Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY TÍCH HỢP ( Phục vụ hội thảo góp ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.82 KB, 8 trang )



KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
TÍCH HỢP
( Phục vụ hội thảo góp ý chương trình GDMN mới )

Chủ điểm : Một số luật lệ giao thông
Chủ đề nhánh: Luật giao thông phổ biến
Tên giáo viên : Lê Thị Kiều Nhi
Mai Thị Thanh Loan
Lớp: Mẫu giáo Nhỡ 4 – 5 tuổi
- Hoạt động học có chủ đích: Khám phá khoa học “ Làm quen với một
số luật giao thông đường bộ đơn giản ”
Trường Mầm Non Hoa Phượng Đỏ, Hải Châu, Đà Nẵng.

















I/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết một số quy định về luật giao thông đường bộ
đơn giản ( ra đường đi bên phải, trên vỉa hè, đi theo tín hiệu đèn, không
đùa nghịch, không thò đầu và tay ra ngoài khi tham gia các loại phương
tiện giao thông đường bộ ). Nhận biết và gọi đúng tên 4 biển báo (cấm
đi ngược chiều, nơi có trẻ em , nơi giao nhau với đường sắt có rào
chắn, cấm bóp còi ).
- Giáo dục trẻ chấp hành một số luật giao thông đơn giản.
II/ Các hoạt động trong ngày:
1. Đón trẻ , trò chuyện đầu giờ, điểm danh:
- Cho trẻ xem băng hình về hội thi An toàn giao thông của các
cháu trường mầm non Hoa Phượng Đỏ.
- Giới thiệu với trẻ một số biển báo đơn giản
2. Thể dục buổi sáng:
- ĐT Hô hấp: Vung tay hít thở.
- ĐT tay vai: Hai tay dang ngang sau đó bắt chéo hai tay trước
ngực , 2 tay dang ngang về lại tư thế chuẩn bị.
- ĐT Bụng lườn: Hai bàn tay đan nhau đưa về phía trước, gập
người.
- ĐT Chân: Hai tay chống hông, ký gót chân trái trước sau đó đổi
bên.
- ĐT Bật: nhảy lên kết hợp hai tay dang ngang, sau đó đưa hai
tay lên cao vỗ vào nhau.
3. Hoạt động học có chủ đích:
3.1. Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích:
* Không gian tổ chức: Trong lớp học
* Đồ dùng phương tiện:
- Bản tin truyền hình về An toàn giao thông của Đài PTTH Đà
Nẵng.
- 4 bức tranh vẽ về đường phố và các chi tiết để trẻ dán.

- 4 biển báo: cấm đi ngược chiều, nơi có trẻ em , nơi giao nhau
với đường sắt có rào chắn,, cấm bóp còi .
- Mỗi trẻ một biển báo do trẻ tự làm từ hôm trước.
* Phương pháp:
- Phương pháp trực quan, đàm thoại, thực hành.
3.2. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Mở đầu hoạt động:
- Cô hướng các cháu vào xem bản tin về an toàn giao thông của
đài PTTH Đà Nẵng.
- Cô hỏi: “ Các con vừa xem bản tin gì ? ”
- “ Con có suy nghĩ gì sau khi xem bản tin ? ”
- Để trẻ tự suy nghĩ và trả lời.
- “ Các con ạ ! Mỗi người chúng ta đều phải chấp hành luật giao
thông để phòng tránh tai nạn cho mình và cho tất cả mọi người”
* Hoạt động trọng tâm:
- “ Các con hãy giúp cô làm những bức tranh trong đó có người
tham gia các phương tiện giao thông đường bộ, các con có làm được
không ? ”
- Cô giới thiệu cho trẻ từng chi tiết tranh rời và tranh nền.
Trẻ chia làm 4 nhóm thực hiện.
- Cô cho trẻ gắn tranh của các nhóm lên, sau đó cho trẻ cùng
quan sát và nhận xét nội dung tranh, yêu cầu trẻ phát hiện ra những
hành vi đúng luật và sai luật giao thông, giải thích được các tình huống
giao thông đúng hoặc sai trong tranh.
- Trẻ tham gia đàm thoại và nêu nhận xét của mình. Vì sao
đúng ?, Vì sao sai ?
- Gợi ý cho trẻ phát hiện ở bức tranh thứ 4 có biển báo gì ? Cho
trẻ đọc đúng tên biển báo đó.
- Giáo viên chú ý giải thích các tình huống đúng sai qua các biển
báo giao thông

- “ Biển báo này cháu thường gặp ở đâu ? Đặt biển báo đó để
làm gì ? ”
+ Trò chơi: Đoán tên biển báo:
- “ Cô có rất nhiều biển báo được nấp đằng sau những ô cửa bí
mật, các con hãy tìm cách mở những ô cửa bí mật đó, nhưng trước hết,
các con hãy chọn cho mình một biển báo mà con thích nhé ! ”
- Mở nhạc bài : “ Đi đường em nhớ ” kết hợp trẻ đến chọn biển
báo theo ý thích.
- Cô dùng câu đố hoặc câu miêu tả nội dung biển báo để cho các
cháu đoán đúng tên biển báo “ Ba cạnh viền quanh, thắm tươi màu đỏ,
nền vàng hiện rõ, 2 bé dắt nhau. Đố bé đoán xem biển báo gì ở đó ?”
- Cho trẻ đoán tên, các bé có cùng biển báo đó giơ lên, đọc tên
biển báo đó và gắn lên bảng.
- Cô hỏi, “Biển báo này các con nhìn thấy ở đâu ? Quy định của
biển báo như thế nào? ”
- Cô cho trẻ thay phiên nhau lên chơi.
- Tương tự như thế với biển báo : nơi giao nhau với đường sắt có
rào chắn, cấm đi ngược chiều.
- Khi trẻ gắn xong những biển báo cô hỏi:
- “ Các con có nhận xét gì về các biển báo cô gắn trên bảng ? ”
- “ Các con hãy phân cho cô các nhóm biển báo có hình dạng màu
sắc giống nhau thành từng nhóm ”
- Trẻ phân nhóm.
- Cô chỉ vào từng trẻ và hỏi trẻ: “ Các nhóm biển báo này quy
định gì ? ”
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ.
Cô kết luận : “ Biển báo tam giác mà cháu xếp trên bảng
thường là biển báo nguy hiểm nhắc mọi người phải chú ý, cẩn thận,
còn biển báo hình tròn màu đỏ thường là biển báo cấm. Còn rất nhiều
biển báo khác, nếu chưa rõ các con hãy hỏi người lớn để được chỉ dẫn

nhé ! ”
* Kết thúc hoạt động:
- Hát và vận động “ Em đi qua ngã tư đường phố ”
4. Hoạt động ngoài trời:
- Trẻ tham gia trò chơi : “Em đi qua ngã tư đường phố ”
- Hát và vận động : dung dăng dung dẻ.
- Chơi tự do.
5. Hoạt động góc:

×