Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại trung tâm GDTX tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.51 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRUNG TÂM GIÁO DC THNG XUYấN TNH

Báo cáo kết quả
NGHIấN CU, NG DNG s¸ng kiÕn

Tên sáng kiến:
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN TẠI TRUNG TÂM GIÁO
DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH VĨNH PHÚC”

Tác giả sáng kiến: NGUYỄN THỊ HIỀN
Mã sáng kiến: 40.68.01


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Sau hơn 01 năm tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập, để đáp ứng nhu cầu học tập của
cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, người lao động và nhằm hoàn thiện
hệ thống giáo dục của tỉnh nhà, ngày 17/8/1998, Chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND)
tỉnh Vĩnh Phúc ký Quyết định số 2108/QĐ-UB, quyết định thành lập Trung tâm giáo
dục thường xuyên (GDTX) tỉnh Vĩnh Phúc. Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc ra đời
đánh dấu một bước phát triển mới trong sự nghiệp giáo dục của Vĩnh Phúc, mở ra
một cơ hội mới cho việc đào tạo nguồn nhân lực, tạo cơ hội học tập, thỏa mãn nhu
cầu học tập đa dạng, phong phú của cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh
viên, người lao động trong tỉnh.
Trong 21 năm xây dựng và phát triển, với quy mô cơ sở vật chất ngày càng hiện
đại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang bước những bước vững chắc khẳng
định vị trí và thương hiệu của mình trong sứ mệnh “nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân
lực” và đem lại cơ hội học tập, học thường xuyên, học suốt đời cho cán bộ, công


chức, viên chức, học sinh, sinh viên, người lao động, góp phần xây dựng xã hội học
tập tại Vĩnh Phúc.
Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Quyết
định số 01/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo ( GD&ĐT), ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục
thường xuyên và nhiệm vụ do UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh
Phúc giao, đó là: tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của
người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao cơng nghệ; chương trình đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ bao gồm: chương trình bồi
dưỡng ngoại ngữ, tin học; ứng dụng, công nghệ thông tin - truyền thơng; chương
trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn; chương trình đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao nghiệp vụ; chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ,
công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa
phương; chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông; liên kết
đào tạo với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đào tạo và cấp
bằng đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; điều tra nhu cầu học tập trên
2


địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất với Sở Giáo dục và đào tạo, với UBND
Tỉnh việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối
tượng; nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên... Từ
khi Trung tâm được thành lập cho đến nay, trung tâm ln hồn thành tốt các chức
năng nhiệm vụ được giao.
Thực hiện các chương trình liên kết đào tạo, trong đó các chương trình bồi
dưỡng ngắn hạn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm GDTX
tỉnh Vĩnh Phúc. Trung tâm thực hiện tốt nhiệm vụ này đã góp phần tích cực vào
việc góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành, cho tỉnh. Trong quá
trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế, Đảng, Nhà nước đã khẳng định con

người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Phát triển giáo dục
và đào tạo là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượng con người. Nghị quyết
Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “ Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định
sự phát triển của đất nước trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” và cũng đã
khẳng định: “ Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân
lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền
vững đất nước”, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học,
công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng và là lợi thế
cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của tồn dân, của mọi thành phần kinh
tế, trong đó, lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ quản lý và đội ngũ công
nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu đa dạng, đa tầng của cơng nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực,
ngành nghề. Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa địi hỏi phải đủ
số lượng cân đối về cơ cấu và trình độ, có khả năng nắm bắt và sử dụng các
thành tựu khoa học và cơng nghệ tiên tiến của thế giới và có khả năng sáng tạo
công nghệ mới. Trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập, cùng với khoa học và công nghệ, Giáo dục và Đào tạo đã được Đảng ta coi
là “quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài”. Bởi vậy việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ,
kiến thức, kỹ năng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên
và người lao động là rất cần thiết. Tuy nhiên trong những năm gần đây trong khó
khăn chung của công tác tuyển sinh mở lớp đối với tất cả các đơn vị liên kết đào
tạo, thì các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh
Phúc cũng gặp khơng ít khó khăn.
3


Hơn nữa, để thực hiện tốt Kế hoạch xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai
đoạn 2013-2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc theo chủ trương của Đảng và Nhà nước,

việc tổ chức các chương trình liên kết đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp và bồi dưỡng các chuyên đề ngắn hạn tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc
đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ
năng của cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, người lao động tại địa
phương giữ một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa xã hội
của tỉnh trong xu thế hội nhập và đổi mới hiện nay. Vì vậy, để tìm ra các biện pháp
nâng cao hiệu quả các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm GDTX tỉnh
Vĩnh Phúc có chất lượng là rất cần thiết và quan trọng đối với Trung tâm GDTX tỉnh.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi lựa chọn
sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các
chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc”. Sáng
kiến có ý nghĩa thiết thực với công việc của một cán bộ quản lý, với mục đích
nâng cao hiệu quả việc tổ chức các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn của Trung
tâm.
2. Tên sáng kiến:
“Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình bồi dưỡng
ngắn hạn tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc”.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: NGUYỄN THỊ HIỀN
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0987493738
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hiền

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Quản lý và nâng cao chất lượng các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung
tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc .
4



6. Sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Bắt đầu từ năm 2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1.Về nội dung của sáng kiến:
Xuất phát từ thực tiễn công tác bồi dưỡng ngắn hạn của Trung tâm GDTX
tỉnh Vĩnh Phúc những năm qua, qua khảo sát thực tế, căn cứ vào nhu cầu học tập
nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức, học sinh, sinh viên và người lao động trong tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu học
tập đa dạng, phong phú của nhân dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục,
phát triển nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng phục vụ các mục tiêu phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế, tôi đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc
tổ chức các chương trình bồi dưỡng ngăn hạn tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc
như sau:
7.1.1. Xây dựng và triển khai kế hoạch
Xây dựng kế hoạch là cơ sở để triển khai công việc. Khi xây dựng kế hoạch,
bản thân thiết nghĩ cần phải dự báo được những lĩnh vực, ngành nghề phù hợp với
thị trường lao động, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, để
tham mưu với UBND tỉnh, với Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch tổ chức các chương
trình liên kết đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và bồi dưỡng các
chuyên đề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao trình độ chun mơn,
nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng, tin học, ngoại ngữ... của cán bộ, công chức, viên
chức, học sinh, sinh viên, người lao động tại địa phương.
Khi xây dựng kế hoạch cần bám sát những văn bản hướng dẫn của các cấp,
ngành để triển khai mở lớp. Kế hoạch mở lớp đồng hành cùng kế hoạch tuyển sinh
phải sát thực thông qua khảo sát nguồn tuyển sinh ở các sở, ban, ngành, các huyện
thị, các nhà trường, các xã, phường, thị trấn và đáp ứng được nhu cầu học tập của
người học.
Trong kế hoạch cần phải cụ thể đối với từng chương trình bồi dưỡng đáp ứng

nhu cầu học tập đa dạng, phong phú của nhân dân, với phương châm “người học
cần gì, nhà trường có nấy”.
Sau khi xây dựng, kế hoạch cần được quán triệt, triển khai thực hiện đến
toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Kế hoạch cần xác định rõ
5


mỗi mảng cơng việc đều có các phịng chun mơn chịu trách nhiệm chính. Chằng
hạn mảng liên kết đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, bộ
phận chịu trách nhiệm chính (đầu mối) là phịng Quản lý đào tạo; tổ chức các
chương trình bồi dưỡng ngắn hạn để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ,
kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu học tập của cán bộ, công chức, viên chức, học
sinh, sinh viên, người lao động…do phịng Bồi dưỡng nâng cao trình độ chịu trách
nhiệm chính (đầu mối); hay tổ chức các lớp tin học, ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu
người học do phòng Tin học- Ngoại ngữ chịu trách nhiệm chính (đầu mối), cịn các
phịng, ban khác có trách nhiệm phối hợp tuyển sinh và tham gia quản lý khi các
lớp thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
7.1.2. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên,
nhân viên trong đơn vị về công tác bồi dưỡng ngắn hạn
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ,
giáo viên, nhân viên trong đơn vị về công tác bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm
GDTX Tỉnh. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Giải
pháp này giúp cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên thấy rõ được trách nhiệm
của mình trong cơng tác khai thác nguồn tuyển sinh mở lớp, coi đó là cơng việc
chung của tất cả mọi người trong đơn vị. Nó gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ mỗi
cán bộ, giáo viên, nhân viên. Để các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn thực sự có
hiệu quả khi mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận thức một cách đầy đủ về trách
nhiệm của cá nhân đối với nhà trường. Từ đó bản thân mỗi cá nhân trong đơn vị sẽ
trở thành một tuyên truyền viên tích cực làm cơng tác tuyển sinh, theo đó thơng tin
tuyển sinh sẽ được lan tỏa nhanh chóng tới người có nhu cầu học tập. Đồng thời cán

bộ, giáo viên, nhân viên phải nhiệt tình tư vấn, hỗ trợ người học trong việc lựa chọn
chương trình bồi dưỡng phù hợp. Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên khơng chỉ nhiệt
tình, trách nhiệm trong cơng tác tuyển sinh, mà cịn tậm tâm, trách nhiệm cao với
công việc quản lý học viên thực hiện các chương trình bồi dưỡng theo đúng quy
định, để cung ứng dịch vụ, cơ hội học tập tốt nhất cho người học. Điều kiện này là
yếu tố quan trọng giúp nhà trường có được niềm tin của người học, của nhân dân và
phát triển bền vững.
7.1.3. Tăng cường thông tin quảng cáo, điều tra khảo sát nhu cầu học tập của
nhân dân, đẩy mạnh tuyển sinh.
Tăng cường công tác thông tin, quảng cáo; Đổi mới công tác tuyển sinh.
Đây là giải pháp quan trọng nhằm thông tin, tuyên truyền, quảng bá các nội dung
về việc mở các lớp liên kết đào tạo, các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tới các
6


tập thể và cá nhân có nhu cầu học tập được biết. Giải pháp này có thể thực hiện
một cách đồng bộ dưới nhiều hình thức khác nhau như: gửi thông báo tuyển sinh
qua các học viên đang theo học tại Trung tâm; gửi qua đường bưu điện tới các sở,
ban, ngành, các huyện thị, xã phường trong tỉnh; thông báo trên Báo và Đài truyền
hình; đăng tải qua trang website của Trung tâm và cử cán bộ có nhiều kinh nghiệp
trực tiếp đến tư vấn, tuyển sinh tại các sở, ban, ngành, các nhà trường, các đơn vị
và các địa phương trong tỉnh... Căn cứ vào kế hoạch, thông báo tuyển sinh của
từng chương trình để có cách thức tư vấn tuyển sinh phù hợp.
Tăng cường khảo sát nguồn tuyển sinh ở các sở, ban, ngành, các nhà trường,
các đơn vị sự nghiệp, các huyện thị, xã, phường, thị trấn, các trung tâm, các khu
công nghiệp, các doanh nghiệp… Giải pháp này giúp nhà quản lý xây dựng được
một kế hoạch tuyển sinh mở lớp sát thực, đáp ứng được nhu cầu xã hội và nhu cầu
học tập của người học, đồng thời khắc phục tình trạng tuyển sinh kéo dài, khơng
tập trung, thậm chí khơng đủ số lượng người học để mở lớp.
Thành lập Ban Tuyển sinh: Ban tuyển sinh do Giám đốc Trung tâm quyết

định thành phần: Giám đốc là Trưởng ban, Phó ban là Phó giám đốc phụ trách, Uỷ
viên thường trực là Trưởng phòng Bồi dưỡng nâng cao trình độ, các thành viên là
đại diện một số phịng ban chun mơn và cán bộ làm cơng tác tuyển sinh thuộc các
phịng chun mơn. Ban này có trách nhiệm tư vấn, tham mưu xây dựng kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và đưa ra các chủ trương, cơ chế hoạt động cũng như
các phương thức tổ chức thực hiện. Ban Tuyển sinh hoạt động thường xuyên và báo
cáo rút kinh nghiệm theo từng tháng, từng quý, từng kỳ học trong năm, từ đó sẽ có
sự chỉ đạo và điều chỉnh, bổ sung kịp thời để cơng tác tuyển sinh ngày đạt hiệu quả
cao.
Hình thành mạng lưới cộng tác viên trong công tác khai thác nguồn tuyển
sinh: Giải pháp này thực hiện dưới hai hình thức: Cộng tác viên tập thể và cộng tác
viên cá nhân.
+ Cộng tác viên tập thể: Có thể chọn một vài huyện có vị trí địa lý gần nhau
làm một điểm cộng tác viên, đó là nơi giúp Trung tâm quảng bá thông tin tuyển sinh
và phát hành thu nhận hồ sơ đăng ký học tập cho Trung tâm.
+ Cộng tác viên cá nhân: Là hình thức các cá nhân ở mọi vùng miền trong
tỉnh làm có thể giúp Trung tâm trong việc giới thiệu và đăng ký người có nhu cầu
học tập tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm. Thông qua mạng lưới
cộng tác viên này mọi thông tin tuyển sinh sẽ đến được với người học ở mọi địa
danh, vùng miền trong tỉnh được kịp thời và đầy đủ, từ đó sẽ thu hút thêm người
7


học kéo theo quá trình mở lớp được nhanh gọn để thời gian tuyển sinh không quá
kéo dài.
7.1.4. Cung ứng cơ hội học tập tốt nhất cho người học
Hiện nay trên địa bàn, nhiều đơn vị cùng tuyển sinh chung những loại hình
đào tạo, bồi dưỡng. Điều này mở ra rất nhiều lựa chọn cho người học. Để thu hút
được người học tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm cần tạo được môi
trường học tập, bồi dưỡng thật tốt. Nhà trường cần phải cung ứng cho người học

một “dịch vụ”, cơ hội học tập tốt nhất. “Dịch vụ” ấy được thể hiện: đó là thái độ
hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ người học tận tâm, ứng xử chuẩn mực, phục vụ nhiệt
tình từ các phịng chun mơn, đến giáo viên chủ nhiệm, đến những người phục
vụ, bảo vệ…, tránh gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu người học. Làm sao để
người học muốn đến với nhà trường, và khi đã đến với nhà trường người học hoàn
toàn yên tâm và tin tưởng. Hãy làm tất cả trong điều kiện có thể để phục vụ người
học, mang lại cơ hội học tập tốt nhất cho người học. Đây là một trong những yếu
gây dựng thương hiệu cho nhà trường: là địa chỉ tin cậy liên kết đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ, chun mơn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng…cho người học.
Khi nhà trường giữ được thương hiệu cũng chính là nhà trường đã thành cơng
trong cơng tác tuyển sinh, phát triển liên kết đào tạo, bồi dưỡng.
7.1.5. Lựa chọn các trường đại học liên kết đào tạo, bồi dưỡng
Để thu hút mọi người tham gia học tập, bồi dưỡng, bản thân thiết nghĩ đơn vị
cần phải lựa chọn đối tác liên kết đào tạo, bồi dưỡng. Tâm lý chung người học rất chú
trọng những trường đại học mà họ tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chun mơn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng. Bởi vậy Trung tâm cần lựa chọn những
trường đại học đầu ngành, có uy tín, danh tiếng. Điều này giúp cho người học yên
tâm và tin tưởng với những chương trình học tập mà họ tham gia. Đây cũng là một
trong những yếu tố mang lại sự thành công trong công tác tuyển sinh, mở lớp, góp
phần thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
7.1.6. Giao khoán chỉ tiêu tuyển sinh cho các phòng chuyên môn
Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm của nhà trường, từ đó giao chỉ tiêu
tuyển sinh cho các phịng chun mơn. Tùy theo từng loại hình đào tạo để giao
nhiệm vụ cho các phịng. Chẳng hạn tổ chức các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn
thì phịng Bồi dưỡng nâng cao trình độ chịu trách nhiệm chính trong cơng tác tuyển
sinh và tuyển sinh bằng 50% chỉ tiêu tuyển, còn 50% chia đều cho các phòng khác
để cùng phối hợp thực hiện. Tương tự như vậy các phịng chun mơn thực hiện
8



nhiệm vụ được giao đóng vai trị chủ đạo sẽ chịu trách nhiệm tuyển sinh chiếm tỷ lệ
50% công việc phịng mình đảm nhận, cịn 50% sẽ chia đều cho các phịng chun
mơn cùng phối hợp tuyển sinh.
Giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các phịng chun mơn là một trong những biện
pháp hữu hiệu để đạt được mục tiêu đề ra. Các Trưởng phòng cam kết chỉ tiêu
tuyển sinh với nhà trường. Lấy kết quả tuyển sinh làm tiêu chí đánh giá và để xét
thi đua trong năm học. Từ đó các phịng chun mơn chủ động có kế hoạch tuyển
sinh đối với từng loại hình ở từng thời điểm nhất định. Đây cũng là biện pháp
khích lệ các phịng chun mơn, khích lệ giáo viên tích cực hơn, chủ động hơn
trong tuyển sinh, phấn đấu để đạt chỉ tiêu đề ra.
7.1.7. Duy trì tốt nền nếp, kỷ cương trong dạy và học
Việc duy trì tốt nền nếp, kỷ cương trong dạy và học là rất cần thiết. Nhà
trường cần quản lý chặt chẽ việc thực hiện nền nếp của học sinh sinh viên, theo dõi
việc thực hiện chương trình, lịch học, kế hoạch học, theo đúng các hợp đồng đã ký
với các trường đại học liên kết; theo dõi chặt chẽ các giờ học trên các lớp, tỷ lệ
chuyên cần của học viên để phối hợp cùng các trường liên kết xét việc hồn thiện
chương trình bồi dưỡng và cấp chứng chỉ, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo,
bồi dưỡng.
Các phịng chun mơn, giáo viên quản lý lớp cần có những giải pháp cụ thể để
tăng cường kỷ cương, nền nếp trong dạy- học. Giáo viên quản lý lớp luôn bám sát
lớp, đôn đốc, động viên học viên thực hiện nề nếp chuyên cần. Đồng thời có biện
pháp đối với những trường hợp vi phạm nội quy, việc thực hiện nền nếp, kỷ cương
của trường.
Đối với giảng viên các trường đại học tham gia giảng dạy: Trung tâm cần làm
việc với các nhà trường đại học trong việc chọn, mời những giảng viên nhiệt tình,
trách nhiệm, có kinh nghiệm giảng dạy, tích cực hợp tác với Trung tâm trong việc
phối hợp quản lý học viên.
Đồng thời tăng cường hoạt động tự quản của lớp, của ban cán sự đối với
việc thực hiện kỷ cương, nề nếp của học viên trong lớp.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nền nếp, kỷ cương

của giảng viên cũng như học viên.
7.1.8. Tạo mối quan hệ với các sở, ban, ngành
Tăng cường mối quan hệ với các sở, ban, ngành, các nhà trường, đơn vị và
các địa phương. Giải pháp này nhằm tạo ra sự đồng thuận, ủng hộ và tạo điều kiện
9


giúp đỡ của các cấp, các ngành về mở lớp, cũng như việc cung cấp nguồn nhân lực
có nhu cầu học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kiến
thức, kỹ năng để tham gia học tập bồi dưỡng tại Trung tâm.
7.1.9. Có cơ chế hợp lý đối với cơng tác tuyển sinh
Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích hợp lý. Đây là giải pháp mang tính
kích cầu trong cơng tác khai thác nguồn tuyển sinh, thực hiện các chương trình bồi
dưỡng. Cần phải xây dựng một cơ chế khen thưởng kịp thời đối với cán bộ, giáo viên,
nhân viên làm tốt công tác tuyển sinh và chế độ bồi dưỡng phù hợp đối với các cộng
tác viên trong công tác khai thác nguồn tuyển sinh. Căn cứ vào số lượng hồ sơ tuyển
sinh của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên để tặng thưởng phù hợp, có giá trị khích lệ
động viên những cán bộ, giáo viên tuyển sinh đạt và vượt chỉ tiêu.
Lấy kết quả tuyển sinh và quản lý học viên trong quá trình thực hiện các
chương trình liên kết đào tạo làm một trong những tiêu chí đánh giá kết quả lao
động, bình xét thi đua, khen thưởng cuối năm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân
viên. Đây cũng là một biện pháp tích cực khích lệ tinh thần, ý thức làm việc của
cán bộ, giáo viên.
7.1.10. Tăng cường co sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ học tập
Cần tăng cường cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa đảm bảo các điều kiện dạy học phù hợp với các loại hình
đào tạo khác nhau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Tiếp tục tạo dựng môi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, tạo khn viên
trường học xanh - sạch - đẹp, nhằm phục vụ và đáp ứng được tốt nhất cho việc dạy và
học tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc.

7.1.11. Tăng cường ứng dụng CNTT trong bồi dưỡng ngắn hạn
Việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) được xác định là một trong
những nhiệm vụ trong giai đoạn tới của ngành Giáo dục. Trong những năm qua,
tồn ngành Giáo dục và đào tạo đã tích cực triển khai, ứng dụng CNTT trong quản
lý, điều hành và giảng dạy, học tập. Đối với loại hình đào tạo khơng chính quy,
giáo dục thường xun, cơng nghệ thơng tin có vai trị quan trọng. Nó thúc đẩy
một nền giáo dục mở, giúp mọi người tiếp cận nhiều thông tin, thông tin nhiều
chiều nhanh, rút ngắn mọi khoảng cách, thu hẹp mọi khơng gian, tiết kiệm về thời
gian; từ đó, con người phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức, trí tuệ và tư
duy. Do đó, việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong lĩnh vực Giáo dục nói chung,
cơng tác quản lí và giảng dạy nói riêng đang ngày càng trở nên cấp thiết. Hơn nữa
chúng ta đang sống trong thời đại kỹ thuật số, nên việc ứng dụng CNTT được lãnh
10


đạo nhà trường, toàn thể giáo viên trong đơn vị rất quan tâm, việc ứng dụng CNTT
đã đem lại nhiều kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối làm việc, hiệu quả công
tác của các bộ phận, tổ chức đoàn thể, từng cá nhân trong đơn vị.
Đối với công tác bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc,
việc ứng dụng CNTT càng trở nên cần thiết, giúp cho các hoạt động của công tác
này được kịp thời, nhanh gọn, chính xác, hiệu quả và thực hiện đa dạng các loại
hình, hình thức học tập. Ứng dụng CNTT trong quản lý hồ sơ học viên; trong việc
triển khai nội dung, chương trình, kế hoạch học tập, kế hoạch thi cử, kết quả học
tập; trong đào tạo bồi dưỡng. Đặc biệt ứng dụng CNTT trong đào tạo, đào tạo trực
tuyến. Hình thức học tập này tạo điều kiện học thuận lợi, mở ra cơ hội học tập cho
tất cả mọi người ở mọi vùng miền với mọi thời gian khác nhau, đáp ứng mọi nhu
cầu học tập khác nhau trong xã hội, học thường xuyên, học tập suốt đời của nhân
dân. Học online giúp cho người học chủ động học tập thông qua nhiều kênh thông
tin, bằng các phương tiện và học liệu thích ứng với điều kiện học tập của từng
người. Tham gia học tập bằng việc ứng dụng CNTT, học viên ngoài việc tiếp cận

kiến thức qua học liệu, giáo trình được biên soạn theo hướng tự học có tính tương
tác cao, cịn tiếp cận kiến thức qua băng hình, băng tiếng, đĩa CD, qua Internet với
giáo trình điện tử cùng tài khoản được cấp khi nhập học và nhận được sự hỗ trợ tối
đa từ các giảng viên.
Như vậy tăng cường ứng dụng CNTT sẽ mang lại chất lượng và hiệu quả nhất
định trong cơng tác quản lý các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn. Công nghệ thông
tin giúp cho công việc quản lý đầy đủ hơn, khoa học hơn, minh bạch và dân chủ
hơn.
7.1.12. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch
Nhà trường cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức các các chương
trình bồi dưỡng để đảm bảo những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các
trường đại học, và phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong quá trình tổ
chức, triển khai (nếu có). Kiểm tra là một biện pháp ngăn ngừa những sai phạm có
thể xảy ra, ngăn chặn đẩy lùi những hạn chế, khuyết điểm. Bởi vậy công tác kiểm tra
được làm thường xuyên sẽ hạn chế những lỗi trong khi thực hiện nhiệm vụ và mang
lại hiệu quả công việc cao.
Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả thực hiện kế hoạch
của các phòng chuyên môn, các bộ phận, cá nhân theo tháng, quý, học kỳ, năm,
nhằm kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phù hợp với thực tiễn để mang lại hiệu
quả cao nhất.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
11


Những giải pháp sáng kiến đưa ra đã áp dụng ở Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh
Phúc từ năm 2018 mang lại hiệu quả đáng khích lệ trong việc tổ chức các chương
trình bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc. Những giải pháp này
cịn có thể áp dụng và là tài liệu tham khảo hữu ích cho tất cá các trung tâm GDTX
cấp tỉnh trong cả nước.
8. Những thơng tin cần được bảo mật:

Khơng có
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên giúp cho Trung tâm có những điều kiện thuận
lợi và có cơ chế phù hợp để thực hiện và hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn
vị;
Sự chủ động, ý thức trách nhiệm cao của cán bộ quản lý và giáo viên. Tập thể
cán bộ, giáo viên và nhân viên của Trung tâm cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm
của mình trong cơng tác khai thác nguồn tuyển sinh mở lớp bồi dưỡng, coi đó là cơng
việc chung của tồn thể cơ quan và gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ mỗi cán bộ,
giáo viên. Mỗi cán bộ, giáo viên sẽ là một tun truyền viên tích cực làm cơng tác
tuyển sinh, theo đó thơng tin tuyển sinh sẽ được lan tỏa nhanh chóng tới người có nhu
cầu học tập;
Giao việc đúng với năng lực của giáo viên. Ban Giám đốc cần am hiểu năng lực
và hoàn cảnh từng cán bộ, giáo viên, nhân viên. Khi hiểu rõ năng lực, sở trường của
mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, cần giao việc phù hợp để cán bộ, giáo viên phát huy
hết năng lực của mình;
Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm với các trường đại học liên kết đào tạo,
bồi dưỡng, với các sở, ngành và người học;
Cơ sở vật chất đảm bảo;
Cơ chế khen thưởng phù hợp, kịp thời. Nhà trường cần xây dựng cơ chế khuyến
khích hợp lý mang tính kích cầu trong cơng tác tuyển sinh. Cần phải xây dựng một cơ
chế khen thưởng kịp thời đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên làm tốt công tác tuyển
sinh và chế độ bồi dưỡng phù hợp đối với các cộng tác viên trong công tác khai thác
nguồn tuyển sinh.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được
12


10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Trung tâm GDTX Tỉnh thực hiện chức năng nhiệm vụ được UBND Tỉnh và Sở

GD&ĐT giao. Trong những năm qua, Trung tâm GDTX Tỉnh đã hồn thành xuất sắc
nhiệm vụ. Quy mơ đào tạo ngày càng ổn định và phát triển, ngành nghề đào tạo ngày
càng đa dạng, phong phú, đáp ứng đào tạo theo nhu cầu xã hội phục vụ cho sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc đã khẳng
định được vị trí của mình trong ngành Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Vĩnh Phúc: đơn
vị là địa chỉ tin cậy cung ứng cơ hội học tập thường xuyên, học suốt đời, góp phần
tích cực xây dựng xã hội học tập tại Vĩnh Phúc. Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc
đang mở rộng phát triển liên kết đào tạo theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, loại
hình và trình độ đào tạo; từ trung cấp đến cao đẳng, đại học; ở các khối ngành sư
phạm đến các khối ngành kĩ thuật, kinh doanh; với các loại hình đào tạo vừa làm vừa
học đến các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo e-learning; mở rộng đào tạo văn bằng 2;
tăng cường các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, cập nhật kiến thức, chuyển giao công nghệ,
bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ cho cán bộ công chức, viên chức, học sinh, sinh viên,
người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; tổ chức các chương trình giáo dục khởi
nghiệp nhằm giúp thanh niên, học sinh, sinh viên và người lao động nhận thức đúng
đắn về khởi nghiệp, khơi dậy tinh thần tự tạo việc làm, tự thân lập nghiệp; tổ chức
các lớp giáo dục về kĩ năng cho học sinh, sinh viên; tăng cường tổ chức các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, để tạo nhiều sân chơi bổ ích cho các em. Tất
cả đều đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của người học.
Đối với công tác bồi dưỡng ngắn hạn, Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc liên kết
đào tạo, bồi dưỡng các chuyên đề ngắn hạn và cấp chứng chỉ đáp ứng nhu cầu người
học tập trung ở một số loại hình: Nghiệp vụ Kế tốn, Kế tốn trưởng, Vệ sinh an toàn
thực phẩm.. cho khoảng 150 - 250 học viên mỗi năm; liên kết với trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm hà Nội 2, Đại học Thủ đô tổ chức các lớp bồi dưỡng
chuẩn chức danh nghề nghiệp cho gần 1500 giáo viên các trường mầm non, tiểu học,
trung học cơ cở, trung học phổ thông trong năm 2018; hỗ trợ các trường đại học tuyển
sinh, tổ chức học bổ sung kiến thức, ôn thi cao học cho những cán bộ, cơng chức, viên
chức có nhu cầu, tập trung ở các chuyên ngành như: Quản lý Giáo dục, Quản lý Kinh
tế, Luật Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin cho khoảng 100 học viên
mỗi năm.

Những năm qua, đơn vị đã tham gia bồi dưỡng kiến thức ứng dụng Công nghệ
thông tin cho 959 cán bộ xã, phường trong tỉnh; bồi dưỡng kiến thức Tin học và Tiếng
Anh cho 125 học viên các trường, các sở, ngành.

13


Trung tâm còn phối hợp với các sở, ngành, các cơ quan, đơn vị thường xuyên tổ
chức các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động, mỗi năm có khoảng trên 2000 lượt người tham dự. Hiện tại Trung tâm
liên kết với các các trường đại học tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn các chuyên đề
và cấp chứng chỉ theo yêu cầu người học.
KẾT QUẢ CÁC CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN NHỮNG NĂM
QUA
Bồi dưỡng ngắn hạn
Năm

2016

2017

2018

Nghiệp vụ Kế
toán, Kế toán
trưởng

Chuẩn chức
danh nghề
nghiệp giáo viên


Kiến thức Tin
học, Tiếng Anh

120 học viên

kỹ năng sống
01 lớp khởi nghiệp
với 30 học viên,

90 học viên

90 học viên

Giáo dục khởi
nghiệp,

02 lớp MC cơ bản
với 30 học viên

240 học viên

1.490 học viên

40 học viên

01 lớp MC cơ bản,
01 lớp luyện chữ, 01
lớp tham gia chương
trình Trại hè triệu

phú với 60 học viên.

125 học viên

01 lớp MC cơ bản,
01 lớp luyện chữ, 01
lớp khiêu vũ.

14


Nhìn vào bảng thống kê các chương trình liên kết đào tạo trên cho thấy
công tác tuyển sinh trong những năm qua mặc dù gặp khơng ít khó khăn, song
với sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Cấp ủy, Ban Giám đốc, cùng với sự
đoàn kết cố gắng phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà
trường, đặc biệt là việc triển khai áp dụng một cách đồng bộ, hợp lý và khoa
học các biện pháp khai thác nguồn tuyển sinh (như đã đề cập ở trên) nên công
tác tuyển sinh mở các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm GDTX
tỉnh trong năm qua đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
Từ năm 2016 trở lại đây các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn, được tăng
cường, mở rộng, nhất là năm 2018, đã đáp ứng được nhu cầu học tập thường
xuyên, học tập suốt đời của nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực của tỉnh và xây dựng xã hội học tập tại Vĩnh Phúc.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Sáng kiến có cái nhìn tổng thể về các giải pháp nâng cao hiệu quả các
chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc. Sáng kiến
được áp dụng sẽ nâng cao hiệu quả các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại
Trung tâm GDTX tỉnh. Trung tâm khơng chỉ duy trì ổn định và mở rộng quy mơ
đào tạo với hình thức đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến

E-learning, mà cịn tăng cường mở rộng các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn,
đáp ứng mọi nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân, góp phần nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực của tỉnh.

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu:
Số
TT

Tên tổ chức/cá nhân

1

Phịng Bồi dưỡng nâng cao
trình độ

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực

Trung tâm GDTX
tỉnh Vĩnh Phúc

áp dụng sáng kiến
Nâng cao hiệu quả các chương
trình bồi dưỡng ngắn hạn

15



2

Cán bộ, giáo viên, nhân
viên

Vĩnh Yên, ngày… tháng 01
năm 2019
Thủ trưởng đơn vị
( Ký tên, đóng dấu)

Các phịng, ban của Nâng cao hiệu quả các chương
Trung tâm GDTX
trình bồi dưỡng ngắn hạn
tỉnh Vĩnh Phúc

………ngày….. tháng 01
năm 2019
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CÁP CƠ SỞ

Vĩnh Yên, ngày 18 tháng
01
năm 2019
Tác giả sáng kiến

Nguyễn Thị Hiền

16




×