Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

cn6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.86 KB, 25 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I/ Đặt vấn đề: Cơ thể, giới tính, tình cảm, sức khỏe… đó là những vấn đề mà không ít người quan tâm đến. Chúng ta không chỉ tìm hiểu về những con tàu vũ trụ thám hiểm những miền đất lạ xa xôi, mà trên hết và quan trọng hơn hết là hiểu biết nhiều hơn về bản thân mình, biết về cơ thể, tình cảm của mình. Qua buổi sinh hoạt này cô không có tham vọng là sẽ cho các em biết tất cả những gì bí mật về cơ thể mình, nhưng ít nhiều cũng trao đổi được với các em những điều hệ trọng, thầm kín trong cuộc sống. Hy vọng giúp được các em nhiều điều bổ ích hằng ngày..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> II/ Nội dung: 1/ Tại sao các em là gái?. 44 A + X Y. 44 A + X X. 22 A + X. 44 A + XY. 22 A + Y. 22 A + X. 44 A + XX.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> -Trong tự nhiên, mọi sinh vật không ngừng phát triển và thay đổi. Con người cũng vậy, kể từ khi sinh ra cơ thể chúng ta ngày càng lớn lên, trí tuệ ngày càng thêm sâu sắc. Có một khoảng thời gian đặc biệt mà chúng ta có những bước phát triển nhảy vọt, đó là tuổi dậy thì. Thường kéo dài 4 năm và bắt đầu ở độ tuổi 11, với những dấu hiệu xuất hiện...biến các cô bé trở thành các cô gái, có những thay đổi cả về tâm lý và sinh lý..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2/ Vóc dáng cơ thể : Từ 1 em gái nhỏ, cơ thể bắt đầu có vóc dáng thiếu nữ. Trong vài năm trước khi hành kinh chiều cao tăng khá nhiều, khi hành kinh rồi cơ thể lại phát triển về bề ngang nhiều hơn trước, cặp vú nhú lên, mông nở nang hơn trước, lớp mỡ dưới da dày lên làm cho cơ thể các em mềm mại và giàu nữ tính. Quá trình này ở mỗi người diễn ra với tốc độ khác nhau : Có em thì lớn từ từ, có em lại vụt lớn bổng « như ăn phải bột nở ». Cơ thể thấy có nhiều biến đổi : Khi béo tròn, có khi mảnh dẻ, thường đến 18 – 20 tuổi mới đạt đến hình dáng ổn định theo các đặc tính di truyền của cha mẹ cho..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Thay đổi cơ thể của vị thành niên nữ: vú phát triển và to dần, phát triển lông mu và lông nách, lớn nhanh, có kinh nguyệt, thay đổi ở cơ quan sinh dục ngoài, hoàn thiện cơ quan sinh dục trong (tử cung, âm đạo, buồng trứng…) Thay đổi cấu trúc: Buồng trứng, tử cung, âm vật… tăng kích thước, ngực nở nang - Mọc lông ở nách và vùng kín - Xuất hiện kinh nguyệt - Da mềm, trơn láng, tăng tiết mồ hôi - Nổi mụn.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Thay đổi hình thể:Tích tụ mỡ ở vùng ngực, mông, đùi tạo hình dạng mềm mại - Xương dài ra nhanh (con gái cao nhanh trong giai đoạn dậy thì nhưng cũng ngừng cao sớm hơn con trai. Thay đổi tâm sinh lý: - Hay xúc động, suy nghĩ vẩn vơ - Dễ rung động trước người khác phái - Bắt đầu chú ý đến dáng vẻ bề ngoài..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 3/ Vú phát triển : - Các tuyến sữa phát triển, lớp mỡ ngực dày lên làm cho đôi vú nhú lên và ngày càng đầy đặn. Dấu hiệu phát triển đầu tiên thường là quầng vú ( vùng sẫm quanh núm vú ) dầy lên sẫm lại. Sau đó là bầu vú nhú lên nhọn nhọn, lớn dần và tròn trịa dần. Trong thời gian này vú có thể ngứa hoặc đau tức một chút, có thể trong lớp em có bạn ngực còn phẳng mà bạn khác đã đầy đặn, đừng ngạc nhiên, vì mỗi cơ thể bắt đầu phát triển ở thời điểm riêng : + Có em nhú lên từ lớp 4, lớp 5 nhưng cũng có em lớp 9 còn cởi trần chạy tắm mưa ngoài đường ngực không có gì hết đến lớp 11 mới thấy phát triển. + Có em ngực bé mà cái đầu (ti ) to mặc áo nào cũng nhô nhô lên trông ngượng lắm..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Cũng như sắc da, vóc dáng người mỗi người mỗi dạng, quầng vú, núm vú có màu sắc, độ lớn cũng vô cùng đa dạng : +Có em ngực không tệ mà đầu ( ti ) to chẳng bằng ngón tay út, hoặc núm vú không nhô ra ngoài. - Hai bên ngực thường phát triển không đều, 1 cái lớn trước, 1 cái lớn sau. Vì thế các em đừng ngạc nhiên nếu thấy ngực mình chỉ nhú 1 bên, chẳng mấy chốc bên kia sẽ đuổi kịp..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> * Sử dụng quần, áo lót : - Áo lót : Ngực phát triển đến một mức độ nào đó đa số các em gái bắt đầu mặc áo lót, có thể để cho ngực được kín đáo, để bảo vệ ngực, để làm duyên hay để giống chúng bạn. Nhưng các em phải nhớ: Mặc áo lót sao cho vừa vặn, dây vòng quanh ngực vừa khít, dây treo ngực vừa phải, không nên mặc áo lót chật, cản trở máu lưu thông, lại bí, gây tù đọng mồ hôi. - Quần lót: Không nên mặc quần lót nilon dễ bị ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ngứa khó chịu. Tốt nhất các em hãy mặc quần lót vải coton, để được thoáng mát dễ chịu..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 4/ Trứng cá :. -Trứng cá là sản phẩm của các tuyến chất nhờn bên dưới da. Khi dậy thì các tuyến này hoạt động mạnh hơn, bã nhờn nếu không thoát ra mà nằm ở lại lỗ chân lông tích tụ dần thành một cục nhỏ trắng trắng, vàng vàng dưới da chính là trứng cá. Thường thì ngoài 20 tuổi trứng cá sẽ giảm dần hoặc hết hẵn. + Có em lên nhiều trứng cá khi thức khuya, khi có điều lo lắng lúc gần kì thi… + Một số em khác lên trứng cá khi sắp hành kinh hoặc do uống cà phê, nước chè, hút thuốc. Như vậy, nếu nhận thấy có 1 yếu tố kích thích trứng cá mọc thì hãy tránh nó đi..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> * Nên ăn nhiều rau, qủa và thức ăn nhiều chất xơ giúp bài tiết dễ dàng, nên rửa mặt sạch sẽ, chà xát mặt nhẹ nhàng thường xuyên cũng giúp máu lưu thông. Nhưng không nên rửa quá nhiều lần làm da mặt khô, các tuyến tiết thêm chất nhờn, có thể làm trứng cá tăng thêm. * Đa số các nốt trứng cá nhỏ sẽ lặn đi, một số ít là lớn và tồn tại lâu, tốt nhất là đừng nên nặn vì có thể làm trứng cá tăng thêm do lan ra. Chỉ nên nặn khi trứng cá đã thật chín muồi, dễ nặn. Tránh làm tổn thương, xây xát các vùng da xung quanh tạo điều kiện cho vi khuẩn đột nhập cơ thể gây nhiễm trùng hoặc có thể tạo sẹo. Cần thận trọng với những nốt trứng cá quanh miệng – úp ngang bàn tay lên miệng – đây là khu vực cấm dễ nhiễm trùng nặng - xấu hơn nhiều..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 5/ Hành kinh và chu kì kinh nguyệt :. -Khi hỏi : « Tại sao hàng tháng con gái thấy kinh ». Nhiều em trả lời đúng nhưng cũng có em trả lời : - Đây là chất độc của cơ thể đưa ra ngoài, - Đây là do trứng vỡ ra ... Vậy thực ra hành kinh là gì ?.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> a/ Hiện tượng kinh nguyệt : Sau hành kinh vài ngày, não gửi tín hiệu bằng hoocmon đến buồng tứng kích thích tế bào trứng phát triển và chín. Cùng với sự phát triển của trứng, hoocmôn từ buồng trứng tiết ra có tác dụng làm cho lớp niêm mạc tử cung dày, xốp, chứa nhiều mạch máu để đón trứng đã được thụ tinh xuống làm tổ..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Nhưng nếu trứng không được thụ tinh thì sau 14 ngày kể từ khi trứng rụng thể vàng bị tiêu giảm nên lớp niêm mạc sẽ bị bong ra từng mảng, thoát ra ngoài cùng với máu và dịch nhày, đó là hiện tượng kinh nguyệt..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> b/ Chu kì kinh nguyệt : Hệ sinh dục có những hoạt động theo chu kì : Trứng rụng khỏi buồng trứng để có thể kết hợp với tinh trùng( nếu có), niêm mạc tử cung dày lên chuẩn bị ổ cho trứng, nếu trứng không gặp tinh trùng thì ổ tự thải (tức hành kinh) để rồi lại xây ổ mới. Trong bao nhiêu vận động đó chỉ có hành kinh là biểu hiện ra ngoài, nên ta lấy điểm bắt đầu hành kinh làm mốc tính chu kì kinh nguyệt. Nếu tháng 3 bạn bắt đầu hành kinh vào ngày 25, tháng tư vào ngày 27 thì khoảng thời gian từ ngày 25/3 đến 27/4 là một chu kì kinh nguyệt..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 1. Ngày 1. Tháng. 2. 3. 4. 5. 6. 7. X. 8. 9. X. 4. 11. 12. 13. 14. .... .... …. …. …. …. 22. 23. X X. 2. 3. 10. X. X X. X X. X. X. X. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. Bảng theo dõi chu kì kinh nguyệt. 24. 25. 26. 27. 28.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> • Chu kì thường dài khoảng 21 – 35 ngày. Đa số phụ nữ có những chu kì chênh lệch nhau vài ngày, có những lúc dao động đến 1 tuần, nửa tháng. Các bạn gái mới lớn kinh nguyệt có thể chưa ổn định, còn dao động nhiều..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> c/ Giải đáp một số thắc mắc về kinh nguyệt : -Tại sao máu kinh đỏ thẫm.... lại có những cục ? Máu kinh có thể màu không giống máu tươi. Vì không chỉ là máu mà còn có các chất tiết và mô niêm mạc tử cung, lại đi cả chặng đường từ tử cung qua âm đạo và ra ngoài nên có thể đổi màu. Các cục trong máu kinh chỉ là những mảnh nhỏ niêm mạc tử cung. Các em đừng lo ngại. -Tại sao khi hành kinh có khi lại đau bụng, đau ngực, đau đầu.... ? Do chất gây co rút tử cung protaglandin gây ra. Có khi đau ít hoặc nhiều có khi không đau..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> -Thường khi hành kinh có hiện tượng buồn nôn, lên nhiều trứng cá. Là do tác động của hooc môn trong cơ thể, tuy khó chịu nhưng vẫn khỏe chứ không hề ốm bệnh gì cả. Các hiện tượng này sẽ giảm mạnh khi ra kinh nhiều hơn và hành kinh xong thì hết..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Khi hành kinh phải kiêng tắm gội có đúng không? Hành kinh là hiện tượng sinh lí bình thường của cơ thể, không phải là bệnh tật. Do vậy khi hành kinh các em nên tắm gội để giữ vệ sinh. Nếu mệt nên tắm nước ấm, nơi kín gió. - Hoạt động nặng có hại gì không? Hãy nghe theo tín hiệu của cơ thể. Đúng là có những em thấy mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi nhiều, nhưng nếu thấy khoẻ mạnh bình thường thì không nên thay đổi nhịp sinh hoạt thường ngày. Có nhiều em nghiệm thấy khi hành kinh hoạt động thể thao lại thoải mái hơn. - Không lên chùa, nhà thờ .... khi hành kinh.....? Hành kinh là hiện tượng sinh lý lành mạnh, là dấu hiệu về khả năng thực hiện thiên chức làm mẹ chứ không làm cho người phụ nữ dơ bẩn..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> d/ Xử lí máu kinh như thế nào ? Hiện nay có nhiều phương tiện để thấm máu kinh : + Hiện đại : Có băng vệ sinh đóng gói sẵn đủ các loại. + Cổ điển : Có vải xô, khăn mặt, bông y tế ... Khi hành kinh các em nên mặc quần lót ôm để giữ miếng thấm chặt vào người, cần xử dụng loại quần lót bằng chất vải côton ( vải sợi bông ) để được thoáng mát, dễ chịu. Máu kinh trong cơ thể rất sạch nhưng khi ra ngoài lại là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, do đó khi hành kinh các em thấy ngứa ở âm hộ là vì thế..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Giữ vệ sinh thân thể: thường xuyên tắm gội, thay quần áo. Vệ sinh bộ phận sinh dục: hàng ngày rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng nước sạch và xà phòng có độ xút thấp, thay quần áo lót… Vệ sinh kinh nguyệt: rửa bộ phận sinh dục ngoài và thay băng vệ sinh, dùng loại băng vệ sinh sản xuất sẵn đảm bảo chất lượng an toàn hoặc vải màn, giấy thấm. Nếu dùng vải màn thì phải giặt sạch bằng xà phòng và phơi khô. Không ngâm bồn, lội bùn, ngâm nước ao hồ vào những ngày có kinh..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> *Em nên thay miếng thấm vải tối thiểu 4 lần một ngày ( sáng ngủ dậy, buổi trưa, chiều tối, trước khi đi ngủ ), nếu ra kinh nhiều thì thay nhiều lần, mỗi lần thay nên rửa sạch bằng nước sạch ( có thể dùng ít xà phòng thơm ) đừng rửa bên trong âm đạo để tránh nhiễm trùng. + Cách đặt miếng thấm..... + Lưu ý : Quần áo lót khi hành kinh, giặt sạch, phơi chỗ thoáng gió, có nắng. Đến trường chú ý không để giây ra bàn ghế, sau khi sử dụng miếng thấm bỏ đúng nơi qui định....

<span class='text_page_counter'>(25)</span>

<span class='text_page_counter'>(26)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×