Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.62 MB, 34 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>LỜI CAM ĐOAN. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các tác giả cho phép sử dụng và chưa tùng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.. Tác giả. ĐINH VĂN ĐỨC. - Page 1 -.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT GO: Game online GV: Giáo viên HS: Học sinh THCS: Trung học cơ sở GVCN: Giáo viên chủ nhiệm GD: Giáo dục TPT: Tổng phụ trách PHHS: Phụ huynh học sinh UBND: Ủy ban nhân dân HĐNGLL: Hoạt động ngoài giờ lên lớp CNTT: Công nghệ thông tin. - Page 2 -.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, ngoài số học sinh con nhà nghèo còn có những học sinh con nhà khá giả cũng bỏ học. Với những học sinh bỏ học vì hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn luôn được các cấp chính quyền và nhà trường quan tâm tạo mọi điều kiện để các em tiếp tục đến trường. Còn những học sinh con của các gia đình kinh tế khá giả, cha mẹ thiếu quan tâm trong việc quản lý và giáo dục con cái thì những em thuộc diện này thường lao vào con đường ăn chơi, chểnh mảng trong học tập, dẫn đến học kém rồi bỏ học. Bên cạnh đó, trong nhà trường cũng có không ít học sinh tuy có ý thức học tập nhưng vì năng lực học tập của các em yếu, lại thiếu phương pháp học tập tốt nên kết quả học tập vẫn yếu. Với những học sinh thuộc diện này, các em dễ bi quan, chán nản rồi nảy sinh tư tưởng muốn bỏ học. Đối tượng này cha mẹ phải quan tâm thật chu đáo và động viên thật tế nhị để giúp các em khắc phục sự yếu kém của mình. Những em ở diện này không thể thiếu được tấm lòng của nhà giáo. Nếu các thầy giáo, cô giáo thực sự thương yêu và kèm cặp, giúp đỡ các em tháo gỡ khó khăn trong học tập thì chắc chắn các em sẽ theo kịp bạn bè. Đáng lo ngại nhất hiện nay đối với các bậc phụ huynh và thầy cô là những học sinh bỏ học vì mê chơi game online bạo lực. Bởi những học sinh này không chỉ bỏ học mà còn lôi kéo các học sinh khác và tệ nhất là những đối tượng này dễ sa ngã vào vũng bùn tội phạm. Nếu ai thật sự quan tâm đến vấn đề này sẽ thấy được có những học sinh ngồi liên tục 6 tiếng đồng hồ một ngày trước màn hình với những trò chơi bạo lực. Như vậy, con em chúng ta có thời gian đâu để tự học? Đây chính là nguyên nhân sa sút trong học tập dẫn đến học kém rồi bỏ học. Phải nói rằng, khi trẻ vị thành niên đã say mê game online bạo lực thì khó lường hết hậu quả xấu sẽ đến với chính bản thân các em. Đây thực sự là vấn đề làm đau đầu những người làm công tác giáo dục, bậc phụ huynh và của toàn xã hội. Chúng ta - Page 3 -.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> thấy rằng, với các em con nhà khá giả có thể moi tiền túi cha mẹ để chơi. Nhưng với những em nhà nghèo móc tiền ở đâu để chơi? Rất đáng sợ là chủ dịch vụ internet vẫn cho các em chơi dù chưa có tiền trả ngay. Khi số tiền nợ ngày càng lớn mà khả năng trả nợ là vấn đề lớn của các em vì cha mẹ các em phải lo chạy gạo ăn từng bữa. Khi này, với sức ép của các chủ dịch vụ sẽ đẩy các em vào bước đường cùng hoặc lôi kéo các em làm những việc mà xã hội nghiêm cấm. Như thế, từ mê game online đến phạm tội đối với trẻ vị thành niên là một khoảng cách hết sức mong manh. Đứng trước vấn đề học sinh bỏ học lao vào GO, bản thân tôi là một CBQL không khỏi bàng hoàng, xót xa khi hàng ngày đến trường nhìn vào sổ điểm danh số học sinh nghỉ học càng lúc càng tăng mả đau lòng hơn khi biết nguyên nhân các em không đến trường vì bận dán những cặp mắt non nới vào màn hình máy vi tính với những cảnh của trò chơi GO. Khi các em đang vui vẻ, căng thẳng với những trận đấu quyết liệt trong GO các em có nghĩ đến tương lai và hậu quả khi càng ngày các em sẽ trở thành những con nghiện của GO. Làm sao các em có thể biết hết những nguy hiểm đang bao vây các em từng ngày khi chọn cách sống trong thế giới ảo. Xuất phát từ những đăm chiêu đó tôi quyết định không để các em ngày càng lún sâu vào các trò chơi GO mà quên lãng nhiệm vụ chính của mình là phải đến trường đều đặn và học tập thật tốt. Vậy phải có những biện pháp gì để hạn chế các em bỏ học vì chơi GO? Đó là nội dung đề tài tôi sẽ giải quyết. Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong muốn sự đóng góp chân thành của các đồng nghiệp để đề tài càng được hoàn chỉnh và từ đó xem như một tài liệu quan trọng trong công tác giáo dục học sinh và đóng góp tích cực xây dựng một trường học nói không với GO. Xin chân thành cảm ơn!. - Page 4 -.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài GO – ban đầu chỉ là một thú tiêu khiển để giải trí, giết thời gian và giảm stress đã trở thành một hiện tương văn hóa tiêu cực, một hình thức văn hóa đối lập với các loại hình khác, Chúng ta không hề phủ nhận những mặt tích cực của GO như: luyện cho người chơi khả năng quan sát nhạy bén, khả năng phản ứng nhanh nhẹn, khả năng tập trung cao độ… Nhưng bên cạnh đó là những tác hại khó lường đến người chơi khiến họ không ngần ngại dồn hết tiền bạc và sức lực, thời gian vào các trò GO vô bổ mà nhất là thời gian dành cho hoc tập chính khóa càng ngày càng bị chiếm đoạt dẫn đến tình trạng các em bỏ học thường xuyên. Không chỉ vậy các trò bạo lực trong GO cũng đã ảnh hưởng đến tâm lý và hành động của các em nên thời gian mà các em bị miễn cưỡng đến lớp là thời gian thay vì nghe thầy cô giảng bài thì các em lại dồn vào viễn cảnh trong trò chơi bị dang dở tệ hơn hết là các em dùng tính cách và hành động bạo lực của nhân vật mà các em hóa thân ở thế giới ảo để sống và sinh hoạt trong các mối quan hệ với bạn bè nên xung đột với các bạn khác thường xuyên xảy ra bằng bạo lực học đường. Từ khi GO được du nhập vào VN thì một số các vụ việc đau lòng xảy ra ở tuổi thanh thiếu niên như: một đứa cháu giết bà để lấy vài chục ngàn để chơi GO; một bé trai khác thì giết và chặt cha ra thành từng khúc thả trôi sông đề có tiền GO mà không hề sợ hãi; một cậu bé nhẫn tâm giết em trai 6 tuồi và đâm mẹ trọng thương để chống lại hành vi phản đối của mẹ đã không cho tiền chơi GO… và còn nữa, nhiều nữa các vụ việc đến với các thanh thiếu niên từ GO. Riêng trên địa bàn Huyện Cao Lãnh chưa hề xảy ra một tình trạng nào quá mức ngiêm trọng ngoài việc GO len lỏi vào học đường và dẫn dắt các em bỏ học đến với các đại lý internet để làm bạn cùng GO. Đây là vấn đề đang báo động trong các trường học. Ban đầu là nghỉ học tò mò tìm đến giải trí cho biết GO với người ta rồi dần dần số ngày nghỉ học tăng - Page 5 -.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> dần lên khi các biện pháp của GVCN còn mang tính chất đối phó, lỏng lẻo, la cho có, chiếu lệ. Dần dần trở thành học sinh vắng mặt một cách thường xuyên vì quá mê GO. Với một hiện tượng học sinh bỏ học chơi GO trong các năm học trước nên bản thân tôi đã rút kinh nghiệm cần phòng bệnh hơn chữa bệnh thay vì nhìn học sinh bỏ học chơi GO rồi mới tìm biện pháp cản ngăn, đối phó một cách nghiên khắc nhưng kết quả không được như ý vì quá trễ khi các em đã nghiện GO thì các biện pháp thông thường không đủ khả năng lôi kéo các em quay lại hòa nhập với trường, lớp, bạn bè vì lỗ hỏng kiến thức đã quá lớn không tài nào trong một sớm một chiều có thể bù đắp được. Chính vì thế mà bắt đầu ngay từ đầu năm tôi đã áp dụng ngay “Các biện pháp hạn chế tình trọng học sinh bỏ học chơi GO”. Kết quả đem lại thật khả quan và hy vọng trong những năm sau kết quả này càng ngày càng tăng dần để không còn bất kỳ một tình trạng nào bỏ học vì GO. Đó là lý do mà tôi đã không ngần ngại nghiên cứu thực hiện đề tài này. 2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2.1. Khách thể: Học sinh trường THCS Nguyễn Minh Trí – Huyện Cao Lãnh – Tỉnh Đồng Tháp. 2.2. Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp hạn chế hiện tượng học sinh bỏ học chơi game ở cấp THCS. 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Khuôn khổ của đề tài là chỉ gói hẹp trong phạm vi là những học sinh của trường THCS Nguyễn Minh Trí – Huyện Cao Lãnh – Tình Đồng Tháp. 4. Mục đích nghiên cứu Với nội dung đề tài “Các biện pháp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học chơi game ở cấp THCS” nhằm mục đích:. - Page 6 -.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> -. Tìm hiểu các nguyên nhân chủ yếu làm các em bỏ học chơi GO ở. những năm học trước đó. -. Nắm thực trạng học sinh chơi GO ngay từ đầu năm học.. -. Nêu các biện pháp làm hạn chế hiện tượng bỏ học của các em do. nguyên nhân chơi GO. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài “Các biện pháp hạn chế hiện tương học sinh bỏ học chơi game ở cấp THCS” sẽ tập trung giải quyết các nhiệm vụ trong tâm sau đây: -. Liệt kê các trường hợp học sinh nghỉ học chơi GO ở những năm học. trước thông qua cách trò chuyện, tâm tình, chia sẻ. -. Lập phiếu phỏng vấn tìm hiểu thực trạng chơi GO trong nhà trường. ngay từ đầu năm học mới. Thống kê để nắm thật kỹ số học sinh có khả năng nghiện GO. Thông báo đến GVCN các đối tượng có biểu hiện nghiện GO vì đây là đối tượng cần theo dõi thật sát để trành trường hợp lôi kéo các học sinh khác nghi học chơi GO. -. Áp dụng các biện pháp làm hạn chế hiện tượng học sinh bỏ học chơi. GO tro ng thời gian sau. 6. Giả thuyết khoa học của đề tài Nếu đề tài được thành công tốt đẹp làm hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học chơi GO ở cấp THCS. Quan trọng hơn sẽ là một tài liệu quan trọng để nhân rộng cho tất cả mọi người làm công tác giáo dục mà nhất là những CBQL ở những trường học khác cùng bắt tay xây dựng một ngôi trường nói không với GO. 7. Phương pháp nghiên cứu -. Phương pháp trò chuyện.. -. Phương pháp phỏng vấn.. - Page 7 -.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> -. Phương pháp thảo luận, thuyết trình, đặt và giải quyết vấn đề, kể và. phân tích tình huống… 8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 8.1. Ý nghĩa về mặt lý luận: Biết các biểu hiện khi nghiện GO, thấy tác hại khi nghiện GO, nắm các nguyên nhân làm các em hay bỏ học chơi GO. Biết đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi thanh thiếu niên. 8.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Nắm được số học sinh chơi GO ở mức độ nào. Khắc phục hiện tượng học sinh bỏ học chơi GO.. - Page 8 -.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Thế nào là nghiện GO. Những người nào sử dụng GO từ 6 giờ đồng hồ hoặc hơn thế mỗi ngày và có biểu hiện ít nhất một triệu chứng gồm khó ngủ hay mất tập trung, khát khao được lên mạng, cáu giận và đau đớn về thể xác hay tinh thần là có biểu hiện của “nghiện GO ”. 1.2. Tác hại của mê game online 1.2.1. Loạn tinh thần, thích bạo lực, đánh đấm, chém giết... như trong Game, thậm chí có những em say mê Game online đến mức sống trong trạng thái nửa tỉnh, nửa mơ, ngây ngây, dại dại.. Các bệnh nhân tâm thần vì nghiện game online - Page 9 -.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> 1.2.2. Khi nhu cầu chơi Game càng ngày càng tăng mà số tiền ít ỏi gia đình cho các em mang theo quà bánh mỗi ngày thì đáp ứng làm sao đủ cho việc chơi Game nên dẫn tới việc phạm tội để kiếm tiền đạt được mục đích của mình.. Đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng vì nghiện game online. 1.2.3. Các em xao nhãng việc học tập. Lên lớp thường có biểu hiện mệt mỏi, buồn ngủ. Thậm chí có một số em ngồi học mà đầu óc luôn hiện lên hình ảnh trong các game online… 3. Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi thanh thiếu niên: - Theo từ điển Tiếng Việt, “Thiếu niên là trẻ em thuộc lứa tuổi từ 10-11 đến 14-15” ( Hoàng Phê, 1998, tr911). - Đặc điểm nhân cách của thiếu niên ( HSTHCS): + Bắt đầu ý thức mình không còn là trẻ con, muốn được độc lập. + Muốn được tôn trọng, được đối xử bình đẳng như người lớn. + Chú trọng đến các mối quan hệ bạn bè. + Quan tâm đến hình thức bên ngoài và những thay đổi của cơ thể. + Tò mò, thích khám phá, thử nghiệm. + Bắt đầu phát triển tư duy trừu tượng. + Có những hành vi mang tính thử nghiệm, bốc đồng. + Tỏ ra độc lập hơn, thích tự mình quyết định, có xu hướng tách ra khỏi sự kiểm soát của gia đình. + Phát triển mạnh cá tính, sở thích cá nhân. - Page 10 -.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> + Chịu ảnh hưởng nhiều của bạn bè đồng trang lứa. + Quan tâm đến bạn khác giới, dễ ngộ nhận tình bạn khác giới với tình yêu. + Tiếp tục phát triển tư duy trừu tượng. + Phát triển kỹ năng phân tích, bắt đầu nhận biết hậu quả của hành vi. + Bắt đầu thử thách các qui định, các giới hạn mà gia đình hay xã hội đặt ra. 4. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bỏ học mê game online: 1.4.1. Do xung đột tâm lý: Do những biến chuyển tâm sinh lý ở lứa tuổi thanh thiếu niên, muốn người lớn phải tôn trọng mình. Các bậc phụ huynh không dạy dỗ con cái họ bằng tình thương mà bằng roi vọt khiến chúng cảm thấy bất mãn và tìm đến Game online như một nơi để thể hiện mình và chia sẽ mọi điều ở nơi đó. 1.4.2. Do thiếu các hoạt động vui chơi lành mạnh mang tính chất thu hút cho trẻ. 1.4.3. Sự yếu kém của bản thân: Một số trường hợp cho thấy họ chơi Game online quá mức vì có những thật bại trong cuộc sống hiện thực. Số khác thì nghiện do không được tôn trọng trong cuộc sống, họ mất tự tin, lo lắng và sử dụng trò chơi trực tuyến như một cách thể hiện mình. 1.4.4. Do chơi game online có thưởng: Ranh giới giữa chơi game và nghiện game hết sức mong manh. Bản thân game online là giải trí nhưng lại mang tính kích thích rất mạnh vì có thi đấu cạnh tranh, có thưởng. Ví dụ:. 1.4.5. Do tác động của những người xung quanh. - Page 11 -.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Đầu năm, tôi đã thực hiện phiếu phỏng vấn thăm dò để nắm tình trạng chơi GO của học sinh để từ cơ sở thực tiễn này phân loại học sinh và đề ra các biện pháp hạn chế tình trạng chơi GO trong học sinh. Đây là một trong những nguyên nhân lớn hiện tại làm học sinh không đến lớp. Phiếu phỏng vấn có nội dung: PHIẾU PHỎNG VẤN CHƠI TRÒ CHƠI TRỰC TUYẾN (GO). Các em học sinh thân mến! Nhằm xây dựng phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhà trường muốn thành lập một sân chơi lành mạnh, thiết thực phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của các em nên thực hiện phiếu phỏng vấn tìm hiểu sở thích GO của các em hiện nay. Mong rằng các em sẽ hoàn thành phiếu phỏng vấn sau thật đầy đủ và chân thành để nhà trường có cơ mà tổ chức các hoạt động vui chơi, bổ ích đáp ứng đúng nguyện vọng của các em. Với các yêu cầu thông tin dưới đây các em hãy chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách đánh dấu “” vào ô vuông (có thể chọn nhiều câu trả lời) hoặc điền thông tin vào chỗ … câu câu hỏi có yêu cầu: A/ Thông tin cá nhân: 1.. Họ và tên: …………………………………………………………………. 2.. Giới tính: ………………………………………………………………….. B/ Những thông tin về quá trình chơi GO: 1.. Trong 1 tuần có đến đại lý Internet để chơi GO mấy lần?. a/ 1 – 3 lần b/ 4 – 6 lần c/ 7 – 9 lần d/ Nhiều hơn 10 lần . 2.. Thường đến đại lý internet ngày nào trong tuần để chơi?. a/ Ngày nghỉ b/ Ngày thường . 3.. Thường đến đại lý internet vào thời gian nào trong ngày để chơi GO?. a/ 8 – 11 giờ b/ 12 – 13 giờ c/ 14 – 17 giờ d/ 18 – 21 giờ e/ 22 – 24 giờ .. - Page 12 -.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> 4.. Thời gian trung bình cho một lần chơi GO:. a/ 1 giờ b/ 2 – 3 giờ c/ 4 – 5 giờ d/ 6 – 7 giờ e/ 8 – 9 giờ f/ 10 giờ . 5.. Đã bắt đầu chơi GO được bao lâu:. a/ Vài tháng b/ 1 năm c/ 2 – 3 năm d/ 3 – 4 năm . 6.. Số tiền trung bình cho 1 lần GO (tính theo nghìn đồng):. a/ 1 – 2 nghìn b/ 3 – 5 nghìn c/ 6 -10 nghìn d/ 11 – 15 nghìn e/ 16 – 20 nghìn f/ Nhiều hơn 20 nghìn . 7.. Người cho tiền chơi GO tại đại lý internet là:. a/ Bố mẹ b/ Anh chị c/ Bạn bè d/ Nguồn khác: ……………………. 8.. Khi cho tiền bố mẹ có biết là em dùng tiền đó để chơi GO tại đại lý internet. không? a/ Có b/ Không . 9.. Địa điểm đại lý internet thường chơi GO:. a/ Gần nhà b/ Xa nhà c/ Gần trường d/ Xa trường e/ Có thể nêu rõ tên đại lý internet em thường đến chơi là: …………………………………. 10.. Khi tham gia các trò chơi GO có thấy chủ quán đại lý internet thường. xuyên kiêm tra, nhắc nhở nội dung đang chơi không? a/ Có b/ Không . 11.. Ở nhà có máy tính nối mạng không?. a/ Có b/ Không 12.. Nếu có thường chơi trò gì?. a/ GO b/ Xem phim tình cảm c/ Xem phim bạo lực d/ Một số GO ưa thích thường chơi như: …………………………………………………….. 13.. Nếu có thường chơi vao thời gian nào trong ngày?. a/ 8 – 11 giờ b/ 12 – 13 giờ c/ 14 – 17 giờ d/ 18 – 21 giờ e/ 22 – 24 giờ . 14.. Bản thân có biết các quy định của nhà trường về quản lý GO không?. a/ Có b/ Không .. - Page 13 -.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> 15.. Bản thân có thường bắt chước các hành động, hành vi của các nhân vật. trong GO không? a/ Có b/ Không . 16.. Loại hành động, hành vi thường bắt chước:. a/ Giao tiếp (như nói năng) b/ Hành động (như múa võ, hoạt động chân tay) c/ Luôn suy nghĩ trong trí nhớ: + Nghĩ trong lúc rãnh rỗi + Nghĩ trước khi ngủ + Nghĩ trong khi ngồi trong lớp học +Nghĩ trong mọi lúc, lúc nào cũng có trong đầu . 17.. Có thường xuyên trao đổi về nội dung các trò chơi GO đang chơi với:. a/ Bạn bè: Có Không b/ Cha mẹ; Có Không 18.. Chỉ nghỉ chơi GO khi:. a/ Hết tiền thuê máy b/ Hết thời gian bố mẹ cho phép c/ Hết thời gian phục vụ của đại lý d/ Lý do khác (ghi cụ thể): ……………………………………………………. 19.. Cảm giác sau mỗi lần chơi:. a/ Thoải mái, vui vẻ b/ Mệt mỏi, lo lắng c/ Lo sợ ba mẹ bắt gặp và trách mắng d/ Không có cảm giác gì? e/ Một cảm giác khác: ………………………………………………………… Chân thành cảm ơn các em đã hợp tác!. BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHƠI GO - Page 14 -.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Lớp Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 Tổng cộng. Tổng số 133 146 142 130 551. Có chơi GO. Thường xuyên chơi. 105 114 116 107 442. GO 14 21 08 09 52. Nghiện. Không. GO. chơi GO. 06 05 06 04 21. 08 06 12 10 36. CHƯƠNG III CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ HIỆN TƯỢNG HỌC SINH BỎ HỌC CHƠI GAME CẤP THCS - Page 15 -.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> 3.1. Các biện pháp tác động từ nhà trường 3.1.1. Đầu năm nhà trường có tổ chức các buổi tọa đàm ngoài trời (khối 7 và 9: buổi sáng; khối 6 và 8: buổi chiều) về GO bằng các hình thức tự tìm hiểu và trao đổi.. Buổi tọa đàm ngoài trời toàn trường về hiện tượng chơi GO Trong buổi tọa đàm có rất nhiều câu hỏi các em đặt ra và các bạn cùng nhau tham gia trả lời. Cụ thể: -. Bạn Phan Văn Đạt Em lớp 7A4 có nêu: “Các bạn có biết có rất nhiều. bạn không đến lớp nguyên nhân chủ yếu là gì không?”. Câu hỏi này được rất nhiều bạn giơ tay trả lời trong đó có bạn Nguyễn Thị Yến Nhi lớp 9A3 trả lời: “Có rất nhiều nguyên nhân làm các bạn không đến lớp nhưng nguyên nhân nhiều như hiện nay là chơi GO ở các đại lý gần trường học”. - Page 16 -.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> -. Bạn Phạm Phương Tuấn lớp 8A4 đến với buổi tọa đàm bằng một câu. chuyện về nguyên nhân nghỉ học đẩy bạn trong trường mình đến với GO: Có lần bạn ấy đã thú thật là bạn ấy luôn bị đối xử khá tệ ở trường, không ai muốn chơi với bạn ấy vì bạn ấy học quá tệ nên thầy cô hay la rầy bạn ấy thậm chí không chú ý đến và hay bị bạn bè bắt nạt. Chán nán cậu theo một số bạn khác tìm đến GO chỉ để không đến trường gặp thầy cô và bạn bè nơi tất cả chẳng ai muốn gặp bạn ấy. Càng chơi càng thích vì chỉ khi chìm đắm vào thế giới ảo với những trò chơi hấp dẫn, biến hóa, bạn ấy mới có cảm giác tự do tự tại, có thể trở thành người mà bạn ấy muốn và làm chuyện mà cậu thích làm. Bạn ấy có thể “giết” bất cứ đối thủ nào nên được các game thủ khác nể sợ và tôn sùng. Trong thế giới ảo, thay vì bạn bè xa lánh hoặc bắt nạt thì ngược lại có nhiều fan hâm mộ và có thể ra oai với bất kì ai. Thật thú vị. Và bạn Tuấn đã gửi đến buổi tọa đàm với lời nhắn gửi: “Đừng xa lánh hay kì thị các bạn của mình khi học cùng trường dù bạn mình có nhiều khuyết điểm đến đâu. Hãy cùng mình kéo các bạn ấy về cuộc sống thật với sự thân ái, chia sẻ chần thành”… - Bạn Nguyễn Trung Vĩ và bạn Nguyễn Hồng Nhân lớp 9A4 gửi đến buổi tọa đàm bằng một câu chuyện thật có ý nghĩa được các bạn sưu tầm. Qua câu chuyện các em mang đến chúng ta thấy rằng con đường nghiện GO và cai nghiện GO là một vấn nạn của học đường mà chúng ta phải quan tâm thật nhiều. Bạn Vĩ đã kể lại câu chuyện bằng hình thức đóng vai nhân vật:"...Xin chào tất cả mọi người! Tôi chưa bao giờ đủ can đảm để ngồi viết một bức email dài như thế này về câu chuyện của mình. Lý do thì có rất nhiều, tôi không muốn nhắc lại nó, không muốn nhắc lại quãng thời gian đen tối của cuộc đời mình. Tôi xấu hổ. Phải rồi, bạn cứ thử đắm chìm trong một thứ nào đấy mà đánh mất cuộc sống của chính mình xem. Nó tồi tệ như thể nghiện ma túy, thuốc phiện, mà thậm chí còn tồi tệ hơn, khi bạn ý thức được cái mà bạn đang nghiện nó không bị lên án mạnh mẽ - Page 17 -.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> như những chất độc kia và thế là bạn cứ chủ quan chìm dần, chìm dần cùng nó, đến lúc tỉnh lại thì nhìn thấy mình đơn độc giữa cả một biển cả đen đặc và không có lối về. Tôi đã đánh mất quá nhiều để rồi nhận ra mình sắp chìm nghỉm giữa biển cả đen đặc. Tôi nói tất cả những điều lằng nhằng trên không phải chỉ để nhấn mạnh những gì người nghiện game gặp phải, đây thật sự là những cảm xúc thật của tôi. Đã có thời gian tôi tưởng như đánh mất tất cả vào game. Thế nhưng, may mắn thay, trong giờ phút cay đắng nhất, khi tất cả tưởng chừng như đã quá muộn, gia đình, bạn bè, những người tôi yêu thương và tin tưởng đã giang rộng cánh tay, như chiếc hải đăng kéo tôi về phía ánh sáng. Để bây giờ, tôi ngồi đây, và viết lại những gì mình từng trải qua, để chia sẻ với các bạn về quãng thời gian đấy, và mong rằng, những ai như tôi, sẽ có đủ can đảm để tìm đường về với cuộc sống. Hồi đó, tôi là một cậu học sinh trung học cơ sở, học không giỏi những cũng thuộc hàng tiếp thu được, không chăm ngoan nhưng cũng không bị liệt vào thành phần cá biệt. Nói chung là tôi bình thường như mọi học sinh bình thường khác. Năm sau tôi sẽ thi đại học, bố mẹ muốn tôi thi một trường vừa sức về kinh doanh, để khi ra trường sẽ thay bố mẹ chèo chống cửa hàng điện máy nhỏ của gia đình. Nhẽ ra mọi thứ sẽ suôn sẻ như những gì bố mẹ mong muốn ở tôi, nếu như hôm đó tôi không nghe theo lời Tuấn, thằng bạn thân ngồi cạnh, làm quen với DotA. Phải rồi, một thằng con trai như tôi lúc đó, đã hoàn toàn bị trò chơi đầy cuốn hút này mê hoặc ngay từ lần đầu tiên thử chơi. Tất cả mọi thứ, sự lúng túng, dồn dập, những bất ngờ, rồi những pha kill đầu tiên khiến tôi phấn khích lạ lùng. Tôi thích nó, tôi muốn chơi nó thật nhiều. Cứ chơi xong một trận là tôi lại chỉ muốn chơi tiếp 1 trận mới thật nhanh, tôi muốn sửa lại sai lầm của trận trước, tôi muốn chơi tốt hơn. Có quá nhiều hero để chọn và tôi thì quá phấn chấn chỉ muốn chơi hết bọn chúng trong một buổi. Bọn nó cứ chửi tôi "chơi ngu", tôi càng cay cú và muốn - Page 18 -.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> chơi tiếp. Tôi không ngờ rằng, kể từ cái ngày hôm đấy, tôi đã lao vào vòng xoáy của những kẻ nghiện game lúc nào mà không hay. Tôi đã bị cuốn hút bởi những hero kỳ diệu lúc nào không hay. Tôi cũng không chắc, tại sao nó lại xảy ra với tôi. Tôi từng thấy rất nhiều người chơi game, họ chơi rất tốt nhưng họ vẫn không bị nghiện. Và tôi đã không tin mình đã nghiện game. Với tôi lúc đó, nghiện game là một cụm từ xa xôi lắm. Nó chỉ những kẻ dành hàng giờ trên PC, ăn uống cũng ở trên PC, không tắm trong nhiều ngày và đầy những nguy cơ ngã gục trên bàn phím bất cứ lúc nào. Nhưng tôi đã không nhận ra, tôi chẳng khác họ là bao. Điểm khác biệt duy nhất là tôi vẫn tắm hàng ngày và vẫn xuống ăn cơm cùng bố mẹ mỗi tối, vẫn cố đi học một vài buổi trong tuần. Nhưng thực chất, đầu óc tôi lúc đó chỉ nghĩ đến DotA. Vài tháng khi tình trạng tưởng-như-bình-thường đó diễn ra, tôi trở thành một con nghiện game đúng nghĩa. Tôi giam mình trong phòng hàng giờ để chơi game và chỉ bước ra để đi vệ sinh và đi học. Tôi cũng không nhớ một tuần mình tắm bao nhiêu lần, cũng không nhớ mùi vị của bữa cơm gia đình như thế nào nữa. Thậm chí có lúc tôi quên mất mình vẫn còn bố mẹ đang ở cùng 1 mái nhà. Đến trường, hầu như tôi chỉ ngồi phía cuối lớp, gục mặt xuống ngủ vùi. Tôi dần trở thành 1 thằng "nerd" đúng nghĩa trong lớp. Cặp kính cận dày cộp, mái tóc bù xù bết lại toàn gàu vì thức đêm và người bốc mùi vì lười tắm, tính tình lầm lỳ chẳng nói chuyện với ai, bạn bè cũ cứ thế xa dần tôi, chỉ có những list friend trên Garena là ngày một đầy lên. Bạn bè ngoài đời ít dần đi, bạn bè trong game tăng dần lên. Sẽ đến một lúc nào đấy, bạn rồi cũng nhận ra. Chẳng ai tốt hơn bạn bè ngoài đời của mình. Họ sẽ ở bên bạn khi bạn cần họ nhất. Đã có lúc, 3h sáng, đêm lạnh căm, tôi tìm khắp friendlist, cầu mong tìm thấy một người bạn nào đó có thể ngồi nói chuyện 1 chút với tôi, thế nhưng, không ai cả. Các bạn biết đấy, những người bạn game đến với nhau vì game, nên họ cũng chẳng có nhu cầu gì khác ngoài chơi game với mình. - Page 19 -.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Cũng thi thoảng tôi gặp một vài người anh em thật sự, và họ chính là một trong những cánh tay cứu vớt tôi lên khi tôi ngập trong một vũng bùn lầy lội. À, còn bố mẹ. Bố mẹ đã rất bàng hoàng khi nghe cô giáo chủ nhiệm gọi điện về nhà vào tháng thứ 3 của học kỳ 1, năm tôi lớp 9. Cô giáo thông báo về việc tôi nghỉ học 1 tháng liền, về tình trạng đến lớp là ngủ gật, và cái bảng điểm giữa kỳ mà tôi đã giấu nhẹm đi. Bố gần như điên lên, ông không thể chấp nhận việc thằng con trai duy nhất lại tụt dốc như thế ngay trong cái năm quan trọng nhất của đời học sinh này. Mẹ tôi ôm mặt khóc rất nhiều, đôi mắt ánh lên nỗi lo lắng bản năng của người mẹ. Còn tôi lúc đó, tôi rất sợ. Tôi sợ bố với cơn giận lôi đình của ông, tôi sợ những giọt nước mắt của mẹ. Và trong tôi dấy lên một sự ân hận khủng khiếp. Phải rồi, tôi phải thay đổi. Vì bố, vì mẹ, vì tương lai của chính tôi. 1 tháng sau, những tưởng cuộc sống bình thường đã quay lại với tôi. Bố tin tưởng để máy tính lại trong phòng cho tôi học tập. Tôi cũng không muốn làm bố thất vọng nên nhất quyết xóa War đi. Bố đưa tôi đi, đón tôi về vào buổi trưa, rồi chiều lại đưa tôi đi học thêm tiếp. Tôi quay lại trường học và cố nhồi nhét những thứ mình đã bỏ lỡ. Lẽ ra mọi thứ vẫn sẽ yên bình như vậy nếu không có một ngày bố mẹ về quê, và để tôi ở nhà một mình. Một lần nữa, tôi quay lại với game trong sự ngu ngốc và đắm đuối. Hôm đó, lẽ dĩ nhiên là tôi sẽ ngồi học bài cả ngày rồi đi đá bóng với thằng bạn cùng xóm. Nhưng ma xui quỷ khiến thế nào, thằng Tuấn lại đến nhà mượn sách. Một lần nữa, nó lại rủ tôi ra hàng DotA. Tôi đã nhất quyết từ chối, tôi muốn tránh xa những con hero cám dỗ ấy. Nhưng có lẽ, lời thuyết phục của nó cùng suy nghĩ rất đơn giản của tôi: "Chỉ chơi thêm 1 lần có sao đâu", đã khiến tôi phải trả giá đắt cho cả một năm sau đó. Lại tiếp tục những chuỗi ngày đắm chìm trong thế giới với 3 lane, 1 dòng sông ở giữa. Bố đưa đến trường, tôi đợi bố về rồi trốn ngay ra hàng điện tử. Rồi chiều tôi cố gắng căn giờ chạy ù đến cổng trường đợi bố. Những - Page 20 -.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> tiết có cô chủ nhiệm dạy, tôi trèo tường trốn vào lớp. Rút kinh nghiệm từ lần trước, tôi hầu như không trốn học chính, chỉ trốn vào tiết học thêm. Và tôi cũng ko đăng ký học thêm nữa, lấy tiền học để đốt vào hàng game. Tôi vẫn cố tỏ ra là một đứa con ngoan khi vẫn xuống ăn cơm, trò chuyện với bố mẹ. Nhưng ngoài thời gian đấy ra thì tôi chỉ giam mình trong phòng với chiếc PC và DotA. Chuyện gì đến cũng phải đến, một bảng điểm tồi tệ vào cuối học kỳ 2 được đặt vào tận tay bố trong buổi họp phụ huynh cuối kỳ. Hoảng hốt vì việc thằng con quý hóa đã ngừng học thêm từ cách đó vài tháng, những dấu đỏ vì 0,1 chi chít. Tháng 7, tháng thi tuyển vào lớp 10 thì càng lúc càng đến gần. Bố tá hỏa mang tờ bảng điểm về nhà, ném vào mặt tôi. Quãng thời gian sau đó, hẳn các bạn cũng biết. Tôi gần như bị giam trong nhà. Máy tính bị đem đi. Tôi gần như phát điên. Thật quá đáng! Tại sao lại bắt tôi xa rời niềm đam mê của mình. Người ta bảo sống là để tận hưởng niềm vui. Tại sao khi tôi tìm được niềm vui đích thực lại cướp nó đi của tôi. Thế nhưng, lại một lần nữa, những giọt nước mắt lo lắng của mẹ lại là lý do khiến tôi tỉnh ngộ. Tôi cố gắng một lần nữa, đặt tay vào bút sách, với hy vọng cứu vãn lại tất cả trước khi quá muộn. Vì mẹ, tôi quyết tâm làm lại tất cả. 1 tháng, một khoảng thời gian quá ngắn để làm lại tất cả từ đầu. Tôi không được xét tuyển vào lớp 10! Tôi giam mình trong phòng hàng tuần liền. Tôi hầu như không ăn uống gì mấy. Đôi lúc tôi khóc, đôi lúc tôi chỉ ngồi thẫn thờ nhìn về một phía. Tôi thất vọng về chính mình. Một lần nữa cha mẹ lại an ủi, động viên và làm mọi cách để đưa tôi về với cuộc sống thật. Tôi không cần biết sẽ có bao nhiêu khó khăn, tôi chỉ muốn cố gắng ngay lúc này. Lúc đó, trong đầu tôi, chỉ tồn tại duy nhất một ý nghĩ. Tôi không cần biết tôi sẽ phải làm những gì, tôi không cần biết tôi sẽ gặp phải những gì, tôi chỉ muốn cố gắng, ngay ở giây phút đấy. Tôi chỉ muốn làm tất cả mọi thứ để quay lại cuộc - Page 21 -.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> sống trước đây, để cố gắng làm lại cuộc đời mình. Tôi muốn học và thi lại, phải rồi. Tôi sẽ cố gắng gấp đôi, gấp 3 học sinh bình thường để cứu vớt chính bản thân mình. Tôi muốn mẹ không còn phải khóc, bố không phải thức đêm bạc trắng đầu để lo nghĩ về mình nữa. Một cơ hội cuối cùng trong cuộc đời, tôi bật khóc, tôi muốn làm lại từ đầu. Chuỗi ngày sau đó, tôi cắm đầu vào học hành. Sáng tôi thức dậy sớm tập thể dục, ăn sáng, rồi ngồi vào bàn học đến trưa, ăn trưa, lại học đến chiều, giải lao một chút bằng cách xem tivi, đọc sách, hay đi chạy bộ, đá bóng, rồi về nhà ăn tối và học đến 12h đêm. Tôi cứ như vậy cho đến ngày thi, và lần này, cảm giác tuyệt vọng đã không còn”. Và bạn Nhân đã gửi lại lời nhắn: Các bạn à, các bạn đừng nghĩ mình còn trẻ, mình còn nhiều thời gian mà tự buông thả mình trong những thú vui tưởng chừng như vô hại. Nó sẽ giết chết con người bên trong bạn, biến bạn thành một kẻ vô tích sự trong mắt xã hội. Tôi tin là không ai trong chúng ta muốn vậy. Tôi mong các bạn đọc câu chuyện của tôi - một con người đã đắm chìm vào nó và tưởng như sẽ mất tất cả, sẽ rút ra được một chút nào đấy câu trả lời cho mình. Yêu game, nhưng đừng thành nô lệ của nó. Cuộc sống, còn rất nhiều thứ đang đón chờ bạn ngoài chiếc máy tính và một thế giới ảo đấy. 3.1.2. GVCN hướng dẫn học sinh sử dụng GO một cách có hiệu quả vào tiết SHCN bằng hình thức đưa các hình thức để học sinh lựa chọn và phân tích. Không thể ngăn cấm một cách tuyệt đối các em đến với GO vì chúng ta đều biết rằng bản thân GO không hề xấu mà tất cả đều phụ thuộc vào bản thân người sử dụng nó. Chính vì thế, chúng ta cần hướng dẫn các em sử dụng GO một cách có hiệu quả. Sau đây là một vài cách khi sử dụng GO mà ngay từ đầu năm học tôi đã sinh hoạt đến tất cả GVCN và đề nghị GVCN đưa vào tiết sinh hoạt hàng tuần để hướng dẫn các em sử dụng GO một cách có hiệu quả với hình thức phân tích và làm rõ từng câu hỏi trong các trường hợp sau: - Page 22 -.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> Buổi sinh hoạt chủ nhiệm bàn về cách sử dụng GO có hiệu quả. a.. Mục đích các em chơi game?. GV chốt lại: Phải nhận thức rõ GO chỉ là giải trí. Nhận thức rõ điều này sẽ giúp các em biết dừng lại theo ý muốn. b.. Học để làm gì sau này?. GV chốt lại: Có được mục tiêu chính đáng các em sẽ không rơi vào trạng thái chơi game mà quên mất nhiệm vụ của bản thân. c.. Thời gian nào trong ngày dành chơi GO? và thời gian chơi là. bao lâu? GV chốt lại: Các em nên sắp xếp thời gian dành cho GO sau khi đã hoàn tất các công việc học tập cho ngày hôm sau và chơi khoảng 30 phút thì nên dừng lại tập vài động tác nhỏ, và uống nước để thư giãn mắt và toàn thân. Và các em cũng nên tự đặt phần thưởng dành cho mình: Hôm nào được điểm 9, 10 thì tự thưởng cho mình được phép chơi thêm 15 phút, hoặc nếu hôm nào chỉ đạt 7, 8 điểm thì chỉ được chơi 15 phút và nếu điểm kém thì phạt không được phép chơi GO. - Page 23 -.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> d.. Các em thường chơi trò GO nào?. GV chốt lại: Chúng ta nên chơi các trò chơi phù hợp với lứa tuổi của mình. Một số game thích hợp với các em mà lại giúp chúng ta có thêm kiến thức phục vụ cho việc học tập cho chúng ta như: Zingdance, Bomb, Guny, Thuận thiên kiếm (dành cho lứa tuổi từ 14)… Và các em nên tránh xa một số trò chơi mang tính bạo lực vì khi tham gia làm đầu óc chúng ta mệt mỏi hơn: Võ lâm truyền kỳ, Đột kích, Thiên long bát bộ,… e.. Khi chơi GO các em có cho gia đình biết không? Thái độ của. gia đình ra sao khi biết các em chơi GO? GV chốt lại: Khi dành thời giam cho GO các em nên xin phép gia đình và về đúng giờ xin phép để tạo thói quen và lòng tin với gia đình. Từ đó sẽ hạn chế dần sự căng thẳng khi các em chơi một cách lén lút thiếu sự cảm thông của gia đình rồi dẫn đến bất hòa. Đây cũng là một nguyên nhân đưa các em đến với GO một cách sa đà. f.. Khi gặp các vấn đề không hài lòng trong cuộc sống: bạn bè. giân nhau, bố mẹ trách mắng không đúng, học tập chưa tốt… các em thường chia sẻ với ai? GV: Khi gặp các vấn đề không hài lòng các em hãy tìm những lớn mà các em tin tưởng nếu không ngại hãy tìm đến cô thầy chủ nhiệm sẽ giúp các em có cách giải quyết tốt nhất. Và ngoài ra trường mình còn có một hộp thư thân thiện. Hộp thư này sẽ được BGH và thầy TPT trực tiếp quản lý và sẽ trả lời mọi vấn đề khó khăn, những mâu thuẫn không bày tỏ cùng ai. Đừng ngại bày tỏ những cảm xúc trong lòng các em nhé, hãy xem trường học là ngôi nhà thứ hai và thầy cô, bạn bè là những người thân yêu nhất. g.. Các em còn giải trí với các hoạt động nào khác ngoài GO?. - Page 24 -.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> GV: Ngoài GO chúng ta còn rất nhiều hình thức giải trí khác như: đọc báo, xem truyện, chơi thể thao, …Tất cả cũng phải kết hợp thời gian hài hòa với thời gian học tập. Sau buổi thảo luận GVCN phát phiếu thu hoạch cho học sinh. Với phiếu phát biểu cảm nghĩ trên, nhà trường chúng tôi nhận được kết quả hết s ức kh ả quan. Ph ần đ ại đa s ố trong đó có những em từng là có biểu hiện nghiện GO đều nắm được những cách để sử dụng GO một cách có hiệu quả: sau khi học bài xong chơi khoảng 15 phút thì d ừng l ại t ập vài đ ộng tác, uống nước, … và thời giam chơi không quá 30 phút. Chỉ chơi những trò phù hợp với lứa tuổi. Kết hợp tập thể dục và đam mê các sở thích khác như đọc sách, du l ịch,… Và c ũng th ật đ1ng m ừng khi các em đều biết rất rõ tác hại của GO khi nghiện. PHIẾU PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ. - Các em hãy trình bày cảm nghĩ của mình về sử dụng GO một cách có hiệu quả? …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. - Các em hãy trình bày sự hiểu biết của mình về tác hại của nghiện GO. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. 3.1.3. Thành lập các đội Cờ đỏ của từng lớp quản lý việc nghỉ học chơi GO của học sinh trong lớp: Đội Cờ đỏ này nên chọn những học sinh có địa bàn trong phạm vi gần những tiệm net. Đội này có nhiệm vụ: -. Để ý và ghi tên các bạn thường xuyên lui đến tiệm net.. - Page 25 -.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> -. Trong các buổi học ghi tên các bạn vắng mặt cùng lý do vắng mặt.. Nếu biết bạn nào vắng mặt vì lý do chơi GO thì phải báo ngay với GVCN để có biện pháp nhắc nhở và thông báo kịp thời về gia đình. -. Liên hệ với các thành viên khác trong lớp nếu có phát hiện các bạn. bỏ học chơi GO thì sẽ mật báo với GVCN để có biện pháp khắc phục kịp thời và đồng thời khen thưởng cho cá nhân thông báo bằng cách cộng thêm điểm thi đua cho tổ. -. Đội tự quản tham gia xây dựng phong trào cùng nhau đến trường và. cùng nhau về theo phương châm “Đi đến nơi về đến chốn”: GVCN phân công các thành viên của Đội lập nhóm bạn đi học dành cho các em thường xuyên vắng mặt chơi GO. Nhóm bạn đi chung này có nhiệm vụ quản lý việc đến lớp thường xuyên của bạn không để rơi vào trường hợp đúng giờ đi học hết giờ về nhưng lại không đến lớp.. Đại hội liên đội bàn về việc thành lập đội cờ đỏ các lớp quản lý học sinh bỏ học chơi GO trong nhà trường 3.1.4. Hướng dẫn các em sử dụng hộp thư thân thiện của nhà trường và thường xuyên trả lời các vấn đề của học sinh bày tỏ thông qua hộp thư thân thiện. Khi các em có một vấn đề bức xúc không tìm được nơi bày tỏ và dẫn dắt kíp thời các em sẽ rơi vào tình trạng bế tắc, chán nản, bỏ bê việc học và tìm thú vui vơi - Page 26 -.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> GO. Từ những trường hợp này lại là những nguyên nhân chính dẫn đến việc nghỉ học và lệ thuộc vào GO một cách vô ý thức. Đồng thời nhà trường có tổ chức các buổi chuyên đề lồng nghép KNS vào các môn học nhằm mục đích rèn các em có một số KNS: -. KN ra quyết định và từ chối.. -. KN chống lại các tiêu cực từ người khác.. -. KN kiềm chế cảm xúc. -. KN ứng phó với căng thẳng…. 3.1.5. Kích thích sự hứng thú học tập của các em thông qua việc lồng ghép các trò chơi vào các môn học đồng thời tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh lôi kéo các em tham gia. Hội thảo đổi mới phương pháp dạy học. - Page 27 -.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> Học sinh tham gia vào các trò chơi do nhà trường tổ chức trong ngày lễ khai giảng 3.1.6. Mỗi tháng kết hợp phát sổ liên lạc với phiếu thông báo về tình trạng có mặt, vắng mặt của học sinh:. PHIẾU THÔNG BÁO HÀNG THÁNG Họ và tên học sinh: ……………………………………… Lớp: ………………… GVCN: …………………………………………………………………………… Nhận xét về việc có mặt (vắng mặt): …………………………………………….. Nguyên nhân: …………………………………………………………………….. Chữ ký GVCN Chữ ký PHHS. 3.2. Tác động từ gia đình. - Page 28 -.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> Thông qua buổi họp PHHS, GVCN trao đổi với PHHS một số vấn đề quản lý việc học tập của các em làm hạn chế nguy cơ bỏ học chơi GO: -. Kiểm tra lịch học của các em, nắm tâm tư tình cảm của các em.. -. Động viên các em hoàn thành các công việc học tập trên lớp, khuyến. khích các em thành thật khi xin phép ra ngoài chơi để biết các em ra ngoài làm gì? Chơi gì? Và đi với ai? Đừng quá khắt khe sẽ dẫn đến tình trạng nói dối ở các em. -. Gia đình là một nhân tố quan trọng trong việc nên hay hư ở các em,. dù mang suy nghĩ cho tiền con ăn học là đủ cũng như đừng có tư tưởng giao phó cho nhà trường. Cần hiểu rằng gia đình là nòng cốt, gia đình và xã hội là hổ trợ quản lý và giáo dục các em. -. Dù cuộc sống phải lo toan tiền bạc cũng dành thời gian cho các em. để chia sẻ, nắm tâm tư tình cảm và nguyện vọng của các em để kịp thời giải đáp các vướng mắc trong tâm sinh lý của các em để các em không cảm thấy hụt hẫng, không tìm ra lối thoát và lao vào tìm niềm vui với thế giới ảo. -. Gia đình nên quản lý việc tiêu tiền của các em.. -. Liên lạc thường xuyên với nhà trường thông qua các phiếu thông báo. hàng tháng về tình trạng đến trường của các em để tránh tình trạng các em ký thay chữ ký. 3.3. Tác động từ xã hội Kết hợp với UBND xã An Bình để tổ chức “buổi ký kết vì một nhà trường không có học sinh bỏ học vì GO” - Vận động, tuyên truyền đến các đại lý internet quy định của pháp luật: Điều 19 Nghị định 75/2010/NĐ – CP về quy định sử phạt vi phạm hành chánh trong hoạt động văn hóa: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các hành vi kinh doanh và các trò chơi điện tử ở địa điểm cách phạm vi trường học dưới 200m hoặc quá 22h đêm đến 8h sáng” - Page 29 -.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> Điều 14 của pháp luật quy định đối với thời gian hoạt động các đại lý internet và người chơi: + Đối với các đại lý internet: Chỉ cho phép người chơi trò chơi trực tuyến từ 8h sáng đến 22h đêm mỗi ngày. Không cho phép người chơi từ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi tham gia các trò chơi trực tuyến từ 8h đến 17h hàng ngày. + Đối với người chơi: Thời gian chơi của mỗi người chơi trong một ngày đối với mỗi trò chơi không được vượt quá 180 phút đối với các trò chơi không ưu tiên và không quá 300 phút đối với các trò chơi ưu tiên. -. Các đại lý internet tự nguyện đăng ký tiếp tay cùng nhà trường, gia. đình và xã hội tham gia “buổi ký kết vì một nhà trường không có học sinh bỏ học vì GO” BẢNG KÝ KẾT VÌ MỘT NHÀ TRƯỜNG KHÔNG CÓ HỌC SINH BỎ HỌC VÌ GO STT 1 2 3 4. Họ và tên chủ đại lý. Tên đại lý. internet Nguyễn Thành Phước Nguyễn Thành Phước Trần Minh Quân Phạm Thanh Hiền. internet Thành Phước 068 Hiển Thuận Hiền. Địa chỉ. Ký tên. Xã An Bình Xã An Bình Xã An Bình Xã An Bình. KẾT QUẢ, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết quả đạt được khi thực hiện đề tài Lớp. Tổng số. Có chơi. Thường. - Page 30 -. Nghiện. Không.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> GO Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 Tổng cộng. 133 146 142 130 551. xuyên chơi. 119 137 124 67 447. GO 04 03 05 0 12. GO. chơi GO. 2 0 01 0 03. 08 06 12 63 89. 2. Cách sử dụng đề tài -. Đầu năm với cương vị một lãnh đạo tôi phát dộng phong trào “Nói. không với GO” -. Lập phiếu phỏng vấn điều tra và nắm tính hình chơi GO trong trường. và thông báo đến GVCN lớp có học sinh nghiện GO để lưu ý. -. Tổ chức buổi hội thảo ngoài trời thông qua HĐNGLL ở các khối. sáng, chiều về nội dung tác hại nghiện GO. -. Đề nghị GVCN tổ chức buổi giáo dục vào giờ sinh hoạt lớp về vấn. đề hướng dẫn sử dụng GO một cách có hiệu quả. Xây dựng chương trình hành động và giám sát các trường hợp nghỉ học thường xuyên vì GO để từ đó sử dụng các biện pháp thích hợp mà tác động. -. Nhà trường tổ chức các buổi nói chuyện với PHHS về giáo dục các. em ngoài giờ đến trường. - Kết hợp với xã hội tổ chức các buổi thông báo các quy định của pháp luật về GO đến các đại lý mở internet và khuyến khích các đại lý ký kết quản lý các em khi tham gia GO. 3. Kết luận Nói tóm lại, để có một môi trường GD không có hiện tượng bỏ học vì GO thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ đầy hiểu biết giữa nhà trường – gia đình – xả hội. Ba nền tảng đó quyết định sự thành công hay thất bại trong việc giáo dục thế - Page 31 -.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> hệ trẻ trong thời đại CNTT. Về phía nhà trường cần phải tăng cường phát huy việc lấy mục tiêu dạy học kết hợp với giáo dục là nhiệm vụ xuyên suốt. Về phía gia đình cần chú trọng xây dưng một môi trường giáo dục lành mạnh, hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi thanh thiếu niên để làm nền tảng vững chắc cho các em tiếp bước vào môi trường xung quanh đầy cạm bẫy, đừng giao phó trách nhiệm cho nhà trường một cách không trách nhiệm. Còn về phía xã hội hãy cùng chung tay với nhà trường và gia đình cho các em một môi trường an toàn với tất cả mọi trách nhiệm lớn lao mà suy nghĩ và đôi chân các em chưa đủ sức vượt qua những cản trở bị che đậy bởi những điều tưởng như êm ái và ngọt ngào như GO. Với sự nổ lực và phối hợp chặt chẽ tôi tin tưởng rằng một ngày không xa chúng tôi những người đứng trong đội ngũ những nhà GD sẽ mạnh dạn và tự tin nói lớn rằng: “Chúng tôi đã thành công trong việc đề ra các biện pháp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học vì GO” Và một ngày không xa trong vòng kết nối chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội sẽ tự hào khi không còn bất kỳ tình trạng nào bỏ học vì GO. Và ngày ngày đến trường chúng tôi chú trọng việc dạy học một cách tích cực và đầy hứng thú để các em thấy rằng “Mỗi ngày đến trường là niềm vui” một cách thực sự kết hợp với phương châm “Một môi trường GD không còn có hiện tượng bỏ học chơi GO”. Hãy cùng chúng tôi nói không với hiện tượng nghiện GO trong nhà trường. 4. Ý kiến đề xuất - Đề tài cần thực hiện xuyên suốt, lâu dài với sự phối hợp chặt chẽ và tương hỗ lẫn nhau giữa nhà trường – gia đình – xã hội. - Chúng tôi khi thực hiện đề tài đã có nhiều cố gắng tiếp cận vấn đề với nhiều hình thức, dù vậy cũng không tránh khỏi những hạn chế. Kính mong quý đồng nghiệp, cán bộ quản lý giáo dục góp ý bổ sung để đề tài chúng tôi đáp ứng yêu cầu thực tế và nhân rộng trên các trường trong toàn huyện. - Page 32 -.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo kinh tế Sài Gòn: Số 17 – 2009 (957) Ngày 16/04/2009. 2. Cơ sở tâm lý học thần kinh - NXB Giáo Dục 2003A. R Luria NXB đại học Quốc gia Hà Nội - 2007,Đặng Bá Lâm - Weiss Bahr( chủ biên) 3. Game Online Addiction Test. Dương Cao Minh dịch. - Page 33 -.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> 4. Giáo dục,Tâm lý và sức khoẻ tâm thần trẻ em Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên ngành (Education, psychology ardmental health proplems of vietnamese children - theoretical and applied interdisciplinary research) 5. Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB đại học sư phạm. Nguyễn Kế Hào (chủ biên) 6. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB đại học Quốc gia Hà Nội. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng. 7. Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB Đại học sư phạm 2008, Nguyễn XuânThức (chủ biên) 8. Internet Addiction test (IAT) - Dương Cao Minh dịch 9. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý, NXB khoa học xã hội - 2005, GS.TS Dương Thiệu Tống. 10. Tin học ứng dụng - tập 1, NXB Đại học sư phạm năm 2005. TS Nguyến Tân Ân. 11.Tin học đại cương - Đại học bách khoa Đà Năng, TS Mai Hộ 12. Tổng quan về nghiện Internet: Tamlyhoctrilieu.com.vn - Bác sĩ Nguyễn Văn Khuê dịch. 13. Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê - 1998). - Page 34 -.
<span class='text_page_counter'>(35)</span>