm thơ là góp phần bồi dưỡng năng
khiếu văn học nghệ thuật, rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Qua đó
hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Vì vậy tôi đã chọn làm đề tài
nghiên cứu cho mình đó là: “Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi đọc thuộc thơ
diễn cảm”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng
cảm thụ tác phẩm văn học, trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp từ tác phẩm thơ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi
đọc thơ diễn cảm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài, tôi đã kết hợp sử dụng
nhiều phương pháp khác nhau như:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tôi đã sử dụng phương pháp này để thu thập tài liệu, đọc sách, phân tích,
so sánh, tổng hợp, khái quát, hệ thống những nguồn tài liệu có lien quan đến đè
tài nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát
Tôi đã dùng phương pháp quan sát trong quá trình tổ chức hoạt động học
trên lớp để thấy được biểu hiện khả năng cảm thụ các tác phẩm thơ của trẻ.
- Phương pháp đàm thoại
Tôi đã trò chuyện với trẻ qua các hoạt động trong ngày cũng như trong
hoạt động làm quen tác phẩm văn học để tìm hiểu về mức độ nhận thức và khả
năng cảm thụ các tác phẩm thơ của trẻ.
- Phương pháp thực hành trải nghiệm
Tôi sử dụng phương pháp này để được thực hành trải nghiệm các biện
pháp đã lựa chọn nhằm đánh giá hiệu quả thực tiễn của phương pháp đó đối với
khả năng cảm thụ các tác phẩm thơ của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong hoạt động
làm quen tác phẩm văn học.
- Phương pháp thống kê toán học
Tôi đã sử dụng toán thống kê các % đạt được trong quá trình khảo sát
( trước và sau khi áp dụng các biện pháp ) và rút ra kết quả từ số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1 Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo còn nhiều hạn chế về khả năng diễn
đạt và tư duy phát triển chưa cao. Vì vậy trong quá trình giáo dục trẻ giáo viên

2


xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động cho trẻ màm non phát triển toàn diện thì
ta cần đi sâu vào 5 lĩnh vực: Lĩnh vực phát triển thể chất, lĩnh vực phát triển nhận
thức, lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội, lĩnh vực

phát triển thẫm mỹ. Trong 5 lĩnh vực thì lĩnh vực phát triển ngôn ngữ giữ vai trò
quan trọng đối với trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ 3 tuổi, khi ở lớp nhà trẻ chuyển lên
lớp mẫu giáo bé thì khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ vẫn chưa được mạch lạc,
một số trẻ vẫn còn bỡ ngỡ, nhút nhát trẻ hay nói trống không, nói ngọng, một số
trẻ còn ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Năm học 2015 – 2016 nhà
trường phân công tôi dạy lớp 3-4 tuổi, tôi đã rất chú trọng vào lĩnh vực phát triển
ngôn ngữ. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt thì trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin hơn trong
giao tiếp với cô giáo bạn bè trong lớp cũng như mọi ngưòi xung quanh. Trong lĩnh
vực phát triển ngôn ngữ thì hoạt động đọc thơ có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ mẫu
giáo, nó rất gần gũi với trẻ, thơ nó giúp trẻ có vốn từ phong phú và khả năng diễn
đạt mạch lạc giúp trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình vào bài thơ.
Với các tác phẩm văn học có tác dụng giáo dục kỳ diệu đối với con người
đặc biệt là đối với trẻ thơ bởi tác phẩm văn học là tác phẩm nghệ thuật. Trong
trường mầm non việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói chung và tác
phẩm thơ nói riêng góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ. Khi tiếp xúc
với ngôn ngữ thơ đặc biệt là đọc thuộc diễn cảm thơ, trẻ em được nhen lên hứng
thú sáng tạo từ tổng hoà dư vang những âm thanh dịu ngọt, gợi lên ở trẻ những
cảm xúc mới lạ tràn đầy về những điều tưởng chừng như đơn giản trong cuộc
sống. Bởi vì hơn ai hết, trẻ thơ luôn ngạc nhiên trước cuộc sống, điều mà người
lớn chúng ta không có được. Trẻ em đến với cuộc sống trong lòng mang ngọn lửa
khát khao hiểu biết, khám phá và ham muốn diễn tả những nhận thức và cảm xúc
của mình bằng các hình thức nghệ thuật một cách tự nhiên. "Thơ ca vốn là tiếng
nói hồn nhiên nhất của con người trước cuộc đời và trời đất" nên việc trẻ tìm đến
với thơ như một quy luật của tự nhiên, của đời sống.
Trẻ em rất gần gũi với thơ ca, ngay trong cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm
nhận của các em cũng đã dẫn các em đến ngưỡng cửa của thơ ca rồi. Có thể nói
tính chất của trẻ thơ là bắt đầu của tình thơ. Không phải ngẫu nhiên mà người ta
gọi các em là tuổi nụ, tuổi hoa. Chính sự ngây thơ, trong trẻo, tinh khôi của các
em đã đẹp như những bài thơ. Tuổi thơ và thơ gặp nhau ở sự hồn nhiên trong cái
đẹp, thơ ca mang lại cho trẻ những ước mơ, sự cuốn hút kỳ lạ ở những âm thanh,

nhịp điệu, nó có sức hấp dẫn đặc biệt đối với trẻ, nó kích thích trí tưởng tượng
của trẻ góp phần hình thành và phát triển năng lực hoạt động văn học nghệ thuật
cho trẻ.
Chính vì vậy trong chương trình giáo dục trẻ mầm non, hoạt động cho trẻ
tiếp xúc với tác phẩm văn học có một ý nghĩa cực kỳ to lớn. Đặc biệt là hoạt
động dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm. Mục đích của việc dạy trẻ đọc thuộc diễn
cảm thơ là trước hết cho trẻ cảm thụ được cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ
thuật làm cho trẻ cảm nhận được nhịp điệu của thơ. Giúp cho trẻ thể hiện được

3


thái độ, xúc cảm, tình cảm trước một bài thơ. Kích thích ở trẻ sự nhậy cảm thẩm
mỹ, sự phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, hình thành tình cảm đạo đức cho trẻ.
Ở lứa tuổi mẫu giáo việc dạy trẻ đọc thuộc diễn cảm thơ là một hình thức
quan trọng để phát triển tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo của trẻ. Việc
tổ chức cho trẻ từ 3- 4 tuổi đọc thuộc diễn cảm thơ là góp phần bồi dưỡng năng
khiếu văn học nghệ thuật, rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Qua đó
hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Thực tế dạy trẻ mẫu giáo đọc thuộc thơ diễn cảm hiện nay, do chưa hiểu
thật đầy đủ cơ sở khoa học của môn học nên giáo viên thực hiện hoạt động này
còn sơ sài, thường dạy theo cách cho trẻ đọc theo cô đến thuộc bài thơ. Khi đàm
thoại với trẻ thì cô đưa ra một số câu hỏi đơn giản. Thậm chí cô chưa xác định
đúng giọng điệu bài thơ nên chưa đọc được diễn cảm bài thơ.
Bên cạnh đó, giáo viên chưa thực sự đầu tư cho giờ dạy đẫn đến hiệu quả
chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu và mục đích giáo dục .
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn tôi nhận thấy, vấn đề nắm vững
phương pháp, biện pháp thực hiện có cơ sở khoa học là một vấn đề quan trọng
để nâng cao chất lượng giáo dục.
2.2 Thực trạng của việc dạy trẻ thuộc thơ diễn cảm tại nhà trường

Trong năm học 2015 – 2016 tôi đuợc nhà trường phân công chủ nhiệm
lớp 3-4 tuổi với số cháu là 35. Là giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ ở độ tuổi này
tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi
- Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng Giáo Dục và sự quan
tâm của Ban Giám Hiệu trường MN Lam Sơn tạo điều kiện đầu tư về cơ sở vật
chất trường lớp khang trang, 100% nhóm lớp thực hiện giáo án điện tử phục vụ
cho các hoạt động.
- Bản thân còn trẻ nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
được phát huy tối đa. Ngoài ra tôi luôn tìm tòi học tập các đồng nghiệp, đã được
dự giờ các đồng nghịêp. Các hoạt động và dự thao giảng một số tiết mẫu của
trường, của thành phố nên cũng đã được học tập một số kinh nghiệm trong
phương pháp giảng dạy cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học.
- Được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc cha mẹ học sinh, các tổ chức
đoàn thể xã hội, phối hợp với nhà trường nên tạo điều kiện giúp tôi làm tốt công
tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhóm lớp của mình.
- Với tổng số học sinh trong lớp là 35 cháu, các cháu khoẻ mạnh thông
minh và cùng một độ tuổi nên rất thuận lợi cho công tác chăm sóc và giáo dục
trẻ, để trẻ phát triển toàn diện.
* Khó khăn
Các cháu ở lớp tôi đa số là những trẻ lần đầu tiên đến trường, đến lớp, nên
khả năng nhận thức và nề nếp của trẻ đang còn mang tính chất tự do, trẻ nhút
nhát, rụt rè, chậm chạp, cũng ảnh hưởng đến chất lượng chung của lớp.
4


Khi cô đọc thơ trẻ quay lên, quay xuống, thưa cô cho con cái này,cho con
cái nọ, không chú ý tập trung, bản thân giáo viên cũng chưa cảm nhận sâu sắc
hết tính nghệ thuật trong thơ nên khi trẻ đọc thơ giáo viên cũng chưa chú ý để
giúp trẻ hiểu và thể hiện sắc thái phù hợp.

Việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm cũng chưa được thường xuyên củng cố ở
nhiều thời gian khác nhau, vì vậy trẻ dễ thuộc nhưng cũng chóng quên nên chưa
ổn định được giọng đọc và cách biểu cảm thơ.
* Kết quả
- Để tiến hành nâng cao chất lượng làm quen văn học ở thể loại thơ cho
trẻ 3-4 tuổi đạt kết quả, tôi đã khảo sát tình hình thực tế tại lớp tôi. Tôi thấy kết
quả như sau:
Kết quả trên trẻ
TT

Nội dung

Tổng
Tốt
số trẻ Số
%
trẻ

Khá

TB

Yếu

Số
trẻ

%

Số

trẻ

%

Số
trẻ

%

1

Trẻ hào hứng với môn
học

35

5

14

8

23

9

26

13


37

2

Hứng thú và biết bộc lộ
cảm xúc khi nghe thơ

35

5

14

7

20

8

23

15

43

3

Hiểu nội dung và đọc
thuộc thơ


35

4

11,4

7

20

10

28,6

14

40

4

Diễn đạt mạch lạc rõ
ràng

35

3

8,6

9


26

11

31,4

12

34

5

Thể hiện thơ diễn cảm

35

4

11,4

8

23

10

28,6

13


37

Qua khảo sát tôi thấy, kết quả ban đầu của trẻ chưa cao.Vì thế tôi thiết
nghĩ phải tìm ra một số biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả dạy trẻ đọc
thuộc thơ diễn cảm.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1 Chuẩn bị tốt đồ dùng trực quan và rèn nề nếp cho trẻ trước khi
làm quen với tác phẩm văn thơ.
* Chuẩn bị về tác phẩm:
Để chuẩn bị tốt cho tiết dạy đạt hiệu quả cao, trước hết tôi lựa chọn tác
phẩm phù hợp với chủ đề để lên kế hoạch thực hiện chương trình, ngoài ra phối
kết hợp với phụ huynh sưu tầm thêm từ các tập sách GD mầm non, từ sách báo
khác có nội dung phù hợp với chủ đề đang thực hiện. Sau khi lựa chọn được tác
phẩm tội bắt đầu nghiên cứu để tìm ra các hình thức và bịên pháp phù hợp với
nhận thức của trẻ.
5


* Chuẩn bị đồ dùng trực quan
Trong mỗi một hoạt động học có chủ định chuẩn bị đồ dùng trực quan là
phần quan trọng nhất tạo nên thành công của giờ học. Đồ dùng trực quan có đẹp
có hấp dẫn thì mới gây được sự chú ý của trẻ. Tuy nhiên sử dụng đồ dùng trực
quan phải đúng nơi, đúng lúc và đúng chỗ nhằm khắc sâu kiến thức cho trẻ. Có
thể dùng màn hình, máy chiếu tạo nên các slide, hoặc sử dụng sa bàn mô hình,
dối tay dối dẹt, tranh minh hoạ .........
Ví dụ: Bài thơ “Thỏ bông bị ốm” chủ đề bản thân tôi sử dụng màn hình
máy chiếu và các slide động để minh hoạ một cách rõ nét nội dung của bài thơ.
Để có những slide này tôi sử dụng máy ảnh, máy quay phim, quay những hình
ảnh thực bên ngoài sau đó tạo thành các slide phù hợp với nội dung, dễ sử dụng

khi đọc mẫu, đảm bảo tính khoa học, thu hút sụ chú ý của trẻ. Sử dụng màn
hình, đèn chiếu tạo các slide: Thỏ mẹ bế thỏ bông trên tay đến gặp bác sĩ, hình
ảnh bác sĩ đang khám, hình ảnh những thứ thỏ bông đã ăn....Tất cả đều được tạo
nên bằng hình ảnh động, qua đó thu hút sự hứng thú của trẻ.
Ngoài ra tôi có thể sử dụng sa bàn: Dùng giấy bìa cứng để làm mô hình,
làm dối dẹt về hình ảnh các con vật cho trẻ quan sát khi trích dẫn giảng nội dung
từ mới từ khó nhằm gây sự chú ý của trẻ.
Sử dụng tranh minh hoạ: Mặc dù ít tranh nhưng dễ sử dụng. Để gây hứng
thú cho trẻ trước khi sử dụng tranh cô cần tạo ra các thủ thuật ban đầu để thu
hút sự chú ý của trẻ.
Ví dụ: Bài thơ “Bạn của bé” cô và trẻ cùng hát bài hát bài “Cô và mẹ”
sau đó cho trẻ quan sát tranh vẽ “Bát thìa ...” của trẻ và nêu lên nhận xét của trẻ.
Khi thực hiện biện pháp này cô giáo là người tạo không khí lớp cho phù
hợp với nội dung của bài thơ, trang trí lớp, trang phục của cô... giúp trẻ hoá thân
vào nhân vật và sống trong hoàn cảnh cụ thể của tác phẩm từ đó lôi cuốn trẻ
tham gia vào hoạt động.

Hình ảnh: Cô chuẩn bị đồ dùng trực quan
6


* Xây dựng nề nếp cho trẻ trong giờ làm quen với văn học (Thơ):
Vào đầu năm học tôi đã tiến hành chia tổ, mỗi tổ đều có những cháu học
khá, học trung bình, học yếu... những cháu cá biệt tôi cho ngồi gần cô để tiện
uốn nắn.
Sửa tư thế ngồi học, tác phong trong giờ học, phát biểu ý kiến... hướng cho
trẻ phải nói đủ câu, rõ ràng.
Ví dụ: Con thưa cô...
* Xây dựng giờ dạy trên lớp
Chuẩn bị giáo án và đồ dùng dạy học đầy đủ.

Nhẹ nhàng, gần gũi và chú trọng trong cách giới thiệu bài thơ, khi đọc thơ
phải thể hiện được cảm xúc của mình để giúp trẻ cảm nhận được nhịp điệu, âm
hưởng của bài thơ từ đó trẻ có cảm thụ sâu sắc. Những điều mà trẻ cảm thụ được
trong tác phẩm giúp trẻ yêu cái đẹp và sáng tạo ra cái đẹp. Điều quan trọng là
phải làm sao cho trẻ ghi nhớ được một bài thơ theo đúng cách . Có như vậy thì
mới có “vần” trẻ có “ vần” để tự trình bày ngôn ngữ thơ.
Sáng tạo trong việc thực hiện các phương pháp, biện pháp cụ thể trên từng
giờ học.
Xây dựng giáo án điện tử bằng những hình ảnh sinh động, hấp dẫn kết hợp
với các hình thức tổ chức, luôn thay đổi đội hình để trẻ có húng thú vào giờ học.
* Tạo môi trường học thơ ở mọi lúc mọi nơi
Vào buổi sáng đón trẻ, giờ hoạt động ngoài trời, ngoài công việc nhắc trẻ
chào bố mẹ, giữ vệ sinh tôi thường hay trò chuyện với trẻ theo chủ điểm của
chương trình học.
Trang trí các bảng biểu trong lớp bằng những hình ảnh sinh động về những
con vật, đồ dùng... mà trẻ đã được học qua các bài thơ.
2.3.2 Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực của cô khi lên lớp
* Đọc nghệ thuật kèm theo điệu bộ minh hoạ.
Biện pháp này giúp trẻ đọc tác phẩm nghệ thuật một cách sáng tạo. Tư thế
nét mặt, ánh mắt, cử chỉ điệu bộ…..để tăng thêm sức biểu cảm cho lời nói là cần
thiết, những cử chỉ đơn giản chân thực có nội dung sâu sắc sẽ tăng thêm sức
diễn cảm cho bài thơ. Vì thế khi dạy trẻ đọc thơ tôi rất chú ý đến điều này
Ví dụ: Khi dạy trẻ đọc bài thơ “ Con voi “ tôi phải đọc với giọng điệu vui
tưoi, hồn nhiên kết hợp làm động tác minh hoạ cụ thể như sau:
+ Câu thơ thứ nhất “ Con vỏi con voi “ thì đầu lắc lư kết hợp với 2 tay đung
đưa và chân dậm.
+ Câu thứ hai “ Cái vòi đi truớc “ thì 1 tay cô đưa lên trán vẫy vẫy đồng
thời người hơi gập và 2 chân dậm.
+ Câu thứ 3 “ Hai chân trước đi trước “ thì đầu lắc lư kết hợp 2 tay đưa ra
đằng trước đưa lên đưa xuông 2 chân dậm.


7


+ Câu thứ 4 “ Hai chân sau đi sau” thì đầu lắc lư kết hợp 2 tay đưa ra đằng
sau vẫy vẫy 2 chân dậm.
+ Câu thứ 5 “ Còn cái đuôi đi sau nốt “ thì 1 tay để lên trán vẫy, 1 tay đưa
ra đằng sau vẫy.
+ Câu thứ 6,7 “ Tôi xin kể nốt
Câu chuyện con voi “
Thì tôi đọc với nét mặt vui tươi kết hợp 2 tay vỗ vào nhau 2 chân dậm.
Ví dụ: Bài thơ “Thỏ bông bị ốm” tuỳ từng trẻ có sáng tạo trong khi đọc thơ.
Trẻ có thể sáng tạo ra các điệu bộ minh hoạ khác nhau theo nghĩa của câu thơ.
Giáo viên nên lưu ý để khuyến khích cảm xúc và sự sáng tạo của trẻ.
* Cô đọc diễn cảm, trẻ đọc theo cô
Mục đích của biện pháp này là giúp trẻ đọc thuộc thơ và đọc diễn cảm theo
cô, cách ngắt nhịp, ngưng nghỉ giọng điệu, cử chỉ nét mặt... Mỗi tác phẩm chứa
đựng một nội dung một chủ đề, tình cảm khác nhau. Vì thế tôi đã nghiên cứu tác
phẩm, xác định được nội dung chủ đạo của bài thơ, tìm hiểu giọng điệu, ngữ
điêụ của bài thơ. Tuỳ thuộc vào nội dung của từng tác phẩm mà tôi thể hiện cử
chỉ điệu bộ sao cho phù hợp, có những tác phẩm có nội dung vui tươi, nhí nhảnh
thì thể hiện cử chỉ điệu bộ vui tươi hồn nhiên và ngược lại.
Tóm lại, để thể hiện một tác phẩm hay cần phải phối kết hợp giữa cử chỉ
ánh mắt nét mặt điệu bộ một cách linh hoạt thì mới diễn tả hết được cái hồn của
bài thơ.

( Hình ảnh : Cô đọc diễn cảm )
* Hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm theo nhóm, cá nhân

8



Biện pháp này giúp trẻ củng cố lại việc đọc của mình, thuộc thơ và diễn
cảm thơ. Giúp trẻ được trình bày diễn xuất ngôn ngữ thơ, phát huy ở trẻ tính
độc lập sáng tạo, tính tích cực cá nhân qua việc đọc diễn cảm thơ.

Hình ảnh: Trẻ đọc theo nhóm
* Sử dụng câu hỏi gợi mở theo hứng thú say mê của trẻ
Các câu hỏi gợi mở giúp trẻ hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về bài thơ, từ
đó trẻ mới có thể đọc bài thơ bằng cảm xúc thực sự của trẻ và thể hiện sắc thái
phù hợp với bài thơ. Câu hỏi phải dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của
trẻ, tăng dần mức độ từ dễ đến khó và hướng vào việc giúp trẻ cảm nhận được
cái hay, cái đẹp trong nội dung, ngôn từ, vần điệu, nhịp điệu của bài thơ.
Ví dụ: Bài thơ “Cây dây leo”
- Con vừa đọc xong bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Bài thơ nói về loại cây gì?
- Cây có màu gì?
- Cây bò ra ngoài cửa sổ để làm gì?
- Qua bài thơ các con hiểu được điều gì?
* Thi đua động viên khuyến khích trẻ
Biện pháp này là một động lực không thể thiếu được trong đời sống tập
thể của trẻ bởi vậy trong khi tổ chức giờ học cần đưa vào biện pháp này để tạo
hứng thú cho trẻ.

9


Ví dụ : Bây giờ chúng mình thi đua nhau xem tổ nào đọc hay nhất nhé,
bạn đã đọc hay rồi , nhưng con có muốn đọc hay hơn bạn không. Cô khuyến
khích động viên trẻ kịp thời khi làm được yêu cầu cô giáo đặt ra.

Cô giáo phải chú ý khêu gợi hứng thú và khả năng tích cực tư duy của trẻ
bằng cách cho trẻ tự nhận xét bạn đọc.
Ví dụ :
- Cháu thích nghe bạn đọc không? Vì sao?
- Bạn đọc hay chưa? Vì sao?
- Giọng đọc của bạn đã rõ ràng chưa?
- Bạn làm điệu bộ minh hoạ có đẹp không?
Là biện pháp dùng những mẫu mực cụ thể, sống động để giáo dục trẻ,
kích thích trẻ bắt chước và làm theo mẫu mực đó.
2.3.3. Luyện tập, củng cố ở mọi lúc mọi nơi
Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là rất quan trọng và cần thiết.
Thông qua văn học, trẻ được phát triển ngôn ngữ, cung cấp vốn từ phát triển lời
nói mạch lạc. Vì vậy, không những những dạy trẻ làm quen tác phẩm văn học ở
trên tiết học mà còn cho trẻ làm quen với các tác phẩm ở mọi lúc, mọi thời điểm
như: Đón trả trẻ, trò chuyện buổi sáng, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc,
trước giờ ăn và hoạt động chiều...
Ví dụ: Trước giờ ăn, giờ ngủ cô cho trẻ đọc bài thơ về chủ điểm đang học
1 – 2 lần.
Trong nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, tôi cho trẻ đọc lại bài thơ để
trẻ được rèn luyện lại cách đọc thơ diễn cảm, hình thành kỹ năng đọc thơ cho trẻ
và trẻ được sống trong không gian của thơ là cái nôi hình thành nên những tài
năng thơ ca sau này.
Ví dụ: Trong các môn học khác tôi cho lồng ghép một số bài thơ mà trẻ đã
được học, nhũng buổi hoạt động chiều tôi cho trẻ đọc bằng rối giữa trẻ trong lớp
với nhau, hay là những ngày lễ ngày hội khuyến khích trẻ đọc thơ tặng bà, tặng
mẹ ngày 8/3..... Trong ngày hội ngày lễ và các hội thi cho trẻ thể hiện năng
khiếu của mình.
Hình thức này luôn được tổ chức thực hiện thường xuyên, liên tục trong
những điều kiện, tình huống cụ thể và thuận lợi để giáo dục trẻ. Bởi thông qua
hình thực này, không những giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học mà qua đó

còn giúp trẻ ôn luyện và nâng cao kiến thức cũ, trẻ có thể đọc diễn cảm và đóng
kịch thơ.

10


Hình ảnh: Luyện tập mọi lúc, mọi nơi
2.3.4. Phối kết hợp với phụ huynh và việc cho trẻ làm quen với Tác
phẩm thơ.
Việc dạy trẻ không chỉ riêng nhà trường mà phải kết hợp với cả gia đình, với
những trẻ nhỏ chưa biết chữ nếu thuờng xuyên được tiếp xúc với sách vở nghe
đọc thơ và đọc thơ cho ngưòi khác nghe sẽ là nền móng xây dựng cho trẻ vốn
yêu thích văn học sau này. Vì vậy để giúp trẻ học tốt thì cần có sự cộng tác giữa
giáo viên và phụ huynh học sinh. Vậy làm thế nào để tuyên truyền với phụ
huynh một cách thuyết phục đạt kết quả phối hợp với phụ huynh thật tốt. Đó là
một công việc không đơn giản, trong công tác tuyên truyền phối hợp với phụ
huynh tôi đã thực hiện như sau:
Hàng ngày giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học
tập của trẻ để về nhà phụ huynh kết hợp dạy thêm cho trẻ ôn luyện.
Lên kế hoạch thông báo chương trình dạy trẻ, ghi rõ nội dung dạy vào bảng
cha mẹ cùng quan tâm để phụ huynh theo dõi ôn luyện thêm cho con ở nhà.
Đánh vi tính với các bài thơ trẻ đã được học ở lớp đưa cho phụ huynh về
nhà cùng tham khảo và dạy trẻ.
Sưu tập bài thơ hay và sách báo phù hợp với chủ đề dạy. Giới thiệu các loại
sách vở có tính giáo dục đối với phụ huynh.
Trao đổi một số nhược điểm của trẻ khi đọc thơ để phụ huynh nắm được.
Sau khi sử dụng các biện pháp tuyên truyền tới phụ huynh, phụ huynh đã
hiểu bản chất tác dụng của vấn đề dạy trẻ nắm bắt được phương pháp dạy trẻ.
Từ đó phụ luôn luôn kết hợp chặt chẽ với giáo viên để dạy trẻ.


11


( Hình ảnh : Trao đổi với phụ huynh )
Trên đây là các biện pháp dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm. Tuy nhiên tuỳ
từng tiết học, điều kiện vật chất của từng trường và đối tượng trẻ mà cô giáo sử
dụng cho phù hợp để luôn gây hứng thú cho trẻ, kích thích trẻ tham gia vào hoạt
động. Từ đó nảy sinh năng lực tự hoạt động, khả năng tự cảm thụ các tác phẩm
văn học nghệ thuật và hoạt động nghệ thuật có sáng tạo. Ngoài ra cử chỉ, điệu
bộ, trang phục của cô khi đọc diễn cảm thơ cho trẻ là một phương diện trực quan
sinh động góp phần không nhỏ vào thành công của tiết học.
Tóm lại, việc dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm có thể sử dụng kết hợp hài hoà
hợp lý các biện pháp nêu trên. Tuy nhiên không phải bất kỳ hoạt động học nào
cũng kết hợp tất cả các biện pháp trên hoặc thường xuyên chỉ sử dụng một biện
pháp mà cô phải biết sử dụng kết hợp linh hoạt. Với giờ này, bài thơ này cô giáo
phải sử dụng biện pháp nào là chính, biện pháp nào là phụ, giờ sau cô lại thay
đổi các biện pháp giúp cho tiết học thêm phong phú, gây hứng thú cho trẻ.
2.4. Hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp cho trẻ học thuộc thơ
diễn cảm.
Sau khi áp dụng một số biện pháp dạy trẻ đọc thơ diễn cảm và tiến hành
khảo sát lại, kết quả của trẻ đã được nâng lên rõ rệt.

12


Kết quả trên trẻ
TT Nội dung

Tổng
Tốt

số trẻ Số
%
trẻ

Khá

TB

Yếu

Số
trẻ

%

Số
trẻ

%

Số
trẻ

%

1

Trẻ hào hứng với môn
học


35

15

42,7

12

34,3

8

23

0

0

2

Hứng thú và biết bộc lộ
cảm xúc khi nghe thơ

35

14

40

12


34,3

7

20

2

5,7

3

Hiểu nội dung và đọc
thuộc thơ

35

14

40

12

34,3

7

20


2

5,7

4

Diễn đạt mạch lạc rõ
ràng

35

12

34,3

10

28,
5

8

23

5

14,2

5


Thể hiện thơ diễn cảm

35

12

34,3

10

28,
5

7

20

6

17,2

Từ việc thực hiện các giải pháp và biện pháp trên tôi thấy đa số trẻ rất
thích học thơ, thích được đọc thơ. Nắm bắt được nội dung, các từ ngữ hay, giàu
hình ảnh trong bài thơ. Biết cách thể hiện ngữ điệu của bài thơ kết hợp với ánh
mắt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp. Bằng sự phấn đấu của bản thân tôi đã giúp trẻ phát
huy được tính tích cực chủ động sáng tạo để đạt kết quả cao.
3. KẾT LUẬN
3.1 Kết luận
Qua các biện pháp mà tôi áp dụng vào giảng dạy tôi rất vui mừng đã thu
được kết quả như tôi mong muốn trong bộ môn văn học (thơ) số trẻ cảm thụ tốt

tác phẩm đạt tỷ lệ rất cao, các trẻ đạt nề nếp học tập nhất là giờ thơ trẻ rất hào
hứng tham gia vào hoạt động.
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì việc
“Trồng người” của giáo viên mầm non càng quan trọng hơn. Bởi chính giáo viên
mầm non là người đặt nền móng đào tạo nên những lớp người mới có đầy đủ:
Đức, trí, thể, mỹ cho tương lai của đất nước. Nhưng phải dạy trẻ như thế nào thì
cần phải có sự kết hợp nhịp nhàng giữa cô giáo với các bậc phục huynh. Sự kết
hợp này có giá trị làm cho những tác phẩm văn học mãi là nguồn sữa tươi mát,
trong lành nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.
3.2 Kiến nghị
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa phong trào “Xây dựng trường học thân thiện –
học sinh tích cực” với nội dung: Tích cực dạy trẻ tham gia vào các hoạt động
văn học đặc biệt là giờ học thơ có kết quả cao tôi xin đề nghị các cấp giáo dục
13


thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, tổ chức tham gia học hỏi các tiết mẫu
để đông đảo giáo viên được tham dự trao đổi rút kinh nghiệm.
Cần tạo thêm môi trường cho trẻ làm quen văn học ở thể loại thơ phong
phú hơn, hấp dẫn hơn ở khuôn viên nhà trường chứ không dừng lại ở lớp học.
Rất mong được sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng phong phú và
cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên nói chung và giáo viên mầm non
nói riêng.
Tổ chức cho giáo viên được đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm của đồng
nghiệp ở các trường thực hiện chăm sóc - giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao.
Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ đọc thơ
diễn cảm. Tuy đã đầu tư nhiều thời gian và công sức nhưng những biện pháp
trên vẫn chưa được hoàn thiện. Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp,
các cấp lãnh đạo để những biện pháp trên hoàn thiện hơn, để giúp trẻ học tốt hơn
trong giờ thơ.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 12 tháng 04 năm 2016

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Quỳnh Nga

TÀI LIỆU THAM KHẢO
14


1. Chưong trình chăm sóc giáo dục trẻ 3- 4 tuổi.
2. Tài liệu hưóng dẫn chuyên đề.
3. Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ
4. Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ em ( NXBĐHSP Hà Nội )
5. Cho trẻ Làm quen với các tác phẩm Văn học ( NXBĐHQG Hà Nội)
6. Module MN 3: Đặc điểm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.

MỤC LỤC

15


Trang
1. MỞ ĐẦU


1

1.1. Lý do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

2

2.1 Cơ sở lý luận

2

2.2 Thực trạng của việc dạy trẻ thuộc thơ diễn cảm tại nhà trường

4


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

5

2.3.1 Chuẩn bị tốt đồ dùng trực quan và rèn nề nếp cho trẻ trước khi
làm quen với tác phẩm thơ
2.3.2 Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực của cô khi lên lớp

5
7

2.3.3 Luyện tập, củng cố ở mọi lúc mọi nơi

10

2.3.4 Phối kết hợp với phụ huynh và việc cho trẻ làm quen với tác
phẩm thơ.
2.4. Hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp cho trẻ học thuộc thơ diễn
cảm
3. KẾT LUẬN
3.1 Kết luận

11
12
13
13

3.2 Kiến nghị

13


16


PHÒNG GD&ĐT TP THANH HÓA
TRƯỜNG MẦM NON LAM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3 – 4 TUỔI
ĐỌC THƠ DIỄN CẢM

Người thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Lam Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA NĂM 2016

17


18



×