Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu EQ là gì? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.6 KB, 8 trang )

EQ là gì?
Một lần đến nhà người bạn chơi, bạn thấy trên bàn có một quyển sách quý. Một
quyển sách đắt tiền mà bạn muốn đọc từ lâu. Lật giở một vài trang, bạn quyết định
hỏi người bạn xem có thể mượn cuốn sách về nhà đọc không.

Bạn bè thân thiết thì việc chia sẻ với nhau một cuốn sách là hoàn toàn bình
thường, không có gì phải đắn đo. Tuy nhiên , hãy xem xét vấn đề dưới một cách
nhìn khác, nếu như các bạn không phải là thân lắm, hay nếu... thì sao?

Thứ nhất , việc bạn hỏi mượn sách không có gì là sai cả , được thì tốt , không được
thì đành thôi vậy. Đối với bạn mọi thứ hoàn toàn đơn giản.

Nhưng đối với người bạn của bạn, một lời đề nghị bất ngờ đặt người ấy vào một
tình huống cần xử lý. Cứ giả sử rằng người bạn không pgai3 là người keo kiệt. Sẽ
như thế nào?

Người bạn của bạn chưa sẵn sàng với suy nghĩ rằng sẽ cho người khác mượn
quyển sách. Nên nhớ những người thích sách thường không cho mượn sách lung
tung , nhất là đối với những quyển sách hay và đối với người không phải là thân
thiết.Quyển sách cũng có thể không hoàn toàn thuộc sở hữu của họ. Bởi vậy , một
lời từ chối cũng là điều dễ hiểu.Từ chối thế nào? Cần có một lí do và điều đó tùy
thuộc vào sự tinh tế khéo léo của người bạn. Có người sẽ từ chối thẳng thắn , đơn
giản , hoặc với một lí do thực sự chính đáng. Cũng có người bất đắc dĩ không ngại
"bịa" ra một lí do nào đó.

Chắc chắn cũng có người sẽ vui vẻ cho bạn mượn nhưng bạn nên biết trường hợp
đó là ít. Vậy nếu không có lí do nào đặc biệt họ sẽ cho bạn mượn sách với ít nhiều
miễn cưỡng , trong lòng không thoải mái lắm.

Xem xét cả hai trường hợp , hình như "câu hỏi vô tư" của bạn đã tạo ra một cái gì
đó không ổn. Một lời từ chối quá thẳng sẽ khiến bạn thẹn.Nếu lời từ chối với một


lí do bịa đặt tức là bạn đã vô ý khiến người bạn phải nói dối. Nếu bạn mượn được
sách mà người bạn phải miễn cưỡng thì cũng không hay lắm.

Những mối quan hệ tình cảm tốt đẹp thường khởi đầu bằng phép lịch sự , tiếp đến
là hiểu biết lẫn nhau, cao hơn nữa là cảm thông chia sẻ.

Rõ ràng với một chút thiếu tinh tế có thể bận đã vô tình để mất cả hai mục tiêu:
Mượn sách để đọc và tạo lập mối quan hệ bạn bè thân thiết vui vẻ. Những trục trặc
như trên là bất lợi cho cả hai. Vậy sai lầm ở đâu và nên thế nào..?

Ví dụ và những phân tích của Apple chắc chắn là rất thô sơ. Các bạn sẽ thấy thực
tế thú vị hơn nhiều.

Nhưng bạn là một con mọt sách, bạn vẫn muốn đọc cuốn sách đó. Chẳng lẽ lại
không đề nghị mượn?

Một giải pháp chu toàn là bạn mượn được quyển sách và người bạn của bạn vẫn
giữ được cảm giác thoải mái.
Liệu có quá cầu toàn không?

Xin trả lời , vẫn có thể đạt được điều đó nếu như
" trí thông minh cảm xúc "
(EQ) của bạn ở mức tương đối cao.

EQ(viết tắt của Emotion Quotient) có nhiều định nghĩa và có lẽ là một khái niệm
mới với nhiều người.

"Thông minh cảm xúc" có thể hiểu là sự nhạy bén trong việc nắm bắt cảm xúc của
người khác , đón nhận và xử lí tốt những thông tin do cảm xúc mang lại (cảm xúc
của người khác và cảm xúc của chính mình).Thông minh cảm xúc còn là tôn trọng

cảm giác của người khác ,hiểu và điều phối cảm xúc của mình theo chiều hướng
tích cực.

Có nhiều điều đế nói về EQ. Có nhiều lí do để bắt đầu nên quan tâm đến EQ.
Chẳng hạn có hai lí do quan trọng sau :

-Thứ nhất , cảm giác chứa đựng rất nhiều thông tin( nhiều hơn lời nói)
-Thứ hai, người có EQ cao thường hạnh phúc hơn người có EQ thấp.

Trở lại ví dụ mượn sách.
Người khôn ngoan chắc chắn sẽ không hỏi mượn sách ngay theo bản năng "muốn
đọc" của mình. Họ trước tiên sẽ quan sát thái độ của người chủ đối với quyển sách
, thái độ với việc cho mượn, những lí do từ chối có thể , đánh giá khả năng thành
công của lời đề nghị là bao nhiêu?.v.v..
Người có EQ cao còn biết nghĩ cho người chủ quyển sách. Liệu lời đề nghị của
mình có làm cho người bạn khó xử không.Cảm giác sẽ chỉ cho họ đối sách thích
hợp. Có nên hỏi mượn hay không và nên nói lời đề nghị vào lúc nào để đạt được
sự "chu toàn"
Thực ra nếu có thể khiến người bạn cảm nhận được rắng bạn là người lịch sự và
cũng có ham mê đọc sách như họ , bạn cũng biết quý trọng những quyển sách hay.
Khi đó biết đâu người bạn sẽ đề nghị bạn cùng đọc....

Bạn sẽ thấy những thông tin quan trọng nhất giúp bạn quyết định không đến từ lời
nói mà đến từ việc "lắng nghe cảm xúc " của bạn.

Vậy EQ là gì...? hì hì


_________________
Ta là chàng chăn cừu cô đơn lang thang trên đồng cỏ

đêm không biết làm gì ngồi đếm sao thưa
Đây là một định nghĩa về trí thông minh cảm xúc (emotional intelligence):

Khả năng nhận biết tình cảm mà chúng ta có từ khi mới sinh ra - thứ đem lại cho
chúng ta sự nhạy cảm về mặt cảm xúc và khả năng tiềm ẩn đối với những kỹ năng
quản lý việc nhận biết cảm xúc - có thể giúp chúng ta đạt được trạng thái sức khoẻ
tốt nhất, hạnh phúc và sự sống dài lâu.

Steven Hein_ Tháng 3 năm 2004.


Định nghĩa và Lịch sử của "Trí thông minh cảm xúc".

Năm 1985, một sinh viên tốt nghiệp tại trường cao đẳng nghệ thuật ở Mỹ đã viết
một luận án tiến sĩ - trong đó đưa vào tiêu đề thuật ngữ "trí thông minh cảm xúc".

Sau đó, năm 1990, tác phẩm của hai giáo sư đại học Mỹ - John Mayer và Peter
Salovey - đã được đăng tải trong hai bài tạp chí nghiên cứu. Mayer (Đại học New
Hampshire) và Salovey (Đại Học Yale), đang cố gắng mở rộng một cách đánh giá
mang tính khoa học về sự khác nhau giữa khả năng của con người trong lĩnh vực
tình cảm. Họ nhận thấy rằng một số người có năng lực cao hơn những người khác
trong việc nhận biết những tình cảm riêng của họ, nhận biết tình cảm của người
khác, và giải quyết các vấn đề liên quan đến khía cạnh tinh thần.

Từ năm 1990, các giáo sư này đã phát triển hai dạng bài kiểm tra (test) để cố gắng
đánh giá cái mà họ gọi là "trí thông minh cảm xúc" của chúng ta. Bởi vì gần như
tất cả các bài viết của họ đều được thực hiện trong phạm vi cộng đồng giới trí
thức, cho nên tên tuổi và những phát hiện từ nghiên cứu của họ không được biết
đến rộng rãi.


Thay vào đó, người có liên quan nhiều nhất tới thuật ngữ trí thông minh tri thức
thực tế là một nhà văn người New York, Daniel Goleman. Goleman đã viết nhiều
bài báo cho tạp chí Tâm lý Phổ thông (Popular Psychology) và sau đó cho tờ New
York Times. Vào khoảng năm 1994 và đầu năm 1995, ông đã lập kế hoạch viết
một cuốn sách về "sự nhận biết cảm xúc" (emotional literacy). Vì cuốn sách đó
ông đã tới thăm các trường học để xem họ đã có những chương trình nào cho việc
mở rộng sự nhận biết về cảm xúc. Ông cũng đọc rất nhiều về các lĩnh vực tình
cảm nói chung. Trong quá trình đọc, ông đã tiếp cận tác phẩm của Mayer và
Salovey. Ở điểm này, có vẻ Goleman hoặc là nhà xuất bản của ông đã quyết định
thay đổi tiêu đề cuốn sách sắp tới của ông thành "Trí thông minh Cảm xúc"
(emotional intelligence). (Với một câu chuyện thú vị và được viết rất hay về lịch
sử của trí thông minh cảm xúc, xem bài báo này của Annie Paul). Như vậy, năm
1995, cuốn sách "Trí thông minh Cảm xúc" đã được xuất bản. Cuốn sách được
quảng cáo trên trang bìa của Tạp chí Time, ít nhất đã xuất hiện trên thị trường Mỹ.
Goleman bắt đầu xuất hiện tại các show truyền hình như Oprah Winfrey và Phil
Donahue. Ông cũng bắt đầu các chuyến đi để nói chuyện nhằm quảng bá cho cuốn
sách. Nhờ những nỗ lực của ông và nhà xuất bản của ông, cuốn sách đã trở thành
cuốn sách bán chạy nhất thế giới. Trong vòng khoảng 1 năm, nó vẫn nằm trong
danh sách những cuốn sách bán chạy nhất, điều đó khiến cho nhiều người đặt giả
thiết rằng Daniel Goleman đã trở thành một nhà triệu phú.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×