Tình yêu – khởi từ ngọn nguồn nhân ái
Nhà viết kịch Si lơ nổi tiếng có nói: “Tôi đã Sống và Yêu” (I have lived and
loved). Đó là lời thú nhận rằng: Tình yêu không thể tách rời cuộc sống.
Sống làm sao nổi nếu không có tình yêu? Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có tình
yêu? Không có tình yêu đời sống có ý nghĩa gì? Không có tình yêu, thì chắc hẳn
giống như tư tưởng gia Browning nói: “
Trái đất của chúng ta chỉ còn là một hầm
mộ
”. Quả vậy! Một trái đất nếu thiếu tình yêu sẽ rách nát trong muôn ngàn mảnh
đời rời rạc, sẽ chìm trong bóng tối âm u của những con tim không còn xao xuyến,
sẽ xơ cứng giữa động mạch sống không còn thiết rung lên!
Tình yêu không chỉ có khả năng đắp lên con đường hạnh phúc cho đôi lứa, mà còn
là nhựa sống, là sức kết dính cho toàn thể thế giới của con người. Từ xa xưa, sách
Phúc âm đã nói: “
Tình yêu là mối dây giàng buộc sự toàn thiện của cuộc đời”.
Hẳn là, nếu không có tình yêu sự toàn thiện của cuộc đời sẽ sụp đổ, bởi lẽ lòng
thiện hảo khởi sự được xây trên nền móng của tình yêu. Tình yêu – mới đầu là trái
tim phóng niềm khao khát đến bạn tình; rồi bạn tình sẽ trở thành bạn đời – thế là
tình yêu của mái ấm xuất hiện rồi sinh con đẻ cái, tình Phụ tử (mẫu - tử) xuất hiện,
không chỉ giới hạn trong tình máu mủ mà còn là khát vọng gieo cấy mầm sống nối
tiếp đời sống con người; gia đình xuất hiện – nhà này đến nhà khác, và tình yêu
tình nhân đã trở thành tình yêu nhân sinh và xã hội. Dân tộc Montenegrin đã xác
định sự thật này bằng lịch sử và đời sống của mình, họ nói: “
Ở đâu có tình yêu, ở
đó không có tội lỗi
” (Where there is love, there is no sin). Có lẽ chẳng mấy ai nghi
ngờ, khi biết yêu, người ta sẽ làm cho bạn tình của mình hạnh phúc. Tình yêu sẽ
xây nên mái ấm gia đình! Và khi mọi người đều chìa bàn tay bác ái của mình cho
người khác thì xã hội không còn những kẻ bị bỏ rơi trong đói khát tình thương và
cơm áo!
Nhưng, trước hết mọi tình yêu bắt rễ từ tế bào của nó – đó là tổ kén uyên ương.
Vậy chúng ta hãy trở về tình yêu đầu tiên của loài người: mối tình CHÀNG và
NÀNG. Theo Kinh thánh, sau khi được Chúa Trời nặn ra, Adam không chịu nổi
kiếp sống buồn bã thui thủi nơi trần thế hoang vu, liền dâng lời ca thán khôn nguôi
lên Đức Chúa Trời. Chúa Trời thông cảm, và nhân lúc chàng ngủ, Ngài đã rút
chiếc xương sườn thứ bảy của chàng để tạo ra người nữ Êva – làm bạn cùng
chàng. Ngài phán: Từ nay các ngươi sẽ mãi mãi thuộc về nhau, vì các ngươi không
phải là HAI mà là MỘT mà ra. Nếu không có nhau các ngươi sẽ trống trải vì sự
thiếu hụt phần cơ thể của mình, bởi thế các ngươi luôn luôn tìm kiếm nhau để hiệp
nhất lại cơ thể đã bị tách ra của mình (diễn ý).
Người Việt có câu “
Nhất đau mắt, nhì rắt răng”. Đau mắt – rắt răng là việc cỏn
con mà đã gây đau đớn cho con người đến hạng nhất, hạng nhì thì thử hỏi, khi
phải xa vắng phần cơ thể máu thịt của mình con người sẽ rơi vào cảnh ngộ nào?
Cảnh ngộ nào ư? Đó phải là căn bệnh trầm kha thì đúng hơn! Căn bệnh trầm kha
nào vậy? Căn bệnh về cảnh ngộ: CÔ ĐƠN! Cô đơn, đó là hoàn cảnh người đời
vẫn đặt cho những con người chưa tìm thấy được nửa còn lại của mình. Ôi! Sống
một nửa con người thì hoang phế làm sao! Sống một nửa cuộc đời thì bất hạnh
nhường nào! Không! Cô đơn còn trầm kha hơn một căn bệnh rất nhiều, Samuel
Jhoson đã gào lên thống khổ: “
Hãy cho tôi ốm đau, song hãy giải thoát tôi khỏi
nỗi cô đơn
”. Còn thi sĩ Bai-rơn nổi danh thì nói: “Ôi! Nỗi cô đơn đang dạy chúng
ta sự chết
”. (Solitude shoul teach us how to die).
Khi những đơn thể con người bị bỏ rơi trong cô đơn, thì không chỉ đơn giản khuôn
viên lại trong định mệnh tình cảm riêng của các cá nhân, mà hơn thế, một cách
toàn thể, xã hội phải mang lấy vết thương lãnh cảm tình nhân ái của mình. Người
ta đã chứng kiến, có rất ít người tự tử vì đói ăn rách mặc, nhưng lại có quá nhiều
người tự tử vì mặc cảm thiếu vắng tình yêu của gia đình và đồng loại. Tư tưởng
gia Cherterton sau khi nghiên cứu các vụ tự tử vì cô đơn đã đau xót tuyên bố: “
Cái
gì là đối tượng của tự tử? Là cái tôi! Không, chính là tiêu diệt nhân loại thế giới
”.
Theo cách đó, thì một người cô đơn kết thúc cuộc đời mình không phải vì người
đó hết yêu mình, trái lại vẫn rất yêu mình nhưng cảm nhận thấy rằng: người khác
không yêu ta, nhân loại bỏ rơi ta, vậy thì ta sẽ kết thúc cái thân ta để hủy diệt nhân
loại một mạng người, và để tuyên cáo rằng, ta hờn dỗi trước tình yêu thờ ơ băng
giá của con người.
Đó là một hiện đại, một thực trạng đau lòng mà thế giới con người hôm nay phải
đối đầu bằng vấn nạn: Lòng Nhân ái. Khi những cá nhân đau khổ, họ sẽ dày vò
làm rối loạn “tế bào xã hội”, tiếp theo cơn khủng hoảng tình cảm gia đình là cơ
khủng hoảng tình bác ái của xã hội.
Để đương đầu với cuộc khủng hoảng này, chính phủ các nước châu Âu đã áp dụng
chính sách đánh thuế những người độc thân hay lập gia đình muộn, đồng thời mở
các câu lạc bộ làm quen đủ mọi hình thức, các ban tư vấn hôn nhân gia đình… còn
chính phủ Mỹ thì áp dụng ngay một chương trình giáo dục văn hóa yêu đương và
kiểu mẫu làm cha mẹ cho các học trò ngay ở trường tiểu học. Nhưng tình hình có
cải thiện không? Ông Alvon Toffler lý thuyết – xã hội học gia nổi tiếng trong cuốn
“Thiết lập nền văn minh mới” đã dự báo: “
Trong thế kỷ XXI, nguy cơ của bom
nguyên tử còn bị đặt xuống thứ yếu hơn so với nguy cơ phân hóa gia đình: những
ông bà già cô độc, những cặp rổ rá cạp lại, những đứa trẻ không gia đình, và
những trẻ sơ sinh chỉ biết có cha mẹ
”.
Tại sao khi xã hội đã và đang ráo riết áo dụng các biện pháp bác ái – tình yêu đó,
mà tình yêu của thời đại mới vẫn chịu sức ép chìm lún trong khủng hoảng ái tình
như vậy? Đó là bởi các biện pháp xã hội không thể thay thế nổi cho ngọn lửa bên
trong của tình yêu, Người ta thấy: ở Âu – Mỹ, đàn ông đẩy đàn bà vào các quán
bar làm gái nhảy, gái gọi, rồi lũ lượt kéo sang châu Á mong kiếm một hiền thê chỉ
biết loanh quanh xó nhà; ở Trung Quốc, hại sơ sinh gái, để rồi ùa đi các nơi mua
vợ về làm người ở kiêm vai trò chăn gối; mới đây, ở Hàn Quốc, mặc cho tỉ lệ đàn
ông nhiều hơn đàn bà đã ở mức báo động, xã hội vẫn bình chân giữ nguyên lối
sống trọng Nam – khinh Nữ bằng cách quan niệm rằng có thể giải quyết vấn đề
“mất cân đối tình yêu” bằng lối hưởng thụ “công quỹ hóa chị em”…
Nam và nữ là đối tượng tình yêu của nhau mà bị đẩy vào tình thế như bạn “hành
lạc chức năng hẹp” như vậy. thì làm gì tình yêu con người chẳng khuyết trống một
giá trị tâm hồn và một nghị lực của tinh thần, dẫn đến khủng hoảng trên quy mô xã
hội. Bởi vậy, để giải quyết cuộc khủng hoảng tình yêu này, ở nhiều nước tiên tiến
người ta đã áp dụng chương trình giáo dục chuẩn bị hành trang tâm hồn yêu cho
công dân tương lai. Chương trình bao gồm: Tiền tình yêu, gồm: văn hóa giới tính,
văn hóa chinh phục, văn hóa tôn trọng nhân vị và khát vọng giới tính của nhau…
Hậu tình yêu, gồm: sinh con, vun đắp gia đình, biết chịu đựng, biết hàn gắn, biết
chia tay, biết tái ngộ hay là biết kiến thiết một sự nghiệp tình yêu mới…
Nhìn vào đó, chúng ta không thể không rút ra bài học về ý nghĩa văn hóa của tình
yêu – mà trên phạm vi lớn hơn, người ta gọi là VĂN MINH TÌNH THƯƠNG ở ta,