10 mẹo nhỏ làm trắng răng
Hòa 1 một thìa nước cốt chanh tươi cùng 1 thìa muối nhỏ, nhúng bàn chải vào hỗn hợp này và cọ lên răng;
những mảng ố sẽ nhanh chóng biến mất.
Sau đây là một số biện pháp đơn giản mà hiệu quả khác:
Thường xuyên ăn táo, cần tây, cà rốt, rau cải, rau diếp... Lượng axit tự nhiên trong các loại thực vật này
và chất xơ của táo giúp loại đi mảng bám và làm răng bạn trắng hơn.
Nếu bạn chăm chỉ ăn mía, hàm răng sẽ trắng và sạch sẽ bởi khi nhai, xơ mía chà đi chà lại trên răng.
Dùng miếng cau bổ tư chà kỹ những vết ố trên răng, hàm răng bạn sẽ mau chóng trở lại bóng sạch.
Dùng giấm táo chải răng. Cách này không chỉ làm trắng mà còn làm sạch răng.
Cắn ngập quả dâu tây và để nguyên trong vòng 5 phút. Chất tẩy nhẹ trong dâu tây sẽ xóa sạch những
vết ố trên răng. Hoặc bạn cũng có thể nghiền dâu tây và hòa chung với kem đánh răng để chải hàm răng
ố vàng của mình.
Nướng một mẩu bánh mì cho tới khi vỏ bánh cháy đen. Cạo lớp cháy này và hòa lẫn với kem đánh răng,
chà mạnh răng bằng hỗn hợp này trước khi đi ngủ.
Dùng hỗn hợp natri cacbonat và nước để loại bỏ vết ố vàng trên răng.
Lấy nửa thìa baking soda hòa cùng một chút nước. Dùng hỗn hợp này chải đi chải lại qua răng. Nếu áp
dụng cách này thường xuyên, răng bạn sẽ đạt độ trắng như mong muốn.
Món ăn tốt giọng
Với những người làm nghề ca sĩ, giáo viên, phát thanh viên, việc giữ giọng rất quan trọng. Có nhiều loại thức ăn
nước uống giúp phòng chữa các bệnh vùng hầu họng và giữ giọng rất tốt như trám trắng, dứa, sung...
Quả trám trắng
Trám trắng (Canarium album Raeusch) có vỏ màu xanh lục. Trám đen (Canarium nigrum Engl) còn gọi là
cây bùi, vì quả ăn rất bùi, màu tím sẫm. Quả trám trắng vị chua, ngọt bùi, béo, tính ấm (có sách viết
lương - hơi hàn), vào 2 kinh phế và vị (có sách viết vào phế và thận) có tác dụng sinh tân dịch, giải khát,
thanh giọng, giải độc cá, giã say rượu. Theo Tây y, cùi trám có đạm, béo, đường, vitamin C, các chất
khoáng như canxi, phốtpho, kali, manhê, sắt, kẽm…
Quả trám trắng có thể làm nhiều món ăn uống theo tập quán từng địa phương. Đơn cử một số món như
sau:
Cổ họng khô, mất ngủ: Dùng ngày 20-30 quả trám trắng (bỏ hột) đập dập nấu nước uống. Có thể thêm
gừng, đường hay mật ong để uống.
Viêm họng (cấp, mãn) amidan, khô cổ, mất tiếng: Dùng trám muối như chanh muối để ngậm hay pha
nước uống. Có thể dùng trám tươi, giã quả lấy nước uống hoặc để hãm, nấu nước uống.
Ho khản cổ: Trám tươi 4 quả bỏ hột, giã nát với huyền sâm 10g thái lát. Cho vào nồi đất đổ ngập nước,
nấu uống.
Chữa chứng viêm nhiệt: Trám tươi xanh 5-6 quả, củ cải 1 cân (lượng thay đổi theo số người dùng). Nấu
nhừ trong vài giờ, lấy uống nước và ăn cái.
Quả sung
Quả sung vị ngọt, tính bình; công dụng bổ khí, kiện vị, nhuận phế, lợi hầu, nhuận tràng; chủ trị khí hư,
hụt hơi, kém ăn, mệt mỏi, phế nhiệt, họng sưng đau, khô rát. Các công trình nghiên cứu còn cho biết
quả sung có tác dụng phòng chống ung thư, ngăn tế bào ung thư phát triển, chống xơ cứng động mạch,
chữa cao huyết áp. Một số công dụng từ quả sung:
Quả sung cắt lát nấu với nước pha đường phèn để uống, ngậm nuốt dần.
Sung muối, dầm đường, ngậm, pha nước đường uống.
Sung ngâm với mật ong, lấy nước sung để ngậm.
Nấu cháo với sung ăn sáng rất tốt.
Giá làm từ đậu xanh, đậu đen, đậu nành
Rửa sạch nhai sống, ngậm nuốt nước tức thì, hoặc đến bữa cơm ăn giá nộm, giá trụng nước sôi… Giá có
tác dụng làm hết khản cổ, giọng sẽ trong, khỏe.
Nước quả dứa2 miếng dứa, 3 củ cà rốt và một nắm lá bồ công anh, rửa sạch, ép lấy nước uống. Có tác
dụng điều trị tốt nhất chứng bệnh đau họng.
Món ăn - Bài thuốc chữa viêm khớp
Mùa lạnh cũng chính là mùa "nóng" của bệnh viêm khớp do phong thấp. Một số món ăn bài thuốc có thể hỗ trợ
đắc lực bệnh nhân thấp khớp.
Viêm khớp là một căn bệnh rất phổ biến. Triệu chứng thường gặp: đau mỏi các khớp, đi lại không ổn
định, điểm đau tương đối cố định. Ngoài việc dùng thuốc hoặc châm cứu có thể dùng các món ăn bài
thuốc để chữa viêm khớp do phong thấp trên nguyên tắc cơ bản: lấy khu phong tán hành, trừ thấp,
thanh nhiệt, thư kinh thông lạc.
Bài 1: Câu kỷ tử, đỗ trọng, ngũ gia bì 30g, ngâm với 1,5l rượu gạo sau 1 tuần, mỗi tối trước khi đi ngủ
uống 25ml.
Bài 2: Bổ cốt chi 30g, ngâm trong 500ml rượu trắng. Sau 7 ngày chiết ra uống, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần
2 thìa.
Bài 3: Ngũ gia bì 50 - 100g, gạo nếp 500 - 1.000gr. Rửa sạch ngũ gia bì, cho lượng nước vừa đủ ngâm
kỹ nấu chín, 30 phút lấy nước một lần. Tất cả lấy hai lần nước. Dùng nước đó nấu cơm nếp, đợi nguội cho
men rượu vào trộn đều, để lên men thành bỗng rượu. Mỗi ngày khi ăn cơm ăn một ít.
Bài 4: Ngũ gia bì gai ngâm trong rượu trắng nửa tháng sau khi chiết ra uống. Tuy nhiên mỗi lần không
uống được quá 20ml. Kiên trì uống hàng ngày, lâu dài.
Bài 5: Một lượng lá đào tươi, rượu trắng 150ml. Hâm nóng rượu, lá đào dùng tay bóp nát, tẩm rượu rửa
chỗ đau. Trước khi đi ngủ rửa một lần.
Bài 6: Gừng tươi 200g, rượu mùi 400ml, đường đỏ 120g. Gừng thái nhỏ, đập dập ép lấy nước. Cho nước
gừng, đường đỏ và rượu vào nồi đem đun nhỏ lửa đến khi sôi. Hàng ngày trước khi đi ngủ uống một chút
cho ra mồ hôi.
Bài 7: Rượu vỏ gừng: Gừng tươi vừa đủ, rượu trắng 100ml. Gừng rửa sạch, cạo lấy khoảng một thìa con
vỏ, sấy khô. Cho vỏ gừng vào rượu trắng khuấy đều uống.
Rượu ớt: Ớt 15g, rượu trắng 400ml. Ớt rửa sạch, ngâm trong rượu trắng khoảng 2 tuần. Ngày uống 2
lần, mỗi lần khoảng 12ml.
Bài 8: Cải bó xôi 60g, nấm hương 180g, muối vừa đủ. Cải bó xôi rửa sạch, thái nhỏ. Nấm hương rửa
sạch, bỏ chân. Cho hai thứ trên vào nồi, đổ nước vừa phải đun chín, nêm muối vừa đủ miệng, ngày uống
2 lần.
Mướp đắng: Tiêu viêm, giải nhiệt, chống ung thư...
Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong mướp đắng giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể,
làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư… đó chỉ là một trong rất nhiều tác dụng của mướp
đắng.
Tác dụng thực dưỡng theo khoa học:
Kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt: Mướp đắng giúp kiện tỳ khai vị (kích thích chức năng tiêu
hóa); Alkaloid trong mướp đắng có công hiệu lợi niệu hoạt huyết (lợi tiểu, máu lưu thông); tiêu viêm
thoái nhiệt (chống viêm, hạ sốt); thanh tâm minh mục (mát tim sáng mắt).
Phòng chống ung thư: Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong mướp đắng giúp nâng cao
chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư; Nước cốt
mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các
thực bào.
Giảm thấp đường huyết: Nước cốt mướp đắng tươi, có tác dụng hạ đường huyết tốt, là món ăn lý tưởng
cho người bệnh tiểu đường.
Món ăn - bài thuốc từ mướp đắng:
Tên khoa học: Momordica charantia L., thuộc họ Hồ lô (Cucurbitaceae). Miền Nam gọi là khổ qua.
Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh).
Mướp đắng trộn rau cần: Mướp đắng 150g; rau cần 150g, tương mè; tỏi nhuyễn mỗi thứ với lượng vừa.
Trước tiên gọt bỏ vỏ, ruột mướp đắng cắt thành sợi nhỏ, trần qua nước sôi, rồi lại dùng nước lạnh dội
qua, để ráo nước, sau đó trộn mướp đắng với rau cần, nêm thêm các vật liệu. Món ăn có tác dụng mát
gan giảm huyết áp, thích hợp dùng cho người bệnh cao huyết áp.
Trà mướp đắng: Mướp đắng 1 quả, trà xanh với lượng vừa. Mướp đắng cắt bỏ một phần trên, móc bỏ
ruột, nhét trà xanh vào, treo trái mướp đắng ở nơi thoáng gió; một thời gian sau, lấy xuống, rửa sạch,
cùng trà cắt nhuyễn, trộn đều, mỗi lần lấy 10g cho vào một tách, hãm với nước sôi. Món trà này có tác
dụng thanh nhiệt giải thử (làm mát chống say nắng); miệng khát phiền nhiệt.
Nước mướp đắng: Mướp đắng tươi 500g. Trước tiên rửa sạch mướp đắng, cắt lát, cho vào nồi, thêm
250ml nước, nấu khoảng 10 phút. Nước nấu mướp đắng có công hiệu thanh nhiệt sáng mắt, thích hợp
dùng cho người bệnh can hỏa (gan nóng) bốc lên, mắt đỏ sưng đau.
Các bài thuốc chữa bệnh trĩ
Những người bị trĩ ra máu, đại tiện táo bón nên ăn 1-2 quả chuối tiêu vào mỗi buổi sáng, lúc mới ngủ dậy và
bụng còn đói. Nếu ra máu nhiều, hãy ăn mứt hồng nấu nhừ ngày 2 lần trong bữa điểm tâm, mỗi lần 1-2 quả.
Sau đây là một số bài thuốc khác:
- Rau mùi nấu lấy nước, xông rửa hậu môn. Đồng thời, nấu giấm ăn với hạt mùi, lấy nước thấm vào khăn
sạch đã luộc kỹ, phơi khô để đắp vào hậu môn. Nên áp dụng bài này với những bệnh nhân trĩ sưng đau
và bị thoát giang.
- Sung 1-2 quả nấu lên ăn hoặc ăn sống trong lúc bụng đói, ngày 2 lần (tùy tình trạng bệnh, có thể tăng
gấp đôi liều dùng). Đồng thời, dùng nhựa sung bôi vào chỗ bị trĩ; dùng lá sung nấu lấy nước, bệnh nhân
ngồi vào chậu nước này để ngâm lúc còn ấm rồi rửa sạch, lau khô. Bài này có tác dụng tiêu thũng, giảm
đau, thích hợp với bệnh nhân trĩ sưng đau, ra máu.
- Mã thầy tươi 500 g, rửa sạch, cho thêm 90 g đường và lượng nước vừa phải, đun sôi trong 1 giờ, ăn cả
nước lẫn cái, liên tục trong 3 ngày. Cũng có thể ăn mỗi ngày 120 g mã thầy tươi. Bài này thích dụng với
những bệnh nhân trĩ nội, trĩ ngoại và khi đại tiện thấy đau ở hậu môn hoặc ra máu.
- Lươn 250 g, làm sạch nhớt, mổ bỏ nội tạng, cho rượu, giấm và các gia vị vào nấu thành món ăn, thích
hợp với bệnh nhân trĩ ra máu, thoát giang do khí hư suy.
- Dùng nước mật lợn đực bôi vào chỗ bị trĩ, ngày 1-2 lần, thích dụng với bệnh nhân trĩ sưng đau.
Rau ngót - Vị thuốc tăng sức đề kháng
Khi bị chảy máu cam, bạn có thể khắc phục bằng cách giã rau ngót, thêm nước và ít đường để uống, bã gói vào
vải đặt lên mũi.
Rau ngót còn có tên bồ ngót, bù ngót, bồ ngọt, bồng ngọt. Để làm thuốc, dùng cây từ 2 năm tuổi trở lên.
Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt, có công năng thanh nhiệt, giải độc,
lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết, hóa ứ, bổ huyết, cầm máu, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm,
sinh cơ. Rau ngót là thang thuốc vừa chữa bệnh vừa bồi bổ, vừa nâng đỡ chính khí, vừa trừ tà khí, tăng
sức đề kháng của cơ thể...
Ngoài nhiều vitamin và khoáng, rau ngót rất giàu đạm nên nó được khuyên dùng thay thế đạm động vật
nhằm hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Nó rất tốt cho người cần
giảm cân hay đường huyết cao.
Ngoài ra, rau ngót là một loại thực vật hiếm hoi chứa vitamin K, một chất giúp giảm nguy cơ gãy xương ở
người già. Nó cũng có nhiều papaverin - chất mà từ trước chỉ tìm thấy trong cây thuốc phiện, giúp giảm
cơn đau phủ tạng, hạ huyết áp và gây cương cứng dương vật.
Một số bài thuốc
Trẻ ra mồ hôi trộm, người luôn nóng, lấy rau ngót 30 g, rau bầu đất 30 g, nấu canh với bầu dục lợn để
ăn.
Trẻ tưa lưỡi, lưỡi trắng rộp, bỏ bú: Nước ép rau ngót tươi bôi lên lưỡi tổn thương. Có thể hòa mật ong.
Sót rau sau đẻ, nạo hút thai: Cho sản phụ uống một bát nước rau ngót tươi.
Bồi dưỡng sau đẻ: Rau ngót nấu canh với thịt lợn nạc hoặc giò sống. Có nơi hay nấu canh rau ngót với
trứng tôm, trứng cáy, cá rô, cá quả... nhưng với thịt lợn nạc thì yên tâm hơn đối với sức khỏe của sản
phụ đang cho con bú.
Canh giải nhiệt mùa hè: Rau ngót nấu canh với hến, mát và ngọt đậm đà. Sự phối hợp này lạnh, nên cho
thêm lát gừng hoặc nên kiêng với người hư hàn.
Chữa nhức trong xương (không phải sưng đau khớp): Nấu rau ngót với xương lợn để ăn.
Giải độc rượu: Uống nước rau ngót sống.
Những bài thuốc chữa nghẹt mũi
Nghẹt mũi là hiện tượng khí lưu thông kém, hô hấp bị trở ngại, là bệnh mạn tính trong xoang mũi do viêm cấp
tính không được điều trị dứt điểm mà chuyển thành. Người bệnh thường đau đầu, tắc mũi, nước mũi chảy
thường kèm theo mùi hôi, khả năng ngửi suy giảm.
Bệnh phát thường xuyên không phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết. Khi bị cảm mạo, các triệu chứng thường
nặng hơn. Đông y gọi chứng này là “tỵ uyên”.
Xin giới thiệu một số phương thuốc để điều trị bệnh này:
1/ Thể phong nhiệt:
Bài 1: Trường hợp tắc mũi, chảy nước vàng đục, phát sốt khát nước, sợ gió, mạch phù sác, do phong
nhiệt uất phế phải thanh khí tiết nhiệt, tuyên phế, thông khiếu dùng tang diệp 10g, hoàng cầm 10g,
thương nhĩ tử 10g, kim ngân hoa 10g, lô căn 12g, cúc hoa 10g, sinh chi tử 10g, bạch chỉ 10g, mạn kinh
tử 12g. Sắc uống.
Bài 2: Nếu trong mũi sưng trướng kèm theo đau, phù nề, chảy nước mũi nhiều phải tán phong, thông
lạc, hoạt huyết, thanh nhiệt dùng ty qua đằng (dây mướp gần gốc) 15g, hoàng cầm 12g, kim ngân hoa
10g, cam thảo 6g, bối mẫu 10g, bạch liễm 10g, lá phù dung 10g, cát cánh 10g, bạch chỉ 10g. Sắc uống.
Bài 3: Bệnh nhân bị nghẹt mũi, chảy nước vàng mà bên trong có mủ đục khó thở phải làm sạch nhiệt
độc ở dương minh, bài nùng, tiêu sưng, lợi khiếu dùng thăng ma 6g, xích thược 12g, diếp cá 12g, cát
cánh 10g, ké đầu ngựa 10g, hoàng cầm 12g, cát căn 15g, bồ công anh 20g, bạch chỉ 10g, sinh cam thảo
6g, tân di hoa 10g, đương quy vĩ 10g, hạnh nhân 10g. Sắc uống.
2/ Thể thấp nhiệt:
Trường hợp nghẹt mũi chảy ra nước đục dính và hôi, đầu căng trướng, miệng đắng, ngực bụng bí bách
khó chịu, mất ngủ, kém ăn, rêu lưỡi vàng nhớt là do thấp nhiệt nung náu trong can, đởm, tỳ vị.
Nếu nhẹ chỉ cần dùng hoắc hương tán thành bột trộn với mật lợn làm hoàn to bằng hạt ngô, mỗi lần
uống 15g với nước sắc đặc từ 9g ké đầu ngựa, ngày 2 lần, uống sau bữa ăn.
Trường hợp bị nặng phải thanh nhiệt, giải độc, táo thấp lý tỳ, quyên tý thông lạc dùng ké đầu ngựa 12g,
bạch chỉ 10g, tân di hoa 10g, xích phục linh 10g, thạch xương bồ 10g, cam thảo 6g, hoàng cầm 10g, ý dĩ
15g, hoắc hương 10g, hoàng liên 8g, thông thảo 10g, ty qua đằng 12g. Sắc uống.
3/ Thể táo nhiệt:
Bệnh nhân bị nghẹt mũi lâu ngày không khỏi, có tính chất dai dẳng lúc nặng, lúc nhẹ, khứu giác giảm
dần, mũi khô, ngứa, họng khô, mạch tế... thuộc thể táo nhiệt thương âm phải dưỡng âm, thanh táo,
nhuận phế. Dùng lá dâu 12g, hạnh nhân 10g, sa sâm 10g, ngọc trúc 10g, lô căn 30g, sinh thạch cao
30g, lá nhót tây 10g, thiên môn đông 10g, mạch môn đông 10g, thạch hộc 10g. Sắc uống.
4/ Thể hư nhiệt:
Bài 1: Người bệnh kèm theo tâm phiền, nóng nảy dễ cáu giận, đầu choáng váng do can, thận âm hư, hư
nhiệt xông lên phải nhu can, thanh nhiệt, tư thận sinh tân dùng đương quy 10g, câu kỷ tử 10g, can địa
hoàng 12g, thiên môn đông 9g, cúc hoa 9g, tang diệp 9g. Sắc uống.
Bài 2: Nếu mỏi lưng, sốt nhẹ, tâm phiền, khát nước, đầu choáng váng, triều nhiệt ra mồ hôi trộm là do
can thận âm hư, hư hỏa đốt bên trong phải tư âm, ích thận, thanh giải hư nhiệt. Dùng sinh địa hoàng
10g, huyền sâm 12g, sơn thù 12g, thục địa hoàng 12g, tang thầm 12g, thủ ô chế 12g, hắc chi ma 12g,
bách hợp 10g, hoàng bá 10g, lộc giác giao 6g, nữ trinh tử 10g, tri mẫu 10g, quy bản 8g, trư tích tủy 8g.
Sắc uống.
Bài 3: Trường hợp nghẹt mũi do huyết ứ, bệnh thường tái phát nhiều lần, gốc mũi phù nề, khứu giác
giảm thậm chí không ngửi được, dịch đặc vít lấp, chất lưỡi tía, phải hoạt huyết, thông trệ, tán kết, thông
khiếu. Dùng xích thược 12g, đào nhân 10g, hành già 12g, hồng táo 12g, thiên trúc hoàng 10g, xuyên
khung 12g, hồng hoa 10g, sinh khương 6g, hạt ích mẫu 10g, quất bì 10g. Sắc uống.
5/ Thể phong hàn:
Bài 1: Bệnh do hàn tà xâm phạm làm nghẽn tắc phế khí, người bệnh thường phát sốt sợ lạnh, nói nặng
tiếng, hắt hơi, mũi chảy nước trong, khó chịu phải dùng thuốc cay, ấm để thông khiếu, tán hàn, giải
biểu. Dùng cát căn 9g, ma hoàng 2g, sinh cam thảo 6g, quế chi 6g, xích thược 9g, sinh ý dĩ 15g, cát
cánh 9g, đại táo 12g, sinh khương 3g. Nếu nghẹt mũi nhiều có thể bỏ ma hoàng, quế chi, gia hoắc hương
6g, bạc hà 3g, tân di 9g, thương nhĩ tử 12g. Sắc uống.
Bài 2: Nếu biểu hàn nhẹ, rêu lưỡi trắng nhớt nên tán biểu thông khiếu tuyên phế, lợi thấp dùng tân di
hoa 6g, tiền hồ 9g, ý dĩ 12g, sinh cam thảo 3g, phòng phong 9g, thiên hoa phấn 9g, cát cánh 6g. Sắc
uống.
Nếu kèm theo khí hư thêm hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g. Bệnh nhân tắc mũi nặng gia tế tân 6g, hoắc
hương 6g. Sổ mũi ra nước trong loãng gia hạnh nhân 9g, bối mẫu 6g. Sổ mũi ra chất nhày vàng dính gia
qua lâu bì 9g, đông qua tử 12g, niêm mạc thủy thũng nặng gia bạch linh 9g, trạch tả 9g. Niêm mạc sưng
đỏ gia xích thược 12g, đan bì 12g. Trường hợp đau đầu, đau vùng cổ thêm cảo bản 9g, bạch chỉ 12g.
Đau vùng thái dương gia bạch thược 12g, bạch tật lê 12g, đau vùng chẩm thêm mạn kinh tử 12g. Sắc
uống.
Bài 3: Với bệnh tái phát nhiều lần lỗ mũi sưng, ngứa hắt hơi chảy nước trong hay bị cảm mạo là do phế
khí hư yếu, phong vít tắc có kèm theo thấp tà uất bế phải ích khí, liễm phế, tân tán phong hàn, tiêu sưng
giảm đau, thông lợi thấp tà dùng hoàng kỳ 12g, phòng phong 12g, tân di hoa 9g, cúc hoa 12g, ngũ vị tử
6g, bạch truật 12g, thương nhĩ tử 12g, bạch chỉ 12g, mộc thông 9g, tang phiêu tiêu 8g.
Nếu nghẹt mũi nặng, vách mũi phù nề, niêm mạc sung huyết là thiên về nhiệt tà thịnh, gia bồ công anh
12g. Nếu niêm mạc sưng trướng, sắc nhạt là hàn tà ngưng tụ thêm xuyên khung 12g, quế chi 6g. Nước
mũi chảy nhiều là thấp tà thịnh thêm hoắc hương 9g, mộc thông 12g, nếu nước mũi nhiều vàng dính là
thấp nhiệt thịnh nên cho đông qua tử 12g, xa tiền thảo 12g. Nếu hắt hơi từng cơn chảy nước trong nên
gia tế tân 6g, sinh ý dĩ 12g.
Những bài thuốc chữa nghẹt mũi
Nghẹt mũi là hiện tượng khí lưu thông kém, hô hấp bị trở ngại, là bệnh mạn tính trong xoang mũi do viêm cấp
tính không được điều trị dứt điểm mà chuyển thành. Người bệnh thường đau đầu, tắc mũi, nước mũi chảy
thường kèm theo mùi hôi, khả năng ngửi suy giảm.
Bệnh phát thường xuyên không phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết. Khi bị cảm mạo, các triệu chứng thường
nặng hơn. Đông y gọi chứng này là “tỵ uyên”.
Xin giới thiệu một số phương thuốc để điều trị bệnh này:
1/ Thể phong nhiệt:
Bài 1: Trường hợp tắc mũi, chảy nước vàng đục, phát sốt khát nước, sợ gió, mạch phù sác, do phong
nhiệt uất phế phải thanh khí tiết nhiệt, tuyên phế, thông khiếu dùng tang diệp 10g, hoàng cầm 10g,
thương nhĩ tử 10g, kim ngân hoa 10g, lô căn 12g, cúc hoa 10g, sinh chi tử 10g, bạch chỉ 10g, mạn kinh
tử 12g. Sắc uống.
Bài 2: Nếu trong mũi sưng trướng kèm theo đau, phù nề, chảy nước mũi nhiều phải tán phong, thông
lạc, hoạt huyết, thanh nhiệt dùng ty qua đằng (dây mướp gần gốc) 15g, hoàng cầm 12g, kim ngân hoa
10g, cam thảo 6g, bối mẫu 10g, bạch liễm 10g, lá phù dung 10g, cát cánh 10g, bạch chỉ 10g. Sắc uống.
Bài 3: Bệnh nhân bị nghẹt mũi, chảy nước vàng mà bên trong có mủ đục khó thở phải làm sạch nhiệt
độc ở dương minh, bài nùng, tiêu sưng, lợi khiếu dùng thăng ma 6g, xích thược 12g, diếp cá 12g, cát
cánh 10g, ké đầu ngựa 10g, hoàng cầm 12g, cát căn 15g, bồ công anh 20g, bạch chỉ 10g, sinh cam thảo
6g, tân di hoa 10g, đương quy vĩ 10g, hạnh nhân 10g. Sắc uống.
2/ Thể thấp nhiệt:
Trường hợp nghẹt mũi chảy ra nước đục dính và hôi, đầu căng trướng, miệng đắng, ngực bụng bí bách
khó chịu, mất ngủ, kém ăn, rêu lưỡi vàng nhớt là do thấp nhiệt nung náu trong can, đởm, tỳ vị.
Nếu nhẹ chỉ cần dùng hoắc hương tán thành bột trộn với mật lợn làm hoàn to bằng hạt ngô, mỗi lần
uống 15g với nước sắc đặc từ 9g ké đầu ngựa, ngày 2 lần, uống sau bữa ăn.
Trường hợp bị nặng phải thanh nhiệt, giải độc, táo thấp lý tỳ, quyên tý thông lạc dùng ké đầu ngựa 12g,
bạch chỉ 10g, tân di hoa 10g, xích phục linh 10g, thạch xương bồ 10g, cam thảo 6g, hoàng cầm 10g, ý dĩ
15g, hoắc hương 10g, hoàng liên 8g, thông thảo 10g, ty qua đằng 12g. Sắc uống.
3/ Thể táo nhiệt:
Bệnh nhân bị nghẹt mũi lâu ngày không khỏi, có tính chất dai dẳng lúc nặng, lúc nhẹ, khứu giác giảm
dần, mũi khô, ngứa, họng khô, mạch tế... thuộc thể táo nhiệt thương âm phải dưỡng âm, thanh táo,
nhuận phế. Dùng lá dâu 12g, hạnh nhân 10g, sa sâm 10g, ngọc trúc 10g, lô căn 30g, sinh thạch cao
30g, lá nhót tây 10g, thiên môn đông 10g, mạch môn đông 10g, thạch hộc 10g. Sắc uống.
4/ Thể hư nhiệt:
Bài 1: Người bệnh kèm theo tâm phiền, nóng nảy dễ cáu giận, đầu choáng váng do can, thận âm hư, hư
nhiệt xông lên phải nhu can, thanh nhiệt, tư thận sinh tân dùng đương quy 10g, câu kỷ tử 10g, can địa
hoàng 12g, thiên môn đông 9g, cúc hoa 9g, tang diệp 9g. Sắc uống.
Bài 2: Nếu mỏi lưng, sốt nhẹ, tâm phiền, khát nước, đầu choáng váng, triều nhiệt ra mồ hôi trộm là do
can thận âm hư, hư hỏa đốt bên trong phải tư âm, ích thận, thanh giải hư nhiệt. Dùng sinh địa hoàng
10g, huyền sâm 12g, sơn thù 12g, thục địa hoàng 12g, tang thầm 12g, thủ ô chế 12g, hắc chi ma 12g,
bách hợp 10g, hoàng bá 10g, lộc giác giao 6g, nữ trinh tử 10g, tri mẫu 10g, quy bản 8g, trư tích tủy 8g.
Sắc uống.
Bài 3: Trường hợp nghẹt mũi do huyết ứ, bệnh thường tái phát nhiều lần, gốc mũi phù nề, khứu giác
giảm thậm chí không ngửi được, dịch đặc vít lấp, chất lưỡi tía, phải hoạt huyết, thông trệ, tán kết, thông
khiếu. Dùng xích thược 12g, đào nhân 10g, hành già 12g, hồng táo 12g, thiên trúc hoàng 10g, xuyên
khung 12g, hồng hoa 10g, sinh khương 6g, hạt ích mẫu 10g, quất bì 10g. Sắc uống.
5/ Thể phong hàn:
Bài 1: Bệnh do hàn tà xâm phạm làm nghẽn tắc phế khí, người bệnh thường phát sốt sợ lạnh, nói nặng
tiếng, hắt hơi, mũi chảy nước trong, khó chịu phải dùng thuốc cay, ấm để thông khiếu, tán hàn, giải
biểu. Dùng cát căn 9g, ma hoàng 2g, sinh cam thảo 6g, quế chi 6g, xích thược 9g, sinh ý dĩ 15g, cát
cánh 9g, đại táo 12g, sinh khương 3g. Nếu nghẹt mũi nhiều có thể bỏ ma hoàng, quế chi, gia hoắc hương
6g, bạc hà 3g, tân di 9g, thương nhĩ tử 12g. Sắc uống.
Bài 2: Nếu biểu hàn nhẹ, rêu lưỡi trắng nhớt nên tán biểu thông khiếu tuyên phế, lợi thấp dùng tân di
hoa 6g, tiền hồ 9g, ý dĩ 12g, sinh cam thảo 3g, phòng phong 9g, thiên hoa phấn 9g, cát cánh 6g. Sắc
uống.
Nếu kèm theo khí hư thêm hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g. Bệnh nhân tắc mũi nặng gia tế tân 6g, hoắc
hương 6g. Sổ mũi ra nước trong loãng gia hạnh nhân 9g, bối mẫu 6g. Sổ mũi ra chất nhày vàng dính gia
qua lâu bì 9g, đông qua tử 12g, niêm mạc thủy thũng nặng gia bạch linh 9g, trạch tả 9g. Niêm mạc sưng
đỏ gia xích thược 12g, đan bì 12g. Trường hợp đau đầu, đau vùng cổ thêm cảo bản 9g, bạch chỉ 12g.
Đau vùng thái dương gia bạch thược 12g, bạch tật lê 12g, đau vùng chẩm thêm mạn kinh tử 12g. Sắc
uống.
Bài 3: Với bệnh tái phát nhiều lần lỗ mũi sưng, ngứa hắt hơi chảy nước trong hay bị cảm mạo là do phế
khí hư yếu, phong vít tắc có kèm theo thấp tà uất bế phải ích khí, liễm phế, tân tán phong hàn, tiêu sưng
giảm đau, thông lợi thấp tà dùng hoàng kỳ 12g, phòng phong 12g, tân di hoa 9g, cúc hoa 12g, ngũ vị tử
6g, bạch truật 12g, thương nhĩ tử 12g, bạch chỉ 12g, mộc thông 9g, tang phiêu tiêu 8g.
Nếu nghẹt mũi nặng, vách mũi phù nề, niêm mạc sung huyết là thiên về nhiệt tà thịnh, gia bồ công anh
12g. Nếu niêm mạc sưng trướng, sắc nhạt là hàn tà ngưng tụ thêm xuyên khung 12g, quế chi 6g. Nước
mũi chảy nhiều là thấp tà thịnh thêm hoắc hương 9g, mộc thông 12g, nếu nước mũi nhiều vàng dính là
thấp nhiệt thịnh nên cho đông qua tử 12g, xa tiền thảo 12g. Nếu hắt hơi từng cơn chảy nước trong nên
gia tế tân 6g, sinh ý dĩ 12g.
Thuốc nam chữa tiêu chảy
Tiêu chảy là đi đại tiện ra phân lỏng, số lần đại tiện nhiều hơn bình thường hoặc có kèm các chứng đau bụng,
nôn mửa hoặc có sốt. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc nam chữa tiêu chảy tùy theo từng thể bệnh để bạn
Gừng là một trong
những vị thuốc để chữa
bệnh tiêu chảy
đọc tham khảo và áp dụng.
Tiêu chảy do phong hàn
Triệu chứng: Nóng rét, nhức đầu, đau mình, sôi bụng, tiêu chảy, rêu lưỡi trắng, mạch phù.
Phép chữa: Giải biểu, tán hàn, chỉ tả (phát tán phong hàn, cầm tiêu chảy).
Bài thuốc: Củ gấu (giã sao vàng) 20g, củ sả (sao vàng) 12g, búp ổi (sao vàng) 20g, gừng tươi 8g, vỏ
quýt (sao thơm) 12g. Nếu có nôn gia hoắc hương 12g. Nếu đau đầu, sốt gia thêm tô tử 6g. Các vị cho
vào ấm, đổ 400ml nước sắc lấy 150ml. Người lớn uống 1 lần. Trẻ em tùy tuổi chia làm 2-3 lần uống. Có
thể tán thô, ngâm vào phích mà uống hoặc làm thuốc tán.
Tiêu chảy do hàn thấp
Triệu chứng: Đau bụng lâm râm, đi tiêu ra nhiều nước trong loãng, mình nặng nề, mỏi mệt, không muốn
ăn, không khát, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch nhu hoàn.
Phép chữa: Tán hàn trừ thấp.
Bài thuốc: Củ riềng (thái mỏng sao vàng) 40g, vỏ ổi (sao) 80g. Hai thứ tán nhỏ rây mịn, bỏ lọ nút kín
dùng dần. Người lớn mỗi lần uống từ 6-8g với nước đun sôi để nguội. Trẻ em tùy tuổi, mỗi lần uống 2-6g,
hòa với nước sôi, hãm một lúc rồi gạn lấy nước uống. Kiêng ăn đồ tanh, lạnh và khó tiêu.
Tiêu chảy do thấp nhiệt
Triệu chứng: Hễ đau bụng là đi tiêu chảy ngay, phân ra sắc vàng, mùi khẳm, giang môn nóng, tiểu tiện ít
và đỏ, khát nước, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch hoạt sác.
Phép chữa: Thanh nhiệt, lợi thấp, chỉ tả.
Bài thuốc: Sắn dây 30g, rau má 8g, lá và bông mã đề 20g, cam thảo dây 12g. Các vị rửa sạch, giã giập,
cho vào ấm, đổ 400ml nước, sắc lấy 200ml. Người lớn chia 2 lần uống, trẻ em tùy tuổi chia 3-4 lần. Có
thể tán giập, ngâm vào phích mà uống.
Tiêu chảy do ăn uống không cẩn thận
Triệu chứng: Ăn uống quá no, hoặc ăn uống đồ sống lạnh, tổn thương tỳ vị, tiêu hóa không được, sinh
tiêu chảy.
Đau bụng đi tiêu, tiêu xong bớt đau, phân ra hôi thối như trứng ung, ợ khan ra mùi thức ăn, không muốn
ăn, rêu lưỡi nhợt, mạch hoạt sác.
Bài thuốc: Vỏ rụt (sao vàng) 40g, vỏ quýt (sao thơm) 20g, vỏ vối (sao vàng) 20g, củ sả (sao vàng) 20g,
củ gấu (giã sao vàng) 40g. Các vị đều sấy khô tán nhỏ rây mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần. Người lớn
mỗi lần uống từ 6-8g với nước đun sôi để nguội. Trẻ em tùy tuổi mỗi lần uống từ 2-6g hòa với nước sôi,
hãm một lúc, gạn lấy nước mà uống.
Tiêu chảy do tỳ vị hư hàn
Triệu chứng: Sắc mặt nhợt nhạt, ăn kém, tinh thần mỏi mệt, chân tay mát lạnh, đi ngoài ra nguyên thức
ăn, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch mềm yếu.
Phép chữa: Ôn bổ tỳ vị.
Bài thuốc: Bố chính sâm (sao vàng) 20g, sa nhân 16g, vỏ quýt (sao thơm) 16g, củ mài (sao vàng) 16g,
gạo tẻ lâu năm (rang cháy) 30g, can khương 6g, vỏ rụt (sao vàng) 20g. Các vị chế xong, sấy khô, tán
nhỏ rây mịn, bỏ lọ nút kín. Người lớn mỗi lần uống từ 6-8g với nước đun sôi, hãm một lúc gạn lấy nước
mà uống ngày 3 lần.
Những bài thuốc hay từ hướng dương
Theo cổ truyền, hoa hướng dương có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, hưng phấn thần kinh,
tăng cường nhu động của ruột non, hạ sốt... Dùng chữa các chứng choáng váng, sưng mặt, tăng huyết áp, đau
bụng kinh...
Một số cách làm đơn giản từ hướng dương theo lương y Nguyễn Công Đức, khoa YHCT, ĐH Y Dược,
TP.HCM để dùng chữa một số bệnh:
* Choáng váng, đau đầu:
- Dùng 60gr hoa hướng dương đem sắc để uống; hoặc lấy nước sắc hòa với 2 cái lòng đỏ trứng gà để
uống.
- Hạt hướng dương bỏ vỏ, rồi tiềm với gà mái để ăn.
- Hạt hướng dương bỏ vỏ sao vàng, tán nhuyễn, ngày dùng 10gr, trước khi ngủ, dùng với nước đường.
- Rễ hướng dương 100gr, thái lát, sắc uống.
- Một bông hoa hướng dương, thêm đường phèn vừa đủ, sắc uống.
- Lá hướng dương vừa đủ, băm nhuyễn vắt lấy nước, rồi chưng cách thủy với đường phèn.
* Dùng cho người tăng huyết áp:
- 100gr lá hướng dương tươi, 100gr thổ ngưu tất tươi đem sắc uống.
- Dùng 50gr hoa hướng dương và 30gr hạ khô thảo đem sắc uống.
- Dùng 50gr hoa hướng dương, 30gr râu bắp, sắc uống với đường phèn.
- Hạt hướng dương bóc vỏ để ăn, đồng thời mỗi ngày uống 1 cốc nước vắt rau cần.
- 100gr hoa hướng dương đem sắc, chia 2 lần dùng trong ngày.
* Tai ù do thận suy:
- Dùng 30gr vỏ của hạt hướng dương sắc uống.
- Lấy 20gr hoa hướng dương, 10gr hà thủ ô và 10gr thục địa sắc uống.
* Đau dạ dày, đau bụng:
- Lấy 20gr rễ hướng dương và 10gr tiểu hồi (hạt ngò) sắc uống.
- Lấy 100gr hoa hướng dương sắc uống.
- Rễ hướng dương tán nhuyễn, hãm với nước sôi, mỗi lần dùng 10gr, ngày dùng 3 lần.
* Xuất huyết dạ dày:
- Lấy 1 bông hoa hướng dương sắc uống.
* Lỵ ra máu:
- Lấy 50gr hạt hướng dương chưng cách thủy trong 1 giờ, thêm đường phèn để dùng.
* Co rút cơ bắp:
- Lấy 60gr hoa hướng dương, 60gr thân cây thảo, 15gr mộc qua đem sắc uống.
* Phù thũng, tiểu không thông:
- Rễ hướng dương 30gr, vỏ bí đao 50gr, sắc uống.
Tác dụng tuyệt vời của đu đủ
Chỉ nghe cái tên thôi cũng đã rất hấp dẫn, quả thật trong đu đủ chứa đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Đu đủ chín chứa khoảng 70% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit, axit hữu cơ, vitamin A,
B, C, Protit, 0,9% chất béo, xenlulôzơ (0,5%), canxi, photpho, magiê, sắt, thiamin, riboflavin...
Trong đu đủ có chứa
rất nhiều chất dinh
dưỡng cần thiết cho cơ
thể
1. Thành phần dinh dưỡng:
Đặc biệt trong đu đủ lượng beta caroten nhiều hơn trong các rau quả khác. Beta caroten là một tiền chất
của vitamin A, vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành vitamin A. Đây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai
trò là chống oxy hoá mạnh giúp chống lại một số căn bệnh ung thư, chống khô mắt, khô da và có tác
dụng nhuận tràng. Trong 100g đu đủ chín chứa 2.100 mcg beta caroten.
Tuy nhiên nhu cầu beta caroten cũng cần vừa phải, nếu ăn quá nhiều, liên tục sẽ dẫn đến thừa và gây
vàng da. Hiện tượng vàng da này sẽ mất nếu giảm lượng beta caroten ăn vào.
Ngoài ra trong đu đủ còn chứa nhiều vitamin. Đu đủ có thể cung cấp cho cơ thể các loại vitamin thiết yếu
như vitamin A và vitamin C, trong 100g đu đủ có 74-80 mg vitamin C. Ở Ấn Độ người ta đã chiết xuất
vitamin A từ quả đu đủ để sản xuất ra thuốc chống lại bệnh quáng gà ở trẻ em. Đu đủ còn có các vitamin
B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có
tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác
dụng chống oxy hoá, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
2. Dưỡng sinh với đu đủ:
Đu đủ chín có quanh năm và mùa nào dùng cũng tốt cho sức khoẻ. Vào mùa hè, ăn đu đủ có tác dụng
thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Vào thu đông, đu đủ giúp nhuận táo, ôn bổ tỳ vị, dưỡng can,
nhuận phế, chỉ khái, hoá đàm.
Đu đủ có tác dụng tốt cho những người chóng già, da mai mái, thể trạng không sung mãn, có các bệnh
mạn tính. Dùng đu đủ chín 200g, chuối xiêm 300g, 3 thứ trên xay trong nước dừa non, uống hằng ngày.
Đây là phép dưỡng sinh chống lão suy của người xưa.
Đu đủ chín coi là một món ăn bồi bổ và giúp sự tiêu hoá các chất thịt. Còn trong nấu ăn khi hầm các loại
thịt, xương cứng người ta thường cho quả đu đủ xanh vào làm cho các thức ăn mau nhừ, nhuyễn, tiêu
hoá tốt.
3. Làm đẹp với đu đủ:
Đu đủ rất giàu enzyme tự nhiên, dễ dàng thấm sâu vào làn da giúp đẹp da, mau lành các tổn thương
trên da. Đu đủ cũng có tác dụng tẩy tế bào da chết, hồi phục sự tươi trẻ cho làn da.
Hỗn hợp massage da mặt từ đu đủ: Trộn đu đủ xay với một thìa dầu aloe vera và massage khắp cơ thể.
Nên thực hiện đều đặn mỗi tháng 1 lần để tái tạo làn da.
Mặt nạ dành cho mọi loại da: Xay nhuyễn 1 quả đu đủ, 1 muỗng cà phê mật ong và chút nước cốt chanh.
Đắp lên mặt 20 phút, rồi rửa sạch.
Với da mụn: dùng đu đủ chín bỏ vỏ và hạt, nghiền mịn làm mặt nạ lột da mặt, giúp chữa khỏi mụn trứng
cá.
Quả đu đủ xanh nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay để chữa chai chân và bệnh eczema.
Chú ý: Đặc tính tẩy tế bào chết ở đu đủ rất mạnh nên tránh dùng đu đủ trên các vùng nhạy cảm như
vùng mắt, da non...
4. Chữa bệnh với đu đủ:
Trong đu đủ có chứa rất nhiều loại enzim, ví như enzim papain rất tốt cho tiêu hoá, giúp tiêu hoá các
thức ăn giàu protein một cách dễ dàng hơn. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh celiac (một loại bệnh mà
không thể tiêu hoá protein trong lúa mì, hay gliandin) thì có thể ăn đu đủ xanh để chữa căn bệnh này.
Ngoài ra đu đủ còn là một vị thuốc quý của thiên
nhiên
Ở Ấn Độ, Srilanka và Malaysia, người ta dùng lá, hạt và quả đu đủ xanh để phá thai. Các công trình
nghiên cứu cho thấy tác dụng phá thai có được là do chất nhựa papain, có nhiều trong quả xanh, lá, hạt
đu đủ. Chất này khi vào cơ thể sẽ phá huỷ progesterol là một trợ thai tố. Quả đu đủ đã chín ít nhựa thì
không còn tác dụng này nữa.
Ở Mỹ người ta đã chứng minh rằng quả đu đủ có thể chế biến thuốc để chữa bệnh lệch khớp xương hay
có thể chế ra thuốc tiêm, có công dụng làm giảm đau do các dây thần kinh gây nên.
5. Một số chú ý:
- Không nên ăn hạt đu đủ bởi trong hạt đu đủ có chứa chất độc gọi là carpine. Với một số lượng lớn
carpine sẽ làm bạn bị rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thống thần kinh.
- Không ăn nhiều đu đủ chín hàng ngày trong thời gian dài vì sẽ khiến phần da lòng bàn tay, bàn chân bị
vàng. Hiện tượng này hết sau một thời gian ngừng ăn.
- Loại quả này giàu đường nên cũng không dùng nhiều cho người đường huyết cao.
- Đu đủ chín có tính nhuận tràng, nên kiêng với những trường hợp đang đi ngoài hay đang uống các
thuốc nhuận tẩy của Đông Tây y.
- Ăn đu đủ nên hạn chế dùng lạnh vì bản thân đu đủ có tính hàn.
Bài thuốc đông dược chữa ho hiệu quả
Ho là một cơ chế tự vệ của cơ thể chống lại tác nhân xâm nhập từ bên ngoài. Nguyên nhân ho thường do nhiễm
virus hoặc vi trùng, hoặc do một số nguyên nhân khác như khí phế thủng phổi, trào ngược dạ dày thực quản,
viêm phổi do mẫn cảm và nhạy cảm với một số thuốc,…
Theo quan niệm chữa trị của Đông y, các triệu chứng như: ho khan, ho có đờm, ho khó thở, hầu họng đỏ
đau, sốt, nhức đầu là phần ngọn. Để chữa trị các triệu chứng trên phải tìm ra phần gốc (nguyên nhân)
thì mới đạt hiệu quả.
CTCP Dược phẩm đông dược 5 - FIDOPHARM sản xuất 2 loại thuốc ho có tác dụng trị ho rất hiệu quả.
Trong bài thuốc có các vị sau:
- Tuyên thống phế khí, thông đờm: Hạnh nhân tuyên phế, chỉ khái, trừ đờm; Cát cánh tuyên tán tà
khí, giúp hạnh nhân tuyên phế chỉ khái; Tiền ho sơ phong giáng khí giúp hạnh nhân trừ đờm. Bạc hà
tuyên phế, lợi yết giúp phát tán phong nhiệt, hóa đờm hạ tích.
- Chữa ho: Tử uyển khai thông phế uất, trị ho do hàn, nhiệt; Bách bộ ôn phế, hóa đờm, thiên về sát
trùng trị các chứng ho do hàn tà xâm nhập ở phế (cảm lạnh, nhiễm trùng sinh ho).
- Thanh đờm: Tỳ bà diệp thanh giáng phế khí, tiêu đờm nhiệt trị chứng ho do tà phong nhiệt, táo hỏa
gây ra.
- Thanh phế nhiệt: Tang bạch bì làm mát phế, chỉ khái, tiêu sưng; Tô diệp có tác dụng hành khí, làm ra
mồ hôi, trừ cảm lạnh, chữa ho do cảm nắng, phong hàn.
Với các tính năng trên, bài thuốc này có tác dụng rất tốt trong điều trị các chứng ho do cảm sinh ra, ho
không rõ nguyên nhân, nhất là cắt nhanh các cơn ho kéo dài.
Tuy nhiên, với các triệu chứng do viêm nhiễm gây ra (viêm hầu họng, viêm phế quản, viêm khí quản) có
thể dùng thêm loại kháng sinh thích hợp thì hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.
Thuốc ho người lớn và thuốc ho trẻ em do Công ty FIDOPHARM sản xuất được bào chế hoàn toàn từ
dược liệu thiên nhiên cho nên không có tác dụng phụ.
Thuốc ho người lớn (hình 2 lá phổi): Trị ho do cảm, ho gió, đờm nhiều, khò khè. Thuốc làm giảm ho
nhanh.
Thuốc ho trẻ em (hình đầu em bé): Trị các chứng ho ở trẻ em như ho do cảm, ho gió, ho khan, ho có
đờm, khò khè.
Giới thiệu các sản phẩm Đông dược khác:
Đan khê vị thống: Chữa đau dạ dày, ợ chua, giảm đau, tiêu viêm.
Alixina - N : Điều hòa huyết áp, giảm cholesterol trong máu. Chữa đau bụng do rối loạn tiêu hóa, các
chứng khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét dạ dày. Chống viêm, mau lành các vết thương.
Phong thấp thuỷ: Trị các chứng phong thấp, xương cốt nhức mỏi, đau lưng, tay chân tê cứng khi ngủ
dậy.
Kim tiền thảo - Râu mèo: Chữa sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang, viêm túi mật, viêm bể
thận, các chứng tiểu khó.
Thuốc có bán lẻ tại các nhà thuốc đông tây y và tại Công ty
(558 Nguyễn Trãi, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh, ĐT: 08- 8559126, 2120741)
Chữa viêm tai chảy mủ bằng đông y
Viêm tai chảy mủ thường gặp là viêm tai giữa. Đông y gọi bệnh này là “nùng nhĩ”. Bệnh được chia ra hai thể:
cấp tính và mạn tính.
Ở thể cấp tính bệnh nhân thường có sốt trong tai sưng đau, phù nề, thậm chí có mủ, chất mủ trắng hoặc
xanh, vàng, có thể đặc, dính hoặc loãng, người bứt rứt khó chịu. Thể mạn tính thường do bệnh điều trị
không dứt điểm để kéo dài, tai luôn trong tình trạng ẩm ướt, chảy mủ, có mùi hôi, sức nghe giảm, người
bệnh cảm thấy đau tai, ù tai, chóng mặt. Đông y cho rằng nguyên nhân sinh bệnh là do can, đởm hỏa
nhiệt hoặc phong quấy rối gây nên. Điều trị bệnh này có thể sử dụng một số bài thuốc sau:
Đối với thể cấp tính
- Tai sưng đau, chảy mủ nhiều, miệng đắng, họng khô, hoa mắt, tiểu tiện vàng sẻn. Phải sơ giải uất
nhiệt ở thiếu dương kiêm thẩm thấp.
Cây bạch chỉ.
Bài 1: Bán hạ 10g, cam thảo 8g, phục linh 12g, mộc thông 8g, bạch truật 12g, đẳng sâm 12g, sinh
khương 8g, sa tiền tử 8g, trạch tả 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần.
Bài 2: Sài hồ 12g, ngưu hoàng 10g, bồ công anh 30g, kim ngân hoa 30g, sơn chi tử 12g, long đởm thảo
15g, hoàng cầm 12g, bạc hà 10g. Sắc uống ngày một thang.
- Trường hợp tâm phiền, mủ chảy ra khó khăn phải thanh can tả hỏa, tán phong trừ thấp, thác lý bài
nùng.
Bài 1: Hương phụ 10g, bạch thược 10g, địa cốt bì 10g, hoàng kỳ 15g, bạch chỉ 10g, hoàng cầm 10g, cam
thảo 8g, đương quy 10g, sài hồ 10g, long đởm thảo 6g. Sắc uống.
Bài 2: Sài hồ 12g, bán hạ 8g, sinh khương 10g, hoàng cầm 12g, sơn chi tử 12g, cam thảo 8g, long đởm
thảo 12g, hạ khô thảo 12g, kim ngân hoa 12g, bồ công anh 12g, liên kiều 12g, cúc hoa 12g. Sắc uống
ngày một thang.
Đối với thể mạn tính
- Tai chảy mủ, tái phát nhiều lần, sắc mủ trắng hoặc vàng hoặc sẫm màu, đầu nặng tai ù, khó chịu. Phải
dùng pháp thanh nhiệt, liễm thấp, thông hòa huyết mạch.
Bài thuốc: Huyết kiệt 15g, nhi trà 15g, ngũ bội tử 20g, lô cam thạch nung 250g, ô tặc cốt bỏ vỏ cứng
100g, băng phiến 2g, nghiền mịn, trộn bột kép, đóng gói 6g. Ngày uống 2-3 lần mỗi lần một gói.
- Trường hợp tai chảy mủ trong loãng lâu ngày không khỏi, kèm theo hay tắc mũi, chảy nước mũi phải
thanh lý phế khí, hóa trọc thông khiếu.
Bài thuốc: Hoàng cầm 10g, tử tô 10g, tân di hoa 10g, rễ lau 15g, thạch xương bồ 8g, ké đầu ngựa 10g,
bạch chỉ 10g, sinh thảo 10g, kim ngân hoa 15g. Sắc uống ngày một thang.
- Nếu tai chảy mủ kéo dài, chất mủ đặc dính, tai ù, sức nghe giảm, sườn trướng khó chịu, rêu lưỡi nhớt
nhiều đờm do đàm ứ lấp khiếu, khí cơ không thông phải trừ đàm, khử ứ, hành khí, thông khiếu.
Bài thuốc: Sài hồ 10g, xuyên khung 12g, đương quy 15g, mần tưới 10g, bạch linh 12g, hương phụ 10g,
thạch xương bồ 12g, hồng hoa 10g, bán hạ 10g. Sắc uống ngày một thang.
- Trường hợp tai chảy mủ lâu ngày lúc chảy lúc không, mủ loãng, đầu choáng tai ù, tâm phiền, lưng đùi
yếu mỏi, sắc mặt đỏ bừng, có lúc tai rỉ mủ ra vàng dính đó là do thận âm bất túc hư hỏa ở trong bốc lên,
nhiệt độc chưa thải trừ hết phải tư âm bổ thận, thoái nhiệt, giải độc thẩm thấp lợi khiếu.
Bài thuốc: Thục địa 32g, hoài sơn 16g, sơn thù 16g, mẫu đơn 12g, phục linh 12g, trạch tả 12g, tri mẫu
12g, hoàng bá 12g, bồ công anh 12g, kim ngân hoa 12g, khổ sâm 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2-
3 lần.
Ngoài việc dùng thuốc uống trong có thể dùng thuốc rửa tại chỗ
Bài 1: Hoàng liên 10g, băng phiến 4g, nghiền thật mịn, trộn đều thành thuốc bột. Rửa tai bằng nước ôxy
già 10 thể tích cho sạch, lau khô, rồi rắc một lượng thuốc vừa đủ 3-4 lần trong ngày, liên tục trong vài
ngày.
Bài 2: Ngũ bội tử 10g, băng phiến 3g, hoàng liên 5g, rượu trắng 40g. Ngũ bội tử sấy khô, nghiền vụn,
hoàng liên thái nhỏ, 3 vị đem ngâm vào rượu 2-3 tuần. Rửa sạch tai bằng nước ôxy già rồi dùng rượu
thuốc trên nhỏ vài ba giọt vào ống tai ngày 3 lần.
Dược thảo trị chấn thương và vết thương phần mềm
Nõn chuối tiêu, lá trầu không, bèo cái, lá sắn dây, nõn dứa... là những vị thuốc quen thuộc, dễ kiếm nhưng lại
chữa rất hiệu quả các vết thương phần mềm và chấn thương.
Cũng như y học hiện đại, cách chữa các vết thương phần mềm của y học cổ truyền cũng là cầm máu, rửa
sạch vết thương, làm mất các mô hoại tử, làm mọc mô hạt, liền vết thương. Đặc điểm của cách chữa cổ
truyền là áp dụng đồng thời các phương thuốc uống có tác dụng toàn thân để thúc đẩy liền vết thương và
làm mất các mô hoại tử, kích thích mọc mô hạt, làm liền da (sinh cơ). Kết quả điều trị tốt và tương đối
nhanh.
Chữa vết thương phần mềm
Cầm máu nếu có chảy máu: Dùng nõn chuối tiêu (lấy cây non cao độ 60 cm, cắt sát gốc, bỏ bẹ ngoài,
cắt từng đoạn 3-4 cm), rửa sạch, giã nhỏ đắp vào vết thương chảy máu rồi băng lại.
Rửa sạch vết thương: Sau khi cầm máu, rửa vết thương bằng nước thuốc: Lá trầu không tươi 40 g, đun
sôi với 2 lít nước trong 15 phút, để nguội cho thêm 6 g phèn phi, hòa tan, lọc rồi rửa vết thương.
Làm sạch vết thương: Làm sạch vết thương, hết nhiễm khuẩn và mủ tại chỗ, mất mô hoại tử và mùi hôi:
Lá mỏ quạ tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương. Mỗi ngày thay một lần đến khi vết thương sạch,
màu đỏ tươi.
Làm chóng mọc mô hạt, sinh cơ và chóng liền da: Lá mỏ quạ, lá bòng bong, lá nọc sởi dùng tươi với
lượng bằng nhau, bỏ cọng, rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương, hai ngày thay băng một lần.
Các bài thuốc uống có tác dụng toàn thân:
Chống khát do mất máu: Lá sắn dây rửa sạch, giã nát cho vào một bát nước đun sôi để nguội, thêm ít
đường và vài hạt muối, uống ngày một lần.
Làm mát máu tiêu độc, chống viêm nhiễm: Lá mặt quỷ (sao vàng) 40 g, nõn dứa dại 12 g, cánh bèo cái
8 g, gừng sao cháy 4 g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa nhiễm khuẩn quanh vết thương: Lá cúc tần 40 g, lá xạ can 20 g. Rửa sạch, giã nhỏ, đắp lên chỗ lở
loét quanh vết thương.
Chữa đụng dập, bầm máu, sưng tấy đau
Rượu xoa bóp làm khí huyết lưu thông, tiêu viêm, giảm đau, giãn gân cơ: Ô đầu, huyết giác mỗi vị 40 g,
nghệ già 30 g; thiên niên kiện, địa liền mỗi vị 20 g; long não 15 g; đại hồi, quế chi mỗi vị 12 g. Tán nhỏ
các vị thuốc, ngâm với một lít rượu trong một tuần. Lọc bỏ bã, thêm rượu cho vừa đủ một lít. Xoa nhẹ
nhàng lên chỗ bị sưng đau.
Thuốc bôi đắp làm khí huyết lưu thông, tiêu viêm, giảm đau: Bột cúc tần 800 g, bột quế chi 160 g, bột
đại hoàng 80 g, sáp ong 200 g, dầu thầu dầu 2 lít. Các vị trên tán nhỏ, rây thành bột mịn, đun sôi dầu
thầu dầu, cho sáp ong vào, đánh tan, rồi tắt lửa, cho bột thuốc vào đánh nhuyễn làm thành cao. Dùng
đắp.
Hoặc: Ngưu tất, hồng hoa, ô đầu, bán hạ, bạch phụ tử, địa liền, thương truật, đậu khấu, mỗi vị 15 g, sáp
ong 20g, dầu thầu dầu 200ml. Tất cả các vị sao, tán thành bột, cho vào dầu thầu dầu và sáp ong nấu
thành cao. Dùng vừa xoa vừa đắp.
Thuốc uống trong làm khí huyết lưu thông, tiêu viêm: Lá móng tay, ngải cứu, huyết giác mỗi vị 12 g; tô
mộc 10 g; nghệ 8 g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa sai khớp và bong gân
Các khớp sau khi đã chỉnh hình theo phương pháp y học hiện đại, được đắp tại chỗ các vị thuốc làm lưu
thông khí huyết, tiêu viêm, giảm đau:
- Cây cỏ lào, dùng lá non và cành rửa sạch, sao nóng đắp vào vết thương rồi băng chặt.
- Vòi voi (lá và hoa) 30 g, tỏi 1 củ, muối ăn 10 g. Tất cả rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ sưng tấy, băng
chặt.
- Đu đủ xanh, lá na (mãng cầu) mỗi vị 10 g, muối ăn, vôi tôi, mỗi vị 5 g. Giã nhỏ cho vào gạc đắp lên vết
thương, băng lại.
- Nghệ già 20 g, lá cúc tần, lá trầu không, lá xạ can, mỗi vị 12 g. Giã nát trộn với một ít giấm, bọc gạc
đắp lên nơi sưng đau, 2-3 ngày thay băng một lần.
- Lá náng rửa sạch, giã nát, chưng nóng với giấm mà chườm đắp để chữa bong gân.
- Củ nâu, cỏ nọc sởi, cỏ chó đẻ răng cưa, lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát mà đắp lên trị sai khớp.
- Lá cà độc dược, lá dây đau xương, rửa sạch, giã nát, chưng nóng với giấm và đắp để giảm đau.
- Cốt toái bổ tươi, bóc bỏ hết lông tơ và lá khô, rửa sạch, giã nhỏ, dấp nước, gói vào lá chuối đã nướng
cho mềm, đắp lên các chỗ đau, bó lại. Thay thuốc bó nhiều lần trong ngày, và thường đắp trong 3-7
ngày, để chữa bong gân tụ máu.
Chữa tiêu chảy bằng vị thuốc từ cây ổi
Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm
mạc và cầm đi lỏng.
Xin giới thiệu một số cách dùng cụ thể các vị thuốc từ cây ổi để chữa bệnh.
Tiêu chảy
Búp ổi hoặc vỏ dộp ổi 20g, búp vối 12g, búp hoặc nụ sim 12g, búp chè 12g, gừng tươi 12g, rốn chuối
tiêu 20g, hạt cau già 12g, sắc đặc uống. Hoặc búp ổi 12g, vỏ dộp ổi 8g, gừng tươi 2g, tô mộc 8g, sắc với
200ml nước còn 100ml, trẻ 2-5 tuổi mỗi lần uống 5-10ml, cách 2 giờ uống 1 lần; người lớn mỗi lần uống
20-30ml, mỗi ngày 2-3 lần.
- Với tiêu chảy do lạnh dùng búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước
còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày; hoặc búp ổi hay lá ổi non 20g, vỏ quýt khô 19g, gừng tươi 10g
nướng chín, sắc với 1 bát nước, cô còn nửa bát, uống nóng; hoặc búp ổi 60g, nụ sim 8g, giềng 20g, ba
thứ sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước ấm; hoặc búp ổi 15g, trần bì 15g, và hoắc
hương 18g, sắc uống.
- Với tiêu chảy do nóng (thấp nhiệt) dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g,
trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa
liều người lớn; hoặc vỏ dộp ổi sao vàng 20g, vỏ duối sao vàng 20g, vỏ quýt sao vàng 20g, bông mã đề
sao vàng 20g, sắc đặc uống nóng; hoặc bột vỏ dộp ổi 8 phần, bột gạch non 2 phần, trộn đều, luyện
thành viên, mỗi lần uống 10g, mỗi ngày uống 2 lần.
- Với tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải
cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô lại còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày.
- Với trẻ đi lỏng dùng lá ổi tươi 30g, rau diếp cá 30g, xa tiền thảo 30g, sắc kỹ lấy 60ml, trẻ dưới 1 tuổi
uống 10-15ml, trẻ từ 1-2 tuổi uống 15-20ml, mỗi ngày uống 3 lần.
Viêm dạ dày, ruột cấp và mạn tính
Lá ổi non, sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần. Hoặc lá ổi 1 nắm, gừng tươi 6-9g, muối ăn
một ít, tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống. Hoặc quả ổi, xích địa lợi và quỷ châm thảo, mỗi thứ từ 9-15g,
sắc uống.
Cửu lỵ: Quả ổi khô 2-3 quả, thái phiến, sắc uống; hoặc lá ổi tươi 30-60g sắc uống.
Với lỵ trực khuẩn cấp và mạn tính dùng lá ổi 30g, phượng vĩ thảo 30g, cam thảo 3g, sắc với 1.000ml
nước, cô lại còn 500ml, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml.
Trẻ em tiêu hóa không tốt: Lá ổi 30g, hồng căn thảo (tây thảo) 30g, hồng trà 10-12g, gạo tẻ sao thơm
15-30g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, cho thêm một chút đường trắng và muối ăn. Uống mỗi
ngày: trẻ từ 1-6 tháng tuổi 250ml, 1 tuổi trở lên 500ml, chia uống vài lần trong ngày.
Tác dụng của ổi với một số bệnh thường gặp khác
Thổ tả: Lá ổi, lá sim, lá vối và hoắc hương lượng bằng nhau, sắc hoặc hãm uống.
Băng huyết: Quả ổi sao cháy tồn tính, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g với nước ấm.
Tiểu đường: Quả ổi 250g, rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước, chia uống 2 lần hằng ngày; mỗi
ngày ăn vài quả ổi (chừng 200g); hoặc lá ổi khô 15-30g, sắc uống hằng ngày.
Đau răng: Vỏ rễ cây ổi sắc với dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.
Thoát giang (sa trực tràng): Lá ổi tươi lượng vừa đủ sắc kỹ lấy nước ngâm rửa hậu môn. Có thể kết hợp
dùng quả ổi khô sắc uống.
Mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, tất cả giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương.
Vết thương do trật đả: Dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào nơi bị thương.
Giải ngộ độc ba đậu: Quả ổi khô, bạch truật sao hoàng thổ, vỏ cây ổi, mỗi thứ 10g, sắc với một bát rưỡi
nước, cô lại còn 1 bát, chia uống vài lần.
Hoa lài trị bệnh
Hoa lài, còn gọi là hoa nhài. Theo y học cổ truyền thì loài hoa này có tính ấm, có công dụng điều hòa hệ gan
mật, tiêu hóa, giảm đau, giải cảm… Dưới đây là một số phương thuốc theo lương y Nguyễn Công Đức dùng
trong chữa trị một số bệnh:
- Bị cảm mạo, người phát sốt: Lấy 10gr hoa lài, 10gr lá chè xanh, 15gr thảo quả đem nấu nước uống.
- Bị chấn thương, bong gân: Dùng rễ hoa lài giã nhuyễn và rượu trắng - mỗi thứ lượng vừa đủ đem
trộn với nhau, rồi đắp lên chỗ chấn thương.
- Mất ngủ: Dùng 15gr hoa lài, 15gr muồng ngủ (sao đen) và 10gr tim sen đem nấu nước chia làm 3 lần
dùng trong ngày, dùng liên tục độ 5 ngày.
- Bị kiết lỵ: Lấy 20gr hoa lài ngâm vào 100cc rượu đế, sau đó đem chưng cách thủy cho sôi để dùng,
dùng lúc còn nóng ấm.
- Chữa tình trạng mụn nhọt: Lấy 20gr hoa lài, 15gr bồ công anh, 25gr kim ngân hoa, 15gr cam thảo
đất đem nấu nước và chia làm 3 phần dùng trong ngày.
- Trị rôm sảy: Dùng 20gr lá lài, 30gr lá ngải cứu, 30gr lá sài đất, đem tất cả sắc (nấu) nước chia làm 3
lần dùng trong ngày, dùng liên tiếp một tuần lễ.
- Đầy bụng, tiêu chảy: Dùng 10gr hoa lài, 10gr mộc hương, 40gr lá mã đề, và 20gr tiên hạc thảo đem
nấu nước dùng trong ngày.
- Tăng huyết áp: Lấy 15gr hoa lài, 15gr hoa hòe, 10gr kim cúc và 10gr hoa đại nấu nước uống trong
ngày...
Thực đơn cho người tiểu đường
Tiểu đường đứng hàng thứ năm về nguyên nhân gây tử vong và hàng thứ ba về mặt biến chứng. Chế độ ăn đúng
là cách điều trị hiệu quả đối với căn bệnh này.
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hoá đường: cơ thể mất khả năng tích luỹ gluco (đường) dưới thể
glycogen, đường sẽ tăng trong máu và bài tiết ra nước tiểu. Người TĐ có 3 triệu chứng lâm sàng là ăn
nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và 2 dấu hiệu hoá sinh là tăng gluco huyết, tăng gluco niệu. Y học cổ
Mướp đắng chứa hợp
chất có tác dụng tương
tự như insulin, giúp hạ
đường huyết rõ rệt
truyền gọi tiểu đường là bệnh tiêu khát. Thường chia làm 3 thể: Thể phế nhiệt ở thượng tiêu, chủ yếu là
uống nhiều, tiểu nhiều; Thể vị nhiệt ở trung tiêu chủ yếu là ăn nhiều, gầy, đại tiện táo; Thể thận hư ở hạ
tiêu, chủ yếu là tiểu nhiều lần, nước tiểu nhiều. Cả 3 thể có chung đặc điểm là âm hư, táo nhiệt.
5 khuyến cáo về dinh dưỡng
Đối với bệnh tiểu đường, chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng và điều trị
bệnh. Trước đây từng diễn ra tranh luận kéo dài hàng thế kỷ về chế độ ăn uống cho người tiểu đường.
Ngày nay dưới ánh sáng của tiến bộ khoa học và công nghệ người ta đã đi đến thống nhất về chế độ dinh
dưỡng và ăn uống với người tiểu đường.
- Cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn thích hợp có chọn lọc nhưng bảo đảm được cuộc sống bình
thường.
- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cần và đủ. Người gầy cần phải tăng cân, người béo cần phải giảm cân.
- Chia bữa ăn hợp lý và ăn phụ để bảo đảm nhu cầu về năng lượng: ba bữa chính, 1-3 bữa phụ (ăn nhẹ).
- Bỏ dần các thói quen bất lợi như thích ăn đồ ngọt, món ăn xào, rán béo ngậy, nghiện rượu, hút thuốc.
- Về tỷ lệ chung các thành phần thức ăn nên giàu cacbon hydrat phức hợp và chất xơ, hạn chế mỡ và
cholesterol.
Thực đơn bài thuốc đơn giản
Bài 1: Táo đỏ 7 quả, kén tằm 7 cái, cho nước vào sắc đặc, uống làm vài lần.
Bài 2: Cọng rau muống 60g, râu ngô 30g rửa sạch, cho cả vào nước sắc lấy nước uống.
Bài 3: Thịt dê 250g, phổi dê 1 bộ, rửa sạch, cho nước vào nấu, uống canh.
Bài 4: Rau cần 500g, rửa sạch, giã nát, lấy vải màn sạch vắt lấy nước, nấu sôi, uống ngày 2 lần.
Bài 5: Tuỵ lợn 1 cái, 3 quả trứng gà, rau chân vịt 60g. Tuỵ lợn rửa sạch, thái miếng mỏng, nấu chín
(không cho muối). Sau đó cho trứng gà, rau chân vịt vào ăn, ăn cả nước lẫn cái, ngày ăn 1 lần.
Bài 6: Cà chua 20g, vỏ dưa hấu 15g, vỏ bí xanh 15g, bột qua lâu (phấn hoa) 15g, cho vào nấu nước
uống.
Bài 7: Hải sâm 1 con, trứng gà 1 quả, tuỵ lợn 1 cái. Nấu chín, chấm xì dầu ăn, cách nhật ăn 1 thang.
Bài 8: Sinh tố tổng hợp: ớt ngọt xanh 1 quả, mướp đắng 1/2 quả, dưa chuột 1 quả, rau cần vài cọng.
Rửa sạch các loại rau trên, xắt đoạn. Cho rau vào máy xay, xay thành nước sinh tố. Uống ngày 2 lần vào
buổi sáng và buổi chiều sẽ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường.
Bài 9: Lá khoai lang 50g, bí đao 200g, hành, bột gừng mỗi thứ một ít, muối, mì chính vừa đủ. Lá khoai
lang rửa sạch, ngắt bỏ cuống, thái nhỏ. Bí đao rửa sạch, gọt vỏ thái miếng nhỏ. Cho bí đao vào đảo qua
dầu, thêm ít nước, tra hành, gừng, đun nhỏ lửa trong 30 phút. Cho lá khoai vào nấu chín, nêm muối, mì
chính. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ đường huyết.
Bài 10: Đậu Hà Lan 180g, đại mạch 180g, đãi sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ ninh nhừ thành cháo.
Thanh nhiệt, giải độc, hạ đường huyết. Loại cháo này có thể dùng thay cơm đối với bệnh nhân tiểu
đường.
Bài 11: Mướp đắng hầm đậu phụ: Mướp đắng 200g, đậu phụ 180g, hành, muối, xì dầu mỗi thứ một ít.
Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột, thái lát. Cho dầu xào chín, tra muối, xì dầu, hành. Đổ nước vừa đủ, cho
đậu phụ vào cùng nấu chín. Mướp đắng chứa hợp chất có tác dụng tương tự như insulin, giúp hạ đường
huyết rõ rệt.
Một số bài thuốc Đông y trị mỡ máu cao
Mỡ máu cao là tình trạng thành phần mỡ trong huyết tương (cholesterol, triglycerid, phospholipid) cao hơn bình
thường, thường gặp ở người cao tuổi, liên quan nhiều đến các bệnh xơ mỡ động mạch, tăng huyết áp, tai biến
mạch não, tiểu đường...
Đông y quy bệnh mỡ máu cao (tăng lipid huyết) vào phạm trù các chứng “đàm thấp”, “trọc trơ”. Tùy thể
bệnh mà lương y cho dùng bài thuốc phù hợp:
Thể thấp nhiệt uất kết
Người nóng, khát nước, tiểu ít, người phù, bụng đầy, rêu lưỡi dày vàng, mạch hoạt sác, lipid huyết cao,
người khỏe.
Bài thuốc: Bạch truật, bạch linh, trư linh, trạch tả, nhẫn đông đằng, ý dĩ đều 10-15 g. Hà diệp, cúc hoa,
râu ngô đều 10-12 g; hoạt thạch 20-30 g sắc trước, cam thảo 4 g, thảo quyết minh tươi (hạt muồng tơi)
20 g, sắc uống.
Thể khí trệ huyết ứ
Người bệnh có lipid huyết cao, hay đau nhói trước ngực, thường có kèm bệnh động mạch vành, thiếu
máu cơ tim, lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết, mạch huyền.
Bài thuốc: Sinh địa, đương quy, bạch thược đều 12-16 g. Đào nhân, xuyên ngưu tất, sài hồ đều 10-12 g,
đan sâm 12 g; hồ hoàng, sung úy tử, chỉ thực, hương phụ, xuyên khung đều 8-10 g.
Thể tỳ hư đàm thấp
Lipid huyết cao, chân tay mệt mỏi, chán ăn, bụng đầy, ho nhiều đờm, tiêu lỏng, rêu lưỡi trắng dày, mạch
hoạt.
Bài thuốc: Đẳng sâm, bạch truật, bạch linh, trúc nhự đều 10-12 g. Trần bì, bán hạ, chỉ thực, mộc hương,
sa nhân, uất kim (củ nghệ vàng) đều 6-10 g; bạch phàn 2 g (tán bột hòa rượu uống), trích thảo 3 g sắc
uống.
Thể tỳ thận lưỡng hư
Thường gặp ở người cao tuổi lipid huyết cao, mệt mỏi, bụng đầy, ăn kém, lưng gối nhức mỏi, ù tai hoa
mắt, lưỡi đỏ rêu mỏng, mạch trầm tế vô lực.
Bài thuốc: Hà thủ ô đỏ 10-12 g, thỏ ty tử 12-15 g, nữ trinh tử 10-12 g, tiên linh tỳ 10 g, sinh địa 10-12
g, bạch truật 10 g sắc uống.
Ngoài ra, trong nhân dân còn có một số bài thuốc kinh nghiệm như: