Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY TÍCH HỢP - Con cá pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.12 KB, 5 trang )

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
MỘT NGÀY TÍCH HỢP
Hoạt động: Hoạt động nhận biết: Con cá
Nhóm nhà trẻ: 18 – 24 tháng
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Dạ Thu Hương
Trường Mầm non 20.10, Hải Châu, Đà Nẵng.
I/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết tên gọi con cá
- Biết được một vài đặc điểm của con cá: đầu, đuôi con cá
- Phát triển vốn từ và nói được câu: con cá, cá bơi
- Rèn luyện kỹ năng lựa chọn và ghép hình đúng, phát triển khả
năng khéo léo của đôi bàn tay qua trò chơi “ Ghép hình con cá ”
- Cô giúp trẻ biết được cá để nấu canh, để chiên, ăn rất ngon.
II/ Các hoạt động trong ngày:
1. Đón trẻ:
- Nhắc nhở trẻ đi học đến lớp chào cô, chào bố mẹ
- Cô trò chuyện với trẻ về các con vật sống dưới nước , cho trẻ
chỉ và tìm hình các con vật sống dưới nước trong tranh
- Trao đổi với phụ huynh hỗ trợ thêm nguyên vật liệu, sách họa
báo để trang trí lớp
2. Hoạt động học có chủ đích:
2.1. Chuẩn bị môi trường hoạt động:
- Không gian tổ chức: Tại lớp học
- Đồ dùng phương tiện :
+ Tranh mẫu cô vẽ hình con cá
+ Tranh ghép hình con cá, một số cá to, cá nhỏ cắt rời
+ Băng nhạc bài hát “ Cá vàng bơi ”
2.2. Phương pháp: Đàm thoại, dùng lời nói trực quan
2.3. Tiến hành hoạt động có chủ đích:
a/ Mở đầu hoạt động:
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Đoán bức tranh bí mật ”. Cô


chuẩn bị vẽ về con cá, cô cắt 3, 4 đoạn băng keo dán che bức tranh
hình con cá, cô yêu cầu trẻ mở một đoạn băng keo và đoán gọi tên
hình trong tranh. Nếu trẻ mở đoạn băng đầu tiên chưa đoán được thì
tiếp tục mở đoạn thứ 2 và thứ 3. Sau khi trẻ đoán được hình trong
tranh là hình con cá, cô hướng tất cả trẻ cùng nhìn bức tranh và nhận
biết con cá.
b/ Hoạt động trọng tâm:
* Trẻ tìm hiểu - nhận biết về con cá qua bức tranh con cá
- Cô hường trẻ quan sát bức tranh và hỏi trẻ:
Tranh gì ? Trong tranh có con gì ? Con cá sống ở đâu ?
- Trẻ xem tranh và nói:
+ Tranh hình con cá
+ Con cá sống dưới nước
+ Cá đang bơi
+ Cá đớp mồi
- Cô cho trẻ làm động tác vẫy cánh tay giả làm cá bơi, cá đớp
mồi
- Cô tiếp tục chỉ vào tranh và hỏi trẻ :
+ Con gì đây ? Đầu, đuôi cá ở đâu ? Cá sống ở đâu?
- Cô đặt câu hỏi cá nhân xen kẽ tập thể
- Cô hỏi trẻ : Đã ăn cá chưa ? Có ngon không ? Cá là thức ăn có
nhiều chất bổ, các con nhớ ăn nhiều thức ăn được nấu từ cá sẽ nhanh
lớn và khỏe mạnh.
* Hoạt động bổ trợ: Trò chơi “ ghép hình ”, nhận biết con cá:
- Cô cho trẻ một rổ đồ chơi con cá ( có một vài con tôm )
- Cô tổ chức trò chơi “ ghép hình con cá ”
+ Cô cho mỗi trẻ một tranh hồ cá cắt rỗng. Yêu cầu trẻ lựa chọn
hình cá trong rổ lắp vào khớp ô trong tranh
* Khi trẻ thực hiện:
- Cô đến bên trẻ hỏi trẻ ghép hình gì ? Gợi ý để trẻ nhận biết

đúng con cá và xoay hình các hướng khớp vào ô hình tương ứng.
- Cho trẻ thi đua làm nhanh hoàn thành bức tranh
- Sau khi trẻ hoàn thành xong bức tranh, cô nhắc trẻ đem bức
tranh trang trí vào góc chơi.
c/ Kết thúc hoạt động:
Cô mở nhạc cho trẻ nhún nhảy theo nhịp bài hát “ Cá vàng bơi

3. Hoạt động góc:
* Góc vận động:
- Nội dung: Cho trẻ chơi với bóng
- Yêu cầu: trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay, khéo léo lăn bóng cho
bạn
- Chuẩn bị: Bóng vải cô may
- Tiến hành: Cô cho trẻ vào góc chơi, mỗi trẻ nhặt một quả
bóng, sau đó cô hướng dẫn trẻ tìm bạn ngồi đối diện với nhau, trẻ biết
cầm bóng bằng 2 tay, lăn bóng sang cho bạn. Bạn lăn lại cho mình.
* Góc hoạt động với đồ vật :
- Nội dung: Xếp ao cá
- Yêu cầu:
+ Trẻ biết cầm các khối gỗ xếp sát cạnh nhau để tạo thành ao
cá.
+ Rèn kỹ năng xếp hình khéo léo bằng 2 ngón tay
- Chuẩn bị: Một số khối gỗ, con cá làm bằng cattông
- Tiến hành: Trẻ vào góc chơi, cô cho trẻ xem các khối gỗ, cô
hướng dẫn trẻ xếp sắt cạnh các khối gỗ vào nhau để tạo thành ao cá.
Trẻ xếp xong, cô cho trẻ chọn cá thả vào hồ, cô gợi ý đặt câu hỏi để
trẻ trả lời: Xếp cái gì ? Để làm gì ?
4. Hoạt động ngoài trời:
- Trò chơi vân động : Bắt chước dáng đi của các con vật
- Quan sát hồ cá của trường

- Cho trẻ vui chơi theo ý thích
5. Vệ sinh, ăn trưa, ăn phụ chiều:
- Giáo dục trẻ biết rửa tay, lau mặt trước khi ăn
- Biết gọi cô khi cần đi vệ sinh
6. Hoạt động chiều:
- Bé chơi tháo lắp vòng, xâu que các con vật
- Chơi với đồ chơi trong lớp
- Cô hướng dẫn trẻ biết sắp xếp đồ chơi sau khi chơi.
7. Nhận xét sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày:
(Đón trẻ, hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, vệ sinh ăn
ngủ, hoạt động chiều, cần quan tâm, chăm sóc giáo dục đối với những
trẻ có biểu hiện đặc biệt)
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................

×