Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.34 KB, 14 trang )

Một số giải pháp nâng cao chất lợng giáo dục ®¹o ®øc cho
häc sinh líp 3
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Người xưa có câu:"Tiên học lễ, hậu học văn", câu ấy muốn nói trước khi học
chữ, học kiến thức, con người phải học phép tắc, lễ nghĩa, nhân cách làm người bởi
nếu không việc học chữ sẽ trở nên vơ dụng. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của
đạo đức đối với con người. Đạo đức được hình thành bằng nhiều con đường, trong
đó khơng thể khơng đề cập đến việc dạy học đạo đức cho học sinh trong nhà
trường tiểu học. Ở đó, bằng những kĩ năng sư phạm của mình, giáo viên sẽ định
hướng cho học sinh nhận thức các chuẩn mực hành vi đạo đức và kĩ năng thực hiện
các hành vi đạo đức đó.
Thực tế của việc thực hiện hành vi đạo đức của học sinh cịn gặp nhiều khó
khăn khi một bộ phận học sinh chỉ nhận thức được những chuẩn mực hành vi đạo
đức mà hạn chế về kĩ năng thực hiện. Trong khi hình thành kĩ năng thực hiện hành
vi đạo đức cho học sinh được xem là kết quả cuối cùng trong dạy học môn Đạo
đức và các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Thông qua việc nắm bắt các
chuẩn mực hành vi đạo đức cơ bản trong các hoạt động và quan hệ hàng ngày,
phân biệt được các hành vi tốt - xấu, đúng - sai, các em chuyển hóa thành các thói
quen đạo đức. Những thói quen đạo đức ban đầu hình thành ở lứa tuổi tiểu học là
nền tảng tạo nên nhân cách của con người và thông qua thực hiện hành vi đạo đức
mới giúp trẻ tích lũy được kinh nghiệm đạo đức và trưởng thành mỗi ngày.
Vì vậy, tìm giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh
là một việc làm quan trọng của giáo viên giảng dạy môn Đạo đức cũng như giáo
viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Đó là lý do tơi chọn đề tài: Một số giải pháp
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3.
1.2 Phạm vi áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm
Những giải pháp được áp dụng vào trong công tác giáo dục đạo đức cho
học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp 3.
1.3. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
1




Một số giải pháp nâng cao chất lợng giáo dục ®¹o ®øc cho
häc sinh líp 3
Đề tài tập trung nghiên cứu cách thức hình thành kĩ năng thực hiện hành vi
đạo đức cho học sinh từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp để giáo dục đạo đức
cho học sinh.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của vấn đề:
* Tình hình đạo đức của học sinh:
- Khảo sát thực trạng tình hình đạo đức của học sinh lớp 3A đầu học kì 1, năm học
2019 – 2020 như sau:
Tổng số học sinh: 29 em, nữ : 18 em
- Thống kê các hành vi vi phạm đạo đức của học sinh đầu học kì 1:
Lớp

Tổng
số HS

3A

29

Hành vi vi phạm
Đánh bạn

Nói tục

Thiếu trung thực


Vi phạm khác

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

5

17,2

8

27,6

6

20,7


10

34,5

Bảng thống kê các hành vi vi phạm đạo đức của học sinh đầu học kì 1
Vi phạm khác: vứt rác bừa bãi, nói chuyện riêng trong lớp, vệ sinh chưa sạch sẽ, ...
Một học sinh có thể có nhiều hành vi vi phạm .
* Thực trạng về hoàn cảnh của học sinh:
Qua điều tra, khảo sát thì có những hồn cảnh như sau:
+ Mồ cơi cha (mẹ): 2 em
+ Học sinh con nhà nghèo: 2 em
+ Gia đình kinh tế đủ ăn: 20/29
+ Học sinh không được bố mẹ quan tâm: 8/29
* Nguyên nhân của thực trạng:

2


Một số giải pháp nâng cao chất lợng giáo dục ®¹o ®øc cho
häc sinh líp 3
Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục con cái. Đời sống gia
đình khó khăn, cha mẹ lo kiếm bát cơm, manh áo mà không quan tâm đến việc học
hành, rèn luyện đạo đức cho con em. Đại đa số phụ huynh giáo dục đạo đức cho
con em mình chưa đúng cách, không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em.
Giáo dục còn áp đặt, bắt làm theo ý thích của người lớn.
Học sinh tiếp xúc với nhiều đối tượng trong xã hội, bị ảnh hưởng bởi những
hành vi đạo đức khơng tốt như nói tục, chửi bậy, đánh nhau, trộm cắp, ...
Lớp đã từng có 03 giáo viên chủ nhiệm, thay đổi theo từng năm học. Các giáo
viên nhận thức và có phương pháp dạy mơn Đạo đức không giống nhau. Phần lớn thời
gian phải tập trung cho mơn Tốn và mơn Tiếng Việt ( được xem là các mơn chính) mà

khơng có thời gian nhiều để đầu tư cho các mơn cịn lại (trong đó có Đạo đức) nên việc
hình thành kỹ năng thực hiện hành vi đạo đức chưa được chú trọng.
2.2. Một số giải pháp
Trên cơ sở nắm bắt thực trạng và phân tích các nguyên nhân, tôi đã áp dụng
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. Cụ thể
như sau:
2.2.1. Giáo viên định hướng cho học sinh nhận thức các chuẩn mực hành vi
đạo đức trong tiết dạy môn Đạo đức
Với mục tiêu học sinh nắm vững tri thức cơ bản về chuẩn mực hành vi,
thông thường các hoạt động phải giúp học sinh biết được: Chuẩn mực hành vi đó là
gì? Vì sao phải thực hiện chuẩn mực hành vi đó?. Để thực hiện mục tiêu này thì
giáo viên có thể sử dụng các phương pháp dạy học có lợi thế như: Kể chuyện, Đàm
thoại, Thảo luận nhóm, Trị chơi, ...
Với phương pháp kể chuyện: giáo viên sưu tầm những câu chuyện phù hợp
với nội dung bài học đạo đức, phù hợp với lứa tuổi và phải gần gũi với các em. Sau
khi kể chuyện, giáo viên giúp học sinh khai thác truyện bằng hệ thống câu hỏi gợi
mở giúp các em nắm bắt được nội dung truyện, đồng cảm với nhân vật trong
truyện từ đó các em có động cơ để thực hiện hành vi đạo đức.

3


Một số giải pháp nâng cao chất lợng giáo dục ®¹o ®øc cho
häc sinh líp 3
Với phương pháp thảo luận nhóm: giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi
phù hợp với chủ đề bài đạo đức. Câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu.
Trong q trình thảo luận nhóm, giáo viên nên bao qt q trình làm việc
của các em, kích thích mọi thành viên trong nhóm, các nhóm làm việc tích cực.
Phần trình bày kết quả thảo luận, giáo viên gọi luân phiên các nhóm, các thành
viên trong nhóm lên báo cáo, cần tạo điều kiện cho các nhóm chất vấn lẫn nhau.

Vai trò của giáo viên là định hướng để các em tự tìm ra chuẩn mực hành vi đạo
đức. Việc làm này giúp mỗi học sinh đều được trải nghiệm để đi đến bài học đạo
đức cần hình thành.
2.2.2. Giáo viên định hướng cho học sinh cách thức giải quyết các tình huống
trong tiết dạy mơn Đạo đức
Qn triệt tinh thần: “Không bao giờ đưa đến cho học sinh những sản phầm
làm sẵn”, hãy để các em tiếp cận với tình huống và chính bản thân các em sẽ vận
dụng vốn kinh nghiệm, bộc lộ cảm xúc thực của mình trong việc đưa ra cách giải
quyết cho tình huống đó. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống ở đây không phải
là ở đáp án cuối cùng mà là cách để đến được với đáp án đó.
Để có được điều này, giáo viên phải tạo ra môi trường giao tiếp thân thiện,
cởi mở giữa thầy và trò “Sự giao tiếp này tạo điều kiện tốt cho sự phát triển động
cơ của học sinh và tính sáng tạo của hoạt động học tập, cho sự phát triển đúng đắn
của nhân cách học sinh, tạo nên bầu khơng khí xúc cảm trong dạy
học”( A.A.Leonchiev)
Muốn vậy, trong bước tìm kiếm giải pháp trước mỗi tình huống bài học, giáo
viên cần chú ý:
1. Khơi gợi cho học sinh tự nêu ra cách ứng xử của mình trước mỗi tình huống.
Giáo viên cần tôn trọng mọi giải pháp học sinh đưa ra. Nếu giáo viên phủ nhận ý
kiến của học sinh sẽ khiến các em hụt hẫng, sợ sai và lần sau không dám phát biểu
nữa hoặc khơng dám nói thật.
2. Phân tích các mặt ích lợi và hạn chế ở mỗi giải pháp để các em thấy được việc
nên hay không nên của hành vi nào đó. Q trình dẫn dắt các em phân tích giải
pháp khơng nên nóng vội. Trong số các giải pháp đưa ra phải có giải pháp lựa
4


Một số giải pháp nâng cao chất lợng giáo dục ®¹o ®øc cho
häc sinh líp 3
chọn. Giáo viên có thể bắt đầu từ các giải pháp chưa tốt, lộ rõ mặt hạn chế và tự

bản thân các em sẽ đánh giá được mặt ưu nhược của giải pháp và đưa ra giải pháp
lựa chọn.
Có thể sơ đồ hóa q trình đó như sau

Tích cực

Giải pháp 1

Tình
huống,
vấn đề

Hạn chế
Tích cực

Giải pháp 2
Hạn chế

Giải pháp n

Giải
pháp
chọn

Tích cực
Hạn chế

2.2.3. Tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh trong dạy học các môn học khác
Giáo viên chủ nhiệm là người gặp gỡ thường xuyên với học sinh mỗi ngày,
đảm nhận dạy học hai mơn Tốn và Tiếng Việt do đó có nhiều thời gian gần gũi với

học sinh, nắm rõ đặc điểm tâm, sinh lý của từng em. Đó là mặt thuận lợi để tích
hợp giáo dục đạo đức cho học sinh trong dạy học các mơn học mà mình phụ trách.
Các giá trị đạo đức trong chương trình mơn học sẽ khơng được học sinh cụ thể hóa
thành hành vi nếu khơng gắn với hoạt động học tập các mơn học.
Tích hợp giáo dục đạo đức cũng là một yếu tố quan trọng trong mục tiêu cần
đạt được sau mỗi bài dạy. Khi học tốn, các em được rèn đức tính cẩn thận,tính
kiên trì, nhẫn nại, niềm say mê, u thích học tập, biết quý trọng thời gian,...Khi
học Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, các em càng thấy yêu hơn quê hương, đất
nước; yêu gia đình; biết sống bao dung, độ lượng, biết đồn kết với bạn bè; biết nói
lời hay làm việc tốt; biết giúp đỡ mọi người; sống trung thực, thẳng ngay, tinh thần
bảo vệ lẽ phải, dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi, ... Mỗi bài tập đọc, mỗi câu chuyện

5


Một số giải pháp nâng cao chất lợng giáo dục ®¹o ®øc cho
häc sinh líp 3
được nghe được đọc và cả những bài văn đều có tác động đến việc thực hiện hành
vi đạo đức của học sinh.
2.2.4.Huy động học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động ngồi giờ lên lớp
Giáo dục đạo đức được tiến hành bằng nhiều con đường, trong đó thơng qua
các hoạt động ngồi giờ lên lớp (HĐNGLL) - con đường mang lại hiệu quả đáng
kể đối với lứa tuổi học sinh.
Nội dung HĐNGLL thơng qua các loại hình hoạt động chủ yếu như: vui chơi,
giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội theo chủ điểm trong
tổ chức của học sinh (lớp, Sao, Đội, tổ chức tự quản của học sinh ở địa bàn dân cư)
hoặc theo phối hợp của nhà trường với cộng đồng, lao động công ích (phù hợp với
sức khỏe và khả năng) trong nhà trường hoặc cộng đồng, hoạt động từ thiện giúp
bạn có hồn cảnh khó khăn, người già cả, tàn tật, neo đơn, ...
Giáo dục đạo đức thông qua HĐNGLL giúp học sinh kiểm nghiệm những tri

thức đạo đức đã tiếp thu trong giờ học. Đồng thời HĐNGLL cịn là mơi trường,
điều kiện giúp các em có cơ hội giao lưu với nhau, tiếp xúc với cuộc sống muôn
màu, muôn vẻ trong những mối quan hệ đa dạng (trong bản thân, gia đình, nhà
trường, cộng đồng xã hội và với mơi trường tự nhiên). Cũng thông qua HĐNGLL,
thái độ hành vi của học sinh có dịp được bộc lộ, được mọi người xung quanh đánh
giá và quan trọng là các em biết tự đánh giá, tự điều chỉnh cách ứng xử của bản
thân cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.
Ví dụ: Các loại hình HĐNGLL rất phong phú và đều có khả năng to lớn
trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh như:
+ Khi giáo dục chuẩn mực hành vi đạo đức Kính u Bác Hồ có thể sử dụng
các hình thức HĐNGLL như: tổ chức thi giọng hát hay, điệu múa đẹp ca ngợi công
lao của Bác,...
+ Khi giáo dục chuẩn mực hành vi đạo đức Biết ơn anh bộ đội cụ Hồ, giáo
viên có thể sử dụng các hình thức HĐNGLL như: tổ chức thăm hỏi các gia đình
thương binh, liệt sĩ; thi kể chuyện về tấm gương dũng cảm của các chú bộ đội;
chiếu các bộ phim lịch sử ...

6


Một số giải pháp nâng cao chất lợng giáo dục ®¹o ®øc cho
häc sinh líp 3
+ Khi giáo dục chuẩn mực hành vi đạo đức Bảo vệ động vật nuôi, cây trồng,
giáo viên có thể sử dụng các hình thức HĐNGLL như: tổ chức chăm sóc cây cối
trong vườn trường, thi tìm hiểu lợi ích của các con vật ni, ...
Khi tổ chức một HĐNGLL bất kì , tơi đã huy động sự tham gia tích cực của
tất cả các học sinh trong lớp. Khi học sinh tham gia HĐNGLL, giáo viên khai thác
được vốn sống, vốn kinh nhiệm đạo đức của học sinh, đồng thời hướng các em vận
dụng ngay hiểu biết của mình vào việc giải quyết những tình huống đa dạng. Bên
cạnh đó, tơi ln quan sát hoạt động của các em để có những nhận xét, đánh giá

chính xác, có những lời khen, hình thức khen thưởng những em tham gia tích cực,
đạt kết quả tốt, đồng thời định hướng, giúp đỡ cho các em còn chậm, chưa nhiệt
tình trong mọi hoạt động để các em khắc phục.
2.2.5. Xây dựng nội quy lớp học và bảng thi đua
Ngay từ đầu năm học ,trong tiết sinh hoạt tập thể, tôi đã tổ chức cho học sinh
bầu ra một Hội đồng tự quản lớp học và xây dựng nội quy chung để cả lớp cùng
thực hiện. Hội đồng tự quản gồm có 1 Chủ tịch Hội đồng tự quản ,2 Phó chủ tịch
Hội đồng tự quản và các Ban tham gia Hội đồng tự quản (Ban học tập, Ban quyền
lợi, Ban sức khỏe, Ban vệ sinh, Ban văn nghệ, ... Nhiệm vụ các ban là nhắc nhở để
các bạn thực hiện đúng nội quy lớp đề ra. Lớp đã liệt kê những việc nên và không
nên và lập thành bảng: Quy ước lớp mình. Giáo viên đã định hướng cho học sinh
một số biểu hiện và hành vi đạo đức giúp học sinh đề ra những việc làm thiết thực
nhằm hình thành và phát triển phẩm chất. Cụ thể:
- Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục.
- Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm.
- Trung thực, kỉ luật, đồn kết.
- u gia đình, bạn bè và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước.

TT
1
2
3
4
5
6

Nên
Đi học đúng giờ
Đúng tư cách đội viên
Làm bài tập đầy đủ

Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè
Giữ vệ sinh cá nhân
Nói lời hay, làm việc tốt
7

Khơng nên
Nghỉ học tự do
Mặc áo quần xộc xệch
Nói chuyện riêng
Đánh bạn
Nói dối
Nói tục


Một số giải pháp nâng cao chất lợng giáo dục ®¹o ®øc cho
häc sinh líp 3
7

Giữ vệ sinh trường, lớp
Vẽ bậy, vứt rác bừa bãi
Bảng quy ước lớp mình

- Những học sinh thực hiện tốt nội quy lớp học sẽ được giáo viên chủ nhiệm tặng
hoa chăm ngoan, hoa học - giỏi, hoa sáng tạo,... dán vào bảng thi đua của lớp.
Bảng thi đua được thiết kế theo mỗi tổ. Học sinh nào được khen thưởng sẽ được
dán hoa điểm tốt vào bảng. Cuối mỗi tuần, bạn nào trong tổ có số hoa nhiều nhất,
tổ nào có số hoa nhiều nhất sẽ được khen thưởng. Phong trào thi đua đạt nhiều hoa
điểm tốt đã rộ lên trong lớp học: các em hăng say phát biểu, chăm ngoan, lễ phép,
được của rơi trả lại, giúp đỡ bạn bè để được nêu gương sáng của tuần. Những học
sinh vi phạm nội quy lớp học sẽ bị trừ hoa hoặc bằng các hình thức trực phạt. Ví

dụ: Trong giờ ra chơi, có một học sinh đánh bạn thì sẽ bị Ban nề nếp nhắc nhở và
báo cáo với giáo viên về việc vi phạm và bị trừ số hoa đã có. Bên cạnh đó, trên
bảng thi đua cịn có thơng tin về ngày sinh của mỗi học sinh, các học sinh sinh
cùng tháng sẽ được tổ chức sinh nhật chung nên các em rất vui và hào hứng. Các
em được sống trong tình yêu thương, sự quan tâm của bạn bè, của cô giáo để từ đó
ý thức hơn về vai trị của bản thân, chăm ngoan hơn để khơng phụ lịng của cô và
bạn bè.
2.2.6. Phối kết hợp với các lực lượng khác
- Đối với Đội TNTP Hồ Chí Minh:
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên trao đổi với Tổng phụ trách Đội về việc
thực hiện nề nếp, các hoạt động do Đội, nhà trường tổ chức để nắm rõ sự tiến bộ,
tích cực tham gia hoạt động của mỗi em từ đó có sự định hướng phù hợp giúp các
em thực hiện có hiệu quả.
- Đối với nhà trường:
Giáo viên đưa ra ý kiến trong các cuộc họp, hội ý hội đồng về những vấn đề
tác động đến đạo đức của học sinh:
+ Cần đưa ra những quy định rõ ràng về việc bn bán ở trước cổng trường
và phải xử lí thật nghiêm những trường hợp không chấp hành. Những hàng bán
bánh kẹo tràn lan lôi kéo các em mua hàng bánh ăn đầu giờ học, giờ ra chơi, đặc

8


Một số giải pháp nâng cao chất lợng giáo dục ®¹o ®øc cho
häc sinh líp 3
biệt là giờ ra về làm mất vẻ đẹp học đường. Hơn thế trẻ nhiễm thói xấu ăn q vặt,
là một thói quen khơng tốt mà chúng ta cần giúp các em loại bỏ.
+ Cần thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà trường đối với việc đưa đón
con, hành vi ứng xử của phụ huynh ở trường học. Những hành vi của người lớn có
tác động rất lớn đến hành vi của trẻ. Bởi nhân cách của trẻ đang trên quá trình hình

thành và phát triển, rất mong manh và dễ bị ảnh hưởng từ những tác động xấu từ
bên ngồi.Ví dụ, cảnh phụ huynh đến tại trường học để đánh học sinh; cảnh phụ
huynh đưa đón con trước cổng trường rất lộn xộn: xe đậu tràn cả đường, một số
phụ huynh phì phèo thuốc lá, … Tất cả những hành vi đó đều ảnh hưởng đến nhận
thức của trẻ mà trẻ lại rất nhạy cảm để học theo những cái xấu. Do đó để thực hiện
tốt cơng tác giáo dục đạo đức cho trẻ phải có biện pháp để xử lí những hiện tượng
trên, đó là: yêu cầu phụ huynh thực hiện nghiêm túc giờ đưa, đón con; đậu xe đúng
nơi quy định; không tự tiện vào trường khi chưa được sự cho phép của bảo vệ.
- Đối với gia đình:
Trong những buổi họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm báo cáo tình hình
học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức của từng em cụ thể .
Đặc biệt người giáo viên chủ nhiệm phải hết sức khéo léo trong việc đưa ra
những nhận xét, quán triệt theo tinh thần “không được chê học sinh”. Cần dựa trên
những chuyển biến tốt của các em để cùng thống nhất với phụ huynh cách giáo dục
đạo đức đúng đắn cho con em họ. Chính mỗi giáo viên bằng tài năng sư phạm và
nghệ thuật thuyết phục cịn góp phần giúp cho phụ huynh có suy nghĩ tiến bộ hơn
trong giáo dục con cái.
Có thể nói gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của con người. Gia
đình và truyền thống gia đình ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và giáo dục
đạo đức cho học sinh. Mọi người trong gia đình có quan hệ đối xử tốt, quan tâm
chăm sóc lẫn nhau, có tơn ti trật tự; ơng bà, cha mẹ, anh chị thực sự là tấm gương
để các em noi theo thì đó là nền tảng để giáo dục đạo đức cho các em. Trái lại, một
gia đình lộn xộn, khơng có tơn ti trật tự, các thế hệ khơng tơn trọng lẫn nhau thì tư
tưởng đạo đức của học sinh nhất định sẽ bị ảnh hưởng không tốt.
9


Một số giải pháp nâng cao chất lợng giáo dục ®¹o ®øc cho
häc sinh líp 3
- Đối với xã hội:

Giáo viên chủ nhiệm phải tham mưu nhà trường tác động đến lãnh đạo địa
phương, các tổ chức đoàn thể khác về việc giám sát việc thực hiện hành vi đạo đức
của học sinh để các em không tham gia vào những tệ nạn xã hội bằng cách đưa ra
những quy định chung và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm. Học sinh luôn
chịu tác động, “thẩm thấu” từ nhiều kênh thông tin (internet, chat, game, ...). Đặc
biệt là một số tệ nạn xã hội bắt đầu tấn công, thâm nhập vào trường tiểu học như
hút thuốc lá, sử dụng ma túy, ...
Trước những tác động xấu đến đạo đức của học sinh đòi hỏi sự kết hợp của
nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Giáo dục thế
hệ trẻ không phải là nhiệm vụ riêng của nhà trường, cũng không phải là nhiệm vụ
riêng của giáo viên mà là nhiệm vụ của cả các bậc cha mẹ, của các tổ chức tồn thể
và cũng là trách nhiệm, nhiệm vụ cơng dân của mỗi người. Làm tốt công tác này
chứng tỏ năng lực huy động các lực lượng giáo dục học sinh của nhà trường nói
chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng. Sự kết hợp thống nhất 3 lực lượng này tạo
nên sức mạnh thúc đẩy sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, chuẩn bị nền
tảng để xây dựng những con người tiến bộ trong tương lai.
2.3. Kết quả
- Thống kê các hành vi vi phạm đạo đức của học sinh cuối học kì 1 năm học
2019-2020:
Lớp

Tổng
số HS

3A

29

Hành vi vi phạm
Đánh bạn


Nói tục

Thiếu trung thực

Vi phạm khác

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

0

0

0

0


2

6,9

8

27,6

Bảng thống kê các hành vi vi phạm đạo đức của học sinh cuối học kì 1
- Kết quả bộ mơn Đạo đức cuối học kì I:
Lớp

Hồn thành tốt

Hồn thành
10

Chưa hồn thành


Một số giải pháp nâng cao chất lợng giáo dục ®¹o ®øc cho
häc sinh líp 3
Tổng số

SL

%

SL


%

SL

%

19

65,5

10

34,5

0

0

HS
3A

29

Bảng kết quả bộ mơn Đạo đức cuối học kì I
- Kết quả đánh giá phẩm chất cuối học kì I:
Lớp

3A


Tổng số

Tốt

Đạt

Cần cố gắng

HS

SL

%

SL

%

SL

%

29

19

65,5

10


34,5

0

0

Bảng kết quả đánh giá phẩm chất cuối học kì I
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài
Tóm lược các giải pháp đã thực hiện:
Trong công tác giảng dạy môn Đạo đức và làm chủ nhiệm lớp, tôi đã nhận
thức được vai trò quan trọng của giáo viên trong việc giáo dục đạo đức cho học
sinh. Bên cạnh trang bị cho các em những chuẩn mực hành vi đạo đức cơ bản thì
việc định hướng cho các em về nhận thức và thực hiện hành vi đạo đức là yếu tố
quan trọng góp phần hình thành nhân cách của học sinh. Vì vậy tơi đã vận dụng
những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh như sau:
- Giáo viên định hướng cho học sinh nhận thức các chuẩn mực hành vi đạo đức
trong tiết dạy môn Đạo đức
Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học có lợi thế nhằm định hướng cho
học sinh về chuẩn mực hành vi đạo đức như: Kể chuyện, Đàm thoại, Thảo luận
nhóm, Trị chơi, ...
Vai trị của giáo viên là định hướng để các em tự tìm ra chuẩn mực hành vi
đạo đức. Việc làm này giúp mỗi học sinh đều được trải nghiệm để đi đến bài học
đạo đức cần hình thành.

11


Một số giải pháp nâng cao chất lợng giáo dục ®¹o ®øc cho
häc sinh líp 3

- Giáo viên định hướng cho học sinh cách thức giải quyết các tình huống trong
tiết dạy mơn Đạo đức
Để có được điều này, giáo viên phải tạo ra môi trường giao tiếp thân thiện,
cởi mở giữa cơ và trị. Trong bước tìm kiếm giải pháp trước mỗi tình huống bài
học, giáo viên cần chú ý:
+ Khơi gợi cho học sinh tự nêu ra cách ứng xử của mình trước mỗi tình huống.
Giáo viên cần tôn trọng mọi giải pháp học sinh đưa ra.
+ Phân tích các mặt ích lợi và hạn chế ở mỗi giải pháp để các em thấy được việc
nên hay không nên của hành vi nào đó. Giáo viên có thể bắt đầu từ các giải pháp
chưa tốt, lộ rõ mặt hạn chế và tự bản thân các em sẽ đánh giá được mặt ưu nhược
của giải pháp và đưa ra giải pháp lựa chọn.
- Tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh trong dạy học các mơn học khác
Tích hợp giáo dục đạo đức cũng là một yếu tố quan trọng trong mục tiêu cần
đạt được sau mỗi bài dạy. Trong dạy toán cần rèn cho các em đức tính cẩn
thận,tính kiên trì, nhẫn nại, niềm say mê, u thích học tập, biết quý trọng thời
gian,...Khi dạy Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, giáo viên bồi dưỡng cho các em
tình yêu quê hương, đất nước; yêu gia đình; biết sống bao dung, độ lượng, biết
đoàn kết với bạn bè; biết nói lời hay làm việc tốt; biết giúp đỡ mọi người; sống
trung thực, thẳng ngay, tinh thần bảo vệ lẽ phải, dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi, ...
Mỗi bài tập đọc, mỗi câu chuyện được nghe được đọc và cả những bài văn đều có
tác động đến việc thực hiện hành vi đạo đức của học sinh.
- Huy động học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Huy động học sinh tham gia tích cực vào HĐNGLL thơng qua các loại hình
hoạt động chủ yếu như: vui chơi, giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt
động xã hội theo chủ điểm trong tổ chức của học sinh (lớp, Sao, Đội, tổ chức tự
quản của học sinh ở địa bàn dân cư) hoặc theo phối hợp của nhà trường với cộng
đồng, lao động cơng ích (phù hợp với sức khỏe và khả năng) trong nhà trường
hoặc cộng đồng, hoạt động từ thiện giúp bạn có hồn cảnh khó khăn, người già cả,
tàn tật, neo đơn, ...
- Xây dựng nội quy lớp học và bảng thi đua

12


Một số giải pháp nâng cao chất lợng giáo dục ®¹o ®øc cho
häc sinh líp 3
Ngay từ đầu năm học, trong tiết sinh hoạt tập thể, giáo viên tổ chức cho học
sinh bầu ra một Hội đồng tự quản lớp học và xây dựng nội quy chung để cả lớp
cùng thực hiện. Nhiệm vụ các ban trong Hội đồng tự quản là nhắc nhở để các bạn
thực hiện đúng nội quy lớp học.
Những học sinh thực hiện tốt nội quy lớp học hoặc có kết quả học tốt sẽ được
giáo viên chủ nhiệm tặng hoa chăm ngoan, hoa học - giỏi, hoa sáng tạo,... dán vào
bảng thi đua của lớp. Bên cạnh đó, trên bảng thi đua cịn có thơng tin về ngày sinh
của mỗi học sinh, các học sinh sinh cùng tháng sẽ được tổ chức sinh nhật chung
nên các em rất vui và hào hứng. Các em được sống trong tình yêu thương, sự quan
tâm của bạn bè, của cơ giáo để từ đó ý thức hơn về vai trị của bản thân, chăm
ngoan hơn để khơng phụ lịng của cơ và bạn bè.
- Phối kết hợp với các lực lượng khác
- Đối với Đội TNTP Hồ Chí Minh:
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên trao đổi với Tổng phụ trách Đội về việc
thực hiện nề nếp, các hoạt động do Đội, nhà trường tổ chức để nắm rõ sự tiến bộ,
tích cực tham gia hoạt động của mỗi em từ đó có sự định hướng phù hợp giúp các
em thực hiện có hiệu quả.
- Đối với nhà trường
Giáo viên đưa ra ý kiến trong các cuộc họp, hội ý hội đồng về những vấn đề tác
động đến đạo đức của học sinh như: buôn bán trước cổng trường, đưa đón học
sinh...
- Đối với gia đình: Trong những buổi họp phụ huynh , giáo viên chủ nhiệm
báo cáo tình hình học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức của từng em cụ thể. Cần dựa
trên những chuyển biến tốt của các em để cùng thống nhất với phụ huynh cách
giáo dục đạo đức đúng đắn cho con em họ.

- Đối với xã hội
Giáo viên chủ nhiệm phải tham mưu nhà trường tác động đến lãnh đạo địa
phương, các tổ chức đoàn thể khác về việc giám sát việc thực hiện hành vi đạo đức

13


Một số giải pháp nâng cao chất lợng giáo dục ®¹o ®øc cho
häc sinh líp 3
của học sinh để các em không tham gia vào những tệ nạn xã hội bằng cách đưa ra
những quy định chung và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm.
Với việc sử dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng việc hình thành kĩ
năng thực hiện hành vi đạo đức cho học sinh, tôi thấy rằng:
+ Học sinh không chỉ lĩnh hội những tri thức về chuẩn mực hành vi mà còn
biết đưa ra cách xử lí phù hợp chuẩn mực đạo đức trong một số tình huống cụ thể.
+ Hiện tượng học sinh nói tục, đánh bạn khơng cịn. Các em nhận thức được
đó là việc khơng được làm, trái với nội quy của lớp và sẽ bị Hội đồng tự quản nhắc
nhở, bị trừ hoa điểm tốt hoặc bị trực phạt.
+ Khơng có hiện tượng lấy cắp đồ của bạn. Lớp đã hình thành một phong
trào rất tốt trong việc nhặt được của rơi trả cho người bị mất.
+ Một số em có những thói quen hành vi: xả rác bừa bãi, vệ sinh chưa sạch
sẽ, nói chuyện riêng,... đã tự giác sửa chữa và tiến bộ nhiều.
+ Đa số các em tham gia tích cực vào các hoạt động do Đội, nhà trường phát
động.
+ Khơng khí lớp học thân thiện, sơi nổi, đồn kết hơn.
Như vậy, việc áp dụng các giải pháp hình thành kĩ năng thực hiện hành vi
đạo đức cho học sinh đã mang lại những hiệu quả thiết thực trong dạy học bộ môn
Đạo đức và trong công tác chủ nhiệm lớp 3.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
- Ban lãnh đạo nhà trường quán triệt tinh thần dạy và học bộ môn Đạo đức thật

nghiêm túc, tăng cường dự giờ tiết Đạo đức để có hướng chỉ đạo dạy học hiệu quả.
- Nâng cao ý thức của mọi giáo viên trong việc giáo dục Đạo đức cho học sinh,
tích hợp trong các bài học (qua phần liên hệ giáo dục), trong mọi hoạt động ngoài
giờ lên lớp.

14



×