Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Làm việc nhóm để thành công pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.67 KB, 5 trang )

Làm việc nhóm để thành công

Vấn đề đau đầu để khởi nghiệp thành công chưa chắc đã là chuyện tiền bạc,
cũng chẳng phải ý tưởng mà là nhân sự. Ai là người có thể chung sức với
bạn trên con đường kinh doanh đầy khắc nghiệt? Chúng ta có thể tìm họ ở
đâu? Làm sao để phát huy hết khả năng của họ?
Bạn tổ chức nhân sự thành nhóm để làm việc hiệu quả? Vậy quản lý nhóm
thế nào? Theo kinh nghiệm, nhóm làm việc hiệu quả thường là một nhóm
nhỏ, giới hạn trong khoảng từ 5-10 người. Trong một nhóm như vậy cần có
sự phân biệt rõ ràng về vị trí chuyên môn.

Có một vài đặc điểm cho thấy một nhóm làm việc có hiệu quả hay không:
Có đủ kỹ năng cần thiết (hoặc có thể học hỏi nhanh) ; mỗi người có nhiệm
vụ rõ ràng, cụ thể; có chung mục tiêu và cách đánh giá; có thời gian làm việc
với nhau lâu; chấp nhận ý tưởng từ bên ngoài nhóm (hoặc các ý kiến phản
biện); đoàn kết, chia sẻ với nhau về những điều học được trong quá trình làm
việc.

8 tiêu chí xây dựng nhóm

1. Có sứ mệnh rõ ràng

Sứ mệnh đó đừng quá xa rời thực tế để tạo niềm tin đối với
những người đang thực hiện. Sẽ tốt hơn nếu bạn để cho các thành viên tham
gia xây dựng sứ mệnh của doanh nghiệp tương lai, như vậy sẽ tạo được sự
đồng thuận lâu dài.

2. Có mục tiêu chung

Mục tiêu chung ở đây thực tế phải là những mục tiêu rõ ràng.


3. Biết cách dựa vào nhau

Để đạt được tiêu chí này bạn nên giao nhiệm vụ và trao quyền độc lập cho
các thành viên trong nhóm. Ngoài ra, cần có những quy định, luật lệ rõ ràng,
đảm bảo tính thống nhất trong tổ chức. Là người lãnh đạo nhóm, bạn nên
khuyến khích sự đa dạng của mỗi cá nhân, cho phép họ thể hiện bản thân.
Có thể sẽ xảy ra mâu thuẫn trong nội bộ, nhưng bạn phải chấp nhận nó và
học cách quản lý sự căng thẳng.

4. Giữ được mối quan hệ tốt trong môi trường công việc

Luôn cung cấp đầy đủ thông tin và sẵn sàng hợp tác là điểm then chốt để xây
dựng tiêu chí này. Một số doanh nghiệp VN xây dựng với chủ trương không
cho nhân viên biết nhiều ngoài thông tin liên quan đến công việc chuyên
môn của họ, đó không phải là cách hay.

5. Xây dựng được hệ thống ra quyết định rõ ràng

Có thể mỗi tình huống cụ thể sẽ có cách ra quyết định khác nhau, tuy nhiên
về nguyên tắc cần đảm bảo tính nhất quán ngay từ đầu. Hệ thống ra quyết
định của nhóm nên dựa trên nguyên tắc đồng thuận giữa các thành viên, với
nền tảng là sự trao đổi và nắm bắt thông tin thống nhất. Trong trường hợp có
sự bất đồng, cần có phương pháp thay thế như bỏ phiếu theo đa số.

6. Các thành viên năng động

Muốn có được những nhân viên nhiệt tình, năng động trước hết chúng ta cần
đảm bảo những yêu cầu cơ bản nhất trong cuộc sống của họ như: lương
thưởng, điều kiện làm việc, công cụ làm việc… Hãy để cho họ có cơ hội thể
hiện nhu cầu cá nhân một cách rõ ràng và cố gắng đáp ứng nó trong chừng

mực có thể. Mỗi cá nhân sẽ có một nhu cầu khác nhau, trong trường hợp này
bạn không nên áp dụng một cách cứng nhắc, rập khuôn.

Ví dụ như một sinh viên mới ra trường thì anh ta cần một công việc để
chứng minh bản thân mình nhiều hơn là quan tâm đến chuyện tiền lương
như một nhân viên đã ngoài 30 tuổi. Nắm bắt được suy nghĩ của các thành
viên trong nhóm và hành động theo nguyên tắc “cho trước, được sau” sẽ là
chìa khóa của thành công.


7. Có người lãnh đạo tốt

Một người lãnh đạo tốt là người có đầy đủ các kỹ năng như: lên kế hoạch, tổ
chức bộ máy, tạo động lực cho các thành viên, có khả năng kiểm soát… Đặc
biệt người lãnh đạo tốt phải có kỹ năng giao tiếp chuẩn mực, kỹ năng đàm
phán thật tốt vì họ luôn phải xuất hiện tại các “điểm nóng” về nhân sự. Điều
quan trọng mà người lãnh đạo cần lưu ý là họ phải luôn đạt được thành quả
như những gì họ hứa hẹn, bất cứ thất bại nào cũng sẽ làm uy tín của nhà lãnh
đạo sút giảm rất nhiều.

8. Tổ chức các buổi họp hiệu quả

Hầu hết những cuộc họp trong các doanh nghiệp thường không kiểm soát
được về công việc cụ thể và vấn đề thời gian. Thậm chí những mâu thuẫn cá
nhân thường bắt nguồn từ những cuộc họp kiểu này. Vì vậy, ngay từ bây giờ
bạn hãy chuẩn bị cho nhóm của mình một quy trình họp hợp lý theo các
bước sau: lên kế hoạch, chuẩn bị nội dung, cách ra quyết định, quy trình và
nguyên tắc làm việc, trao đổi thông tin, đề nghị, tổng kết các quyết định, lập
kế hoạch triển khai và lên danh sách theo dõi.


Tìm hiểu sâu hơn về 8 tiêu chí này, bạn có thể tự tìm và xây dựng cho doanh
nghiệp tương lai của mình một đội nhóm ưng ý. Nếu đội nhóm của bạn đáp
ứng được đầy đủ 8 tiêu chí trên thì doanh nghiệp của bạn sẽ là nơi lý tưởng
để phát triển tiềm năng cho mỗi thành viên trong nhóm, điều đó vừa đảm
bảo được khả năng phát triển, vừa có thể “giữ chân” nhân tài lâu dài.

×