Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường mầm non001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.56 KB, 20 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC THAM MƯU ĐỂ
TĂNG TRƯỞNG CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở TRƯỜNG MẦM NON


Quảng Bình, tháng 5 năm 2015

2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC THAM MƯU ĐỂ
TĂNG TRƯỞNG CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở TRƯỜNG MẦM NON

Họ tên:
Hoàng Thị Lài
Chức vụ:
Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Trường Thủy

Quảng Bình, tháng 5 năm 2015


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:


Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân
được Luật giáo dục khẳng định, đây là bậc học vô cùng quan trọng, là cơ sở nền
tảng cho quá trình học tập và phát triển tư duy của trẻ, hình thành những cơ sở
ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam,
chuẩn bị tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường phổ thông.
Ngày nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta càng coi trọng vai trò của giáo
dục, quan tâm nhiều hơn và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới, phát triển đáp ứng
nhu cầu về học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng phẩm chất, năng lực
cần thiết trong thời kỳ cơng nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước.
Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Đổi mới căn bản,
toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hố, hiện đại hố, xã hội
hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục,
phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và
“Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng
nền văn hóa và con người Việt Nam". Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011
- 2020 đã định hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất
là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược". Chiến lược phát triển
giáo dục 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, định hướng
đổi mới GD&ĐT, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của đất
nước. Nghị quyết Trung ương VIII khóa XI có hẳn một chuyên đề dành cho
GD&ĐT đó là: “Đổi mới căn bản, tồn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu CNH,
HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc
tế”.
Đối với giáo dục Mầm non việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo
dục, chăm sóc ni dưỡng là u cầu cấp thiết ở nước ta trong giai đoạn CNH,
HĐH đất nước nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục Mầm
non.
Để đạt được mục tiêu trên, việc chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ mầm

non phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học của từng cơ sở giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng trước
hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ đồng thời tăng cường xây dựng cơ sở vật
chất và trang thiết bị trường học bởi đây là điều kiện, phương tiện để truyền tải
kiến thức, tư duy cho trẻ.
1


Ở trường Mầm non, nơi tôi công tác, trước đây trong điều kiện kinh tế cịn
gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất cịn nhiều thiếu thốn cơng tác chăm sóc giáo
dục trẻ cịn gặp nhiều hạn chế, phịng học chủ yếu là nhà thôn, mướn nhà dân
học tạm, bàn ghế chưa theo quy chuẩn, thậm chí các cháu phải ngồi học dưới
sàn đất hoặc kê miếng gỗ hay chồng sách vở làm bàn, đồ dùng đồ chơi còn thiếu
nhiều và đơn giản nên chưa phát huy được tính tích cực cho trẻ.
Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của cơ sở vật chất trang thiết bị đồ
dùng, đồ chơi ở cấp học Mầm non đã và đang đem lại tiềm năng sư phạm to lớn
cho việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ có hiệu quả. Vì thế, chúng
ta khẳng định cơ sở vật chất là một điều kiện cần thiết trong quá trình nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Trong q trình xây dựng phong trào giáo dục mầm non nói chung và sự
nghiệp GD&ĐT tạo nói riêng, việc tham mưu xây dựng cơ sở vật chất là trách
nhiệm đầu tiên của người cán bộ quản lý mà đặc biệt là người hiệu trưởng, muốn
chất lượng dạy và học đạt kết quả cao thì địi hỏi phải có cơ sở vật chất đầy đủ
từ phòng học, phòng chức năng, các loại đồ dùng trang thiết bị dạy học…vì đây
chính là điều kiện cần thiết để giúp trẻ phát triển nhanh hơn, đầy đủ hơn.
Trong cơng tác quản lý, có lẽ đề tài này đã được nhiều nhà quản lý giáo dục
nghiên cứu, song đối với bản thân tôi, là một người quản lý đang làm việc tại
trường thuộc vùng khó khăn, điều kiện kinh tế của địa phương còn nghèo, đời
sống của người dân quanh năm phụ thuộc vào nghề làm ruộng, làm rẫy, văn hóa
xã hội phát triển chậm, nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho

giáo dục rất hạn hẹp thì đây chính là vấn đề làm cho tơi quan tâm, trăn trở nhiều
hơn cả. Vì điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng chăm sóc giáo dục trong
nhiều năm qua, các cháu phải chịu nhiều thiệt thịi vì khơng được học trong một
ngơi trường khang trang, sạch sẽ, thoáng mát như các bạn ở vùng thuận lợi khác.
Và thế nên, đối với trường tôi, đây là một đề tài mới, vừa có tính thực tiễn, vừa
mang tính chiến lược lâu dài góp phần to lớn vào q trình xây dựng hồn thiện
cơ sở vật chất, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện đáp ứng
nhu cầu bức thiết về giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay và nhằm xây
dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Chúng ta khẳng định cơ sở vật chất là điều kiện, phương tiện để nhà
trường thực hiện tốt cơng tác chăm sóc, giáo dục và đồng thời hướng tới xây
dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Song, trong thực tế, theo phân cấp quản lý thì
Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp chưa thực sự đầu tư nhiều cho mầm non, cơ
sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế, chưa đáp ứng với sự nghiệp phát triển
giáo dục. Chính vì vậy, tơi ln trăn trở và tìm các giải pháp để tích cực tham
mưu với các cấp lãnh đạo, nhằm tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường mầm non
2


một cách có hiệu quả nhất. Sau đây tơi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của
mình với đề tài: "Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng trưởng
cơ sở vật chất ở trường Mầm non".
1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp:
Đề tài sáng kiến của tôi đi sâu vào việc nghiên cứu vấn đề tham mưu để
tăng trưởng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học nhằm nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Qua đó đưa ra những giải pháp có tính hệ thống nhằm áp dụng vào thực
tiễn mang lại hiệu quả trong công tác tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất
cho nhà trường ngày càng vững mạnh như: Nghiên cứu các tài liệu quy định về
chuẩn CSVC và trang thiết bị ở trường mầm non. Lập kế hoạch xây dựng cơ sở

vật chất. Xác định rõ trách nhiệm của Ban giám hiệu. Công tác tham mưu của
Hiệu trưởng để nhằm tăng trưởng CSVC, trang thiết bị dạy học trong nhà
trường. Cơng tác xã hội hố giáo dục. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng,
bảo quản CSVC, trang thiết bị dạy học của nhà trường.
1.3. Phạm vi áp dụng
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp trong công tác tham
mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường mầm non” với mục đích tăng
trưởng cơ sở vật chất, phục vụ tốt nhất cho cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ, phù
hợp với xu thế phát triển giáo dục mầm non hiện nay, Đề tài đã được áp dụng tại
trường tơi và có tính khả thi cao. Vì thế, đề tài này được áp dụng cho tất cả các
trường mầm non ở các vùng miền tại huyện Lệ Thủy và có thể áp dụng rộng rãi
ở các trường mầm non trong toàn tỉnh Quảng Bình.

3


2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
Đối với trường Mầm non tôi đang công tác, có 01 điểm trường gồm có 03
lớp Mẫu giáo và 01 nhóm trẻ cộng đồng với 116 cháu trong đó có 01 lớp mẫu
giáo lớn: 33 cháu, 01 lớp mẫu giáo nhỡ: 15 cháu, 01 lớp mẫu giáo bé: 32 cháu,
01 nhóm trẻ 24-36 tháng: 36 cháu. Tổng số 04 phòng học, 01 phòng chức năng,
01 bếp bán trú, 01 nhà xe, 01 phòng kho, 03 phòng vệ sinh, đồ chơi ngoài trời 05
loại.
Song được sự hổ trợ của UBND Huyện Lệ Thủy, tham mưu tích cực với
UBND xã về cơng tác xã hội hóa giáo dục Mầm non, chú trọng phát triển cơ sở
vật chất, trang thiết bị trong nhà trường mà cụ thể là qua duyệt kế hoạch phát
triển đầu năm và kế hoạch xây dựng, mua sắm trong năm học:
Với tình hình thực tế chung ở địa phương và Nhà trường, để thực hiện được
đề tài của mình bản thân tơi may mắn có nhiều thuận lợi cơ bản đó là.

- Thuận lợi:
Lãnh đạo địa phương đã quan tâm, đồng tình cao về kế hoạch phát triển quy
mô trường lớp giai đoạn 2011 - 2015 của nhà trường, các cấp ủy đảng, chính
quyền thường xuyên chăm lo đến giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói
riêng. Đây là động lực mạnh mẽ nhất giúp tơi tự tin hơn trong quá trình nghiên
cứu và thực hiện đề tài.
Sự phối hợp chăt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể như: Ban chấp hành xã
đoàn, Đoàn thanh niên các thôn, Hội phụ nữ, mặt trận, Hội khuyến học xã và
đặc biệt là Ban chấp hành hội phụ huynh trong cơng tác vận động xã hội hóa
giáo dục.
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo,
chuyên viên Phòng GD&ĐT, sự quan tâm giúp đỡ của UBND huyện, UBND
tỉnh.
Trường có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có diện tích khá rộng:
2922,0m2
Bên cạnh đó, nhà trường có đội ngũ CB, GV, NV nhiệt tình, chịu thương
chịu khó, có năng lực trong cơng tác, khả năng tiếp cận chương trình đổi mới
nhanh.
- Khó khăn:
Do điều kiện kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn thấp, nhận
thức của lãnh đạo địa phương, các bậc phụ huynh còn mang nặng ý thức mong
chờ. Ngân sách của địa phương còn hạn hẹp, Nhà nước chưa có sự đầu tư thích
đáng cho giáo dục Mầm non. Phòng học chủ yếu là nhà cấp 4; một số phòng
chức năng còn thiếu; trang thiết bị nhà trường chưa đảm bảo yêu cầu để thực
4


hiện chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Những khó khăn trên ảnh hưởng
khơng nhỏ đến cơng tác xây dựng CSVC, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ
cho chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học.

* Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên:
- Phòng học chủ yếu nhà cấp 4, các phòng học và trang thiết bị đã xuống
cấp.
- Kinh tế của địa phương cịn gặp nhiều khó khăn, đời sống của nhân dân
còn thấp, nhận thức của một số phụ huynh còn mang tính ỷ lại, trơng chờ vào
Nhà nước.
- Do tiến độ dự án kiên cố hóa trường học xây dựng nhà cao tầng ở điểm
trung tâm đang cịn chậm.
- Cơng tác tham mưu với các cấp lãnh đạo chưa thiết thực.
Những ngun nhân trên có ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơng tác chăm sóc,
giáo dục trẻ trong nhà trường. Là một cán bộ quản lý, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ
mình phải làm thế nào để có đủ điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đổi
mới trong cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong điều kiện kinh tế của địa
phương cịn khó khăn, nhân dân cịn nghèo. Tôi cũng đã nghiên cứu các Chỉ thị;
Nghị quyết; các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước mong sao tìm được
giải pháp, và rồi tơi đã nghĩ đến phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng
làm”. Nhưng làm sao để thu hút, vận động được các cấp, các ngành và tồn xã
hội cùng tham gia? Có lẽ, đối với chức trách nhiệm vụ của mình, thì chỉ bằng
“con đường” tham mưu, làm tốt công tác tham mưu mới đẩy nhanh việc xây
dựng và tăng trưởng CSVC, trang thiết bị cho nhà trường và xây dựng trường
Mầm non đạt chuẩn quốc gia năm học 2014-2015.
Bởi vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp trong công tác tham
mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường Mầm non” là để xác định vai trò
của người Hiệu trưởng, làm tốt vấn đề này, tôi thiết nghĩ, sẽ giúp nhà trường có
CSVC, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ trong giai đoạn
hiện nay, đồng thời cũng là góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho
xã hội.
2.2. Các giải pháp và việc làm cụ thể:
Ngày nay trong tình hình đổi mới đất nước, sự nghiệp giáo dục mầm non
địi hỏi khơng ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, lấy chất lượng để

duy trì phát triển số lượng. Muốn làm được điều đó cần phải, kết hợp sức mạnh
cộng đồng, kết hợp sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân, sự
phối hợp của các tổ chức chính trị, đồn thể trong việc tạo điều kiện xây dựng
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Trong vấn đề này, người Hiệu trưởng là
5


cầu nối giữa nhà trường với các cấp lãnh đạo ở địa phương, các ban ngành, các
tổ chức chính trị, đồn thể để tham mưu, phối hợp cùng tích cực tham gia thực hiện
các kế hoạch của nhà trường có hiệu quả cao nhất.
Nói như vậy có nghĩa là, tham mưu có vai trị rất quan trọng trong cơng
tác quản lý của người Hiệu trưởng. Chính vì vậy, bản thân tôi thấy công tác tham
mưu là một trong những giải pháp có tính quyết định việc hồn thành tốt nhiệm
vụ của người cán bộ quản lý. Muốn làm tốt công tác tham mưu trong việc tăng
trưởng CSVC của nhà trường cần có những giải pháp sau:
* Giải pháp 1: Nghiên cứu các tài liệu quy định về chuẩn CSVC và trang
thiết bị ở trường Mầm non:
Đây là giải pháp đầu tiên và vô cùng quan trọng đối với người quản lý.
Người quản lý phải nghiên cứu đầy đủ các loại tài liệu và nắm chắc được những
yêu cầu tối thiểu, cụ thể về các điều kiện về CSVC, trang thiết bị của trường
Mầm non lúc đó mới có căn cứ để lập kế hoạch phát triển. Để xây dựng được kế
hoạch có tính khả thi cao tơi đã tập trung nghiên cứu Quyết định số 05/VBHNBGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Bộ giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều
lệ Trường Mầm non; Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 02 năm
2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo Ban hành Quy chế công nhận trường Mầm non
đạt chuẩn quốc gia; Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 2 năm 2010
Ban hành Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho
Giáo dục mầm non; Các văn bản trên quy định tiêu chuẩn cụ thể về cơ sở vật
chất cần thiết đối với trường mầm non như: diện tích phải đảm bảo u cầu tối
thiểu 1,5m2/trẻ, phịng học 55m2/phịng, diện tích hiên chơi rộng 2m, lan can cao
0,8m… diện tích các phịng chức năng, các phòng hiệu bộ... đều phải đảm bảo

diện tích tối thiểu phù hợp với các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Ngồi ra, ở
trường mầm non các loại đồ dùng đồ chơi trang thiết bị cũng cần đủ về số lượng
và đạt chất lượng (theo Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 2 năm
2010 của Bộ GD&ĐT Ban hành Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học
tối thiểu dùng cho Giáo dục mầm non) như: các loại đồ dùng học tập: bộ học
toán, lô tô, vở các loại….; đồ chơi lắp ghép, xếp hình, …các trang thiết bị như: ti
vi, máy tính, đầu đĩa…Các loại đồ dùng đồ chơi đó đóng vai trị vơ cùng quan
trọng trong q trình hoạt động của trẻ ở các độ tuổi bởi vì thơng qua các loại đồ
dùng đồ chơi tạo nhân cách trẻ hình thành và phát triển. Các tiêu chí về cơ sở vật
chất trường học được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng
thơn mới 2010 - 2020 của Chính phủ (Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04
tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 20120).
6


* Giải pháp 2. Lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất
Kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý. Nếu khơng có kế hoạch
sẽ khơng thực hiện được chức năng quản lý. Kế hoạch chính là yếu tố then chốt
trong việc thực hiện nhiệm vụ duy trì và phát triển nhà trường. Vì vậy, tơi ln
ln coi trọng và thực hiện nghiêm túc việc xây dựng, hoạch định kế hoạch đối
với tất cả các hoạt động của nhà trường, đặc biệt đối với công tác lập kế hoạch
xây dựng cơ sở vật chất, đây là một trong những giải pháp quan trọng mang tính
chiến lược lâu dài xuyên suốt quá trình hoạt động của nhà trường, xây dựng cơ
sở vật chất không chỉ một năm, hai năm mà phải 10 năm, 15 năm thậm chí 20
năm vẫn còn giá trị sử dụng. Để làm được điều này, là một người quản lý khi
xây dựng kế hoạch cần phải có cái nhìn tổng thể và tầm nhìn chiến lược, cần
phải xác định rõ mục tiêu cần đạt được là gì. Tổ chức rà sốt tồn bộ CSVC, đối
chiếu theo các tiêu chuẩn, xác định các hạng mục còn thiếu, chưa đáp ứng yêu
cầu để đưa vào trong kế hoạch phát triển. Trên cơ sở căn cứ vào thực trạng hiện

có, các thuận lợi cũng như khó khăn để xây dựng kế hoạch sát thực, tính khả thi
cao, như vậy sự thành công của các kế hoạch đề ra là hồn tồn có cơ sở và mục
tiêu sẽ đạt được.
Có nhiều loại kế hoạch cần xây dựng đó là kế hoạch dài hạn, kế hoạch
trung hạn, kế hoạch ngắn hạn.
Kế hoạch dài hạn gọi là chiến lược phát triển giáo dục mầm non từ 5 đến 10
năm và được xây dựng trên cơ sở giáo dục đào tạo của UBND huyện giai đoạn
2010 - 2020;
Kế hoạch trung hạn có thời gian 5 năm, kế hoạch này cần phải bám sát
Nghị quyết của Đảng bộ xã theo nhiệm kỳ, kế hoạch của Phòng GD&ĐT đây là
cơ sở để xây dựng kế hoạch ngắn hạn (2 - 3 năm);
Kế hoạch ngắn hạn thường có tính khả thi và hiệu quả thực hiện cao hơn,
tiến độ nhanh hơn, đặc biệt là những trường nằm trong kế hoạch xây dựng
trường đạt chuẩn quốc gia. Tôi đã lên kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia năm học 2014-2015 được UBND xã và Phòng GD&ĐT phê
duyệt để thực hiện xuyên suốt trong năm học và đem đến kết quả cao.
Các kế hoạch trên đều được bổ sung theo kế hoạch từng năm học. Một điều
cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch là Kế hoạch phải phù hợp với điều kiện của địa
phương và đặc điểm tình hình của nhà trường. Chính vì thế, khi xây dựng kế
hoạch tơi đã bám sát các văn bản hướng dẫn của của các cấp, như:
- Quyết định số 60/2011/QĐ-TTG ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính
phủ về Quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011
- 2015...
7


- Quyết định số 6233/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2011 của UBND
Huyện về việc phê duyệt kế hoạch phát triển GD&ĐT giai đoạn 2011-2015;
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và

đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Nghị quyết Đảng bộ xã khóa XXIII ngày 08 tháng 05 năm 2010.
Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XXII, Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng
bộ lần thứ XV và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI;
- Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ
Giáo dục và đào tạo Ban hành Quy chế công nhận trường Mầm non đạt chuẩn
quốc gia;
Kế hoạch phải thể hiện rõ mục tiêu từ tổng thể đến chi tiết, thời gian bắt
đầu thực hiện, các tổ chức tham gia thực hiện, nguồn đầu tư, tổng kinh phí thực
thiện và dự kiến móc hồn thành. Bên cạnh đó, kế hoạch cần nêu rõ các hạng
mục đầu tư mới hay tu sửa nâng cấp hoàn chỉnh, mua sắm các loại trang thiết bị
phục vụ cho công tác quản lý, hành chính, cơng tác dạy và học, công tác bán
trú…. Không những thế, trước khi xây dựng kế hoạch cần nắm chắc số lượng trẻ
hiện tại và dự đoán số lượng trẻ sẽ huy động vào lớp trong những năm tiếp theo
để có số lượng trẻ tương ứng với số phòng học, số lớp, các loại đồ dùng, đồ chơi
cần thiết như: bàn ghế, giá góc, sạp, chăn, chiếu và ấn định số lượng cán bộ,
giáo viên, nhân viên.
Ví dụ 1: Xây dựng kế hoạch dài hạn 2014 - 2020 ở trường tôi
Năm 2014, tôi đã làm kế hoạch, tờ trình về quy hoạch khn viên, quy mơ,
trường lớp, chương trình kiên cố hố xây dựng 04 phịng học cao tầng;
Ví dụ 2: Kế hoạch trung hạn 2010 - 2015 xây dựng Mầm non đạt chuẩn
quốc gia mức độ I.
Kế hoạch này phù hợp với Nghị quyết Đảng Bộ xã khóa XXIII ngày 08
tháng 05 năm 2010; Sau khi hoàn thành kế hoạch dài hạn trên cơ sở kế hoạch
của UBND huyện và của Phịng GD&ĐT, tơi bắt tay vào xây dựng kế hoạch
trung hạn.
Về quy mô trường lớp ở điểm trường Trung tâm đã có 4 phòng học và 01
nhà bếp, nay bổ sung trong kế hoạch xây mới 04 phòng học cao tầng (hiện tại
đang được UBND tỉnh đầu tư xây dựng 3.338 tỷ đồng và sẽ đưa vào sử dụng

trong năm học 2015 - 2016). Xây dựng hàng rào, khuôn viên được UBND huyện
đầu tư xây dựng 642.569 triệu đồng. Xây dựng các phòng chức năng như phịng
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phịng UBND huyện đầu tư kinh phí 732.914
triệu đồng.
8


Ngồi ra, những hạng mục cấp thiết thì tơi đưa vào kế hoạch hàng năm để
tranh thủ các nguồn vốn huy động được từ cơng tác xã hội hóa và nhà trường
chủ động bàn bạc thực hiện như: tu sửa, mua sắm các loại đồ dùng,…
* Giải pháp 3: Xác định rõ trách nhiệm của Ban giám hiệu
- Ban giám hiệu nhà trường phải là những người nắm vững chuyên môn,
hiểu tường tận những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp về cấp học Mầm
non để tuyên truyền làm rõ nhận thức vai trị, vị trí của cấp học Mầm non nhất là
trong giai đoạn hiện nay.
- Xây dựng đề án phát triển dài hạn của nhà trường, giai đoạn 2014 - 2020
cụ thể, rõ ràng, chính xác, có tính khả thi, được HĐND xã nhất trí thơng qua và
trở thành Nghị quyết.
- Dựa trên kế hoạch dài hạn, có kế hoạch cụ thể cho từng năm sát đúng
với tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường đảm bảo tính đồng bộ hóa
cao.
- Tham mưu tích cực với lãnh đạo địa phương để có kế hoạch tích lũy
nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường theo hướng xây dựng
trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1.
- Thực hiện tốt công tác quản lý chỉ đạo các hoạt động của nhà trường.
- Thực hiện đúng việc thu theo Công văn số 2093/SGDĐT-KHTC ngày
29 tháng 8 năm 2013 của Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình về việc hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ trọng tâm cơng tác Kế hoạch - Tài chính năm học 2013-2014;
Công văn số 1196/UBND-TCKH-GDĐT-NV ngày 10 tháng 9 năm 2013 về việc
thực hiện các khoản thu, chi tại các trường học thuộc Phịng GD&ĐT. Cơng văn

số 1374/UBND-GDĐT-TCKH-NV ngày 20 tháng 10 năm 2014 của UBND
huyện Lệ Thủy về việc điều chỉnh công văn số 1196/UBND-TCKH-GDĐT-NV
ngày 10/9/2013.
- Chỉ đạo công tác nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; tiếp tục
đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục, kết hợp đồng thời với việc
tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ
nhằm tạo lòng tin trong quần chúng nhân dân, phụ huynh, thu hút mọi người
quan tâm đến sự phát triển giáo dục Mầm non.
- Gắn trách nhiệm bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất cho giáo viên ở các lớp.
- Động viên đội ngũ giáo viên tích cực, nhiệt tình trong cơng tác, sáng tạo
trong việc làm đồ dùng, đồ chơi có tính giáo dục, hiệu quả sử dụng cao.
- Khích lệ đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường cùng với Ban
giám hiệu nhà trường vận động các thành viên trong cộng đồng hỗ trợ kinh phí,
cơng sức để tăng trưởng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
ở trường Mầm non.
9


- Tận dụng mọi cơ hội của các chương trình dự án, các nhà hảo tâm để
đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp và mua sắm trang thiết bị.
- Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục trên địa bàn toàn xã, thực hiện
kế hoạch phát triển giáo dục Mầm non phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội ở địa phương.
* Giải pháp 4: Công tác tham mưu của Hiệu trưởng
Để kế hoạch xây dựng CSVC, trang thiết bị trở thành hiện thực thì công
tác tham mưu của Hiệu trưởng quyết định đến sự thành cơng hay thất bại kế
hoạch đó. Vì vậy, Hiệu trưởng phải xác định được đối tượng mình cần tham
mưu đó là Phịng GD&ĐT, Đảng ủy - HĐND - UBND xã.
Chính vì thế, sau khi đã lập xong kế hoạch một cách cụ thể, thông qua Hội
đồng Sư phạm nhà trường, tôi trực tiếp chủ động tham mưu với Đảng ủy,

HĐND, UBND xã. Việc tham mưu không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi, nhất
là đối với đơn vị thuộc vùng khó khăn, nên địi hỏi phải khéo léo, chọn thời
điểm phù hợp, phải kiên trì, kết hợp với tuyên truyền,....
Muốn tham mưu có hiệu quả cần phải chuẩn bị kỹ nội dung, đề xuất
những vấn đề cốt lõi của việc tăng trưởng CSVC cho nhà trường được tiến hành
trong năm học, có thứ tự ưu tiên, việc nào làm trước, việc nào làm sau,…
Tham mưu quy hoạch mạng lưới trường lớp vừa mang tính tổng thể vừa
mang tính chi tiết như: điều tra, dự đoán số lượng trẻ đến năm 2016 ở các độ
tuổi để dự kiến số lớp tương ứng với số phòng học cần đầu tư xây dựng; xác
định phạm vi tập trung dân cư, điều kiện tự nhiên, xã hội, mặt bằng, diện tích để
quy hoạch khn viên trường lớp, Để làm được điều này thì việc trước hết cần
làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, các ban ngành hiểu thêm về
nhiệm vụ, chức năng của ngành học củng như yêu cầu cấp thiết của cơng tác
chăm sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay. Tham mưu đầy đủ với các ban
ngành như: Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, UBMT và trước hết là các
đồng chí lãnh đạo chủ chốt, khơng chỉ tham mưu ở cấp địa phương mà cịn phải
tranh thủ ý kiến của lãnh đạo Phòng GD&ĐT, ý kiến của UBND huyện.
Chính vì thế, tơi đã nhiều lần gặp gỡ, trao đổi và làm tờ trình trình lên các
cấp lãnh đạo đề đạt nguyện vọng, những khó khăn của nhà trường và nhu cầu
cần thiết của công tác chăm sóc giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc
gia. Sau nhiều lần tham mưu, nhà trường đã nhận được sự quan tâm của các cấp
lãnh đạo, cụ thể:
Năm 2013, xây dựng 03 phịng vệ sinh với kinh phí UBND tỉnh hổ trợ
300 triệu đồng.
Năm 2014, UBND tỉnh đầu tư xây dựng 04 phịng học cao tầng và cơng
trình hoàn thành vào tháng 5/2015.
10


Năm 2014, UBND huyện hổ trợ kinh phí xây dựng hàng rào với số tiền

642.569 triệu đồng hoàn thành vào tháng 02/2015. Năm 2014, UBND huyện hổ
trợ kinh phí từ nguồn giáo dục tăng trưởng CSVC, trang thiết bị với số tiền 65
triệu đồng.
Năm 2015, UBND huyện hổ trợ kinh phí xây dựng các phịng chức năng
như phịng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phịng với số tiền 732.914 triệu
đồng. Năm 2015, UBND huyện hổ trợ kinh phí tăng trưởng CSVC, mua sắm
trang thiết bị phục vụ các phòng học và phòng chức năng với số tiền 198 triệu
đồng.
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT hỗ trợ đồ dùng đồ chơi ngồi trời, nhiều loại đồ
dùng khác….
Ngồi ra, nhà trường cịn nhận được sự hỗ trợ từ các ban ngành, tổ chức
như: Hội cha mẹ học sinh, Hội phụ nữ, Ban chấp hành xã đồn, Đồn thanh niên
các thơn, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm,….trong và ngoài địa bàn với số
tiền là 54 triệu đồng.
Như vậy, qua thực tế cho thấy việc xây dựng cơ sở vật chất ở các trường
học địi hỏi phải có nguồn kinh phí rất lớn, ngồi nguồn kinh phí mà Nhà nước
cấp thì phần lớn cịn tùy thuộc vào tình hình kinh tế của từng địa phương, cịn
đối với nguồn đóng góp của phụ huynh chỉ có mức độ, vì đời sống của nhân dân
cịn khó khăn.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm
đến ngành học mầm non, đã có nhiều chính sách ưu tiên cho bậc học như: đầu tư
xây dựng các chương trình kiên cố, hỗ trợ nhiều loại đồ dùng đồ chơi cho các
trường như: đồ chơi ngồi trời, giá góc, đồ dùng giáo dục thể chất, các chế độ
đãi ngộ cho các cháu và CB, GV, NV sự quan tâm này đã góp phần to lớn đến sự
nghiệp phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay.
* Giải pháp 5 : Công tác xã hội hóa giáo dục
Để tăng trưởng CSVC trong trường học nói chung, trường Mầm non nói
riêng, cơng tác xã hội hóa giáo dục đóng một vai trị rất quan trọng. Muốn thực
hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục có hiệu quả cần quan tâm các đối tượng sau:
1. Đối với phụ huynh

- Tiến hành tổ chức họp Ban chấp hành (BCH) Hội phụ huynh ngay từ
đầu năm học, thông qua kết quả đạt được của năm học trước và kế hoạch, nhiệm
vụ năm học mới, trao đổi, bàn bạc các nội dung trong kế hoạch có liên quan đến
sự tăng trưởng CSVC của nhà trường và thống nhất hướng giải quyết.
- Tiếp theo, tổ chức họp phụ huynh các lớp, thông qua kết quả họp BCH
Hội phụ huynh. Tiếp tục trao đổi, bàn bạc và thống nhất các nội dung trong kế
hoạch có liên quan đến sự tăng trưởng CSVC của nhà trường nhằm giúp phụ
11


huynh hiểu rõ tình hình của nhà trường để chung tay, góp sức xây dựng trường
Mầm non đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo đáp ứng hoạt động chăm sóc, giáo dục
trẻ trong giai đoạn hiện nay.
- Tổ chức trưng bày sản phẩm của trẻ, thi làm đồ dùng dạy học, mời phụ
huynh tham gia các hội thi do nhà trường tổ chức, như hội thi “Cô và cháu hát
dân ca, Hị khoan Lệ thủy”; “Xây dựng mơi trường xanh sạch đẹp, thân thiện và
hiệu quả” "Làm đồ dùng đồ chơi"…tạo khơng khí vui tươi, cởi mở, chia sẻ
thuận lợi cũng như khó khăn để rồi cùng chung tay xây dựng trường lớp.
2. Đối với các ban ngành, tổ chức chính trị, đồn thể trong địa
phương
- Tăng cường cơng tác phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở địa
phương để tập hợp được lực lượng giúp nhà trường tuyên truyền, vận động nhân
dân tham gia phong trào xây dựng trường học, một trong những tiêu chí quan
trọng về giáo dục để đạt chuẩn nông thôn mới.
- Tạo mối quan hệ cơng tác gắn bó mật thiết với các tổ chức chính trị,
đồn thể trong địa phương, như Hội phụ nữ, Ban chấp hành xã đoàn, Đoàn thanh
niên, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Hội nông dân, Hội khuyến học,
Trạm Y tế, Hội rễ…để được ủng hộ về tinh thần và ngày công lao động như
tham gia làm vệ sinh, san lấp mặt bằng sân trường, trồng cây xanh, cây bóng
mát,…(Cơng đồn trường, Chi đồn); tổ chức các hội thi: “Con khỏe con ngoan,

mẹ tài năng duyên dáng”, giao lưu văn nghệ, giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an
tồn thực phẩm, …(Hội Phụ nữ),... nhằm khơng ngừng ngày càng nâng cao chất
lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Phối hợp với trạm y tế xã tổ chức uống vacxin,
tiêm phòng sởi - rubella, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/năm và phòng
chống các dịch bệnh. Kết hợp với Hội khuyến học để tổ chức phát thưởng những
trẻ và cơ giáo có thành tích cao trong năm học và tặng thưởng những trẻ nghèo
vượt khó trong dịp tết nguyên đán, các cô tham gia hội thi “Giáo viên dạy giỏi”
cấp huyện đạt giải,...
3. Đối với các cơ quan, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn, nhà hảo
tâm
Nhà trường kêu gọi các cơ quan, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn,
các nhà hảo tâm từ thiện hỗ trợ kinh phí để nhằm tăng trưởng cơ sở vật chất,
trang thiết bị cho nhà trường.
Đầu năm học nhà trường đã tuyên truyền qua các thông tin đại chúng, qua
trang websi của trường và viết thư ngõ để huy động mọi nguồn lực hỗ trợ kinh
phí, góp phần xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I, giữ vững
cơ quan văn hoá, phấn đấu trường đạt tập thể lao động xuất sắc, xứng đáng với
12


địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh và tồn thể cộng đồng góp phần đưa sự
nghiệp GD&ĐT xã nhà ngày càng phát triển đi lên.
Tóm lại, mỗi tổ chức chính trị, đồn thể có một sức mạnh riêng, Hiệu
trưởng nhà trường cần phải biết dựa vào từng sức mạnh đó để tạo thành sức
mạnh tổng hợp cùng chăm lo xây dựng cho sự nghiệp giáo dục mầm non.
* Giải pháp 6. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng, bảo quản CSVC
của nhà trường
Song song với việc xây dựng tăng trưởng cơ sở vật chất thì nhà trường
cần làm tốt công tác sử dụng và bảo quản CSVC. Đây không phải là việc làm
riêng của cán bộ quản lý mà đòi hỏi tất cả những người tham gia vào cơng tác

giáo dục đều có trách nhiệm bảo quản, nhưng trước hết là đội ngũ CB, GV, NV
trong nhà trường là những người đầu tiên phải làm tốt việc sử dụng và bảo quản
CSVC. Bởi vì đội ngũ giáo viên, nhân viên là người trực tiếp sử dụng. Trong
quá trình sử dụng, muốn phát huy hết cơng dụng, cơng suất, sự lâu bền của các
loại đồ dùng trang thiết bị, thì nhà trường cần có cơ chế quản lý theo phương
thức tự quản; có nghĩa là: những đồ dùng, trang thiết bị máy móc cần thiết cho
người nào sử dụng thì phải có biên bản bàn giao, và người sử sụng phải có trách
nhiệm bảo quản, giữ gìn, có sự kiểm tra việc sử dụng và bảo quản CVSC, thành
lập Ban kiểm kê tài sản và tiến hành kiểm kê 2 lần/năm, thanh lý những tài sản
hư hỏng theo quy định.
Ví dụ: Tài sản nhà bếp nhà trường giao cho cô dinh dưỡng và giáo viên
làm cụm trưởng quản lý, các loại đồ dùng ở các lớp giáo cho giáo viên các lớp
sử dụng và bảo quản.
Ban kiểm kê tài sản có đầy đủ các thành phần gồm: Trưởng Ban thanh tra
nhân dân, CBQL phụ trách công tác cơ sở vật chất, tổ trưởng chun mơn, kế
tốn và giáo viên các lớp. Khi kiểm kê, cập nhật danh mục đầy đủ và lập biên
bản tại chỗ, phân thành các loại tài sản khác nhau để thuận lợi trong việc quản
lý. Ở trường mầm non, có một khối lượng tài sản rất lớn ngoài tài sản kiên cố là
hệ thống các phịng học, phịng chức năng….bên trong cịn có các loại tài sản,
đồ dùng trang thiết bị như: máy vi tính, máy chiếu, ti vi, âm ly, đầu đĩa…, các
loại đồ dùng như: bàn ghế, đồ chơi, tài liệu trị giá đến hàng trăm triệu đồng, kinh
phí này khơng chỉ của nhà nước mà còn là của nhân dân phụ huynh đóng góp,
nếu chúng ta sử sụng khơng đúng mục đích và bảo quản khơng tốt khơng những
làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mà còn làm tổn thất đến tài sản chung
của nhân dân, của Nhà nước.
Chính vì thế, trong quá trình sử dụng tài sản, cơ sở vật chất nhà trường
cần nêu cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân, gắn trách nhiệm cụ thể vào
13



tiêu chí thi đua và thường xun làm tốt cơng tác kiểm tra hàng tháng, hàng kỳ,
hàng năm không bị thất thốt, hư hỏng.
Đối với phịng học nhà trường chỉ đạo giáo viên các lớp thường xuyên vệ
sinh sạch sẽ, giáo dục trẻ không viết, vẽ bậy lên tường, trang trí phịng học hợp
lý, tạo sự thống mát sạch sẽ. Các phòng học tuy đã xây dựng lâu năm song
tường nhà vẫn luôn mới, vững chắc và bền đẹp.
2.3. Hiệu quả của đề tài
Nhờ làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo địa phương, phòng
GD&ĐT,UBND huyện, UBND tỉnh; sự phối hợp nhịp nhàng với các ban ngành,
các tổ chức chính trị, đồn thể ở địa phương; sự khéo léo vận động với các cơ
quan, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn, các nhà hảo tâm,… nên cơ sở vật
chất và trang thiết bị của nhà trường ngày càng được tăng trưởng và theo hướng
đồng bộ hóa.
So với các năm học trước, năm học 2014 - 2015 cơ sở vật chất đã tăng
trưởng vượt bậc, trang thiết bị phục vụ cơng tác chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục
trẻ của nhà trường ngày càng đầy đủ, đồng bộ, hiện đại hố, tạo điều kiện tốt cho
nhà trường hồn thành nhiệm vụ và tạo được lòng tin trong phụ huynh, trong
nhân dân và là tiền đề vững chắc để trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia trong
năm học 2014-2015.
Từ kết quả trên đã làm “bứt phá” thành tích đem đến cho Đảng bộ, nhân
dân và nhà trường những kết quả đáng ghi nhận:
Nhiều năm lên tục nhà trường đạt tập thể lao động tiên tiến và đạt chuẩn cơ
quan văn hoá;
Nhà trường tham gia các hội thi cấp huyện đều đạt giải ba và giải khuyến
khích.
Năm học 2014-2015 trường đã hồn thành 04 phịng học cao tầng và làm
sân kinh phí từ nguồn vốn từ xổ số kiến thiết tỉnh Quảng Bình: 3.338 tỷ đồng;
Hàng rào, khn viên từ nguồn vốn kết dư từ GD huyện Lệ Thủy: 642.569 triệu
đồng; Làm phịng chức năng: Hiệu trưởng, phó hiệu trường, văn phòng từ nguồn
vốn đầu tư sữa chữa huyện: 732.914 triệu đồng; UBND huyện hổ trợ tăng

trưởng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các phòng học, phòng chức năng để
xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia với số tiền 263 triệu đồng. Cơng
tác xã hội hóa giáo dục đạt kết quả khả quan trong năm học 2014-2015 trường
đã nhận sự hổ trợ từ các đoàn thể, hội phụ huynh, hội rễ, BCH xã đoàn, Đoàn
Thanh niên, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, các cá nhân…với số tiền 54 triệu
đồng làm phịng PHT, đóng tủ âm nhạc, mua chậu hoa, cây cảnh…
Những thành tích trên là động lực mạnh mẽ thúc đẩy ý chí quyết tâm của
tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường trong những năm học tiếp theo.
14


3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài
Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, đầu tư cho giáo dục chính
là đầu tư cho sự phát triển của tồn xã hội. Do đó, nhà trường phải tạo cho được
mối quan hệ mật thiết với các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, với
các ban ngành, các tổ chức chính trị, đồn thể, các cơ quan, doanh nghiệp đóng
chân trên địa bàn, các nhà hảo tâm,…để khơng ngừng huy động sự chung tay
góp sức về mọi mặt của tồn xã hội vì mục tiêu "Đào tạo nhân lực, nâng cao dân
trí, bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh.
Qua thời gian làm công tác tham mưu để thực hiện tăng trưởng cơ sở vật
chất cho nhà trường, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau đây:
+ Trong tham mưu phải khéo léo, kiên trì, nắm bắt và xử lý thơng tin kịp
thời, có hiệu quả.
+ Phải xây dựng kế hoạch một cách chu đáo, đề ra chỉ tiêu cụ thể, đề xuất
những biện pháp có tính khả thi cao và có lộ trình từng bước đi vững chắc trong
việc tăng trưởng CSVC cho nhà trường đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ
trong trường Mầm non hiện nay.
+ Bám sát Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã và sự quan tâm đúng đắn
của các cấp lãnh đạo, sự hỗ trợ tích cực của Hội đồng Giáo dục xã. Dựa vào đề

án phát triển Giáo dục mầm non để xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở vật chất
cụ thể của từng năm.
+ Thực hiện tốt việc đổi mới hình thức tổ chức, nội dung, phương pháp
chăm sóc giáo dục trẻ, tăng cường cơng tác làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các
hoạt động nhằm thu hút sự quan tâm và tạo lòng tin ở phụ huynh.
+ Người cán bộ quản lý, đặc biệt là Hiệu trưởng phải làm tốt công tác
tham mưu, công tác vận động xã hội hóa giáo dục, gắn bó mật thiết với các cấp
lãnh đạo, các tổ chức chính trị, đồn thể ở địa phương để tận dụng triệt để sức
mạnh của tồn Đảng, tồn dân vì sự nghiệp giáo dục.
+ Bảo quản tốt cơ sở vật chất, tránh thất thoát trong xây dựng và sử dụng
tối đa nguồn kinh phí để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động học tập và
vui chơi của trẻ ở trường Mầm non.
+ Phối hợp chặt chẽ với BCH Hội phụ huynh để làm nòng cốt thúc đẩy sự
tăng trưởng cơ sở vật chất cho nhà trường.
+ Qua hàng kì tiến hành tổ chức sơ kết, tổng kết rút ra bài học kinh
nghiệm bổ sung cho quá trình xây dựng CSVC, thiết bị dạy học.
Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, coi
giáo dục là quốc sách hàng đầu. Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục
15


trẻ đạt kết quả tốt thì cần phải thực hiện xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị
phục vụ hoạt động học và vui chơi của trẻ.
Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho Giáo dục mầm non hiện nay
vẫn còn hạn chế, đang đứng trước thách thức lớn đòi hỏi các cấp lãnh đạo, các
ban ngành thực sự quan tâm nhiều hơn để thực hiện tốt công tác xây dựng và
tăng trưởng cơ sở vật chất, đây là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết trong quá
trình chỉ đạo. Như vậy, người quản lý giáo dục phải biết tham mưu và tổ chức
tốt các hoạt động thực tiễn.
Hiện nay, nhà trường đã và đang hoàn thiện dần các điều kiện về cơ sở vật

chất nhằm đảm bảo cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ và xây dựng trường Mầm
non đạt chuẩn quốc gia. Bản thân tôi, tin tưởng rằng, trong những giai đoạn tiếp
theo dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, sự hỗ trợ đầu tư
của toàn xã hội cho giáo dục mầm non sẽ giúp nhà trường phát triển ngang tầm
với các trường bạn trong huyện. Với tôi, đây là, niềm vui lớn, nó chắp cánh cho
mình phấn đấu vươn lên góp phần xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc
gia mức độ I, phấn đấu danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, giữ vững cơ quan
văn hóa, chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Trong q trình thực hiện đề tài, tơi thấy rằng, để những giải pháp đưa ra
thực sự mang lại hiệu quả, chất lượng cao, địi hỏi phải có sự quan tâm tạo điều
kiện của các cấp lãnh đạo. Do vậy tôi mạnh dạn đề xuất nguyện vọng của mình
như sau:
- Đối với UBND xã:
+ Tiếp tục quan tâm, giúp đỡ cho nhà trường về xây dựng cơ sở vtj chất
như hồn thành cơng trình xây dựng các phịng chức năng kịp thời để công nhận
trường đạt chuẩn quốc gia trong tháng 7 năm học 2014-2015.
- Đối với Phòng GD&ĐT:
+ Tham mưu với UBND huyện hỗ trợ cho nhà trường kinh phí để mua
sắm trang thiết bị dạy học đáp ứng với chương trình GDMN hiện nay.
Tơi tin tưởng rằng, trong giai đoạn tiếp theo, dưới sự lãnh đạo của Đảng
và sự quản lý của Nhà nước; sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp, các ngành;
sự đồng tình ủng hộ, đầu tư của tồn dân; sự phấn đấu, vượt khó khăn, đồng tâm
nhất trí cao của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, CSVC
của trường Mầm non nơi tôi công tác sẽ ngày càng tăng trưởng, đáp ứng được
nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay, góp phần bé
nhỏ của mình vào việc hồn thành Chiến lược kinh tế - xã hội năm 2011 - 2020
của huyện nhà và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương VIII khóa XI về
“Đổi mới căn bản, tồn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH
16



trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.
Trường mầm non nơi tôi đang cơng tác nói riêng, Trường mầm non trong
tồn tỉnh nói chung sẽ tiếp tục có nhiều giải pháp tích cực trong việc tăng trưởng
CSVC.
Trên đây là một số giải pháp nhằm làm tốt công tác tham mưu để tăng
trưởng cơ sở vật chất ở trường mầm non mà năm học vừa qua tơi đã áp dụng có
hiệu quả khá cao.
Kính mong sự giúp đỡ, góp ý của Hội đồng khoa học các cấp để bản thân
tơi có nhiều kinh nghiệm tốt hơn nữa trong việc tham mưu tăng trưởng CSVC
cho Nhà trường trong những năm tiếp theo.

17



×