Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Luận văn thạc sĩ giao thoa văn hóa trong ẩm thực hàn quốc tại việt nam qua nghiên cứu các nhà hàng hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGÔ THỊ THẢO TRANG

GIAO THOA VĂN HÓA TRONG ẨM THỰC HÀN QUỐC
TẠI VIỆT NAM QUA NGHIÊN CỨU CÁC NHÀ HÀNG
HÀN QUỐC Ở QUẬN THANH XUÂN, HÀ NỘI

Chuyên ngành Nhân học
Mã số: 60 31 03 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN HỌC

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGÔ THỊ THẢO TRANG

GIAO THOA VĂN HÓA TRONG ẨM THỰC HÀN QUỐC
TẠI VIỆT NAM QUA NGHIÊN CỨU CÁC NHÀ HÀNG
HÀN QUỐC Ở QUẬN THANH XUÂN, HÀ NỘI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Nhân học
Mã số: 60 31 03 02
Chủ tịch hội đồng



Người hướng dẫn

PGS.TS. Nguyễn Văn Sửu

TS. Lâm Minh Châu

Hà Nội - 2020


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4
4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ........................................................... 7
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 7
NỘI DUNG ................................................................................................................... 9
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................... 9
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 9
1.2. Các khái niệm .................................................................................................... 18
1.2.1. Văn hóa ..................................................................................................... 18
1.2.2. Ẩm thực và văn hóa ẩm thực ................................................................... 18
1.2.3. Giao thoa văn hoá. ................................................................................... 19
1.3. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................... 21
1.3.1. Thuyết Chức năng cấu trúc ..................................................................... 21
1.3.2. Thuyết tương đối văn hóa ........................................................................ 22
Chương 2: VĂN HĨA ẨM THỰC HÀN QUỐC VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT

TRIỂN CỦA ẨM THỰC HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM ...................................... 25
2.1. Các đặc trưng của văn hóa ẩm thực Hàn Quốc ............................................. 25
2.1.1. Ẩm thực theo mùa .................................................................................... 25
2.1.2. Ẩm thực tạo nên từ sự giao thoa ............................................................. 30
2.2. Lịch sử du nhập và phát triển ẩm thực Hàn Quốc ở Việt Nam ................... 33
2.3. Các nhà hàng Hàn Quốc tại quận Thanh Xuân Hà Nội ............................... 34
2.3.1. Nhà hàng thịt nướng DolpanSam ........................................................... 35
2.3.2. Quán “Ẩm thực Hàn Quốc Jjang” .......................................................... 38
Chương 3: VĂN HÓA ẨM THỰC HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM – MÓN ĂN,
CÁCH ĂN VÀ QUAN NIỆM VỀ ẨM THỰC......................................................... 42
3.1. Món ăn ............................................................................................................... 42

1


3.1.1. Kim chi ...................................................................................................... 42
3.1.2. Cơm cuộn .................................................................................................. 44
3.1.2. Mỳ lạnh ..................................................................................................... 45
3.1.3. Thịt nướng ................................................................................................ 46
3.2. Cách chế biến và bài trí .................................................................................... 48
3.2.1. Các loại gia vị dùng trong chế biến ......................................................... 48
3.2.2. Cách bài trí món ăn của người Hàn Quốc. ............................................. 52
3.3. Cách sắp đặt bàn ăn .......................................................................................... 56
3.3.1. Cách sắp xếp những món ăn của người Hàn ......................................... 56
3.3.2. Cách sắp xếp đồ ăn tại những quán ăn Hàn Quốc tại Việt Nam........... 57
3.4. Những quy tắc trên bàn ................................................................................... 57
3.4.1. Quy tắc “kính trên nhường dưới” ........................................................... 57
3.4.2. Quy tắc về việc sử dụng thìa và đũa ........................................................ 59
3.4.3. Những quy tắc khác trong bữa ăn ........................................................... 59
3.5. Những kiêng kị của người Hàn trong ăn uống .............................................. 60

3.6. Quan niệm về ẩm thực – Thức ăn là thuốc .................................................... 62
Chương 4: VĂN HÓA ẨM THỰC HÀN QUỐC Ở VIỆT NAM - TÁC ĐỘNG
VÀ BIẾN ĐỔI ............................................................................................................. 66
4.1. Sự lan tỏa các giá trị văn hóa ẩm thực Hàn Quốc ở Việt Nam ..................... 66
4.1.1. Những tác động tích cực của ẩm thực Hàn Quốc .................................. 66
4.1.2. Những tác đông tiêu cực của ẩm thực Hàn Quốc .................................. 68
4.2. Các giá trị văn hóa Việt Nam và q trình địa phương hóa ẩm thực Hàn
Quốc........................................................................................................................... 70
4.2.1. Tác động từ quan niệm ăn uống của người Việt tới ẩm thực Hàn
Quốc. ................................................................................................................... 70
4.2.2. Tác động từ những nguyên liệu và khẩu vị của người Việt đến những
món ăn Hàn Quốc. ............................................................................................. 73
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 82
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................. 84

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ăn uống là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Việc ăn uống đã
gắn liền với con người trong suốt quá trình phát triển. Đây là yếu tố cơ bản hàng
đầu để con người có thể tồn tại trên thế giới. Tuy nhiên, vấn đề ăn uống không chỉ
đơn giản là duy trì sự sống, mà nó cịn là nơi con người thể hiện văn hóa của mình
qua những món ăn. Những món ăn, thói quen ăn, hay cách chế biến đều được con
người chúng ta dần hình thành trong suốt một thời gian dài phát triển. Do đó, thơng
qua văn hóa ăn uống, ta có thể hiểu được nhiều điều về đời sống sinh hoạt văn hóa
của con người cũng như những tài nguyên mà khu vực đó có.
Đại Hàn Dân Quốc hay cịn có tên gọi khác là Hàn Quốc là một quốc gia nằm ở

phía Nam của bán đảo Triều Tiên. Bao bọc xung quanh Hàn Quốc là đường bờ biển
dài 2,413 km. Hàn Quốc nằm trong vùng khí hậu ơn đới với sự phân hóa bốn mùa
tương đối rõ rệt. Những yếu tố thiên nhiên này chính là một trong những nhân tố
quan trọng để hình thành nên một nền ẩm thực độc đáo, phong phú đa dạng có sức
ảnh hưởng lớn đến các nền văn hóa ẩm thực lân cận trong bối cảnh tồn cầu hóa ngày
nay.
Sự du nhập của nền văn hóa Hàn Quốc trong đó có ẩm thực đã dẫn tới sự xuất
hiện của rất nhiều cửa hàng, nhà hàng bán đồ ăn Hàn Quốc. Quá trình này đã giúp
làm đa dạng nền ẩm thực của Việt Nam, mang đến một làm gió mới trong lĩnh vực
ăn uống của người dân. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có nhiều cơng trình
nghiên cứu về vấn đề ẩm thực Hàn Quốc tại Việt Nam hiện nay. Một trong những
câu hỏi lớn đặt ra là: Văn hóa ẩm thực Hàn Quốc khi du nhập vào Việt Nam có
những thay đổi như thế nào để phù hợp với văn hóa người Việt? Đây chính là điều
thơi thúc tơi lựa chọn đề tài này của mình.
Thơng qua nghiên cứu về sự du nhập và ảnh hưởng của món ăn Hàn quốc tới
nền ẩm thực Việt Nam cũng như sự bản địa hóa đồ ăn Hàn Quốc khi du nhập vào

3


Việt Nam, tơi muốn góp phần cung cấp thêm những góc nhìn về một nền văn hóa
ẩm thực độc đáo và tầm quan trọng của giao thoa văn hóa trong ẩm thực.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn này là phân tích sự tác động của ẩm thực Hàn Quốc,
món ăn Hàn Quốc đối với văn hóa ăn uống, lối sống của một bộ phận người dân
Việt Nam, cụ thể là khu vực quận Thanh Xuân – Hà Nội. Luận văn sẽ tìm hiểu xem
sự du nhập của ẩm thực Hàn Quốc đã thay đổi quan niệm về ăn uống hay những
bữa cơm truyển thống của gia đình Việt như thế nào.
Bên cạnh đó, luận văn sẽ tìm hiểu xem ẩm thực Hàn Quốc đã có những thay

đổi gì khi được đặt trong mối quan hệ với những yếu tố văn hóa ẩm thực bản địa,
truyền thống của Việt Nam, từ đó thấy được sự biến chuyển, thay đổi của đồ ăn Hàn
Quốc để phù hợp với văn hóa truyền thống của Việt Nam
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Hàn Quốc và q trình du nhập cũng như phát
triển của ẩm thực Hàn Quốc tại Việt Nam.
- Tìm hiểu một số khía cạnh của ẩm thực Hàn Quốc tại Việt Nam bao gồm:
món ăn, cách ăn và quan niệm về ẩm thực.
- Tìm hiểu sự giao thoa văn hóa trong ẩm thực Hàn Quốc, thấy được tác động
của ẩm thực Hàn Quốc vào Việt Nam và những biến đổi trong ẩm thực Hàn Quốc
khi du nhập vào Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng được tập trung nghiên cứu trong đề tài này là sự giao thoa văn
hóa trong ẩm thực Hàn Quốc thông qua trường hợp một số nhà hàng, quán ăn
bán đồ Hàn Quốc.
- Địa bàn nghiên cứu: Quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu là từ: từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 9 năm 2019
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Ẩm thực Hàn Quốc đã du nhập và phát triển như thế nào ở Việt Nam?

4


- Ẩm thực Hàn Quốc có tác động như thế nào đến tập quán ăn uống của người
Việt Nam.
- Ẩm thực Hàn Quốc đã thay đổi như thế nào khi giao thoa với văn hóa ẩm
thực Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
Luận văn tham khảo cũng như phân tích và kế thừa các nguồn tài liệu thứ cấp

liên quan đến đề tài bao gồm sách tham khảo, sách chuyên khảo để có thể vận dụng
được những lý thuyết nhân học vào trong nghiên cứu. Cùng với đó, luận văn cũng
tham khảo các cơng trình nghiên cứu đi trước để có thêm những thơng tin hữu ích,
bổ trợ cho đề bài này.
5.2. Phương pháp điền dã dân tộc học (Quan sát tham gia)
Phương pháp điền dã dân tộc học là phương pháp nghiên cứu chính, được tác
giả sử dụng để hồn thành luận văn. Phương pháp giúp tác giả tiếp cận được với các
món ăn Hàn Quốc ở Việt Nam cũng như những thực khách thưởng thức những món
ăn Hàn ở địa bàn nghiên cứu. Phương pháp được tiến hành cụ thể như sau:
Quan sát tham gia: Tác giả tiến hành nghiên cứu thực địa tại một số nhà hàng,
quán ăn bán đồ Hàn Quốc trên địa bàn quận Thanh Xuân, bao gồm: K-Pub - Korean
BBQ Garden (địa chỉ: 171B, Quan Nhân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội), JJang
Korea - Ẩm Thực Hàn Quốc (địa chỉ: 254A Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà
Nội), Quán Ăn Hàn Quốc (địa chỉ: Toà nhà 25T2, 5 Nguyễn Thị Thập, Trung Hịa
Nhân Chính, Thanh Xn, Hà Nội), … Ngồi ra, tác giả cũng thu thập thơng tin ở
một số quán ăn khác trên địa bàn Hà Nội để làm phong phú cho đề tài của mình.
Trong số rất nhiều những nhà hàng tại khu vực quân Thanh Xuân, Hà Nội, tác
giả tập trung vào đi sâu nghiên cứu, lấy dữ liệu về hình ảnh và thơng tin chủ yếu tại
2 nhà hàng là: JJang Korea - Ẩm Thực Hàn Quốc (địa chỉ: 254A Nguyễn Trãi,
Quận Thanh Xuân, Hà Nội) và Nhà hàng thịt nướng bàn đá chuẩn Hàn Quốc
Dolpan Sam (địa chỉ: Tầng 4, Trung tâm thương mại Artemis, số 3 Lê Trọng Tấn,
Thanh Xuân, Hà Nội). Có 2 lý do để tác giả lựa chon tập trung nghiên cứu ở hai nhà

5


hàng trên. Thứ nhất, đây là hai nhà hàng chuyên bán đồ ăn Hàn Quốc với hai phong
cách phục vụ khác nhau. JJang Korea - Ẩm Thực Hàn Quốc là nhà hàng phục vụ
các món ăn theo cách truyền thống là gọi món. Tức là thực khách muốn ăn món nào
sẽ lựa chọn món đó để đầu bếp chế biến và tính tiền theo món ăn mà mình chọn.

Ngồi ra, quán JJang Korea - Ẩm Thực Hàn Quốc còn phục vụ giao hàng tận nhà.
Trái ngược với JJang Korea, Nhà hàng thịt nướng bàn đá chuẩn Hàn Quốc Dolpan
Sam phục vụ món ăn theo dạng buffet. Nghĩa là thực khách sẽ phải trả một số tiền
nhất định (không bao gồm nước) sau đó sẽ được thưởng thức các món trong thực
đơn không giới hạn. Lý do thứ 2, là do đối tượng khách ghé đến hai nhà hàng khác
nhau. Nhà hàng thịt nướng bàn đá chuẩn Hàn Quốc Dolpan Sam có mức giá cao
hơn nên đối tượng ghé quan thường là những người có thu nhập cao hơn trong khi
JJang Korea với giá cả bình dân sẽ hấp dẫn thực khách có kinh tế thấp hơn chút.
Cuối cùng là địa điểm của hai quán khác nhau. Nhà hàng thịt nướng bàn đá chuẩn
Hàn Quốc Dolpan Sam nằm ở trung tâm thương mại với khu tổ hợp ăn uống, vui
chơi. Khách hàng đến đó sẽ để xe dưới tầng hầm sau đó đi thang máy lên phía trên.
Trong khi, JJang Korea - Ẩm Thực Hàn Quốc là quán có địa chỉ ngay ở mặt đường
Nguyễn Trãi nên dễ tìm kiếm và di chuyển đến vị trí ăn.
Việc lựa chọn hai quán có sự khác biệt về cách phục vụ và đối tượng ghé quán
sẽ làm đa dạng và khách quan hơn khi tiến hành các bước nghiên cứu điền dã dân
tộc học. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tập trung quan sát cách bài trí nhà hàng,
món ăn, cách bài trí cũng như phục vụ của nhà hàng và thực đơn món ăn mà nhà
hàng có.
Phỏng vấn sâu: Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu đối với những thực khách (cả
người Hàn Quốc lẫn Việt Nam) khi họ thưởng thức những bữa ăn tại một nhà hàng
Hàn Quốc và những đầu bếp cũng như chủ nhà hàng Hàn Quốc trên địa bàn quận
Thanh Xuân. Bên cạnh việc phỏng vấn tại nhà hàng Hàn Quốc, tác giả cũng tiến
hành trao đổi, phỏng vấn một số thực khách và bà nội trợ tại nhà của họ để tìm hiểu
sâu hơn về văn hoá ẩm thực Hàn Quốc cũng như cách thức họ thực hành văn hố
trong gia đình, trong cuộc sống hàng ngày.

6


Trong quá trình phỏng vấn những thực khách người Hàn Quốc thưởng thức

những món ăn tại những nhà hàng, họ sử dụng Tiếng Anh và tiếng Hàn trộn lẫn với
nhau. Tiếng Anh của họ không được tốt nên trong quá trình trị chuyện khó tránh
khỏi việc sai ngữ pháp cũng như từ vựng. Do đó, trong luận văn này, tác giả đã điều
chỉnh những lỗi sai đó nhưng vẫn đảm bảo khơng làm mất đi ý nghĩa của câu nói.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ việc phiên dịch giữa tiếng Hàn sang tiếng Việt, tơi có nhờ tới
sự giúp đỡ của cô Lê Quỳnh Thiên – từng làm giáo viên dạy tiếng Hàn Quốc tại
Trung tâm tiếng Hàn TOP,–어학원, hiện đang sinh sống cùng chồng ở Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như:
Phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp mô tả.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Thông qua việc nghiên cứu sự giao thoa văn hóa trong ẩm thực Hàn Quốc tại
Việt Nam, qua nghiên cứu các nhà hàng Hàn Quốc ở Quận Thanh Xuân, Hà Nội;
luận văn này cung cấp một số tư liệu về sự giao thoa văn hóa nói chung và giao thoa
văn hóa ẩm thực Hàn Quốc ở Việt Nam nói riêng
Các kết quả ý nghĩa của luận văn này là tài liệu tham khảo để đưa ra những
phương án phát triển phù hợp cho mơ hình kinh doanh nhà hàng, quán ăn Hàn Quốc
tại Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn này gồm 4 chương chính như sau:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 2: VĂN HÓA ẨM THỰC HÀN QUỐC VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN CỦA ẨM THỰC HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM
Chương 3: VĂN HÓA ẨM THỰC HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM – MÓN
ĂN, CÁCH ĂN VÀ QUAN NIỆM VỀ ẨM THỰC
Chương 4: VĂN HÓA ẨM THỰC HÀN QUỐC Ở VIỆT NAM: TÁC ĐỘNG
VÀ BIẾN ĐỔI

7



8


NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.

Việc ăn uống là một trong những nhu cầu thiết yếu và vô cùng quan trọng của
con người. Việc ăn uống là sự đảm bảo cho sự tồn tại cũng như phát triển của con
người. Bên cạnh đó, việc ăn, việc uống cũng phần nào phản ánh được về nếp sống,
nếp ăn, văn hóa của con người. Chính vì vậy mà hiện nay đã có rất nhiều cuốn sách,
cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực ẩm thực. Trong đó, tơi đặc biệt tìm hiểu về những
cuốn sách, những cơng trình nghiên cứu về ẩm thực Việt Nam và ẩm thực Hàn
Quốc.
- Văn hóa ẩm thực Việt Nam – Nhìn từ lý luận và thực tiễn của tác giả Trần
Quốc Vượng, Nguyễn Thị Bảy, NXB Từ điển bách khoa và Viện văn hóa, năm 2010.
Cuốn sách sẽ cho ta thấy được những lý luận chung nhất về văn hóa ẩm thực
Việt Nam cũng như văn hóa ẩm thực vùng miền. Đặc biệt, tác giả tập trung khai
thác ẩm thực Hà Nội. Trong tác phẩm này, tác giá đã nêu được rõ cấu trúc cơ bản
của văn hóa ẩm thực dân gian của Việt Nam trong đó có Hà Nội. Điều đó được thể
hiện rất rõ thơng qua những nguyên liệu để nấu ăn, kỹ thuật nấu ăn, con người hay
những yếu tố tâm linh cũng như ứng xử trong những bữa ăn của người Việt, … Dần
dần từ đó, diện mạo của văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và văn hóa ẩm thực
Hà Nội nói riêng đã hiện ra một cách rõ nét.
Không chỉ vậy, tác giả cũng đã đề cập đến mối quan hệ trong việc giao lưu
cũng như tiếp biến giữa văn hóa ẩm thực dân gian Việt Nam với văn hóa ẩm thực
được du nhập từ bốn phương. Từ đó ta thấy được sự tiếp nhận và đặc biệt là sự sáng

tạo trong ẩm thực của con người Việt Nam.
- Lịch sử Hàn Quốc trên bàn ăn của tác giả Youngha Joo, dịch giả Phạm Gia
Tường, NXB Văn Hóa - Văn Nghệ, năm 2016.
Phần đầu của cuốn sách, tác giả Youngha Joo có đề cập đến thời kỳ mở cửa
của Hàn Quốc. Trong thời kỳ này, những nền ẩm thực khác như ẩm thực phương

9


Tây, ẩm thực Nhật Bản, ẩm thực Trung Quốc bắt đầu được du nhập vào bán đảo
Triều Tiên. Trong cuốn sách này, tác giả cũng đã phân loại được những quán ăn
theo từng loại khác nhau. Không chỉ vậy, cuốn sách còn đề cập tới hàng loạt những
quán ăn, quán cơm đáng chú ý lúc bấy giờ như quán cơm lâu đời nhất Gukbapjip;
quán ăn Yoriok Triều Tiên đã rất được ưa chuộng tại các đô thị khoảng nửa đầu của
thể kỷ 20; hay quán rượu Daepotjip - nơi được những người nghiện rượu ưa thích.
Tác giả Youngha Joon thơng qua cuốn sách cũng đã đề cập đến vấn đề kinh tế
của Hàn Quốc lúc bấy giờ, trong đó có chính sách về việc ổn định lương thực bằng
việc nhập khẩu và hệ thống sản xuất các mặt hàng nông, thuỷ hải sản quy mơ lớn.
Điều này cũng đã góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển ẩm thực của Hàn Quốc.
Cuốn sách phần nào đã làm sáng tỏ một số diện mạo ẩm thực Hàn trong giai đoạn
khoảng 100 năm về trước.
- Tác phẩm Những ứng xử cần chú ý giữa người Việt và người Hàn của Phan
Thái Bình được đăng trong Kỷ yếu Hội thảo Giảng dạy, nghiên cứu Việt Nam học
và tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia TP HCM, 2018
Tác phẩm khẳng định “Cả người Việt và người Hàn đều không chỉ coi việc ăn
uống thuần túy là hoạt động của đời sống vật chất mà còn là một lĩnh vực để giáo
dục con cái những kinh nghiệm và cách ứng xử. Nhiều quy tắc trong ăn uống của
người Hàn cũng là quy tắc ăn uống trong bữa ăn của người Việt”. Bên cạnh đó, tác
giả cũng chỉ ra những điểm khác nhau trong ứng xử giữa người Việt Nam và Hàn
Quốc trong đó có sự khác nhau khi ăn uống giữa người Việt Nam và người Hàn

Quốc như việc khác nhau giữa việc lựa chọn nước sốt, sự khác biệt giữa cách thưởng
thức những món ăn. Từ đó ta thấy được sự khác nhau một cách cơ bản nhất trong ẩm
thực giữa hai quốc gia, tạo tiền đề cho luận văn khi đi sâu vào nghiên cứu sự khác
biệt này.
- Quà Hà Nội – Tiếp cận từ góc nhìn ẩm thực của tác giả Nguyễn Thị Bảy,
NXB Văn hóa - Thơng tin, năm 2000.
Cuốn sách Quà Hà Nội của Nguyễn Thị Bảy bao gồm 3 chương nói về quà Hà
Nội. Chương 1 của cuốn sách nói về các vấn đề cơ bản của ẩm thực Việt Nam trong

10


đó có ẩm thực Hà Nội và đặc biệt là quà Hà Nội. Tác giả Nguyễn Thị Bảy đã sử
dụng lý luận văn hóa ẩm thực đặt trong hồn cảnh về điều kiện tự nhiên và sinh
thái, từ đó nếu được vị trí của ẩm thực Hà Nội trong nền ẩm thực chung của Việt
Nam. Chương 2 của cuốn sách tập chung vào quà Hà Nội và người Hà Nội ăn q.
Ngồi điểm qua các món q vặt Hà Nội và cách chế biến nó thì tác giả cịn đề cập
đến việc người Hà Nội ăn quà như thế nào. Còn chương 3 là những đặc trưng và
triển vọng của văn hoá ẩm thực – quà Hà Nội.
Cuốn sách đã cho thấy được sự tiếp biến văn hóa ẩm thực của các vùng khác
nhau thông qua những lý luận về văn hóa ẩm thực cũng như điều kiện tự nhiên, bối
cảnh sinh thái hay vị thế của ẩm thực Hà nội trong tồn bộ nền văn hóa ẩm thực của
Việt Nam. Cuốn sách sẽ tập trung vào quà Hà Nội và người Hà Nội ăn quà. Vấn đề
về quà Hà Nội được tác giả Nguyễn Thị Bảy phân tích dưới nhiều khía cạnh khác
nhau. Nguyên liệu, cách chế biến hay những ứng xử trong ăn uống cũng như việc
thưởng thức những món quà chiều này theo độ tuổi, tầng lớp xã hội. Cuốn sách đã
đem lại những góc nhìn mới trong ẩm thực.
- Văn hóa ẩm thực Việt Nam – Các món ăn miền Bắc của Băng Sơn và Mai
Khơi, NXB Thanh niên, năm 2005.
Đây là bộ sách gồm 3 cuốn nói về xuất xứ, nghệ thuật chế biến các món ăn và

đặc biệt là cách thưởng thức các món ăn đặc trưng ở cả 3 miền. Tuy nhiên, luận văn
sẽ tập trung vào cuốn sách nói về ẩm thực miền Bắc để phù hợp với địa bàn nghiên
cứu của mình. Cuốn sách sẽ cho ta những kiến thức về các cơng thức và cách chế
biến món ăn cũng như phong cách ăn uống truyền thống của ta. Trong cuốn sách
này, tác giả Băng Sơn đã chỉ ra những vùng miền có truyền thống văn hóa đậm đà
bản sắc dân tộc cũng như giới thiệu tới người đọc những danh lam thắng cảnh hay
những điểm ẩm thực nổi tiếng ở khu vực miền Bắc.
Cuốn sách nhắc đến chi tiết từng món ăn cũng như cách chế biến nó. Những
món ăn trong cuốn sách của Băng Sơn và Mai Khôi trải rộng khắp các tỉnh phía
Bắc, từ đồng bằng cho đến vùng núi. Mỗi tỉnh thành phía Bắc, tác giả cũng chỉ ra
được những món ăn đặc trưng của khu vực đó. Từ đó phần nào nhận thấy được cách

11


mà người dân Việt ta sử dụng những thực phẩm nào cho những bữa ăn của mình
cũng như cách mà người Việt thường dùng để chế biến những món ăn đó. Thơng
qua cuốn sách, điều kiện tự nhiên của từng khu vực cũng được đề cập đến. Điều này
ảnh hưởng trực tiếp đến nguyên liệu cũng như cách thực hiện những món ăn và
cách con người vùng đó thưởng thức những món ăn đó như thế nào?
- Hà Nội 36 phố phường của Thạch Lam, NXB Văn học, năm 2016.
Cuốn sách Hà Nội 36 phố phường của Thạch Lam được tập hợp từ lại từ
những bài ông viết trên báo sau khi qua đời. Trong cuốn sách này, Thạch Lam đã
chỉ ra những món ăn truyền thống, đặc trưng của Hà Nội như bún sườn, canh sườn,
bánh đậu, bánh khảo hay kẹo lạc… Đối với mỗi món ăn, ơng đều miêu tả hết sức tỉ
mẩn cách người Hà Nội tạo ra và thưởng thức những món ăn đó ra sao. Cùng với
đó, những phong tục tập quán của người Tràng An cũng được Thạch Lam giới thiệu
thông qua tác phẩm của mình. Từ đó, cho ta những góc nhìn mới về ẩm thực truyền
thống Thủ Đô.
Tuy nhiên cuốn sách về ẩm thực trên chỉ đơn giản là nêu ra những món ăn và

cách chế biến món ăn Việt cũng như những đánh giá, nhận xét của tác giả về mặt
cảm xúc thẩm mỹ hay về mặt thưởng thức những món ăn Việt này ra sao chứ chưa
thấy được nhiều về phẩn lý giải, lập luận cũng như phân tích về mặt văn hóa ẩm
thực. Nhưng cũng khơng thể phủ nhận được rằng, cuốn sách đã đem lại cái nhìn
một cách tổng quan về những món ăn truyền thống của dân tộc ta cũng như cách
người Việt ta thưởng thức những món đó như thể nào.
- Tác phẩm K-Food - Combining Flavor, Health, and Nature (Ẩm thực Hàn
Quốc – sự kết hợp giữa hương vị, sức khỏe và thiên nhiên) của tác giả Yun Jin Ah,
NXB Gil-Job-Ie Media, năm 2016.
Tác giả Kim Jin Ah đã chỉ ra được những món ăn Hàn Quốc phố biến trên thế
giới hiện nay và giới thiệu được những vị đầu bếp nổi tiếng của họ. Tác giả cũng đã
đặt được ẩm thực Hàn Quốc trong bối cảnh của thế giới để nhận thấy được điểm
khác biệt cũng như những nét độc đáo không lẫn đi đâu của ẩm thực Hàn. Đặc biệt
hơn cả, tác giả đã chỉ ra được mối liên hệ chặt chẽ của các yếu tố tự nhiên, hương vị

12


và sức khỏe trong ẩm thực của người Hàn Quốc thông qua các nguyên liệu để nấu
ăn, các loại gia vị mà họ sử dụng cũng như cách chế biến những món ăn ra sao.
Thơng qua tác phẩm này, phần nào nền ẩm thực Hàn Quốc đã được thể hiện, góp
phần giúp luận văn có cái nhìn khách quan nhất về ẩm thực Hàn Quốc.
- Báo cáo “Cơm ở Việt Nam: Từ dinh dưỡng đến chức năng xã hội và văn
hóa” của TS. Vương Xn Tình trong Hội thảo khoa học quốc tế “Giao lưu văn hóa
ẩm thực Trung Hoa và các nước Đơng Nam Á” của Viện Văn hóa nghệ thuật quốc
gia Việt Nam và Quỹ Văn hóa ẩm thực Trung Hoa (Đài Loan) được tổ chức tại Hà
Nội, từ ngày 15-17/10/2019.
Báo cáo “Cơm ở Việt Nam: Từ dinh dưỡng đến chức năng xã hội và văn hóa”
của TS Vương Xuân Tình gồm 5 phần: Chế biến cơm; Cơm và dinh dưỡng; Cơm và
ứng xử xã hội; Cơm và biểu tượng văn hóa; Cơm và nghi lễ, tín ngưỡng. Gạo chính

là nguồn lương thực chính trong bừa ăn của người Việt từ ngàn đời nay. Bài báo cáo
này của tiến sĩ sẽ nói về vai trị của cơm trong đời sống của tộc người Việt, từ chức
năng dinh dưỡng cho đến chức năng văn hóa xã hội. Người Việt có 2 cách nấu cơm
chính là nấu bằng nồi và nấu bằng tre, nứa. Ngồi ra, cơm có thể chế biến theo dạng
cơm độn, hoặc xôi hay biến tấu chúng thành cơ coi nước chấm như một món ăn kèm và mang ra
cùng một lúc với chúng và bát nước chấm đó chỉ có duy nhất một bát, người ăn sẽ
phải chấm chung. Điển hình có thể nhận thấy được điều đó tại nhà hàng Ẩm thực
Hàn Quốc Jjang. Đối với bất kỳ thực khách hay nhóm thực khách nào sau khi gọi
món thì những món ăn kèm sẽ được nhà hàng mang đến. Những món ăn kèm này
bao gồm kim chi, củ cải muối, dưa chuột muối kiểu Hàn Quốc, khoai lang chiên và
đặc biệt nhất chính là bát nước chấm được duy nhất được mang lên. Để tiện cho
việc phục vụ số lượng lớn khách vào giờ cao điểm thì nhà hàng sẽ chuẩn bị sẵn
những món ăn kèm này sẵn ở một chiếc bàn riêng để không mất quá nhiều thời
gian.

71


Ẩm thực Việt có tính linh hoạt khá cao và tính linh hoạt này được thể hiện
khá rõ trong dụng cụ ăn. Người Việt chủ yếu sử dụng đũa trong bữa ăn, cịn thìa chỉ
sử dụng cho trẻ em là chính. Việc sử dụng đũa của người Việt vơ cùng linh hoạt.
Đơi đũa của người Việt có thể sử dụng như một công cụ để gắp thức ăn hay để trộn
những nhiều loại thực phẩm lên với nhau, thậm chí đến việc ăn cháo thì người Việt
cũng có thể sử dụng đũa thay thế cho thìa. Cịn đối với việc thưởng thức món canh
thì người Việt sẽ bưng bát lên và húp. Điều này khác xa với văn hóa Hàn Quốc khi
họ sẽ hạn chế việc nhấc bát lên khỏi bạn. Chính vì điểm khác nhau này mà những
chiếc bát ở nhà hàng Hàn Quốc ở Việt Nam phải dùng những chiếc bát có đế dày để
tránh gây bỏng tay. Cô Nguyễn Thị Y - người mà tôi đã gặp tại Nhà hàng thịt nướng
Dolpan Sam có chia sẻ về một kỷ niệm của mình và nhóm bạn khi đi du lịch tại Hàn
Quốc vào tháng 11 năm 2018 “…Mỗi lần cầm cái bát bên đấy lên cứ thấy kiểu gì

ln ý… Cầm nó khơng được chắc chắn… Nhiều nơi cịn khơng có cái đế, cầm
khơng quen tay… Cái này khơng chú ý thì rơi ln… Đựng bát canh nóng thì có mà
bỏng tay… ”. Chúng ta có thể nhận thấy được sự khác biệt giữa 2 chiếc bát dùng để
ăn tại một quán ăn Hàn tại Việt Nam và Hàn Quốc qua hình ảnh phía dưới. Chiếc
bát được sử dụng tại cửa hàng Kimbap ở Nguyễn Trãi là chiếc bát mà thường thấy
với phần đế cao để thực khách có thể thoải mái cầm lên mà khơng bị nóng. Và đây
cũng là loại bát được bán đại trà trên thị trường, rất dễ tìm mua. Hình ảnh cịn lại
được chụp tại một quán ăn Hàn Quốc do bạn Nguyễn Thị Y cung cấp, thì ta có thể
nhận thấy họ sử dụng một chiếc bát làm bằng kim loại và gần như là khơng có phần
đế phía dưới.
Nếu người Hàn khi ăn thường cố gắng ăn hết những món ăn mình đã gọi ra
hoặc gói mang về để tránh lãng phí (Mục 3.2.3: Những kiêng kị của người Hàn
Quốc trong ăn uống) thì người Việt Nam khi ra ngồi ăn ln khơng ăn đến miếng
cuối cùng. Người Việt có câu “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “miếng ăn là miếng
nhục” hay “ăn lấy thơm tho, chứ không ai ăn lấy no, lấy béo.”. Người Việt ra ngồi
ăn thường khơng ăn hết sạch những món ăn trên bàn như một phép lịch sự, tỏ ra
mình khơng phải là người “phàm ăn, tục uống”. Thói quen ăn uống này được thấy

72


rất rõ khi đươc mời tới nhà người khác ăn hay đi ăn hàng. Người Việt Nam có rất
nhiều câu chun ngụ ngơn hay chun cười để phê phán thói quen ăn vô ý này.
Việc ăn uống cũng là một cách để người Việt nhận xét về nhân cách của người ăn,
thậm chí là cả gia đình họ. Chính vì vậy, mà người Việt có câu khuyên dạy con cái
“học ăn, học nói, học gói, học mở” – và việc ăn được ln được ưu tiên đầu. Bên
cạnh đó người Việt cũng có câu “thừa cịn hơn thiếu” hay câu “mất tiền mua mâm
thì đâm cho thủng”. Có lẽ chình vì điều này mà ở nhiều quán ăn Hàn Quốc tại Việt
Nam, thay vì những món ăn kèm được gọi thêm thoải mái và khơng tính tiền thì
những món ăn kèm này chỉ được miễn phí lần đầu tiên cịn nếu bạn gọi thêm thì sẽ

phải trả thêm tiền. Tại nhà hàng Kimbap – Nguyễn Trãi thì đĩa kim chi đầu tiên
mang lên sẽ được miễn phí, cịn nếu bạn gọi thêm thì mỗi đĩa gọi thêm sẽ có giá
10.000đ. Và nếu bạn lựa chọn ăn theo suất hay gọi món ở nhà hàng Dolpan Sam thì
những món ăn kèm cúng chỉ được miễn phí cho lần gọi đầu tiền và được tính phí
cho lần gọi tiếp theo.
4.2.2. Tác động từ những nguyên liệu và khẩu vị của người Việt đến những món
ăn Hàn Quốc.
- Tác động của nguyên liệu Việt vào những món ăn Hàn Quốc.
Việt Nam là một quốc gia nơng nghiệp nhiệt đới, chính vì đó mà cây trồng đa
dạng và phong luôn xanh tốt vào cả 4 mùa trong năm. Việt Nam cũng có đường bờ
biển dài cùng hệ thống sơng ngịi chằng chịt cung cấp cho những món ăn Việt
những nguyên liệu thủy hải sản phong phú. Với khí hậu nhiệt đợi ẩm, gió mùa
khơng chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cây trồng phát triển mà cịn là mơi trường
lý tưởng cho việc phát triển chăn nuôi các loại gia cầm, gia súc. Do đó nguồn thực
phẩm để chế biến món ăn Việt Nam rất phong phú.
Văn hóa là sự tiếp thu và thay đổi, thêm vào đó người Việt Nam lại khá linh
hoạt và sáng tạo nên bất kỳ kỳ sự tiếp nhận nào mới đều được người Việt nhẹ nhàng
biến chuyển để phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như phong tục của người Việt.
Thực tế chứng mình rằng khi ẩm thực Hàn Quốc tiến vào Việt Nam đã có ít nhiều
sự thay đổi để phù hợp. Việc những thực phẩm thuần Việt xuất hiện trong những

73


nhà hàng bán đồ ăn Hàn Quốc không phải là chuyện khó thấy. Thậm chí, cịn có
những nhà hàng đã chế biến những món ăn theo kiểu Hàn Quốc bằng những nguyên
liệu thuần Việt. Nhà hàng thịt nướng bàn đá Dolpan Sam ở Lê Trọng Tấn đã sử
dụng củ đậu – một loại củ phổ biến tại Việt Nam và chế biến nó theo phong cách
của Hàn Quốc và phục vụ nó như một món ăn kèm cho thực khách của quán.
Việc sự dụng những nguyên liệu thuần việt khiến cho món ăn trở nên quen

thuộc hơn cũng là một cách để giảm chi phí nhập liệu cho các nhà hàng đồ ăn. Vì
đơn giản là những nguyên liệu thuần Việt sẽ dễ kiếm và giá thành lại rẻ. Thậm chí
những món như phở cuốn, hay đồ tráng miệng như chè khúc bạch cũng được đưa
vào phục vụ trong những nhà hàng chuyên đồ ăn Hàn Quốc như KingBBQ.
Có thể nhận thấy rằng những nguyên liệu Việt được sử dụng nhiều trong
những món ăn Hàn Quốc. Lẩu Bulgogi là một loại lẩu phổ biến tại đất nước Hàn.
Tuy nhiên khi nhìn vào món lẩu Bulgogi tại nhà hàng DolpanSam thì có thể nhận
thấy những nguyên liệu thuần Việt đã được sử dụng như rau muống, rau mùng tơi
và thậm chí và váng đậu. Những loại rau thuần Việt được nhà hàng khéo léo kết
hợp với cùng với món lẩu của người Hàn cũng nhận được sự đón nhận của nhiều
thực khác Việt Nam. Chị Nguyễn Thị Hồng N – một thực khách người Việt Nam
đến thưởng thức món lẩu này tại nhà hàng Dolpan Sam cho biết “Nước lẩu hơi
nhạt… Mình chưa ăn lẩu này ở Hàn Quốc nên khơng biết so sánh ra sao… Nhưng
ăn lẩu phải có váng đậu chứ… Cũng thấy lạ chứ, lẩu Hàn Quốc kiểu gì mà có cả
rau mùng tơi… Ăn cũng được…”
Sử dụng những nguyên liệu thuần Việt vừa giúp nhà hàng tiết kiệm thêm chi
phí nhập liệu vừa tạo ra cảm giác thân thuộc, thân quen cho những người Việt Nam
thưởng thức. Điều đó cũng thể hiện được việc giao thoa giữa ẩm thực Việt Nam với
ẩm thực Hàn Quốc. Người Việt Nam khơng chỉ đơn giản là tiếp nhận những món
ăn, ẩm thực mới mà cịn biến đổi nó để phù hợp hơn với thói quen văn hóa của
mình.
- Tác động của thói quen và khẩu vị của người Việt tới món ăn Hàn Quốc.

74


Một trong những tác động tạo nên sự biến đổi của ẩm thực Hàn Quốc tại Việt
Nam chính là thói quen và khẩu vị ăn uống. Những thói quen trong ăn uống được
hình thành từ lâu đời và truyền từ đời này sang đời khác thành và dần dần trở thành
một nét đặc sắc trong văn hóa Việt Nam. Những luồng văn hóa ẩm thực mới trong

đó có ẩm thưc Hàn Quốc khi du nhập vào Việt Nam sẽ vấp phải những thói quen,
sở thích và khẩu vị ăn uống này, từ đố có sự thay đổi sao cho phù hợp.
Những thói quen ăn uống của người Việt có thể là rất nhỏ nhưng cũng đủ để
nhận thấy được trong khi thưởng thức những món ăn Hàn Quốc. Người Việt rất kỵ
việc xới cơm đầy bát, bởi vì họ cho rằng chỉ có bát cơm cúng mới xới đầy như vậy.
Chính vì vậy, mà bát cơm của người Việt thường chỉ có khoảng 2/3. Trong khi
những bát cơm của người Hàn Quốc sẽ được xới đầy và đựng trong những chiếc bát
giữ nhiệt, hoặc bát có nắp đậy.
Những nhà hàng Hàn Quốc tại Việt Nam luôn cố gắng để mang hết những nét
văn hóa của người Hàn sang Việt Nam như việc sử dụng các vật dụng của người
Hàn trên bàn ăn. Tuy nhiên, dù rất cố gắng nhưng việc sử dụng những cây đũa
mỏng và dẹt kiểu Hàn Quốc đã gây rất nhiều khó khăn cho người Việt. Chị Nguyễn
Thị Y chia sẻ sau khi đi du lịch Hàn Quốc về “….ngại nhất là việc dùng đũa của nó
(người Hàn), lúc ăn miến thì gắp mãi chẳng lên…” . Hay chị Nguyễn Thị Huyền T
– thực khách của quán thịt nướng Gumiho trên phố Bùi Thị Xuân, Hà Nội (nơi sử
dụng đũa theo kiểu Hàn) “….phải đổi đũa khác thơi chứ đũa kiểu này thì gắp cịn
khơng nổi thì ăn thế nào…”. Chính vì vậy, mà nhiều nhà hàng, quán ăn bán đồ Hàn
Quốc vẫn sử dụng những chiếc đũa ăn bằng gỗ, hoặc inox với thiết kế tròn, to để
phù hợp với thói quen của người Việt.
Tại nhà hàng Tengcho – Linh Đàm khi dọn lẩu kim chi lên cho thực khách thì
nước chấm đi kèm với món lẩu lại là “gia vị chanh, ớt” – một loại nước chấm quen
thuộc trong ẩm thực của người Việt Nam. Thậm chí có nhiều thức khách Việt Nam
sẽ u cầu nhà hàng chuẩn bị cho mình món nước chấm quen thuộc này nếu nó
khơng được mang ra sẵn cùng món ăn. Chị Nguyễn Thị Hồng N – thực khách của
nhà hàng Dolpan Sam trong q trình thưởng thức món lẩu tại đây có yêu cầu nhân
75


viên chuẩn bị gia vị để chấm thịt sau khi nhúng lẩu. Khi được hỏi về việc này, chị N
chia sẻ “…cái tương ớt này chỉ chấm thịt nướng được thơi chứ chấm lẩu thì ăn dị

lắm … cứ chấm với gia vị là ngon…”. Khẩu vị cùng như những thói quen ăn uống
của người Việt Nam khác với người Hàn Quốc chính vì điều này mà ẩm thực Hàn
Quốc buộc phải thay đổi để phù hợp khi du nhập.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều nhà hàng bán đồ Hàn Quốc những vẫn phục vụ
những món ăn Việt Nam để phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân. Điều này có
thể thấy q hình ảnh bánh gạo Hàn Quốc được đặt cùng với mẹt với những món ăn
vặt của Việt Nam như nem chua rán, hay đâu đó, hình ảnh một suất cơm kimchi xào
thịt bò nhưng được trang trí giống như bạn đang thưởng thức cơm tấm của Việt
Nam. Tại quán King Dakgalbi 309 Trần Đại Nghĩa, Hà Nội – nơi bán những món
ăn Hàn Quốc được giới trẻ khá u thích với những món như kimbap, gà xào phơ
mai, cơm trộn,… Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhà hàng cũng phục vụ thực khách những
món ăn vặt thuần việt như khoai lang kén, phơ mai que.
Tơi có dịp gặp gỡ nhóm 3 bạn sinh viên năm nhất trường Đại học Kinh doanh
và Cơng nghệ đang ăn tại đó, và được bạn Dương Hương L chia sẻ về về những
món ăn Hàn Quốc tại đây: “… Bọn em thấy bài review về quán này trên Hội review
đồ ăn có tâm (một hội nhóm trên chuyên chia sẻ, nhận xét về các món ăn trên
facebook),… Em cực thích mấy món Hàn và nhiều phô mai,… Gà phô mai ở đây họ
bảo phải đợi khoảng 30 phút mới có cơ nên bọn em mới gọi thêm khoai lang kén ăn
để chống đói,…”. Khi được hỏi, tại sao đến nhà hàng chuyên món Hàn lại gọi một
món khá thuần Việt như khoai lang kén thì bạn Phạm Thu H có trả lời “… Chị
không hỏi em cũng không để ý nữa, chỉ thấy nếu ngồi đợi 30 phút mà không ăn chắc
bọn em chết đói mất,… cái này chắc do sở thích của bọn em thơi,…”. Bạn Lê Thị L
nói thêm “… ở đây mà có thêm nem chua rán với phơ mai que thì khỏi phải bàn…”
. Theo chia sẻ của bác Nguyễn Thị T – chủ nhà hàng bán đồ Hàn Quốc tại khu vực
trường Đại học Cơng Đồn chia sẻ “ … Bán theo nhu cầu của khách thôi cháu, sinh
viên đứa nào mà chẳng thích mấy món như này,… Cái này đều là hàng có sẵn,
khách gọi chỉ việc cho vào chảo,… khơng phải lích kích chế biến…”.

76



Tiểu kết chương 4
Ẩm thực Hàn Quốc khi du nhập vào Việt Nam đã góp phần tạo nên sự đa dạng
trong văn hố ẩm thực Việt Nam cũng những góp phần vào sự phát triển kinh tế và
giải quyết được vấn đề lao động, việc làm. Bên cạnh những tác động tích cực của
ẩm thực Hàn Quốc thì những thách thức về sự phai nhạt những giá trị truyền thống
cũng cần được chú ý.
Món ăn Hàn tới Việt Nam khơng chỉ ảnh hưởng tới văn hóa ăn uống đã có từ
trước tới nay mà ngược lại, chính văn hóa ẩm thực của Hàn Quốc cũng sẽ bị thay
đổi sao cho phù hợp với văn hóa của dân ta. Từ những quan niệm, thói quen về việc
ăn uống của người Việt cũng phần nào biến đổi được ẩm thực Hàn Quốc khi đặt
chân tới. Không chỉ việc, nhờ vào nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú cùng óc
sáng tạo của mình mà người Việt đã biến đổi những món ăn Hàn Quốc sao cho
thích hợp với văn hố, khẩu vị của mình.
Sự tác động qua lại giữa hai nền ẩm thực chính là hệ quả tất yếu của việc giao
thoa trong văn hóa.

77


78


KẾT LUẬN
Tồn cầu hóa là xu thế đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên Thế giới và nó tác
động tới tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ. Q trình tồn cầu hóa gắn liền với việc
hội nhập cũng như giao lưu về mặt văn hóa giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên
Thế giới. Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, chính vì vậy
mà khơng thể nằm ở bên ngồi của tồn cầu hóa được. Sự giao lưu và tiếp xúc văn
hóa giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới đã và đang tiếp nhận những giá trị

văn hóa mới bên ngồi du nhập vào và từ đó sống chung với văn hóa mới cùng những
giá trị văn hóa bản địa vốn có. Ẩm thực Hàn Quốc là một trong những giá trị văn hóa
mới mẻ được du nhập vào Việt Nam thông qua con đương giao lưu văn hóa và kinh
tế. Ẩm thực Hàn Quốc du nhập vào Việt Nam đã tạo nên những nét mới lạ, độc đáo
trong những món ăn và cách thức ăn của người Việt. Và chính nhờ sự du nhập đó mà
nó đã tạo nên được những giá trị văn hóa ẩm thực mới cho văn hóa truyền thống nước
ta.
Ẩm thực Hàn Quốc với những nét văn hóa độc đáo của nó lan toả ra các nước
trong khu vực trong đó có Việt Nam. Ẩm thực Hàn Quốc đã đặt được những bước
chân đầu tiên của nó vào Việt Nam thơng qua những thước phim. Từ đó, dần dần
được người dân Việt tiếp nhận một cách tự nguyện. Việc ẩm thực Hàn Quốc đang
phát triển một cách mạnh mẽ ở Việt Nam như hiên nay đang đặt chúng ta vào
khơng ít những lo ngại về vấn đề bản sắc dân tộc.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của văn hóa cũng như ẩm thực Hàn
Quốc cũng đang tạo ra nhiều tác động tới những vấn đề xã hội và con người. Bên
cạnh việc mang tới Việt Nam những món ăn mới cũng như phong cách ăn đầy mới
mẻ thì nó cũng có những tác động nhất định đến sự phát triển về kinh tế như việc
tạo ra một thị trường kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như
nước ngoài phát triển. Với những món ăn mới thì người dân Việt sẽ có thêm nhiều

79


lựa chọn cho những bữa ăn gia đình, trong một khơng gian mới mẻ nhưng vẫn có
đơi nét quen thuộc và gần gũi.
Bên cạnh đó, văn hóa dân tộc Việt Nam là một nên văn hóa đã được hình
thành từ ngàn năm lịch sử với những dấu ấn đậm nét. Do đó, những văn hóa mới
khi du nhập vào cũng ít nhiều chịu sự tác động, chi phối của văn hóa bản địa. Điều
đó bắt buộc những yếu tố văn hóa mới phải có sự thay đổi sao cho phù hợp với văn
hóa bản địa đã có từ lâu đời ở Việt Nam. Ẩm thực Hàn Quốc cũng không phải

trường hợp ngoại lệ. Trong suốt quá trình du nhập và phát triển ẩm thực Hàn Quốc
ở nước ta đã phải thay đổi khá nhiều, nó phải biến tấu sao cho phù hợp với những
thành tố của văn hóa bản địa để có thể tồn tại được tốt hơn.
Việc ẩm thực Hàn Quốc du nhập và phát triển tại Việt Nam cũng đã thúc đẩy
nhiều nhà hàng hay mơ hình kinh doanh những món ăn Hàn Quốc ra đời. Những nhà
hàng, quán ăn Hàn Quốc này đã phần nào góp phần vào việc phát triển kinh tế cũng
như giải quyết được vấn đề lao động hiện nay. Nhưng việc phát triển này cũng cần
phải được các cấp chính quyền quản lý chặt chẽ nhất là vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Ngồi ra, sự phát triển nhanh chóng của đồ ăn Hàn Quốc ở nước ta cũng dẫn
đến nhiều vấn để về bản sắc dân tộc. Sự xâm nhập một cách mạnh mẽ cùng sự đón
nhận một cách tự nguyên của người dân có thể dẫn tới nhiều giá trị văn hóa, ẩm
thực Việt sẽ bị lãng quên. Những món ăn Hàn Quốc với một phong cách ăn khá
khác biệt đã tác động không hề nhỏ tới giới trẻ Việt. Không chỉ dừng lại ở những
nhà hàng chuyên bán đồ Hàn Quốc mà ẩm thực Hàn Quốc cùng những món ăn của
họ đã bắt đầu len lỏi vào những khu chợ, những bữa cơm hàng ngày. Điều này
khiến cho ta phải suy ngẫm về những giá trị văn hóa cổ truyền.
Vấn đề về sức khỏe dưới sự tác động của ẩm thực Hàn Quốc khi du nhập mặc
dù đang ở mức độ chưa mấy nghiệm trọng nhưng đó cũng là vấn đề mà ta phải lưu
ý và cần có biện pháp để cải thiện và thay đổi để tốt hơn.
Luận văn cũng mong muốn cơng trình của mình có thể đóng góp cho những
người nghiên cứu, đặc biệt là những nhà quản lý một cái nhìn tổng thể hơn về ẩm

80


thực Hàn Quốc. Sự du nhập cũng như phát triển của ẩm thực Hàn Quốc chính là
một yếu tố khách quan và khơng thế tránh khỏi trong q trình hội nhập, tồn cầu
hóa của đất nước. Chúng ta sẽ ln phải đón nhận những yếu tố văn hóa mới du
nhập những khơng vì thế mà xem nhẹ hay bỏ qua những tác động của nó tới kinh tế,

đời sống xã hội. Vấn đề bản sắc dân tộc cần được đề cao hơn, chúng ta đang hòa
nhập vào trong nền văn hóa chung của thế giới nhưng vẫn phải giữ trong mình
những nét riêng biệt, tránh trường hợp hóa tan vào trong dịng chảy của văn hóa thế
giới./.

81


×