Lời mở đầu
Ngành “công nghiệp không khói” trên toàn thế giới từ nhiều năm nay luôn chứng tỏ vai
trò của mình là một trong những ngành tạo ra lợi nhuận hấp dẫn và đóng góp lớn vào tăng
trưởng GDP của các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, đất nước ta đang hội nhập
sâu rộng về kinh tế và thương mại với các nước trên thế giới, ngành du lịch cũng trở thành một
ngành công nghiệp với sự biến chuyển mạnh mẽ. Ngành du lịch đã và đang đem lại cơ hội
nghề nghiệp lớn cho nhiều người lao động và góp phần giúp Việt Nam chuyển từ một nền kinh
tế phụ thuộc vào nông nghiệp sang một nền kinh tế phụ thuộc vào công nghiệp và dịch vụ. Với
vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp trải dài từ Bắc
vào Nam, ngành du lịch Việt Nam rất có tiềm năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cả
nước. Lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam đã tăng với tốc độ bình quân 20% mỗi năm
trong vòng 15 năm qua, từ mức 250.000 lượt vào năm 1990 lên mức 3,5 triệu lượt vào năm
2009. Sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu của khách du lịch trong nước và khách du lịch nước
ngoài kéo theo sự ra đời của nhiều loại hình doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam như: khách
sạn, nhà hàng, công ty lữ hành…Một trong những loại hình du lịch khá phổ biến hiện nay là
chương trình du lịch (tour du lịch) – sản phẩm đặc trưng của công ty lữ hành.
Chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về quản lý quá trình tổ chức thực hiện một chương
trình du lịch cụ thể ở nước ta hiện nay.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1. Doanh nghiệp lữ hành (công ty lữ hành)
a. Khái niệm
Doanh nghiệp lữ hành là các đơn vị có tư cách pháp nhân độc lập được thành lập nhằm
mục đích sinh lợi bằng việc bán, giao dịch, ký kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện
các chương trình du lịch trọn gói cho khách hàng.
Ngoài ra doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian, bán sản
phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác
đảm bảo nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng .
b. Phân loại
Phân theo hình thái kinh tế và hình thức sỡ hữu tài sản
- DNLH thuộc sỡ hữu nhà nước do nhà nước đầu tư
- DNLH tư nhân: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty liên doanh, công ty có
vốn 100% nước ngoài)
Phân theo nhiệm vụ đặc trưng do hoạt động của doanh nghiệp
- Công ty LH (công ty DL)
- Công ty lữ hành môi giới, trung gian.
Phân theo phương thức hoạt động
- Công ty lữ hành nhận khách
- Công ty lữ hành gửi khách
Phân theo sản phẩm chủ yếu
- Đại lý du lịch (travel agency)
+ Đại lý bán buôn
+ Đại lý bán lẻ
- Công ty lữ hành (tour operation)
Phân theo qui mô hoạt động.
- Doanh nghiệp lữ hành lớn
- Doanh nghiệp lữ hành trung bình
- Doanh nghiệp lữ hành nhỏ
Phân theo phạm vi hoạt động
- Doanh nghiệp lữ hành quốc tế
- Doanh nghiệp lữ hành nội địa.
2. Chương trình du lịch (tour)
a. Khái niệm và đặc điểm
• Khái niệm
Dưới góc độ người đi du lịch:
Chương trình du lịch là một hành trình du lịch khép kín bao gồm một hay nhiều nơi đến,
điểm đến tham quan du lịch và tất nhiên có quay trở về điểm xuất phát.
Dưới góc độ doanh nghiệp du lịch ( người kinh doanh du lịch)
Chương trình du lịch là một hành trình du lịch khép kín trong đó có quy định nới xuất
phát (cũng là nơi kết thúc) của hành trình, một hay nhiều nơi đến, điểm đến du lịch, độ dài thời
gian chuyến đi và dịch vụ kèm theo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách du lịch.
Dưới góc độ quản lý vĩ mô (Luật du lich 2005 - Quy chế quản lý lữ hành của Tổng cục
Du lịch Việt Nam):
Chương trình du lịch là một tập hợp gồm các dịch vụ xuất nhập cảnh, lưu trú, ăn uống,
giải trí, phương tiện vân chuyển, chương trình tham quan
• Đặc điểm
Tính tổng hợp: Chương trình du lịch là một sản phẩm dịch vụ tổng hợp bao gồm nhiều
loại dịch vụ khác nhau do nhiều nhà cung cấp khác nhau cung ứng. Các yếu tố cấu thành phổ
biến và cơ bản của một chương trình du lịch bao gồm: lộ trình hoặc hành trình ( với điểm khởi
đầu và kết thúc, các điểm đến), thời gian, các điều kiện đi lại, ăn ở và các hoạt động du khách
có thể tham gia.
Tính kế hoạch: đó là những sắp xếp, dự kiến trước các yếu tố vật chất và phi vật chất cho
môt chuyến du lịch để căn cứ vào đó người tổ chưc chuyến đi thực hện, người mua (khách du
lịch ) biết được giá trị sử dụng của sản phâm dịch vụ mình sẽ được tiêu dùng.
Tính linh hoạt: nói chung chương trình du lịch là những thiết kế sẵn được đưa ra chào
bán cho một nhom khách hàng . Tuy nhiên, các yếu tố cấu thành của chương trình có thay đổi
tùy theo sự thỏa thuận giữa khách hàng và người cung cấp hoặc có thẩ thiết kế chương trình
mới theo nhu cầu của khách hàng.
Tính đa dạng: Căn cứ vào cách thức thiết kế ( xây dựng ) và tổ chức chương trình, sự
phối hợp các yếu tố cấu thành, phạm vi không gian và thời gian…sẽ có nhiều loại chương
trình du lịch khác nhau.
b. Phân loại chương trình du lịch
• Căn cứ vào phạm vi không gian (lãnh thổ)
- Chương trình du lịch nội địa: là chương trình dành cho khách du lịch nội địa (theo quy
định của Pháp lệnh Du lịch Việt Nam).
- Chương trình du lịch quốc tế
+ Chương trình du lịch vào Việt Nam (inbound tour): là chương trình dành cho khách du
lịch quốc tế vào Việt Nam du lịch.
+ Chương trình du lịch ra nước ngoài (outbound tour): là chương trình dành cho khách du
lịch Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
• Căn cứ vào phạm vi thời gian
- Chương trình du lịch một ngày: Thường là các chương trình tham quan trong ngày như
“City tour” hoặc chương trình tham quan một điểm du lịch và đi về trong ngày.
- Chương trình du lịch ngắn ngày (ít ngày): Là những chương trình du lịch có thời gian
thường dưới 7 ngày như du lịch cuối tuần, du lịch trong các dịp lễ tết, du lịch công vụ…
- Chương trình du lịch dài ngày (nhiều ngày): Là những chương trình du lịch có thời gian
trên 7 ngày cho đến dưới 1 năm.
• Căn cứ vào chủ thể đề xuất chương trình
- Chương trình du lịch của doanh nghiệp: Đây là chương trình du lịch do các doanh
nghiệp lữ hành chủ động xây dựng trên cơ sở nghiên cứu thị trường (nhu cầu của khách,
nguồn cung về du lịch..), xác định thời gian tổ chức và tiến hành quảng cáo, chào bán cho
khách hàng. Áp dụng với các doanh nghiệp có quy mô lớn.
- Chương trình du lịch theo yêu cầu của khách: Chương trình du lịch được xây dựng trên
cở sở yêu cầu của khách hàng (cá nhân hoặc tập thể). Doanh nghiệp thỏa thuận với khách hàng
về nội dung, chất lượng, giá cả và các điều kiện khác của chương trình. Khi đạt được sự nhất
trí, doanh nghiệp lữ hành sẽ tổ chức thực hiện. Áp dụng với khách đi lẻ và doanh nghiệp có
quy mô nhỏ.
• Căn cứ vào mức giá chào bán
- Chương trình du lịch giá trọn gói: Là chương rình được doanh nghiệp kết hợp các dịch
vụ liên quan trong quá trình thực hiện chuyến đi du lịch thành một sản phẩm dịch vụ tổng hợp
chào bán theo một mức giá – giá trọn gói.
- Chương trình du lịch giá từng phần: Chương trình có mức giá chào bán tùy theo số
lượng các dịch vụ thành phần cơ bản.
• Ngoài các cách phân loại cơ bản trên, trong lý thuyết cũng như thực tiễn kinh
doanh lữ hành, người ta còn phân chia ra nhiều loại chương trình du lịch khác nhau
như:
- Căn cứ vào số người tham gia:
+ Chương trình du lịch tập thể
+ Chương trình du lịch cá nhân
- Căn cứ vào thời gian tồn tại:
+ Chương trình du lịch truyền thống
+ Chương trình du lịch hiện đại
- Căn cứ vào thể loại du lịch: Chương trình du lịch nghỉ dưỡng, tôn giáo, văn hóa,
…
- Căn cứ vào sự có mặt của hướng dẫn viên:
+ Chương trình du lịch có hướng dẫn
+ Chương trình du lịch không có hướng dẫn