Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Tục Cướp Vợ Của Người H''''Mông docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.44 KB, 5 trang )

Tục Cướp Vợ Của Người H'Mông
Nguồn: Du Lịch Á Châu
Tháng giêng, khi những rừng mơ nở trắng, báo hiệu mùa cưới
lung linh sắc màu thổ cẩm rộn lên khắp các bản làng Tây Bắc
và Ðông Bắc cũng rộn lên. Người Mông có tục kéo con gái về
làm vợ ( Cuớp vợ ) Khi người con trai quen biết một người con
gái và muốn cô gái đó làm vợ họ sẽ đi kéo cô gái về nhà. Để
kéo được cô gái về nhà, người con trai phải chiêu đãi, mời rượu
một số người bạn cùng lứa tuổi để họ đi kéo giúp. Chàng trai và
bạn bè của anh có thể tìm cô gái ở chợ, ở đêm chơi trăng hay
lúc đi làm nương. Khi đã kéo được cô gái về nhà, chàng trai lại
phải mời rượu bạn để cảm ơn. Chàng trai sẽ phải nhờ chị gái
của mình (hoặc em gái) để trông không cho cô gái trốn khỏi nhà
mình. Chị gái của chàng trai sẽ có mặt bên cô gái được kéo về suốt cả ba ngày đêm.
Phong tục chính là thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội của con người, được mọi
người công nhận và làm theo. Có những phong tục mang tính cổ hủ, song có phong tục tô
đẹp bản sắc văn hóa người dân Việt Nam
Tục cướp vợ được coi là chế độ lược hôn. Tục
này rất phổ biến ở các vùng Tây - Ðông Bắc.
ở vùng Tây Bắc giáp biên giới nước Lào, tục
cướp vợ có sắc thái biểu cảm thật trữ tình.
Vào một đêm trăng thanh, chàng trai miền núi
vác chiếc thang tựa cửa nhà người yêu, rồi
thổi một điệu kèn môi tình tứ bằng chiếc lá.
Âm điệu du dương khiến lòng cô gái thổn
thức, xốn xang. Nàng bắt đầu hé cửa sổ thì
chàng lập tức ghé thang lên, trèo vào và cõng
nàng chạy vào rừng. Họ ở bên nhau 3 ngày,
rồi trở về nhà bố mẹ vợ, xin phép cưới.
Ở vùng tiếp giáp biên giới Trung Quốc, tục
cướp vợ mang tính mạnh mẽ, quyết liệt hơn.


Chàng trai đi chợ, bắt gặp một cô gái xinh
đẹp. Chàng liền quay về, rủ một số bạn trai
thân tình, mượn những con ngựa thật khoẻ. Họ hùng dũng ra chợ, chàng đi sát bên cô gái,
bất ngờ bế thốc cô gái lên ngựa rồi phi nước kiệu. Nếu chàng và nàng đã có tình ý từ
trước thì chàng đặt tay trái về phía cô, cô đặt tay trái lên rồi đạp chân trái của mình lên
mô bàn chân cứng cáp của chàng, theo đà lên ngựa. Họ sống với nhau từ 2 đến 7 ngày.
Sau đó, chàng đưa nàng về nhà vợ hỏi cưới.
Trong khi đó, tục cướp vợ của người Kinh mang tính chất cộng đồng, làng xóm. Cụ thể,
một số làng thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội thường tổ chức tục cướp vợ rất
đặc biệt (ngày nay không còn). Vào dịp lễ xướng, dân làng chọn một cô gái xinh đẹp, dịu
dàng, chăm chỉ và một chàng trai khỏe mạnh, chịu khó. Cô gái ra làng ở, nằm mộng 7
ngày 7 đêm. Chàng trai nấp dưới bụi khoai nước bờ ao. Khi lễ hội được diễn ra, cô gái cất
tiếng hát:
Tao có chiếc yếm lưỡi cày
Chẳng để cho mày thì để cho ai.
Tiếng hát vừa dứt chàng trai vọt lên bờ vác cô gái chạy đi, theo sau là tiếng hò reo, đuổi,
ném đất dẻo, bắn cung bằng thân dâu của dân làng. Nếu chàng đưa cô gái sang bờ bên kia
an toàn thì năm ấy dân làng làm ăn thịnh vượng, được mùa, trẻ em mau lớn. Bằng không
thì ngược lại. Nhìn chung, tục lệ cướp vợ ở mỗi vùng khác nhau, song tựu chung lại vẫn
là phản ánh tâm tư, tình cảm của con người, đồng thời tạo nên nét độc đáo riêng cho nền
văn hóa nước nhà.

Tục thờ Thành hoàng
(Trích từ Hanam.gov.vn)
Tục thờ thành hoàng có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ, sau khi du nhập vào làng xã Việt
Nam đã nhanh chóng bám rễ vào trong tâm thức người nông dân Việt, trở nên hết sức đa
dạng.
Thành hoàng có thể là một vị thiên thần như Phù đổng Thiên vương, một thần núi như
Tản Viên Sơn thần, một vị nhân thần có công với dân với nước như Lý Thường Kiệt,
Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu, Dã Tượng... lại có khi là các yêu thần, tà thần... với nhiều sự

tích hết sức lạ lùng, nhiều khi có vẻ vô lý. Tuy nhiên các thành hoàng được sắc vua
phong (trừ những tà thần, yêu thần...) luôn luôn tượng trưng cho làng xã mà mình cai
quản là biểu hiện của lịch sử, của đạo đức, phong tục, pháp luật cũng như hy vọng sống
của cả làng. Thành hoàng có sức toả sáng vô hình như một quyền uy siêu việt, khiến cho
làng quê trở thành một hệ thống chặt chẽ.
Theo tục lệ xưa, các đời vua thường phong các vị thành hoàng thành ba bậc: Thượng
đẳng thần, Trung đẳng thần và Hạ đẳng thần, tuỳ theo sự tích và công trạng của các vị
thần đối với nước với dân, với làng xã. Các vị thần cũng được xét đưa từ thứ vị nọ lên thứ
vị kia, nếu trong thời gian cai quản các vị này đã phù hộ, giúp đỡ được nhiều cho đời
sống vật chất và tâm linh của dân chúng. Việc thăng phong các vị thành hoàng căn cứ
vào sớ tâu của làng xã về công trạng của các vị thần. Sớ này phải nộp về triều đình trong
một thời gian quy định. Mỗi lần thăng phong triều đình đều gửi sắc vua ban rất linh đình
và cất nó trong hòm sắc thờ ở hậu cung đình làng.
Thành hoàng cũng được gọi là phúc thần, tức vị thần ban phúc cho dân làng, thường mỗi
làng thờ một thành hoàng, xong cũng có khi một làng thờ hai, ba hoặc hai ba làng thờ
một vị. Thành hoàng có thể là nam thần hay nữ thần, tuỳ sự tích mỗi làng.
Đình làng là nơi thờ phụng thành hoàng và trở thành một biểu tượng văn hoá tâm linh của
mỗi người dân quê Việt. Làng nào cũng có đình, có khi mỗi thôn lại có một đình riêng.
Đình để thờ thành hoàng nhưng đồng thời cũng trở thành nơi hội họp của chức sắc trong
làng, hay là nơi sinh hoạt của cộng đồng làng xã. Mọi hoạt động này đều xảy ra ở đình
với sự chứng kiến của thành hoàng.
Trong tâm thức người dân quê Việt, Đức thành hoàng là vị thần tối linh, có thể bao quát,
chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt,
khoẻ mạnh. Các thế hệ dân cứ tiếp tục sinh sôi nhưng thành hoàng thì còn mãi, trở thành
một chứng tích không thể phủ nhận được của một làng qua những cơn chìm nổi.
Có thể cho rằng, thành hoàng chính là vị chỉ huy tối linh của làng xã không chỉ về mặt
tinh thần mà còn một phần về mặt đời sống sinh hoạt vật chất của dân làng. Cho nên sự
thờ phụng thành hoàng xét cho cùng là sự thờ phụng luật lệ làng xã, lề thói gia phong của
làng.
Chính sự thờ phụng này là sợi dây liên lạc vô hình, giúp dân làng đoàn kết, nếp sống

cộng cảm hoà đồng, đất nề quê thói được bảo tồn. Vì lẽ đó, các hương chức cũng như các
gia đình trong làng, mỗi khi muốn mở hội hoặc tổ chức việc gì đều phải có lễ cúng thành
hoàng để xin phép trước. Có lẽ, sự ngưỡng mộ thành hoàng cũng chẳng kém gì sự
ngưỡng mộ tổ tiên.
Ngày nay, lễ hội làng đang phát triển mạnh mẽ và nở rộ ở khắp nơi. Tục thờ cúng thành
hoàng, diễn lại thần tích, rước xách, tế lễ đang được phục hồi, vì có như vậy mới ghi nhớ
được công lao của các vị tiền bối với nước, với làng.

Tín ngưỡng của người Thái Bình
Tín ngưỡng của người Thái Bình mang đậm sắc thái của nền văn hóa nông nghiệp trồng
lúa nước. Hiện nay ở Thái Bình còn lưu giữ trên khoảng 1.400 thiết chế tín ngưỡng bao
gồm: đình, đền, miếu, phủ... Đình, đền dùng để thờ Thành hoàng làng, các anh hùng có
công với nước, các danh nhân văn hóa. Phủ, miếu dùng để thờ thần mạch, hà bá, thần linh
hay tổ tiên dòng họ.
Hiện nay ở Thái Bình tồn tại những tín ngưỡng tôn giáo sau:
Thờ mẫu: Có nguồn gốc từ tục thờ thần thời cổ đại, thờ các nữ thần núi, rừng, sông
nước... Sau này, Mẫu được thờ ở các đền, phủ và đặt ở nơi trang trọng nhất. Đến nay, tục
thờ Mẫu đang được phục hồi và hoạt động sôi nổi, đặc biệt vào các ngày đầu năm mới,
ngày rằm, đầu tháng...
Phật giáo: Phật giáo truyền vào Việt Nam từ đầu công
nguyên, nhưng do ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian
Việt Nam (cúng thần linh, giỗ tổ tiên...) nên đạo Phật vào
Việt Nam đã có những biến đổi và có những đặc trưng
riêng. ở Thái Bình hầu hết các chùa đều thờ cả tượng
Phật và các vị thần thuộc tín ngưỡng dân gian: Ngọc
hoàng, Nam Tào - Bắc Đẩu, Diêm Vương, Tượng Mẫu...
Lễ nghi ở chùa rất đa dạng, thể hiện lễ nghi của tam giáo
đồng nguyên, gồm Phật - Nho - Lão, ngoài việc tụng kinh
niệm phật còn có tế lễ; rước tượng, kiệu; lễ trình chầu;
hầu bóng.

Hiện Thái Bình có khoảng 550 ngôi chùa, gần 300 tăng ni và trên 10 vạn tín đồ. Chùa
không chỉ là nơi thờ cúng của Phật giáo mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa của nhân dân.
Thiên chúa giáo: Thiên chúa giáo truyền vào Thái Bình tương đối sớm. Theo gia phả họ
đạo xứ Dương Cước - Hồng Thái - Kiến Xương ghi vào năm 1665, nhà thờ đầu tiên được
xây dựng vào năm 1700 là nhà thờ xứ Lai Ôn - An Quý - Quỳnh Phụ. Năm 1936 toà
thánh Vatican cho phép thành lập "Địa phận Thái Bình". Từ năm 1936 đến nay, Toà giám
mục đã qua 5 đời giám mục, trong đó 2 giám mục người nước ngoài. Hiện Thái Bình có
48 nhà thờ xứ, 300 nhà thờ họ, 1 giám mục và 26 linh mục với gần 10 vạn giáo dân.
Đạo Tin lành: Được truyền vào Thái Bình từ năm 1936 nhưng không mấy phát triển.
Hiện nay chỉ có khoảng 60 gia đình theo đạo Tin lành với khoảng 250 tín đồ, 1 nhà
nguyện và 1 mục sư.

Chuông đồng chùa Keo

ĐÀN XÃ TẮC
Đàn tế thần đất và thần lúa của triều Nguyễn ở Kinh đô Huế. Đàn tọa lạc ở bên trong Kinh thành,
phía tây của Hoàng thành, xưa thuộc xã Hữu Niên (sau thành phường Ngưng Tích), nay thuộc
địa phận phường Thuận Hòa, Thành phố Huế.


Nguyên tục lập đàn tế thần Xã Tắc vốn có từ lâu
đời ở Trung Quốc và đã du nhập vào nước ta từ
ngàn năm trước. Từ điển Hán Việt của Đào Duy
Anh giảng nghĩa hai chữ “Xã Tắc” như sau: “Thuở
xưa dựng nước tức quý trọng nhân dân. Dân cần
có đất ở nên lập nền xã để tế thần hậu thổ, dân cần
có lúa ăn, nên lập nền Tắc để tế thần nông. Mất
nước thì mất xã tắc, nên xã tắc cũng có nghĩa là
quốc gia”. Với một nước nông nghiệp như nước ta
thì tục tế thần Xã Tắc tỏ ra rất phù hợp nên rất

được coi trọng.

Ảnh tư liệu Đàn Xã Tắc

năm 1914


Đàn Xã Tắc thời Nguyễn ở Kinh đô được xây dựng năm Gia Long 5 (1806). Tất cả các thành,
dinh, trấn trong toàn quốc theo lệnh vua, phải đóng góp đất sạch để đắp đàn. Bởi vậy, đàn Xã
Tắc là tượng trưng cho đất đai cả tổ quốc. ý nghĩa của đàn Xã Tắc vì thế càng thêm thiêng liêng.

Đàn Xã Tắc được đắp lộ thiên, gồm hai tầng, hình vuông, mặt nhìn về hướng bắc. Tầng trên cao
1,60m, cạnh dài 28m, mặt nền tô 5 màu theo nguyên tắc của ngũ hành: giữa màu vàng, phía
đông màu xanh, phía tây màu trắng, phía nam màu đỏ, phía bắc màu đen. Trên nền còn đặt 32
bệ đá để cắm tàn. Tầng dưới cao 1,20m, cạnh dài 70m, mặt nền phía trước lát gạch, hai bên có
bệ để cắm tàn.

Cả tầng trên và tầng dưới đều có lan can gạch cao 1m chạy xung quanh, chính giữa bốn mặt
đều xây hệ thống bậc cấp để lên xuống. Mỗi khi tế Xã Tắc, lan can tầng trên được quét màu
vàng, lan can tầng dưới được quét màu đỏ. Khi ấy, tầng trên đặt án thờ thần Đại Xã và Đại Tắc
ở chính giữa. Đàn thờ thần Hậu Thổ, Càn Long thị và Hậu Tắc thị phối thờ ở hai bên.

Khuôn viên đàn Xã Tắc được giới hạn bằng một vòng tường gạch hình chữ nhật, cao 1,2m,
chiều bắc-nam hơn 160m, chiều đông-tây hơn 200m. Mặt bắc tường trổ 3 cửa phường, các mặt
còn lại chỉ trổ một cửa. Bên ngoài vòng tường, ở phía nam có một bình phong gạch, dài 10m,
cao 3,70m, dày 0,85m. ở phía bắc, ngoài vòng tường đào hồ vuông, bờ kè đá, cạnh dài 60m.

Lễ tế ở đàn Xã Tắc được tổ chức hàng năm hai lần vào ngày mậu của tháng trọng xuân và tháng
trọng thu (tức tháng hai và tháng tám âm lịch). Thời Nguyễn tính theo tầm quan trọng chia việc
thờ cúng làm 3 loại: Đại tự, Trung tự và Tiểu tự. Lễ tế Xã Tắc được xếp vào hàng Đại tự và chỉ

đứng sau lễ tế Nam Giao. Năm Gia Long thứ 8 (1809) quy định, cứ 3 năm một, đích thân vua
phải tham gia làm chủ tế một lần, còn lại phải cử đại thần tế thay. Hầu như tất cả các vị vua
Nguyễn đều từng tham dự lễ tế quan trọng này.

Ngày nay, trải qua thời gian và các biến động lịch sử, khu vực đàn tế Xã Tắc hầu như đã bị hủy
hoại hoàn toàn. Hiện nay, trong khuôn viên đàn tế đều có cư dân sinh sống. Dấu tích của đàn Xã
Tắc xưa có chăng chỉ còn là tấm bia đá “Thái Xã Chi Thần”, tấm bình phong ở mặt nam, chiếc hồ
vốn làm “minh đường” ở mặt bắc và câu ca dao đã in sâu trong lòng mỗi người dân Huế:

Văn Thánh trồng thông,

Võ Thánh trồng bàng,

Ngó vô Xã Tắc hai hàng mù u.


×