Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

SKKN tham gia phong trao Xay dung truong hoc thanthien hoc sinh tich cuc va giao duc truyen thongcach mang dia phuong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.55 KB, 26 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HUYỆN THĂNG BÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG ------------- *** -------------. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: NHỮNG VIỆC LÀM THAM GIA PHONG TRÀO “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” VÀ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH. Năm học Họ tên Chức vụ Tổ Đơn vị. : : : : :. 2010 - 2011 Phan Thị Hiệp Tổ trưởng chuyên môn. 4 - Lớp 4/2 Trường Tiểu học Kim Đồng. Tháng 02 năm 2011.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I/TÊN ĐỀ TÀI: NHỮNG VIỆC LÀM THAM GIA PHONG TRÀO “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” VÀ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH II/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Từ năm 2006 đến năm 2008, ngành giáo dục chúng ta đã thực hiện các cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “ mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Nhằm tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, năm học 2009-2010 Bộ Giáo dục và đào tạo phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 với mục đích huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả; phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội. Năm học 2010-2011 là năm học thứ ba thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Sau khi được các cấp lãnh đạo chính quyền và công đoàn ngành giáo dục (Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam, Phòng Giáo dục và đào tạo Thăng Bình, trường TH Kim Đồng) triển khai và hướng dẫn, bản thân tôi nhận thấy phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là phong trào thi đua sát thực, mang tính cấp thiết đối với ngành giáo dục. Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy, tôi đã tích cực tham gia đồng thời vận động phụ huynh, học sinh tham gia thực hiện phong trào bước đầu đạt hiệu quả. III/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: - Chỉ thị 40/2008 của Bộ GD-ĐT đã nêu mục tiêu của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là: Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng các yêu cầu xã hội; phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. - Chỉ thị 40 cũng đã nêu rõ các yêu cầu: Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh đến trường an toàn thân thiện, vui vẻ. Tăng cường sự tham gia một cách hăng hái của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động, có ý thức sáng tạo. Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Tôi xác định phong trào thi đua đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là phong trào thi đua thiết thực, trọng tâm của ngành giáo dục mang tính xã hội rộng lớn. Vấn đề xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho học sinh đảm bảo về cơ sở vật chất cho nhà trường, đáp ứng các tiêu chí của trường học thân thiện, học sinh tích cực không phải là vấn đề riêng của nhà trường, của ngành giáo dục mà đây là việc làm cần có sự tham gia trực tiếp của giáo viên, học sinh và xã hội. Đặc biệt là lực lượng phụ huynh học sinh. Đối với phong trào thi đua đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, người giáo viên không thể thực hiện đơn phương. Muốn cho phong trào đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả, chúng ta rất cần sự đồng tình ủng hộ tích cực của phụ huynh học sinh. IV/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: Mục đích của phong trào thi đua đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội. Như vậy, đây không phải là vấn đề hoàn toàn mới mẻ. Mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh là mục tiêu cơ bản trọng tâm mà giáo viên chúng ta đã quan tâm thường xuyên. Tuy nhiên, trước đây chúng ta thực hiện còn khập khiễng, coi trọng mặt này, xem nhẹ mặt kia; chưa đi sâu đi sát, chưa vận động triệt để các lực lượng có liên quan. Ví dụ: giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh; chưa tổ chức cho các em chơi những trò chơi dân gian; chưa hướng dẫn cho các em tìm hiểu và trực tiếp chăm sóc các di tích lịch sử , văn hóa ở địa phương,… Để thực hiện tốt phong trào thi đua đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và khắc phục các hạn chế đã nêu, bản thân tôi đã có một số việc làm như sau: V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Năm học 2010-2011 tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 4/2. Lớp tôi gồm 33 học sinh, trong đó gồm 14 nữ, 19 nam. Đặc điểm cơ bản của lớp như sau: - Thuận lợi: + Đa số các em ngoan, lễ phép, có ý thức học tập. + Hầu hết phụ huynh học sinh của lớp quan tâm quan tâm đến phong trào thi đua của lớp.. chu đáo đến con em và. + Kinh tế phụ huynh tương đối ổn định. - Khó khăn: + Nhiều em nhà quá xa phải đi học bằng xe đạp băng qua đường quốc lộ nguy hiểm..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Chất lượng học sinh không đồng đều, quá chênh lệch. + Một số em rất hiếu động, thường xuyên nói chuyện trong giờ học. + Có học sinh cá biệt về tính cách. Sau khi nghe nhà trường triển khai nhiệm vụ năm học 2010-2011 và tiếp tục triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, bản thân tôi đã suy nghĩ: làm thế nào để thực hiện tốt trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”?. Tôi đã nghiên cứu tìm ra những phương pháp, biện pháp thực hiện sau: 1)Phương pháp: - Bản thân tôi nghiên cứu kỹ các công văn, văn bản hướng dẫn của Bộ giáo dục, Sở giáo dục và Phòng giáo dục-đào tạo về việc thực hiện phong trào thi đua đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để nắm vững nội dung, mục đích, ý nghĩa của phong trào. Tôi xác định phong trào thi đua đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2010-2011. - Xác định phong trào thi đua đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cũng là trách nhiệm của phụ huynh, học sinh. Tôi đã tuyên truyền, vận động làm cho phụ huynh, học sinh thấu hiểu và cùng tham gia thực hiện. Tôi đã dựa vào sự ủng hộ của lực lượng phụ huynh học sinh lớp, tăng cường công tác giáo dục phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. - Làm cho phụ huynh, học sinh nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của phong trào, từ đó đặt vấn đề để phụ huynh, học sinh tham gia, thể hiện bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. - Tạo động lực hứng thú, động viên, khuyến khích kịp thời để học sinh có niềm say mê, tin tưởng, ham thích tham gia thực hiện phong trào một cách tích cực. 2) Biện pháp: 2.1) Vận động phụ huynh, học sinh cùng với giáo viên tham gia một số việc làm cần thiết liên quan đến phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: Tôi tiến hành họp phụ huynh học sinh đầu năm học. Trong cuộc họp, tôi đã triển khai đầy đủ nội dung của phong trào thi đua đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tôi phân tích, giải thích để phụ huynh học sinh hiểu và thấy rõ vai trò trọng trách của mình đối với phong trào. Sau đó, tôi hướng dẫn phụ huynh bàn bạc thảo luận từng nội dung và đi đến cam kết thống nhất một số việc làm sau đây: + Giáo dục cách giao tiếp, ứng xử và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: Từ trước đến nay phụ huynh thường cưng chiều con không cho con làm việc gì cả. Và một số phụ huynh ít chú ý đến vấn đề nói năng, xưng hô của con.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> em mình. Tôi đề nghị phụ huynh phải thường xuyên quan tâm, chú ý đến cách giao tiếp của con em. Đặc biệt là ở gia đình, các bậc phụ huynh phải cẩn thận mẫu mực trong nói năng, trong cách sống, ứng xử để làm gương cho các em (ví dụ: không nói tục, không chửi thề, ...). Đồng thời, tập cho các em tự lao động phục vụ bản thân, tự chăm sóc sức khỏe, vẻ đẹp cho mình; tập cho các em làm những việc nhỏ trong gia đình, dần dần hình thành cho các em kĩ năng sống. Vì theo tôi, không có phương pháp nào giáo dục đạo đức cho con em tốt hơn là phương pháp làm gương. + Xây dựng trường lớp sạch, đẹp tạo điều kiện cho các em khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ: Để đóng góp một phần nhỏ vào việc xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, tôi đã họp phụ huynh triển khai phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và được tập thể PHHS ủng hộ. Sau khi tôi định hướng, tập thể phụ huynh học sinh của lớp đã đăng ký đem cây cảnh, cây hoa tặng cho trường, đồng thời mua thêm một số cây cảnh, phân bón, vật liệu,…và bỏ công sức để làm bồn hoa xung quanh trụ cờ của trường vào ngày chủ nhật (24/10/2010). Đây là công trình kỷ niệm của HS lớp 4/2 (2010-2011). Tổng công trình trị giá 700.000 đồng. Qua việc làm này, giáo dục các em yêu lao động, yêu trường, yêu lớp. Từ đó, nâng cao ý thức xây dựng, chăm sóc và bảo vệ trường lớp cho các em. Từ lớp 1 đến lớp 3, các em không quét lớp (vì năm nào phụ huynh cũng góp tiền thuê người quét lớp cho các em). Tôi đề nghị phụ huynh trong năm học này để cho các em tự quét lấy, tự trang trí lớp, từ đó tăng cường giáo dục ý thức tự bảo quản lớp học. Tôi vận dộng phụ huynh kiểm tra tất cả bàn ghế, vật dụng trong lớp xem cái gì hư hỏng thì phụ huynh sửa giúp. Và phụ huynh đã tặng cho lớp 2 cái đồng hồ tường, 2 giỏ hoa treo tường, 1 cái lịch bàn, 1 tập lịch tường, 1 gương soi mặt cở lớn để treo tường cho các em soi mặt chải đầu và một số đồ chơi như: cờ vua, banh thẻ, bộ lắp ghép, bi ve, dây su, ... để các em chơi trong giờ ra chơi. Để các em có nhận thức “Lớp học chính là ngôi nhà thứ hai của mình”, tôi đã hướng dẫn các em cùng tôi trang trí lớp thật đẹp và đầy đủ tiện nghi (có tủ, có đồng hồ, có lịch, có cây xanh, có hoa, có tranh ảnh, đồ dùng dạy học, đồ chơi, gương soi mặt, lược chải đầu, ly, bình nước, ...) để khi đến lớp các em có cảm giác thân thiện, gần gũi như về gia đình mình vậy. Đặc biệt, lớp tôi có nhiều em ở xa trường, đi học phải ngang qua những đoạn đường nguy hiểm. Nhiều em ở xã Bình Nguyên và một số em khác nhà khá xa đi học phải qua đường quốc lộ), số học sinh còn lại cũng đều đi xe đạp đến trường. Do đó, tôi đề nghị phụ huynh không nên cho các em đi xe đạp ngưòi lớn, xe đạp phải vừa tầm của trẻ em. Phụ huynh phải thường xuyên kiểm tra, sửa chữa đảm bảo để các en đi học an toàn. + Vận động phụ huynh xây dựng nguồn quỹ học tập, sinh hoạt của lớp: Để mua sắm dụng cụ lớp, photo đề bài tập, đề cương…phục vụ các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và khen thưởng kích thích sự hứng thú, tự tin.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> của học sinh trong học tập, trong sinh hoạt…Phụ huynh lớp tôi đã bàn bạc thảo luận và thống nhất vận động các phụ huynh của lớp (có điều kiện về kinh tế) tự nguyện đóng góp một số tiền (tùy ý) để làm quỹ học tập cho lớp (nguồn quỹ này dùng để mua sắm dụng cụ, photo in ấn, đặt báo Đội TNTP hằng tháng, khen thưởng khuyến khích học sinh trong các hoạt động). Đồng thời, hằng tháng các em học sinh của lớp tiết kiệm tiền ăn quà vặt để bổ sung thêm vào nguồn quỹ học tập (mỗi em 500 đồng). + Giáo dục cho các em những trò chơi dân gian, những bài hát ru, bài vè, đồng dao, ca dao mang tính truyền thống: Trong giờ chơi, giờ sinh hoạt, đa số học sinh lớp tôi chỉ biết thực hiện các trò chơi mới, hát những bài hát mới. Những bài ca dao đồng dao, câu đố…; những trò chơi dân gian truyền thống hầu như các em không biết. Tôi nhờ phụ huynh về nhà bày cho các em những trò chơi dân gian, đọc cho các em nghe những bài ca dao, đồng dao,…để đến lớp các em tham gia sinh hoạt. Vào giờ ra chơi hằng ngày, tôi trực tiếp tham gia và hướng dẫn cho các em những trò chơi dân gian như: Chuyền thẻ, bỏ khăn, mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, u tù,… Ví dụ: Trò chơi chuyền thẻ: Tôi cho các em nữ chuẩn bị trước một hòn banh nhỏ và 10 đôi thẻ bằng tre, đến lớp cô trò cùng chơi. Lần lượt từng em thực hiện, mỗi em dồi banh lên cao, rải thẻ ra rồi phải chụp được trái banh. Sau đó, cứ mỗi lần dồi banh là phải nhặt thẻ từ 1 đến 10. Sau đó là đến canh chuyền, canh quét, canh đập, canh dộng, rồi tới canh xếp chữ, xếp chữ tới bậc năm (chơi được 5 vòng) là thắng. Trò chơi mèo đuổi chuột: Tôi cho cả lớp xếp thành vòng tròn, cử 1 bạn làm mèo, 1 bạn làm chuột, cả hai đều bịt mắt. Khi có hiệu lệnh còi thổi lên thì mèo bắt đầu đuổi chuột. Nếu bắt được chuột thì mèo thắng nếu không thì bị phạt bằng cách chạy quanh vòng tròn nhiều lần. (Các trò chơi khác tôi cũng trực tiếp tham gia và hướng dẫn cho các em cụ thể). + Tạo điều kiện cho các em tham gia đầy đủ các phong trào thi đua, quyên góp, ủng hộ…với thái độ tự giác, tự nguyện: Tất cả các khoản tiền đóng góp trên các em đều xin tiền từ phụ huynh. Bởi vậy tôi đề nghị phụ huynh mỗi lần các em xin tiền để đóng góp ủng hộ các hoạt động, các phong trào nhân đạo, từ thiện…phụ huynh không nên tỏ ra khó chịu mà nên động viên đồng tình để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. + Giúp các em tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa ở địa phương và giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh: Để giáo dục các em truyền thống của dân tộc, tôi đề nghị phụ huynh kể cho các em nghe những câu chuyện về những truyền thống tốt đẹp ở quê hương mình, về những người anh hùng đất Quảng, về quê hương Thăng Bình, ….

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tôi đã in và đóng tập tiểu sử các vị anh hùng sinh ra từ quê hương đất Quảng (treo trong lớp) để các em đọc. Trong các giờ sinh hoạt lớp và các giờ học đạo đức, giờ học lịch sử tôi thường lông ghép giáo dục truyền thống cách mạng địa phương bằng cách kể cho các em nghe những cuộc đấu tranh của nhân dân Thăng Bình như: cuộc đấu tranh Chợ Được, cuộc đấu tranh của nhân dân Bình Dương, cuộc đấu tranh ở Bàu Bàn, ... và chụp ảnh đài tưởng niệm, bia mộ của hàng trăm người đã hy sinh và chôn cùng một chỗ (Bàu Bàn, Chợ Được, Bình Dương) để học sinh thấy được tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân ta. Tổ chức hướng dẫn cho các em thăm viếng, tìm hiểu về di tích lịch sử Văn Thánh Hà Lam (Tại thị trấn Hà Lam). Đây là di tích lịch sử gắn với địa danh trường tiểu học Kim Đồng các em đang học. 2.2) Thực hiện một số việc làm cụ thể đối với lớp: - Bản thân tôi luôn luôn gương mẫu trong cách ăn nói, ứng xử, giao tiếp để học sinh noi theo. - Xây dựng cho các em ý thức “xem trường là nhà”. - Đa số học sinh lớp tôi không biết xưng hô với bạn bè, thường gọi nhau là “ông, bà”. Tôi đã quan tâm chú ý uốn nắn từng bước. Hằng ngày tôi theo dõi và bày cho các em cách nói sao cho thân thiện, lịch sự. - Trong giờ sinh hoạt, trong giờ học của lớp, thường chỉ có những em học sinh khá, giỏi mạnh dạn phát biểu. Những em yếu rụt rè, lười học, thiếu tự tin không phát biểu. Để giúp các em yếu tự tin, chủ động vươn lên trong học tập và sinh hoạt, tôi đã dùng quỹ lớp mua những món quà nhỏ như: bánh kẹo, bút, thước, …để thưởng cho các em yếu nhằm động viên khích lệ các em. Cứ mỗi lần các em yếu phát biểu hoặc trình bày tham gia ý kiến dù đúng hay sai, tôi đều có phần thưởng ngay cho các em. Nhờ vậy mà các em rất hứng thú và tự tin. - Tôi đã tổ chức cho các em trực tiếp tham gia lao động trồng và chăm sóc bồn hoa cây cảnh xung quanh trụ cờ cùng với bản thân tôi và phụ huynh của lớp ngày 24/10/2010 (chủ nhật). Sau đó, giao công trình này lại cho các em quản lý và chăm sóc, tưới nước thường xuyên. 2.3) Bản thân tôi đầu tư nghiên cứu và hướng dẫn các em tìm hiểu làm quen với một số bài đồng dao, ca dao, bài hát ru, …Đồng thời hướng dẫn các em thực hiện một số trò chơi dân gian, hướng dẫn các em tìm hiểu về các vị anh hùng của quê hương Quảng Nam: Vui chơi là một nhu cầu không thể thiếu được của tuổi thơ. Qua vui chơi các em có thể học hỏi phát hiện được nhiều điều mới lạ. Vui chơi rèn cho các em có sức khỏe, linh hoạt, khéo léo, nhanh nhẹn; rèn cho các em đức tính kiên trì, bền bỉ và lòng dũng cảm. Đồng dao gắn với những trò chơi thực chất là những phương tiện giáo dục của ông cha ta ngày xưa dùng để dạy dỗ con em mình. Đồng dao đã gắn với những hoạt động sản xuất, tập cho trẻ em biết lao động ngay từ thuở nhỏ. Qua đồng dao giáo dục cho các em yêu lao động, biết kính trọng.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> người lao động. Đằng sau những bài đồng dao, những bài ca nói ngược, các em sẽ cảm nhận được những tư duy ngộ nghĩnh, trí thông minh, lòng yêu nước của trẻ con ngày xưa. Bên cạnh những bài ca dao, đồng dao còn có những bài hát ru chứa đựng tình mẫu tử, tình thương nhân loại,…Đó là những liều thuốc bổ tinh thần vô giá đối với các em. * Một số bài đồng dao gắn với những trò chơi ở lứa tuổi nhỏ tôi đã hướng dẫn cho các em (có phụ lục). . Chuyền thẻ . Xúc xắc xúc xẻ . Kéo cưa lừa xẻ. . Cắc cắc tùng tùng. . Xỉa cá mè . Dắt trẻ đi chơi . Bàn tay đẹp. * Một số bài ca dao, đồng dao mô phỏng các hoạt động sản xuất tập cho trẻ em thành người lao động, giáo dục các em biết ơn người lao động (có phụ lục). . Tưới rau . Ta bảo trâu này . Nghé ăn cho béo . Nhớ ơn . Theo cày đỡ mẹ. * Một số bài ca dao chứa đựng những tư duy ngộ nghĩnh và trí thông minh (có phụ lục). . Chim ri sáo sậu. . Lúa ngô, đậu nành. . Kỳ đà cắc ké. . Chuột vồ mèo . Ếch cắn cổ rắn. . Thằng Bờm. . Bảy cái xấu. * Một số bài hát ru tôi đã hướng dẫn cho các em: (có phụ lục kèm theo) . Ru em. . Con cò mà đi ăn đêm. . Gần mực thì đen. . Bà còng đi chợ..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> . Nhớ lời quê . Cái ngủ mày ngủ cho lâu. * Một số trò chơi dân gian sau đây tôi đã nghiên cứu và hướng dẫn các em thực hiện: . Trồng nụ trồng hoa. . Ô ăn quan . Chuyền thẻ. . Nhảy dây. . Nhảy cai. . Bỏ khăn. . Mèo đuổi chuột. . Bịt mắt bắt dê. . U tù. . Kéo cưa lừa xẻ. . Kéo co. * Tôi đã phát động phong trào tìm hiểu về các vị anh hùng sinh ra từ quê hương Quảng Nam. Đầu mỗi tháng phát động, cuối tháng cho các em kể và trình bày trước lớp về một vị anh hùng mà mình biết. Em nào tìm hiểu được nhiều; trình bày hay, rõ ràng thì được nhận quà thưởng của lớp. Đồng thời, tôi đã giới thiệu với các em một số vị anh hùng sinh ra từ quê hương Quảng Nam (có phụ lục): . Hoàng Diệu . Nguyễn Duy Hiệu . Nguyễn Thành . Trần Cao Vân . Phan Châu Trinh . Huỳnh Thúc Kháng . Đoàn Bường . Nguyễn Văn Trỗi Trong giờ chơi, bản thân tôi hướng dẫn và trực tiếp tham gia cùng các em thực hiện một số trò chơi dân gian quen thuộc ( như đã nêu ở trên) Trong giờ sinh hoạt cuối tuần, ngoài việc nhận xét đánh giá, tôi tổ chức cho các em một số hoạt động giao lưu giữa các tổ : Thi đọc ca dao đồng dao, hò vè, hát ru,… Thi đọc câu đố, đố nhau ( tổ này đố tổ kia).

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Thi kể chuyện về tiểu sử các anh hùng quê hương đất Quảng ( các tiểu sử tôi đã hướng dẫn) Trên đây là một số phương pháp, biện pháp tôi đã thực hiện trong quá trình tham gia phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh (thực hiện ở lớp 4/2 trường tiểu học Kim Đồng năm học 2010-2011). VI / KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Đây là năm thứ ba thực hiện phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Với những phương pháp, biện pháp thực hiện (như đã nêu) , kết quả đạt được như sau : Phụ huynh, học sinh hưởng ứng và hỗ trợ 100% .Đặc biệt, xây dựng được nguồn quỹ học tập để lớp có điều kiện tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp dạy và học. Đến nay, 6 em học sinh yếu của lớp đã tự tin, mạnh dạn tham gia phát biểu, tham gia các hoạt động, không còn rụt rè như trước đây.100% học sinh trong lớp đã biết cách nói năng ứng xử, xưng hô thân thiện, không còn cách xưng hô “ông, bà”, “tau, mi” như trước đây. Hầu hết học sinh đã có ý thức tự hào về lớp mình, xem lớn học như là một đại gia đình. Các em biết cách thực hiện những trò chơi dân gian truyền thống và thuộc được một số bài ca dao, đồng dao, hát ru, hò vè,… của người xưa để lại. Các em có ý thức tự hào, hiểu và nắm vững tiểu sử một số vị anh hùng sinh ra từ quê hương Quảng Nam, tự hào về truyền thống đấu tranh cách mạng ở quê hương Thăng Bình. Đặc biệt phụ huynh học sinh lớp tôi đã đóng góp tiền và công sức để xây dựng bồn hoa, cây cảnh quanh trụ cờ nhà trường . Đó là việc làm cụ thể thiết thực đóng góp vào phong trào “ xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực”. Hình thành được kỹ năng sống cho học sinh: các em biết tự chăm sóc, tự làm đẹp cho bản thân, làm đẹp cho lớp học, ... VII / KẾT LUẬN: Để thực hiện tốt phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, giáo viên phải nghiên cứu đày đủ các văn bản có liên quan đến phong trào , nắm vững mục đích, nội dung, ý nghĩa của phong trào. Từ đó, định ra giải pháp, biện pháp thực hiện một cách cụ thể, sát với thực tế tình hình của lớp mình . Người giáo viên phải có vốn kiến thức am hiểu nhất định về địa phương . Phải dựa vào lực lượng phụ huynh học sinh để thực hiện phong trào. Triển khai, vận động làm cho phụ huynh, học sinh hiểu và nhận thức đúng đắn về mục đích ý nghĩa của phong trào. Khi đã hiểu thông suốt và nhận thức được vấn đề thì phụ huynh , học sinh sẽ tham gia một cách tự giác, tích cực, nhiệt tình và đạt hiệu quả..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> VIII / ĐỀ NGHỊ: Đề nghị với các cấp lãnh đạo : Đối với tất cả mọi phong trào khi đã có triển khai thì phải có sơ kết, tổng kết, đánh giá cụ thể để rút kinh nghiệm sau này thực hiện đạt hiệu quả hơn. Đồng thời tuyên dương khen thưởng những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt để động viên. khuyến khích kịp thời. Trên đây là những việc làm tham gia phong trào “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh mà bản thân tôi đã thực hiện. Rất mong các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp góp ý thêm để tôi hoàn thành tốt hơn. Người viết. Phan Thị Hiệp.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> IX/PHỤ LỤC: 1) Một số bài ca dao , đồng dao, hát ru. 2) Tiểu sử các anh hùng sinh ra từ quê hương Quảng Nam. 3) Tên các trò chơi dân gian quen thuộc . 4) Biên bản họp phụ huynh học sinh lớp 4/2 năm học 2010-2011. 5) Ảnh minh họa buổi lao động chăm sóc bồn hoa và sinh hoạt của học sinh lớp 4/2..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Một số bài đồng dao gắn với những trò chơi ở lứa tuổi nhỏ Chuyền thẻ Cái mốt Cái mai Con trai Con hến Chuột chít Lên bàn đôi Đôi tôi Đôi chị Đôi cái bị. Con nhện Chăng tơ Quả mơ Quả mít Chuyền một Một đôi Chuyền khoai Hai đôi Chuyền cà. Xúc xắc xúc xẻ Xúc xắc xúc xẻ Tiền lẻ bỏ vào Bỏ được đồng nào Được thêm đồng ấy Ống đâu cất đầy Đến Tết chẻ ra Mua cái áo hoa Mà khoe với mẹ Xúc xắc xúc xẻ Kéo cưa lừa xẻ Kéo cưa lừa xẻ Ông thợ nào khoẻ Về ăn cơm vua Ông thợ nào thua Về bú tí mẹ Kéo cưa lừa xẻ Làm ít ăn nhiều Nằm đâu ngủ đấy Nó lấy mất cưa Lấy gì mà kéo. Xỉa cá mè Xỉa cá mè Đè cá chép chân nào đẹp Thì đi buôn Chân nào đen Ở nhà làm chó làm mèo Cắc cắc, tùng tùng Cắc cắc, tùng tùng Tùng tùng, cắc cắc Kẻ gian làng bắt Kẻ ngay làng tha Già trẻ đi xa Tùng tùng, cắc cắc Ai lười làng bắt Ai siêng làng theo Già trẻ đi xa Tùng tùng, cắc cắc Dắt trẻ đi chơi Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Đến ngõ nhà trời Lạy cậu lạy mợ Cho cháu về quê Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bới bếp Xì xà xì xụp Bàn tay đẹp Một tay đẹp Hai tay đẹp Ba tay đẹp Tay dệt vải. Tay vãi rau Tay buông câu Tay chặt củi Tay đắp núi Tay đào sông..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Một số bài ca dao, đồng dao mô phỏng các hoạt động sản xuất Tưới rau Nhớ ơn Tưới cho rau muống tốt tươi Tỏi hành lớn cọng, chọc trời mà lên Tưới cho rau ngổ, rau dền Ngọn lên chóng lớn để dền công ta Tưới cho hành lớn củ ra Tưới cho cải bẹ thuận hoà vừa cao Có con sáo đậu bờ rào Nhìn bé tưới nước hát chào líu lo. Ta bảo trâu này Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Cái cày vốn nghiệp nông gia Ta đây trâu đấy ai mà quản công Bao giờ cây lúa còn bông Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn Nghé ăn cho béo Nghé ơi, ta bảo nghé này Nghé ăn cho béo, nghé cày cho sâu Ở đời khôn khéo chi đâu Cũng qua cũng chỉ hơn nhau chữ cần. Ăn một bát cơm Nhớ người cày ruộng Ăn một dĩa muống Nhớ người đào ao Ăn một quả đào Nhớ người vun gốc Ăn một con ốc Nhớ người đi mò Sang đò Nhớ người chéo chống Nằm võng Nhớ người mắc dây Đứng mát gốc cây Nhớ ơn người trồng trọt. Theo cày đỡ mẹ. Việc nặng phần mẹ Việc nhẹ phần con Kéo nỉ kéo non Kéo đến quanh tròn Mẹ con ta nghỉ Ông khách hỏi mua Nhà chả có bán Ông khách hỏi gạn Nhà ta chả cho Cắt cỏ ăn no Theo cày đỡ mẹ.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Một số bài ca dao, đồng dao chứa đựng những tư duy ngộ nghĩnh và trí thông minh Chim ri sáo sậu Chim ri là dì sáo sậu Sáo sậu là cậu sáo đen Sáo đen là em tu hú Tu hú là chú bồ các Bồ các là bác chim ri. Chuột vồ mèo Mèo nằm cho chuột đến vồ Hổ nằm ngoan ngoãn cho bò liếm lông Trời mưa cho nước phun rồng Cho bấc chìm xuống, bềnh bồng gỗ lim. Lúa ngô đậu nành Ếch cắn cổ rắn Lúa ngô là cô đậu nành Đậu nành là anh dưa chuột Dưa chuột là chị ruột dưa gang Dưa gang là chị chàng dưa hấu Dưa hấu là cậu bí ngô Bí ngô là cô đậu nành….. Kì đà cắc ké Kì đà là cha cắc ké Cắc ké là mẹ kì nhông Kì nhông là ông cà cưỡng Cà cưỡng là dượng kì đà Kì đà là cha cắc ké…. Bao giờ cho đến tháng ba Ếch căn cổ rắn tha ra ngoài đồng Hùm nằm cho lợn liếm lông Quả hồng mòng nuốt bà lão tám mươi Nắm xôi nuốt trẻ lên mười Chân giò, chai rượu nuốt người lao đao Lúa mạ nhảy lên ăn bò Cỏ năn cỏ lác rình mò bắt trâu Gà con đuổi bắt diều hâu Chim ri đánh đuổi vỡ đầu bồ nông. Thằng Bờm. Bảy cái xấu Thìa là thìa lẩy Con gái bảy nghề Ngồi lê là một Dựa cột là hai Đánh bài là ba Ăn quà là bốn Trốn việc là năm Hay nằm là xấu Láu táu là bảy. Thằng Bờm có cái quạt mo Phú ông xin đổi ba bò chín trâu Bờm rằng bờm chẳng lấy trâu Phú ông xin đổi ao sâu cá mè Bờm rằng bờm chẳng lấy mè Phú ông xin đổi một bè gỗ lim Bờm rằng bờm chẳng lấy lim Phú ông xin đổi con chim đồi mồi Bờm rằng bờm chẳng lấy mồi Phú ông xin đổi nắm xôi bờm cười.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Một số bài hát ru quen thuộc. Ru em. Gần mực thì đen. Ru em em hãy nín đi Kẻo mà mẹ đánh nữa thì em đau Em đau chị cũng buồn rầu Bé mồm bé miệng kêu đâu bây giờ. Thói thường gần mực thì đen Anh em bạn hữu phải nên chọn người Những người lêu lổng chơi bời Cũng là lười biếng ta thời tránh xa. Nhớ lời quê. Bà còng đi chợ. Ru con nhớ mấy lời quê Thấy ai đói rét chớ chê đừng cười Thứ nhất kể sự làm người Dầu no, dầu đói cho tươi mặt mày Miếng ăn phải giữ tháng ngày Thức khuya dậy sớm cho tày người ta. Bà còng đi hái lộc mưng Gặp cơm mưa xuống ướt lưng bà còng Thằng cu chạy dưới mưa ròng Mang tơi mang nón bà còng che lưng Bà còng đi hái lộc mưng. Con cò mà đi ăn đêm. Cái ngủ. Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. Cái ngủ mày ngủ cho lâu Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về Bắt được con giết con trê Cầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn Cái ngủ ăn chẳng hết Để dành đến Tết mùng ba Mèo già ăn trộm Mèo ốm phải đòn Mèo con phải vạ.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> TIỂU SỬ CÁC ANH HÙNG SINH RA TỪ QUÊ HƯƠNG 1. Hoàng Diệu: Sinh năm 1928, tại làng Xuân Đài, nay thuộc xã Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam. Tự là Quan Viễn, hiệu Tinh Trai, Tham Tri, Tổng Đốc, Thượng Thư. Ngày 25-4-1982, Pháp gửi tối hậu thư buộc ông dâng thành Hà Nội nhưng ông đã nêu cao khí tiết “Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục”, ông đã truyền lệnh liều chết giữ thành khi thất thủ, ông viết lời trần tình cho triều đình, nhận tội rồi tuẫn tiết, ông thọ 54 tuổi. 2. Nguyễn Duy Hiệu: Sinh năm 1847, quê làng Thanh Hà nay thuộc xã Cẩm Hà. Năm 1879, ông đỗ phó bảng. Năm 1882, ông được triều đình Huế mời về dạy hoàng tử Ưng Đảng. Sau khi vua Tự Đức mất, ông cáo quan về quê. Theo chiếu cần vương của vua Hàm Nghi. Trần Văn Dư là Chánh sơn phóng sứ đã cùng Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến thành lập nghĩa hội, lập căn cứ tại Trung Phước-Quế Sơn, sau đó mở rộng và tiến chiếm làm chủ cả Quảng Nam. Năm 1885, ông Trần Văn Dư bị ám hại, Nguyễn Duy Hiệu được làm hội trưởng Nghĩa Hội. Ngày 1-1-1887, ông bị thực dân Pháp giết tại An Thọ, thọ 40 tuổi. 3. Nguyễn Thành (Tiểu La): Sinh năm 1863, làng quê Thanh Mỹ, nay là xã Bình Quý, Thăng Bình, tự Triết Phu, hiệu Tiểu La, ông tham gia phong trào Cần Vươngnhận chức tán tương quân vụ kiêm tham biệt vụ, có tài điều hành làm kẻ thù kiêng nể. Sau khi Nguyễn Duyu Hiệu bị bắt, ông bị địch bắt giam một thời gian sau đó về quê ẩn dật, ông tham gia phong trào Đông Du. sau thất bại năm 1908 của phong trào chống sưu, ông bị bắt đày đi Côn Đảo và bị bệnh rồi mất năm 1911, thọ 48 tuổi. 4. Trần Cao Vân: Sinh năm 1866, quê làng Tư Phú nay thuộc xã Điện Quang, Điện Bàn, hiệu là Hồng Việt Chánh Minh, Sạch Sĩ. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân giàu lòng yêu nước. Sau khi con đường khoa cử không thành (1882), ông dấn thân vào con đường đại sứ cứu nước, cứu dân. Năm 1898, ông là người lãnh đạo tinh thần cuộc khởi nghĩa Võ Trứ, sau đó bị bắt giam. Năm 1900, ông bị bắt lần thứ hai và được trả tự do năm 1907, sau đó thực dân Pháp đàn áp phong trào chống sưu năm 1908, ông bị bắt và bày đi Côn Đảo 6 năm. Năm 1915, ông cùng các đồng chí của mình lập Hội Quang Phục, cùng Thái Phiên liên lạc với Duy Tân tổ chức khởi nghĩa năm 1916. Khởi nghĩa bị thất bại, ông bị thực dân Pháp tử hình tại An Hoà (Huế), thọ 50 tuổi. 5. Phan Chu Trinh: Sinh năm 1872 tại làng Tây Lộc, nay thuộc xã Tam Lộc huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Tự là Tử Cán, hiệu Tây Hồ. Năm 1901, ông đỗ Phó bảng. Năm 1903, triều đình Huế bổ nhiệm ông làm thừa biện bộ lễ. Trước xã hội lúc bấy giờ ông xin từ quan và dấn thân cuộc đời vào hoạt động cách mạng. Năm 1906, ông cùng một số nhà yêu nước lập Đông kinh nghĩa thục. Năm 1908, sau cuộc biểu tình chống sưu thuế, ông bị bắt đày đi Côn Lôn. Năm 1911, được trả tự do và bị quản thúc tại Sài Gòn. Từ năm 1914-1915, ông sống và hoạt động ở Pháp, ông có nhiều cuộc gặp gỡ với Bác Hồ, cùng trao đổi và bàn bạc những vấn đề chính trị. Năm 1925, ông về nước, sau đó bị bệnh và mất tại Sài Gòn ngày 24-3-1926, thọ 54 tuổi..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 6. Huỳnh Thúc Kháng: Sinh năm 1876, tại làng Thạnh Bình, nay thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước. Tự là Giới Sanh, hiệu Minh Viên. Năm 1900, ông đỗ thủ khoa cử nhân. Năm 1904, ông đỗ hội nguyên tiến sĩ. Ông là một trong những người khởi xướng phong trào Duy Tân. Năm 1905, ông cùng một số nhà yêu nước tổ chức Nam Du. Năm 1908, ông bị bắt đày đi Côn Đảo sau vụ chống sưu, được trả tự do năm 1921. ăm 1926, ông được bầu làm viện trưởng viện dân biểu Trung Kỳ. Với cương vị này, ông cực lực lên án chế độ thực dân Pháp. Ông thành lập tờ báo “Tiếng dân” số ra đầu tiên ngày 10-8-1927 làm hình thức ngôn luận. Năm 1946, ông được chủ tịch Hồ Chí Minh mời làm Bộ trưởng Bộ nội vụ trong chính phủ liên hiệp kháng chiến, rồi quyền chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, chủ tịch Hội liên hiệp Quốc dân Việt Nam. Ông mất ngày 21-4-1947, an táng tại núi Thiên Ân, thị xã Quảng Ngãi. 7. Nguyễn Văn Trỗi: Sinh năm 1940, quê Điện Bàn, Quảng Nam. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình gìu truyền thống yêu nước. Căm thù quân Mỹ, Ngụy, anh vào Sài Gòn sinh sống và hoạt động cách mạng. Anh tham gia đội biệt động Sài Gòn-Chợ Lớn. Năm 1964, anh nhận nhiệm vụ đặt mìn giết Bộ trưởng Quốc phòng Mắc-na-ma-ra, việc không thành. Anh bị bắt và xử bắn ngày 15-101964, anh được Uỷ ban trung ương Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng và huân chương thành đồng hạng nhất. 8. Đoàn Bường: Sinh tháng 7-1933 tại thôn Vân Tây,xã Bình Triều, huyện Thăng Bình. Anh tham gia quân đội, anh rất thông minh và sáng tạo trong chế tạo vũ khí. Anh đã hi sinh trong lúc chế tạo vũ khí vào tháng 1-1972 và được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân ngày 30-10-1978, thọ 39 tuổi..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> TÊN CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN. - Trồng nụ trồng hoa - Ô ăn quan - Chuyền thẻ - Nhảy dây - Mèo đuổi chuột - Bỏ khăn - Bịt mắt bắt dê - U tù - Nhảy cai - Kéo cưa lừa xẻ - Kéo co - Sâu đo..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. BIÊN BẢN HỌP PHỤ HUYNH HỌC SINH Cuộc họp bắt đầu vào lúc: ........... giờ .........., ngày ........ tháng........ năm 201............. Thành phần: ................................................................................................................... ........................................................................................................................................ Địa điểm: ....................................................................................................................... Chủ trì: .......................................................................................................................... Mục đích: ...................................................................................................................... ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Nội dung cụ thể: ............................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Cuộc họp kết thúc lúc: ................................................................................................... Chủ trì. Thư ký.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> ẢNH MINH HỌA 1. Học sinh thăm viếng và lao động dọn vệ sinh khu di tích, Văn Thánh thị trấn Hà Lam..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> ẢNH MINH HỌA 2. Bia tưởng niệm cuộc đấu tranh tại cầu Bầu Bàn (Bình Phục, Thăng Bình)..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> ẢNH MINH HỌA 3. Bia mộ của hàng trăm người đã hy sinh trong cuộc đấu tranh Chợ Được (Bình Triều, Thăng Bình)..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> ẢNH MINH HỌA 4. Học sinh cùng giáo viên lao động trồng cây ở bồn hoa quanh trụ cờ sân trường Kim Đồng..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO. - Từ điển Việt Nam - Tài liệu : “Quảng Nam, đất nước, con người” - Tác phẩm: “Trò chơi trẻ em Việt Nam”. - Tác phẩm: “Đồng dao Việt Nam”..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> XI/ MỤC LỤC:. TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11. NỘI DUNG Tên vấn đề Đặt vấn đề Cơ sở lí luận Cơ sở thực tiễn Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Kết luận Đề nghị Phụ lục Tài liệu tham khảo Mục lục. TRANG 2 2 2 3 3 10 10 11 12 25 26.

<span class='text_page_counter'>(27)</span>

×