ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRIỆU QUANG HẢI
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
TẠI CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG GIAO THÔNG PHÁT TRIỂN KHU
VỰC BIÊN GIỚI KÉO HÁNG – THUA ĐỎNG KHOANG
XÃ CHÍ VIỄN, HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Lớp : K9 – QLĐĐ
Khoa : Quản lý Tài nguyên
Khoá học : 2013 – 2015
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Hữu Chiến
Thái Nguyên, năm 2014
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Tên đầy đủ
1 BTC Bộ Tài chính
2 BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
3 BT&GPMB Bồi thường và giải phóng mặt bằng
4 CP Chính phủ
5 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
6
NĐ
Nghị định
7 GPMB Giải phóng mặt bằng
8
HĐBT
Hội đồng bồi thường
9 UBND Ủy ban Nhân dân
10 QĐ
Quyết định
11 TT
Thông tư
12 TTLB
Thông tư liên bộ
13
THCS Trung học cơ sở
14
THPT Trung học phổ thông
15 TN & MT
Tài nguyên và Môi trường
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Thực trạng dân số và cơ cấu lao động Error: Reference source not
found
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 xã Chí Viễn Error: Reference
source not found
Bảng 4.3: Kết quả bồi thường đất ở Error: Reference source not found
Bảng 4.4: Kết quả bồi thường đất nông nghiệp Error: Reference source not
found
Bảng 4.5: Tổng hợp diện tích các loại đất bị thu hồi tại dự án . Error: Reference
source not found
Bảng 4.6: Tổng hợp bồi thường về cây cối, hoa màu Error: Reference source
not found
Bảng 4.7: Kết quả bồi thường nhà, công trình kiến trúc Error: Reference
source not found
Bảng 4.8: Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ Error: Reference source not
found
Bảng 4.9: Tổng hợp kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng Error:
Reference source not found
Bảng 4.10: Kết quả tổng hợp ý kiến của người dân Error: Reference source not
found
MỤC LỤC
Phần I 1
MỞ ĐẦU 1
- Văn hoá 25
- Môi trường 25
- Kinh tế 26
Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Với tốc độ đô thị hoá ngày càng cao hiện đang là một xu thế tất yếu của
các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Đối với mỗi
quốc gia, đô thị luôn đóng vai trò là trung tâm văn hoá kinh tế - xã hội quan
trọng, thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt. Trong công cuộc đổi mới để xây
dựng đất nước trở nên phồn vinh, Nhà nước ta luôn quan tâm chú trọng đặc
biệt vào công tác phát triển đô thị. Sự ra đời ngày càng nhiều của các công
trình cơ sở hạ tầng đã làm cho bộ mặt của cả nước ngày càng văn minh, hiện
đại. Tuy nhiên, để có thể triển khai được những dự án đầu tư phát triển kinh tế
xã hội đó đòi hỏi phải có một quỹ đất rất lớn để tạo mặt bằng thi công. Điều
này liên quan đến công tác GPMB (giải phóng mặt bằng), một bước tất yếu và
là điều kiện tiên quyết với mỗi dự án đầu tư xây dựng.
Trong giai đoạn hiện nay, GPMB là một yêu cầu khách quan của quá
trình đổi mới, góp phần thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và là yêu
cầu tất yếu của các dự án đầu tư xây dựng. Trong điều kiện đất đai ngày càng
khan hiếm hiện nay, thì GPMB càng khẳng định vai trò quan trọng, là điều
kiện cần để mọi dự án đầu tư xây dựng có thể bắt đầu. Trong quá trình thực
hiện, nhiều dự án xây dựng đã bị kéo dài, không thực hiện được đúng tiến độ
chỉ vì vướng mắc do khâu GPMB chưa thực hiện được. Như chúng ta đã biết,
GPMB là một công tác vô cùng phức tạp, gây nhiều khó khăn cho các đơn vị
thực hiện. Khó khăn do chi phí cho công tác GPMB rất lớn, tiến độ của công
tác lại phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố khách quan như tốc độ giải ngân, quỹ
đất, quỹ nhà dành cho tái định cư, sự hợp tác của những người dân, những tổ
chức có liên quan trực tiếp đến khu vực giải phóng…
1
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác GPMB đối với
mỗi dự án đầu tư xây dựng, đồng thời sau khi xem xét và tìm hiểu về tình
hình thực hiện cũng như những khó khăn trong quá trình thực hiện công tác
GPMB phục vụ cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Được sự nhất trí
của ban giám hiệu trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo: Th.S Hoàng Hữu Chiến. Em tiến hành thực hiện đề
tài “Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại công trình
đường giao thông phát triển khu vực biên giới Kéo Háng – Thua Đỏng
Khoang, xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”.
1.2. Mục đích của chuyên đề
- Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại công trình đường
giao thông phát triển khu vực biên giới Kéo Háng – Thua Đỏng Khoang, xã
Chí Viễn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn còn tồn tại trong công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng cuả dự án.
- Đề xuất những phương án giải quyết có tính khả thi và rút ra những bài
học kinh nghiệm trong công tác GPMB.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững Luật Đất đai hiện hành, các Nghị định, Thông tư có liên
quan đến công tác thu hồi đất, BT&GPMB, hỗ trợ tái định cư cho người dân
sau khi GPMB.
- Nắm vững các Quyết định, Tờ trình và các văn bản khác có liên quan
đến công tác BT&GPMB của Nhà nước và của địa phương.
- Nắm chắc khung giá bồi thường của Chính phủ, địa phương.
- Các giải pháp đưa ra phải có tính khả thi và phù hợp với thực tế địa phương.
- Đề tài có độ chính xác và mang tính thiết thực.
2
1.4. Ý nghĩa đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: Bổ sung những kiến thức đã học
trên lớp; học hỏi, tiếp cận những kiến thức, kinh nghiệm thực tế nhằm hiểu rõ
hơn về công tác Quản lý Nhà nước về đất đai, cụ thể là công tác BT&GPMB,
hỗ trợ tái định cư.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Từ quá trình nghiên cứu đề tài giúp tìm ra
được những thuận lợi, khó khăn trong công tác BT&GPMB của dự án để từ
đó rút ra những giải pháp khắc phục, góp phần đẩy nhanh tiến độ của dự án ở
hiện tại và trong tương lai.
3
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Khái niệm về bồi thường giải phóng mặt bằng
Thực chất của việc GPMB là chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển
mục đích sử dụng đất dưới sự điều tiết của Nhà nước.
Theo điều 4 của Luật Đất đai 2003 có ghi rõ:
- Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước trả lại giá trị
quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
- Thu hồi đất: Là Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử
dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường,
thị trấn quản lý theo quy định của Luật này.
- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước giúp đỡ người bị
thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để
di dời đến địa điểm mới.
- Tái định cư: Là việc Nhà nước bố trí chỗ ở cho người có đất bị thu hồi
mà phải di chuyển chỗ ở thì người sử dụng đất được bố trí chỗ ở.
Nhà nước quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất
bị thu hồi như sau: Theo điều 42 Luật đất đai 2003
“1. Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất mà người bị thu hồi đất
có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 của Luật này thì người bị
thu hồi đất được bồi thường, trừ các trường hợp quy đinh tại các khoản 2, 3,
4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 13 Điều 38 và các điểm b, c, d, đ và g khoản 1 Điều
43 của Luật này.
4
2. Người bị thu hồi loại đất nào thi được bồi thường bằng việc giao đất
mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi
thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.
3. Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và thực
hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường nhà ở, đất ở cho
người bi thu hồi đất mà phải di chuyển chố ở. Khu tái định cư được quy hoạch
chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển
bằng hoặc tốt hơn nơi cũ.
Trường hợp không có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất được bồi
thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu của Nhà
nước đối với khi vực đô thị; bồi thường bằng đất ở đối với khu vực nông thôn,
trường hợp giá trị quyền sử dụng đất ở bị thu hồi lớn hơn đất ở được bồi thường
thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.
4. Trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất mà
không có đất để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thi ngoài việc được bồi
thường bằng tiền, người bị thu hồi đất còn được Nhà nước hỗ trợ để ổn định
đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới.
5. Trường hợp người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường khi thu hồi
đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp
luật thì phải trừ đi giá trị nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trong giá trị được
bồi thường, hỗ trợ.
6. Chính phủ quy định việc bồi thường, tái định cư cho người có đất bị
thu hồi và việc hỗ trợ để thực hiện thu hồi đất. [2]
5
2.1.2. Đặc điểm của quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng
Bồi thường GPMB là quá trình đa dạng và phức tạp, nó thể hiện sự khác
nhau giữa các dự án, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia
và lợi ích của toàn xã hội. Chính vì vậy, công tác bồi thường GPMB có các
đặc điểm sau:
- Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau
với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và trình độ dân trí nhất định. Do vậy,
quá trình bồi thường thiệt hại cũng mang những đặc điểm riêng biệt.
- Tính phức tạp: Do đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng
trong đời sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân.
2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
2.2.1. Các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến công tác bồi
thường và giải phóng mặt bằng
- Luật Đất đai năm 2003.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về hướng
dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003.
- Nghị định số: 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính
phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và
Thông tư số: 116/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực
hiện nghị định số: 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính
phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của
Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
6
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ
quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,
thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về sửa
đổi bổ sung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004
của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Nghị định số: 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính
phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi
thường. hỗ trợ và tái định cư.
- Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ
Tài nguyên và môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
2.2.2. Các văn bản pháp quy của địa phương có liên quan đến công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng
- Quyết định số: 3336/2009/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2009 của
UBND tỉnh Cao Bằng về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Quyết định số 136/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2010 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc Ban hành quy định trình tự thủ tục
thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng.
- Quyết định số 638/2011/QĐ-UBND ngày 09 tháng 04 năm 2011 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quyết định số 3336/2009/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Cao Bằng Ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
7
- Quyết định số 2088/2012/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2012 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc Ban hành bảng giá các loại đất năm
2013 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2013 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc sửa đổi, bổ sung quy định ban hành kèm
theo Quyết định số 3336/2009/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2009 và
Quyết định số 638/2011/QĐ-UBND ngày 09 tháng 04 năm 2011của Ủy ban
nhân dân tỉnh về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 21 tháng 05 năm 2013 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc Ban hành bảng giá nhà và các công trình
xây dựng gắn liền với đất để tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất.
- Quyết định số 891/2011/QĐ-UBND ngày 20 tháng 05 năm 2011 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc Ban hành bẳng giá bồi thường cây
cối, hoa màu và thủy sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
2.2.3. Trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Căn cứ theo Quyết định số: 3336/2009/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12
năm 2009 của UBND tỉnh V/v ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại Điều 26
- Lập phương án về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại Điều 27
- Các bước tiến hành lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy
định tại Điều 28.
- Thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
quy định tại Điều 29.
- Công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại quy
định tại Điều 30.
8
- Thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại quy
định tại Điều 31.
- Quy định về bàn giao đất quy định tại Điều 32.
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư quy định tại Điều 33.
2.3. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số nước trên thế
giới, Việt Nam và tỉnh Cao Bằng
2.3.1. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số nước trên thế giới
Ở Trung Quốc, có thể nói, mục tiêu bao trùm lên chính sách bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư là hạn chế đến mức tối đa việc thu hồi đất, giải tỏa
mặt bằng, cũng như số lượng người bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất để thực
hiện dự án đầu tư. Nếu như việc thu hồi đất là không thể tránh khỏi thì có sự
chuẩn bị cẩn thận phương án đền bù, trên cơ sở tính toán đầy đủ lợi ích của
nhà nước, tập thể và cá nhân, đảm bảo cho những người bị thu hồi đất có thể
khôi phục lại hoặc cải thiện mức sống so với trước khi bị thu hồi đất.
Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, khi Nhà nước thu hồi đất thì
người nào sử dụng đất sau đó sẽ có trách nhiệm bồi thường. Người bị thu hồi
đất được thanh toán ba loại tiền: tiền bồi thường đất đai, tiền trợ cấp về tái
định cư, tiền trợ cấp bồi thường hoa màu trên đất. Cách tính tiền bồi thường
đất đai và tiền trợ cấp tái định cư căn cứ theo tổng giá trị tổng sản lượng của
đất đai những năm trước đây rồi nhân với hệ số. Tiền bồi thường cho hoa
màu, cho các loại tài sản trên đất được tính theo giá cả hiện tại.
Mức bồi thường cho giải tỏa mặt bằng được thực hiện theo nguyên tắc
đảm bảo cho người dân có cuộc sống bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ. Việc quản
lý giải phóng mặt bằng được giao cho các cục quản lý tài nguyên đất đai ở địa
phương đảm nhiệm. Tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng thửa đất nào sẽ trả
tiền thuê một đơn vị xây dựng giải tỏa mặt bằng.
9
Để giải quyết nhà ở cho người dân khi giải phóng mặt bằng, phương
thức chủ yếu của Trung Quốc là trả tiền và hỗ trợ bằng cách tính ba khoản
sau: Một là, giá cả xây dựng lại, chênh lệch giữa giá xây dựng lại nhà mới và
nhà cũ; Hai là, giá đất tiêu chuẩn; Ba là, trợ cấp về giá cả. Ba khoản này cộng
lại là tiền bồi thường về nhà ở.
Việc bồi thường nhà ở cho dân ở thành phố khác với việc bồi thường cho
dân ở nông thôn, bởi có sự khác nhau về hình thức sở hữu đất đai ở thành thị
và nông thôn. Đối với nhà ở của người dân thành phố, nhà nước bồi thường
bằng tiền là chính, với mức giá do thị trường bất động sản quyết định qua các
tổ chức trung gian để đánh giá, xác định giá. Với người dân nông thôn, nhà
nước thực hiện theo những cách thức rất linh hoạt, theo đó, mỗi đối tượng
khác nhau sẽ có cách bồi thường khác nhau: tiền bồi thường về sử dụng đất
đai; tiền bồi thường về hoa màu; bồi thường tài sản tập thể.
Theo đánh giá của một số chuyên gia tái định cư, sở dĩ Trung Quốc có
những thành công nhất định trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là
do thứ nhất, đã xây dựng các chính sách và thủ tục rất chi tiết, ràng buộc đối
với các hoạt động tái định cư, đảm bảo mục tiêu tạo cơ hội phát triển cho
người dân tái định cư, tạo các nguồn lực sản xuất cho những người tái định
cư. Thứ hai, năng lực thể chế của các chính quyền địa phương khá mạnh.
Chính quyền cấp tỉnh chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc thực hiện chương
trình bồi thường hỗ trợ tái định cư. Thứ ba, quyền sở hữu đất tập thể làm cho
việc thực hiện bồi thường hỗ trợ tái định cư có nhiều thuận lợi, đặc biệt là ở
nông thôn. Tiền đền bù cho đất đai bị mất không trả cho từng hộ gia đình mà
được cộng đồng sử dụng để tìm kiếm, phát triển đất mới hoặc mua của các
cộng đồng sở tại hay dùng để phát triển kết cấu hạ tầng. Chính quyền thôn, xã
chịu trách nhiệm phân chia cho các hộ bị ảnh hưởng.
10
Bên cạnh những thành công như vậy, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư của Trung Quốc cũng bộc lộ những tồn tại nhất định mà chủ yếu là
vấn đề việc làm; tốc độ tái định cư chậm, thiếu đồng bộ, thực hiện giải phóng
mặt bằng trước khi xây xong nhà tái định cư [1]
Ở Thái Lan, cũng giống như ở nhiều nước khác trong khu vực châu Á,
quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, mọi giao dịch về đất đai đều do cơ
chế thị trường điều tiết. Tuy nhiên, với những dự án do Chính phủ quản lý,
việc đền bù được tiến hành theo trình tự: tổ chức nghe ý kiến người dân; định
giá đền bù.
Giá đền bù phụ thuộc vào từng khu vực, từng dự án. Nếu một dự án
mang tính chiến lược quốc gia thì nhà nước đền bù với giá rất cao so với giá
thị trường. Nhìn chung, khi tiến hành lấy đất của dân, nhà nước hoặc cá nhân
đầu tư đều đền bù với mức cao hơn giá thị trường. [1]
Ở Hàn Quốc, vào những năm 70 của thế kỷ trước, trước tình trạng di
dân ồ ạt từ các vùng nông thôn vào đô thị, thủ đô Xơ-un đã phải đối mặt với
tình trạng thiếu đất định cư trầm trọng trong thành phố. Để giải quyết nhà ở
cho dân nhập cư, chính quyền thành phố phải tiến hành thu hồi đất của nông
dân vùng phụ cận. Việc đền bù được thực hiện thông qua các công cụ chính
sách như hỗ trợ tài chính, cho quyền mua căn hộ do thành phố quản lý và
chính sách tái định cư.
Các hộ bị thu hồi đất có quyền mua hoặc nhận căn hộ do thành phố quản
lý, được xây tại khu đất được thu hồi có bán kính cách Xơ-un khoảng 5 km.
Vào những năm 70 của thế kỷ trước, khi thị trường bất động sản bùng nổ, hầu
hết các hộ có quyền mua căn hộ có thể bán lại quyền mua căn hộ của mình
với giá cao hơn nhiều lần so với giá gốc. [1]
11
2.3.2. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Việt Nam
* Trước khi có Luật Đất đai 2003
Từ đầu những năm 90 công cuộc đổi mới trên toàn đất nước đã tạo nhiều
điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, ngày càng nhiều
dự án đầu tư phát triển đòi hỏi phải sử dụng đất với quy mô lớn và tất yếu
kèm theo là giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người có đất bị thu hồi.
Trước tình hình đó các Điều luật, thông tư, Nghị định ra đời để hoàn chỉnh
việc bồi thường thiệt hại cho người có đất bị thu hồi. Trong đó:
+ Nghị định 90/1994/NĐ-CP ngày 18/08/1994 của Chính phủ về đền bù
thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng và mục đích an ninh, quốc
phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thay thế tất cả các văn bản, chính
sách trước đó của nhà nước về bồi thường, giải phóng mặt bằng.
- Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 ban hành khung giá các loại đất
- Thông tư Liên bộ số 94/TTLB ngày 14/11/1994 của Liên bộ Tài chính
– Xây dựng - Tổng cục Địa chính – Ban vật giá Chính phủ hướng dẫn thi
hành Nghị định 87/CP.
- Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về đền bù thiệt hại khi nhà
nước thu hồi đất thay thế Nghị định 90/1994/NĐ-CP, quy định rõ phạm vi áp
dụng, đối tượng phải đền bù, đối tượng được đền bù, phạm vi đền bù, đặc biệt
người có đất bị thu hồi có quyền được lựa chọn một trong ba phương án đền
bù bằng đất, bằng tiền hoặc bằng đất và bằng tiền.
- Thông tư 145/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành
Nghị định 22/1998/NĐ-CP bao gồm các phương pháp xác định hệ số K, nội
dung và chế độ quản lý, phương án đền bù và một số nội dung khác.
- Văn bản số 4448/TC-QLCS ngày 04/9/1999 của Cục Quản lý Công sản -
Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý một số vướng mắc trong công tác đền bù GPMB.
12
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai ngày 29/6/2001 quy
định cụ thể hơn về việc bồi thường thiệt hại và GPMB, cụ thể:
- Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của
người sử dụng đất vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích
công cộng thì người bị thu hồi đất được bồi thường hoặc hỗ trợ. Việc bồi
thường hoặc hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
- Nhà nước có chính sách để ổn định đời sống cho người có đất bị thu
hồi. Trong trường hợp người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thì được mua
nhà ở của Nhà nước hoặc được giao đất có thu tiền sử dụng đất để làm nhà ở.
Trong trường hợp phương án bồi thường được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt, được công bố công khai và có hiệu lực thi hành theo quy
định của pháp luật mà người bị thu hồi đất không thực hiện quyết định thu hồi
thì cơ quan quyết định thu hồi đất có quyền ra quyết định cưỡng chế. Trong
trường hợp Chính phủ ra quyết định thu hồi đất thì UBND Tỉnh, Thành phố
trực thuộc Trung ương ra quyết định cưỡng chế. Trong trường hợp cộng đồng
dân cư xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng của cộng đồng theo quy
hoạch bằng vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước hỗ trợ thì việc bồi thường
hoặc hỗ trợ cho người có đất được sử dụng để xây dựng công trình do cộng đồng
dân cư và người có đất đó thoả thuận.
* Sau khi có Luật đất đai 2003
Sau khi Luật đất đai 2003 được ban hành, Nhà nước đã ban hành nhiều
các văn bản dưới Luật như Nghị định, Thông tư cụ thể hoá các điều luật về
giá đất, bồi thường, tái định cư để phù hợp với tình hình thực tế bao gồm:
- Nghị định số 188/2004/NĐ – CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Thông tư số 114/2004/TT – BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính về
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ – CP.
13
- Nghị định số: 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính
phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và
Thông tư số: 116/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực
hiện nghị định số: 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính
phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ
quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,
thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về sửa
đổi bổ sung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004
của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Nghị định số: 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính
phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi
thường. hỗ trợ và tái định cư.
- Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ
Tài nguyên và môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
Trên đây là những văn bản hướng dẫn bồi thường thiệt hại khi nhà nước
thu hồi đất được áp dụng trên phạm vi cả nước. Ngoài ra do điều kiện, tình
hình cụ thể của mỗi tình mà có những văn bản kèm theo để cụ thể hóa hoặc
điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi địa phương.
2.3.3. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Cao Bằng
Trong những năm qua mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng
thực hiện công tác GPMB, toàn tỉnh đã bàn giao đất để triển khai hàng trăm
công trình, dự án đầu tư. Song nhìn chung công tác GPMB trong tỉnh còn
14
nhiều trì trệ, chưa đáp ứng nhu cầu đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội,
gây tác động xấu đến môi trường đầu tư của tỉnh.
Trước tình hình đó, nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17 tháng 01 năm
2008 của hội nghị lần thứ 11 ban chấp hành đảng bộ tỉnh Cao Bằng khóa XVI
về mục tiêu và một số nhiệm vụ trong tâm năm 2008 đã đề ra một số biện
pháp lãnh đạo nhằm tạo sự đột phá trong công tác GPMB. Theo đó các cấp ủy
đảng, chính quyền, đoàn thể phải tập chung chỉ đạo tổ chức thực hiện và
tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt công tác GPMB các dự án. Các
huyện, thị ủy phải có nghị quyết chuyên đề về công tác GPMB tại địa phương
mình, đặc biệt là các dự án trọng điểm; đồng thời chỉ đạo các đảng ủy xã,
phường, thị trấn ra nghị quyết chuyên đề về chỉ đạo thực hiện nội dung công
tác GPMB. Ban thường vụ cấp ủy thường xuyên nghe báo cáo và chỉ đạo
công tác GPMB các dự án xây dựng tại địa phương mình.
Nghị quyết cũng yêu cầu cán bộ, đảng viên, công nhận viên chức, cán bộ
chiến sĩ lực lượng vũ trang trong toàn tỉnh phải gương mẫu thực hiện và tuyên
truyền, vận động gia đình chấp hành nghiêm chế độ, chính sách của Nhà nước
về đền bù GPMB để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án. Đồng thời xử lý
nghiêm, kịp thời những cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, nhất là người đứng
đầu đơn vị, địa phương làm chậm công tác GPMB, ảnh hưởng đến tiến độ xây
dựng các công trình, dự án.
Với nội dung của nghị quyết nêu trên, tỉnh ủy Cao Bằng đã đưa việc lãnh
đạo công tác GPMB thành nhiệm vụ chính trị cấp bách, thường xuyên của các
cấp ủy đảng và tổ chức thực hiện GPMB trở thành nhiệm vụ công tác của cả
hệ thống chính trị ở địa phương.
15
Phần III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạmvi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại công trình đường
giao thông phát triển khu vực biên giới Kéo Háng – Thua Đỏng Khoang
- Những cơ chế, chính sách của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
liên quan đến công tác BT&GPMB khi Nhà nước thu hồi đất.
3.1.2. Phạm vị nghiên cứu
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại công trình đường giao
thông phát triển khu vực biên giới Kéo Háng – Thua Đỏng Khoang, xã Chí
Viễn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Dự án: công trình đường giao thông phát triển khu vực biên giới Kéo
Háng - Thua Đỏng Khoang, xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu đề tài
Từ ngày 26/05/2014 đến ngày 25/08/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực khu vực bồi
thường, GPMB.
- Đánh giá kết quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại công
trình đường giao thông phát triển khu vực biên giới Kéo Háng - Thua Đỏng
Khoang trên địa bàn xã Chí Viễn.
- Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng qua ý kiến người
dân khu vực giải phóng mặt bằng.
16
- Đánh giá những ảnh hưởng của công tác GPMB tới đời sống của nhân
dân khu vực GPMB.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của công tác BT&GPMB.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu
- Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại các phòng ban liên quan đến
công tác BT & GPMB.
- Điều tra, phỏng vấn trực tiếp gia đình, cá nhân thuộc diện bồi thường
thiệt hại về đất và những ảnh hưởng của dự án, sử dụng bộ câu hỏi, phiếu
điều tra.
- Thu thập tài liệu, số liệu từ báo chí, từ các phương tiện truyền thông.
- Các văn bản pháp lý của Nhà nước hướng dẫn thực hiện công tác
BT&GPMB.
3.4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu đã thu thập được về tổng
diện tích bị thu hồi, tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ cũng như chi tiết từng
hạng mục, từng loại đất và mức ảnh hưởng của dự án.
- Phương pháp so sánh: Từ số liệu đã điều tra và thống kê trong phạm vi
của dự án về diện tích bị thu hồi và số tiền bồi thường so sánh với giá thị
trường, khung giá của Chính phủ và bảng giá đất của tỉnh Cao Bằng.
- Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu điều tra thu thập được sử dụng
phần mềm, Word, Excel để tổng hợp xử lý.
17
Phần IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Chí Viễn nằm về phía đông huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng,
thuộc xã miền núi vùng biên giới với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Diện tích tự nhiên của xã là 4.395,43 ha, có đường biên giới Việt – Trung dài
2,0 km, ranh giới xã được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Đại Tân (Quảng Tây, Trung Quốc)
- Phía Đông giáp xã Đàm Thủy.
- Phía Đông Nam giáp xã Thắng Lợi - huyện Hạ Lang.
- Phía Nam giáp xã Đức Quang - huyện Hạ Lang.
- Phía Tây giáp xã Phong Châu.
- Phía Tây Bắc giáp xã Đình Phong.
4.1.1.2. Khí hậu, thời tiết
Theo tài liệu khí hậu của huyện Trùng Khánh, xã có khí hậu á nhiệt đới
gió mùa với những đặc trưng sau:
- Nhiệt độ không khí: bình quân năm 19,8
0
C, trong năm có 3 tháng
(tháng 12; 1; 2) có nhiệt độ trung bình dưới 15
0
C, trong đó tháng 1 nhiệt độ
trung bình dưới 11,6
0
C; nhiệt độ thấp tuyệt đối -3
0
C. Mùa lạnh kéo dài từ
tháng 10 năm trước tới tháng 4 sang năm. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9
có nhiệt độ trung bình 24,2
0
C; nhiệt độ cao tuyệt đối 36,3
0
C. Biên độ nhiệt
giữa các tháng trong năm chênh lệch trung bình 7,5
0
C; giữa ngày và đêm
cũng lớn, tháng 12 là 8,8
0
C.
18
- Lượng mưa bình quân hàng năm 1665,5 mm, năm cao nhất 2870,6
mm, năm thấp nhất 1188 mm, lương mưa lớn nhưng phân bố không đều; mùa
mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 9 chiếm 82,5% tổng lượng mưa cả năm.
Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, tháng ít chỉ đạt 0,1 –
0,2 mm, thậm chí có tháng không mưa.
- Độ ẩm tương đối bình quân năm là 81% giữa các tháng trong năm
biến thiên từ 77 – 82%. Mùa khô nhất là từ tháng 11 đến tháng 1 độ ẩm tương
đối thấp, có ngày có lúc chỉ đạt 10 – 14%.
- Gió: Mùa hè có gió đông nam và gió nam; mùa đông có gió mùa đông
bắc thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Ngoài ra có những năm
còn xuất hiện hiện tượng mưa đá vào tháng 4, 5 hoặc tháng 9, 10; sương muối
vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau, bình quân 6 ngày/năm, số ngày xuất hiện
thường từ 1 – đến 20 ngày, có từ 1 – 2 đợt.
- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm 1.950 giờ/năm.
4.1.1.3. Địa hình, địa mạo
Chí Viễn là xã miền núi, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 500
– 800m. Địa hình xã được phân chia làm ba khu vực:
- Khu vực 1: Khu vực địa hình thấp tương đối bằng phằng, có độ cao 500
m so với mặt nước biển, nằm dọc hai bên sông Quây Sơn trồng lúa màu; thuận
lợi cho giao thông thủy lợi, phát triển trồng trọt, xây dựng cơ sở hạ tầng…
- Khu vực 2: : Là khu vực núi đá, độ cao trung bình từ 600 – 800m so
với mực nước biển, tập trung chủ yếu ở bắc sông Quây Sơn giáp với Trung
Quốc. Xen kẽ các dãy núi đá là các thung lũng nhỏ, rãi rác.
- Khu vực 3: Ở phía Đông Nam của xã dạng địa hình đồi núi đất, độ cao 600
- 800 m so với mặt nước biển, đây chủ yếu là nơi có những khu rừng tái sinh.
19
- Dạng địa hình thung lũng năm ở ven các chân núi đá, chủ yếu là các
khu vực trũng ven chân các khối núi chính, hầu hết diện tích các thung lũng
đều nhỏ và rải rác.
4.1.1.4. Thủy văn
Trên địa bàn có hệ thống sông suối phân bố khá đều song đều có đặc
điểm nhiều nước về mùa mưa và cạn nước về mùa khô (tháng 11 đến tháng 4
năm sau) nguồn nước ngầm chưa được điều tra song theo quan sát sợ bộ thì
đều năm sâu so với nguồn nước mặt.
4.1.1.5. Thổ nhưỡng
- Đất thung lũng, cánh đồng: Bao gồm đất phù sa khe suối, đất nâu vàng
trên trầm tích và phủ sa cổ loại đất này có tầng đất khá dày, độ phì khá, thành
phần cơ giới trung bình.
- Đất dạng đồi và núi thấp: Độ cao đến dưới 700 m
Có các loại đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch, đá sét, đá cát
- Đất có dạng núi trung bình từ: 700 – 1700 m
Có các loại đất đỏ vàng phát triển trên đá sét (F
s
) kết cấu không tốt khô cằn.
4.1.1.6. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất: Chí Viễn có tổng diện tích tự nhiên 4395,43 ha trong
đó: Đất nông nghiệp 916,57 ha (28,85%), đất phi nông nghiệp 267,71 ha
(6,09 %), đất chưa sử dụng 31,95 ha (chiếm 0,7 %).
- Nhóm đất phù sa có hai loại là đất phù sa không được bồi và đất phù sa
ảnh hưởng Cac bon nát. Nhóm đất này chiếm tỷ lệ thấp được bố trí ở hai bên
dọc theo bờ sông Quây Sơn, phù hợp cho việc phát triển các loại cây trồng
như lúa, ngô, và các loại cây trồng hàng năm khác.
- Nhóm đất đồi có 4 loại là đất đỏ nâu trên đá vôi, đất nâu vàng trên đá
vôi, đất nâu vàng trên phiến sét và đất dốc tụ trong thung lũng. Đây là loại đất
20