Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Dongchi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.68 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TÌNH ĐỒNG CHÍ TRONG BÀI THƠ CÙNG TÊN CỦA CHÍNH HỮU,NGÀY ẤY – BÂY GIỜ... Friday, 12th December 2008. Nếu như trong những năm đấu tranh giải phóng dân tộc, tình đồng chí của những người lính, của những người tham gia cách mạng được cố kết bởi khát vọng độc lập tự do của đất nước thì ngày nay, tình đồng chí đã gắn bó những người cùng lý tưởng phấn đấu cho "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". ĐỒNG CHÍ Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi, đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ. Đồng chí! Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. *** Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. 1948 Trong những ngày của tháng 12 này, nhiều bạn yêu thơ không khỏi bùi ngùi nhớ lại những ngày này năm ngoái đã phải vĩnh biệt một lúc ba nhà thơ, ba chiến sĩ, ba "Anh bộ đội Cụ Hồ", về cõi vĩnh hằng! Đó là nhà thơ Vũ Cao với bài thơ "Núi Đôi" mà có người cho rằng "xứng đáng khắc bia mộ của ông, khắc ghi trong tâm khảm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> người đời"; đó là nhà thơ Phạm Tiến Duật với "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây", "Lửa đèn", "Gửi em, cô Thanh niên xung phong"... đã làm nên một "trường phái" thơ thời chống Mỹ và nhà thơ Chính Hữu với bài thơ "Đồng chí" mà câu thơ kết với bốn chữ "Đầu súng trăng treo" đã vượt qua dòng chảy của thời gian neo đậu lại trong lòng bao thế hệ người Việt về hình ảnh vừa anh hùng, vừa nghệ sĩ của "Anh bộ đội Cụ Hồ", của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc... Nhà thơ Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc. Là một thanh niên trí thức giàu lòng yêu nước, tham gia cách mạng từ 1945. Tháng 12-1946, ông gia nhập quân đội tại Trung đoàn Thủ đô. Trong sự nghiệp thi ca: "Cái độc đáo của ông là cả đời chỉ in một tập thơ, nhưng bài thơ nào cũng neo lại lòng người. Đó là sự thận ngôn, sự chậm rãi minh triết" (Báo Nhân dân số ra ngày 16-12-2007). Bài thơ "Đồng chí" đã quá quen thuộc với nhiều người, đã có nhiều bài bình rất hay và sâu sắc. Ở đây chỉ nêu thêm một vài cảm nhận khi đọc lại bài thơ này. Câu kết "Đầu súng trăng treo" trong bài thơ "Đồng chí" là một hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, giàu ý nghĩa đã được Chính Hữu đặt tên cho tập thơ duy nhất của mình: "Đầu súng trăng treo". Về hoàn cảnh ra đời của bài "Đồng chí" nhà thơ Chính Hữu đã có lần bộc bạch... "Vào năm 1947, tôi có mặt trong chiến dịch Việt Bắc. Trải qua những tình huống bất ngờ trong chiến đấu, tôi nhận ra cái quyết định sự tồn tại và chiến thắng của quân đội ta là tình đồng chí. Suy nghĩ này cứ theo đuổi tôi cho đến khi chiến dịch kết thúc. Đầu năm 1948 trong đợt điều dưỡng, hình ảnh những ngày chiến đấu đã vụt lên trước mắt tôi, thôi thúc tôi cầm bút. "Đồng chí"được viết ra trong những rung động mới mẻ mà sâu lắng ấy. Nó được đăng lần đầu tiên trong tờ bích báo của đại đội tôi". Bài thơ là một định nghĩa về tình đồng chí gọn rõ và lay động lòng người. Đó là tình cảm của những người "đồng" một hoàn cảnh xuất thân: "Quê hương anh nước mặn đồng chua/Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá". Nghệ thuật cấu trúc sóng đôi cùng cách nói thành ngữ quen thuộc đã làm nên cái chung cho "đôi người xa lạ". Đó là cái "đồng" trong cuộc sống chiến đấu gian khổ: "Áo anh rách vai/Quần tôi có vài mảnh vá". Tình đồng chí được xây dựng trên cơ sở tình cảm của những người cùng giai cấp, cùng đồng đội để rồi trở thành những người cùng lý tưởng chiến đấu cho độc lập, tự do của Tổ quốc. "Đồng chí!" câu thơ ngắt riêng ra hai từ để nhấn mạnh ý định của tác giả. Chính Hữu viết "Đồng chí" theo lối tả chân thực, không tô điểm. Những hình ảnh bình dị, đời thường vào thơ đã miêu tả được cái thật, cái "thần" của anh bộ đội trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Cùng với "Tây Tiến" của Quang Dũng, "Nhớ" của Hồng Nguyên... "Đồng chí" của Chính Hữu đã đồng hành cùng người lính trong những năm kháng chiến "gian lao mà anh dũng" của dân tộc... Nếu như trong những năm đấu tranh giải phóng dân tộc, tình đồng chí của những người lính, của những người tham gia cách mạng được cố kết bởi khát vọng độc lập tự do của đất nước thì ngày nay, tình đồng chí đã gắn bó những người cùng lý tưởng phấn đấu cho "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Trong số những "Đồng chí" thời chống Pháp, chống Mỹ nay là những Cựu chiến binh, đã có nhiều người tiếp tục "cống hiến sức lực, tài năng cho quê hương, làng, xã. Họ đi đầu trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, xóa đói giảm nghèo. Họ tạo nguồn học bổng khuyến học "Vòng tay đồng đội" giúp cho con, cháu Cựu chiến binh vượt qua khó khăn trong cuộc sống để vươn lên học giỏi, thành tài phục vụ đất nước. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn "đồng chí không bằng đồng tiền" như câu thơ trong một bài thơ viết thời"đêm trước đổi mới"và trong đời sống hàng ngày, quan hệ giữa con người với con người, văn hóa ứng xử mang màu sắc tình cảm và lễ nghi phong tục bị phôi pha và thay thế bằng những nguyên tắc ứng xử có phần "công nghệ", "máy móc"... Như một lẽ tự nhiên, con người luôn muốn tự hoàn thiện mình, gắn bó với cộng đồng theo những chuẩn mực tình cảm của dân tộc - mà tình "đồng chí" đã trở thành một bộ phận. Bài thơ "đồng chí" của Chính Hữu đã đem đến cho bạn đọc một định nghĩa về tình cảm mới mẻ này từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp cách đây vừa đúng 60 năm... TRƯƠNG TỬ KỲ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×