Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và ảnh hưởng đến người dân tại dự án khu tái định cư đức xuân thị xã bắc kạn tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.07 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI VĂN KHIẾU

ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC BỒI THƢỜNG
GIẢI PHĨNG MẶT BẰNG VÀ ẢNH HUỞNG ĐẾN
NGUỜI DÂN TẠI DỰ ÁN KHU TÁI ĐỊNH CƢ
ĐỨC XUÂN THỊ XÃ BẮC KẠN
- TỈNH BẮC KẠN

Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Mã số :

60.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Đàm Xuân Vận

Thái Nguyên, năm 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn


này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả

Bùi Văn Khiếu

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bản luận văn này, trước hết, tôi xin chân thành cảm
ơn tới thầy giáo – PGS.TS. Đàm Xuân Vận đã trực tiếp hướng dẫn trong suốt
thời gian tôi thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa Tài
nguyên và Môi trường, Khoa Sau đại học - Trường Đại học Nông Lâm, Đại
học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND phường Đức Xuân – thị xã Bắc Kạn –
tỉnh Bắc Kạn, Phòng Tài ngun và Mơi trường, Văn phịng Đăng ký quyền
sử dụng đất thị xã Bắc Kạn, Ban Giải phóng mặt bằng thị xã Bắc Kạn đã giúp
đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Bùi Văn Khiếu


Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... i
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 2
4. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................... 3
CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
1.1. Khái quát về công tác bồi thường GPMB ................................................. 4
1.1.1. Khái niệm về bồi thường hỗ trợ và tái định cư....................................... 4
1.1.2. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường GPMB ....................... 6
1.1.3. Đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ TĐC ........................... 6
1.2. Cơ sở khoa học của công tác bồi thường GPMB ...................................... 8
1.2.1. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 8
1.2.2. Cơ sở khoa học ....................................................................................... 9
1.2.3. Các văn bản pháp quy của Nhà nước về bồi thường GPMB................ 13
1.2.4. Các văn bản của địa phương có liên quan đến cơng tác bồi thường GPMB .. 14
1.3. Quy trình thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng ............................ 15
1.4. Một số quan điểm và định hướng nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập và ổn định cuộc sống người dân sau THĐ .................................... 19
1.4.1. Một số chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về các vấn đề thu
nhập, việc làm và ổn định đời sống của người dân sau THĐ ................ 19
1.4.2. Một số định hướng của tỉnh Bắc Kạn về quy hoạch và hình thành các
khu cơng nghiệp đơ thị ........................................................................... 20
1.5. Công tác bồi thường GPMB trên thế giới và Việt Nam .......................... 21
1.5.1. Công tác bồi thường GPMB một số nước trên thế giới........................ 21

1.5.2. Công tác bồi thường GPMB ở nước Việt Nam .................................... 27
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 31
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 31
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 31
2.2.1. Địa điểm................................................................................................ 31
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

iv
2.2.2. Thời gian ............................................................................................... 31
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 31
2.3.1. Đánh giá sơ lược tình hình cơ bản trên địa bàn nghiên cứu ................. 31
2.3.2. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khu tái định cư Đức
Xuân thị xã Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn ..................................................... 31
2.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của công tác GPMB đến đời sống người dân tại dự
án sau 07 năm (2006-2013) .................................................................... 32
2.3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong cơng tác giải phóng mặt bằng
và đề xuất phương án giải quyết ............................................................ 32
2.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 32
2.4.1. Điều tra số liệu sơ cấp........................................................................... 32
2.4.2. Điều tra các số liệu thứ cấp................................................................... 32
2.4.3. Phương pháp chọn mẫu, xây dựng bảng hỏi và điều tra ...................... 33
2.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu ............................... 33
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 34
3.1. Đánh giá tình hình cơ bản trên địa bàn Thị xã Bắc Kạn ......................... 34
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 34
3.1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI .......................................................... 37

3.2. Cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khu tái định cư Đức
Xuân - thị xã Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn ................................................... 40
3.2.1. Vài nét về công trình dự án khu tái định cư Đức Xuân - thị xã Bắc Kạn
- tỉnh Bắc Kạn ....................................................................................... 40
3.2.2. Tình hình quản lí, sử dụng đất ảnh hưởng tới cơng tác BT & GPMB ..... 42
3.2.3. Kết quả công tác bồi thường tại dự án khu tái định cư Đức Xuân - thị xã
Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn ........................................................................ 43
3.2.4. Đánh giá cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án ............ 46
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của công tác GPMB đến đời sống người dân tại dự
án sau 07 năm (2006-2013) .................................................................... 47
3.3.1. Đánh giá ảnh hưởng đến lao động và cơ cấu việc làm của các hộ dân từ
sau khi dự án thực hiện đến nay ............................................................. 47
3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của THĐ đến đời sống của các hộ dân ............... 50
3.4. Những thuận lợi, khó khăn trong cơng tác GPMB của dự án và đề xuất
những phương án giải quyết................................................................... 51
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

v
3.4.1. Những thuận lợi .................................................................................... 51
3.4.2. Những khó khăn ................................................................................... 52
3.4.3. Một số giải pháp nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân
sau thu hồi đất ......................................................................................... 53
3.4.4. Đề xuất một số phương pháp trong công tác bồi thường GPMB ......... 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 63
1. Kết luận ....................................................................................................... 63
2. Đề tài đề xuất hệ thống thực hiện tốt là: ..................................................... 63

Số hóa bởi trung tâm học liệu


/>

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTC

: Bộ Tài Chính

BTNMT

: Bộ Tài ngun và Mơi trường

BT&GPMR

: Bồi thường và giải phóng mặt bằng

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CP

: Chính phủ

CT-TTG

: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ


GDP

: Tổng thu nhập

GPMB

: Giải phóng mặt bằng

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KT-XH

: Kinh tế xã hội



: Nghị định

NQ

: Nghị quyết



: Quyết định

QLĐĐ


: Quản lý đất đai

TĐC

: Tái định cư

THĐ

: Thu hồi đất

TN&MT

: Tài nguyên và Môi trường

TT

: Thông tư

TTLT

: Thông tư liên tịch

TU

: Thành Ủy

UBND

: Ủy ban nhân dân


Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000 – 2005 – 2010 – 2011.................... 39
Bảng 3.2: Kết quả Bồi thường đất .................................................................. 43
Bảng 3.3: Kết quả bồi thường tài sản và cây cối hoa màu trên đất............................ 44
Bảng 3.4: Kết quả Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm, hỗ trợ
đất vườn cùng thửa hoặc có nguồn gốc cùng thửa đất ở và hỗ trợ
ổn định đời sống................................................................................................ 45
Bảng 3.5: Tình hình lao động của 110 hộ dân 2006 – 20013 ......................... 47
Bảng 3.6: Tình hình việc làm của các hộ điều tra năm 2006 – 2013 ............. 48
3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng đến thu nhập của người dân sau THĐ ................. 48
Bảng 3.7. So sánh thu nhập bình quân của các hộ sau 07 năm thực hiện
dự án ................................................................................................. 49
Bảng 3.8: Đánh giá sự thay đổi cơ sở hạ tầng của địa phương sau THĐ
thực hiện dự án khu tái định cư ........................................................ 50

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Bản đồ thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn……………………………...35
Hình 3.2 Bản đồ phường Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn ……......41


Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài ngun vơ vùng q giá mà tạo hóa đã ban tặng cho
con người. Đất đai còn là tư liệu quan trọng khơng thể thay thế trong q trình
sản xuất nơng, lâm nghiệp nói riêng. Một trong những u cầu cơ bản là sử dụng
đất đai hợp lý và nâng cao chất lượng của đất (Luật đất đai 2003).[13]
Trong những năm gần đây thực hiện công tác đổi mới, đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Đảng đề ra, đất nước ta có nhiều khởi sắc,
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang trên đà phát triển với các
khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ, văn hóa… Sự thay đổi và phát triển địi hỏi
phải có mặt bằng xây dựng. Vậy để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội
Nhà nước phải thu hồi một phần đất của người dân đang sử dụng.
Cơng tác giải phóng mặt bằng là một việc hết sức khó khăn và phức tạp
bởi nó có liên quan đến một loại tài sản có giá trị rất lớn và làm sáo chộn sinh
hoạt của người dân khi, khi nhà nước thu hồi đất. Vì vậy cơng tác giải phóng
mặt bằng liên quan đến quyền lợi của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Thực
tế, qua nhiều dự án đã cho thấy cơng tác giải phóng mặt bằng vẫn tồn tại nhiều
bất cập. Khó khăn lớn nhất của cơng tác giải phóng mặt bằng là việc xác định
giá bồi thường nhưng giá bồi thường lại luôn thấp hơn so với giá thị trường, do
vậy ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người dân, họ luôn cảm thấy mức giá bồi
thường là chưa thỏa đáng. Đó cũng là lí do chính khiến cho người dân khơng
tình nguyện chuyển đi, khơng ủng hộ cơng tác giải phóng mặt bằng.
Trong thời gian qua, thị xã Bắc Kạn là trung tâm tỉnh lỵ được tái lập năm
1997 đến nay đang tập trung vào phát triển hạ tầng, công nghiệp và dịch vụ dẫn

tới sự phát triển dân cư cũng như nhu cầu cải thiện đời sống ăn ở của nhân dân.
Nhiều cơng trình dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động đem lại nhiều thành
tựu về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, có nhiều dự án đã hồn thành, các cơng trình
đã đi vào sử dụng nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề liên quan đến đất đai của
người dân yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Ngun nhân chính là do
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

2
chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư và cịn ở một số ngun nhân khác?
Cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng khơng chỉ là di dời dân khỏi khu vực
giải tỏa mà cịn phải có kế hoạch cụ thể trong công tác tái định cư và hỗ trợ phát
triển kinh tế ổn định đời sống của người dân sau tái định cư.
Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thức được tầm quan trọng của
công tác giải phóng mặt bằng, được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu nhà trường,
Ban Chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS.TS. Đàm Xuân Vận
em tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Đánh giá cơng tác bồi thường
giải phóng mặt bằng và ảnh hưởng đến người dân tại dự án khu tái định cư
Đức Xuân - thị xã Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn”.
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá công tác thu hồi đất, bồi thường, GPMB, hỗ trợ tái định cư ảnh
hưởng tới người dân trong khu tái định cư Đức Xuân - thị xã Bắc Kạn - tỉnh
Bắc Kạn. Từ đó đề xuất giải pháp cho cơng tác GPMB và nâng cao đời sống của
người dân.
- Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và ảnh hưởng đến
người dân tại dự án khu tái định cư Đức Xuân - thị xã Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn.
- Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến
đời sống của người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng. Đánh giá những

thuận lợi khó khăn cịn tồn tại trong cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng
của dự án.
- Đề xuất phương án giải quyết có tính khả thi nhằm góp phần hồn thiện
việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng và ổn định nâng cao
đời sống của các hộ dân bị thu hồi đất.
3. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra, thu thập kết quả của việc giải phóng mặt bằng từ đó phân tích
và nhận xét.
- Tài liệu, số liệu đảm bảo tính chính xác trung thực, khách quan.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

3
- Đề xuất các giải pháp trên cơ sở các văn bản pháp quy và những bài học
kinh nghiệm đã thu được.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài có ý nghĩa rất quan trọng trong việc học tập và nghiên cứu khoa
học. Nó giúp củng cố kiến thức đã học bằng việc áp dụng trực tiếp và gián tiếp
vào điều kiện thực tiễn của địa phương.
- Đối với thực tiễn đề tài góp phần đề xuất các giải pháp để thực hiện
công tác bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ngày càng có hiệu quả.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái quát về công tác bồi thƣờng GPMB
1.1.1. Khái niệm về bồi thường hỗ trợ và tái định cư
Quá trình BT&GPMB là quá trình đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi
đất để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích công cộng (Điều 27
Luật Đất đai 1993).[13]
Công tác BT&GPMB là việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất để sự dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích cơng
cộng, mục đích phát triển kinh tế.
+ Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại
quyền sử dụng đất đã được giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản
lý theo quy định của Luật Đất đai 2003 ( Khoản 5 Điều 4 Luật Đất đai
2003).[13]
+ BT khi Nhà nước thu hồi là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng
đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất (khoản 6 Điều 4
Luật Đất đai 2003).[13]
+ Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu
hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí di dời
đến địa điểm mới (Khoản 7 Điều 4 Luật Đất đai 2003).[13]
1.1.1.1. Bồi thường
Bồi thường là đền bù những tổn hại đã gây ra. Đền bù là trả lại tương
xứng với giá trị hoặc công lao. Như vậy bồi thường là trả lại tương xứng với
giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì hành vi của chủ thể khác.
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền
sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

5

1.1.1.2. Hỗ trợ
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu
hồi đất thơng qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời
đến địa điểm mới…
1.1.1.3. Tái định cư
Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đấy để
sinh sống và làm ăn. Tái định cư bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh
khỏi khi Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất để thực hiện các dự án phát triển.
Tái định cư được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài
sản, di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống,
thu nhập, cơ sở vật chất tinh thần tại đó. Như vậy tái đinh cư là hoạt động nhằm
giảm nhẹ các tác động xấu về KT-XH đối với một bộ phận dân cư đã gánh chịu
vì sự phát triển chung.
Hiện nay ở nước ta khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì
người sử dụng đất được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau
- Bồi thường bằng nhà ở.
- Bồi thường bằng giao đất ở mới.
- Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở.
Tái định cư là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan trọng trong
chính sách giải phóng mặt bằng. Các dự án tái định cư cũng được gọi là các dự án phát
triển và được thực hiện như các dự án khác. (Nghị định 197 năm 2004).[10]
1.1.1.4. Đặc điểm của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Khi tiến hành thực thiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư luôn
tồn tại 3 mối quan hệ: Nhà nước, người bị thu hồi, nhà đầu tư. Tuy nhiên, có thể
nhận thấy một điều là cùng một lúc, cùng địa điểm nhưng quyền lợi, nghĩa vụ và
trách nhiệm, lợi ích lại khác nhau, vì vậy chính sách bồi thường hỗ trợ và tái
định cư phải xây dựng sao cho phù hợp với mỗi quan hệ phức tạp này, đó là
chính sách liên quan đến lợi ích của mỗi bên.

Số hóa bởi trung tâm học liệu


/>

6
1.1.2. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường GPMB
Trong cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng có nhiều yếu tố tác động,
các yếu tố này có thể phần nào thúc đẩy công tác GPMB diễn ra thuận lợi hoặc
có thể gây cản trở tiến độ bồi thường GPMB, đó là những yếu tố sau:
- Tác động của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Tác động của công tác cho thuê đất, giao đất.
- Đăng kí đất đai lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý hợp đồng sử
dụng đất, thống kê kiểm kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về đất đai và tổ chức thực hiện.
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử
dụng đất đai.
1.1.3. Đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ TĐC
Nội dung này được Nhà nước quy định rõ ràng tại khoản 1 Điều 42 Luật đất
đai 2003 như sau: “Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất mà người bị thu
hồi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất thì người thu hồi đất được bồi thường”.[13]
1.1.3.1. Đối tượng được bồi thường, hỗ trợ TĐC theo quy định của pháp luật
Tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, cá nhân trong
nước, ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức đang sử dụng
đất bị Nhà nước thu hồi (gọi chung là người bị thu hồi đất) được bồi thường
thiệt hại về đất khi bị thu hồi đất sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phịng, lợi
ích cơng cộng phải là người có đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại về đất.
Người được bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất phải là người sử dụng
hợp pháp tài sản đó, phù hợp với quy định của pháp luật.
1.1.3.2. Điều kiện được đền bù thiệt hại
* Điều kiện được đền bù thiệt hại về đất

Theo quy định của Luật đất đai 2003 người bị Nhà nước thu hồi đất được
Bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất phải có một trong các
điều kiện sau:
- Có giấy CNQSDĐ theo quy định của pháp luật về đất đai.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

7
- Có quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có quyền theo quy định
của pháp luật đất đai.
- Hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa
phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản làm
muối, tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn ở niềm núi, hải đảo nay được
UBND xã, phường xác nhận là người sử dụng đất ổn định không có tranh chấp.
- Hộ gia đình cá nhân sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định thi hành án
của tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền đã được thi hành.
- Hộ gia đình cá nhân sử dụng đất mà trước đây cơ quan Nhà nước đã có
quyết định quản lý trong q trình thực hiện chính sách của đất đai của Nhà
nước, nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý mà hộ gia đình, cá nhân vẫn
chưa sử dụng.
* Điều kiện được bồi thường tài sản trên đất
Khi thu hồi đất, ngồi việc được bồi thường trên đất thì người bị thu hồi
sẽ được bồi thường về đất, bồi thường về tài sản trên đất theo những nguyên tắc
và điều kiện sau:
- Chủ sử hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt
hại thì được bồi thường.
- Chủ sử hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đó
thuộc đối tượng khơng được bồi thường thì tùy từng trường hợp cụ thể được bồi

thường hoặc hỗ trợ về tài sản.
- Nhà, cơng trình gắn liền với đất được xây dựng sau khi quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất công bố mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
cho phép xây dựng thì khơng được bồi thường.
- Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất
được cơng bố thì khơng được bồi thường.
- Chủ sử dụng tài sản là người có tài sản trên đất hợp pháp khi Nhà nước thu
hồi đất mà bị thiệt hại thì được đền bù thiệt hại theo giá hiện có của tài sản.[13]
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

8
1.2. Cơ sở khoa học của công tác bồi thƣờng GPMB
1.2.1. Cơ sở pháp lý
Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư luôn được Đảng và Nhà nước
quan tâm thể hiện bằng hệ thống chính sách trong từng thời kì của đất nước.
- Nghị định 151/NĐ/1959 quy định về thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất.
- Thông tư 1792/TT/1970 về bồi thường nhà cửa, đất đai, cây cối, hoa
màu cho nhân dân ở những vùng xây dựng kinh tế, mở rộng thành phố.
- Nghị định 22/CP/1998 về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất
để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng.
- Luật đất đai 2003 và nghị định 181/2004/NĐ - CP của chính phủ về
hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định 197/2004/NĐ - CP của chính phủ về bồi thường hỗ trợ tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Thông tư 116/2004/TT - BTC của Bộ tài chính về hướng dẫn thi hành
nghị định 197/2004/NĐ - CP.
- Nghị định 188/2004/NĐ - CP của chính phủ về phương pháp xác định giá đất.
- Thông tư 114/2004/TT - BTC về hướng dẫn thực hiện nghị định

188/2004/NĐ-CP.
- Nghị định 84/2007/NĐ - CP của Chính phủ quy định bổ sung về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Thông tư 06/2007/TT - BTNMT của Bộ tài nguyên môi trường về
hướng dẫn một số điều của nghị định 84/2007/NĐ - CP.
- Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT - BTC - BTNMT của Bộ tài chính Bộ Tài ngun mơi trường hướng dẫn một số điều của nghị định 84/2007/NĐ CP của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

9
- Nghị định 69/2009/NĐ - CP của Chính phủ bổ sung về quy hoạch sử
dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất.
1.2.2. Cơ sở khoa học
Theo Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.
Điều 38. Các trường hợp thu hồi đất Nhà nước thu hồi đất trong các
trường hợp sau đây:
Nhà nước sử dụng đất vào các mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc
gia, lợi ích cơng cộng, phát triển kinh tế.
Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà
nước có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đó có nguồn gốc từ ngân sách
nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản,
chuyển đi nơi khác, giảm hoặc khơng cịn nhu cầu sử dụng đất.
Sử dụng đất khơng đúng mục đích sử dụng, sử dụng đất khơng có hiệu quả.
Người sử dụng cố ý hủy hoại đất.

Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền.
Đất bị lấn chiếm trong các trường hợp sau đây:
- Đất chưa sử dụng bị lấn chiếm.
- Đất chưa được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất
đai 2003 mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm.
Cá nhân sử dụng đất mà khơng có người thừa kế.
Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất.
Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Đất được Nhà nước giao, cho th có thời hạn mà khơng được gia hạn khi
hết thời hạn.
Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền,
đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liền, đất
trồng rừng không được sử dụng trong 24 tháng liền.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

10
Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không
được thực hiện trong thời hạn 12 tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 4
tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực
địa mà khơng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho
thuê đất đó cho phép. (Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004
của Chính phủ). [10]
Điều 8: Điều kiện được bồi thường đất
Người bị Nhà nước thu hồi đất, có một trong những điều kiện sau đây thì
được bồi thường:
Có quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật về đất đai, nghĩa là cơ quan có thẩm quyền giao đất phải phù

hợp với quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm quy định.
Một số loại giấy tờ cụ thể như sau:
Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai theo quy định cuả pháp luật về
đất đai.
Có quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật đất đai.
Hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất ổn định được UBND xã, phường,
thị trấn xác nhận khơng có tranh chấp mà có một trong các giấy tờ sau đây:
Những giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do cơ
quan có thẩm quyền cấp trong q trình thực hiện chính sách đất đai.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời.
Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, hoặc tài sản gắn
liền với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất của cơ quan tổ chức
giao nhà và có xác nhận của UBND xã.
Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với
đất được UBND xã xác nhận đất sử dụng theo quy định của pháp luật.
Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất theo quy định
của pháp luật.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

11
Hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất khơng có giấy tờ quy định như trên
nhưng đất đã sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993 hay là sử dụng sau ngày
15/10/1993, nay được UBND cấp xã xác nhận là đất khơng có tranh chấp khi
Nhà nước thu hồi được bồi thường.
Hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất có một trong các giấy tờ quy định
tại khoản 3 Nghị định 197 điều này mà trên giấy tờ ghi tên người khác, kèm theo
giấy tờ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên

quan nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất chưa thực hiện thủ tục
chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được UBND xã xác
nhận là khơng có tranh chấp. (Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12
năm 2004 của Chính phủ). [10]
Điều 2: Đối tượng áp dụng
Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tơn giáo, hộ gia đình, cá nhân nước ngồi
đang sử dụng đát bị Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi chung là người bị thu hồi đất).
Người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, được bồi
thường đất, tài sản, được hỗ trợ và bố trí tái định cư theo quy định tại Nghị định này.
Nhà nước khuyến khích người có đất, tài sản thuộc phạm vi thu hồi đất để
sử dụng vào các mục đích quy định tại khoản 1, Điều 1 của Nghị định này tự
nguyện hiến, tặng một phần hoặc toàn bộ đất, tài sản cho Nhà nước. (Nghị định
197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ). [10]
Điều 6. Nguyên tắc bồi thường
Người bị Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện quy định tại Điều 8 của
Nghị định này thì được bồi thường, trường hợp khơng đủ điều kiện được bồi
thường thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là
UBND cấp tỉnh) xem xét để hỗ trợ.
Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường
bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu khơng có đất để bồi
thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có
quyết định thu hồi trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc bằng nhà
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

12
ở, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thực hiện thanh tốn
bằng tiền.
Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định
của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số
tiền được bồi thường, hỗ trợ để hoàn toàn trả ngân sách Nhà nước. (Nghị định
197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ). [10]
Điều 7. Những trường hợp thu hồi đất mà không được bồi thường.
Người sử dụng đất không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 của nghị
định này.
Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà
nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có ngân sách từ Nhà
nước; được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm; đất nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất mà tiền trả cho việc nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.
Đất bị thu hồi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3,
4, 5, 6, 7, 8, 9,10, 11 và 12 Điều 38 Luật đất đai 2003.
Việc xử lý tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất đối với
đất bị thu hồi quy định tại khoản này được thực hiện theo quy định tại khoản 3
Điều 34 và Điều 35 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004
của chính phủ về thi hành Luật đất đai.[8]
Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng.
Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích cơng ích của xã, phường, thị trấn.
Người bị Nhà nước thu hồi đất có một trong các điều kiện quy định tại
Điều 8 của Nghị định này nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại
khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12
năm 2004 của Chính phủ). [10]
Điều 41. Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án.
- Thẩm định phương án BTHT và TĐC đối với các trường hợp:
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>


13
- Thu hồi đất có liên quan từ 2 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên.
- Phương án BTHT và TĐC của dự án do UBND tỉnh phê duyệt.
- Nội dung thẩm định gồm:
- Việc áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ của dự án.
- Việc áp giá đất, giá tài sản để tính bồi thường.
- Phương án bố trí tái định cư.
- Việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư do Sở Tài
chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan cho phù hợp với đặc điểm, tính
chất của từng dự án.
- Trường hợp cần thiết, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập hội
đồng thẩm định do Giám đốc Sở Tài chính làm chủ tịch Hội đồng.
- Thời gian thẩm định tối đa là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề
nghị phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư của dự án; sau thời hạn trên, nếu cơ
quan thẩm định khơng có ý kiến thì Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Những phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án không
thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì khơng phải thẩm định.
- Sau khi có ý kiến của cơ quan thẩm định, chủ đầu tư giúp Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư, trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (Nghị định 197/2004/NĐCP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ). [10]
1.2.3. Các văn bản pháp quy của Nhà nước về bồi thường GPMB
Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
văn bản pháp quy đầu tiên là cơ sở cho việc xây dựng chính sách bồi thường
GPMB qua các điều khoản sau:
Điều 17: Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước… cùng các tài sản khác
mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.
Điều 18: Nói đến nhiệm vụ Nhà nước quản lý tồn bộ quỹ đất theo đúng
quy hoạch và pháp luật, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai
thác hợp lý quỹ đất đai…
Số hóa bởi trung tâm học liệu


/>

14
Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật đất đai 2003 hướng dẫn việc bồi thường GPMB đối với người có đất
bị thu hồi và việc hỗ trợ để thực hiện thu hồi đất. cùng với luật đất đai là một số
văn bản sau đi kèm: Các Nghị định, thơng tư có liên quan đến như:
- Thơng tư 114/2004/TT- BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực
hiện Nghị định số: 188/2004/NĐ- CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Nghị định 197/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 nghị định của chính phủ
về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định 84/2007/NĐ - CP ngày 25/05/2007 nghị định của chính phủ
quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,
thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Nghị định 69/2009/NĐ - CP ngày 13/08/2009 nghị định của chính phủ
về việc quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Thông tư số: 28/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài
Nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư số: 116/2004/TT - BTC ngày 7/12/2004 hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 197/2004/NĐ - CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường
thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
1.2.4. Các văn bản của địa phương có liên quan đến công tác bồi thường GPMB
- Căn cứ Quyết định số 1928/2010/QĐ-UBND ngày 17/9/2010 của UBND
tỉnh Bắc Kạn về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung cụ thể trong công tác quản
lý đất đai áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ban hành kèm theo Quyết định số

750/2009/QĐ-UBND ngày 14/4/2009 của UBND tỉnh Bắc Kạn.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

15
- Căn cứ Quyết định số: 628/2010/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2010 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc Quy định một số chính sách cụ thể về bồi
thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Căn cứ Quyết định số: 2800/QĐ - UBND ngày 24/12/2010 của UBND tỉnh
Bắc Kạn về việc quy định bảng giá các loại đất năm 2011 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Căn cứ Quyết định số: 1336/QĐ-UBND ngày 21/7/2011 của UBND tỉnh
Bắc Kạn về việc ban hành đơn giá bồi thường nhà ở, cơng trình phục vụ sinh
hoạt của hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất ttên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Căn cứ Quyết định : 601/2011/QĐ-UBND ngày 15/4/2011 của UBND
tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành bảng đơn giá bồi thường giải phóng mặt bằng đối
với cây trồng vật nuôi khi nhà nước thu hôi đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
1.3. Quy trình thực hiện bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng
Khi có quyết định của UBND Tỉnh về việc phê duyệt Dự án khu tái định
cư Đức Xuân - thị xã Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn, UBND thị xã Bắc Kạn thành
lập hội đồng BT&GPMB, thành lập tổ công tác thống kê bồi thường GPMB
thực hiện theo các bước sau:
Bƣớc 1: Giới thiệu địa điểm và thông báo thu hồi đất:
- Sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, chủ đầu tư tổ chức đo vẽ lập
bản đồ trích đo địa chính khu đất (đối với những nơi khơng có bản đồ địa chính)
hoặc trích lục bản đồ địa chính, gửi Sở Xây dựng để được cấp văn bản quy
hoạch hoặc giới thiệu địa điểm theo thẩm quyền.
Bƣớc 2: Lập phương án tổng thể về BT&GPMB, hỗ trợ tái định cư:
Chủ đầu tư hợp đồng với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái

định cư để tiến hành thống kê chi tiết diện tích, loại đất, chủ sử dụng đất, tài sản,
vật kiến trúc có trên đất, đối tượng hỗ trợ, tái định cư..tại nơi thực hiện dự án
đầu tư và nơi xây dựng khu tái định cư của dự án (nếu có) để lập phương án tổng
thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đồng thời cùng với quá trình khảo sát, lập
dự án đầu tư.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

16
Bƣớc 3: Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
Khi dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật cơng trình được duyệt,
UBND thị xã chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác bồi thường căn cứ kết quả biên
bản thống kê BT, bản đồ trích đo địa chính khu đất, đối chiếu với chế độ chính
sách hiện hành, tiến hành lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình Hội
đồng BT&GPMB họp, thơng qua:
- Lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư đã được Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thông qua.
UBND thị xã giao nhiệm vụ cụ thể cho các phịng ban chun mơn của các
huyện thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư đã được thẩm định. Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
tại Trụ sở UBND cấp xã, phường và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có
đất bị thu hồi để người bị thu hồi đất và những người có liên quan tham gia ý
kiến (Thời hạn niêm yết công khai là 20 ngày).
Việc kết thúc niêm yết phải được lập thành biên bản có xác nhận của Uỷ
ban nhân dân cấp xã, đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, đại diện những
người có đất bị thu hồi.

- Hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
+ Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi hết thời hạn niêm yết và tiếp nhận ý
kiến, Tổ chức làm nhiệm vụ BT, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý
kiến đóng góp bằng văn bản, nêu rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến
không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư và gửi kèm theo bản tổng hợp ý kiến đóng góp theo từng lĩnh vực đến
Phịng chun mơn thuộc UBND cấp huyện quy định tại tiết c khoản này để
nghiên cứu tiếp tục thực hiện.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

×