Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phân tích ảnh hưởng của tiến độ thi công và biến động giá đến giá trị xây dựng của một số công trình trên địa bàn huyện thạnh phú, tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.82 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN PHÚC NGUYỄN

PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA TIẾN ĐỘ THI CƠNG
VÀ BIẾN ĐỘNG GIÁ ĐẾN GIÁ TRỊ XÂY DỰNG
CỦA MỘT SỐ CƠNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE

Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Cơng trình Dân dụng và Cơng nghiệp
Mã số: 85 80 201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG CÔNG THUẬT

Đà Nẵng, Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Ngƣời cam đoan

Trần Phúc Nguyễn



TRANG TĨM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA TIẾN ĐỘ THI CÔNG VÀ BIẾN ĐỘNG
GIÁ ĐẾN GIÁ TRỊ XÂY DỰNG CỦA MỘT SỐ CƠNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE
Học viên: Trần Phúc Nguyễn
Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Cơng trình DD & CN
Mã số: 85 80 201 - Khóa: K36.XDD.TV Trƣờng Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt – Để nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác và các
Tập đoàn nƣớc ngoài đang ngày càng xâm nhập sâu vào thị trƣờng xây dựng
nƣớc ta, việc tối ƣu hóa chi phí, quản lý tốt chi phí thực hiện dự án, giảm chi phí
sản phẩn, nâng cao khả năng cạnh tranh là hết sức cần thiết. Chính vì vậy việc
phân tích ảnh hƣởng của tiến độ thi công và biến động giá đến chi phí thực hiện
dự án có ý nghĩa rất lớn, khơng chỉ đối với doanh nghiệp mà cịn tác động đến
nhiều mặt của đời sống xã hội. Ý nghĩa của cơng tác quản lý chi phí thực hiện dự
án và sự cần thiết hồn thiện cơng tác quản lý các dự án nói chung và một số dự
án trên địa bàn Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre nói riêng để từ đó đƣa ra các
giải pháp cụ thể nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thực hiện dự án, tối ƣu hố chi
phí thực hiện, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Từ khóa - Ảnh hưởng của tiến độ thi cơng; Giá gói thầu; phân tích và tính
tốn chi phí tối thiếu; phân tích rủi ro trong tính tốn tối thiểu;
SUMMARY OF CONTENT
Topic: ANALYZE THE EFFECT OF CONSTRUCTION SCHEDULE AND
PRICE FLUCTUATION ON CONSTRUCTION VALUE OF SOME PROJECTS
IN THANH PHU DISTRICT, BEN TRE PROVINCE
Abstract – In order to improve competitiveness with other businesses and
foreign corporations are increasingly penetrating deep into our construction
market, cost optimization, good management of project implementation costs,
reduction Product cost, competitiveness is essential. Therefore, cost
optimization and good management of the project implementation cost are
very significant, not only for businesses but also on many aspects of social

life. The significance of the management of project implementation costs and
the need to improve the management of projects in general and the
construction of some projects in Thanh Phu District, Ben Tre Province in
particular to give specific solutions to improve the management of project
implementation, optimize implementation costs, improve competitiveness..
Key words – Impact of construction schedule; Cost optimization; bid price;
manage project implementation costs; analyzing and calculating the
minimum cost; Risk analysis in minimum calculation


MỤC LỤC

TRANG BÌA
LỜI CAM ĐOAN
TRANG TĨM TẮT LUẬN VĂN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................... 2
5. Dự kiến kết quả nghiên cứu .................................................................................... 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU VÀ TRIỂN KHAI
CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH
BẾN TRE ...................................................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về huyện Thạnh Phú .......................................................................... 3
1.1.1.Vị trí địa lý...................................................................................................... 3
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 3

1.2. Một số đặc điểm về tình hình triển khai thực hiện xây dựng các cơng trình
trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre .............................................................. 4
1.2.1. Về nguồn vốn đầu tƣ ..................................................................................... 4
1.2.2. Về phân cấp quản lý và tình hình triển khai thực hiện .................................. 5
1.2.3. Về đặc điểm của thị trƣờng xây dựng, sản phẩm xây dựng, quá trình sản
xuất sản phẩm xây dựng và công nghệ [11-14]....................................................... 6
1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến giá sản phẩm xây dựng và công tác quản lý
chi phí .......................................................................................................................... 7
1.3.1. Biến động giá thị trƣờng ................................................................................ 7
1.3.2. Các vấn đề cơ chế chính sách ........................................................................ 8
1.3.3. Các nhân tố khách quan................................................................................. 8
1.4. Kết luận .............................................................................................................. 10
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC TRONG PHÂN TÍCH ẢNH
HƢỞNG CỦA TIẾN ĐỘ THI CƠNG VÀ BIẾN ĐỘNG GIÁ ĐẾN GIÁ TRỊ
XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH ...................................................................................... 11


2.1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 11
2.2. Cơ sở pháp lý ..................................................................................................... 12
2.3. Các hình thức lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng ở Việt Nam theo quy
định hiện nay [11-14] ................................................................................................ 14
2.3.1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu ................................................................. 14
2.3.2. Các hình thức giá hợp đồng......................................................................... 18
2.4. Một số vấn đề về giá xây dựng .......................................................................... 21
2.4.1. Đặc điểm của việc định giá trong xây dựng ................................................ 21
2.4.2. Hệ thống định mức và đơn giá trong xây dựng ........................................... 21
2.4.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến giá thành xây lắp............................................. 23
2.5. Phân tích rủi ro trong tính tốn giá gói thầu ...................................................... 26
2.5.1. Ý nghĩa của việc phân tích rủi ro: ............................................................... 26
2.5.2. Nhận diện và phân loại các yếu tố rủi ro ..................................................... 26

2.5.3. Ảnh hƣởng của các yếu tố rủi ro ................................................................. 27
2.5.4. Biện pháp quản lý rủi ro trong tính chi phí tối thiểu: .................................. 28
2.6. Kết luận .............................................................................................................. 28
CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA TIẾN ĐỘ THI CÔNG VÀ BIẾN
ĐỘNG GIÁ ĐẾN GIÁ TRỊ XÂY DỰNG CỦA MỘT SỐ CƠNG TRÌNH TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE ................................................ 29
3.1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 29
3.2. Mô tả dự án thực tế tại Huyện Thành Phú, Tỉnh Bên Tre .................................. 29
3.2.1. Công trình Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Cồn Bửng, xã Thạnh Hải,
huyện Thạnh Phú ................................................................................................... 29
3.2.2. Cơng trình Đƣờng ĐX.02, xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú ........................ 32
3.3. Thu thập, tổng hợp số liệu đơn giá nhân công, vật liệu, máy thi công trên địa
bàn Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre ....................................................................... 35
3.3.1. Kết quả thu thập số liệu ............................................................................... 35
3.3.2. Nhận diện phân phối xác suất đơn giá vật liệu, nhân công, ca máy [1114] .......................................................................................................................... 37
3.4. Bài tốn 1: Xây dựng giá trị gói thầu theo đơn giá địa phƣơng tại các thời
điểm dự thầu .............................................................................................................. 42
3.5. Bài tốn 2: Xây dựng giá trị gói thầu theo tiến độ khởi công của nhà thầu....... 45
3.6. Bài tốn 3: Phân tích rủi ro biến động giá vật liệu, nhân công, máy thi công ... 51
3.6.1. Phƣơng pháp mô phỏng Monte Carlo [11-14] ............................................ 51
3.6.2. Kết quả phân tích ......................................................................................... 52
3.7. Kết luận .............................................................................................................. 54


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 57
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN.



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nguồn dữ liệu từ Phòng Tài chính -KH huyện Thạnh Phú .......................... 5
Bảng 1.2. Nguồn dữ liệu từ Phịng Tài chính -KH huyện Thạnh Phú .......................... 5
Bảng 2.1. Ảnh hƣởng của các yếu tố rủi ro trong tính tốn giá thầu .......................... 27
Bảng 3.1. Bảng tính giá vật liệu, nhân cơng và ca máy của Cơng trình Cơ sở hạ
tầng phục vụ du lịch Cồn Bửng, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú ......... 30
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp dự tốn cơng trình Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Cồn
Bửng, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú .................................................. 32
Bảng 3.3. Bảng tính giá vật liệu, nhân cơng và ca máy của Cơng trình Đƣờng
ĐX.02, xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú................................................... 33
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp dự tốn Cơng trình Đƣờng ĐX.02, xã An Nhơn, huyện
Thạnh Phú ................................................................................................ 34
Bảng 3.5. Minh họa đơn giá vật liệu, nhân công, ca máy của Quý IV từ 2014 2018 ......................................................................................................... 35
Bảng 3.6. Kết quả sai số giữa quy luật phân bố và dữ liệu thực nghiệm .................... 41
Bảng 3.7. Nhận diện quy luật phân phối xác suất đơn giá công việc ......................... 41
Bảng 3.8. Xác suất rủi ro khi giá trị thực tế lớn hơn giá trị chào thầu ........................ 53


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Vị trí huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. ............................................................. 3
Hình 3.1. Nhận diện quy luật phân phối xác suất của đơn giá vật liệu đất đắp. ......... 40
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh tổng giá trị gói thầu theo đơn giá địa phƣơng tại thời
điểm dự thầu và giá trị chào thầu (Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
Cồn Bửng, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú) ..................................... 43
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh tổng giá trị gói thầu theo đơn giá địa phƣơng tại thời
điểm dự thầu và giá trị chào thầu (Cơng trình Đƣờng ĐX.02, xã An
Nhơn, huyện Thạnh Phú) ..................................................................... 44
Hình 3.4. Tiến độ thi cơng Cơng trình Đƣờng ĐX.02, xã An Nhơn, huyện Thạnh

Phú ....................................................................................................... 47
Hình 3.5. Biểu đồ so sánh tổng giá trị gói thầu ứng với tiến độ thi cơng của nhà
thầu và tổng giá trị gói thầu theo đơn giá địa phƣơng tại thời điểm
dự thầu (Cơng trình Đƣờng ĐX.02, xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú) 48
Hình 3.6. Tiến độ thi công Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Cồn Bửng, xã Thạnh Hải,
huyện Thạnh Phú ................................................................................. 49
Hình 3.7. Biểu đồ so sánh tổng giá trị gói thầu ứng với tiến độ thi công của nhà
thầu và tổng giá trị gói thầu theo đơn giá địa phƣơng tại thời điểm
dự thầu (Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Cồn Bửng, xã Thạnh Hải,
huyện Thạnh Phú) ................................................................................ 50
Hình 3.8. Mơ hình mơ phỏng Monte Carlo ................................................................. 51
Hình 3.9. Phân phối giá trị gói thầu khảo sát theo đơn giá từng thời điểmcủa tiến
độ thi cơng ........................................................................................... 52
Hình 3.10. Phân phối tích lũy giá trị gói thầu khảo sát theo đơn giá từng thời điểm
của tiến độ thi công .............................................................................. 52


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các cơng trình đầu tƣ xây dựng đóng vai trị rất quan trọng trong phát
triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, là điều kiện tiền đề cho việc phát triển cơ sở hạ
tầng kỹ thuật để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ. Ở Việt nam những năm qua do sự
quan tâm và chỉ đạo của Chính phủ, hoạt động đầu tƣ xây dựng đã đạt đƣợc một
số thành tựu nhất định, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế, bất cập
đặc biệt là vấn đề hiệu quả của dự án. Một ngun nhân khơng thể khơng kể đến
đó là hoạt động lập dự án, điều hành, quản lý thực hiện dự án còn nhiều yếu kém
từ khâu khảo sát thiết kế, chuẩn bị mặt bằng, tổ chức thi công xây dựng và đƣa
vào vận hành khai thác sử dụng, các nguyên nhân nhƣ khảo sát thiết kế chƣa sát

với thực tế, di dân bố trí tái định cƣ để giải phóng mặt bằng chƣa hợp lý, bố trí
vốn cho dự án chƣa đủ, năng lực yếu kém của tƣ vấn điều hành dự án, tƣ vấn
thiết kế, năng lực điều hành thi cơng, cơng nghệ và máy móc thiết bị thi công lạc
hậu, các yếu tố trƣợt giá . . . đã gây thất thốt lãng phí vốn đầu tƣ cho ngân sách
rất lớn trong khi đất nƣớc đang cịn rất khó khăn, đó là thực trạng chung.
Riêng ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến tre trong những năm qua đƣợc sự
quan tâm của Trung ƣơng và tỉnh đã phân bổ rất nhiều nguồn vốn để đầu tƣ xây
dựng một số cơng trình trọng điểm của huyện, đặc biệt tập trung ở các xã xây
dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, trong q trình triển khai thi cơng thì đa số các
trình đều thực hiện chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra, từ đó làm tăng giá trị xây
dựng cơng trình, kéo dài thời gian thi cơng, thất thoát nguồn vốn đầu tƣ và gây
ảnh hƣởng đến cuộc sống của ngƣời dân gần khu vực dự án.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên học viên nhận thấy chọn đề tài “Phân
tích ảnh hƣởng của tiến độ thi công và biến động giá đến giá trị xây dựng
của một số cơng trình trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre” là thực
sự cần thiết nhằm tìm hiểu các nguyên nhân của việc chậm tiến độ trong quá
trình thực hiện dự án, từ đó đề xuất giải pháp hợp lý hơn trong quá trình triển
khai thực hiện dự án nhằm rút ngắn thời gian thi công, đƣa công trình hồn thành
đi vào khai thác sử dụng theo đúng tiến độ đề ra, không những tiết kiệm đƣợc
nguồn vốn đầu tƣ của ngân sách Nhà nƣớc mà cịn góp phần không nhỏ trong


2

việc phát triển kinh tế của địa phƣơng, đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu phục
vụ cho ngƣời dân địa phƣơng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích và nhận dạng các yếu tố ảnh hƣởng của tiến độ thi công và biến
động giá đến giá trị xây dựng cơng trình, từ đó đề xuất những giải pháp hợp lý để
giúp Chủ đầu tƣ và Nhà thầu trong quá trình hoạch định, tổ chức, kiểm soát và dự

báo các rủi ro có thể xảy ra trong gian đoạn thi cơng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng của tiến đố đến giá trị cơng
trình, trong phạm vi luận văn này, tác giải chỉ tập phân tích và tính tốn các yếu
tố tác động đến chi phí trực tiếp nhƣ vật liệu, nhân cơng, ca máy tác động đến giá
gói thầu của một số cơng trình xây dựng trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến
Tre.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với phƣơng pháp nghiên cứu
thực tế.
- Thu thập tài liệu, tìm hiểu lý thuyết về tiến độ thi cơng, chi phí trực tiếp
giá gói thầu một số cơng trình xây dựng.
- Phân tích các yếu tố tác động chi phí trực tiếp giá gói thầu cơng trình
trong đoạn thi cơng.
- Phân tích kết quả thu đƣợc và đƣa ra kiến nghị.
5. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Kiểm sốt chi phí và thời gian của dự án là một nhiệm vụ quan trọng và
phức tạp, đặc biệt trong giai đoạn thi công. Ngƣời làm công tác quản lý nói
chung và quản lý dự án, quản lý thi cơng nói riêng cần tìm hiểu rõ căn cơ của vấn
đề nhằm giúp cho việc thực hiện dự án đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Nghiên cứu này
đƣa ra các yếu tố ảnh hƣởng đến chi phí và thời gian hồn thành dự án trong giai
đoạn thi cơng, giúp cho ngƣời làm công tác quản lý thấy rõ vấn đề và phát huy
đƣợc vai trị của mình cho sự thành công của dự án. Mặt khác, kết quả của
nghiên cứu này cũng là tiền đề giúp cho các nhà quản lý xây dựng các mơ hình
kiểm sốt chi phí và thời gian thực hiện dự án.


3

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU VÀ TRIỂN KHAI CÁC DỰ
ÁN XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE
1.1. Tổng quan về huyện Thạnh Phú

1.1.1.Vị trí địa lý
- Tọa độ địa lý:
+ Kinh độ Đơng: 106014’41’’ ÷ 106041’47’’.
+ Vĩ độ Bắc: 9047’45’’÷ 10003’52’’.

Hình 1. Vị trí huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Huyện Thạnh Phú nằm ở phía nam tỉnh Bến Tre, cuối cù lao Minh, có vị
trí địa lý: Phía tây giáp huyện Mỏ Cày Nam; Phía đơng bắc giáp các
huyện Giồng Trơm và Ba Tri với ranh giới tự nhiên là sông Hàm Luông; Phía tây
nam giáp tỉnh Trà Vinh với ranh giới tự nhiên là sơng Cổ Chiên; Phía đơng nam
giáp Biển Đơng.Có diện tích 411 km², có đƣờng bờ biển dài khoảng 25 km.
Huyện lỵ là thị trấn Thạnh Phú nằm trên quốc lộ 57, cách thành phố Bến
Tre khoảng 45 km về hƣớng đông nam. Mật độ dân số khá thấp, đạt 312
ngƣời/km².

1.1.2. Điều kiện tự nhiên
a) Khí hậu:


4

Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió
mùa cận xích đạo, nhƣng lại nằm ngồi ảnh hƣởng của gió mùa cực đới, nên
nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26°C –
27°C, chịu ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và
gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa này thời kỳ chuyển tiếp có

hƣớng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4 tạo nên 2 mùa rõ rệt.
b) Đất đai:
Địa bàn huyện Thạnh Phú đƣợc hình thành từ đất phù sa của hai con sông
Hàm Luông và Cổ Chiên bồi tụ nên qua nhiều thế kỷ và hiện nay, bãi biển Thạnh
Phú vẫn lấn dần ra phía Biển Đơng. Là một trong 3 huyện duyên hải của tỉnh,
Thạnh Phú gồm những cánh đồng bằng phẳng xen kẽ với những giồng cát và
những khu rừng ngập mặn. Ở ven biển, ven sông là những dải rừng ráng, chà là,
dừa nƣớc, bần, mắm, đƣớc, vẹt v.v... Diện tích chung tồn huyện là 41.180 ha,
phần lớn đất đai do ảnh hƣởng thủy triều của Biển Đơng nên bị nhiễm mặn.
c) Kinh tế:
Nền kinh tế chính của huyện là sản xuất nông nghiệp với cây chủ lực là
cây lúa nƣớc. Từ thị trấn ngƣợc lên Đại Điền, Phú Khánh là những cánh đồng
lúa. Từ thị trấn đi về phía biển, diện tích đồng lúa bị thu hẹp dần lại, nhƣờng chỗ
cho các đầm nuôi tôm, đƣa lại thu nhập cao gấp nhiều lần trồng lúa. Ngƣời dân ở
vùng này, cịn có nghề rừng, đánh bắt và chế biến hải sản.
1.2. Một số đặc điểm về tình hình triển khai thực hiện xây dựng các cơng
trình trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

1.2.1. Về nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tƣ chủ yếu là nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc. Tuy nhiên,
Thạnh Phú là một trong những huyện có điều kiện kinh tế khó khăn của tỉnh Bến
Tre, việc sử dụng nguồn vốn ngân sách huyện để phân bổ cho đầu tƣ xây dựng
kết cấu hạ tầng luôn rất hạn chế, trong những năm qua chủ yếu nhờ vào sự hỗ trợ
nguồn vốn từ Trung ƣơng và ngân sách tỉnh. Do đó, kế hoạch vốn đƣợc phân bổ
hàng năm thƣờng không đảm bảo so với nhu cầu giải ngân nên cũng phần nào
ảnh hƣởng đến công tác triển khai thực hiện các dự án của huyện.


5


Số liệu thống kê về cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ của huyện qua các năm:

Bảng 1.1. Nguồn dữ liệu từ Phịng Tài chính -KH huyện Thạnh Phú
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tổng
Thời
số
gian
dự
(Năm)
án
2014
2015
2016
2017
2018
Tổng
cộng

Tổng
mức đầu
tư được
duyệt

42
77
65
58
62
304


624.315
773.432
619.241
531.765
578.876

Tổng kế
hoạch
vốn phân
bổ
327.724
420.400
323.259
269.823
290.291

Nguồn vốn đầu tư
Ngân
sách
TW
40.281
38.000
30.757
64.093
39.142

Ngân
sách tỉnh
252.822

353.971
270.202
169.116
227.179

Ngân
sách
huyện

Vốn
vay
ODA

Vốn
tài trợ

23.800 10.821
12.500 8.000 7.950
11.000 3.000 8.300
12.200 8.514 15.900
16.090 8.510

3.087.629 1.632.148 173.131 1.273.290 75.590 32.150 38.845

1.2.2. Về phân cấp quản lý và tình hình triển khai thực hiện
Đối với các cơng trình thuộc phân cấp thẩm quyền của huyện quản lý thì
đa phần Ủy ban nhân dân huyện giao cho Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cơ
bản làm đại diện chủ đầu tƣ quản lý triển khai thực hiện đảm bảo theo quy định
Luật Xây dựng hiện hành.
Qua thống kê số liệu của Phịng Tài chính – Kế hoạch huyện Thạnh Phú

trong giai đoạn từ năm 2014 - 2018, đối với các gói thầu xây lắp đƣợc thực hiện
lựa chọn nhà thầu thơng qua bằng hình thức đấu thầu, kết quả tổng hợp nhƣ sau:

Bảng 1.2. Nguồn dữ liệu từ Phịng Tài chính -KH huyện Thạnh Phú
Đơn vị tính: Triệu đồng
Thời
gian
(Năm)
2014
2015
2016
2017
2018
Tổng
cộng

Tổng
số gói
thầu

Giá gói thầu
được duyệt
(Triệu đồng)

Giá trúng thầu
(Triệu đồng)

Chênh lệch

10

12
11
14
20

85.526
91.755
158.758
88.209
178.622

79.172
81.229
143.646
79.697
152.677

Giá trị
63.54
10.526
15.112
8.512
25.945

67

602.870

536.421


66.449

Tỷ lệ (%)
5,2
7,42
11,47
9,51
9,64
11,02


6

1.2.3. Về đặc điểm của thị trường xây dựng, sản phẩm xây dựng, quá trình
sản xuất sản phẩm xây dựng và công nghệ [11-14]
a) Đặc điểm của thị trường xây dựng:
Thứ nhất, thị trƣờng xây dựng [1] là thị trƣờng mang tính chất độc
quyền: một ngƣời mua, nhiều ngƣời bán: Mỗi dự án đầu tƣ cơng trình thƣờng
chỉ có một chủ đầu tƣ với vai trò là ngƣời mua, và nhiều nhà thầu tham gia với
tƣ cách là ngƣời bán.
Thứ hai, nhà nƣớc là khách hàng lớn nhất trong thị trƣờng này: Hàng
năm tổng mức vốn đầu tƣ có xây dựng để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã
hội của nhà nƣớc phục vụ các mục đích cơng cộng, an sinh xã hội, an ninh quốc
phịng,... thƣờng chiếm tỷ trọng lớn.
Thứ ba, thị trƣờng xây dựng chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế:
Giá xây dựng cũng giống nhƣ giá cả của các hàng hóa khác do vậy chịu ảnh
hƣởng của các quy luật kinh tế cơ bản nhƣ quy luật cung cầu, cạnh tranh,…
b) Đặc điểm của sản phẩm xây dựng:
Sản phẩm xây dựng có các đặc điểm sau:
- Sản phẩm xây dựng mang tính chất riêng lẻ, đơn chiếc.

- Mỗi sản phẩm xây dựng đều có thiết kế riêng theo yêu cầu của nhiệm
vụ thiết kế. Mỗi cơng trình có u cầu riêng về cơng nghệ, quy mơ, địa điểm,
kiến trúc, an tồn, do đó khối lƣợng, chất lƣợng, và chi phí xây dựng của mỗi
cơng trình đều khác nhau, mặc dù về hình thức có thể giống nhau.
- Nơi sản xuất đồng thời là nơi tiêu thụ.
- Chi phí xây dựng lớn, tiêu hao nhiều nguồn lực.
- Nhiều chủ thể tham gia trong quá trình hình thành sản phẩm.
- Thời gian hình thành và khai thác sản phẩm dài.
- Sản phẩm chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội tại
khu vực xây dựng.
c) Đặc điểm của sản xuất xây dựng:
Hoạt động sản xuất xây dựng có nhiều đặc điểm ảnh hƣởng đến công tác
quản lý chi phí. Các đặc điểm này bao gồm:
- Địa điểm sản xuất không cố định.


7

- Thời gian xây dựng dài.
- Sản xuất theo đơn đặt hàng.
- Hoạt động xây dựng chủ yếu ngoài trời, chịu ảnh hƣởng rất lớn của các
yếu tố tự nhiên.
- Cơng tác tổ chức q trình sản xuất sản phẩm xây dựng rất phức tạp.
d) Đặc điểm của công nghệ xây dựng:
- Sử dụng nhiều công nghệ khác nhau trong q trình sản xuất.
Do đặc điểm mang tính đơn chiếc, riêng lẻ của sản phẩm xây dựng nên
công nghệ sản xuất của mỗi sản phẩm là cơng trình có cách thức, biện pháp
khác nhau để tạo ra các bộ phận kết cấu theo thiết kế riêng của nó.
Cơng nghệ xây dựng ln có xu hƣớng đổi mới khơng ngừng.
Sản phẩm xây dựng mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế – xã hội,

văn hóa, nghệ thuật, quốc phịng do vậy mỗi một bƣớc phát triển của các lĩnh
vực trên đều tác động đến công nghệ xây dựng.
Việc sử dụng cơng nghệ xây dựng địi hỏi lao động có trình độ cao.
1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến giá sản phẩm xây dựng và cơng tác quản
lý chi phí

1.3.1. Biến động giá thị trường
Giá nguyên vật liệu: giá nguyên vật liệu thơ nhƣ cát, đá, thép,có thể thay
đổi lên xuống vào các thời điểm khác nhau trong năm theo sự điều hịa của thị
trƣờng. Ngồi ra, có những thời điểm thay đổi chính sách hoặc nhu cầu thị
trƣờng làm giá nguyên vật liệu thô biến đổi đột biến. Điều này rõ ràng làm thay
đổi trực tiếp đến chi phí dự án.
Giá nhân công: giá nhân công thay đổi từng thời điểm tùy theo chính
sách tiền lƣơng của nhà nƣớc (thông qua hệ số điều chỉnh đơn giá nhân công của
từng địa phƣơng), đơn giá nhân công của cấp thẩm quyền phê duyệt, cơng bố.
Ngồi ra, giá nhân cơng cũng bị điều tiết theo nhu cầu thực tế của thị trƣờng theo
phạm vi cục bộ địa phƣơng. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu khảo sát của
đề tài không xem xét đến yếu tố nhu cầu thị trƣờng ảnh hƣởng đến giá nhân công.


8

Giá ca máy: sự thay đổi về chính sách, nguyên nhiên liệu cũng có thể
làm thay đổi đơn giá ca máy thi công.
Tất cả các yếu tố trên cấu thành chi phí trực tiếp thực hiện dự án, do đó
các nhân tố ảnh hƣởng đến một trong ba chi phi đơn giá vật liệu, nhân cơng, ca
máy thì sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến chi phí dự án, gói thầu. Vấn đề này thuộc
phạm vi nghiên cứu, khảo sát của đề tài.

1.3.2. Các vấn đề cơ chế chính sách

Nhƣ ta đã biết, hoạt động xây dựng là một trong những lĩnh vực đặc biệt
trong đó Nhà nƣớc là khách hàng lớn nhất. Mặc dù trong một vài năm trở lại đây,
Nhà nƣớc đã tăng cƣờng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trong cơng tác quản
lý chi phí, nhƣng để đảm bảo quản lý xây dựng thống nhất trên toàn quốc Nhà
nƣớc vẫn ban hành hệ thống văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, chính
sách,…mang tính bắt buộc hoặc hƣớng dẫn tham khảo với hoạt động xây dựng
nói chung và cơng tác quản lý chi phí xây dựng nói riêng.

1.3.3. Các nhân tố khách quan
Các nhân tố này bao gồm:
1- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm xây dựng và quá trình sản
xuất sản phẩm xây dựng.
Sản phẩm xây dựng có những đặc điểm khác biệt so với những sản phẩm
của các ngành khác. Những đặc điểm này ảnh hƣởng rất lớn đến giá sản phẩm
xây dựng cũng nhƣ cơng tác quản lý chi phí xây dựng.
2- Tác động của môi trƣờng khách quan
Môi trƣờng tự nhiên:
Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên môi trƣờng tự nhiên là một
trong những yếu tố khách quan ảnh hƣởng lớn nhất đến giá cả và công tác quản
lý chi phí sản phẩm xây dựng. Các tác nhân ảnh hƣởng đến cơng tác quản lý chi
phí có thể kể tới nhƣ: mƣa gió, bão lũ, lụt, sạt lở,…
Mơi trƣờng kinh tế, chính trị: Các nhân tố ảnh hƣởng nhƣ giá cả, lạm


9

phát, khủng hoảng kinh tế, khan hiếm, dƣ thừa hàng hóa, bạo loạn, mất ổn định
chính trị, khả năng cạnh tranh,…
Một trong các yếu tố quan trọng giúp xác định giá cả của sản phẩm xây
dựng là giá cả của yếu tố đầu vào. Nhƣ ta đã thấy trong vài năm gần đây do sự

biến động của thị trƣờng, đặc biệt là giá cả của vật liệu đầu vào cho xây dựng đã
ảnh hƣởng rất lớn đến giá sản phẩm xây dựng. Sự thay đổi liên tục của giá cả
khiến cho cơng tác quản lý chi phí khó khăn và phức tạp hơn.
Mơi trƣờng văn hóa, xã hội: Các yếu tố ảnh hƣởng bao gồm: phong cách,
tƣ duy, lối sống, phong tục tập quán, yếu tố thẩm mỹ, tệ nạn xã hội,…
Có thể nói rằng quản lý là một nghệ thuật. Vì vậy cơng tác quản lý chịu
ảnh hƣởng rất nhiều bởi văn hóa, xã hội của từng vùng miền, từng đất nƣớc, khu
vực. Việt nam là đất nƣớc đang phát triển do vậy chúng ta có thể học hỏi những
kinh nghiệm quản lý chi phí ở một số nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Nhật, …Tuy
nhiên chúng ta không dập khuôn nhƣng kiến thức ấy mà phải vận dụng chúng để
phù hợp với thực tế ở Việt Nam.
Môi trƣờng kỹ thuật, công nghệ: Sự phát triển, ứng dụng công nghệ,
kỹthuật trong việc thiết kế, thi cơng cơng trình mới giúp giảm giá sản phẩm xây
dựng, hỗ trợ công tác quản lý chi phí.
Mơi trƣờng quốc tế: Tồn cầu hóa, trao đổi công nghệ, kinh nghiệm,
nhân lực, hợp tác quốc tế,…cũng có ảnh hƣởng đến giá sản phẩm xây dựng và
cơng tác quản lý chi phí.
3- Rủi ro dự án
Các loại môi trƣờng trên đều chứa đựng rất nhiều rủi ro. Cơng tác quản
lý chi phí phải xem xét một cách toàn diện và thận trọng các loại rủi ro. Các rủi
ro này có thể nhận dạng đƣợc hoặc khơng nhận dạng đƣợc, khắc phục đƣợc hoặc
khơng khắc phục đƣợc, có thể xuất phát từ chủ quan của con ngƣời hoặc khách
quan. Tuy nhiên các rủi ro mang tính khách quan nhiều và thƣờng nằm ngồi sự
kiểm sốt của chủ thể. Chính vì vậy các rủi ro này ln cần xem xét một cách cẩn
thận và toàn diện để giúp chủ đầu tƣ đƣa ra các quyết định đúng đắn.


10

1.4. Kết luận

Với những nhân tố ảnh hƣởng đến chi phí và quản lý chi phí của gói thầu
đƣợc nêu trên đặc biệt là yếu tố biến động giá cả thị trƣờng thì cần có những
phƣơng pháp khoa học để tính tốn, phân tích xây dựng đƣợc các mối liên quan
nhằm tìm ra nguyên nhân cũng nhƣ đƣa ra kết quả, từ đó so sánh, phân tích các
trƣờng hợp để tìm phƣơng án tối ƣu. Vấn đề này sẽ đƣợc đề cập, xem xét trong
các phần tiếp theo của luận văn.


11

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC TRONG PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG
CỦA TIẾN ĐỘ THI CƠNG VÀ BIẾN ĐỘNG GIÁ ĐẾN GIÁ TRỊ XÂY
DỰNG CƠNG TRÌNH
2.1. Đặt vấn đề
Khái niệm thời gian xây dựng [4] của một cơng trình đƣợc định nghĩa là
thời gian thi cơng cơng trình kể từ lúc bắt đầu khởi cơng xây dựng cơng trình tới
lúc hồn thành mọi cơng việc xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị, dọn dẹp để có
thể - xét về mặt kỹ thuật - đƣa cơng trình vào sử dụng theo thiết kế. Các chi phí
xây dựng đƣợc hiểu một cách tổng quát là các chi phí mà chủ đầu tƣ hay nhà thầu
cần bỏ ra để hoàn thành việc xây dựng cơng trình. Thời gian và chi phí xây dựng
là hai chỉ tiêu rất quan trọng trong xây dựng các cơng trình. Chúng ln là các
điều khoản khơng thể thiếu trong các hợp đồng xây dựng, đƣợc cả nhà thầu và
chủ đầu tƣ rất quan tâm. Sự khác nhau về thời gian xây dựng cho cùng một cơng
trình là do áp dụng các biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công khác nhau. Sự
khác nhau về thời gian xây dựng sẽ dẫn tới những sự khác nhau về chi phí xây
dựng do giữa thời gian và chi phí xây dựng có mối quan hệ rất chặt chẽ. Vì vậy,
việc xác định thời gian và chi phí xây dựng tối ƣu hay “hợp lý nhất” khi xây
dựng một cơng trình ln là một vấn đề đƣợc cả nhà thầu và chủ đầu tƣ rất quan
tâm. Tuy nhiên, do khác nhau về quyền lợi trong xây dựng cơng trình, sự quan

tâm tới thời gian và chi phí xây dựng của chủ đầu tƣ và nhà thầu thƣờng khác
nhau.
Khái niệm và mơ hình lý thuyết của thời gian và chi phí xây dựng tối ƣu:
theo quan điểm của nhà thầu xét về mặt kỹ thuật, thời gian và chi phí xây dựng
của một cơng trình đƣợc quyết định bởi biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi cơng.
Để hồn thành một cơng trình, thƣờng có nhiều biện pháp kỹ thuật thi cơng có
thể áp dụng và với một biện pháp kỹ thuật thi cơng cũng có thể đƣa ra nhiều giải
pháp tổ chức thi cơng khác nhau để hồn thành cơng trình với thời gian và chi
phí xây dựng khác nhau. Bằng cách tổ chức thi công sử dụng tối đa các nguồn tài
nguyên, tận dụng tối đa không gian làm việc và thời gian thi công một cách hợp
lý cho tất cả các biện pháp kỹ thuật thi công có thể, ta sẽ xác định đƣợc thời gian


12

xây dựng tối thiểu của cơng trình. Trong hầu hết các trƣờng hợp, mục tiêu cuối
cùng của nhà thầu là hồn thành cơng trình với chất lƣợng theo thiết kế trong thời
gian xây dựng đã đƣợc chủ đầu tƣ ấn định trƣớc (nếu có) với tổng chi phí thấp
nhất. Vì vậy, thời gian và chi phí xây dựng tối ƣu đối với nhà thầu chính là thời
gian xây dựng nhỏ hơn hoặc bằng thời gian xây dựng đã đƣợc chủ đầu tƣ ấn định
(nếu có) với tổng chi phí cho việc xây dựng là thấp nhất. Tổng chi phí cho xây
dựng cơng trình của nhà thầu bao gồm các chi phí cho ngun vật liệu, sử dụng
máy móc thiết bị thi cơng, nhân lực, các chi phí phục vụ cho thi cơng, các chi phí
phục vụ cho nhân cơng, các chi phí quản lý v.v... và các chi phí cơ hội do kéo dài
thời gian xây dựng.
2.2. Cơ sở pháp lý
a) Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014 của Quốc Hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam:
Luật này quy định việc quản lý và sử dụng vốn đầu tƣ công; quản lý nhà
nƣớc về đầu tƣ công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ

chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tƣ công.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên
quan đến hoạt động đầu tƣ công, quản lý và sử dụng vốn đầu tƣ cơng. Trƣờng
hợp điều ƣớc quốc tế mà Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có
quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ƣớc
quốc tế đó.
b) Luật Xây dựng ngày 18/6/2014 của Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam:
Luật Xây dựng quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, cá nhân và quản lý nhà nƣớc trong hoạt động đầu tƣ xây dựng.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nƣớc; tổ chức,
cá nhân nƣớc ngoài hoạt động đầu tƣ xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Trƣờng
hợp điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có
quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ƣớc quốc
tế đó.
c) Luật Đấu thầu ngày 26/11/2013 của Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội


13

chủ nghĩa Việt Nam:
Luật Đấu thầu quy định quản lý nhà nƣớc về đấu thầu; trách nhiệm của
các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu. Luật này quy định về các về các
hoạt động đấu thầu để lực chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tƣ vấn, dịch vụ phi tƣ
vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp. Lựa chọn nhà đầu tƣ thực hiện dự án đầu tƣ
theo hình thức đối tác cơng tƣ (PPP), dự án đầu tƣ có sử dụng đất.
Luật Đấu thầu quy định và hƣớng dẫn các vấn đề sau: Các hình thức lựa
chọn nhà thầu, các quy định chung về đấu thầu, trình tự thực hiện đấu thầu, hủy
đấu thầu và loại bỏ hồ sơ dự thầu, hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong
đấu thầu, quản lý hoạt động đấu thầu, kiến nghị trong đấu thầu và một số vấn đề

khác. Trƣờng hợp điều ƣớc quốc tế mà Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của
điều ƣớc quốc tế đó.
d) Nghị định 59/2015/NĐ–CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về việc
Quản lý dự án đầu tư xây dựng:
Nghị định này quy định chi tiết một số nội dung thi hành Luật Xây dựng
năm 2014 về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng, gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt dự
án; thực hiện dự án; kết thúc xây dựng đƣa cơng trình của dự án vào khai thác sử
dụng; hình thức và nội dung quản lý dự án đầu tƣ xây dựng.
Đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay
ƣu đãi của nhà tài trợ nƣớc ngoài đƣợc thực hiện theo quy định của Nghị định
này và pháp luật về quản lý sử dụng vốn ODA và vốn vay ƣu đãi của các nhà tài
trợ nƣớc ngồi.
đ) Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu:
Nghị định hƣớng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu bao gồm: lập Kế hoạch
đấu thầu; Quy định chi tiết về các hình thức lựa chọn nhà thầu; quy định về hợp
đồng; phân cấp trách nhiệm trong đấu thầu; giải quyết các kiến nghị trong đấu
thầu; xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu, và một số vấn đề khác.
e) Nghị định 37/2015/NĐ - CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết về hợp đồng xây dựng:


14

- Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc
xác lập và quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng thuộc dự án đầu tƣ xây dựng
(bao gồm cả hợp đồng xây dựng giữa nhà đầu tƣ thực hiện dự án BOT, BTO, BT
và PPP với nhà thầu thực hiện các gói thầu của dự án) sau:
+ Dự án đầu tƣ xây dựng của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ

chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lƣợng vũ trang nhân dân, đơn vị sự
nghiệp công lập;
+ Dự án đầu tƣ xây dựng của doanh nghiệp nhà nƣớc;
+ Dự án đầu tƣ xây dựng có sử dụng vốn nhà nƣớc, vốn của doanh
nghiệp nhà nƣớc từ 30% trở lên hoặc dƣới 30% nhƣng trên 500 tỷ đồng trong
tổng mức đầu tƣ của dự án;
+ Khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên quan đến hợp đồng xây dựng
thuộc các dự án đầu tƣ xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác áp dụng quy định
tại Nghị định này.
- Đối với hợp đồng xây dựng thuộc các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), nếu điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là
thành viên có những quy định khác với các quy định tại Nghị định này thì thực
hiện theo các quy định của Điều ƣớc quốc tế đó.
f) Các văn bản hướng dẫn có liên quan đến cơng tác đấu thầu và xây
dựng:
Các Thông tƣ, Quyết định của các Bộ, ngành và của UBND tỉnh liên
quan đến lĩnh vực xây dựng.
2.3. Các hình thức lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng ở Việt Nam
theo quy định hiện nay [11-14]

2.3.1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
Các hình thức lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định của Luật Đấu
thầu ngày 26/11/2013, bao gồm các hình thức nhƣ sau:
a) Hình thức đấu thầu rộng rãi :
- Phạm vi áp dụng: Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà
đầu tƣ trong đó khơng hạn chế số lƣợng nhà thầu, nhà đầu tƣ tham dự. Đấu thầu


15


rộng rãi đƣợc áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật
Đấu thầu, trừ trƣờng hợp: Đấu thầu hạn chế; chỉ định thầu; chào hàng cạnh tranh;
mua sắm trực tiếp; tự thực hiện; lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tƣ trong trƣờng hợp
đặc biệt; tham gia thực hiện của cộng đồng.
- Nguyên tắc áp dụng: Đấu thầu rộng rãi không hạn chế số lƣợng nhà
thầu tham dự. Trƣớc khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo
mời thầu theo quy định của Luật đấu thầu để các nhà thầu biết thông tin tham dự.
Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia
đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không đƣợc nêu bất kỳ điều kiện nào nhằm hạn
chế sự tham gia của các nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà
thầu gây ra sự cạnh tranh khơng bình đẳng.
b) Hình thức đấu thầu hạn chế:
- Phạm vi áp dụng: Đấu thầu hạn chế đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp gói
thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số
nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
- Nguyên tắc áp dụng : Khi thực hiện đấu thầu hạn chế phải mời tối thiểu
03 nhà thầu đƣợc xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu,
Bên mời thầu phải trình chủ đầu tƣ xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức
đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.
c) Hình thức chỉ định thầu:
- Phạm vi áp dụng: Hình thức chỉ đầu đƣợc áp dụng trong các trƣờng
hợp sau:
+ Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu
quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà
nƣớc; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng,
sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cƣ trên địa bàn hoặc để không ảnh hƣởng
nghiêm trọng đến cơng trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tƣ, thiết bị
y tế để triển khai cơng tác phịng, chống dịch bệnh trong trƣờng hợp cấp bách;
+ Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc
gia, biên giới quốc gia, hải đảo;



16

+ Gói thầu cung cấp dịch vụ tƣ vấn, dịch vụ phi tƣ vấn, mua sắm hàng
hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trƣớc đó do phải bảo đảm tính tƣơng thích
về cơng nghệ, bản quyền mà khơng thể mua đƣợc từ nhà thầu khác; gói thầu có
tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;
+ Gói thầu cung cấp dịch vụ tƣ vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết
kế xây dựng đƣợc chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc cơng trình trúng
tuyển hoặc đƣợc tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định;
gói thầu thi công xây dựng tƣợng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ
thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi cơng cơng trình;
+ Gói thầu di dời các cơng trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên
ngành trực tiếp quản lý để phục vụ cơng tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá
bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi cơng xây dựng cơng trình;
+ Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ cơng, gói thầu có giá gói thầu
trong hạn mức đƣợc áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp
với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
- Nguyên tắc áp dụng: Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu phải
đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Có quyết định đầu tƣ đƣợc phê duyệt, trừ gói thầu tƣ vấn chuẩn bị dự
án;
+ Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu đƣợc phê duyệt;
+ Đã đƣợc bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu;
+ Có dự tốn đƣợc phê duyệt theo quy định, trừ trƣờng hợp đối với gói
thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay;
+ Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu
cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trƣờng hợp gói thầu có quy
mơ lớn, phức tạp khơng quá 90 ngày;

+ Nhà thầu đƣợc đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về
nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động đấu thầu.
d) Mua sắm trực tiếp:


17

- Phạm vi áp dụng: Mua sắm trực tiếp đƣợc áp dụng đối với gói thầu
mua sắm hàng hóa tƣơng tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc
dự án, dự toán mua sắm khác.
- Nguyên tắc áp dụng :
+ Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn
chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trƣớc đó;
+ Gói thầu có nội dung, tính chất tƣơng tự và quy mơ nhỏ hơn 130% so
với gói thầu đã ký hợp đồng trƣớc đó;
+ Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp
khơng đƣợc vƣợt đơn giá của các phần việc tƣơng ứng thuộc gói thầu tƣơng tự đã
ký hợp đồng trƣớc đó;
+ Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trƣớc đó đến ngày phê duyệt
kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
+ Trƣờng hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trƣớc đó khơng có khả năng
tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì đƣợc áp dụng mua sắm trực tiếp
đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ
thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trƣớc đó.
đ) Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa:
- Phạm vi áp dụng: Chào hàng cạnh tranh đƣợc áp dụng đối với gói thầu
có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các
trƣờng hợp sau đây:
+ Gói thầu dịch vụ phi tƣ vấn thông dụng, đơn giản;
+ Gói thầu mua sắm hàng hóa thơng dụng, sẵn có trên thị trƣờng với đặc

tính kỹ thuật đƣợc tiêu chuẩn hóa và tƣơng đƣơng nhau về chất lƣợng;
+ Gói thầu xây lắp cơng trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công
đƣợc phê duyệt.
- Nguyên tắc áp dụng: Chào hàng cạnh tranh đƣợc thực hiện khi đáp ứng
đủ các điều kiện sau đây:
+ Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu đƣợc phê duyệt;
+ Có dự tốn đƣợc phê duyệt theo quy định;
+ Đã đƣợc bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.


×