Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Đau bụng (Phần 1) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.42 KB, 8 trang )

Đau bụng (Phần 1)

Ðau bụng là gì?
Ðau bụng là cảm giác đau nơi vùng bụng. Bụng là một vùng giải phẫu được
giới hạn phía trên bởi bờ dưới của khung sườn, phía dưới bởi xương chậu và hông
ở hai bên.
Dù đau bụng có thể xuất phát từ các mô của thành bụng bao quanh khoang
bụng (ví dụ: da và các cơ thành bụng), thuật ngữ đau bụng nói chung được sử
dụng để mô tả đau có nguồn gốc từ các tạng trong ổ bụng (Ví dụ: dưới da và cơ).
Những tạng này bao gồm dạ dày, ruột non, đại tràng, gan, bàng quang và
tuỵ. Ðôi khi có thể cảm thấy đau như ở vùng bụng dầu chúng xuất phát từ các tạng
lân cận nhưng không nằm trong ổ bụng như vùng dưới phổi, thận, tử cung và vòi
trứng. Những thể đau này được gọi là đau "quy chiếu" bởi vì đau dù có nguồn gốc
ngoài bụng lại được thể hiện (cảm nhận) tại vùng bụng.
Nguyên nhân đau bụng là gì?
Ðau bụng được gây nên do viêm (ví dụ: viêm ruột thừa, viêm túi thừa, viêm
đại tràng), do căng giãn hay sưng căng của tạng (ví dụ như tắc nghẽn ruột, tắc ống
mật do sỏi, gan to do viêm gan), hay do thiếu máu cung cấp đến tạng (như viêm
đại tràng thiếu máu). Tuy nhiên, đau bụng cũng có thể phức tạp khi xuất hiện mà
không có viêm, sưng căng hay thiếu máu. Một ví dụ quan trọng của thể đau này là
hội chứng ruột kích thích. Không rõ nguyên nhân của đau bụng trong hội chứng
ruột kích thích, nhưng được cho là do sự co bất thường của cơ ruột (như co thắt)
hay dẫn truyền thần kinh bất thường cho cảm giác đau không phù hợp (tăng cảm
nội tạng).
Các bác sĩ xác định nguyên nhân đau bụng dựa vào 1) đặc điểm của đau, 2)
thăm khám lâm sàng, 3) xét nghiệm labo, chụp x -quang hay nội soi và 4) phẫu
thuật.
Ðặc điểm đau.
Những thông tin sau đây thâu lượm qua hỏi bệnh sử rất quan trọng giúp các
bác sĩ xác định nguyên nhân đau bụng:
- Cách khởi phát đau. Ví dụ: đau bụng đột ngột gợi ý một khả năng


cấp như gián đoạn cung cấp máu cho đại tràng (thiếu máu) hay tắc đường mật do
sỏi (đau quặn mật).
- Vị trí đau. Viêm ruột thừa điển hình gây đau vùng bụng dưới bên
phải, vị trí bình thường của ruột thừa. Viêm túi thừa điển hình gây đau ở dưới bên
trái bụng là vị trí của hầu hết các túi thừa đại tràng. Ðau từ túi mật (đau quặn mật
hay viêm túi mật) điển hình ở vùng trên bên phải bụng, nơi có túi mật.
- Kiểu đau. Tắc ruột khởi đầu gây những cơn đau quặn do co thắt cơ
ruột và căng giãn ruột. Tắc ống mật do sỏi điển hình gây đau âm ỉ (liên tục) vùng
bụng trên, hết sau 30 phút hay vài giờ. Viêm tuỵ cấp điển hình gây đau dữ dội, liên
tục, không giảm ở vùng trên bụng trên rốn và lưng. Ðau của viêm ruột thừa cấp
ban đầu có thể bắt đầu ở vùng gần rốn, nhưng khi viêm tiến triển, đau di chuyển
xuống vùng bụng dưới bên phải. Ðặc điểm của đau có thể thay đổi theo thời gian.
Ví dụ: tắc ống mật thỉnh thoảng dẫn đến viêm túi mật có nhiễm trùng hay không
nhiễm trùng (viêm túi mật cấp). Khi có viêm túi mật, đặc tính của đau chuyển sang
các đặc tính của đau do viêm (xem bên dưới.)
- Thời gian đau. Ðau của hội chứng ruột kích thích điển hình thì nhẹ,
âm ỉ và giảm dần sau nhiều tháng, nhiều năm, có thể cả chục năm sau mới chấm
dứt. Ðau bụng do mật kết thúc không quá vài giờ. Ðau trong viêm tuỵ cấp hết sau
một hoặc vài ngày.
- Yếu tố làm đau tăng. Ðau do viêm (viêm ruột thừa, viêm túi thừa,
viêm túi mật, viêm tuỵ) điển hình tăng khi hắt hơi, ho hay bất kỳ cử động, sang
chấn nào. Những bệnh nhân đau do viêm thường thích nằm yên.
- Yếu tố giảm đau. Ðau trong hội chứng ruột kích thích và táo bón
thường giảm đau tạm thời khi có cử động của đại tràng. Ðau do tắc nghẽn dạ dày
hay đoạn trên ruột non có thể giảm đau tạm thời khi nôn do làm giảm căng là
nguyên nhân gây nên tắc nghẽn. Ăn hoặc uống thuốc kháng acid có thể giảm đau
tạm thời do loét dạ dày, tá tràng vì cả thức ăn lẫn thuốc kháng acid sẽ làm trung
hoà (kháng lại) acid kích thích loét gây nên đau.
- Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan. Sốt hiện diện gợi ý đến viêm.
Tiêu chảy hay chảy máu trực tràng gợi ý đau do ruột. Sự hiện diện của sốt và tiêu

chảy có thể gợi ý viêm ruột có nhiễm trùng hoặc không (viêm loét đại tràng hay
bệnh Crohn).
Khám lâm sàng.
Khám bệnh sẽ cung cấp thêm cho bác sĩ các đầu mối về nguyên nhân đau
bụng. Bác sĩ sẽ xác định:
Sự hiện diện của âm thanh trong ruột khi ruột có tắc nghẽn,
Sự hiện diện các dấu hiệu của viêm (bằng các thủ thuật đặc biệt khi thăm
khám),
Vị trí đau
Sự hiện diện các khối trong bụng gợi ý u hay áp-xe (nơi tập trung mủ
nhiễm trùng)
Sự hiện diện của máu trong phân có thể gợi ý một bất thường như loét, ung
thư đại tràng, viêm đại tràng, hay thiếu máu.
Thí dụ, khi thấy ấn đau và các dấu hiệu của viêm ở vùng bụng dưới bên trái
thường đồng nghĩa với có viêm túi thừa, trong khi tìm thấy một khối u ấn đau
(viêm) ở cùng vị trí cho biết viêm đang tiến triển và thành lập ổ áp-xe. Ấn đau và

×