Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

DE THI CUOI 1 KHOI 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.92 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỐ CỦA MỔI BÀI Từ 1 đến 30 do Giám thị ghi. TRƯỜNG TH NGUYỄN BỈNH KHIÊM KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HK 1 NĂM HỌC: 2011 - 2012. HỌ TÊN HỌC SINH:…………………………………………… LỚP: 5.... Môn thi: Toán Thời gian: 40 phút. SỐ BÁO DANH Do học sinh ghi. Chữ kí giám thị 1. SỐ MẬT MÃ Do chủ khảo ghi. Chữ kí giám thị 2. ...... …………………………………………….…………………………………………………….…………………………………… Chữ kí giám khảo 1. SỐ MẬT MÃ Do chủ khảo ghi. Chữ kí giám khảo 2. LỜI GHI CỦA GIÁM KHẢO. SỐ CỦA MỔI BÀI Từ 1 đến 30 do Giám thị ghi. Điểm bài thi. PHẦN I: ( 3 điểm) Đánh chữ X vào chữ cái trước ý trả lời đúng trong các câu sau: 1/ Trong số 25,738 chữ số 7 chỉ: a. 7 đơn vị. b. 7 chục. c. 7 phần mười. d. 7 phần trăm. 2/ Kết quả của phép tính 3,24 : 0,01 là a. 0,0324. b. 0,324. c. 32,4. d. 324. b. 8,5. c. 8,04. d. 8,4. 3/ 12% của 70 là: a. 8,14. 4/ Số thấp phân nào sau đây nhỏ hơn 15,36? a. 15,46. b . 15,64. c.15,37. d. 15,35. 5/ Hình vuông có diện tích 36 cm2 . Chu vi hình vuông đó là: a. 24. b. 24cm. c. 24 cm2. d. 6 cm. 6/ Hình bên có bao nhiêu hình chữ nhật? a. 14. b. 16. c. 18. d. 20. PHẦN II: ( 7 điểm) 1/ Đặt tính rồi tính : 286,37 + 17,8. 162 – 87,39. 42,05 x 4,6. 157,25 : 3,7. ……………. ………….... ……………. ……………... ……………. ....………..... ……………. ....................... ……………. ……………. ……………. ……………... ……………. ....…………. ……………. ....................... ……………. ....…………..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> THÍ SINH KHÔNG ĐƯỢC VIếT VÀO KHUNG NÀY VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH SẼ RỌC ĐI MẤT ............................................................................................................................................... 2/ Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 962cm = ….dm. 4m2 5dm2 = ……m2. 3/ Tìm X: X + 2,5 = 12,5. 52,3 : X = 0,5 - 0,4. ……………………………. ……………………………. ……………………………. …………………………….. ……………………………. …………………………….. 4/ Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 24 m, chiều rộng bằng. 1 chiều dài, trong đó 4. diện tích đất làm nhà chiếm 62,5%. Tính diện tích đất làm nhà? Bài giải ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….. 5/ Tính bằng cách thuận tiện nhất: 12,3 x 0,15 - 0,03 x 12,3 - 0,02 x 12,3 ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM TOÁN 5 CUỐI HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2011 – 2012 PHẦN 1: 3 ĐIỂM 1c 2d 3d 4d 5b 6c PHẦN 2: 7 ĐIỂM 1/ 2 điểm: Đặt tính và tính đúng, mỗi phép tính được 0,5 điểm 304,17 74,61 193,43 42,5 2/ 1 điểm: Mỗi phép đổi đúng được 0,25 điểm 96,2 4,05 3/ 1điểm: mỗi phép tính được 0,5 điểm X + 2,5 = 12,5 X = 12,5- 2,5 X = 10 4/ 2 điểm Bài giải: Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là: 24 : 4 = 6 (m) Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là: 24 x 6 = 144 (m2) Diện tích phần đất làm nhà là: 144 x 62,5 : 100 = 90 (m2) Đáp số: 90 m2. 52,3 : X = 0,5 – 0,4 52,3 : X = 0,1 X = 52,3 : 0,1 X = 523. 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm. * Lưu ý: Lời giải sai không tính điểm phép tính. Sai đáp số hoặc không ghi đáp số trừ 0,5 điểm. 5/ 1 điểm 12,3 x 0,15 - 0,03 x 12,3 - 0,02 x 12,3 = 12,3 x (0,15 - 0,03 - 0,02) = 12,3 x 0,1 = 1,23.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> TRƯỜNG TH NGUYỄN BỈNH KHIÊM HỌ TÊN HỌC SINH:…………………………………………………………………… LỚP: 5.... Môn thi: Tiếng Việt SỐ BÁO DANH ( Đọc hiểu) Do học sinh ghi Thời gian: 30 phút. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HK 1 NĂM HỌC: 2011 - 2012 Chữ kí giám thị 1. Chữ kí giám thị 2. SỐ CỦA MỔI BÀI Từ 1 đến 30 do Giám thị ghi. SỐ MẬT MÃ Do chủ khảo ghi. …………………………………………….…………………………………………………….…………………………………… Chữ kí giám khảo 1. Chữ kí giám khảo 2. LỜI GHI CỦA GIÁM KHẢO Điểm bài thi. SỐ MẬT MÃ Do chủ khảo ghi SỐ CỦA MỔI BÀI Từ 1 đến 30 do Giám thị ghi. Đọc thầm bài: VẦNG TRĂNG QUÊ EM Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm. Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn trên sóng lúa trải khắp cánh đồng. Ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu thì lũy tre được tắm đẫm màu sữa tới đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Hình như cả thôn em không mấy ai ở trong nhà. Nhà nào nhà nấy quây quần, tụ họp quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu ở giữa sân. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng. Câu chuyện mùa màng nảy nở dưới trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình trong ánh trăng. Đó đây vang vọng tiếng hát của các anh chị thanh niên trong xóm. Tiếng gầu nước va vào nhau loảng xoảng. Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh trăng ngời. Nơi đó có một chú bé đang giận mẹ ngồi trong bóng tối. Ánh trăng nhẹ nhàng đậu lên trán mẹ, soi rõ làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ. Chú bé thấy thế, bước nhẹ lại với mẹ. Một làn gió mát đã làm cho những sợi tóc của mẹ bay bay. Khuya. Vầng trăng càng lên cao và thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em. Phan Sĩ Châu Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: 1/ Bài văn miêu tả cảnh gì? a. Cảnh trăng lên ở làng quê. b. Cảnh sinh hoạt ở làng quê. c. Cảnh làng quê dưới ánh trăng. d. Cảnh đêm trăng ở làng quê. 2/ Trăng soi sáng những cảnh vật gì ở làng quê? a. Đồng lúa, tiếng hát, lũy tre. b. Đồng lúa, lũy tre, cây đa. c. Đồng lúa, cây đa, tiếng hát. d. Đồng lúa, cây đa, giếng nước..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> THÍ SINH KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO KHUNG NÀY VÌ ĐÂY LÀ PHÁCH SẼ RỌC ĐI MẤT ……………………………………………………………………………………… 3/ Chú bé hết giận dỗi và bước nhẹ nhàng lại với mẹ vì? a. Vì chú nhìn thấy vầng trán của mẹ hiện ra rất đẹp. b. Vì chú thấy làn da nhăn nheo và sự mệt nhọc của mẹ. c. Vì chú thấy làn gió làm những sợi tóc của mẹ bay bay. d. Vì chú nhìn thấy vầng trán của mẹ hiện ra nhăn nheo. 4/ Câu văn có hình ảnh nhân hóa là? a. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng. b. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. c. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. d. Tiếng gầu nước va vào nhau loảng xoảng. 5/ Nhóm từ nào gồm các từ đồng nghĩa với từ nhô ? a. mọc, ngoi, dựng b. mọc, ngoi, nhú c. mọc, nhú, đội d. mọc, ngoi, tỏa 6/ Từ trái nghĩa với từ hòa bình là: a. bình yên b. thái bình c. chiến tranh d. yên ổn 7/ Trong các dãy câu dưới đây, dãy câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa? a. Trăng đã lên cao. / Kết quả học tập cao hơn trước. b. Trăng đậu vào ánh mắt. / Hạt đậu đã nảy mầm. c. Ánh trăng vàng trải khắp nơi./ Thì giờ quý hơn vàng. d. Trăng chìm vào đáy nước./ Chiếc tàu bốc khói rồi từ từ chìm xuống sông. 8/ Trong câu “ Làng quê em đã yên vào giấc ngủ.” đại từ em dùng để làm gì? a. Thay thế danh từ b. Thay thế động từ c. Để xưng hô d. Thay thế tính từ 9/ Xác định các thành phần trong câu sau: Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm. Chủ ngữ là:………………………………………………………………….. Vị ngữ là:…………………………………………………………………… Trạng ngữ là: ………………………………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> PHÒNG GD & ĐT TRẢNG BOM TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỀ KIỄM TRA CUỐI HỌC KÌ I – LỚP 5 Môn :Tiếng Việt (Viết) - Năm học :2011-2012 A/ Chính tả ( Nghe- viết ) -15phút Bài : Mùa xuân đến Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh, nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn, hoa nhãn ngọt, hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu, những chú khướu lắm điều, những anh chào mào đỏm dáng, những bác cu gáy trầm ngâm…. Chú chim sâu vui cùng vườn cây và các loài chim bạn. Nhưng trong trí thơ ngây của chú còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng, biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới … Nguyễn Kiên B/ Tập làm văn : 40 phút Đề bài: Hãy tả một người bạn thân nhất của em trong những năm học ở trường tiểu học. ---------------------------------------------------HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT – LỚP 5 1/ Đọc hiểu: 5 điểm Mỗi câu đúng ghi 0,5 điểm 1a 2b 3b 4c 5b 6c 7c 8c 9/ Chủ ngữ: Vầng trăng vàng thẳm Vị ngữ: đang từ từ nhô lên Trạng ngữ: từ sau lũy tre xanh thẫm. 2/ Tiếng Việt Viết : 10 điểm . a. Chính tả : (5 điểm ) - Bài viết không mắc lổi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng quy định : 5 điểm . Mỗi lỗi chính tả ( sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh ; không viết hoa đúng quy định ) trừ 0,5 điểm / lỗi -Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách - kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn , … trừ 1 điểm toàn bài. b.Tập làm văn : (5 điểm ) Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm. - Viết được bài văn tả người đủ các phần : mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học ; độ dài bài viết từ 15 câu trở câu trở lên. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng,sử dụng câu văn có nhiều chi tiết chọn lọc, biết xen kẽ tình cảm. Đặc biệt có nét riêng, lời văn gọn nhưng đủ ý, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. Tuỳ vào mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm : 5 ; 4,5 ; 4 ; 3,5 ; 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1 ; 0,5 . HẾT.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> PHÒNG GD & ĐT TRẢNG BOM TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỀ KIỄM TRA CUỐI HỌC KÌ I – LỚP 5 MÔN : TIẾNG VIỆT ( ĐỌC) – NĂM HỌC: 2011 2012 A/ Hướng dẫn tổ chức kiểm tra : GV làm các phiếu ghi tên bài đọc và số trang cho học sinh bắt thăm . HS dùng sgk Tiếng Việt 5 tập 1 , đọc một đoạn và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn đọc của các bài sau : Bài: Chuyện một khu vườn nhỏ: - Đọc đoạn 1: Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?( Cây quỳnh dày lá, giữ được nước; cây hoa ti gôn thò những cái râu, theo gió ngọ nguậy như những cái vòi coi bé xíu; cây hoa giấy bị vòi ti gôn quấn nhiều vòng; cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xòe những lá nâu rõ to) - Đọc đoạn cuối: Em hiểu “ Đất lành chim đậu” nghĩa là thế nào? ( Nơi tốt đẹp thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến để làm ăn và snh sống lâu dài) Bài: Mùa thảo quả: - Đọc đoạn 1: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? (Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp áo,nếp khăn của người đi rừng cũng thơm. - Đọc đoạn 3: Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh. ( Qua một năm, hạt thảo quả đã thành cây,cao tới bụng người. một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới.Thoáng cái thảo quả đã thành từng khóm lan tỏa, vươn ngọn xòe lá, lấn chiếm không gian.) Bài: Người gác rừng tí hon - Đọc đoạn 2: Kể những việv làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh, dũng cảm( Thắc mắc khi thấy dấu chân của người lớn trong rừng, lần theo dấu chân, khi phát hiện ra bọn trộm gỗ, lén theo đường tắt, gọi điện báo cho công an. Phối hợp với chú các chú công an bắt bọn trộm gỗ) Bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo: - Đọc đoạn 1: Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào? ( Mọi người ăn mặc như đi hội, đến đông khiến căn nhà chật ních. Họ trải đường đi cho cô giáo bằng những tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn.) - Đọc đoạn 2: Tình cảm của người Tây nguyên đối với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì? ( Họ muốn con em mình được học hành, thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no ,hạnh phúc) Bài: Thầy cúng như mẹ hiền. - Đọc đoạn 1: Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài( Lãn ông nghe tin con của người thuyền chài bị đau nặng, tự tìm đến thăm,Ông tận tụy chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn.Ông không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi) - Đọc đoạn 2: Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ? (Lãn ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. Điều đó chứng tỏ ông là một thầy thuốc rất có lương tâm và trách nhiệm)..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> B/ HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM (lớp 5) *Đọc thành tiếng : (5 điểm) GV đánh giá cho điểm phần đọc thành tiếng của học sinh theo những yêu cầu sau: - Đọc đúng tiếng, từ : 1điểm .Đọc sai từ 2 - 4 tiếng : được 0,5 điểm, sai quá 5 tiếng : 0 điểm - Đọc nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ 0,5 điểm, ngắt nghỉ không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điểm. - Giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm, giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm, giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm : 0 điểm . - Tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm, đọc chậm hơn tốc độ 110 tiếng / phút : 0,5 điểm, đọc quá chậm :0 điểm . - Trả lời đúng và đủ ý : 1 điểm, trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm, trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm .. Hết.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×