SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC
THƯỜNG XUYÊN TỈNH THANH HOÁ
Họ và tên: Phạm Ngọc Thành
Chức vụ: Phó Giám đốc
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý đào tạo
THANH HOÁ NĂM 2012
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang
I. Lời mở đầu 3
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 4
1. Thực trạng 4
1.1. Thực trạng quản lý đào tạo hiện nay tại các trung tâm 4
1.2. Thực trạng quản lý đào tạo hiện nay tại trung tâm
GDTX tỉnh Thanh Hoá 5
2. Những ưu điểm và khuyết điểm 5
2.1. ưu điểm. 5
2.2. Khuyết điểm. 6
B. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO HỆ VLVH
1. Các giải pháp thực hiện. 6
2. Các biện pháp quản lý đào tạo cụ thể 7
C. KẾT LUẬN
1. Kết luận 9
2. Kiến nghị và đề xuất 11
2.1. Đối với UBND tỉnh Thanh Hoá
2.2. Đối với trường Đại học, Học viện
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
PHỤ LỤC 13
2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU:
Phát triển Giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực cho phát triển kinh tế – xã
hội. Giáo dục - Đào tạo là cơ sở để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thành
công.
Xuất phát từ quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo về tham gia học tập
hệ vừa làm vừa học ( VLVH ) chỉ dành cho cán bộ công chức viên chức đang công
tác trong các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp ( 95% ).
Đối tượng này do điều kiện chiến tranh không tham gia học ở các hệ khác được
đã lớn tuổi. Đây cũng thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Đất nước ta đã
hoà binh được gần 40 năm. Mặt khác để đáp ứng với sự phát triển kinh tế-xã hôi
của đất ước nói chung và các Ngành nói riêng thì hiện nay các nhà lãnh đạo quản
lý đều có chung tư duy là tuyển những ngưòi có học vấn đào tạo hệ chính quy Vì
vậy đối tượng này ngày càng giảm đáng kể, do đó nguồn tuyển sinh ngày càng ít.
Bên cạnh đói, đào tạo hệ này cũng còn gặp khó khăn đối với các địa phương: Xa
các trường trung ương; Học viên trình độ không đồng đều, lứa tuổi chênh lệch; cơ
sở vật chất còn chưa đáp ứng kịp công tác Đào tạo- Bồi dưỡng.
Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Trường Đại học, Học viện, Viện, Ban
ngành các cấp đã có nhiều cuộc hội thảo, tổng kết, đánh giá chất lượng đào tạo bồi
dưỡng hệ vừa làm vừa học (VLVH ) hay còn gọi không chính quy (KCQ ). Đặc
biệt là các Trung Tâm Giáo dục thường xuyên cấp tỉnh (TTGDTX) trong toàn
quốc đã thành lập “ Câu lạc bộ Giám đốc”, nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm
quản lý phù hợp, hiệu quả đối với loại hình này. Tuy vậy sự quan tâm tạo điều kiện
của Bộ chủ Quản và địa phương chưa thật đúng mức. đó cũng là lý do tôi chọn đề
3
tài nghiên cứu khoa học: “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ vừa làm
vừa học tại Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hoá “.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Thực trạng công tác quản lý đào tạo: Do yêu cầu phát triển kinh tế- văn
hóa xã hội ở các Địa phương cần có đội ngũ cán bộ có trình độ. Vì vậy trong
những năm qua các trung tâm Giáo dục Thường xuyên ( GDTX ) tỉnh ngày càng
phát triển, lớn mạnh về cơ sở vật chất cũng như trong liên kết đào tạo với các
trường Đại học, Học viện đã đáp ứng một phần đáng kể cả về số lượng lẫn chất
lượng. Tuy nhiên việc liên kết đào tạo giữa các trường Đại học, Học viện với các
trung tâm GDTX cấp tỉnh cũng có nhiều bất cập như: mở quá nhiều lớp khi đội
ngũ giảng viên thiếu, quản lý mỗi trường cũng khác nhau trên cùng một Địa
phương, cơ sở vật chất không đảm bảo, dạy chay …
1.1. Thực trạng quản lý đào tạo hiện nay tại các Trung tâm GDTX tỉnh.
- Quản lý theo hợp đồng đào tạo.
- Quản lý giờ giảng theo kế hoạch.
- Quản lý việc thi hết học phần, giai đoạn của học viên, sinh viên.
- Đánh giá nhận xét (thông qua phiếu báo kết quả) của Trung tâm gửi cơ
quan, đơn vị có học viên học tại Trung tâm.
- Tổ chức toạ đàm rút kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm, đánh giá chất
lượng đào tạo giữa Trường trung ương- Trung tâm GDTX và cơ quan có cán bộ đi
học.
- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý
đào tạo.
- Quản lý và sử dụng tốt và có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo.
1.2. Thực trạng quản lý đào tạo hệ VLVH hiện nay tại Trung tâm GDTX
tỉnh Thanh Hoá.
4
Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hoá được thành lập ngày 06 tháng 6 năm
2003 theo quyết định số 1847/QĐ-CT của Chủ Tịch UBND tỉnh Thanh Hoá. Với
sự nỗ lực cố gắng vượt qua mọi khó khăn thử thách những ngày đầu mới thành lập,
đến nay đã gần được 10 năm. Tuy thời gian chưa nhiều nhưng đã liên kết được 15
Trường Đại Học, Viện, Học viện mở các loại hình đào tạo Tại chức, Từ xa, liên
thông… khoảng 15 chuyên ngành đào tạo, với 80 lớp hơn 6000 học viên, sinh
viên.
Qua chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, sơ kết, tổng kết từ năm học 2007-2008 đến
năm học 2010 - 2011 tôi thấy:
2. Những ưu điểm và tồn tại:
2.1. Ưu điểm:
- Trung tâm đã có những quy chế, qui định về công tác tổ chức quản lý đào
tạo liên kết cho cán bộ làm công tác quản lý đào tạo, thường xuyên bổ sung cặp
nhật hàng năm.
- Quy định trong công tác khai thác nguồn tuyển sinh năm 2012.
- Để tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý Giám đốc đã có quyết định về
chức năng nhiệm vụ của Giáo viên Quản lý lớp và Ban cán sự lớp trong học tập và
rèn luyện của khoá học.
- Thống nhất các loại hồ sơ quản lý lớp theo mẫu chung ( 07 loại hồ sơ ).
- Cán bộ qủan lý ở Trung tâm có kinh nghiệm và đã nhiều năm làm công tác
quản lý, được đào tạo chính quy ở các trường đại học và phần lớn là các trường
Đại học Sư Phạm.
- Đại đa số học viên, sinh viên xác định rõ mục tiêu đi học là để có kiến thức
nhằm năng cao hiệu quả công tác ở đơn vị.
- Đối tượng phần lớn đang công tác nên có kinh nghiệm, vốn sống thực tiễn
- Học viên đang ở độ tuổi sung sức.
- Kết quả từng năm học, khoá học, ngành học được nâng lên rõ rệt ( có bảng
tổng hợp kết quả tốt nghiệp kèm theo ).
5
2.2. Khuyết điểm:
+ Đối với các cơ sở đào tạo với Trung tâm
- Chưa thực sự quan tâm, tạo điều kiện về cơ chế và cộng đồng trách nhiệm
tạo nguồn tuyển sinh cho Trung tâm.
- Cách quản lý đào tạo hệ Vừa làm vừa học tại địa phương còn khác nhau ở
các trường, Giảng viên còn giảng dạy chay, giảng cuốn chiếu nhiều. Có trường còn
cử cán bộ mới ra Trường đi giảng.
- Kế hoạch học tập của năm học, kỳ học, đợt học còn có lúc thụ động , chưa
khoa học.
- Một số Trường tổ chức thi học phần chưa thật làm tốt công tác tham gia
cùng trách nhiệm với địa phương, còn làm theo ý thích cá nhân giảng viên, thậm
chí có lúc còn thiếu sự hợp tác tôn trọng nhau.
- Kết quả các môn thi học phần còn quá chậm dẫn đến việc tổ chức thi lại bị
dồn nén, gây khó khăn cho học viên về thời gian và kết quả .
+ Đối với Trung tâm:
- Công tác đào tạo bồi dưỡng nói chung và công tác liên kết đào tạo nói
riêng chưa thực sự trở thành nhiệm vụ, trách nhiệm của mọi cán bộ giáo viên
Trung tâm.
- Năng lực và trình độ của cán bộ quản lý chưa đồng đều, một số còn thiếu
kinh nghiệm, phần lớn chưa được qua đào tạo bồi dưỡng công tác quản lý, chất
lượng đào tạo còn hạn chế.
- Cơ sở vật chất thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo trong giai đoạn
hiện nay.
+ Đối với học viên.
- Tuổi cao, chênh lệch, ý thức học chưa cao, học còn mang tính đối phó,
trung bình chủ nghĩa.
- Thời gian đầu tư cho tự học còn quá ít.
6
- Học viên tham gia học hệ VLVH hiện nay phần lớn chưa có công ăn việc
làm ổn định, nên ý thức học hạn chế
B. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO HỆ VLVH TẠI TRUNG TÂM
GDTX TỈNH THANH HOÁ.
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
Mục tiêu đào tạo của Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hoá là đào tạo cán bộ mà
sau khi tốt nghiệp ra trường có đủ phẩm chất, đạo đức và năng lực chuyên môn,
đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện
đại hoá đất nước. Để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo, Trung tâm phải tập trung làm
tốt công tác quản lý đào tạo sau:
1. Thực hiện tốt quy trình tuyển chọn (công tác tuyển sinh đầu vào) đúng quy
chế của Bộ GD&ĐT. Đào tạo liên kết như hệ VLVH phải phù hợp đáp ứng với
nhu cầu của người học, quản lý phải thống nhất, tránh tuỳ tiện.
2. Chọn cử những cán bộ giáo viên có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn
làm công tác quản lý phù hợp với ngành học của người học.
3. Hàng năm cần có kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao
nghiệp vụ quản lý và đi học tập trao đổi kinh nghiệm với các Trung tâm GDTX
tỉnh bạn.
4. Tổng kết đánh giá năm học tìm nguyên nhân, tồn tại, rút ra những bài học
kinh nghiệm trong liên kết đào tạo.
5. Thường xuyên cập nhật các thông tin về đánh giá, định hướng, nghị quyết
của Tỉnh uỷ, của Đảng và Chính phủ về xây dựng và phát triển kinh té - Văn hoá
Xã hội trong từng năm, giai đoạn để liên kết đào tạo mở ngành học cho phù hợp.
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CỤ THỂ.
Để thực hiện tốt kế hoạch mở lớp liên kết đào tạo hàng năm với các trường
ĐH, Học viện tại trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hoá qua kinh nghiệm tôi thấy phải
thực hiện các bước sau đây:
7
1. Bước 1:
Khảo sát: Muốn có kế hoạch mở lớp thực hiện có hiệu quả , thì không thể
thiếu bước tìm hiểu, khảo sát nhu cầu cần đào tạo ( nói khác phải tìm nguồn đào
tạo ).
2. Bước 2:
Căn cứ vào thực tế khảo sát các ngành có nhu cầu đào tạo trong năm . Tổng
hợp lên kế hoạch mở lớp mới và thống nhất nên liên kết với trường nào phù hợp
( nếu ngành có nhiều trường cùng đào tạo ).
Trước khi báo cáo kế hoạch đào tạo của trung tâm lên cấp trên cần thông
qua cấp uỷ, Ban Giám đốc và cán bộ chủ chốt của đơn vị nhằm có thêm những ý
kiến hay tham gia cho kế hoạch.
3. Bước 3:
Sau khi kế hoạch được duyệt, tiến hành làm các văn bản xin mở lớp với các
trường liên kết đào tạo ( tuy nhiên để các văn bản được thực thi thì phải đi trước
một bước - đó là chủ động đặt hàng trước với các trường Đại học ).
4. Bước 4:
Thực hiện các giai đoạn làm công tác chuẩn bị và tổ chức tuyển sinh.
Sau khi thống nhất với các trường Đại học về triển khai kế hoạch tuyển sinh,
thời gian thi tuyển sinh và ra thông báo tuyển sinh ( hoặc xét tuyển ).
Phòng Quản lý đào tạo trung tâm căn cứ vào thông báo tuyển sinh của
trường liên kết đào tạo tiến hành:
+ Nhận và phát hành hồ sơ theo quy định của Trường liên kết đào tạo.
+ Thu và đi xét duyệt hồ sơ.
Tuỳ từng loại ngành dễ hay khó mở để chủ động xin và đề ra các biện pháp
quản lý hồ sơ và triển khai bán và thu nạp có hiệu quả nhất.
+ Tổ chức ôn luyện văn hoá và chuyên ngành ( nếu có yêu cầu của thí sinh ).
+ Tiến hành tổ chức và phục vụ thi tuyển sinh ( theo đúng quy chế ).
8
Sau khi có quyết định điểm chuẩn và danh sách trúng tuyển. Tổ hồ sơ của
Phòng kế hoạch - đào tạo phải tổng hợp đầy đủ:
- Số lượng hồ sơ bán ra ( thu vào )- Số đến dự thi tuyển sinh như thế nào ?
tức chênh lệch do mua không nạp, không đến dự thi.
- Số trúng tuyển, phân rõ:
Số thí sinh trúng tuyển, do Kết quả các môn thi ( nhằm k/tra rút
được tổ chức ôn luyện ? ra k/nghiệm cách tổ chức, kế hoạch,
( Nhằm so sánh ôn và không ôn ) thời gian trình độ giáo viên luyện ôn.
Nâng cao chất lượng Nâng cao đời sống và thu
tuyển sinh, uy tín TT nhập cho cán bộ, giáo viên.
5. Bước 5: ( Phần quản lý trực tiếp ).
Căn cứ vào số thí sinh trúng tuyển theo dõi quá trình đào tạo của khoá học.
Để làm tốt bước 5 cần phải:
+ Thống kê đầu vào, nhằm phân loại đối tượng: Tuổi đời-Giới tính-Dân tộc-
Cán bộ chủ chốt ( chủ yếu từ phó, trưởng phòng trở lên )- đúng ngành-trái
ngành…
( khối kinh tế, kỹ thuật ) để có phương pháp quản lý phù hợp và đạt hiệu quả cao.
+ Theo dõi thống kê sĩ số từng kỳ, từng năm học
+ Chất lượng đào tạo ( thông qua chấp hành nội quy, quy định của nhà
trường, trung tâm và kết quả cụ thể điểm thi học phần ).
+ Thống kê bỏ học: ( nêu rõ lý do )
9
Trình độ không theo được Chuyển trường, chuyển công tác Khó khăn kinh tế,
gia đình.
+ Thi tốt nghiệp
- So sánh sĩ số đầu vào đến khi thi tốt nghiệp.
- Kết quả thi.
6/ Bước 6: ( Nắm bắt việc phát huy năng lực trình độ của học viên và sử
dụng nhân lực của xã hội sau khi học viên tốt nghiệp ra trường ).
+ Sau khi tốt nghiệp 01 năm.
+ Sau khi tốt nghiệp 04 đến 05 năm.
( thống kê một số năm học về: số lượng học viên, chất lượng tuyển sinh, chất
lượng tốt nghiệp - có Biểu mẫu kèm theo ).
( Nguồn Phòng Quản lý đào tạo - Trungtâm GDTX tỉnh ).
Từ các bước thực hiện trong quá trình đào tạo giúp cho việc tổ chức bố trí
sắp xếp cán bộ giáo viên vào các vị trí hợp lý phù hợp với năng lực trình độ phát
huy hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đây là sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân thực hiện trong phạm vi Trung
tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh từ năm học 2007 – 2008 đến năm học 2011 –
2012 ( 5 năm từ năm 2007-2012 ). Nhằm chuẩn bị tư liệu cho đề tài nghiên cứu
khoa học cho những năm tiếp theo và báo cáo kinh nghiệm nhân chuẩn bị 10 năm
thành lập Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh ( 06/06/2003 – 06/06/2013 )
trong công tác liên kết đào tạo hệ vừa làm vừa học tại Trung tâm.
C. KẾT LUẬN:
1. Kết luận: Đối với trung tâm GDTX cấp tỉnh nói chung và trung tâm GDTX
tỉnh Thanh Hoá nói riêng, các biện pháp quản lý hệ Vừa làm vừa học ( VLVH )
trong liên kết đào tạo với các trường Đại học, Học viện, Viện nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo là một yêu cầu vừa cơ bản, vừa cấp bách trong thời kỳ công nghiệp
10
hoá, hiện đại hoá đất nước, vừa có những cơ hội mới, đồng thời cũng đứng trước
những thử thách mới, đòi hỏi Trung tâm phải tiếp tục vươn lên. Trước hết cần
phải:
- Từng bước tổ chức bộ máy hợp lý, gọn nhẹ, có đủ năng lực trình độ làm
công tác tuyển sinh, quản lý dạy của thầy và học của trò.
- Tăng cường, thường xuyên làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
quản lý, nhằm nắm bắt được nguồn và nhu cầu.
- Thường xuyên thực hiện công tác khảo sát tạo nguồn kế hoạch đào tạo hàng
năm phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của Địa phương và người học.
2. Kiến nghị và đề xuất:
2.1. Đối với UBND, Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hoá.
- Nên sớm duyệt kế hoạch đào tạo hàng năm ( tháng 11;12 năm trước ).
- Cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho ngành học khó mở khối kinh tế,
kỹ thuật ( Nông nghiệp, lâm nghiệp,…. ).
- Kiên quyết cấm liên kết đào tạo đối với những cơ sở không được phép và cơ
sở không đủ điều kiện mở lớp ( không có CSVC, đội ngũ quản lý )
- Phải tập trung về một đầu mối quản lý hệ vừa làm vừa học nhằm thống nhất
quản lý và đảm bảo chất lượng.
2.2. Đối với các trường đại học, Học vịên, Viện.
- Quan tâm chỉ tiêu đào tạo cho những tỉnh đông dân như tỉnh Thanh Hoá.
- Phối hợp công tác tuyển sinh ( bằng cơ chế, chính sách ) với cơ sở liên kết
đào tạo công bằng, hợp lý, bình đẳng.
- Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 42/BGD&ĐT về liên kết đào tạo.
- Phối hợp trong quản lý đào tạo ( nhất là trong thi cử ) đúng quy chế, quy định
và hợp lý, tránh tuỳ tiện, theo ý cá nhân.
- Hàng năm nên có đánh giá, trao đổi với Trung tâm về tình hình thực hiện dạy
và học, những yêu cầu, kiến nghị.
11
- Cố gắng tuân thủ tối đa trong thực hiện hợp đồng và kế hoạch dạy học
Không nên cử Giảng viên mới ra trường đi giảng hệ vừa làm vừa học tại các Địa
phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Các Báo cáo Hội thảo hàng năm của Hội nghị Câu lạc bộ Giám đốc các
Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tỉnh, Thành qua các năm học ( từ 2007- 2012 )
2, Chương trình hành động thực hiện NQ TW II về GD&ĐT của ngành
GD&ĐT
3. NQ Hội nghị lần thứ 4 của BCHTW khoá XI, NQ 04 của tỉnh uỷ về XD đội
ngũ cán bộ và đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu Thanh Hoá
thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020.
4 Quyết định thành lập Trung tâm GDTX tỉnh ( chức năng, nhiệm vụ, quy mô
đào tạo bồi dương hàng năm ).
5 Hội thảo Khoa học, Nâng cao chất lượng đoà tạo hệ VLVH - Trường Đại học
KTQD, GTVT, SPHN, NN, ĐH Vinh, Viện ĐHMở, DH Huế, ĐH Đà nẵng
6 Tập các văn bản quy định về công tác quản lý đào tạo hệ không chính quy của
Vụ Giáo dục Thường xuyên.
7. Những bài giảng về quản lý trường học – Hà Sĩ Hồ.
8. Xây dựng kế hoạch và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm trong
liên kết đào tạo của Trung tâm GDTX tỉnh.
12
SỞ GIÁO DUC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THANH HOÁ Độc lập- Tự do- Hạnh phục
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH
PHỤ LỤC
PHIẾU PHẢN HỒI Ý KIẾN SINH VIÊN
VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC GIẢNG DẠY, HỌC TẬP
Học kỳ Năm học
1, Tên môn học:
2, Lớp: Khoá
3, Thời gian học: từ ngày đến ngày
4, Hình thức học: Định kỳ, Cuối tuần, Hè, Bán ngoài giờ, Buổi tối ( gạch chân
cụm từ thích hợp ).
5, Thời lượng học trên lớp: ít, vừa phải, quá nhiều ( gạch chân ý kiến lựa chọn ).
6, Tài liệu học tập:
7, Đánh giá về nội dung, phương pháp giảng dạy và công tác quản lý ( bằng cách
cho điểm từ 1 đến 5, trong đó1 là thấp nhất, 5 là cao nhất ).
TT Nội dung phản hồi 1 2 3 4 5
1 Tính khoa học nội dung môn học
2 Tầm quan trọng môn học với nghề
nghiệp
3 Phương pháp giảng dạy của thầy
13
4 Chấp hành quy định về thời gian
Giảng dạy
5 Trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp
6 Quan hệ, giao tiếp với sinh viên
7 Quan hệ, giao tiếp với Trung tâm
8 Công tác tổ chức, quản lý của giáo
viên chủ nhiệm lớp
8, Các ý kiến khác:
Xin cám ơn sự hợp tác của Anh ( Chị ).
14
15