ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--- ---
LÊ HỒNG LAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CƠNG TÁC BẢO TRÌ CÁC TUYẾN
ĐƯỜNG TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH GIAO THƠNG
Đà Nẵng, năm 2019
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--- ---
LÊ HỒNG LAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CƠNG TÁC BẢO TRÌ CÁC TUYẾN
ĐƯỜNG TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
Chun ngành: Kỹ thuật xây dựng cơng trình giao thông
Mã số: 85.80.205
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH GIAO THƠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ĐÌNH QUẢNG
Đà Nẵng - Năm 2019
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Xây dựng
Cầu đường, Phòng KH, SĐH & HTQT Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng,
Ban đào tạo Sau đại học - Đại học Đà Nẵng, giáo viên hướng dẫn trực tiếp cùng gia
đình, bạn bè đã động viên và tạo điều kiện cho học viên trong thời gian học cao học và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Với thời gian nghiên cứu và năng lực bản thân còn hạn chế, luận văn chắc chắn
khơng tránh khỏi những thiếu sót, tồn ại. Học viên rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp từ phía các thầy cơ và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn !
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả tính tốn nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn
Lê Hoàng Lam
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................................
MỤC LỤC ....................................................................................................................................
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................1
2.1 Mục tiêu tổng quát .....................................................................................................1
2.2 Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2
5. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................2
6. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................2
7. Dự kiến kết quả nghiên cứu .........................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠNG TÁC QUẢN LÝ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ ...........4
1.1. Một số khái niệm về công tác quản lý bảo trì đường bộ ..........................................4
1.1.1. Giới thiệu hệ thống đường bộ ở Việt Nam ............................................................ 4
1.1.2. Một số khái niệm liên quan cơng tác quản lý bảo trì đường bộ. ...........................4
1.2. Hệ thống quản lý bảo trì đường bộ ở việt Nam ........................................................5
1.2.1. Giới thiệu các cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ của nghành
giao thông vận tải. ...........................................................................................................5
1.2.2. Phân cấp Quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và trách nhiệm của các
cơ quan trong việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông quản lý hệ thống đường bộ ở Việt
Nam. ................................................................................................................................ 8
1.3. Hệ thống quản lý bảo trì đường bộ ở tỉnh Trà vinh. ...............................................12
1.3.1. Nhiệm vụ quản lý bảo trì đường bộ ở tỉnh Trà vinh............................................12
1.3.2. Tình hình cơ chế, chính sách quản lý bảo trì đường bộ ở tỉnh Trà vinh. ............14
Kết luận chương 1 .........................................................................................................16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ TỈNH TRÀ VINH ..
2.1. Thực trạng cơng tác quản lý bảo trì đường bộ tỉnh Trà Vinh. ................................ 17
2.1.1. Hệ thống quản lý giao thông tỉnh Trà Vinh.........................................................17
2.1.2. Hệ thống quản lý giao thông đường bộ tỉnh Trà Vinh ........................................17
2.2. Thực trạng cơng tác quản lý bảo trì các tuyến đường ở tỉnh Trà Vinh ..................19
2.2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức: .......................................................................................19
2.2.2 Nội dung công tác quản lý: ...................................................................................22
2.2.3 Công tác quản lý kỹ thuật .....................................................................................23
2.2.4 Xây dựng kế hoạch quản lý bảo trì, duy tu sửa chữa ...........................................24
2.2.5 kế hoạch nguồn vốn .............................................................................................. 25
2.2.6 Công tác kiểm tra, theo dõi và kiểm định chất lượng đường ............................... 26
2.3 Phân tích công tác quản lý hiện tại Đoạn Quản lý Giao thơng thủy bộ Trà Vinh. ..27
2.3.1 Phân tích Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: ........................................................... 27
2.3.2 Công tác bảo trì, duy tu bảo dưỡng thường xun ...............................................31
2.3.3 Cơng tác kiểm tra, theo dõi và kiểm định chất lượng đường ............................... 33
2.4. Các giải pháp nâng cao hiệu trong cơng tác quản lý bảo trì của Đoạn Quản lý Giao
thông thủy bộ. ................................................................................................................33
2.4.1 Các giải pháp Công tác tổ chức quản lý nhà nước. ..............................................33
2.4.2 Quản lý kỷ thuật phải đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn của tổng cục đường bộ
đối với từng hạng mục cụ thể. .......................................................................................34
2.4.3 Lập kế hoạch công tác sửa chữa ...........................................................................34
2.4.4 Lập kế hoạch vốn cần phải xem xét tới khối lượng và giá trị của các đoạn cần
duy tu sửa chữa phù hợp với kế hoạch sửa chữa đã lập. ...............................................34
2.4.5 Nâng cao hiệu quả cơng tác bảo trì, duy tu sửa chữa của Đoạn. .......................... 35
2.4.6 Tăng cường vai trò trách nhiệm của Hạt .............................................................. 36
2.4.7 Các giải pháp trong Công tác kiểm tra, theo dõi và kiểm định chất lượng đường
.......................................................................................................................................37
Kết luận chương 2: ........................................................................................................37
Chương 3: VÍ DỤ VẬN DỤNG VÀO ĐƯỜNG TỈNH 914 Ở TỈNH TRÀ VINH ......38
3.1 Giới thiệu khái quát về mạng lưới đường tỉnh 914. ................................................38
3.2. Đánh giá về hiện trạng và các giải pháp cơ bản định hướng cho cơng tác quản lý
bảo trì tuyến đường tỉnh 914. ........................................................................................39
3.2.1. Đánh giá về hiện trạng tuyến đường tỉnh 914. ....................................................39
3.3 Các giải pháp cơ bản định hướng cho cơng tác quản lý bảo trì tuyến đường tỉnh
914. ................................................................................................................................ 43
3.3.1 Cơ cấu tổ quản lý trên đường tỉnh 914. ................................................................ 43
3.3.2 Phân tích trình trạng hư hỏng trên đường tỉnh 914. .............................................44
3.3.3 Trên cơ sở thống kê hư hỏng cụ thể theo bảng trên sẽ tiến hành lập kế hoặch sửa
chữa sau: ........................................................................................................................45
3.4 Kiểm tra đánh giá chất lượng, nghiệm thu các đoạn đường sửa chữa và đánh giá
chất lượng khai thác trong tương lai nội dung kiểm tra theo bảng sau: ........................47
Kết luận chương 3: ........................................................................................................48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................51
PHỤ LỤC ........................................................................................................................1
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý và bảo trì đường bộ ở tỉnh Trà Vinh ........... 14
Hình 2.1. Bản đồ quy hoạch giao thơng tỉnh Trà Vinh ................................................. 18
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức quản lý .................................................................................... 20
Hình 2.3. Sơ đồ quản lý bảo trì và chất lượng thực thể ................................................. 23
Hình 2.4. Do không được sửa chữa định kỳ, chất lượng đường tỉnh 914 (thị xã Duyên
Hải) hiện xuống cấp ....................................................................................................... 33
Hình 3.1. Vị trí tuyến đường tỉnh 914 trong phạm vi nghiên cứu ................................. 38
Hình 3.2. Hư hỏng mặt đường do động nước ................................................................ 39
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Lập kế hoạch cho công tác sửa chữa............................................................. 34
Bảng 2.2. Lập kế hoạch vốn .......................................................................................... 35
Bảng 3.1. Phân tích trình trạng hư hỏng trên đường tỉnh 914. ...................................... 43
Bảng 3.2. Lập kế hoạch sửa chữa trên đường tỉnh 914 năm 2019 ................................ 44
Bảng 3.3. Lập kế hoạch sửa chữa dự kiến trong năm tới tạm tính ................................ 44
Bảng 3.4. Lập kế hoạch sửa chữa để lập nguồn vốn tạm tính ....................................... 35
Bảng 3.5. Kiểm tra đánh giá chất lượng, nghiệm thu sửa chữa cuối năm 2019 ........... 46
Bảng 3.6. Khảo sát đánh giá chất lượng của tuyến đường tỉnh 914 .............................. 47
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÁC TUYẾN ĐƯỜNG
TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
Học viên: Lê Hoàng Lam, Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng cơng trình giao
thơng.
Mã số: 85.80.205Khóa: K36 Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng.
Tóm tắt – Thực trạng quản lý bảo trì đường bộ ở tỉnh Trà Vinh. Qua đó xác định
mục tiêu trong cơng tác quản lý bảo trì đường bộ, nhằm kéo dài tuổi thọ, khai thác
cơng trình đường bộ một cách an tồn, để duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang
khai thác, bảo đảm điều kiện xe chạy êm thuận cũng như an tồn giao thơng, đóng vai
trị quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phịng của đất
nước. Để thực hiện tốt cơng tác quản lý bảo trì đường bộ nói chung và ở tỉnh Trà Vinh
nói riêng, cần phải thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, cơ chế chính sách
và các hoạt động bảo trì như kiểm định, quan trắc theo dõi trình trạng cơng trình
đường bộ. Dựa trên kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả đã vận dụng vào tuyến
đường tỉnh 914 của tỉnh Trà Vinh. Tuy nhiên các giải pháp quản lý bảo trì này mới chỉ
dừng ở mức độ nguyên tắc mà chưa cụ thể được đầy đủ bởi hạn chế về các số liệu thu
thập, khảo sát.
Từ khóa: Nâng cao hiệu quả cơng tác bảo trì các tuyến đường tỉnh trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh.
Summary – The status of road maintenance management in Tra Vinh province.
Thereby determining objectives in the management of road maintenance, to prolong
the life of road works safely, to maintain the technical standards of the operating line,
ensuring smooth vehicle conditions as well as the safe delivery Information, plays an
important role in socio-economic development and ensures the national defense
security of the country. In order to carry out the management of road maintenance in
general and in Tra Vinh Province in particular, it is necessary to perform periodic
inspection, maintenance, repairs, policy mechanisms and maintenance operations such
as inspection , monitoring the status of road construction. Based on the results of the
study of the thesis, the author was employed on the 914 provincial route of Tra Vinh
province. However, these maintenance management solutions only stop at a level of
principle that is not yet specific enough by the restriction on the data collected and
surveyed.
Keyword: Improve the efficiency of maintenance management of provincial roads in
Tra Vinh province.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua ngành giao thông vận tải tỉnh Trà Vinh luôn thể hiện
vai trị ngành kinh tế quan trọng, ln đi trước “mở đường” cho sự phát triển kinh
tế - xã hội ở địa phương. Nhiều tuyến đường huyết mạch quan trọng của tỉnh đã
được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp trong đó có cả hệ thống đường tỉnh, đường
huyện và thực hiện có hiệu quả chương trình bê tơng hóa giao thơng nơng thơn.
Nhờ đó mạng lưới giao thơng trên địa bàn tỉnh ngày càng hồn thiện, đáp ứng nhu
cầu đi lại của người dân.
Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh gồm có 06 tuyến đường tỉnh (ĐT) với tổng chiều
dài trên 225km do tỉnh quản lý. Bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ thì bảo trì cũng là một cơng tác vơ cùng quan trọng nhằm mục đích quản
lý đường ở thời kỳ khai thác để đường hoạt động bình thường theo chức năng của
nó, bảo trì nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác.
Tuy nhiên công tác quản lý bảo trì các tuyến đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh cịn yếu. Việc đầu tư cơng tác này cịn ít, hầu hết nguồn vốn của tỉnh đều tập
trung cho công tác đầu tư xây dựng mới. Cơ chế quản lý, cơng nghệ bảo trì, kiểm
tra đánh giá chất lượng khai thác của tuyến đường còn lạc hậu, chưa có kế hoạch cụ
thể bảo trì theo định kỳ và công tác quản lý chưa phù họp dẫn đến công tác bảo trì
các tuyến đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh hiệu quả chưa cao, cơng tác kiểm
sốt tải trọng xe thực hiện chưa quyết liệt, tình trạng xe quá khổ quá tải vẫn còn tồn
tại. Nên hầu hết các tuyến đường sau một thời gian đưa vào khai thác sử dụng
không phát huy hết hiệu quả khai thác của đường, các tuyến đường không được
khai thác một cách hợp lý nên làm cho một số tuyến đường xuống cấp nghiêm
trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Một trong những
nguyên nhân chính là do công tác tổ chức quản lý đánh giá kiểm tra, sửa chữa cũng
như công tác tổ chức chưa phát huy hết chức năng nhiệm vụ tại các đơn vị quản lý
nhà nước. Vì vậy đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo trì
các tuyến đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” là rất cấp thiết nhằm đánh giá
thực trạng công tác bảo trì đường hiện nay và đề ra giải pháp khắc phục trong thời
gian tới để duy trì trạng thái tốt nhất, phát huy hết hiệu quả khai thác của tuyến
đường góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác bảo trì
các tuyến đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
2
2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác bảo trì các tuyến đường tỉnh
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và vận dụng cụ thể trên đường tỉnh 914 tỉnh Trà Vinh.
3.Đối tượng nghiên cứu
Các nội dung liên quan đến tình hình bảo trì các tuyến đường tỉnh ở Trà Vinh.
Vận dụng các giải pháp áp dụng cho cơng tác quản lý bảo trì trên đường tỉnh 914 tỉnh
Trà vinh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tế từ đó đưa ra giải pháp khoa học nâng cao hiệu
quả công tác quản lý bảo trì các tuyến đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Cơ sở lý thuyết: trên cơ sở nghiên cứu hệ thống quản lý bảo trì và các tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng khai thác đường bộ đang áp dụng trên thới giới và ở Việt Nam từ
đó hồn thiện cơng tác bảo trì các tuyến đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Cơ sở thực tế: Dựa trên điều tra khảo sát thực tế, kinh nghiệm thực tiển nhiều
năm làm trong cơng tác trì các tuyến đường và kết hợp thực tiển của các tỉnh lân cận
đang tiển khai để phân tích đánh giá, xử lý đề xuất phương án tổ chức từ đó đưa ra giải
pháp bảo trì các tuyến đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Nhằm nâng cao hiệu quả
khai thác các tuyến đường trên đia bàn tỉnh.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và khung giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác bảo trì và sửa
chữa các tuyến đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
6. Nội dung nghiên cứu
Trên cơ sở hiện trạng cơng tác bảo trì các tuyến đường ở địa phương có những
bất cập cần thiết phải tìm các biện pháp hiệu quả hơn trong cơng tác quản lý. Trên cơ
sở kinh nghiệm quản lý các nước trong khu vực, cũng như trong nước và trên địa bàn
tỉnh trà vinh kết hợp với lý thuyết về quy định quản lý bảo trì từ đó, đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo trì các tuyến đường tỉnh trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh và vận cụ thể vào đường tỉnh 914 tỉnh Trà Vinh.
Để đạt được các nội dung trên, luận văn bao gồm: phẩn mở đầu, lý do chọn đề tài
trong đó nêu những vấn đề cần cải tuyến cơng tác quản lý bảo trì sửa chữa để tìm giải
pháp quản lý có hiệu quả hơn.
Chương 1:Tổng quan cơng tác quản lý bảo trì đường bộ ở tỉnh Trà Vinh.
1. Một số khái niệm về cơng tác quản lý bảo trì đường bộ
2. Hệ thống quản lý bảo trì đường bộ ở việt Nam
3. Hệ thống quản lý bảo trì đường bộ ở tỉnh Trà vinh.
Kết luận chương 1
3
Chương 2: Thực trạng quản lý bảo trì đường bộ tỉnh Trà Vinh.
1. Điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội.
2. Thực trạng công tác quản lý bảo trì đường bộ tỉnh Trà Vinh.
3. Thực trạng cơng tác quản lý bảo trì các tuyến đường ở tỉnh Trà Vinh
4 Phân tích cơng tác quản lý hiện tại Đoạn Quản lý Giao thông thủy bộ Trà Vinh.
5. Các giải pháp nâng cao hiệu trong công tác quản lý bảo trì của Đoạn Quản lý
Giao thơng thủy bộ.
Kết luận chương 2:
Chương 3: Ví dụ vận dụng vào đường tỉnh 914 ở tỉnh Trà Vinh.
1 Giới thiệu khái quát về mạng lưới đường tỉnh 914.
2. Đánh giá về hiện trạng và các giải pháp cơ bản định hướng cho công tác quản
lý bảo trì tuyến đường tỉnh 914.
3. Các giải pháp cơ bản định hướng cho công tác quản lý bảo trì tuyến đường
tỉnh 914.
Kết luận chương 3:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của đề tài bước đầu đưa ra được định hướng trong cơng
tác quản lý bảo trì các tuyến đường tỉnh. Tìm ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả
trong cơng tác quản lý bảo trì các tuyến đường tỉnh trên địa bàn tỉnh trà vinh và vận
dận dụng vào đường tỉnh 914 như cơ chế quản lý, cơng nghệ bảo trì, kiểm tra đánh
giá chất lượng khai thác của tuyến đường, công tác quản lý hành lan an tồn đường
bộ, có kế hoạch cụ thể bảo trì theo định kỳ và công tác quản lý tải trọng xe, quản lý
hành lan an toàn đường bộ.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CƠNG TÁC QUẢN LÝ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ
1.1. Một số khái niệm về công tác quản lý bảo trì đường bộ
1.1.1. Phân Loại hệ thống đường bộ ở Việt Nam
Hệ thống đường bộ ở Việt nam bao gồm đường quốc lộ, đường tỉnh, đường
huyện, đường đô thị, đường xã và đường nông thôn. Căn cứ Luật Giao thông Đường
bộ 2008 [16]
Đường quốc lộ là [16] đường nối liền Thủ đơ Hà Nội với trung tâm hành chính
cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường
nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa
khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của vùng, khu vực;
Đường tỉnh [16] là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành
chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đường huyện [16] là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm
hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị
trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Đường đô thị [16] là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị.
Đường xã [16] là đường do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau
khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý;
1.1.2. Một số khái niệm liên quan công tác quản lý bảo trì đường bộ.
Hệ thống giao thơng đường bộ sau khi xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng
khai thác cần phải được tiến hành bảo trì, duy tu, sửa chữa thường xuyên để đảm bảo
đường được khai thác tốt và bền vững. Để nắm vững công tác trên cần xác một số định
nghĩa, thuật ngữ làm căn cứ xác định nhiệm vụ công tác quản lý khai thác hiệu quả
các tuyến đường xây dựng. Theo đó:
Bảo trì đường bộ [7] là thực hiện các công việc bảo dưỡng và sửa chữa đường
bộ nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác, kéo dài tuổi thọ, khai
thác cơng trình đường bộ một cách an tồn, bảo đảm điều kiện xe chạy êm thuận cũng
như an tồn giao thơng
Sữa chữa cơng trình đường bộ [7] là các hoạt động khắc phục hư hỏng của cơng
trình được phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo sự làm việc bình
thường, an tồn của cơng trình đường bộ.
Duy tu bảo dưỡng cơng trình đường bộ [7] là cơng trình đường bộ được thực hiện
theo kế hoạch bảo trì hàng năm và quy trình bảo trì cơng trình được phê duyệt.
5
1.2. Hệ thống quản lý bảo trì đường bộ ở việt Nam
1.2.1. Giới thiệu các cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ của
nghành giao thông vận tải.
Các hệ thống giao thông đường bộ ở Việt Nam sau khi được đầu tư xây dựng,
được nhà nước giao cho bộ giao thông vận tải làm công tác quản lý. Hệ thống quản lý
giao thông ở việt nam với nội dung bao gồm:
a. Bộ giao thông vận tải
Bộ Giao thơng vận tải là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải,
hàng không trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch công theo quy định của
pháp luật. Nhiệm vụ, quyền hạn: Bộ giao thơng vận tải có trách nhiệm thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số Số: 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm
2008 của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không:
- Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu
hạ tầng giao thông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Ban hành quy chuẩn xây dựng và quy định việc quản lý kết cấu hạ tầng giao
thông theo thẩm quyền; quy định việc bảo trì, quản lý sử dụng, khai thác kết cấu hạ
tầng giao thông (trừ kết cấu hạ tầng giao thông đô thị) trong phạm vi cả nước; chỉ đạo,
kiểm tra việc tổ chức bảo trì, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới cơng
trình giao thơng đang khai thác do Bộ chịu trách nhiệm quản lý;
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu
tư đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; công bố danh mục dự án gọi
vốn đầu tư và hình thức đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo quy định của pháp luật;
- Trình Chính phủ quy định phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa,
hành lang an tồn giao thơng đường bộ, hành lang an tồn giao thơng đường sắt theo
quy định của pháp luật; chỉ đạo, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện
các biện pháp bảo vệ hành lang an tồn giao thơng;
- Cơng bố và chỉ đạo tổ chức thực hiện việc đóng, mở cảng hàng khơng, sân bay
và thiết lập đường hàng không sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép; quyết
định việc đóng tạm thời và mở lại cảng hàng không, sân bay; công bố đóng, mở cảng
biển, vùng nước cảng biển, luồng hàng hải, cảng, bến thủy nội địa có phương tiện thủy
nước ngồi ra vào, tuyến đường thủy nội địa, ga đường sắt, tuyến đường sắt theo quy
định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện việc đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng
không, sân bay theo quy định của pháp luật;
6
- Trình Chính phủ quy định việc phân loại, đặt tên hoặc số hiệu đường và tiêu
chuẩn kỹ thuật của các cấp đường bộ; quyết định phân loại, điều chỉnh hệ thống quốc
lộ; hướng dẫn cụ thể việc đặt tên, số hiệu đường bộ.
b. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu,
giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận
tải đường bộ và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ
trong phạm vi cả nước. Theo quyết định 107/2009-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Tổng cục Đường bộ Việt Nam có các chức năng và nhiệm vụ về quản lý đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và về quản lý, khai thác và bảo trì kết cấu
hạ tầng giao thơng đường bộ trong đó có các cục đường bộ 1, 2, 3, 4….làm công tác
quản lý ở các khu vực bắc, bắc bộ, bắc trung bộ, nam trung bộ và nam bộ.
Ngồi việc bộ giao thơng giao cho tổng cục đường bộ quản lý đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng còn được giao trách nhiệm quản lý, duy tu, sửa chữa các tuyến đường
quốc lộ.
Trách nhiệm của tổng cục đường bộ:
- Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành các quy định về
quản lý, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ;
- Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định phân loại, điều
chỉnh hệ thống quốc lộ; quy định việc đấu nối vào đường bộ; quy định về tải trọng,
khổ giới hạn của đường bộ và công bố về tải trọng, khổ giới hạn của quốc lộ; quy định
về báo hiệu đường bộ; quy định tốc độ xe và việc đặt biển báo tốc độ, tổ chức và hoạt
động của trạm kiểm tra tải trọng xe; quy định việc cấp giấy phép lưu hành cho xe quá
khổ giới hạn, quá tải trọng, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng;
- Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thơng vận tải để trình cơ quan có thẩm
quyền ban hành cơ chế tạo nguồn vốn cho xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ và tổ chức thực hiện;
- Tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ, bảo đảm giao thơng an tồn, thơng
suốt; tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do
Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
- Hướng dẫn cơng tác quản lý, khai thác và bảo trì đường địa phương; tổng hợp
tình hình phát triển hệ thống đường địa phương trong phạm vi cả nước;
- Xây dựng đơn giá sản phẩm, dịch vụ cơng ích trong quản lý, bảo trì quốc lộ,
trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
- Xây dựng mức phí, lệ phí đường bộ, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và
tổ chức hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
7
- Phối hợp với cơ quan có liên quan và chính quyền địa phương bảo vệ kết cấu hạ
tầng giao thơng và hành lang an tồn đường bộ.
- Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thơng vận tải ban hành tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền và hướng dẫn
kiểm tra việc thực hiện;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư các
dự án xây dựng cơng trình đường bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với
các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT và các hình thức hợp đồng
khác được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phân cấp hoặc ủy quyền.
Tổng cục đường bộ có các cục quản lý theo khu vực thực hiện công quản lý do
tổng cục giao.
c. Sở giao thông vận tải
Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu
giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về giao thông
vận tải, bao gồm: Đường bộ, đường thủy nội địa, vận tải và An tồn giao thơng trên
địa bàn. Theo Quyết định của UBND tỉnh thì Sở GTVT có các chức năng nhiệm vụ về
kết cấu hạ tầng giao thông như sau:
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu
tư đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo phân cấp của
tỉnh;
- Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới
công trình giao thơng đường bộ đang khai thác thuộc trách nhiệm của tỉnh quản lý
hoặc được ủy thác quản lý;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an tồn giao thơng và cơng trình giao
thơng trên địa bàn theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ GTVT và các cơ
quan quản lý nhà nước chuyên ngành;
- Tham mưu, giúp UBND tỉnh quyết định phân loại, điều chỉnh hệ thống đường
tỉnh, các đường khác theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh;
- Thiết lập và quản lý hệ thống báo hiệu đường bộ, đường thủy nội địa địa
phương trong phạm vi quản lý;
d. Phòng quản lý đường bộ ở huyện.
Là cơ quan chuyên mơn thuộc Ủy ban nhân huyện, có chức năng tham mưu giúp
Ủy ban nhân dân huyện thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận
8
tải, bao gồm: Đường bộ, đường thủy nội địa, vận tải và An tồn giao thơng trên địa
bàn. Các chức năng nhiệm vụ về kết cấu hạ tầng giao thông như sau:
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu
tư đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo phân cấp của
huyện.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn giao thơng và cơng trình giao
thơng trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ GTVT và các
cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;
1.2.2. Phân cấp Quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và trách
nhiệm của các cơ quan trong việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông quản lý hệ
thống đường bộ ở Việt Nam.
a. Phân cấp quản lý đường bộ
Bộ Giao thông vận tải thống nhất quản lý nhà nước về đường bộ trong phạm vi
cả nước; trực tiếp quản lý hệ thống quốc lộ. Cục Đường bộ Việt Nam được Bộ Giao
thông vận tải giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý các đoạn tuyến quốc lộ; trình Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải giao cho các Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý một số đoạn tuyến,
tuyến quốc lộ.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý các hệ thống đường bộ địa phương theo quy
định của pháp luật; trực tiếp tổ chức quản lý các hệ thống đường tỉnh, đường đô thị. Sở
Giao thông vận tải trực tiếp quản lý các đoạn tuyến quốc lộ mà Bộ Giao thông vận tải
đã giao cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và các tuyến (hoặc đoạn) đường đô thị, đường
tỉnh quan trọng; trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao cho các huyện quản lý
số đường tỉnh, đường đơ thị cịn lại.
Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý đối với đường trong phạm vi huyện. Cơ quan
chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp huyện được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý các
đường huyện và đường đô thị được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao; quản lý hệ thống
đường huyện.
Uỷ ban nhân dân xã quản lý đường xã trong phạm vi xã.
b. Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ quy định như sau:
Hệ thống quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;
Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận
với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị);
Hệ thống đường huyện, đường xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết
định sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý;
9
Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên
dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ; ý kiến chấp thuận bằng
văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đấu nối
vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã.
c. Quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
Theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP [13], Nghị định 100/2013/NĐ-CP [14] gồm
đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ cụ thể như sau:
d. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
*Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
- Thống nhất quản lý nhà nước về đường bộ trong phạm vi cả nước; chịu trách
nhiệm tổ chức quản lý xây dựng, bảo trì hệ thống quốc lộ, các đường tham gia vận tải
quốc tế, đường cao tốc (bao gồm cả quốc lộ, cao tốc đi qua đơ thị).
- Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản về quản
lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn thực hiện.
- Chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý, bảo vệ cơng trình đường bộ do
Trung ương quản lý; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức bồi dưỡng cán bộ
quản lý, bảo vệ cơng trình đường bộ do địa phương quản lý.
- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Tổ chức, chỉ đạo và giám sát hoạt động của Thanh tra đường bộ trong phạm vi
cả nước.
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức và kiểm tra thực hiện công tác phịng, chống và
khắc phục hư hại của cơng trình đường quốc lộ do sự cố thiên tai, địch họa gây ra; đơn
đốc, kiểm tra thực hiện cơng tác phịng, chống và khắc phục hư hại của đường địa
phương do sự cố thiên tai, địch họa gây ra.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các Bộ, ngành liên quan tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục và thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Phối hợp với Bộ Tài chính phân bổ kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ, giải toả
hành lang an tồn đường bộ, phòng chống, khắc phục hậu quả do thiên tai, địch họa
gây ra đối với hệ thống quốc lộ.
- Phối hợp với Ủy ban An tồn giao thơng Quốc gia và các Bộ, ngành liên quan
xây dựng chương trình an tồn giao thơng quốc gia trình Chính phủ.
10
* Trách nhiệm của Bộ Công an
- Chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng trong ngành kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về
bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền.
- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xác định danh mục, lập phương án bảo vệ
các cơng trình đường bộ quan trọng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức
thực hiện.
* Trách nhiệm của Bộ Quốc phịng
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức bảo vệ cơng trình quốc
phịng kết hợp với cơng trình đường bộ.
*Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch và xây dựng hệ thống cơng trình
thủy lợi liên quan đến cơng trình đường bộ; hướng dẫn việc sử dụng đất trong hành
lang an tồn đường bộ để canh tác nơng nghiệp, bảo đảm kỹ thuật và an tồn cơng
trình đường bộ.
* Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giao thông vận tải hướng
dẫn việc quy hoạch và sử dụng đất dành cho đường bộ; quy định về bảo vệ môi trường
do tác động của giao thông đường bộ gây ra.
* Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
Chỉ đạo, hướng dẫn quản lý xây dựng ngoài hành lang an tồn đường bộ; phối
hợp với Bộ Giao thơng vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác lập và thực
hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đô thị.
*Trách nhiệm của Bộ Công thương
Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc quy hoạch và xây dựng hệ thống cửa hàng bán
lẻ xăng dầu dọc theo các tuyến quốc lộ và đường có quy chế khai thác riêng; phối hợp
với Bộ Giao thông vận tải để xác định vị trí điểm đấu nối từ cửa hàng bán lẻ xăng dầu
vào quốc lộ bảo đảm khoảng cách theo quy định về đấu nối đường nhánh vào quốc lộ.
*Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thơng vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp,
phân bổ kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ, kể cả kinh phí giải toả hành lang an tồn đường bộ được bố trí từ nguồn chi sự
nghiệp của ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
11
*Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định, phê duyệt quy hoạch, xây dựng các cơng
trình, các khu cơng nghiệp, khu đơ thị, khu dân cư, khu thương mại dịch vụ, cửa hàng
bán lẻ xăng dầu liên quan đến đất dành cho đường bộ phải thực hiện theo quy định của
Nghị định này; chịu trách nhiệm giám sát thực hiện và xử lý các hành vi vi phạm theo
quy định.
*Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Tổ chức, chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ trong phạm vi địa phương.
- Chỉ đạo và kiểm tra đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Giao thông vận tải
thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm, giải tỏa vi phạm hành
lang an toàn đường bộ trong phạm vi địa phương.
- Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đối với Sở Giao thông vận tải trong các lĩnh vực
sau đây:
+ Hoạt động của Thanh tra đường bộ;
+ Cấp, thu hồi Giấy phép thi cơng, đình chỉ hoạt động gây mất an tồn giao
thơng, an tồn cơng trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ của địa phương;
+ Quản lý thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; quản lý và
bảo trì hệ thống đường địa phương.
- Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện trong các
lĩnh vực sau đây:
+ Bảo vệ các cơng trình đường bộ trên địa bàn huyện;
+ Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ, đặc biệt
là việc giao đất, cấp Giấy phép xây dựng dọc theo đường bộ;
+ Giải toả các cơng trình vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
trong phạm vi của huyện.
- Huy động lực lượng, vật tư, thiết bị để khôi phục giao thông kịp thời khi bị
thiên tai, địch họa.
- Lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý
vi phạm, giải toả hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi địa phương.
- Thẩm định, phê duyệt quy hoạch, xây dựng các cơng trình, các khu cơng
nghiệp, khu đơ thị, khu dân cư, khu thương mại dịch vụ, cửa hàng bán lẻ xăng dầu liên
12
quan đến đất dành cho đường bộ phải thực hiện theo quy định của Nghị định này; chịu
trách nhiệm giám sát thực hiện và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định.
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật.
* Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ được giao trên địa bàn huyện quản lý.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi
đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy
định của pháp luật; xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất
hành lang an toàn đường bộ.
- Phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ và các lực lượng liên quan thực hiện các
biện pháp bảo vệ cơng trình đường bộ.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, chống lấn
chiếm, cưỡng chế dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép để giải toả hành lang an
toàn đường bộ.
- Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ cơng trình, kịp thời khơi
phục giao thông khi bị thiên tai, địch họa.
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
* Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Quản lý, bảo trì đường bộ được giao trên địa bàn xã quản lý.
- Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành
cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Phối hợp với đơn vị trực tiếp quản lý cơng trình đường bộ và các lực lượng liên
quan thực hiện các biện pháp bảo vệ cơng trình đường bộ bao gồm cả việc giữ gìn các
cột mốc lộ giới, mốc giải phóng mặt bằng của dự án.
- Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy
định của pháp luật; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái
phép hành lang an toàn đường bộ.
- Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ cơng trình, kịp thời khơi
phục giao thơng khi bị thiên tai, địch hoạ.
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ trên địa bàn cấp xã quản lý theo quy định của pháp luật.
1.3. Hệ thống quản lý bảo trì đường bộ ở tỉnh Trà vinh.
1.3.1. Nhiệm vụ quản lý bảo trì đường bộ ở tỉnh Trà vinh.
13
Theo [10] Trách nhiệm về quản lý, bảo trì cơng trình đường bộ:
Trách nhiệm của Sở Giao thơng vận tải đối với hệ thống đường địa phương:
- Căn cứ quy định tại Thơng tư này và pháp luật có liên quan, tham mưu cho
UBND cấp tỉnh quy định về quản lý, khai thác và bảo trì cơng trình đường bộ thuộc
phạm vi quản lý của UBND cấp tỉnh;
- Thực hiện quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hệ thống đường địa
phương; tổ chức thực hiện công tác quản lý bảo trì các tuyến đường thuộc phạm vi
quản lý theo quy định của UBND cấp tỉnh và quy định của pháp luật;
- Báo cáo tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ thuộc địa phương quản lý, gửi về Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước ngày
10 tháng 01 hàng năm;
- Thực hiện quyền, trách nhiệm khác đối với công tác quản lý và bảo trì cơng
trình đường bộ thuộc hệ thống đường địa phương theo quy định của pháp luật có
liên quan.
Trách nhiệm của UBND cấp huyện, UBND cấp xã: Thực hiện quản lý, khai thác
và bảo trì các tuyến đường huyện, đường xã và đường khác trên địa bàn theo quy định
của UBND cấp tỉnh và quy định của pháp luật; hàng năm báo cáo Sở Giao thông vận
tải tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm
vi quản lý.
Theo [21], Phân cấp quản lý và bảo trì đường bộ:
- Sở Giao thông Vận tải: Quản lý, tổ chức sửa chữa, theo kế hoạch hàng năm,
đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện: Quản lý, tổ chức sửa chữa, đảm bảo an tồn giao
thơng các tuyến đường xã, đường vào trung tâm các xã (đối với các tuyến chưa nâng
lên đường huyện).
Nhiệm vụ được giao quản lý và bảo trì đường bộ:
- Kiểm tra theo dõi tình trạng cơng trình đường bộ;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và
sửa chữa đột xuất;
- Thỏa thuận đấu nối với các tuyến đường nhánh vào tuyến đường bộ được phân
cấp quản lý. Nút giao của đường nhánh đấu nối phải phù hợp với quy hoạch và thiết kế
thực hiện theo tiêu chuẩn Quốc gia về đường ô tô.
- Cấp phép thi công cơng trình liên quan đến đường bộ: Nội dung cấp phép thực
hiện theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về
quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của luật giao thông đường bộ.
14
BỘ GTVT
CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
UBND TỈNH
SỞ GTVT
ĐOẠN QUẢN LÝ
GT THỦY BỘ
QUẢN LÝ
BẢO TRÌ
PHỊNG CHUN
MƠN CỦA SỞ
UBND HUYỆN
PHỊNG CHUN
MƠN CỦA HUYỆN
QUẢN LÝ
KHAI THÁC
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý và bảo trì đường bộ ở tỉnh Trà Vinh
Nhận xét: Nhưng đã phân tích ở trên, tác giả nhận thấy cơng tác quản lý và bảo
trì đường bộ ở tỉnh Trà Vinh, chưa có sự nhìn nhận đúng đắn đối với cơng tác quản lý
bảo trì cơng trình đường bộ nhằm mang lại lợi ích gì, cũng như xác định vai trò của
đường tỉnh, đường huyện trong hệ thống chức năng.
1.3.2. Tình hình cơ chế, chính sách quản lý bảo trì đường bộ ở tỉnh Trà vinh.
Hệ thống đường do tỉnh quản lý gồm có 6 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài
225Km và 42 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 430Km. Để đảm bảo quản lý tốt
với số lượng Km đường như hiện nay thì mức độ đảm bảo được hiệu quả là vấn đề khó
khăn cho đơn vị quản lý bảo trì phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế, chính sách của tỉnh đối
với cơng tác quản lý khai thác các tuyến đường tỉnh, đường huyện của tỉnh nhằm hạ
chế thấp nhất mức độ hư hỏng và đảm bảo thuận lợi cho người và phương tiện tham
gia giao thông nhằm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, thể hiện qua các mặt sau:
Về công tác quản lý
Hàng năm, đơn vị quản lý lập kế hoạch, dự tốn kinh phí thực hiện trình Ủy ban
nhân tỉnh phê duyệt nhưng khi được phân bổ kinh phí thì hạn chế do phụ thuộc vào Ngân
sách của tỉnh nên chưa đảm bảo tốt cho công tác quản lý khai thác đường.
- Đối với công tác quản lý: Thực hiện hợp đồng thuê mướn lực lượng địa phương
với mức khốn km/tháng, để thực hiện các cơng việc phát hoang, khai nước, khai
thông rãnh, dặm vá ổ gà, đắp phụ lề đường, bổ sung cọc tiêu, biển báo,...
15
- Đối với công tác quản lý bảo dưỡng thường xuyên: Tiến hành kiểm tra, khảo sát
lập danh mục sửa chữa cầu, đường hàng năm phân theo kế hoạch, ưu tiên từng đoạn
đường trên tuyến bị hư hỏng, cóc gặm, lún, sạt lở cục bộ, ... để tiến hành lập hồ sơ (sửa
chữa đảm bảo giao thông, chống thấm mặt đường, mở rộng gia cố lề), trình cấp quyết
định đầu tư phê duyệt và triển khai thực hiện.
Về công tác quản lý khai thác, bảo trì
- Các cơng trình được vào khai thác thì cần phải được quản lý khai thác và bảo trì
như đối cơng tác này cịn hạn chế do tỉnh chưa có cơ chế, chính sách đặc thù gì đảm
bảo cho quá trình vận hành dự án, cịn mang tính chất chung, chưa cụ thể.
- Cơng tác quản lý khai thác bảo trì các tuyến đường tỉnh. Do phụ thuộc vào ngân
sách tỉnh cấp hạn chế. Công tác quản lý khai thác các tuyến đường tỉnh chưa đạt được
mục tiêu chỉ dừng lại ở việc dặm vá ổ gà, phát quang, khai thông rãnh, bổ sung cọc
tiêu, biển báo..., chưa xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu các tuyến đường tỉnh và
đường huyện để nghiên cứu, theo dõi trong suốt quá trình khai thác sử dụng. Do vậy
cơng tác quản lý bảo trì đường hiện nay chưa thực hiện một cách khoa học mà chủ yếu
dựa trên thực tế hiện trạng để xử lý mang tính chất giải pháp tình thế, hư hỏng đâu sửa
đó khơng có tính dự báo, nên một số tuyến đường có dấu hiệu xuống cấp.
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các ngành, các cấp từ
Trung ương đến địa phương nhằm phát triển cơ sở hạ tầng giao thơng đường bộ, một
số cơng trình được đầu tư xây dựng nhằm kết nối với nhau trong hệ thống đường địa
phương góp phần thúc đẩy phát triển KTXH của địa phương.
Cơng tác đầu tư xây dựng cơng trình đường bộ: Do khó khăn về nguồn lực tài
chính nhưng với nhu cầu cần phải đầu tư xây dựng nhiều, nhưng với sự nổ lực của các
ngành, các cấp tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đạt được kết quả tích
cực. Mục đích nhằm kết nối đường hiện có, trong hệ thống đường địa phương, rút
ngắn khoảng cách địa lý giữa các xã với nhau, giảm giá thành vận chuyển,... góp phần
phát triển KTXH của địa phương.
Để đảm bảo cho cơng tác quản lý bảo trì đường tỉnh một cách có hiệu quả cần
phát triển nguồn nhân lực và nguồn tài chính. Tất cả mọi cơng tác điều đồi hỏi phải có
nguồn nhân lực và nguồn tài chính để thực hiện. Điều đó cho thấy việc đảm bảo nguồn
vốn giữ một vai trò quan trọng đến hiệu quả khai thác đường bộ.
Hiện nay, Nguồn vốn ngân sách tỉnh hàng năm cấp cho công tác quản lý, bảo trì
hệ thống đường tỉnh ở Trà Vinh bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước, vốn Quỹ bảo trì
đường bộ Trung ương, vốn an tồn giao thơng, nhưng cũng chưa đáp ứng được với
nhu cầu hiện nay. Tuy trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn, cơng tác quản lý khai
thác và bảo trì các tuyến đường tỉnh, đường huyện vẫn đạt được kết quả nhất định như: