Về ba kiến trúc liên quan đến thời định đô Thăng Long
Thời định đô Thăng Long không để lại nhiều dấu tích kiến trúc. Nhưng,
ba công trình xây dựng sau đây tuy không hẳn là di tồn vật thể đương
thời, và được nhận diện qua vật chứng cụ thể, nhưng lại nói lên được
nhiều điều của hoặc liên quan đến thời kỳ lịch sử quan trọng này
Cũng như là cả nhiều vấn đề và thế ứng xử đương đại về một thời định đô
Thăng Long sắp chẵn ngàn năm ấy.
1. Đợt tạo tác thứ 6 của Hoàng Thành Thăng Long và việc nhận dạng
ranh giới phía tây của Hoàng Thành.
Thống kê qua các tài liệu văn bản - chủ yếu là những bộ chính sử biên niên -
thì thấy Vương Triều nhà Lý, trong vòng 216 năm đóng đô ở Thăng Long,
đã có tất cả 6 cuộc (đợt) tạo tác kiến trúc quan trọng trong khu vực Hoàng
Thành vào các năm 1010 - 1110 (1), 1020 (2), 1029 - 30 (3), 1058 (4), 1098
(5) và 1203 - 05 (6).
Đợt tạo tác thứ 6 này, chỉ duy nhất sách (Đại Việt sử lược - bộ chính sử cổ
nhất còn sót lại đến nay - ghi lại. ở những chỗ viết tương đối rõ ràng (dễ
hiểu), có thể nhận ra đây là một quần thể kiến trúc, được xây dựng theo một
quy hoạch (cấu trúc) như sau:
- Chính giữa là toà điện Thiên Thuỵ (có “ngựu toạ” - ngai vua ?), hai bên có
hai điện Dương Minh (trái) và Thiềm Quang (phải), làm thành một dàn
ngang kiến trúc trung tâm;
- Phía Bắc của hàng ngang kiến trúc này là điện Chính Nghi, có gác Kính
Thiên xây ở bên trên và có “thềm” (sân?) Lệ giao … “ngự tẩm” - buồng ngủ
của vua?) bên trên có gác Thánh Thọ, hai bên là gác Nhật Kim (trái) và
Nguyệt Bảo (phải), có hành lang quây lấy một vùng “thềm” (sân?) trên là
Kim Tinh … làm thành dàn kiến trúc “hậu phương”.
Dễ dàng nhận thấy - về mặt cấu trúc quy hoạch - quần thể kiến trúc “đợt
sáu” này - của vị hoàng đế đời thứ bảy, Lý Cao Tông - đã tuân thủ chặt chẽ ý
tưởng (tư tưởng) tạo tác các quần thể kiến trúc cung đình trong Hoàng
Thành Thăng Long của các bậc tiền bối, nhất là của Lý Thái Tổ (“đợt một”)
và của Lý Thái Tông ( “đợt ba”).
Dải hồ nước tại công viên Bách Thảo
Vào những năm 1010 - 11, quần thể kiến trúc của và do vị hoàng đế vừa
khai sáng vương triều Lý, vừa thiên đô ( Hoa Lư), định đô (Thăng Long) xây
dựng gồm 8 điện, 4 cung “thềm (sân?) rồng” có hành lang bao quanh, ở
vùng chính giữa Hoàng Thành (khi ấy có tên là “Thăng Long Thành”), lần
đầu tiên cũng đã được cấu trúc (quy hoạch) thành ba dàn kiến trúc, trước
sau, căng ngang. Với toà chính điện “Càn Nguyên” ở Trung tâm.
Quần thể kiến trúc được người kế vị ngai vàng đời thứ hai của vương triều,
dinh tạo vào các năm 1029 - 30, vừa “quy mô rộng lớn” hơn, vừa chú ý
nhiều đến việc “nghỉ ngơi du ngoại” của vua - như nguyên văn lời sách “Đại
Việt sử ký toàn thư” - nhưng vẫn hoàn toàn tại chỗ mà nương theo cấu trúc
(quy hoạch) của đợt xây dựng đầu tiên: hợp các đơn nguyên kiến trúc thành
ba dàn căng ngang, trước, sau. Chỉ khác ở chỗ đổi gọi tên toà chính điện ở
Trung tâm thành “Thiên An”, và đặc biệt là cho xây một vòng tường thành
bao quanh quần thể kiến trúc, tạo nên một vùng Cấm Thành (khi ấy có tên là
“Long Thành”) làm nhân lõi cho khu vực Hoàng Thành
Cái truyền thống tạo ba dàn kiến trúc căng ngang, trước sau, ở giữa khu
Hoàng Thành Thăng Long, sở dĩ hằng được tôn trọng, bởi vì đã làm thành /
và là / hình tượng - biểu tượng của một tổ hợp (hệ) ý tưởng (tư tưởng) kiến
trúc rất hay : Vừa tạo hình chữ “tam” của lý thuyết “tam tài” (Thiên - Địa -
Nhân), vừa gợi dáng quẻ “càn” ở học thuyết “Bát quái” (với ý nghĩa vừa là
quẻ đầu tiên, vừa chính là ngôi “Trời”).
Quần thể kiến trúc “đợt sáu” (các năm 1203 - 05) của vua Lý Cao Tông có
hình chữ nhật “Tam” và dáng quẻ “Càn”, là vì lẽ đó. Nhưng, tuân thủ chặt
chẽ cái tư tưởng của quy hoạch kiến trúc, mà không sử dụng lại / và đúng /
vị trí (không gian, mặt bằng) kiến trúc cũ.
Bởi Lý Cao Tông - với nhân cách (cá tính) thường bị sử cũ phiền trách rất
nhiều (“ham xây dựng, thích rong chơi, hám của cải, vụ lợi lộc”…) - Khá
bức xúc nhu cầu “xây cung mới” (với “truyền thống” kiến trúc cũ) nhưng
không dám phá bỏ các quần thể kiến trúc của hai đời tiên tổ để dinh tạo các
công trình của mình ở đấy mà chỉ có thể di dời vị trí vùng dinh tạo mới tới
một chỗ khác ở trong khu vực Hoàng Thành mà thôi.
Sử cũ chép rõ: Đó là vùng “phía tây tẩm điện” tức thị: phía tây vùng chính
tâm Hoàng Thành.
ở nơi xây dựng mới tại phía tây Hoàng Thành này, những điện Thiên Thuỵ,
Dương Minh, Thiềm Quang…, gác và thềm Thánh Thọ, Nhật Kim, Nguyệt
Bảo, Lệ Giao, Kim Tinh… của Lý Cao Tông còn có một đặc điểm quy
hoạch là: Kết hợp quần thể kiến trúc cung đình với cảnh quan công viên
(“ngự uyển”). Lần đầu tiên, trong Hoàng Thành Thăng Long thời Lý, thấy
xuất hiện những tên công trình kiến trúc - cảnh quan (ở quanh quần thể kiến
trúc cung đình) như: “Cửa Thấu Viên”, “Ao Dưỡng Ngư”, “Đình Ngoạn Y”
(xây ở trên ao Dưỡng Ngư)…
Di chỉ Núi Xưa - Bách Thảo - Hà Nội
Đến năm nối dài đợt dinh tạo thứ sáu - là năm 1206 - thì rõ thêm ra tính lại
vẫn chỉ - sách “ Đại Việt sử lược” chép được rằng: “Năm này, trong nước
loạn lạc mà vua thì thích rong chơi. Nhưng đường xá đi lại bị ngáng trở, bèn
sai làm hành cung ứng Phong, Hải Thanh ở chỗ ao ứ Minh, tạo nên một
vùng hoa thơm cỏ lạ, nước ao thông với nước sông, lấy thuyền to làm thuyền
ngự, các thuyền bé chia hai đội, sai bọn cung nữ, phường hát chèo thuyền,
chơi bời làm vui...”
Vậy là hình thành một vùng quần thể kiến trúc cung đình và cảnh quan “ngự
uyển” sông hồ - rộng lớn đa dạng - ở trong Hoàng Thành, mạn phía tây trung
tâm Hoàng Thành.
Vùng trung tâm truyền thống của Hoàng Thành này, đã được xác định là có
toà “Thành cổ Hà Nội”(thời Nguyễn) đồ lên, với diện tích khoảng 100 ha.
Một diện tích như thế này, chỉ đủ sức chứa dựng các quần thể kiến trúc “đợt
một” và “đợt ba kéo dài” mà không thể dung nổi những dinh tạo “ đợt sáu”
và “đợt sáu kéo dài” .
Vùng kiến trúc cung đình của những năm 1203 - 05 và năm 1206 này, đã
được sử sách chép rõ - nhắc lại là: ở phía tây, vùng trung tâm truyền thống
của Hoàng Thành. Có nghĩa là: Muốn có thêm được vùng kiến trúc cung
đình “đợt sáu” và “đợt sáu kéo dài”, Hoàng Thành Thăng Long phải được -
lần đầu tiên - mở rộng về phía tây.
Vùng mở rộng - lần đầu tiên của Hoàng Thành Thăng Long thời Lý - về phía
tây này, tất phải ở mạn tây của điểm cực tây Hoàng Thành trước năm 1203,
được đánh dấu bằng di tích cửa “ Tây Môn” của “Thành cổ Hà Nội” cũng
chính là nơi đang toạ lạc toà “ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh”
Đó chính là vùng “Công viên Bách Thảo” và làng hoa Ngọc Hà bây giờ, với
những nét cảnh quan vẫn còn gợi lại hình ảnh một vùng “ngự uyển” sông hồ
xưa, với cả địa danh (thuỷ danh) “Sông Ngọc” - Chính là dòng “Ngự Hà”
quý như ngọc, từng đã chảy trôi ở trong Hoàng Thành xưa.
Cẩn trọng khai quật khảo cổ với diện rộng vùng này, sẽ thấy lại được những
vùng kiến trúc cung đình - cảnh quan trong Hoàng Thành Thăng Long ở đợt
dinh tạo mở rộng cuối thời Lý, mà tín hiệu đầu tiên đã được phát đi từ đầu
thế kỷ 20: Một chiếc cột đá chạm rồng “ngẫu nhiên phát hiện ở dưới lòng
đất tại đây (hiện đang trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Hà Nội).
Đền Cẩu Nhi - Hà Nội