Tải bản đầy đủ (.ppt) (8 trang)

bai thuyet minh vef hoi keo co

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.33 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bài thuyết minh về hội Kéo Co Người thực hiện:HS Trâng Ngọc Ánh Lớp 4C Trường TH Thái Thịnh_Đống Đa_Hà Nội.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Kéo co hay kéo dây là một môn thể thao và là một trò chơi thông dụng và đơn giản trên thế giới hiện nay. Kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh. Kéo co không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, mà còn là trò chơi mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết,kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những hình chạm trổ trên tường ngôi mộ cổ ởAi Cập cho thấy người Ai Cập cổ đại đã từng tổ chức những cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 trước Công Nguyên. Khi đó người ta chơi kéo co mà không dùng đến dây thừng. Theo các tài liệu ghi lại, kéo co là một trò chơi rất được ưa chuộng trong triều đình Trung Quốc đặc biệt là vào thời nhà Đường và sau này là thời nhà Tống. Ở Tây Âu, lịch sử kéo co bắt đầu từ năm 1000 sau Công Nguyên. Các chiến binh Viking thường chơi một trò chơi có tên gọi là “kéo da” , trong đó người ta dùng dùng da động vật thay cho dây thừng để chơi kéo co. Tại nước Anh, cuộc thi đấu kéo co đầu tiên được ghi nhậnlà diễn ra vào thế kỷ 16 giữa hai làng vùng Norfolk. Tuy vậy, theo nhiều câu chuyện kể lại thì kéo co dưới hình thức là một môn thể thao hiện đại bắt đầu từ con tàu Cutty Sark. Vào khoảng thời gian từ năm 1885 đến 1895, Richard Woodget, thuyền trưởng tàu Cutty Sark, đã thường xuyên tổ chức các cuộc thi đấu kéo co cho các thủy thủ của mình. Bằng cách này, Woodget muốn rèn luyện sức khỏe và trau dồi bản năng chiến đấu cho họ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Môn thể thao Kéo co đã trở thành một môn thể thao hiện đại. Kéo co có mặt trên đấu trường Olympic từ khoảng năm 1900 đến 1920. Nhưng kể từ năm 1920 trở về sau, kéo co bị loại khỏi nội dung thi đấu của thế vận hội. Năm 1958 Liên đoàn kéo co Anh được thành lập. Hai năm sau tức vào năm 1960, Liên đoàn kéo co quốc tế cũng đã ra đời và do George Hutton (người Anh) cùng Rudolf Ullmark (người Thụy Điển) đứng đầu. Cuộc họp đầu tiên của Liên đoàn quốc tế diễn ra tại Thụy Điển vào năm 1964. Cũng trong năm đó, kéo co lần đầu tiên được đưa vào thi đấu tại đại hội thể thao Baltic..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ chưa chồng. Một cột trụ để ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng "dô ta", "cố lên". Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Luật chơi của trò chơi này là: Để chiến thắng, người chơi hay đội chơi cần có sức lực mạnh để kéo, trụ, gìm và giật. Thể thức chơi của trò kéo co khá đơn giản, sẽ có hai biên được sác định với với số lượng người bằng nhau. Hai đội sẽ nắm vào một sợi giây, thường là giây thừng và sợi giây này sẽ được đánh dấu bằng một vạch trung tâm giữa giây ngoài ra một được vạch cũng được đánh dấu trên mặt đất. Thông thường sẽ có một trọng tài phất cờ ra hiệu để hai bên thi đấu. Bên nào kéo được phần có đánh dấu trên sợi giây qua vạch thì bên đó thắng.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Một số ảnh về trò chơi Kéo Co.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Ngoài trò chơi này thì còn có các trò chơi. Thổi cơm thi. Đánh đu. Hội vật.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×