Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chủ trương của Đảng về xây dựng hợp tác xã nông nghiệp từ năm 1958 đến năm 1965 (qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Đông)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.67 KB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------***----------

NGUYỄN THỊ MAI

CHỦ TRƢƠNG CỦA ÐẢNG VỀ XÂY DỰNG
HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1958 ĐẾN NĂM 1965
(QUA NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TỈNH HÀ ÐÔNG)
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60.22.03.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn: TS. Lê Thị Quỳnh Nga

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình khoa học của
riêng tôi. Các tài liệu và số liệu trích dẫn trong luận văn là
hồn tồn trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Nếu có gì
khơng trung thực, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.
Ngƣời viết cam đoan

Nguyễn Thị Mai


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1


Chương 1: CHỦ TRƢƠNG XÂY DỰNG HỢP TÁC XÃ NƠNG NGHIỆP CỦA
ĐẢNG VÀ Q TRÌNH THỰC HIỆN Ở TỈNH HÀ ĐÔNG TỪ NĂM 1958 ĐẾN
NĂM 1960 ............................................................................................................................. 6
1.1. Chủ trƣơng xây dựng tổ đổi công và hợp tác xã nông nghiệp của Đảng .......... 6
1.2. Xây dựng tổ đổi công, vần công tiến lên hợp tác xã bậc thấp ở tỉnh Hà Đông .......... 20
1.2.1. Chủ trương của Tỉnh ủy Hà Đông ........................................................................ 20
1.2.2. Chỉ đạo xây dựng tổ đổi công, hợp tác xã nông nghiệp........................................ 29
Tiểu kết .............................................................................................................................. 44
Chương 2: CHỦ TRƢƠNG XÂY DỰNG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TỪ
BẬC THẤP LÊN BẬC CAO VÀ HIỆN THỰC HĨA Ở HÀ ĐƠNG TỪ NĂM
1961 ĐẾN NĂM 1965 ........................................................................................................ 45
2.1. Chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng ........................................................................... 45
2.2. Phát triển hợp tác xã từ bậc thấp lên bậc cao ở tỉnh Hà Đông ............................... 55
2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Đơng ................................................................. 55
2.2.2. Q trình tổ chức thực hiện .................................................................................. 63
Tiểu kết .............................................................................................................................. 81
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ............................... 82
3.1. Nhận xét ....................................................................................................................... 82
3.1.1. Ưu điểm ................................................................................................................. 82
3.1.2. Nhược điểm ........................................................................................................... 86
3.2. Kinh nghiệm lịch sử .................................................................................................... 96
3.2.1. Cần nhận thức đúng đắn về nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần .......................... 96
3.2.2. Trong quá trình thực hiện chủ trương của Đảng, địa phương cần chủ động
vận dụng để tạo ra tính hiệu quả của nền kinh tế, khơng áp dụng cứng nhắc, xây
dựng mơ hình kinh tế phù hợp với địa phương. ............................................................ 100
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 104


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1:

Sản lượng các cây lương thực năm 1960 so với năm 1959 và
so với kế hoạch đề ra ..................................................................... 36

Bảng 2:

Tình hình sử dụng phân bón và diện tích cấy dày trong 3 năm
1958 -1960 .................................................................................... 37

Bảng 3:

Tình hình sử dụng phân bón hóa học trong 3 năm 1958 -1960 .... 37

Bảng 4:

Tình hình chăn ni năm 1960 so với năm 1959.......................... 38

Bảng 5:

Bình quân đầu người về lương thực từ năm 1957 – 1960................. 39

Bảng 6:

Tình hình các huyện xây dựng kế hoạch trong năm 1962 ............ 68

Bảng 7:

Tình hình thu nhập từ hợp tác xã và từ gia đình của xã viên

năm 1963 ....................................................................................... 74


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, cách mạng nước ta bước sang
một giai đoạn mới. Miền Bắc được hồn tồn giải phóng, miền Nam vẫn đang
rên siết dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Thực hiện chủ
trương của Đảng, cả nước tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách
mạng, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân ở miền Nam, nhằm thực hiện mục tiêu chung giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước. Với hai nhiệm vụ chiến lược đó, cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc đã đóng vai trị quan trọng, quyết định nhất đến thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác, nông nghiệp miền
Bắc, đặc biệt là hợp tác xã nơng nghiệp thời kỳ này chiếm một vị trí đặc biệt.
Hợp tác xã vừa hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng
đời sống ấm no, hạnh phúc cho người nơng dân, vừa góp phần làm tròn vai
trò hậu phương lớn, cung cấp sức người, sức của ngày một lớn cho tiền tuyến
miền Nam.
Nhận thức được vai trị, vị trí của hợp tác xã nơng nghiệp trong quá
trình cải tạo nền kinh tế miền Bắc lúc bấy giờ, Trung ương Đảng đã đề ra
nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh q trình hợp tác hóa nông
nghiệp, đưa người nông dân từ sản xuất nhỏ lẻ, sang nền sản xuất tập trung,
quy mô lớn, của chủ nghĩa xã hội.
Hà Đông là một tỉnh nằm ở khu vực đồng bằng Bắc bộ, có vị trí địa lý và
điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Trong những
năm 1958 - 1965, thực hiện chủ trương của Đảng, nhân dân Hà Đông đã đẩy
mạnh quá trình xây dựng hợp tác xã nơng nghiệp. Những kết quả đạt được
trong quá trình xây dựng hợp tác xã nơng nghiệp đã góp phần quan trọng

trong việc cải thiện đời sống nông dân, ổn định đời sống nông thôn, xây dựng

1


miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đồng thời hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ hậu
phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tuy nhiên, trong quá
trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Đơng, ngồi
những thành quả đạt được, mơ hình hợp tác xã nơng nghiệp cịn tồn tại một số
bất cập như cơ chế quản lý, phân phối thu nhập…Nhìn nhận, đánh giá những
thành quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá
trình xây dựng hợp tác xã nơng nghiệp ở miền Bắc nói chung, Hà Đơng nói
riêng trong những năm 1958 – 1965 khơng chỉ góp phần đánh giá một giai
đoạn lịch sử quan trọng của Hà Đông, mà cả ở miền Bắc. Đồng thời, nhận
định lại một số vấn đề kinh tế nông nghiệp hợp tác hóa – tập thể hóa, nhằm
phát huy mạnh mẽ vai trị nền kinh tế nơng nghiệp trong nền kinh tế chung
của đất nước.
Với những lý do trên tôi chọn đề tài: “Chủ trương của Đảng về xây dựng
hợp tác xã nông nghiệp từ năm 1958 đến năm 1965 (qua nghiên cứu trường hợp
tỉnh Hà Đông).
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng và phát triển
Hợp tác xã nông nghiệp giai đoạn này đã có nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đề
cập đến ở khía cạnh chung như cuốn:
- “Hợp tác xã nông nghiệp Việt Nam lịch sử - vấn đề - triển vọng” của
tác giả Chử Văn Lâm – Nguyễn Thái Huyền, Nxbn Sự Thật, Hà Nội, 1992.
- “Nông nghiệp Việt Nam 1945 – 1995” của tác giả Nguyễn Sinh Cúc,
Nxb Thống Kê, 1995.
- “45 năm kinh tế Việt Nam” của tác giả Đào Văn Tập, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1990.

- “Phá rào trong kinh tế và đêm trước đổi mới”, Đặng Phong, Nxb Trí
Thức, 2009.

2


Các bài viết trên các báo, tạp chí nghiên cứu lịch sử:
“Q trình từng bước củng cố, hồn thiện quan hệ sản xuất nông nghiệp
ở miền Bắc nước ta”, tác giả Đinh Thu Cúc, số 175 (4/1977).
“Quá trình chuyển hợp tác xã sản xuất nông nghiệp từ bậc thấp lên bậc
cao ở Việt Nam”, tác giả Trần Đức Hùng, số 187 (4/1979).
Nghiên cứu về Hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Đơng cũng có cơng trình như:
Lịch sử Đảng bộ Hà Tây, tập 3 (1954 – 1975), Tỉnh ủy Hà Tây, 2002.
Nhưng cho đến nay, chưa có một cơng trình nào mô tả cụ thể chủ trương
của Đảng về xây dựng hợp tác xã nông nghiệp thông qua nghiên cứu ở tỉnh
Hà Đông từ năm 1958 đến năm 1965.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ chủ trương của Đảng về xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, thông
qua nghiên cứu thực tế ở Hà Đơng từ năm 1958 - 1965. Qua đó rút ra những
nhận xét và bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng hợp tác xã nông
nghiệp cho giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ:
- Sưu tập và hệ thống hóa những tài liệu liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó
trình bày theo tiến trình lịch sử các chủ trương và biện pháp xây dựng, phát
triển hợp tác xã nông nghiệp qua hai giai đoạn 1958– 1960 và 1961 – 1965.
- Mơ tả lại một cách khách quan, tồn diện những chủ trương, chính sách
của Trung ương Đảng và của Đảng bộ Hà Đông trong xây dựng, củng cố và
phát triển hợp tác xã nông nghiệp từ năm 1958 – 1965.
- Nêu lên những nhận xét, đánh giá và bài học kinh nghiệm trong quá

trình xây dựng hợp tác xã nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay của Đảng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu:

3


- Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Đảng về hợp tác xã nông
nghiệp từ năm 1958 – 1965.
- Chủ trương của Đảng bộ Hà Đông về xây dựng hợp tác xã nơng
nghiệp, q trình xây dựng, vận hành hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp
Hà Đông trong những năm 1958 – 1965.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
+ Bối cảnh lịch sử đất nước và Hà Đông trước năm 1958;
+ Chủ trương của Đảng đối với việc xây dựng hợp tác xã từ năm
1958 – 1965;
+ Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Hà Đông đối với việc xây dựng
hợp tác xã, cũng như những kết quả đạt được, kinh nghiệm trong sự lãnh đạo
của công tác này.
- Về thời gian: Tập trung nghiên cứu chủ trương của Đảng, Đảng bộ Hà
Đông về hợp tác xã nông nghiệp từ năm 1958 đến năm 1965.
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Hà Đông.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
* Nguồn tƣ liệu
- Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về hợp tác xã nông nghiệp
giai đoạn 1955 – 1965.
- Các sách chuyên khảo của các tác giả về Hợp tác xã nông nghiệp Việt
Nam từ một số nhà Xuất bản.
- Các Báo cáo tổng kết của các Sở, Ban, Ngành có liên quan đến vấn đề

hợp tác xã nông nghiệp.
* Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, tác giả sử dụng một số phương pháp chủ yếu
sau đây: Phương pháp logic; Phương pháp lịch sử; Phương pháp thống kê;
Phương pháp so sánh;

4


6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa tư liệu về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng và
Đảng bộ Hà Đông đối với công tác xây dựng hợp tác xã từ năm 1958 – 1965;
- Trên cơ sở những nguồn tư liệu lịch sử, đặc biệt là tư liệu gốc, luận văn
đã trình bày quá trình lãnh đạo xây dựng hợp tác xã nông nghiệp của Đảng và
quá trình thực tế xây dựng hợp tác xã của Hà Đông, nêu những nhận xét cùng
một số bài học trong quá trình chỉ đạo xây dựng hợp tác xã nông nghiệp trong
những năm từ 1958 – 1965.
- Luận văn có giá trị tham khảo đối với các cơng trình lịch sử xây dựng
hợp tác xã Việt Nam, lịch sử Hà Đơng.
7. Bố cục của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được
chia thành 3 chương:
Chƣơng 1: Chủ trương xây dựng hợp tác xã nơng nghiệp của Đảng và
q trình thực hiện ở tỉnh Hà Đông từ năm 1958 đến năm 1960
Chƣơng 2: Chủ trương xây dựng hợp tác xã nông nghiệp từ bậc thấp lên
bậc cao và hiện thực hóa ở tỉnh Hà Đông từ năm 1961 - 1965
Chƣơng 3. Nhận xét và kinh nghiệm lịch sử

5



Chương 1
CHỦ TRƢƠNG XÂY DỰNG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP CỦA
ĐẢNG VÀ Q TRÌNH THỰC HIỆN Ở TỈNH HÀ ĐƠNG TỪ NĂM
1958 ĐẾN NĂM 1960
1.1. Chủ trƣơng xây dựng tổ đổi công và hợp tác xã nông nghiệp
của Đảng
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi đã mở ra cho đất nước
thời kỳ phát triển với hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau ở hai miền. Miền
Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, miền Bắc hồn tồn
được giải phóng tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Để củng cố miền Bắc về mọi mặt, Trung ương Đảng chủ trương hoàn
thành cải cách ruộng đất ở tồn miền Bắc, đồng thời tiến hành khơi phục kinh
tế, nâng cao sản xuất để hàn gắn vết thương chiến tranh. Tăng cường từng
bước bộ phận kinh tế quốc doanh (trước hết là mậu dịch quốc doanh) và bắt
đầu xây dựng bộ phận kinh tế hợp tác xã. Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa
hai thời kỳ cách mạng, mà nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành triệt để những
nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân, đồng thời tạo cơ sở ban đầu để
đưa miền Bắc đi vào con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Bước sang giai đoạn cách mạng mới, Đảng cho rằng nếu cứ để nơng dân
tự sản xuất riêng lẻ thì dần dần số đơng sẽ nghèo đói, cịn một số ít sẽ trở
thành phú nơng. Vì vậy cần tổ chức nơng dân vào tổ đổi công rồi tiến dần lên
các hợp tác xã. Đó là con đường đưa nơng dân đến ấm no, hạnh phúc.
Tháng 8 năm 1955, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa II đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, phương châm, điều kiện khôi phục và
phát triển kinh tế miền Bắc. Hội nghị chỉ rõ thời hạn trong vịng hai năm khơi
phục kinh tế, căn bản đưa nền sản xuất lên ngang bằng mức trước chiến tranh.
Hội nghị cũng chỉ rõ khôi phục kinh tế nhằm hàn gắn những vết thương chiến
tranh là phương châm chính khơi phục kinh tế nhưng đồng thời phát triển ở


6


mức độ nhất định. Mọi công tác kinh tế phải góp phần vào việc củng cố miền
Bắc, đồng thời phải chiếu cố miền Nam một cách thích đáng. Khơi phục kinh
tế nhằm phục hồi và phát triển nông nghiệp là chính, là đầu mối cho mọi lĩnh
vực khơi phục: “Trong việc khôi phục kinh tế phải đặc biệt chú trọng việc khôi
phục sản xuất nông nghiệp, bao gồm sản xuất lương thực, cây công nghiệp,
chăn nuôi, lâm nghiệp và ngư nghiệp; phải dựa vào khôi phục sản xuất nông
nghiệp để khôi phục các ngành khác, khôi phục cả nền kinh tế quốc dân” [45,
tr.536]. Trên cơ sở khẳng định tính chất đặc biệt trọng yếu của sản xuất nông
nghiệp “là mấu chốt của việc khôi phục nền kinh tế quốc dân, mấu chốt của
tồn bộ cơng tác kinh tế tài chính của chúng ta. Sản xuất nơng nghiệp liên quan
đến đời sống của nông dân, bởi đại đa số nhân dân nước ta…[45, tr.537].
Báo cáo của đồng chí Trường Chinh tại Hội nghị đã xác định đường lối
phát triển nông thôn sau cải cách ruộng đất của chúng ta là hướng dẫn kinh tế
nông nghiệp tiến dần từng bước lên Chủ nghĩa xã hội, qua vận động hợp tác xã
để chuyển dần kinh tế cá thể lên kinh tế tập thể có tính chất xã hội chủ nghĩa.
Con đường của nông thôn từ sau cải cách ruộng đất đến lúc thực hiện nông
nghiệp xã hội chủ nghĩa là một quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp.
Phải đi dần từng bước, khơng thể nóng vội. Với khẩu hiệu nắm vững lãnh đạo,
tiến dần từng bước sau cải cách ruộng đất để xây dựng nền kinh tế tập thể cần
nắm ba việc: Vận động tổ đổi công; Vận động hợp tác xã mua bán; Vận động
hợp tác xã tín dụng [45, tr.515]. Việc phát triển ba cuộc vận động đó và làm
cho có kết quả tốt thì sẽ hạn chế được sự bóc lột của phú nơng và kinh tế hợp
tác xã sẽ thắng kinh tế phú nông. Dần dần từ chỗ thí nghiệm hợp tác xã nơng
nghiệp tiến lên phát triển hợp tác xã nông nghiệp. Sau này nước nhà cơng
nghiệp hóa, nhà nước có đủ máy cày, máy bừa, máy gặt đập liên hợp, máy bơm
nước…cho hợp tác xã nơng nghiệp th thì nhiều hợp tác xã nơng nghiệp có
thể hợp nhất là thành nơng trường tập thể. Lúc đó nơng nghiệp sẽ xã hội hóa

[45, tr.515 – 516].

7


Báo cáo cũng nêu rõ: “Sau cải cách ruộng đất phải tích cực tổ chức nơng
dân lại để phát triển sản xuất nông nghiệp. Phải giáo dục giúp đỡ nông dân tự
nguyện, tự giác đi vào con đường làm ăn tập thể, là con đường đem lại cho
nông dân đời sống ấm no. Phải nắm vững công tác trung tâm ở nông thôn sau
cải cách ruộng đất là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là sản xuất
lương thực, đồng thời tùy khả năng mà chăm lo đẩy mạnh các ngành khác
trong nông nghiệp: cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư
nghiệp” [45, tr.540].
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa II đã xác định
“Chủ trương của ta đối với nông thôn sau cải cách ruộng đất là lãnh đạo nông
dân sản xuất và đấu tranh để dần tiên lên Chủ nghĩa xã hội, ngăn ngừa nông
dân đi vào con đường tư bản chủ nghĩa. Muốn đi đến mục đích đó, ta cần phải
kết hợp công tác tổ chức kinh tế và công tác giáo dục chính trị, thơng qua các
hình thức hợp tác, tương trợ từ thấp đến cao, dần dần làm cho nông dân tự
nguyện, tự giác đi vào con đường làm ăn tập thể [45, tr.581].
Trung ương Đảng chủ trương đưa nông dân dần dần từng bước đi vào con
đường làm ăn tập thể: tăng cường giáo dục đảng viên và quần chúng nông dân,
hướng dẫn họ đi vào con đường hợp tác, tương trợ để thực hiện sản xuất có
lãnh đạo, có tổ chức, làm cho thu nhập của nông dân thêm dồi dào, đời sống họ
thêm cải thiện, góp phần làm cho kinh tế nước nhà ngày càng phồn
thịnh…Củng cố và phát triển rộng rãi và có lãnh đạo những hình thức đổi cơng
từng việc, từng vụ. Ở những nơi đã có cơ sở đổi cơng thì phổ biến hình thức
đổi cơng thường xun một cách có kế hoạch. Giữ vững ba nguyên tắc tự
nguyện, cùng có lợi và quản trị dân chủ. Nơi nào có kinh nghiệm đổi cơng, có
cơ sở đổi cơng thường xun và có cốt cán lãnh đạo thì làm thí nghiệm một số

hợp tác xã sản xuất. Trong cuộc vận động hợp tác tương trợ phải chống hai
khuynh hướng sai lầm là hoặc cưỡng bách mệnh lệnh, hoặc buông trôi, không
lãnh đạo [45, tr.582]. Thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã thí điểm, đến

8


cuối năm 1955, đã có 6 hợp tác xã nơng nghiệp được xây dựng thí điểm ở Phú
Thọ, Thái Nguyên, Thanh Hóa; năm 1956 có 26 hợp tác xã thí điểm [63, tr.10].
Tháng 3 năm 1957, Hội nghị Trung ương mở rộng lần thứ 12 đã đề ra
nhiệm vụ chính của các ngành trong năm 1957, trong đó đặt ra nhiệm vụ phát
triển kinh tế nông nghiệp trong năm 1957: đẩy mạnh sản xuất lương thực là chủ
yếu, hết sức phát triển cây công nghiệp, đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, phát triển
các nghề phụ ở nông thôn, khôi phục ruộng hoang, hồn thành và xây dựng
thêm các cơng trình thủy nông, củng cố đê ở những nơi xung yếu…Ra sức khôi
phục và phát triển tổ đổi công, nhất là tổ đổi công thường xuyên…đối với hợp
tác sản xuất nông nghiệp, phải lấy củng cố làm chính, đảm bảo thu hoạch của
xã viên cao hơn thu hoạch của nông dân, cá thể [47, tr.114 – 116]. Thực hiện
chủ trương của Trung ương, việc xây dựng thí điểm các hợp tác xã vẫn được
tiến hành một cách tích cực, đến tháng 10 năm 1957 có 42 hợp tác xã thí
điểm. Tuy nhiên, ngay từ bước đầu thí điểm này đã có một số hợp tác xã tan
vỡ [63, tr10]. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của những sai lầm
nghiêm trọng trong cải cách ruộng đất và ngay trong việc tổ chức đổi cơng,
hợp tác cũng mắc sai lầm.
Trước tình hình đó, muốn ổn định tình hình để chuyển lên làm nhiệm vụ
cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nông thơn thì trước mắt phải gấp rút tập trung lực
lượng sửa sai. Đảng đã công khai nhận sai lầm và kiên quyết sửa sai. Đến
cuối năm 1957 khi công tác sửa sai đã căn bản hoàn thành, tháng 10 năm
1957, Hội nghị sơ kết cơng tác thí điểm xây dựng hợp tác xã nông nghiệp đã
được tổ chức. Hội nghị sơ kết đã đề ra chủ trương củng cố hợp tác xã thí điểm

trên các mặt: quản lý lao động, quản lý sản xuất, quản lý tài vụ. Hội nghị đặt
ra mục tiêu năm 1958 xây dựng 234 hợp tác xã; năm 1960 hồn thành xây
dựng tổ đổi cơng, đưa 20% hộ nông dân vào hợp tác xã bậc thấp và thí điểm
xây dựng hợp tác xã bậc cao [63, tr.11]. Mặc dù chủ trương của Đảng lúc này
là làm thí điểm từ thấp đến cao, nhưng trong thực tế phong trào hợp tác hóa
nơng nghiệp lại diễn ra ra với tốc độ rất cao.

9


Tháng 12 năm 1957, sau khi hoàn thành kế hoạch ba năm khôi phục kinh
tế và cải cách ruộng đất, Hội nghị lần thứ 13 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng họp mở rộng, xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là: Củng cố
miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Miền Bắc nước ta
đang tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã
hội là không ngừng khuyến khích phát triển sản xuất, đảm bảo đời sống người
lao động ngày càng khá hơn, thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.
Như vậy, có thể thấy đến trước Hội nghị 14 (11/1958), tư duy của Đảng
về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là một con đường cách
mạng lâu dài, phải tiến hành từng bước một. Việc xây dựng nền kinh tế tập
thể phải được tiến hành dần dần từng bước không thể nóng vội. Trong q
trình xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, vẫn đảm bảo tồn tại các
thành phần kinh tế tư nhân, tư bản và cá thể bên cạnh kinh tế nhà nước và
kinh tế tập thể. Với tư duy đó, những năm 1955 – 1957, trong hồn cảnh
trình độ sản xuất nơng nghiệp cịn thấp kém, việc phát huy vai trò kinh tế hộ
gia đình nơng dân và hình thức hợp tác lao động giản đơn giữa các hộ nông
dân là phù hợp và có hiệu quả. Trong 3 năm 1955 – 1957, 85% diện tích đất
bỏ hoang vì chiến tranh ở miền Bắc được khơi phục, số lượng đàn trâu, bị
tăng lên. Một tiềm năng mới bắt đầu được khai phóng, một thế làm ăn mới
được mở ra.

Bước sang năm 1958, sau khi cuộc cải cách ruộng đất hoàn thành, xuất
phát từ nhận thức muốn xóa bỏ tận gốc chế độ bóc lột, chặn đứng con đường
phát triển tự phát tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ 14 (11/1958) đã họp. Hội nghị đã đưa ra chủ trương
bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa trong ba năm 1958 – 1960 và cải tạo xã
hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công, người buôn
bán nhỏ và kinh tế tư bản tư doanh. Đi đôi với cải tạo phải ra sức phát triển
thành phần kinh tế quốc doanh là lực lượng lãnh đạo nền kinh tế quốc dân.

10


Báo cáo Về nhiệm vụ kế hoạch ba năm (1958 – 1960) và cải tạo kinh tế
quốc dân đã chỉ rõ: Để đưa cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc tiến
lên và đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong những năm sắp đến, nhiệm vụ trọng
tâm là phải ra sức cải tạo nông nghiệp, cải tạo thủ công nghiệp, cải tạo công
thương nghiệp tư bản tư doanh theo chủ nghĩa xã hội, làm cho quan hệ sản xuất
phù hợp với sự phát triển của sức sản xuất. Vấn đề quan trọng bậc nhất là phải
ra sức tổ chức nông dân lại, dựa trên cơ sở hợp tác hóa mà đẩy mạnh sản xuất
nơng nghiệp và dựa trên cơ sở nông nghiệp được cải tạo và phát triển mà đẩy
mạnh công cuộc phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân. Đó là một bước quá
độ cần thiết để tiến lên xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa ở miền Bắc, củng cố miền Bắc vững mạnh, làm cơ sở cho cuộc
đấu tranh thống nhất nước nhà [48, tr.459].
Căn cứ vào tình hình đất nước và yêu cầu chuyển tiếp từ thời kỳ phát
triển kinh tế, Trung ương đã đề ra nhiệm vụ chủ yếu cho kế hoạch ba năm
1958 – 1960 là:
1. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, lấy sản xuất
nông nghiệp làm trọng tâm, nhằm giải quyết vấn đề lương thực, giải quyết
phần lớn hàng tiêu dùng và hết sức chú trọng tăng thêm các tư liệu sản xuất.

2. Ra sức cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp
tư bản tư doanh theo chủ nghĩa xã hội, chủ yếu nhất là đẩy mạnh hợp tác
hóa nơng nghiệp, đồng thời tích cực phát triển và củng cố thành phần kinh
tế quốc doanh.
3. Trên cơ sở sản xuất phát triển, nâng cao một bước đời sống vật chất và
văn hóa của nhân dân, nhất là nhân dân lao động và tăng cường củng cố quốc
phòng [48, tr.461 – 462].
Hội nghị cũng chỉ rõ: Hợp tác hóa là yêu cầu phát triển khách quan của
nông nghiệp và nông dân, là một nhiệm vụ kinh tế và chính trị căn bản của
Đảng ta trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; là cuộc cách mạng to lớn nhất

11


ở nông thôn, cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất rất sâu rộng ở nước ta để làm
cho quan hệ sản xuất phù hợp với sức sản xuất và để thúc đẩy sản xuất phát
triển. Trong phong trào hợp tác hóa thì hợp tác hóa nơng nghiệp là then chốt để
phát triển nông nghiệp, biến nông nghiệp thành chỗ dựa để phát triển kinh tế; là
lực lượng chủ yếu để thúc đẩy toàn bộ phong trào cải tạo xã hội chủ nghĩa [48,
tr.467]. Hội nghị quyết định phấn đấu đến năm 1960 căn bản hoàn thành tổ
chức hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp và đưa một phần lên hợp tác xã bậc cao.
Như vậy, hợp tác hóa là một nhiệm vụ kinh tế và chính trị căn bản của Đảng
trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Sau cách mạng ruộng đất, hợp tác hóa là
phong trào to lớn nhất ở nông thôn. Kết hợp với việc đẩy mạnh hợp tác hóa, phải
ra sức vận động nơng dân cải tiến kỹ thuật, áp dụng rộng rãi toàn bộ kỹ thuật theo
phương châm: đủ nước, nhiều phân, giống tốt, cày sâu, cấy dày.
Thực hiện chủ trương của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 14,
ngày 8 tháng 12 năm 1958, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 118-CT/TW “Về việc đẩy
mạnh phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp, đảm bảo hồn thành thắng lợi vụ
sản xuất Đơng – Xuân” đã khẳng định việc xây dựng và củng cố tổ đổi công

làm cơ sở cho việc xây dựng hợp tác xã nông nghiệp: Chủ trương chung hiện
nay là phải tiếp tục đẩy mạnh và củng cố phong trào đổi cơng, chủ yếu là tổ đổi
cơng thường xun có bình công chấm điểm, đồng thời phải chú ý đầy đủ việc
xây dựng các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp một cách vững chắc. Nếu không
xây dựng tốt tổ đổi cơng thường xun có bình cơng chấm điểm thì khơng thể
chuẩn bị cơ sở tốt để tiến lên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, hợp
tác xã sản xuất nông nghiệp đã bắt đầu thành phong trào. Nếu khơng chú trọng
tổ chức hợp tác xã thì khơng đáp ứng được yêu cầu của quần chúng và không
phát triển mạnh được sản xuất; nhưng mặt khác cũng phải thấy tổ chức hợp tác
xã phức tạp hơn tổ đổi công và kinh nghiệm của ta cịn ít, nếu khơng chú ý đi
sâu nắm tình hình và lãnh đạo chặt chẽ, thì hợp tác xã xây dựng khơng tốt, do
đó sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển phong trào rộng lớn về sau” [48, tr.614].

12


Chỉ thị cũng đưa ra những điều kiện để xây dựng các hợp tác xã ở các địa
phương, đó là:
Đối với từng nơi, vì tình hình phát triển khơng đều, cho nên mức độ cũng
có khác nhau. Cụ thể, nơi chưa có tổ đổi cơng thì phải tổ chức ngay tổ đổi
cơng, nơi đã có tổ đổi cơng thì đưa lên tổ thường xun có bình cơng chấm
điểm, nơi đã có tổ đổi cơng thường xun có bình cơng chấm điểm thì tùy theo
yêu cầu của quần chúng và khả năng lãnh đạo của cấp ủy, chủ yếu là của chi ủy
xã mà tổ chức một vài hợp tác xã nơng nghiệp bậc thấp làm thí điểm, nơi đã có
hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc thấp vững chắc thì có thể mở rộng thêm
hoặc xây dựng thêm các hợp tác xã mới và tạo điều kiện tổ chuyển một số hợp
tác xã bậc thấp lên bậc cao để thử nghiệm.
Xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp mới lúc này nhất quyết phải có
bốn điều kiện:
1. Có cơ sở đổi cơng khá (tức là phải có tổ đổi cơng thường xun có bình

cơng chấm điểm làm nịng cốt).
2. Có cốt cán tốt (tức là chi bộ xã phải nắm và có những đảng viên tích
cực tham gia trực tiếp và lãnh đạo).
3. Quần chúng thực sự yêu cầu (tức là quần chúng thấy hợp tác xã là tốt,
là có lợi cho họ, họ thật muốn tham gia).
4. Có cán bộ chính trị và cán bộ quản lý hợp tác xã.
Tổ chức tổ đổi công, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp phải luôn nắm vững
ba nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ [48, tr.615 – 616].
Phương châm chung tổ chức phong trào hợp tác hóa hiện nay vẫn là tích
cực lãnh đạo, tiến bước vững chắc. Tích cực lãnh đạo tức là nơi nào có điều
kiện thì phải đưa quần chúng tiến lên và phải tích cực chuẩn bị những điều kiện
đó, không phải chờ đợi, bị động. Tiến bước vững chắc là đảm bảo phong trào
tốt chứ khơng phải kìm hãm phong trào chậm lại.
Hợp tác hóa là một phong trào cách mạng quần chúng, phải tích cực lãnh

13


đạo nhưng phải chuẩn bị điều kiện cho thật tốt. Hiện nay có khuynh hướng cho
rằng chỉ cần nhấn mạnh tích cực lãnh đạo, đứng về một mặt thì tinh thần tích
cực đó là đúng, nhưng nếu tách rời phương châm tiến bước vững chắc là không
đúng. Quần chúng yêu cầu tiến lên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, đó là một
biểu hiện tốt, nhưng nếu chưa đủ điều kiện để tổ chức hợp tác xã thì phải giải
thích cho quần chúng tích cực tham gia và củng cố tổ đổi công tạo điều kiện để
tổ chức tốt các hợp tác xã, cần khuyến khích tinh thần tiến lên của quần chúng,
tích cực vươn lên để lãnh đạo quần chúng, nhưng không bị động, đi đến thiếu
thận trọng, làm không tốt [48, tr. 617 – 618].
Mặc dù quan điểm chỉ đạo là vậy, nhưng khi chủ trương được thực hiện,
các tổ chức đảng và chính quyền ở các địa phương đã nhận thức và triển khai
với một khí thế cách mạng đặc biệt. Nhiều nơi đã áp dụng biện pháp cưỡng chế

nơng dân vào hợp tác xã. Vì vậy, phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp đã phát
triển với một tốc độ khơng ngờ. Đến cuối năm 1958, tồn miền Bắc đã xây
dựng được 4.723 hợp tác xã- vượt xa con số 244 hợp tác xã dự kiến ban đầu
[63, tr14].
Trước sự phát triển khơng bình thường của các hợp tác xã, ngay từ rất
sớm, trong đội ngũ cán bộ quản lý các cấp đã nảy sinh những ý kiến trái chiều
về vấn đề hợp tác hóa nơng nghiệp. Tại Hội nghị nông nghiệp miền Bắc lần
thứ nhất tổ chức tại Thanh Hóa, tháng 12 năm 1958, đại biểu của 12 đơn vị
cho rằng: hợp tác hóa nơng nghiệp đã trở thành phong trào quần chúng rộng
rãi; đại biểu của 13 đơn vị khác nhận định: hợp tác hóa nông nghiệp mới chỉ
là bước đầu, chưa trở thành một phong trào quần chúng rộng lớn. Đặc biệt, có
một số ý kiến cho rằng quần chúng chưa có yêu cầu hợp tác hóa nơng nghiệp
[63, tr.14].
Giữa lúc hợp tác xã nông nghiệp đang trên đà phát triển mạnh mẽ, tháng
4 năm 1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 16 đã họp. Hội nghị đã đánh dấu
bước phát triển của phong trào hợp tác hóa nước ta. Trong báo cáo “Kiên

14


quyết đưa nông thôn miền Bắc nước ta qua con đường hợp tác hóa nơng
nghiệp tiến lên chủ nghĩa xã hội” của đồng chí Trường Chinh tại Hội nghị đã
khẳng định muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội cần tiến hành cải tạo các thành
phần kinh tế cá thể, xây dựng chế độ sở hữu tập thể. “Kinh tế ở miền Bắc
nước ta hiện nay có nhiều thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh, thành
phần kinh tế hợp tác xã, thành phần kinh tế cá thể của nông dân và thợ thủ
công, thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa nhà nước. Thành phần kinh tế cá
thể của nông dân và thợ thủ công chiếm một phần lớn trong nền kinh tế quốc
dân. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, một mặt phải ra sức phát
triển nền kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã; mặt khác phải tích cực cải

tạo các thành phần kinh tế cá thể và kinh tế tư bản chủ nghĩa tư doanh, đem
chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể thay thế dần cho chế độ sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất” [48, tr.300].
Tại Hội nghị, Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết về vấn đề hợp tác hóa
nơng nghiệp, coi “hợp tác hóa nơng nghiệp là khâu chính trong tồn bộ sợi
dây chuyền cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta, đồng thời góp phần
quan trọng đẩy mạnh cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất tổ quốc [49, tr.367].
Mục đích và yêu cầu của cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp nhằm:
a, Cải tạo quan hệ sản xuất cá thể ở nông thôn, xây dựng quan hệ sản
xuất tập thể, xóa bỏ sự bóc lột kinh tế của phú nông, đem chế độ sở hữu tập
thể của nông dân lao động thay thế dần cho chế độ sở hữu cá thể về những tư
liệu sản xuất chủ yếu, vĩnh viễn xóa bỏ giai cấp bóc lột và chế độ người bóc
lột người ở nơng thơn. Trên cơ sở lao động tập thể và kỹ thuật cải tiến từ thấp
đến cao là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và mọi mặt sản xuất khác ở nông
thôn, đồng thời tạo điều kiện để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
nước nhà; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nơng dân,
làm cho nơng dân ăn no, mặc ấm, ở tốt, có sức khỏe, có văn hóa.
b, Tăng cường đồn kết nơng thơn, củng cố khối liên minh công nông,

15


củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất và chính quyền dân chủ nhân dân, củng
cố dân quân và xây dựng lực lượng hậu bị, củng cố nền chuyên chính dân chủ
nhân dân.
c, Nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa của cán bộ, đảng viên và
đoàn viên, giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho quần chúng nơng dân, củng
cố và phát triển Đảng và Đồn Thanh niên Lao động, tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng ở nơng thơn.
d, Góp phần vào sự nghiệp củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên

chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh nhằm thực hiện
thống nhất nước nhà [49, tr.370 – 371].
Trung ương Đảng đã xác định thái độ cụ thể đối với từng tầng lớp ở nơng
thơn, đó là: “Dựa hẳn vào bần cố nơng và trung nơng lớp dưới, đồn kết chặt
chẽ với trung nơng, hạn chế đi đến xóa bỏ sự bóc lột kinh tế của phú nơng, cải
tạo tư tưởng phú nơng, ngăn ngừa địa chủ ngóc đầu dậy, tiếp tục mở đường cho
địa chủ lao động cải tạo thành con người mới; kiên quyết đưa nông dân vào con
đường hợp tác hóa nơng nghiệp tiến lên chủ nghĩa xã hội” [49, tr372].
Để đưa phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp đi đến thành cơng, Hội nghị
đã vạch ra ba nguyên tắc: tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Phương
châm chỉ đạo chung là tích cực lãnh đạo, vững bước tiến lên; quy hoạch về
mọi mặt, sát với từng vùng; làm tốt, vững, nhanh, gọn.
Cũng tại Hội nghị, Trung ương đã thảo luận và quyết định nhiều vấn đề
quan trọng về bước đi, những chính sách cụ thể về cơng hữu hóa tư liệu sản
xuất, về quản lý dân chủ, phân phối thống nhất, về tổ chức bộ máy quản lý và
quy định về trích lập các quỹ cho hợp tác xã…
Về bước đi, Hội nghị chỉ rõ: “Nói chung phong trào hợp tác hóa nông
nghiệp phải đi từ thấp đến cao và phải tiến theo ba bước: tổ đổi cơng có mầm
mống xã hội chủ nghĩa, hợp tác xã bậc thấp nửa xã hội chủ nghĩa và hợp tác
xã bậc cao hoàn toàn xã hội chủ nghĩa” [49, tr328].
Điều kiện cơ bản để xây dựng hợp tác xã nơng nghiệp là phải có cơ sở

16


đổi công tốt; quần chúng nhân dân lao động thực sự yêu cầu; phải có cốt cán
lãnh đạo. Muốn chuyển từ hợp tác xã bậc thấp lên bậc cao phải có đầy đủ ba
yếu tố: thứ nhất, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất của hợp tác xã đó
phải cao, đời sống các hộ xã viên phải được đảm bảo; thứ hai, xã viên phải
giác ngộ lý tưởng xã hội chủ nghĩa, phải có tinh thần đồn kết, tương trợ, giúp

đỡ lẫn nhau; thứ ba, cán bộ quản lý phải được bồi dưỡng vững về nghiệp vụ,
thực hiện đúng nguyên tắc quản lý dân chủ, được xã viên tín nhiệm.
Quan hệ chặt chẽ đến bước đi là vấn đề quy mô hợp tác xã. Hội nghị cho
rằng căn cứ vào trình độ kỹ thuật sản xuất và kinh nghiệm quản lý mà quy
định quy mô tổ chức hợp tác xã. Hướng chung là: “Nên làm từ nhỏ đến lớn,
lúc đầu tùy theo khả năng lãnh đạo và tình hình quần chúng mà tổ chức hợp
tác xã vừa và nhỏ, sau đó dần dần phát triển thêm xã viên, hoặc là hợp nhiều
hợp tác xã nhỏ gần nhau lại thành những hợp tác xã lớn trong phạm vi thôn
hay một xã” [49, tr.331].
Đi đôi với củng cố hợp tác xã, Hội nghị cho rằng phải có kế hoạch phát
triển và củng cố tổ đổi công, chủ yếu là đưa tổ đổi cơng từng vụ, từng việc lên
thường xun có bình cơng chấm điểm. Việc xây dựng tổ đổi cơng thường
xun có bình qn chấm điểm tốt là rất cần thiết để đảm bảo xây dựng hợp tác
xã một cách vững mạnh và ngay ở những nơi hợp tác xã đã phát triển và chi bộ
lãnh đạo tốt, nếu xây dựng được tổ đổi cơng có bình qn chấm điểm cũng có
lợi cho phong trào. Vì vậy, phải ra sức củng cố và phát triển tổ đổi công.
Để đưa phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp đi đến thắng lợi, Ban Chấp
hành Trung ương cũng chỉ ra rằng xây dựng hợp tác xã nông nghiệp phải gắn
với cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất. Nhiệm vụ hợp tác hóa nơng nghiệp
có hai nội dung lớn. Về chính trị, nhằm xây dựng quan hệ sản xuất mới, xóa
bỏ quan hệ sản xuất cũ, xóa bỏ bóc lột và xóa bỏ giai cấp. Về kinh tế nó tạo ra
lực lượng sản xuất to lớn, mạnh mẽ trên cơ sở đó cải tiến và áp dụng kỹ thuật
rộng rãi, nâng cao sản xuất. Phải trên cơ sở hợp tác hóa mà cải tiến kỹ thuật.
Như vậy, Hội nghị Trung ương lần thứ 16 (khóa II) đã đánh dấu định

17


hình tư tưởng cải tạo nơng nghiệp của Đảng. Từ chỗ xác định dần dần làm
cho nông dân tự nguyện, tự giác đi vào con đường làm ăn tập thể sang tích

cực cải tạo các thành phần kinh tế cá thể và kinh tế tư bản chủ nghĩa tư doanh,
đem chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể thay dần cho chế độ sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất. Từ đây, khái niệm hợp tác hóa nơng nghiệp gắn liền
với chủ nghĩa xã hội, coi đó là mơ hình tất yếu phù hợp với bản chất của chủ
nghĩa xã hội.
Ngày 25 tháng 9 năm 1959, Ban Bí thư tiếp tục ra Chỉ thị số 154-CT/TW
Về việc tiếp tục củng cố hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Chỉ thị đã khẳng
định những kết quả đạt được của phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp từ năm
1958. Bên cạnh những thành tựu đạt được, phong trào hợp tác hóa nơng
nghiệp cịn vấp phải những khó khăn như phát triển chưa đều, số lượng tăng
nhanh nhưng chất lượng còn yếu; đại bộ phận hợp tác xã mới xây dựng, chưa
kinh qua một vụ sản xuất và thu hoạch, trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa của
xã viên cịn thấp, cơng tác quản lý lao động, quản lý sản xuất và quản lý tài vụ
còn lúng túng; lực lượng lãnh đạo trong các hợp tác xã còn yếu, có nơi tổ
chức chưa ổn định, ban quản trị và ban kiểm soát nhập làm một…Trong khi
phát triển hợp tác xã, có nơi cịn rụt rè, chưa đáp ứng yêu cầu của quần chúng,
nhưng nhiều nơi vẫn còn lối lướt nhanh, làm dối, chuẩn bị cơ sở không tốt,
phát động quần chúng khơng sâu, thậm chí có nơi cịn mệnh lệnh gị ép, thậm
chí kết nạp thêm cả gián điệp [49, tr.667 – 668].
Trên cơ sở đó Ban Bí thư đã nhận định “Củng cố hợp tác xã sản xuất
nông nghiệp không phải chỉ là một công tác quan trọng trực tiếp trước mắt,
mà cịn là một cơng tác thường xuyên, lâu dài, quyết định việc đưa phong
trào hợp tác hóa tiến lên. Nội dung vấn đề củng cố hợp tác xã sản xuất nông
nghiệp gồm cả ba mặt: chính trị, kinh tế và tổ chức, nhằm đảm bảo hoàn
thành thắng lợi vụ mùa, đồng thời chuẩn bị cơ sở cho việc phát triển trong
đợt này. Chỉ có đảm bảo sản xuất tốt vụ mùa thì mới củng cố được hợp tác

18



xã. Vì thế, việc củng cố hợp tác xã phải gắn liền với công tác sản xuất vụ
mùa [49, tr.669].
Về bước đi của phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp, Chỉ thị khẳng định:
“Công tác củng cố hợp tác xã hiện nay không những là một yêu cầu cấp bách
để phát huy khả năng phấn đấu cuả quần chúng, giành thắng lợi vụ mùa, mà
đồng thời là một công tác có tác dụng quyết định trong việc thúc đẩy phong
trào hợp tác hóa nơng nghiệp tiến lên sau này. Đưa quần chúng lao động vào
các hợp tác xã, chuyển các hợp tác xã bậc thấp lên bậc cao, không ngừng
củng cố các hợp tác xã, chú trọng nâng cao ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa
của xã viên, tăng cường công tác quản lý kinh tế trong các hợp tác xã cho phù
hợp với yêu cầu phát triển của sản xuất [49, tr.841].
Để tiến hành công cuộc vận động hợp tác hóa nơng nghiệp, giành thắng
lợi quyết định cho chủ nghĩa xã hội ở nông thôn, Đảng phải tăng cường sự
lãnh đạo cuộc vận động hợp tác hóa nơng nghiệp về mọi mặt: tư tưởng, chính
trị, tổ chức và kế hoạch, động viên tồn Đảng, tồn dân tích cực tham gia và
ủng hộ phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp.
Sau Hội nghị Trung ương lần thứ 16 (khóa II) và Chỉ thị số 154-CT/TW
của Ban Bí thư về Về việc tiếp tục củng cố hợp tác xã sản xuất nơng nghiệp,
cuộc vận động hợp tác hóa nơng nghiệp được triển khai đều khắp và trở thành
một phong trào rộng lớn. Đến mùa thu năm 1960, toàn miền Bắc đã căn bản
hoàn thành xây dựng hợp tác xã bậc thấp, thu hút trên 2,4 triệu nông dân,
chiếm 85,8% số hộ, với 76% diện tích ruộng đất đi vào làm ăn tập thể. Vào
thời điểm này, đã có 3.643 hợp tác xã bậc cao và xuất hiện một số hợp tác xã
có quy mơ tồn xã ở một số địa phương. Tháng 8 năm 1960, Ban Bí thư
Trung ương đã ra Chỉ thị 221 khẳng định “căn bản hoàn thành hợp tác xã trên
miền Bắc” và nhận định: phong trào diễn ra “nhanh, lành mạnh, nói chung là
tốt” [63, tr.16].

19



Như vậy, xuất phát từ nhận thức muốn đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa
xã hội, biến nước Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước
xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, có cơng nghiệp hiện đại, nơng nghiệp hiện đại,
văn hóa và khoa học tiên tiến, đưa nền kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa trên sở
hữu cá thể về tư liệu sản xuất tiến thẳng lên nền kinh tế dựa trên chế độ sở
hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, dưới hai hình thức sở hữu tồn dân
và sở hữu tập thể. Đảng ta đã chủ trương tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa
đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp tư bản chủ nghĩa và
thương nghiệp nhỏ. Trong đó cải tạo nơng nghiệp là khâu chính trong tồn bộ
sợi dây chuyền cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và con đường duy nhất
đúng đắn là thực hiện hợp tác hóa nơng nghiệp. Hợp tác hóa nơng nghiệp đã
trở thành nhiệm vụ căn bản trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, là bước
đi tất yếu mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh cách mạng
kỹ thuật để xây dựng quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động về mặt
kinh tế. Cuộc vận động thành lập hợp tác xã nông nghiệp đã trở thành một
phong trào mạnh mẽ, rộng lớn.
1.2. Xây dựng tổ đổi công, vần công tiến lên hợp tác xã bậc thấp ở
tỉnh Hà Đông
1.2.1. Chủ trương của Tỉnh ủy Hà Đông
Hà Đông là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, với vị trí địa lý và điều
kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nền nơng nghiệp: khí hậu nhiệt đới
gió mùa; ruộng đất phì nhiêu với 91% là đất phù sa sơng Hồng, 9% cịn
lại là phù sa cổ; nguồn nước phong phú với hệ thống sông Hồng, sông
Nhuệ, sông Đáy.
Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, năm 1956, Hà Đông
tiến hành cải các ruộng đất. Trong quá trình cải cách ruộng đất, thực hiện
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 8, khóa II (tháng

20



8/1955) về đường lối phát triển nông thôn sau cải cách ruộng đất là lãnh đạo
nông dân dần dần tiến lên chủ nghĩa xã hội, từng bước đưa họ vào con đường
làm ăn tập thể bằng cách hướng dẫn họ đi vào con đường hợp tác, tương trợ
thông qua việc củng cố và phát triển rộng rãi hình thức đổi công, hợp tác xã.
Tỉnh ủy Hà Đông đã chỉ đạo các huyện ra sức xây dựng tổ đổi công, vần
công, tiến tới xây dựng các hợp tác xã.
Ngày 15 tháng 7 năm 1957, Tỉnh ủy Hà Đông ra Chỉ thị số 06/CT nêu rõ
nhiệm vụ chung của toàn tỉnh trong năm 1957 là: phải củng cố phong trào tổ
đổi công để làm trung tâm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp; chấn chỉnh và
kiện tồn bộ máy nơng hội; củng cố tổ chức, giáo dục đảng viên, hội viên và
nông dân thi đua thực hiện kế hoạch; tích cực bồi dưỡng cán bộ để họ có đủ
khả năng lãnh đạo được phong trào tổ đổi cơng; động viên tồn thể nơng dân
thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng, hướng dẫn nông dân đi vào
con đường hợp tác, tương trợ do Đảng và Chính phủ đề ra [7, tr.4].
Cuối năm 1957, Trung ương Đảng đã chỉ thị giao nhiệm vụ cho Đảng bộ
Hà Đơng trong năm 1958, ngồi việc hồn thành kế hoạch sản xuất, phải đưa
60% số hộ nông dân vào tổ đổi cơng, có 20% là tổ thường xuyên, tổ chức xây
dựng 10 hợp tác xã thí điểm, làm nịng cốt cho phong trào hợp tác hóa sau này
[1, tr.129].
Bước sang năm 1958, năm đầu của kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế và
bước đầu cải tạo nền kinh tế quốc dân theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Trên tinh thần nhiệm vụ của Trung ương giao, đường lối và nhiệm vụ cơ bản
của phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp năm 1958 của tỉnh là: dựa hẳn vào
bần nơng, đồn kết chặt chẽ với trung nơng, tiến hành rộng rãi tổ chức đổi
công, phát triển các hợp tác xã sản xuất sơ cấp và tổ chức một số hợp tác xã
cao cấp làm thí nghiệm. Trên cơ sở tổ chức của nông dân đẩy mạnh công tác
thủy lợi, làm phân bón, chọn giống, cải tiến nơng cụ và kỹ thuật canh tác để
nâng cao năng suất.


21


×