Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.3 KB, 2 trang )
Khèn Mông - Lời tỏ tình mùa xuân
Người Mông vốn có cuộc sống mạnh mẽ song cũng lại rất đa tình, vì thế nên cây khèn
của họ giàu chất thượng võ, giàu chất thơ, giàu hình tượng, đậm tính tự nhiên pha chút
hoang dã.
Khèn Mông được chế tác từ cây trúc ven suối, ven rừng. Khi thổi, âm thanh phát ra nhiều
tầng. ống lớn nhất và cũng là ngắn nhất với trọng trách giữ nhịp. Các ống còn lại theo
kích thước to nhỏ mà có âm thanh trầm bổng, cao thấp. Khi tiếng khèn vang lên, người
Mông đều dễ nhận diện bởi âm thanh của khèn gắn với một điệu dân ca nào đó.
Âm điệu, tiết tấu chau chuốt được chia cắt thành câu, thành nhịp. Chính điều này, giọng
điệu của khèn đã tạo cơ hội cho các chàng trai Mông thể hiện cái mạnh, cái đam mê
cuồng nhiệt hay nói một cách khác là lời tỏ tình của mình với các cô gái một cách tự
nhiên.
Người Mông Yên Bái có nhiều ngành, ví như Mông Đu, Mông Đỏ, Mông Si, Mông
Lềnh. Thổi khèn, múa khèn do vậy cũng có những cung bậc khác nhau. Với ngành Mông
Đu, khèn thường mãnh liệt. Đặc biệt, người múa khèn không chỉ nhảy mà còn lăn, lộn
cùng cây khèn để phô diễn, bày tỏ lòng mình. Còn ngành Mông Si thì nhẹ nhàng, uyển
chuyển, họ nhảy chéo chân và đi giật lùi.
Con gái Mông 15, 15 tuổi đã biết nghe và đi theo tiếng gọi của khèn. Con trai tìm, gọi
bạn để tâm sự, giao duyên nhất thiết phải là những âm thanh, giai điệu của khèn do chính
mình thổi bay tới. Nhận ra tiếng khèn của chàng trai hoặc người yêu, nếu cô gái ưng
thuận, cô sẽ đáp lại bằng tiếng kèn lá rồi lặng lẽ tìm đến: