Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Van dung phuong phap khai thac ban do trong day hocdia li

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.55 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Chuyên đề môn địa lý</b>



<b>Vận dụng phương pháp khai thác bản đồ trong dạy học địa lí.</b>
<b>I/ Cơ sở lí luận:</b>


Sử dụng kênh hình trong dạy -học dịa lí gắn với bản đồ , biểu đồ, tranh ảnh, bảng
số liệu thống kê, trong đó việc sử dụng và khai thác bản đồ là một bộ phận quan
trọng trong hầu hết các tiết dạy –học địa lí. Bản đồ là nguồn tri thức địa lí phong
phú, là hình ảnh thu nhỏ về các mặt tự nhiên , kinh tế, xã hội của các quốc gia và
thế giới. Bản đồ phản ánh sự phân bố nét đặc trưng và mối quan hệ địa lí mà khơng
một cơng cụ nào có thể thay thế. Qua bản đồ học sinh có thể phát hiện tri thức và
phát triển tư duy địa lí.Vậy khai thác bản đồ như thế nào cho có hiệu quả? Sau đây
tôi xin được trao đổi một số vấn đề qua thực tế giảng dạy trong việc vận dụng
phương pháp trên.


<b>II/ Vận dụng phương pháp khai thác bản đồ trong dạy –học địa lí.</b>
<b>1/ Hướng dẫn học sinh:</b>


Để khai thác bản đồ có hiệu quả học sinh cần được hướng dẫn trước:
- Cách đọc bản đồ, hiểu các quy ước, kí hiệu trên bản đồ.


- Định hướng trên bản đồ(theo phương kinh tuyến, vĩ tuyến).


- Biết mô tả bản đồ: Xác định được vị trí, tình hình phân bố , nết đặc trưng.
- Biết cách giải thích trên bản đồ: Vạch ra được mối quan hệ nhân quả giữa các
mặt kinh tế, xã hội ,hàm chứa trên bản đồ.


<b>2/ Cách khai thác bản đồ:</b>


a/ Tiến hành trong giờ học bài mới:
+ Phần chuẩn bị:



- Chuẩn bị cho giáo viên: Những bản đồ cần thiết cho tiết học(có thể vẽ to lược
đồ trong sgk) để bổ sung thêm nguồn bản đồ in sẵn cịn thiếu.(nếu có).


- Chuẩn bị cho học sinh: Để chuẩn bị cho nội dung tiết học tôi cho học sinh
xem nội dung bài mới, quan sát lược đồ và các kí hiệu trên lược đồ.


+ Thực hiện:


Hướng dẫn học sinh quan sát và khai thác từ bản đồ treo tường ,lược đồ trong
sách giáo khoa với các nội dung bài học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Vị trí địa lí: Dựa vào hệ thống kinh, vĩ tuyến, các khu vực tiếp giáp. Để rút ra
được đặc điểm và ý nghĩa của vị trí địa lí.


- Địa hình: Xác định vị trí ,phân tích đặc điểm các miền tự nhiên qua các ước
hiệu màu sắc.


- Khí hậu: Dựa vào tọa độ địa lí,kết hợp địa hình, vị trí địa lí của các khu vực
gần hay xa biển.để rút ra đặc điểm khí hậu.


- Sơng ngịi: Dựa vào bản đồ nhận biết các hệ thống sông,nhận xét sự phân bố
mạng lưới sơng ngịi.


- * Địa lí kinh tế: Dựa vào bản đồ học sinh nhận xét sự phân bố dân cư,phân
bố các đô thị.


- Phân bố sản xuất của các ngành kinh tế


Trong quả trinh khai thác bản đồ , giáo viên sẽ đặt ra các câu hỏi, gợi ý theo


trình tự hợp lí chặt chẽ ,để từng bước hướng dẫn học sinh phát hiện kiến thức
và phát triển tư duy.Các câu hỏi có thể phát huy tính tích cực của 3 đối
tượng học sinh.


- Những câu hỏi có tính mơ tả giành cho học sinh trung bình.
- -Những câu hỏi phân tích, giải thích giành cho học sinh khá giỏi.


- Như vậy tùy theo nội dung từng bài, kết hợp sử dụng những giáo cụ trực
quan, bản đồ sẽ giúp học sinh nắm bắt kiến thức địa lí một cách dễ dàng hơn.
- b/Vận dụng trong kiểm tra bài cũ:


- +Kiểm tra đầu giờ: Học sinh dựa vào bản đồ để trình bày kiến thức cũ.
- Ví dụ: Dựa vào bản đồ Việt nam : Xác định vị trí địa lí? Vị trí đó có ý nghĩa


gì đối với sự phát trển kinh tế xã hội ?


- Dựa vào bản đồ địa hình Việt nam : Xác đinh các dãy núi chạy theo 2 hướng
chính: Hướng TB-ĐN, hướng vịng cung?


- Dựa vào bản đồ sơng ngói Việt nam em có nhận xét gì về mạng lưới sơng
nước ta?


- +Kiểm tra viết: Các bài kiểm tra 15p hoặc kiểm tra 1 tiết tôi cho học sinh trả
lời trên bản đồ in sẵn hoặc sử dụng Át lát.


- Ví dụ: Điền vào bản đồ các trung tâm công nghiệp và các ngành trong mỗi
trung tâm?


- Dựa vào bản đồ phân bố dân cư Việt nam : Cho biết tình hình phân bố dân
cư nước ta? Giải thích?



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Bước đầu tôi nhận thấy những câu hỏi như thế học sinh tỏ ra lúng túng vì tự
các em phải sắp xếp cách trình bày và lí giải kiến thức địa lí mà nội dung
khơng hồn tồn có trong sách giáo khoa. Nhưng theo hướng dẫn của giáo
viên các em sẽ quen dần. Các học sinh khá giỏi cảm thấy hứng thú khi làm
bài theo dạng câu hỏi thế này.Các học sinh trung bình bước đầu trả lời được
phần mơ tả, về sau các em tập làm quen phân tích, giải thích.


3/ <b>Kết quả:</b>


- Các kiến thức địa lí trên được hình thành và khắc sâu ở các em một cách
rõ rệt. Nếu học sinh biết sử dụng và khai thác bản đồ một cách nhuần nhuyễn
thì không những giáo viên giúp các em biết tự khai thác khám phá các tri
thức địa lí đang học trong nội dung chương trình mà cịn trang bị cho học
sinh phương pháp tự học tự tìm hiểu để có thể đạt kết quả cao hơn là tự phát
hiện các kiến thức hàm chứa trên tất cả các bản đồ thuộc các quốc gia , các
khu vực khơng nằm trong chương trình học


<b>III/ Kết luận: </b>


Trên đây một vài phương pháp mà tôi đã vận dụng trong q trình giảng dạy địa
lí có hiệu quả.Mong đồng nghiệp tham khảo và góp ý kiến.


</div>

<!--links-->

×