Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.04 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC. SBD:. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN: VẬT LÍ 12 Thời gian: 180 phút ( không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm 2 trang) Phòng:. Bài 1 ( 4 điểm) Một đoàn tàu khối lượng tổng cộng M=100 tấn đang chuyền động thẳng đều với vận tốc v0= 36 km/h trên đường sắt nằm ngang thì toa cuối của đoàn tàu có khối lượng m = 12 tấn bị tách ra khỏi đoàn tàu. Cho biết lực kéo của đầu tàu giữ nguyên không thay đổi. Tìm khoảng cách giữa toa cuối và phần còn lại của đoàn tàu sau 10s, và ngay khi toa cuối dừng lại. Biết hệ số ma sát lăn k = 0,08. Lấy g = 10m/s2 E1, r1. Bài 2 ( 4 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ: E1= 4,5 V, E2= 1,8V, r1=1, RA= 0.. A. B. a) Khi RAC= 0,45RAB thì ampe kế chỉ 0. Tính điện trở RAB. b) Mắc thêm điện trở R’= 2 song song với đoạn mạch chứa E2 và ampe kế. Tìm vị trí con chạy C để ampe kế chỉ 0.. C. A E2, r2. Bài 3 ( 2 điểm) Vật AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ cho ảnh ngược chiều gấp 2 lần vật. Dời vật dọc theo trục chính, ra xa thấu kính thêm 2cm thì ảnh dời 6 cm. Tính tiêu cự của thấu kính. Bài 4 ( 4 điểm) Hai vật M1 và M2 có khối lượng tương ứng là m1 = 500g và m2 = 100g được gắn vào lò xo L có độ cứng là K = 40N/m, trục của lò xo luôn giữ thẳng đứng (hình vẽ). Bỏ qua khối lượng của lò xo, lấy gia tốc trọng trường g = 10m/s2 a) Tính độ biến dạng của lò xo L khi hệ cân bằng.. M2 L. b) Từ vị trí cân bằng nhấn vật M2 xuống 2cm theo phương thẳng đứng rồi buông ra không vận tốc đầu thì thấy M2 dao động M1 điều hòa khi M1 vẫn nằm yên so với mặt đất. Chọn trục tọa độ Ox hướng theo phương thẳng đứng từ trên xuống, gốc tọa độ O là vị trí cân bằng của M2, gốc thời gian là lúc buông M2. Hãy viết phương trình dao động của M2. c) Tìm điều kiện đối với biên độ dao động của M2 để M1 luôn luôn nằm yên trong khi M2 dao động..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Bài 5 ( 2 điểm) Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau 8cm dao động cùng pha với tần số f = 20Hz. Tại điểm M trên mặt nước cách S 1, S2 lần lượt những khoảng d1 = 7cm, d2 = 3,25cm dao động với biên độ cực tiểu, giữa M và đường trung trực của S1S2 có hai dãy cực đại khác. a) Tính tốc độ truyền sóng trên mặt nước. b) Gọi N là một điểm trên mặt nước thuộc đường trung trực của đoạn thẳng S1S2 dao động ngược pha với hai nguồn. Tìm khoảng cách nhỏ nhất từ N đến đoạn thẳng nối S1S2. Bài 6 ( 4 điểm ) Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ, trong đó A là ampe kế nhiệt, điện trở R0 = 100, cuộn dây thuần cảm L0 , X là một hộp kín chứa hai trong ba phần tử (cuộn dây thuần cảm L, tụ điện C, điện trở thuần R) mắc nối tiếp. Bỏ qua điện trở của ampe kế, khóa K và dây nối. Đặt vào hai đầu M và N một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và có biểu thức uMN = 200 √ 2 cos2ft (V). K M. X. R0 P. L 0. A. N. 1. a) Với f = 50Hz, thì khi khóa K đóng ampe kế chỉ 1A. Tính độ tự cảm L 0 của cuộn dây . b) Khi khóa K ngắt, thay đổi tần số thì khi f = 50Hz, ampe kế chỉ giá trị cực đại và điện áp hai đầu hộp kín X lệch pha /2 so với điện áp hai điểm P và N. Hỏi hộp X chứa những phần tử nào ? Tính các giá trị của chúng. 2. Khóa K vẫn ngắt, thay đổi f thì thấy ampe kế chỉ cùng trị số khi f = f 1 hoặc f = f2. Biết f1 + f2 = 125Hz. Tính f1, f2 và số chỉ của ampe khi đó. -------------------- Hết ----------------------.
<span class='text_page_counter'>(3)</span>