Tải bản đầy đủ (.ppt) (47 trang)

Mot so bien phap day hoc van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.51 KB, 47 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chuyên đề MÔN TiẾNG ViỆT LỚP 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tên chuyên đề. Người thực hiện: Thái Thị Thân.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> I. Đặt vấn đề: Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà xã hội đều quan tâm, bởi vì “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Để ngày mai thế giới có những chủ nhân tốt, xã hội có những công dân tốt thì ngay từ hôm nay chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và phẩm chất đạo đức của con người để các em học lên lớp trên được dễ dàng..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đứa trẻ hôm nay và mai sau trở thành con người như thế nào tùy thuộc rất nhiều về giáo dục, đặc biệt là cấp tiểu học, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Hiện nay xã hội đang nói nhiều về giáo dục, về chất lượng học sinh, về học sinh ngồi nhầm lớp. Từ khi có cuộc vận động “Hai không” của Bộ trưởng Bộ giáo dục thì những người làm công tác giáo dục không khỏi suy nghĩ phải làm gì và làm cho thế nào để sản phẩm mình làm ra phải có chất lượng..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Chúng ta cần tìm ra giải pháp cụ thể để góp phần đưa chất lượng học sinh trong nhà trường ngày đạt cao hơn. Cấp tiểu học, khối lớp 1 là lớp rất quan trọng, nếu các em không đọc thông viết thạo thì các em thì các em làm toán cũng rất khó khăn và kể cả học các môn học khác cũng rất chậm. Như vậy các em theo học các lớp trên sẽ rất dễ bị hỏng kiến thức..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Với lớp 1 thì học sinh được rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết bắt đầu từ môn Tiếng Việt mà nhất là phần vần. Vì vậy, để dạy tốt phần vần lớp 1, tập thể giáo viên khối lớp 1 trong nhà trường cần có một số giải pháp để dạy tốt phần học vần lớp 1 cho học sinh..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> II. Thực trạng: Học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng, trong những năm gần đây các em được xã hội, nhà trường, gia đình quan tâm. Các em đến trường đúng độ tuổi, được qua mẫu giáo và đã bước đầu làm quen với chữ cái, được GV tận tình dạy dỗ vì thế chất lượng giáo dục lớp 1 đạt cao, HS khá, giỏi chiếm tỉ lệ lớn..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Qua phần thi giữa học kỳ I môn Tiếng Việt khối 1 năm học 2012-2013 có tổng số 90 em và được kiểm tra GKI là 87/35 em, kết quả đạt như sau: HSG: TV: 18/8 em, tỷ lệ 20,7%; Toán: 31/12 em, tỷ lệ 35,63%. •Khá :TV: 27/12em, tỷ lệ 31,03%. T: 35/15 em, tỷ lệ 40,23% •TB : TV: 16/6 em, tỷ lệ 18,39%. T: 11/4 em, tỷ lệ 12,64% •Yếu :TV:22/9 em, tỷ lệ 25,29%. T: 10/4 em, tỷ lệ 11,5% Tuy nhiên trong quá trình học tập vẫn còn một số em gặp khó khăn hạn chế như: Đọc sai, viết chính tả sai,....

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + Có một số H S phát âm chưa chuẩn mang nặng tiếng địa phương, phát âm nhầm lẫn giữa x và s, ch và tr, dấu hỏi và dấu ngã... + Học sinh học phần âm chưa chắc, mau quên nên khi học phần vần gặp nhiều khó khăn, không phân biệt được đâu là âm, đâu là vần, nhận biết vần chậm, ghéptiếng chậm , nắm cấu tạo vần không chắc nên hay nhầm lẫn vần này với vần kia. +Hiện nay vẫn còn một số em đọc, viết chậm so với chuẩn..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> III. Nguyên Nhân: Còn tồn tại một số thực trạng trên bởi các nguyên nhân sau: 1) Học sinh: + Học sinh lớp 1 còn quá nhỏ, từ hoạt động vui chơi là chính chuyển qua hoạt động h.tập nên các em chưa có ý thức trong học tập. Các em được cha mẹ nuông chiều nên các em thường làm theo những gì mình muốn..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> + Một số học sinh trí tuệ phát triển chậm, bị bệnh lý bẩm sinh học đâu quên đó, lười học, do hoàn cảnh gia đình... 2) Giáo viên: + Vận dụng phương pháp dạy và học chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh nên chất lượng chưa cao, một số giáo viên chưa nhiệt tình giúp đỡ HS yếu..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 3) Phụ huynh:. Phần lớn cha mẹ các em đi làm ăn xa, không quan tâm đến con em, khoán trắng cho GV, trong khi các em đang ở lứa tuổi rất cần sự quan tâm nhắc nhở của cha mẹ. Vì vậy những em gặp khó khăn về học thì càng khó khăn hơn..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> IV. Một số biện pháp nâng cao...: 1) Giảm thời gian luyện viết chữ trong phần dạy viết trong tiết học vần: Mục đích của phần dạy viết trong tiết học vần là giúp HS nắm cấu tạo chữ viết của vần hay tiếng tiêu biểu có chứa âm, vần đang học. Thế nhưng, hiện nay, GV thường dành thời gian cho HS tập viết vào vở trong tiết dạy Học vần (tiết 2), HS thiếu thời gian luyện đọc. Để có thời gian luyện tập kỹ năng giải mã và nhận diện từ cho HS, chỉ nên cho HS viết mẫu vài chữ hoặc 1-2 dòng tại lớp, sau đó cho tập viết ở nhà hoặc những thời gian còn thừa của buổi học hay trong giờ học buổi chiều (2 buổi/ngày) vì sau phần viết này HS còn có tiết học tập viết riêng..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> IV. Một số biện pháp nâng cao...: 2) Giảm phần luyện đọc phát âm nếu như. âm, vần đó hầu hết HS không gặp khó khăn, dành thời gian đánh vần, đọc trơn: Vì ở đây là HS Việt học tiếng Việt. Đến tuổi vào lớp 1, hầu hết các em đã có thể sử dụng đúng các âm, vần của tiếng mẹ đẻ trong khi nói. (Dĩ nhiên, ở đây cần loại trừ điều đòi hỏi HS mọi miền đều nói chính âm – tạm chấp nhận theo phương ngữ lớn) -. - Ví dụ: HS đã phát âm đúng e, c, o, am, ac,.....

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 2) Giảm phần luyện đọc phát âm nếu như âm, vần đó hầu hết HS không gặp khó khăn, dành thời gian đánh vần, đọc trơn: - Tuy nhiên, GV phải biết được đối tượng HS của lớp mình, địa phương mình âm, vần nào là HS dễ phát âm; âm vần nào HS phát âm khó hay nhầm lẫn mà dành thời gian luyện phát âm nhiều hay ít (GV phát âm theo chính âm hoặc phương ngữ lớn – phương ngữ miền Nam). - Dành nhiều thời gian cho HS đánh vần vần, đọc trơn: + Với những vần khó, GV phải đánh vần mẫu trước không nên để HS tự đánh vần sai rồi GV mới sửa thậm chí không sửa. + Đặc biệt đối với lớp có nhiều HS trung bình, yếu GV cần dành nhiều thời gian để HS đánh vần vần, đọc trơn hoặc đọc nhẩm kết hợp viết trên không các vần, tiếng đã học để giúp các em có thể hình dung ra cấu tạo chữ viết trong trí mình một cách rõ ràng..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 3) . Mạnh dạn cho HS đọc trơn:. Để đảm bảo tốc độ đọc cho HS theo chuẩn kiến thức kĩ năng, khi HS đã đánh vần tốt rồi nên rèn cho HS kĩ năng đọc trơn nhiều hơn, tránh trường hợp HS đã đọc được mà Gv yêu cầu HS khi đọc phải đánh vần suốt giai đoạn học vần..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 4) Sử dụng thật tốt phương pháp trực quan khi hướng dẫn học đọc cũng như viết: - HS phải được nghe rõ, nhìn thấy khuôn. miệng của GV khi Gv hướng dẫn HS phát âm, đọc,.. (GV phải lưu ý vị trí đứng của mình sao cho cả lớp thấy được khuôn miện của GV. - HS phải thấy được quy trình GV hướng dẫn viết chữ trên bảng lớp (GV không đứng che hết chữ khi hướng dẫn HS viết..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 5) Tăng cường hoạt động nhận diện âm vần đã học trong phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài học: a) HS có thẻ ghi âm, vần đã học, nghe GV đọc một dãy từ,. nếu nghe thấy tiếng mang âm, vần ấy thì giơ cao thẻ âm, vần đang có và đọc trơn tiếng ấy. Ví dụ 1: Dạy bài 41, kiểm tra bài cũ bài 40: iu, êu * Chuẩn bị: - HS có thẻ ghi vần iu, êu (HS có thẻ trắng, HS tự ghi vần iu, êu). - GV: thẻ từ ngữ: mếu máo, bĩu môi, kêu gào, thiu thối. • Cách thực hiện: - GV đọc các từ trên (mếu máo, bĩu môi, kêu gào, thiu thối). - HS nghe và chọn bảng giơ vần (iu hay êu) và đọc trơn tiếng có vần ấy (êu – mếu) (GV đính thẻ từ có vần iu, êu lên bảng cho Hs đọc)..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 5) Tăng cường hoạt động nhận diện âm vần đã học trong phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài học:. a) HS có thẻ ghi âm, vần đã học, nghe GV đọc một dãy từ, nếu nghe thấy tiếng mang âm, vần ấy thì giơ cao thẻ âm, vần đang có và đọc trơn tiếng ấy. Ví dụ 2: Củng cố bài vần iêu, yêu * Chuẩn bị: - HS có thẻ ghi vần iêu, yêu. - GV: thẻ từ ngữ: củ kiệu, yếu đuối, hủ tiếu, riêu cua, yểu điệu. • Cách thực hiện: - GV đọc các từ trên (củ kiệu, yếu đuối, hủ tiếu,....). - HS nghe và chọn bảng giơ vần (iêu hay yêu) và đọc trơn tiếng có vần ấy (iêu – kiệu) (GV đính thẻ từ có vần iêu, yêu lên bảng cho Hs đọc)..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 5) Tăng cường hoạt động nhận diện âm vần đã học trong phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài học:. b) Đọc câu thơ ngắn, câu văn dí dỏm trong đó có chứa tiếng mang âm vần đã, đang học, HS phát hiện và nói các tiếng, từ ấy. (GV đọc câu văn dí dỏm, câu thơ ngắn nên là những tiếng có chứa âm, vần đã, đang học, HS phát hiện tìm tiếng có âm vần đang học hoặc tìm tiếng có âm vần theo yêu cầu của GV). * Ví dụ: Tìm tiếng có vần iêu (sau khi dạy bài vần iêu, yêu) Tú biếu chú Thái sáu trái bí. - Tìm tiếng có vần ong (sau khi dạy bài vần ong). Con cò có cái cổ cong cong.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> c) Chơi trò lô tô: GV đưa ra một số bảng gồm các âm hay vần đã và đang học. Photo bảng này cho mỗi em một tờ. Mỗi HS có một số hạt đậu hay nút áo, sỏi. GV đọc từng vần kèm theo ví dụ một từ có chứa vần đó. HS lắng nghe các vần được GV đọc lên, đặt hạt đậu hay nút áo, sỏi lên các vần trong bảng. Khi HS nào có đủ các vần theo một hàng trên bảng thì người này sẽ hô là “Thắng rồi”. GV và HS kiểm tra bảng vần của HS vừa hô “Thắng” và nêu tên người thắng cuộc. Cuối cùng cho các em đọc trơn các từ ở một vài hàng trong bảng từ (cả bài ôn). Bảng 1 ao âu iêu. eo au ui êu yêu iu. Bảng 2 eo ao iu iêu au ui âu yêu êu. •Bảng....... • GV đọc vần iu (ví dụ: chịu khó), yêu (ví dụ: yếu.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> c/ Chơi trò lô tô: Bảng 1 ao âu iêu. eo ui yêu. Bảng 2 au êu iu. eo iêu. ao au. iu ui. âu. yêu. êu. * HS có bảng thắng Bảng từ cho HS đọc: chú mèo siêu thị châu chấu. báo cáo hoa cau yếu đuối. chịu khó vui vẻ mếu máo.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> d) Trò chơi Đi chợ: GV nói một câu ngắn trong đó có tiếng chứa âm, vần đang học hoặc đang ôn, HS nghe nhắc lại tiếng đó và dậm chân 3 lần. Ví dụ: Dạy bài âm th GV nói “Chị ba đi chợ mua thỏ”. HS nghe, nhắc lại tiếng thỏ và dậm chân 3 lần (tổ chức trò chơi này, HS cả lớp đứng để tham gia trò chơi). Nếu GV nói “Chị ba đi chợ mua dế” thì HS không thực hiện vì trong câu này không có tiếng chứa âm th, HS nào thực hiện thì bị thua cuộc..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 6) Thường xuyên tổ chức hoạt động nghe viết hay tự viết những tiếng, từ, cụm từ có chứa âm vần đã học trong phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài học: a/. GV đưa ra một bảng từ hay âm, vần. GV chọn đọc một từ tròn âm, vần hay từ đó. HS lắng nghe, nhận ra âm, vần hay từ nghe được và khoanh tròn âm, vần hay từ đó. Hoặc viết ra trên bảng con. Hoạt động này có thể tổ chức theo hình thức cá nhân hay toàn lớp. Ví dụ: Bảng từ (những từ này chứa vần HS đã và đang học) - GV đính bảng từ lên bảng lớp. - HS nghe GV đọc nhận diện từ được nghe, lên bảng khoanh tròn từ đó, lớp quan sát nhận xét. ( VD: KTBC bài vần iu – êu).

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 6) Thường xuyên tổ chức hoạt động nghe viết hay tự viết những tiếng, từ, cụm từ có chứa âm vần đã học trong phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài học: - Hoặc GV chuẩn bị mỗi HS 1 bảng từ, HS nghe GV đọc, nhận diện từ được nghe khoanh tròn từ đó. gấu cháo cháu dụi dịu rêu tếu béo nhíu - Hoặc GV đọc một từ cho HS nghe, viết bảng. con. (GV không đính bảng từ lên bảng)..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> b) HS nghe một câu, đoạn thơ, câu văn dí dỏm, một câu hát, phát hiện và viết các tiếng, từ có chứa tiếng mang âm vần đang học (nên cho HS biết rõ số lượng tiếng, từ cần tìm). Ví dụ: - Vần iêu (Tìm 1 tiếng có vần iêu trong câu dưới đây). Tú biếu chú Thái sáu trái bí. - Vần ua, ưa (Tìm 1 tiếng có vần ua (ưa) trong 2 dòng thơ dưới đây Gió lùa kẽ lá Lá khẽ đu đưa.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> c) Cho vài câu, mỗi câu với một chỗ trống, trên mỗi chỗ trống GV đưa ra một vài con chữ đầu gợi ý và yêu cầu HS điền vần để có một từ hoàn chỉnh cần điền.(GV dùng bảng viết sẵn hay băng giấy cứng đính lên bảng, HS viết từ, tiếng có vần cần điền vào bảng con, gạch dưới vần cần điền) Ví dụ: Điền vần ôp hay ơp a/ Mẹ đựng kẹo trong h...... (hộp) b/ Nhà l..... ngói rất mát. (lợp) (Sau đó HS đọc câu đã điền hoàn chỉnh – lưu ý HS đọc còn chậm).

<span class='text_page_counter'>(28)</span> d) Cho HS xem tranh, ảnh, vật thật đoán tên tranh, ảnh, vật thật viết tên tranh, ảnh, vật đó rồi đọc lại. Ví dụ: Bài 30 – Vần ua , ưa - HS xem tranh, ảnh: Con rùa, quả dừa,.. - HS viết: rùa, dừa, ngựa,.... (GV trình chiếu trên màn ảnh rộng hoặc đính tranh, ảnh). Con Con rùa rùa. Trái Trái dừa dừa. Con ngựa.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Ví dụ 2: Bài 38: Vần au – âu (Xem vật thật: quả bầu, quả cau, quả táo – Củng cố vần ao trước đó để tránh HS viết sai chính tả, đây cũng là biện pháp khắc phục lỗi chính tả phương ngữ) e) HS tự tìm tiếng hoặc từ có tiếng chứa âm, vần đang học viết vào bảng con..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 7) Tăng cường hoạt động tạo từ, tiếng có chứa âm, vần đang học: a/ Ghép các con chữ thành vần hay tiếng: - HS dùng một số con chữ vừa bằng số lượng con chữ mà một vần hay tiếng có, ghép các con chữ thành vần hay tiếng và đọc chúng.. Ví dụ: tiếng thoi (HS có 4 con chữ: t, h, o, i), HS ghép thành tiếng thoi. - HS dùng một số con chữ nhiều hơn số lượng con chữ mà một vần hay tiếng có, chọn ra những con chữ thích hợp để ghép các con chữ thành vần hay tiếng và đọc chúng..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 7) Tăng cường hoạt động tạo từ, tiếng có chứa âm, vần đang học: a/ Ghép các con chữ thành vần hay tiếng: Ví dụ: Sau khi học xong bài vần oi, với bộ chữ cái HS ghép những tiếng có vần oi theo yêu cầu của GV hoặc HS tự ghép tiếng có vần oi mà mình thích (thực hiện cuối tiết 1). b/ Chơi trò chơi: “Tôi có vần gì?” hoặc “Tôi có âm đầu gì?” (dạy bài âm, vần mới hoặc bài ôn):.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 7) Tăng cường hoạt động tạo từ, tiếng có chứa âm, vần đang học: b/ Chơi trò chơi: “Tôi có vần gì?” hoặc “Tôi có âm đầu gì?” (dạy bài âm, vần mới hoặc bài ôn): GV đưa ra một hay nhiều bảng gồm các từ (từ có 1 tiếng) có chứa âm, vần đã và đang học (mỗi bảng 1 từ), có thể photo cho mỗi em một tờ hoặc HS tự tìm viết vào bảng con. Đến mỗi từ, một HS tự giới thiệu từ của mình và hỏi “Tôi có vần gì?”, hay “Tôi có âm đầu gì?”. Cả lớp cùng trả lời hoặc mời một bạn trả lời (hình thức học theo nhóm hoặc lớp). Ví dụ: đến bạn có bảng là chữ “gấu”, một HS nói: “Tôi là ”gấu”. Đố bạn tôi có vần gì? Trả lời: Vần âu..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 8) Quan tâm đồng đều đến các HS, khuyến khích và tạo cơ hội cho tất cả các em hoạt động: a/ Luôn kết hợp cả 3 hình thức học tập: cá nhân, nhóm/cặp, toàn lớp trong một tiết dạy. - GV nên thay đổi hình thức dạy học để tránh HS nhàm chán; tạo điều kiện cho tất cả HS được học tập và rèn luyện. - Luôn quan tâm HS đọc, viết còn chậm, sai để sau mỗi bài HS đạt được mục tiêu của bài (chuẩn KT – KN của bài). - GV cần xây dựng một lớp học có nền nếp học tập tốt. - Trong mọi hình thức dạy học, GV là người tổ chức hướng dẫn Hs học tập và rèn luyện, GV tránh nói nhiều làm thay HS..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 8) Quan tâm đồng đều đến các HS, khuyến khích và tạo cơ hội cho tất cả các em hoạt động: b/ Tránh sử dụng quá nhiều kiểu đàm thoại toàn lớp như: - GV hỏi, cả lớp trả lời chung. - HS đọc đồng thanh quá nhiều. - GV nói bỏ lững để HS đồng thanh tiếng còn lại (vuốt đuôi). - Không để “HS làm thay GV”: một HS lên bảng lớp chỉ cho cả lớp đọc đồng thanh, GV làm việc khác hoặc ra khỏi lớp..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 8) Quan tâm đồng đều đến các HS, khuyến khích và tạo cơ hội cho tất cả các em hoạt động: c/ Tạo điều kiện cho mỗi cá nhân HS làm việc với SGK, sử dụng SGK như phương tiện tìm tòi khám phá: Đối với ngữ liệu mà sách đã có rất rõ và đẹp thì tránh sao chụp, phóng to làm đồ dùng trực quan theo kiểu học toàn lớp, ngoại trừ nếu thấy với phương tiện trực quan ấy, GV có thể thực hiện tiết dạy hiệu quả hơn ( tranh phải rõ ràng, đẹp)..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 9) Chú ý nhiều đến hình thức dạy cá nhân, đối tượng HS. Một bài dạy có thể kết hợp nhiều biện pháp: - Các biện pháp trên nhằm giúp GV có thêm biện pháp dạy học sinh lớp 1 đọc, viết đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng.. - GV chọn lựa biện pháp sao cho phù hợp nội dung bài dạy, điều kiện dạy và học..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> v. HƯỚNG DẪN HS SỬ DỤNG BẢNG CON 1/ Hướng dẫn HS lấy bảng nhanh, nhẹ nhàng, cách lau bảng:. - Môn nào học đầu tiên thì để dụng cụ học tập môn đó lên đầu bàn. Ví dụ: Môn học vần tiết đầu thì các em lấy dụng cụ học tập theo trình tự như: bảng con, bảng chữ, SGK, hộp đựng phấn. Khi KTBC ở bảng con xong thì để dưới cùng, khi đọc SGK xong thì để kế tiếp, khi dạy bài mới ghép tiếng, từ xong cất vào hộc bàn. Khi viết âm, từ mới xong các em.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> v. HƯỚNG DẪN HS SỬ DỤNG BẢNG CON 1/ Hướng dẫn HS lấy bảng nhanh, nhẹ nhàng, cách lau bảng:. - Hướng dẫn HS cách lau bảng: Tay trái cầm bảng, tay phải cầm bông phấn, đưa bảng ra phía ngoài đầu bàn, hạ thấp bảng và lau từ trái sang phải. Những HS ngồi giữa bàn thì đưa bảng xuống phần dưới hộc bàn phía bên phải và lau từ trái sang phải. GV tập cho HS làm đi làm lại nhiều lần cho thành thạo..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> v. HƯỚNG DẪN HS SỬ DỤNG BẢNG CON 1/ Hướng dẫn HS lấy bảng nhanh, nhẹ nhàng, cách lau bảng:. - Hướng dẫn HS làm quen với đường kẻ trên mặt bảng: Hướng dẫn HS cách xác định đường kẻ ngang. Hướng dẫn HS cách xác định đường kẻ dọc. GV tập cho HS xác định đường kẻ trên bảng lớp và trên vở học của các em..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> v. HƯỚNG DẪN HS SỬ DỤNG BẢNG CON 2/ Hướng dẫn HS viết bảng: - Khi dạy âm đầu tiên, lúc HS viết bảng con, Gv phải quan sát từng HS, sửa cho các em cách ngồi viết, cách cầm phấn, cách viết con chữ. + Đối với HS chậm, viết hay bị sai GV phải quan tâm nhiều hơn. + Đối với HS viết nhanh thi GV yêu cầu HS viết lại 1 lần nữa... + Sau khi HS viết xong GV dùng kí hiệu cho các em đọc rồi xóa bảng viết tiếp. + Tránh HS đưa bảng lên xuống mất thời gian..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> v. HƯỚNG DẪN HS SỬ DỤNG BẢNG CON 2/ Hướng dẫn HS viết bảng: - Hướng dẫn HS viết một số chữ khó: Ví dụ: Viết g , d (cỡ nhỡ) Để HS viết chữ g , d đẹp thì phải hướng dẫn các em kĩ điểm đặt bút, viết nét cong hở phải (nằm dưới đường kẻ ngang thứ 3 một chút, đưa bút lên chạm đường kẻ ngang thứ 3, vòng sang trái kéo cong xuống chạm đường kẻ ngang 1, điểm kết thúc nằm trên đường kẻ ngang thứ nhất một chút, bề rộng nét cong hở phải bằng 1,5 ôly).

<span class='text_page_counter'>(42)</span> v. HƯỚNG DẪN HS SỬ DỤNG BẢNG CON 2/ Hướng dẫn HS viết bảng: - Hướng dẫn HS viết chữ đầu tiên phải viết từ bên trái bảng để HS còn có thể viết tiếp những chữ tiếp theo: Ví dụ: Viết vần oi (cỡ nhỡ) Muốn cho HS viết nét nối giữa o và i nhỏ và đẹp, hướng dẫn viết chữ o: Điểm đặt bút phải dưới đường kẻ ngang thứ 3, đưa bút lên chạm đường kẻ ngang thứ 3, vòng sang trái kéo xuống chạm đường kẻ ngang 1, đưa bút lê chạm điểm đầu tiên, vòng vào trong nối với nét đầu của chữ i, viết chữ i điểm kết thúc chữ i nằm ở đường kẻ ngang thứ 2..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> v. HƯỚNG DẪN HS SỬ DỤNG BẢNG CON 2/ Hướng dẫn HS viết bảng: - Khi hướng dẫn HS viết vần oi, nếu HS viết. chưa tốt thì viết lần 2, lần 3 rồi mới xóa bảng. Còn HS viết tốt rồi chỉ viết 1 lần, viết tiếp tiếng rồi mới xóa bảng đỡ phải xóa nhiều lần..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> v. HƯỚNG DẪN HS SỬ DỤNG BẢNG 3/ Tập cho HS làm quen với các kí hiệu trên bảng:. - Góc trên bên trái (phải) bảng: Viết b – lấy. bảng con; S/số – lấy sách. - Thước đặt đầu chữ (từ, câu) – đọc trơn; thước đặt đứng dưới chữ - đánh vần; thước đặt ngang dưới chữ nào thì phân tích chữ đó..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> VI. KẾT LUẬN: Lớp Một là lớp quan trọng nhất ở bậc Tiểu học, học hết lớp một các em phải đọc, viết thành thạo thì mới học lên các lớp trên có chất lượng. Chất lượng dạy và học chính là thước đo gía trị của nhà trường. Vì vậy mục tiêu trường học nào cũng muốn chất lượng trường mình đạt tốt, đó là nhiệm vụ của người quản lý, của người giáo viên. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, đòi hỏi người quản lý và người giáo viên phải có tâm huyết với nghề,.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> luôn tìm tòi và có biện pháp cụ thể trong quá trình chỉ đạo, giáo viên tìm ra những giải pháp hợp lý, vận dụng các phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và môn Tiếng Việt lớp một nói riêng, tạo tiền đề tốt cho các em học lên lớp trên. Với chuyên đề này hy vọng từng ngày giáo viên Tiểu học và nhất là giáo viên lớp 1 tiếp tục bổ sung những giải pháp mới để giúp các em học phần vần có hiệu quả..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Chuyên đề kết thúc, cám ơn sự theo doõi cuûa quyù thaày coâ !.

<span class='text_page_counter'>(48)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×