Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số biện pháp dạy học văn bản nghị luận, văn học trung đại ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.48 KB, 18 trang )

MỤC LỤC Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
2
1. lý do chọn đề tài 2
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4
Phần 1: Cơ sở lí luận 4
Phần 2: Thực trạng vấn đề 4
2.1. Thực trạng chung 4
2.2. Thực trạng đối với giáo viên 4
2.3. Thực trạng đối với học sinh 5
Phần 3: Giải pháp và tổ chức thực hiện 5
3.1. Giải pháp 5
3.2. Tổ chức thực hiện 6
Phần 4: Kiểm nghiệm 16
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Văn nghị luận là thể loại văn: “Viết về những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều
lĩnh vực đời sống khác nhau: chính trị, triết học, kinh tế, văn hoá…Mục đích của
văn nghị luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá tức thời một tư
tưởng, một quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích của một tầng
lớp, một giai cấp nhất định…Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận là tính chất
luận thuyết - khác với văn học nghệ thuật, văn chương nghị luận trình bày tư
tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lý lẽ…” (Từ điển thuật


ngữ Văn học - NXB Đại học Quốc Gia, 4/1999)
Trên thế giới và Việt Nam văn chương nghị luận có lịch sử từ rất lâu đời, nó
không chỉ có ý nghĩa đối với những vấn đề lớn lao của đất nước, thời đại như
công cuộc giữ nước, dựng nước, canh tân đất nước mà cũng rất gần gũi và có ý
nghĩa trong đời sống con người. Đã có rất nhiều áng văn trở thành mẫu mực, bất
hủ của từng dân tộc và trên toàn thế giới.
Trước đây do quan niệm phiến diện về văn học nên nhiều người cho rằng văn
chương chỉ bao gồm những sáng tác bằng tưởng tượng, hư cấu mà ít nghĩ đến
văn nghị luận. Hoặc có nghĩ đến thì lại cho rằng đây là thể loại thường đề cập
đến những tư tưởng cao siêu, trừu tượng, lập luận khô, diễn đạt khó nên không
hấp dẫn. Do vậy văn nghị luận rất ít được đưa vào chương trình phổ thông, có
chăng chỉ một vài tác phẩm nghị luận trung đại (Sông núi nước Nam, Hịch tướng
sĩ, Bình Ngô đại cáo) và hiện đại (Tuyên ngôn độc lập) ở cả hai cấp học (theo
quan điểm đồng tâm mở rộng).
Hiện nay do thấy được vai trò quan trọng của văn nghị luận. Nên các nhà
nghiên cứu và biên soạn sách đã tuyển chọn một số văn bản nghị luận hay, có giá
trị vào dạy trong chương trình phổ thông với nhiều thể loại và đa dạng về đề
tài…. đặc biệt là trong chương trình Ngữ văn bậc THPT.
Đối với bản thân, do thấy được những giá trị to lớn của văn nghị luận, đặc biệt
là văn nghị luận trung đại trong thực tế đời sống cũng như trong quá trình giảng
dạy. Chính vì vậy tôi quyết định chọ vấn đề này để nghiên cứu và áp dụng
2. Mục đích nghiên cứu
- Khi thực hiện đề tài này, mục đích tôi đặt ra là để tìm một hướng tiếp cận đơn
giản, dễ hiểu nhưng sâu sắc, cuốn hút đối với giáo viên trong giảng dạy và với
học sinh trong quá trình các em lĩnh hội, tiếp thu kiến thức. Biến giờ dạy những
tác phẩm nghị luận trung đại khô khan thành những giờ dạy văn hấp dẫn nhưng
rất thực tế, sinh động.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các tác phẩm văn nghị luận trung đại trong chương trình THPT.
- Các loại tài liệu tham khảo có liên quan tới phần văn nghị luận trung đại

2
-
Đối tượng sử dụng đề tài:
Các em học sinh lớp 11A6 và 11A9 năn học 2010 -
2011; lớp 10A9, 11A1, 11A2, 11A3 trường THPT Bá Thước năm học 2011 -
2012
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tổng kết kinh nghiệm
- Nghiên cứu tài liệu: các loại sách tham khảo, tài liệu tham khảo về văn nghị
luận trung đại, phương pháp dạy văn nghị luận ở trường THPT.
- Xác định đối tượng học sinh áp dụng đề tài
- Kiểm tra sự tiếp thu của học sinh bằng bài tập về nhà và các đề ôn tập.
- Đánh giá, đưa ra sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Phần 1: Cơ sở lí luận
Văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã
hội của con người, có vai trò rèn luyện tư duy lôgic, năng lực biểu đạt những
quan niệm, tư tưởng sâu sắc trước đời sống.
Văn chương trung đại là phần đã được đánh giá ổn định. Đó là những tác
phẩm tiêu biểu có giá trị nhất trong lịch sử giữ nước, dựng nước thời phong kiến.
Nó là “tiếng của cha ông thuở trước”, góp phần xứng đáng làm nên và hun đúc
những truyền thống quý báu của dân tộc. Nó là quyền tự hào chính đáng của mỗi
người Việt Nam chúng ta.
Sách Ngữ văn 10 và Ngữ văn 11, phần văn học trung đại đã tăng một số lượng
đáng kể những văn bản nghị luận. Coi trọng đúng mức những tác phẩm văn học
chính luận, những tác phẩm có màu sắc học thuật để tăng cường, tô đậm bản chất
văn hoá của văn học.
Đưa thêm văn nghị luận, tăng cường bản chất văn hoá của văn học là để giúp
học sinh vận dụng văn học vào cuộc sống. Văn nghị luận gắn với học sinh giúp

các em về phương pháp tư duy, cách lập luận đến cách viết bài văn nghị luận…
Phần 2: Thực trạng của vấn đề
2.1. Thực trạng chung:
Về cơ bản văn nghị luận là sản phẩm của tư duy lôgíc. Nhưng vẻ đẹp của
một áng văn nghị luận không chỉ thể hiện ở những tư tưởng đúng đắn, sâu sắc
mà còn ở hình thức lập luận phong phú, lý lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục.
Hiện nay mặc dù những tác phẩm văn nghị luận trung đại đưa vào chương trình
học đều là những tác phẩm có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật, nhưng thực
tế trong quá trình giảng dạy cả giáo viên và học sinh mới chỉ đi đúng, hiểu đúng
những quan điểm tư tưởng của tác giả (chú ý khai thác nội dung) mà chưa chú ý
đến vẻ đẹp về hình thức nghệ thuật của các tác phẩm. Vì thế việc dạy các tác
phẩm nghị luận, đặc biệt là nghị luận xã hội thường khó, không mấy hấp dẫn đối
với cả giáo viên và học sinh.
2.2. Thực trạng đối với giáo viên:
- Thực tế cho thấy, không ít giáo viên có tâm lí không mặn mà, ít hứng thú khi
dạy văn bản nghị luận. Nhiều giáo viên cho rằng văn bản nghị luận khô khan,
khó cảm nhận, khó truyền được hứng thú cho học sinh. Do đó, dẫn đến việc dạy
sơ sài, thiếu tìm hiểu sâu, thiếu đầu tư cho tiết dạy này. Với thực tế đó, hiệu quả
giờ dạy văn bản nghị luận khó đạt được như yêu cầu đặt ra.
- Khi thực hiện chương trình sách giáo khoa Ngữ văn mới, nhiều đồng chí giáo
viên còn cảm thấy lúng túng về phương pháp dạy đọc - hiểu một số văn bản nghị
luận trung đại vì có nhiều bỡ ngỡ khi gặp một số thể loại mới như : chiếu, văn
bia, tựa, thư, cáo…với nhiều tác phẩm khác nhau về thời điểm ra đời, khác nhau
về loại hình văn hoá. Nhưng những tác phẩm ấy đều có sức hấp dẫn đặc biệt bởi
tính trí tuệ uyên bác và tình cảm sâu sắc của người cầm bút. Để vừa dạy đúng, lại
4
vừa hay, biến những tác phẩm nghị luận thiên về lý lẽ, lập luận trở thành một
văn bản văn học lôi cuốn, hấp dẫn học sinh là một điều không phải dễ đối với
nhiều giáo viên. Vì vậy, việc tìm ra những biện pháp tích cực phục vụ cho quá
trình giảng dạy các tác phẩm nghị luận trung đại là điều vô cùng cần thiết.

2.3. Thực trạng đối với học sinh:
Về phía học sinh, do chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá các tác
phẩm; bởi việc đọc - hiểu văn bản văn học trung đại đã khó thì việc đọc - hiểu
một văn bản nghị luận trung đại càng khó hơn. Vì trong văn bản nghị luận trung
đại, tư tưởng của tác giả khó nắm bắt bởi cách viết hàn lâm, với hệ thống điển
tích, điển cố dày đặc Điều đó, càng đọc học sinh càng không hiểu bởi vốn kiến
thức hạn chế, từ ngữ “xa lạ”.
Đặc biệt là khả năng lập luận trong văn nghị luận của học sinh hiện nay rất yếu,
nhiều em khi viết bài văn tỏ ra rất lúng túng, thậm chí chưa xác lập được một hệ
thống luận điểm, luận cứ một cách rõ ràng và xác đáng, biến bài văn của mình
thành một “rừng văn”, “bè văn”. Trong khi những bài văn nghị luận trung đại
trong sách giáo khoa Ngữ văn có thể coi là những bài văn nghị luận mẫu mực
trong cách lập luận. Việc dạy đọc - hiểu tốt các văn bản nghị luận trung đại sẽ
góp phần rất lớn vào việc rèn luyện và nâng cao kĩ năng lập luận trong văn nghị
luận của học sinh, giúp học sinh có hứng thú học tập và tác phẩm sẽ không còn
bị đóng băng trong lớp sương nghệ thuật trung đại.
Phần 3: Giải pháp và tổ chức thực hiện:
3.1. Giải pháp:
- Văn nghị luận trung đại ra đời trong bối cảnh văn hoá - xã hội phong kiến
chịu sự chi phối bởi hệ tư tưởng chính thống cũng như quan niệm văn chương
của thời đại. Trong quá trình dạy học, giáo viên một mặt phải tôn trọng tính
chỉnh thể của văn bản, bám sát văn bản để hướng dẫn học sinh đọc – hiểu, mặt
khác để hiểu thấu đáo các luận điểm và cách thức lập luận của tác giả trung đại,
giáo viên phải trau dồi tri thức văn hoá đọc cho bản thân và hướng dẫn cho học
sinh cách đọc tác phẩm của tiền nhân đúng với thi pháp của một thời đại, phù
hợp với ngữ cảnh sản sinh văn bản. Do đó, phương pháp dạy tích hợp trở thành
nguyên tắc quan trọng không thể thiếu.
Để dạy - đọc hiểu các văn bản nghị luận trung đại theo hướng tích hợp, tôi đã
làm như sau :
a. Xác định trọng tâm kiến thức cần đạt trong bài dạy.

b. Xác định đặc điểm nổi bật của thể loại.
c. Xác định nội dung kiến thức cần tích hợp (Xác định kiến thức của bài
có liên quan đến bài nào học sinh đó học và sắp học).
d. Xây dựng hệ thống câu hỏi tích hợp.
- Đặc điểm nghệ thuật nổi bật của các văn bản nghị luận là hệ thống luận điểm,
luận cứ hết sức rõ ràng, mạch lạc, lập luận rất chặt chẽ thế nhưng khi đọc xong
văn bản, học rất mơ hồ về điều này. Vậy khi dạy, chúng ta phải làm thế nào để
khắc phục được hiện tượng trên? Theo tôi giải pháp là sử dụng sơ đồ hoá nội
5
dung bài học theo cấu trúc tầng bậc. Làm như vậy, vừa khái quát hoá nội dung
bài học một cách ngắn gọn, khoa học vừa khiến cho học sinh dễ nhớ, khắc sâu
được kiến thức.
- Các văn bản nghị luận trung đại thường mang đặc điểm của văn học trung đại:
sử dụng điển tích, điển cố, ngôn từ mang tính ước lệ, tượng trưng, hệ thống từ
Hán Việt xuất hiện dày đặc. Học sinh sẽ rất khó khăn khi đọc hiểu văn bản nếu
không hiểu được các điển tích, điển cố và những từ khó mà tác giả đó sử dụng.
Do vậy khi dạy đọc - hiểu các văn bản nghị luận trung đại, cần yêu cầu và hướng
dẫn học sinh đọc và tìm hiểu phần chú thích ở cuối mỗi trang của văn bản.
3.2. Tổ chức thực hiện:
3.2.1. Dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận trung đại theo hướng tích hợp
3.2.1.1. Thế nào là dạy đọc - hiểu theo hướng tích hợp?
- Tích hợp ngang:
Tích hợp theo cả ba phần Văn, Tiếng Việt, Làm văn trong một đơn vị bài học.
- Tích hợp dọc:
Tích hợp theo từng vấn đề – vấn đề đang dạy ở phần này có liên hệ đến các nội
dung khác để dạy hoặc sẽ dạy ở hai phần kia hoặc vấn đề đó trong cả một giai
đoạn văn học.
3.2.1.2. Vận dụng nguyên tắc dạy đọc – hiểu tích hợp vào một số văn bản nghị
luận trung đại.
*/ Vì nghệ thuật đặc sắc nhất của các văn bản nghị luận chính là hệ thống luận

điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc và cách lập luận chặt chẽ nên khi dạy đọc - hiểu
các văn bản nghị luận trung đại, tôi đặc biệt chú trọng tới việc tích hợp với phân
môn Làm văn. Từ đó nhằm củng cố, rèn luyện và nâng cao khả năng lập luận
trong văn nghị luận của học sinh
- Điều này trước hết được thể hiện ở việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu bố cục
của văn bản nghị luận trung đại.
Nếu trong các loại văn bản khác ta thường hỏi: “Sau khi tìm hiểu văn bản, em
thấy văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?” thì đối với
các văn bản nghị luận không nên hỏi như vậy vì không khai thác được đặc điểm
nổi bật của thể loại nghị luận. Vậy giáo viên phải đặt câu hỏi như thế nào đây?
Khi dạy văn bản: “Trích diễm thi tập” của tác giả Hoàng Đức Lương, tôi đặt
câu hỏi như sau: Theo em, văn bản “Trích diễm thi tập” gồm mấy luận điểm?
Đó là những luận điểm nào?
Có thể lúc đầu học sinh còn bỡ ngỡ trước cách hỏi như vậy nhưng nếu giáo viên
có sự gợi dẫn tốt và thường xuyên sử dụng kiểu câu hỏi như vậy khi dạy đọc
hiểu các văn bản nghị luận thì các em sẽ trả lời được.
- Việc tích hợp với phân môn Làm văn còn thể hiện ở bước hướng dẫn học sinh
đọc hiểu chi tiết văn bản.
+ Để làm được điều này khi dạy văn bản “Trích diễm thi tập”, tôi sử dụng một
hệ thống câu hỏi sau:
• Câu hỏi 1: Theo em, vấn đề nêu ra ở luận điểm một là gì?
6
Sau khi học trả lời : “Vấn đề mà tác giả Hoàng Đức Lương nêu ra ở luận điểm
một là: Những nguyên nhân làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở đời”, ta sẽ
đưa ra tiếp các câu hỏi sau:
• Câu hỏi 2: Ở luận điểm một, tác giả Hoàng Đức Lương đã đưa ra những
lí do nào khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời ?
(Với câu hỏi này, giáo viên đã giúp học sinh phát hiện được: ở luận điểm một tác
giả đã nêu ra sáu lí do làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở đời.
* Bốn lí do chủ quan:

+ Chỉ có thi nhân mới thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca.
+ Người có học thì ít để ý đến thơ ca.
+ Người quan tâm đến thơ ca thì không đủ năng lực và kiên trì.
+ Chính sách in ấn của nhà nước còn hạn chế.
* Hai lí do khách quan:
+ Thời gian làm huỷ hoại sách vở.
+ Chiến tranh, hoả hoạn làm sách vở rách nát, mai một.)
• Câu hỏi 3: Từ việc tìm hiểu các lí do trên, em thấy tác giả chọn cách lập
luận nào để luận chứng?
(Tác giả phân tích những luận cứ cụ thể về các mặt khác nhau để lí giải bản chất
của hiện tượng, vấn đề.)
• Câu hỏi 4: Tại sao tác giả không bắt đầu bài tựa bằng cách trình bày
những công việc sưu tầm của mình mà lại giải quyết trước luận điểm: Nguyên
nhân làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở đời?
(Câu hỏi này giúp học sinh nhận ra rằng: Sở dĩ tác giả mở đầu bằng luận điểm
trên vì hai lí do:
- Đó chính là luận điểm quan trọng nhất của bài tựa.
- Bởi ông muốn nhấn mạnh việc làm sưu tầm, biên soạn cuốn sách
là xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tế chứ không chỉ từ sở thích cá nhân và
đó là công việc khó khăn vất vả nhưng nhất định phải làm.)
• Câu hỏi 5: Trước những nguyên nhân làm cho thơ văn không lưu truyền hết
ở đời, tâm trạng của tác giả ra sao? Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện tâm
trạng đó?
• Câu hỏi 6: Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của tác giả khi sưu tầm biên
soạn sách?
=> Qua việc sử dụng các câu hỏi trên khi dạy đọc hiểu văn bản “Trích
diễm thi tập”, ta thấy:
+ Đặt câu hỏi tích hợp ở cả bốn câu: 1,2,3,4 không chỉ giúp cho học sinh đọc -
hiểu được nội dung văn bản mà còn giúp các em thấy được nghệ thuật lập luận
chặt chẽ, logic của tác giả Hoàng Đức Lương. Qua đó các em sẽ học tập được

cách lập luận trong văn nghị luận.
+ Đặt câu hỏi tích hợp ở hai câu: 5, 6, đã tích hợp được với bài: “Yếu tố biểu
cảm, tự sự trong văn nghị luận” mà các em đã được học ở THCS. Việc tích hợp
7
như vậy sẽ giúp các em hiểu được: Kết hợp nghị luận với biểu cảm, tự sự, làm
bài tựa có tính thuyết phục cao, tác động sâu sắc đến người đọc.
- Khi hướng dẫn học sinh phân tích văn bản nghị luận giáo viên thường đưa ra
câu hỏi: Em hãy nhận xét về cách lập luận của tác giả?
Câu hỏi này sẽ giúp học sinh củng cố lại kiến thức của các bài học về lập luận
trong văn nghị luận, các thao tác lập luận trong văn nghị luận
- Cuối cùng việc tích hợp với phân môn Làm văn còn được thể hiện ở phần củng
cố bài học.
VD: Sau khi dạy xong các bài văn nghị luận trung đại, tôi thường sử dụng câu
hỏi: Em hãy viết lại dàn ý của bài Tựa (Chiếu, Văn bia)?
*/ Tích hợp với phân môn Tiếng Việt
- Một trong những đặc điểm của văn học trung đại nói chung và văn nghị luận
trung đại nói riêng là dùng cách nói uyển ngữ, cách nói hình ảnh với nhiều điển
tích, điển cố. Vì vậy khi dạy đọc hiểu văn bản nghị luận trung đại, giáo viên cần
phải giúp học sinh thấy rõ được điều này.
Dạy bài “Chiếu cầu hiền” hoặc bài “Xin lập khoa luật”, ta có thể tích hợp với
bài Tiếng Việt học trước đó: “Thực hành về thành ngữ, điển cố.”
VD: Trong đoạn đầu của văn bản “Chiếu cầu hiền” tác giả Ngô Thì Nhậm đã
sử dụng mấy điển tích, điển cố? Đó là những điển tích, điển cố nào? ý nghĩa của
việc sử dụng đó?
Hỏi như vậy chắc chắn học sinh sẽ phát hiện và cảm nhận được: Chỉ trong một
đoạn văn ngắn, tác giả đó sử dụng 9 điển tích, điển cố được rút ra từ sách vở cổ
xưa, hàm ý chỉ những người ẩn dật uổng phí tài năng, hoặc những người làm
quan nhưng còn nghi ngại, kiêng dè, giữ mình mà không dám nói thẳng.
- Tích hợp với Tiếng Việt để giúp học sinh thấy được việc sử dụng từ ngữ chính
xác, giàu giá trị biểu đạt, biểu cảm của văn bản nghị luận trung đại.

VD: Phân tích ý nghĩa nhan đề “Chiếu cầu hiền”, cần làm nổi bật tác dụng biểu
đạt, biểu cảm của từ “cầu”: Tại sao tác giả lại sử dụng từ “cầu” chứ không phải
là từ “mời” hoặc “gọi”?
Câu hỏi này giúp học sinh thấy được giá trị biểu đạt của từ ngữ: “Cầu” thể hiện
sự mong mỏi đồng thời là thái độ trân trọng và đề cao đối tượng mà vua Quang
Trung muốn hướng tới, còn “mời” hay “gọi” mang sắc thái tình cảm bình
thường.
- Trong văn nghị luận trung đại cũng sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật phong
phú để thể hiện cảm hứng của chủ thể sáng tạo và tạo nên tính hình tượng cùng
sắc thái trữ tình của tác phẩm. Tính hình tượng của văn nghị luận trung đại
thường thể hiện ở cấp độ ngôn từ, ở cách diễn đạt tu từ
Ví dụ: Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo” đã sử dụng thành công nghệ thuật
so sánh, cường điệu để diễn tả sức mạnh của nghĩa quân: “Gươm mài đá, đá núi
cũng mòn. Voi uống nước, nước sông phải cạn” và sự thảm bại nhanh chóng của
kẻ thù: “Cơn gió to quét sạch lá khô, tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ”
8
Khi phân tích văn bản giáo viên chỉ ra được điều này thì đồng nghĩa với việc
giúp học sinh củng cố lại kiến thức về các biện pháp nghệ thuật tu từ mà các em
đã được học ở lớp dưới.
*/ Tích hợp theo cụm thể loại
- Việc tích hợp theo cụm thể loại giúp học sinh hình thành được tri thức về thể
loại và vận dụng được những tri thức đọc hiểu về thể loại đó.
- Một số ví dụ
+ VD1: Dạy bài “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm, nên yêu cầu học sinh về
nhà xem trước lại bài : “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn đã được học ở Lớp 8.
Khi dạy ở trên lớp, ta có thể đặt câu hỏi: “Qua bài “Chiếu dời đô” đã được học
ở Lớp 8, em hiểu như thế nào là thể chiếu?”
+ VD2: Sau khi dạy xong các văn bản nghị luận trung đại, giáo viên sẽ yêu cầu
học sinh rút ra những kết luận khái quát nhất về đặc trưng văn nghị luận trung
đại sau đó yêu cầu:

Từ những đặc trưng cơ bản của văn nghị luận trung đại đã học, em hãy so
sánh với các văn bản nghị luận hiện đại đã học ở chương trình THCS. Từ đó rút
ra một số kết luận cần thiết khi viết một văn bản nghị luận?
3.2.2. Sử dụng sơ đồ
- Người xưa đã nói: “Trăm nghe không bằng một thấy”. Lí luận dạy học hiện đại
cũng khẳng định vai trò quan trọng của những ví dụ trực quan sinh động.
Sử dụng sơ đồ hệ thống luận điểm, luận cứ của văn bản nghị luận chính là làm
cho học sinh không chỉ “nghe” mà còn “thấy”.
VD: Khi dạy bài “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” ta cho học sinh quan sát sơ
đồ kết cấu của bài văn bia.
Sơ đồ kết cấu của bài văn bia “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
9
Sau khi cho hc sinh quan sỏt s , giỏo viờn s yờu cu cỏc em rỳt ra kt lun:
Cỏch lp lun cht ch, mch lc ca bi vn bia.
3.2.3. S dng phn chỳ thớch cui mi trang ca vn bn
- S dng phn chỳ thớch cui mi trang ca vn bn s giỳp hc sinh hiu rừ
ý ngha ca nhng t ng m tỏc gi s dng, qua ú hiu rừ hn ni dung ý
ngha ca vn bn.
+ VD1: Da vo phn chỳ thớch cui trang, em hóy gii thớch nhan vn
bn: Trớch dim thi tp?
Nu khụng da vo chỳ thớch cui trang, hc sinh khú m hiu c rng:
* Trớch: trong ting Hỏn l chn hỏi mt bụng hoa p, hay tuyn chn.
* Dim: Ch s kiu dim, dim l, ch cỏi hay, cỏi p mc cao.
* Thi l th, dim thi l nhng bi th hay.
Vy Trớch dim thi tp l tp th tuyn chn nhng bi th hay.
+ VD2: Da vo phn chỳ thớch cui trang, em hóy gii thớch nhan vn
bn: Hin ti l nguyờn khớ ca quc gia ?
HS trả lời theo định hớng:
* Hiền tài: ngời có tài, có đức, tài cao, đức lớn.
* Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.

-> Mi quan hệ giữa hiền tài với sự thịnh suy của đất nớc.

10
Tm quan trng
ca hin ti
Quyt nh thnh suy ca
t nc
Nguyờn khớ ca quc
gia
Khuyn khớch
hin ti
Nhng vic ó lm
Nhng vic ang lm v s
lm
í ngha ca vic
khc bia tin s
Soạn bài mẫu
Tiết: 23+24
Đọc văn: CHIẾU CẦU HIỀN
(Cầu hiền chiếu)
- Ngô Thì Nhậm
A- Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Hiểu được tầm tư tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân tài để
xây dựng đất nước của vua Quang Trung, một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử
nước ta. Qua đó HS nhận thức được tầm quan trọng của nhân tài đối với quốc gia
- Thấy được cách diễn đạt tinh tế bằng lời lẽ vừa tâm huyết vừa có sức thuyết
phục cao và lập luận chặt chẽ của tác giả.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học.
3. Thá i độ : - Có ý thức trân trọng người hiền tài.

B - Chuẩn bị
- GV: ảnh, tượng vua Quang Trung; Đọc SGK, SGV, giáo án.
- HS: Đọc lại các văn bản “Chiếu dời đô” (Lớp 8); “Hoàng Lê nhất thống chí”
(Lớp 9); “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” (Lớp 10)
C - Phương pháp : Nêu vấn đề , Gợi mở
D - Tiến trình lên lớp
1- Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2- Kiểm tra bài cũ
3- Bài mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
 Hoạt động 1:
- Thao tác 1: Tìm hiểu về tác giả
Ngô Thì Nhậm
+ GV : Yêu cầu HS đọc phần tiểu
dẫn và rút ra những nét chính về
Ngô Thì Nhậm.
- Thao tác 2: Tìm hiểu về hoàn
I- Tìm hiểu chung
1- Tác giả:
- Ngô Thì Nhậm (1764 – 1803), hiệu Hi
Doãn.
- Người làng Tả Thanh Oai, trấn Sơn Nam
(nay: Thanh Trì - Hà Nội)
- 1775 đỗ tiến sỹ, từng làm quan dưới thời
Lê Cảnh Hưng
- Khi Nguyễn Huệ ra Bắc lần 2, ông đã theo
giúp Tây Sơn. 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi,
Ngô Thì Nhậm được cử làm Thị lang bộ lại.
Là người được nhà vua tin dùng giao cho
soạn thảo giấy tờ quan trọng.

2) Tác phẩm
11
cảnh ra đời
Mục đích viết “Chiếu cầu hiền”?
Đối tượng hướng tới của “Chiếu
cầu hiền” là những ai?
- Thao tác 3: Tìm hiểu thể loại
+ GV : Qua bài “Chiếu dời đô” đã
được học ở Lớp 8, em hiểu như
thế nào là thể chiếu?
 Hoạt động 2:
- Thao tác 1: Gv hướng dẫn đọc
Giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, chú
ý thể hiện tình cảm của người
xuống chiếu: lời lẽ nhún nhường,
tâm huyết, giàu sức thuyết phục
- Gọi 1 Hs đọc văn bản
- GV giải thích từ khó ở phần chú
thích cuối mỗi trang của văn bản
+ GV: Theo em, văn bản “Chiếu
cầu hiền” gồm mấy luận điểm?
Vấn đề mà tác giả nêu ra ở từng
luận điểm là gì?
- Học sinh theo dõi văn bản và trả
lời.
Thao tác 2: Phân tích văn bản
+ GV: Để đi đến kết luận mang ý
nghĩa điểm tựa cho lập luận: Hiền
tài cần phải phụng sự cho đời mới
là đúng ý trời, tác giả đã xuất phát

từ điều gì, dẫn dắt ý ra sao?
Cách nêu vấn đề như vậy có tác
dụng gì?
a- Hoàn cảnh sá ng tá c:
- 1788 Quang Trung tiến quân ra Bắc, tiêu
diệt quân Thanh và bọn tay sai.Nhà Lê sụp
đổ.
- Bề tôi nhà Lê mang nặng tư tưởng trung
quân, phản ứng tiêu cực: bất hợp tác, thậm
chí chống lại phong trào Tây Sơn.
- Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm
thay lời mình viết “Chiếu cầu hiền”- kêu
gọi những người tài đức ra giúp dân giúp
nước.
b- Thể loại: Chiếu
- Thuộc loại văn nghị luận chính trị - xã hội
do vua chúa ban ra để triều đình và nhân
dân thực hiện.
- Có thể nhà vua đích thân viết nhưng
thường do các văn tài võ lược viết thay vua.
II/ Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc:
*) Giải thích từ khó: (SGK)
*) Bố cục:
a- Luận điểm 1: “ Từng nghe…người hiền
vậy”: mối quan hệ giữa người hiền và vua.
b- Luận điểm 2: “Trước đây…lẩn tránh
suốt đời”: ứng xử của người hiền khi
Quang Trung ra Bắc.
c- Luận điểm 3: “Nay trẫm…hay sao?”:

Tấm lòng của Quang Trung với hiền tài.
d- Luận điểm 4: phần còn lại: Cách cầu
hiền của Quang Trung.
2. Phân tích:
a- Mối quan hệ giữa người hiền và nhà
vua
* Tác giả ví người hiền “như sao sáng trên
trời”, thiên tử là sao Bắc thần. Quy luật vận
động của vũ trụ là tinh tú chầu về Bắc thần.
- Vai trò trọng đại của người hiền.
12

- HS trao đổi, trả lời
+ GV: Việc mở đầu có ý nghĩa
như thế nào đối với mục đích cầu
hiền?
(Giáo viên gợi dẫn: Khổng tử là
ai? Trong lòng các nho sĩ Bắc hà
Khổng Tử có vị trí như thế nào?)
+ GV: Em học được điều gì bổ
ích khi áp dụng viết phần mở đầu
cho bài văn nghị luận của mình?

- HS liên hệ
+ GV: Trong đoạn văn từ “Trước
đây” đến “phụng sự vương hầu
chăng?”, tác giả đã sử dụng bao
nhiêu điển tích, điển cố? Nội dung
mà chúng biểu hiện là gì?
- Việc sử dụng chúng kết hợp với

các câu hỏi tu từ đó đem lại hiệu
quả nghệ thuật như thế nào cho
bài chiếu?
- HS theo dõi đoạn văn bản và
phát hiện các điển tích, điển cố
+GV: Tác giả có nói thẳng ra
- Tạo cảm giác trang trọng thiêng liêng
cho lời kêu gọi hiền tài của bài chiếu.
- Hiền tài ra giúp vua là hợp với quy
luật của vũ trụ.
* Hình ảnh “người hiền ắt làm sứ giả cho
thiên tử”, lấy từ lời Khổng tử trong sách
Luận ngữ: “ Vi chính dĩ đức, thí như Bắc
thần, cư kì sở, chúng tinh củng chi” (dùng
đức để cai trị đất nước cũng giống như sao
Bắc thần đứng đúng vị trí của mình mà các
sao khác phải chầu về.)
=> Mở đầu bài chiếu bằng lời Khổng Tử
có sức thuyết phục mạnh mẽ sĩ phu Bắc Hà
vì:
- Họ vốn am hiểu kinh điển nho gia nên
nghe đến là hiểu ngay.
- Trong lòng họ, Khổng Tử là vị thánh, lời
Khổng Tử là chân lý, ai cũng tin và tuân
theo.
=> Việc cầu hiền của nhà vua là có cơ sở,
căn cứ, hợp lòng trời, hợp lòng người. Lời
lẽ, ý tứ giàu sức thuyết phục, lập luận chặt
chẽ.
b- Ứng xử của người hiền khi Quang

Trung ra bắc
- 9 điển tích, điển cố thể hiện nội dung:
+ Một số người bỏ đi ở ẩn.
+ Một số người trốn tránh giấu mình.
+ Những người đó ra làm quan thì sợ hãi,
hoặc im lặng như bù nhìn “kiêng dè không
dám lên tiếng”, hoặc làm việc cầm chừng
như kẻ “gõ mõ canh cửa”
+ Một số lại đi tự tử, “ra biển vào sụng”
-> Đa số nho sĩ Bắc Hà không đem tài
năng ra phò tá triều Tây Sơn.
- Tác giả không nói thẳng ra điều trên mà
dùng hình ảnh hoặc lấy trong kinh điển nho
gia hoặc mang ý nghĩa tượng trưng.
+ Cách nói ý nhị, kín đáo, có tính chất
châm biếm nhẹ nhàng.
13
những điều trên không? Nói như
vậy có ý nghĩa gì?
(Gv: Trong tâm lí của nho sĩ Bắc
Hà, có một số coi thường Quang
Trung không biết nghi lễ, chữ
thánh hiền.)
+GV: Theo em tấm lòng của
Quang Trung với người hiền được
thể hiện qua những hình ảnh nào?
- Gv hướng dẫn tìm hiểu
+GV: Tại sao nhà vua, người có
quyền cao nhất nhưng không
lệnh, gọi, mời mà phải cầu?

+GV: Tác giả đã đưa ra những lí
do nào khiến vua phải cầu hiền?
Em có nhận xét gì về lời lẽ của
người viết và cách lập luận ở đoạn
này?
- HS trao đổi, trả lời
+GV: Quang Trung đó đưa ra
cách cầu hiền như thế nào ở luận
điểm tiếp theo?
Em có nhận xét gì về cách cầu
hiền đó?
+GV: Theo em những bậc hiền tài
thời Quang Trung sẽ có thái độ ra
sao sau khi đọc “Chiếu cầu hiền”?
- HS thảo luận
+ Nhà vua tỏ ra khoan dung, tha thứ (sự
hoà giải mang tầm chiến lược của vua
Quang Trung.)
+ Tỏ ra người có kiến thức sâu rộng ->
người nghe phải nể trọng.
+ Người nghe không tự ái mà còn tự cười
về thái độ ứng xử chưa đúng của chính
mình.
c- Tấm lòng của Quang Trung
- Hình ảnh “ghé chiếu” (ngồi bên mép
chiếu chứ không ngồi chính giữa vì còn đợi
người hiền tài)
- “Cầu hiền”-> Sự khiêm tốn, tấm lòng
chân thành, khao khát người hiền tài của
Quang Trung.

- Hai câu hỏi đặt ra tình thế lưỡng phân
hoặc thế này, hoặc thế kia. Cả 2 đều không
đúng với thực tế lúc bấy giờ. Vậy thì chỉ
còn cách ra giúp triều đại mới.
- Lí do phải cầu hiền.
+ Những khó khăn và nhiệm vụ mới chồng
chất, phức tạp của triều đình.
+ Một mình nhà vua không thể làm hết, làm
tốt trọn vẹn mọi công việc.
+ Theo quy luật…nhất định phải có nhiều
bậc hiền tài.
=> Lời lẽ khiêm nhường tha thiết, lập luận
chặt chẽ khiến người hiền tài không thể
không ra giúp triều đại mới.
d - Cách cầu hiền
- Tất cả mọi tầng lớp đều được phép dâng
sớ tấu bày công việc.
- Tự mình dâng sớ tấu bày, các quan lại văn
võ tự tiến cử.
=> Cách cầu hiền rộng mở, tự do, dân chủ,
tiến bộ.
Cụ thể, dễ thực hiện.
14
 Hoạt động 3:
+ GV hướng dẫn học sinh tổng
kết nội dung và nghệ thuật
- Gọi một HS đọc phần ghi nhớ
trong SGK
- HS: đọc
(GV: Chiếu cầu hiền thể hiện

chiến lược của một vị vua sáng.
Tiếc rằng năm 1792 vua Quang
Trung đã băng hà đột ngột. Triều
đại Tây Sơn chỉ tồn tại đến năm
1802 trong cảnh hỗn chiến. Vì thế
chiếu cầu hiền chỉ mang ý nghĩa
như một văn kiện lịch sử, một tư
liệu lịch sử của một triều đại vang
bóng).

III/ Tổng kết
- Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung thể
hiện một chiến lược phát hiện và sử dụng
người tài để xây dựng và phát triển đất
nước ngày một thêm cường thịnh.
- Bài chiếu còn thể hiện một tư tưởng tiến
bộ của vị vua anh minh đại diện cho nông
dân với chính sách chiêu mộ người tài bằng
những lý lẽ thuyết phục được minh họa
bằng những dẫn chứng thực tế chứ không
phải bằng giọng điệu ra lệnh của kẻ bề trên.
E – Củng cố và hướng dẫn về nhà
- Củng cố: GV yêu cầu Hs lập sơ đồ hệ thống các luận điểm của bài chiếu.
- Về nhà : + Câu hỏi: Qua tác phẩm “Chiếu cầu hiền” - Ngô Thì Nhậm, theo em
ngày nay chúng ta có còn cần chính sách “cầu hiền” như vua Quang Trung nữa
không?
+ Chuẩn bị bài đọc thêm “Xin lập khoa luật”.
15
Phần 4: Kiểm nghiệm
- Thực tế giảng dạy ở 2 lớp 11A6 và 11A9 năm học 2010 - 2011 và 4 lớp: 11A1,

11A2, 11A3 và 10A9 năm học 2011 – 2012 tôi nhận thấy rằng, trước khi vận
dụng những biện pháp như trên (dạy theo phương pháp truyền thống lâu nay)
vào dạy 2 lớp 11A6 và 11A9 (2010 - 2011) và lớp 11A1 (2011 - 2012) – lớp mà
có rất nhiều học sinh học tương đối tốt môn văn, thì đa số các em cũng chỉ dừng
lại ở việc nắm vững những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản,
chưa có sự mở rộng, liên hệ và hệ thống hoá kiến thức bài học theo sơ đồ, cùng
với đó là tinh thần chưa thực sự say mê, cuốn hút vào bài học.
Nhưng đến 3 lớp 11A2, 11A3 và 10A9, tôi đã vận dụng phương pháp như trên
thì kết quả thu được:
+ Học sinh đã tích cực, hăng hái tiếp thu bài mới và làm việc có hiệu quả theo sự
hướng dẫn của giáo viên.
+ Các em nắm được đặc điểm nổi bật của loại văn bản nghị luận trung đại.
+ Kết quả được chứng minh qua bài kiểm tra:
Điểm
Lớp
Giỏi Khá Trung bình Yếu
11A2 10% 50% 35% 5%
11A3 11% 46% 39% 4%
10A9 14,5% 55% 27 % 3,5%
16
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
- Việc nghiên cứu và bàn về phương pháp dạy đọc hiểu văn chương nói chung
đã được nhiều tài liệu, nhiều người nói tới song nghiên cứu và bàn riêng về
phương pháp dạy đọc hiểu văn bản nghị luận trung đại thì còn rất hạn chế. Trong
khi loại văn này có vị trí khá quan trọng trong chương trình sách giáo khoa Ngữ
văn mới. Nên việc nghiên cứu và đưa ra cách dạy đọc hiểu có hiệu quả văn bản
nghị luận trung đại là rất cần thiết.
2. Đề xuất
- Đối với giáo viên: chương trình Ngữ văn ở phổ thông hiện nay đã phản ánh rõ

sự chuyển biến nhận thức về vị trí, vai trò của văn chương nghị luận trong đời
sống con người. Điều quan trọng và cũng là nhiệm vụ của mỗi giáo viên là cần
nỗ lực tìm tòi, sáng tạo cùng trao đổi với đồng nghiệp những phương pháp dạy
học tích cực khi dạy những tác phẩm nghị luận trung đại nói riêng và các tác
phẩm nghị luận nói chung để đem đến sự say mê, hứng thú cho học sinh và trả
lại vẻ hấp dẫn đích thực của những văn bản đó.
- Đối với học sinh: Cần thấy được giá trị, cái hay cái đẹp của những văn bản nghị
luận trung đại từ đó tích cực tìm hiểu thêm những kiến thức có liên quan từ nhiều
nguồn khác nhau: sách vở, tư liệu tham khảo, Internet… để có những hiểu biết
đầy đủ, có thái độ học tập tích cực, chủ động.
- Nhà trường trang bị thêm các sách tài liệu cho thư viện để giáo viên và học sinh
tham khảo.
Do thời gian có hạn nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy
rất mong được sự góp ý của quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài
được hoàn thiện hơn và để được áp dụng thực hiện trong những năm học tới rộng
rãi hơn.
Bá Thước, ngày 15 tháng 05 năm 2012
Người thực hiện



Lê Thị Nguyệt
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[ ]
1
. Phan Trọng Luận, Thiết kế bài học Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo Dục.
[ ]
2
. Hoàng Thị Mai, Kiều Thọ Long, Phương pháp dạy học văn bản nghị luận ở

trường phổ thông, NXB Giáo Dục.
[ ]
3
. Đỗ Ngọc Thống, Vẻ đẹp của văn nghị luận, Văn học và tuổi trẻ.
[ ]
4
. Từ điển thuật ngữ Văn học ( 4/1999 ), NXB Đại học Quốc Gia.
[ ]
5
. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, 11, NXB Giáo Dục.
18

×