Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Lãnh đạo không thể thiếu tư duy toàn cầu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.82 KB, 3 trang )

Lãnh đạo không thể thiếu tư duy toàn cầu
Mansour Javidan (HBP), Hương Cao dịch

Tuần Việt Nam
Nhà lãnh đạo tuyệt vời nhất là khi:
- Có thể làm bạn với cấp dưới nhưng vẫn tự đưa ra quyết định cho mọi vấn
đề
- Luôn tự cạnh tranh với chính mình và hoàn thiện bản thân
- Phát ngôn chân thành, nhưng là sau khi cân nhắc cảm nhận của người khác
- Sử dụng ngôn ngữ gián tiếp và phép ẩn dụ thay vì đi thẳng vào vấn đề
- Tránh đương đầu với rủi ro
Các độc giả có lẽ sẽ phải đau đầu để tìm lời trả lời cho câu hỏi: tiểu sử của
tuýp lãnh đạo trên đây sẽ như thế nào? Làm thế nào mà một nhà lãnh đạo có
thể phớt lờ chính các bản báo cáo của mình khi đưa ra các quyết định quan
trọng? Danh tiếng của các lãnh đạo sẽ được duy trì ra sao nếu họ cứ tiếp tục
xoa dịu các thông điệp?
Tiểu sử trích lược trên rút từ một cuộc nghiên cứu các nhà quản lý Trung
Quốc như một phần của chương trình nghiên cứu có tên gọi Kế hoạch toàn
cầu. Tất nhiên, tiểu sử của các nhà lãnh đạo lý tưởng trên của Trung Quốc có
một phần tương tự như tiểu sử của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, nhưng chính
những sự khác biệt mới dẫn mang những rắc rối đến cho những nhà quản lý.
Trong một cuộc khảo sát gần đây mà đối tượng mà các lãnh đạo cao cấp của
100 tập đoàn toàn cầu, tiến hành bởi tổ chức huy động nhân lực Worldwide
ERC, 95% đối tượng trả lời rằng văn hóa quốc gia nơi họ tiến hành hoạt
động kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng khi hoàn thành mục tiêu của
doanh nghiệp. Quá nhiều phụ thuộc trong một "thế giới phẳng".
Trong bất kỳ ngành kinh doanh nào trên thế giới, lãnh đạo được đánh đồng
với tầm ảnh hưởng. Có rất nhiều cách để ảnh hưởng đến người khác: hướng
dẫn họ, ban thưởng cho họ, truyền cảm xúc, hay thậm chí là cho phép họ tự
đưa ra quyết định... Nhiệm vụ của nhà lãnh đao trong một thế giới đa văn
hóa là phải tác động được lên các bản báo cáo trực tiếp, các đội dự án, các


đối tác trong chuỗi cung ứng, các tổ chức khách hàng, và các cơ quan luật
pháp chịu ảnh hưởng bởi các nền văn hóa, chính trị và thể chế khác nhau.
Nhưng ta vẫn thấy có một sự bất hợp lý.
Trong hầu hết các xã hội, các công dân thông thường được xã hội hóa để học
cách làm việc với những người giống họ. Mô hình chung họ đã phát triển
một lăng kính đơn văn hóa và lăng kính này sẽ được sử dụng để hiểu và giải
thích môi trường xung quanh.
Công thức này đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ - những đứa trẻ lớn lên
học cách làm việc với những người giống chúng; và đến khi trưởng thành,
chúng đi làm tại các công ty mà ở đó người ta đòi chúng phải làm việc với
những người khác chúng, những người có những lăng kính văn hóa hoàn
toàn khác biệt.
Tôi bắt đầu loạt bài này với cái nhìn về vai trò của các nhà lãnh đạo thông
qua lăng kính văn hóa của người Trung Quốc. Đây là một ví dụ giải thích
cho sự khó khăn khi lãnh đạo trong một môi trường đa văn hóa và phức tạp.
Và với tư thế của một nhà lãnh đạo, ta phải chuẩn bị cho điều này thế nào?
Những nhà lãnh đạo của tương lai cần gì để thành công? Tại trường chuyên
đào tạo về quản lý Thunderbird, chúng tôi đã cố gắng tìm ra câu trả lời cho
câu hỏi này trong vòng 5 năm. Những cuộc phỏng vấn với hơn 200 nhà điều
hành trên toàn thế giới và những nghiên cứu trên 6000 quản lý viên đã giúp
chúng tôi xác định được một tập hợp những đặc tính cá nhân quan trọng cho
những nhà lãnh đạo của ngày mai. Chúng tôi gọi tập hợp này là Tư duy toàn
cầu. Những nhà lãnh đạo có mức Tư duy toàn cầu cao sẽ có cơ hội thành
công cao hơn khi làm việc với những người đến từ những nền văn hóa khác.
Sở hữu Tư duy toàn cầu là khi nhà lãnh đạo đó có:

Vốn tri thức: Hiểu biết về công việc kinh doanh nói chung trên toàn
cầu, phức tạp một cách có nhận thức, có quan điểm thế giới chủ nghĩa

Vốn tâm lý học: Đam mê sự đa dạng, luôn kiếm tìm những cuộc thám

hiểm, và sự tự tin

Vốn xã hội: Sự cảm thông liên văn hóa, tác động cá nhân và tài ngoại
giao
Những nhà lãnh đạo sở hữu nhiều Tư duy toàn cầu biết về các nền văn hóa
và các tổ chức chính trị và kinh tế ở các nước khác và nắm rõ được ngành
công nghiệp của họ đang hoạt động ra sao trên phạm vi toàn cầu. Họ đam
mê sự đa dạng và luôn muốn phát triển. Họ cảm thấy thoải mái với cảm giác
không thoải mái trong những môi trường không thoải mái. Họ cũng có nhiều
cơ hội xây dựng các mối quan hệ thân tình với những người khác họ bằng
cách thể hiện sự tôn trọng, thông cảm và là một người biết lắng nghe.
Nếu tôi có nhiệm vụ gì đó liên quan đến giáo dục kinh doanh, chắc chắn
rằng tôi sẽ rất lo lắng làm thế nào để những sinh viên tốt nghiệp của chúng ta
có thể chuẩn bị cho một mô trường toàn cầu như vậy. Một trường đào tạo
kinh doanh có thể cải thiện được Tư duy toàn cầu của sinh viên trường đó
hay không khi mà chính trường học, hệ thống quản lý và khoa kinh doanh đó
không sở hữu Tư duy đó?
- Bài viết của Mansour Javidan trên Harvard Business Publishing. Tác giả
là chủ nhiệm khoa Nghiên cứu, giáo sư xuất sắc của trường Garvin,và là
giám đốc của Học viện Tư duy lãnh đạo toàn cầu và Quản lý quốc tế của
trường Thunderbird.
Nguồn: Tuần Việt Nam

×