Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Hát thứ lễ - hát bội xưa ở Bình Định ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.58 KB, 2 trang )

Hát thứ lễ - hát bội xưa ở Bình Định

Hát thứ lễ - một kiểu hát bội xưa hết sức độc đáo và đầy say mê cuốn hút - là nét
đẹp văn hóa trong sinh hoạt dân gian của người dân Bình Đị

Nằm gần làng tuồng Nhơn Hòa, huyện An Nhơn - Bình Định của lão tổ Đào Tấn,
nên người dân đất võ không chỉ mê mà rất rành hát bội. Xưa kia thường các chức sắc
trong vùng, các đại hào, đại phú khi được lên phẩm hàm, hay mua được chức sắc, làm
được nhà lớn...đều tổ chức hát lễ, còn gọi là hát thứ lễ để tỏ lòng biết ơn...

Ngày xưa muốn tổ chức hát thứ lễ thì việc đầu tiên là gia chủ phát giấy mời, chọn ngày
giờ dựng rạp, làm lễ hát án.

Rạp thường dựng ở ruộng vườn, trước đình chùa hoặc miếu... nơi có mặt bằng rộng rãi
cho dân xem. Mặc dù là dựng tạm, nhưng rạp rất vững chắc, có sàn lát ván, trụ gỗ hoặc
bằng gốc tre được trang trí đẹp. Mặt trước sân khấu là đôi câu liễn đối, nghi môn hương
án đặt sát tấm màn thay cho phông hậu bây giờ.

Ngay từ giữa buổi chiều, gánh hát đã "tựu án" tức tập hợp tới rạp. Dẫn đầu đoàn hát nhất
thiết phải là tốp mẻ đèn rồi đến ông bầu, diễn viên, nhạc công. Mẻ đèn là người chuyên lo
ánh sáng cho đêm diễn. Người ta đổ dầu phụng hay dầu dừa vào các mẻ đèn. Mẻ đèn có
dạng như chiếc đĩa đáy sâu, to bằng chiếc nón, có quai treo lên bốn cột sân khấu chiếu
sáng suốt đêm.

Sau khi tựu hát, ban hát cử người tham gia buổi cúng tế và chuẩn bị lễ vật để cúng tổ hát
bội trước khi hát.

Để tham gia phần lễ tế, thường là hai đến bốn diễn viên hóa trang, phục trang, mũ mão
riêng, đứng hai bên sân khấu. Gia chủ qùy chính giữa án thờ và làm lễ theo sự hướng
dẫn, hô xướng của người học trò lễ.


Người ta quan niệm hát thứ lễ là rất thiêng, nên công việc cúng tế cũng được tiến hành
khá nghiêm trang. Ngoài học trò lễ, còn có một thầy lễ đứng bên cánh gà để nhắc học trò
lễ hô vang các hiệu lệnh cho gia chủ hành lễ. Ban nhạc tùy theo tiếng hô mà tấu theo cho
thêm phần long trọng.

Khi phần lễ đã xong, người học trò lễ hô lớn: "ca công tựu án tiền khởi võ" thì tất cả đều
dạ ran, chánh tế khởi tấu, rồi trống quân tiếp ứng, ông bầu đọc lời chúc phúc, trống chầu
nổi lên hồi khai trường. Khi tiếng trống vừa dứt thì nhạc nổi lên, chuẩn bị không khí buổi
diễn cho người xem và cho diễn viên.

Vở diễn hát thứ lễ thường là những vở tuồng như: Cổ thành, Tam chiến Lã Bố, Hoàng
Phi Hổ, Phụng Nghi Đình, Hộ Sanh Đàn...

Ở một số vùng thì vở Cổ Thành phải là vở chính trong hát thứ lễ. Sau phần kết thúc vở
diễn bao giờ cũng có màn tôn vương. Màn này nhiều khi không liên quan gì đến vở tuồng
đang diễn, vì nó chỉ để chúc tụng đất nước thịnh vượng, làng xóm, gia chủ may mắn,
nh.


phúc lộc đề huề. Dứt tiếng hát, chầu giữa bên ngoài đổ một hồi, bên trong ba tiếng trống
lệnh chấm dứt phần hát thứ lễ.

Sau khi giải lao ít phút, đoàn hát tiếp tục hát cho dân xem. Các vở diễn ở phần này, tùy
theo yêu cầu của gia chủ, song thường là những vở kết thúc có hậu. Ít cảnh máu chảy
binh đao... nhiều khi hát cả ngày lẫn đêm. Vì thế, trẻ con ngủ quên trước rạp hát, sáng ra
thức dậy dụi mắt coi tiếp là thường.

Khán giả có hai loại. Loại bình thường thì xem tự do rồi ai về nhà nấy. Loại có thiếp mời,
đi dự thì được gia chủ bố trí chỗ ăn nghỉ. Thiếp mời viết trên giấy "hồng đơn". Khách
được mời đến "coi hát" thường có tiền để "lại lễ" cho gia chủ.


Các vị khách đặc biệt thường được mời cầm chầu, thường là một đến ba người bố trí ở
chầu giữa, và hai chầu trái đặt hai phía diễn viên, sát sân khấu. Người cầm chầu thường là
chức sắc, lão làng nhưng nhất thiết phải là người biết đánh chầu. Vì tiếng trống chầu
trong hát bội là một bộ phận của dàn nhạc, hơn thế nữa, nó còn là nhạc trưởng, là nhà phê
bình trực diện của buổi hát. Việc nhận tiền thù lao của ban hát bội thường có hai cách
theo thỏa thuận. Một là gia chủ trả một khoản có chừng. Còn ở các đám hát thứ lễ của
xóm, làng, đình, miếu... thì hát thưởng. Đoàn hát hay thì thưởng nhiều, hát dở thì thưởng
ít. Các buổi hát thường được khán giả xem đông hơn vì theo "cơ chế thị trường" khá rành
mạch. Còn buổi hát khác thì do hát hay không cũng vậy, dở cũng vậy cho nên nhiều khi
diễn viên không nhiệt tình trong biểu diễn.

Trước kia, hát thưởng thường có thẻ bằng tre sơn một đầu đỏ, mỗi thẻ quy ra bao nhiêu
tiền có chừng. Sau này không dùng thẻ mà dùng tiền lẻ cột thành xâu đặt cạnh người cầm
chầu giữa. Nếu hát hay, đúng cách thì tùy theo tiếng trống mà ném tiền lên sân khấu
nhiều hay ít. Khán giả xung quanh nhiều khi hứng chí còn rút tiền "thưởng" lên sân khấu
trong tiếng trống "khen" đổ hồi thúc giục. Nếu hát sai tuồng, lỗi điệu thì bị ăn tiếng gõ
"tang" vào tang trống đến ê mặt người cầm chầu.

Hát bội độc đáo và say mê như vậy cho nên nó trở thành một nét văn hóa thấm đẫm trong
sinh hoạt dân gian của người Bình Định:

Bầu Đông đóng Lý Phụng Đình
Dẫu chồng có đánh thì mình cũng đi

Ngày nay, ở Bình Định có gần mười đoàn hát bội không chuyên và nhà hát tuồng Đào
Tấn được nhà nước bao cấp trả lương, song những đêm hát bội như ngày xưa thì đã vơi
dần.

Đến độ xuân kỳ mới có vài đêm hát án ở các làng chài trong lễ cầu ngư hoặc lễ Vía Bá ở

xã Nhơn Phong, lễ hội Nước Mặn ở Phước Quang, Tuy Phước... Còn lại là những buổi
công diễn, nhưng khán giả không còn đông đúc như xưa.

×