Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

(Đồ án tốt nghiệp) nghiên cứu tinh sạch bằng phương pháp truyền thống và khảo sát hoạt tính sinh học của dịch chiết mangiferin từ bột lá xoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA HÓA

Nghiên cứu tinh sạch bằng phương pháp truyền thống và
khảo sát hoạt tính sinh học của dịch chiết mangiferin từ
bột lá xồi.
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Duyên
Số thẻ SV: 107140116
Lớp: 14H2B

Đà nẵng – Năm 2019

i


TÓM TẮT

Tên đề tài: Nghiên cứu tinh sạch bằng phương pháp truyền thống và khảo sát hoạt tính
sinh học của dịch chiết mangiferin từ bột lá xoài.
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Duyên
Số thẻ SV: 107140116
Lớp: 14H2B
Mangiferin là hợp chất có hoạt tính sinh học chính ở trong lá xồi (Mangifera
Indica L) có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa, điều trị bệnh tiểu đường, điều hòa hệ
miễn dịch và chống ung thư. Mục đích chính của nghiên cứu này là nghiên cứu các điều
kiện làm sạch cao chiết mangiferin thơ từ bột lá xồi bằng phương pháp truyền thống sử dụng các dung mơi có độ phân cực khác nhau đồng thời khảo sát hoạt tính sinh học
của các cao chiết thô và mangiferin tinh sạch để đánh giá hiệu quả làm sạch.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi khảo sát hàm lượng mangiferin và hoạt tính
sinh học của các cao chiết thơ thì cao thơ siêu âm - ethanol cho hàm lượng mangiferin
cao nhất (1,3865 ± 0,008 mg/g) và khả năng kháng khuẩn tốt nhất, trong khi đó cao


Soxhlet - ethanol có khả năng kháng oxi hóa cao nhất (IC50 = 16,13 µg/ml). Cao thơ sau
khi tinh sạch bằng phương pháp sử dụng các dung mơi có độ phân cực khác nhau thu
được cao mangiferin tinh sạch với hiệu suất thu hồi 9,8 %, hàm lượng mangiferin trong
cao tinh sạch là 11 ± 0,45 mg/g và hoạt tính sinh học giảm so với cao thơ ban đầu: khả
năng kháng oxi hóa giảm 1,3 lần và chỉ kháng được vi khuẩn Vibrio thử nghiệm. Trong
quá trình tinh sạch thu được các cao phân đoạn khác có hoạt tính sinh học rất cao, đặc
biệt là cao ethyl acetate.
Nội dung Đồ án Tốt nghiệp gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan.
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả và thảo luận.
Chương 4: Kết luận và kiến nghị.

ii


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA HĨA

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ tên sinh viên: Trần Thị Duyên
Lớp: 14H2B

Số thẻ sinh viên: 107140116


Khoa: Hóa

Ngành: Công nghệ thực phẩm

1. Tên đề tài đồ án: Nghiên cứu tinh sạch bằng phương pháp truyền thống và khảo sát
hoạt tính sinh học của dịch chiết mangiferin từ bột lá xồi.
2. Đề tài thuộc diện: ☐ Có ký kết thỏa thuận sở hữu trí tuệ đối với kết quả thực hiện
3. Các số liệu và dữ liệu ban đầu:
4. Nội dung các phần thuyết minh và tính tốn:
+ Lời mở đầu
+ Chương 1: Tổng quan
+ Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
+ Chương 3: Kết quả và thảo luận
+ Chương 4: Kết luận và kiến nghị

5.
6.
7.
8.

+ Tài liệu tham khảo
+ Phụ lục
Các bản vẽ, đồ thị (ghi rõ các loại và kích thước bản vẽ): Khơng
Họ tên người hướng dẫn: Nguyễn Thị Trúc Loan
Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 05/01/2019.
Ngày hoàn thành đồ án: 08/6/2019.
Đà Nẵng, ngày 08 tháng 6 năm 2019
Trưởng Bộ môn

Người hướng dẫn


PGS.TS. Đặng Minh Nhật

TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

iii


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường Đại học cho đến nay,
em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô Trường Đại học Bách
khoa Đà Nẵng, gia đình và bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại
học Bách khoa Đà Nẵng, quý thầy cô trong ngành Công nghệ Thực phẩm - những người
đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, đó chính là những nền
tảng cơ bản, là những hành trang vô cùng quý giá để em có thể bước vào sự nghiệp trong
tương lai.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Trúc Loan. Cảm ơn cơ đã
tận tình quan tâm, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đồ án, đã giải đáp những
thắc mắc trong quá trình nghiên cứu. Đồng thời, em cũng xin gởi lời cảm ơn đến Th.S
Đặng Thanh Long (Cán bộ Viện Sinh học - Đại học Huế) đã tạo điều kiện về phòng thí
nghiệm, trang thiết bị để em có thể hồn thành đề tài một cách thuận lợi và kịp tiến độ.
Trong quá trình thực hiện đồ án này vì kiến thức thực tế em còn hạn chế và thời
gian thực hiện khơng nhiều nên sẽ khơng tránh khỏi sai sót. Kính mong nhận được sự
đóng góp ý kiến và nhận xét của q thầy cơ, các bạn để em có thể rút kinh nghiệm và
hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Hội đồng Bảo vệ
Đồ án Tốt nghiệp đã dành thời gian quý báu của mình để đọc và đưa ra ý kiến đóng góp
cho Đồ án Tốt nghiệp của em.
Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 08 tháng 6 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Duyên

iv


CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu sử dụng
phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã cơng bố theo đúng quy định. Các kết
quả nghiên cứu trong đề tài do em tự thực hiện, phân tích một cách trung thực, khách
quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố
trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Trần Thị Duyên

v


MỤC LỤC

TÓM TẮT.........................................................................................................................i
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ............................................................................. iii
CAM ĐOAN....................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .............................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................x

LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN ...............................................................................................3
1.1. Tổng quan về cây xoài và mangiferin ................................................................3
1.1.1. Tổng quan về cây xoài ................................................................................3
1.1.2. Cấu trúc và thành phần hóa học của mangiferin ........................................4
1.1.3. Tính chất của mangiferin ............................................................................4
1.1.4. Tác dụng dược lí của dịch chiết mangiferin ...............................................5
1.2. Tổng quan về kháng oxi hóa và kháng khuẩn của dịch chiết mangiferin từ lá xoài ..... 8
1.2.1. Kháng oxi hóa ...........................................................................................................................................8
1.2.2. Kháng khuẩn ............................................................................................................................................10
1.3. Phương pháp tinh sạch truyền thống bằng sử dụng các dung môi có độ phân cực khác nhau ....11
1.3.1. Cơ sở của phương pháp ..................................................................................................................11
1.3.2. Lựa chọn dung môi và các yêu cầu .......................................................................................11
1.3.3. Định tính bằng kĩ thuật sắc ký bản mỏng .........................................................................12
1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới............................................15
1.4.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................................................15
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..........................................................................................16
2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................18
2.1.1. Lá xồi .........................................................................................................................................................18
2.1.2. Mangiferin chuẩn ................................................................................................................................18
2.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị sử dụng .............................................................19
2.2.1. Hóa chất......................................................................................................................................................19
2.2.2. Dụng cụ.......................................................................................................................................................19
2.2.3. Thiết bị ..........................................................................................................................................................19
2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ...................................................................................19
2.4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................20
vi


2.4.1. Chiết mangiferin từ lá xoài bằng các phương pháp và dung mơi khác nhau ........20

2.4.2. Định tính và định lượng mangiferin trong các cao chiết lá xoài..................................20
2.4.3. Đánh giá hoạt tính sinh học của các cao chiết lá xồi........................................................21
2.4.4. Tinh sạch mangiferin bằng phương pháp sử dụng các dung mơi có độ phân cực
khác nhau.....................................................................................................................................................................21
2.4.5. Đánh giá hoạt tính sinh học của mangiferin sau tinh sạch ..............................................21
2.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................................21
2.5.1. Phương pháp chiết mangiferin bằng dung môi nước và ethanol 60° ......21
2.5.2. Phương pháp cô đặc dịch chiết ................................................................ 22
2.5.3. Phương pháp định tính và định lượng mangiferin trong cao chiết thô và cao tinh sạch.............22
2.5.4. Phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học của cao chiết thô và mangiferin tinh sạch..................24
2.5.5. Tinh sạch mangiferin bằng phương pháp truyền thống.......................................................................26
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................29
3.1. Kết quả định tính mangiferin trong cao chiết lá xồi................................................................................29
3.2. Kết quả bước sóng hấp thụ cực đại của mangiferin chuẩn và dịch chiết lá xoài ..30
3.3. Kết quả đường chuẩn định lượng mangiferin trong dung môi ethanol bằng UV-VIS...................31
3.4. Kết quả định lượng mangiferin trong các cao chiết thô...........................................................................32
3.5. Kết quả đánh giá hoạt tính sinh học của các cao chiết thơ ......................................................................32
3.5.1. Kết quả đánh giá kháng oxi hóa của các cao chiết thô..........................................................................32
3.5.2. Kết quả đánh giá kháng khuẩn của các cao chiết thô............................................................................34
3.6. Kết quả tinh sạch mangiferin bằng phương pháp sử dụng các dung môi khác nhau .....................39
3.6.1. Các cao chiết phân đoạn và mangiferin tinh sạch ...................................39
3.6.2. Kết quả định tính mangiferin trong mangiferin tinh sạch và các cao phân đoạn.........................39
3.6.3. Kết quả định lượng mangiferin trong mangiferin tinh sạch và các cao phân đoạn.....................40
3.7. Kết quả đánh giá lại hoạt tính sinh học của mangiferin tinh sạch.................... 41
3.7.1. Kết quả đánh giá lại hoạt tính kháng oxi hóa ..........................................41
3.7.2. Kết quả đánh giá lại hoạt tính kháng khuẩn ............................................44
3.8. Đề xuất qui trình cơng nghệ tinh sạch mangiferin ..........................................49
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................50
4.1. Kết luận...............................................................................................................................................................50
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................................................................50

PHỤ LỤC ......................................................................................................................58

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Hàm lượng các thành phần hóa học có trong lá xồi [2] .................................3
Bảng 3.1 Độ hấp thụ quang ở các đỉnh của mangiferin chuẩn và dịch chiết lá xoài ....30
Bảng 3.2 Độ hấp thụ quang của dung dịch mangiferin chuẩn ......................................31
Bảng 3.3 Hàm lượng mangiferin trong các cao chiết thô..............................................32
Bảng 3.4 Tỷ lệ % hoạt tính bắt gốc tự do DPPH của của các cao chiết thô..................33
Bảng 3.5 Giá trị IC50 của các cao chiết thơ ...................................................................34
Bảng 3.6 Đường kính kháng khuẩn của các cao chiết thô đối với vi khuẩn E.coli (mm)............... 34
Bảng 3.7 Đường kính vịng kháng khuẩn của các cao chiết thơ đối với vi khuẩn Salmonella (mm)..........36
Bảng 3.8 Đường kính vịng kháng khuẩn của cao chiết thô đối với vi khuẩn Vibrio (mm)........... 37
Bảng 3.9 Hàm lượng mangiferin trong các cao chiết phân đoạn ..................................41
Bảng 3.10 Tỷ lệ % hoạt tính bắt gốc tự do DPPH của của các cao phân đoạn và
mangiferin tinh sạch ......................................................................................................42
Bảng 3.11 Tỷ lệ % hoạt tính bắt gốc tự do DPPH của vitamin C, mangiferin chuẩn ...43
Bảng 3.12 Giá trị IC50 của mangiferin tinh sạch, các cao phân đoạn, mangiferin chuẩn và vitamin C.........44
Bảng 3.13 Đường kính vịng kháng khuẩn của mangiferin tinh sạch, các cao phân đoạn,
mangiferin chuẩn và kháng sinh ampicillin đối với vi khuẩn E.coli (mm) ...................45
Bảng 3.14 Đường kính vịng kháng khuẩn của các cao phân đoạn đối với vi khuẩn Salmonella (mm).....46
Bảng 3.16 Đường kính vịng kháng khuẩn của các cao phân đoạn đối với vi khuẩn Vibrio (mm)......48

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH


Hình 1.1 Cây xồi [63] ....................................................................................................4
Hình 1.2 Cấu trúc của mangiferin [25] ............................................................................4
Hình 1.3 Bình sắc ký lớp mỏng [6] ...............................................................................13
Hình 1.4 Sự dịch chuyển của các hợp chất trên sắc ký lớp mỏng [70] .........................14
Hình 2.1 Bột lá xồi .......................................................................................................18
Hình 2.2 Mangiferin chuẩn............................................................................................18
Hình 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ...................................................................................20
Hình 2.4 Phương pháp chiết Soxhlet .............................................................................21
Hình 2.5 Phương pháp chiết siêu âm bể ........................................................................22
Hình 2.6 Cơ quay thu cao thơ ........................................................................................22
Hình 2.7 Sơ đồ tinh sạch mangiferin bằng các dung mơi .............................................27
Hình 3.1 Màu sắc bản mỏng trước khi chiếu tia UV .....................................................29
Hình 3.2 Màu sắc bản mỏng sau khi chiếu tia UV ........................................................29
Hình 3.3 Phổ đồ của dung dịch mangiferin chuẩn và dịch chiết lá xồi .......................30
Hình 3.4 Đường chuẩn dung dịch mangiferin chuẩn trong dung mơi ethanol ..............31
Hình 3.5 Đồ thị biểu diễn % hoạt tính bắt gốc tự do của DPPH của bốn cao chiết thơ ........... 33
Hình 3.6 Đường kính kháng khuẩn E.coli của bốn cao chiết thô tại nồng độ 1000 mg/ml ....35
Hình 3.7 Đường kính kháng khuẩn Salmonella của bốn cao chiết thơ tại nồng độ 1000 mg/ml ....36
Hình 3.8 Đường kính kháng khuẩn Vibrio của bốn cao chiết thơ tại nồng độ 1000 mg/ml....38
Hình 3.9 Sắc ký bản mỏng mangiferin chuẩn, mangiferin tinh sạch và các cao phân đoạn
trước nhuộm màu ...........................................................................................................39
Hình 3.10 Sắc ký bản mỏng của mangiferin chuẩn, mangiferin tinh sạch và các cao phân
đoạn sau khi nhộm màu với FeCl3.................................................................................40
Hình 3.11 Đồ thị biểu diễn % hoạt tính bắt gốc tự do của DPPH của của mangiferin tinh
sạch và các cao phân đoạn .............................................................................................42
Hình 3.12 Đồ thị biểu diễn % hoạt tính bắt gốc tự do của DPPH của mangiferin chuẩn
và vitamin C...................................................................................................................43
Hình 3.13 Đường kính kháng khuẩn E.coli của mangiferin tinh sạch và các cao phân
đoạn ở các nồng độ khác nhau.......................................................................................45

Hình 3.14 Đường kính kháng vi khuẩn Salmonella của mangiferin tinh sạch và các cao
phân đoạn ở các nồng độ khác nhau ..............................................................................47
Hình 3.15 Đường kính kháng vi khuẩn Vibrio của mangiferin tinh sạch và các cao phân
đoạn ở các nồng độ khác nhau.......................................................................................48
ix


DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

w/v ---------------------------------------- Khối lượng/thể tích
UV- VIS ---------------------------------- Ultraviolet - visible
HPLC ------------------------------------- High performance liquid chromatography
BĐTĐ ------------------------------------ Bệnh đái tháo đường
OD ---------------------------------------- Độ hấp thụ quang
IC50 ---------------------------------------- Inhibitory concentration 50%
DPPH ------------------------------------- 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl
LB ----------------------------------------- Môi trường Luria – Bertani
MIC --------------------------------------- Minimal Inhibitory Concentration
E.coli -------------------------------------- Vi khuẩn Escherichia coli
AA ---------------------------------------- Arachidonic acid
PMA -------------------------------------- Phorbol myristate acetate
MPO -------------------------------------- Enzyme myeloperoxidase
NF-kB ------------------------------------ Yếu tố nhân kappa B
TCA --------------------------------------- Axit tricarboxylic

x


Nghiên cứu tinh sạch bằng phương pháp truyền thống và khảo sát hoạt tính sinh học của dịch chiết mangiferin từ
bột lá xồi


LỜI MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Thực trạng hiện nay cho thấy, tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường (BĐTĐ) đang
gia tăng ở các nước phát triển và phải chi trả một lượng lớn ngân sách cho căn bệnh này.
BĐTĐ thường là nguyên nhân biến chứng của các bệnh hiểm nghèo như: bệnh tim mạch
vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận,…Ngày nay, có nhiều thuốc điều trị
BĐTĐ nhưng đều có tác dụng phụ như buồn nơn, ói mửa, vàng da, ứ mật, mất bạch cầu
hạt, thiếu máu,…[20, 21]. Vì vậy, trong những năm gần đây, các nhà khoa học trong và
ngồi nước có xu hướng nghiên cứu các loại thực vật có khả năng điều trị BĐTĐ.
Cây xoài (Mangifera indica L) được trồng phổ biến và là nguồn thu nhập chính
của nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, nguồn thu nhập chính mang lại là từ trái xồi, cịn một
lượng lớn lá xồi khơng được sử dụng. Vì vậy, nếu có thể tận dụng nguồn lá xồi này
để ly trích các hợp chất có khả năng điều trị BĐTĐ sẽ nâng cao giá trị và hình thành
chuỗi giá trị liên hồn của cây xồi.
Mangiferin được biết đến trong trong y học do các tác dụng như: kháng khuẩn,
kháng virus, kháng viêm, kích thích hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường,
bảo vệ dạ dày, chống tia cực tím,…[22]. Trong lá xồi có nhiều hợp chất có hoạt tính
sinh học q, đặc biệt là mangiferin chiếm tỉ lệ cao trong thành phần [1]. Theo nghiên
cứu của Tang-Bin Zou và các cộng sự, hàm lượng mangiferin trong lá xoài khá cao
58,46 ± 1,27 mg/g [23]. Mangiferin có thể được chiết từ lá xồi bằng các phương pháp
khác nhau nhưng trong cao chiết tổng thu được cịn lẫn rất nhiều tạp chất. Vì vậy, việc
tinh sạch và nghiên cứu hoạt tính sinh học của mangiferin từ cao chiết lá xoài là cần
thiết để thu mangiferin có độ tinh khiết cao và ứng dụng vào các sản phẩm cho người bị
bệnh tiểu đường.
Từ những thực tế đã nêu trên và góp phần làm gia tăng giá trị kinh tế của cây
xoài cũng như tận dụng tối đa nguồn phế liệu lá xoài già bị cắt tỉa sau mỗi mùa vụ, dưới
sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Trúc Loan, đề tài “Nghiên cứu tinh sạch bằng
phương pháp truyền thống và khảo sát hoạt tính sinh học của dịch chiết mangiferin

từ bột lá xoài” được đề xuất thực hiện nhằm khảo sát qui trình phù hợp để tinh sạch
mangiferin và đánh giá hoạt tính sinh học của mangiferin thu được sau làm sạch.
2. Mục tiêu nghiên cứu

SVTH: Trần Thị Duyên

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

Trang 1


Nghiên cứu tinh sạch bằng phương pháp truyền thống và khảo sát hoạt tính sinh học của dịch chiết mangiferin từ
bột lá xoài

- Nghiên cứu tổng quan về nguyên liệu, phương pháp tinh sạch bằng sử dụng các
dung mơi có độ phân cực khác nhau cũng như phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học.
- So sánh hàm lượng mangiferin và nghiên cứu hoạt tính sinh học trong các cao
chiết thô.
- Nghiên cứu tinh sạch cao chiết thô bằng phương pháp sử dụng các dung mơi có
độ phân cực khác nhau dựa vào tính phân cực của mangiferin.
- Đánh giá lại hoạt tính sinh học của mangiferin sau làm sạch.
3. Đối tượng nghiên cứu
Lá xoài keo (Mangifera Indica L) được thu hái tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp vật lý, phương pháp hóa học, phương pháp xử lý số liệu excel, xử
lí thống kê bằng phần mềm SPSS.
5. Bố cục Đồ án Tốt nghiệp
Bố cục của bài báo cáo gồm các phần như sau:
Mở đầu

Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Chương 4: Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

SVTH: Trần Thị Duyên

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

Trang 2


Nghiên cứu tinh sạch bằng phương pháp truyền thống và khảo sát hoạt tính sinh học của dịch chiết mangiferin từ
bột lá xoài

Chương 1: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về cây xồi và mangiferin
1.1.1. Tổng quan về cây xồi
Xồi có tên khoa học là Mangifera Indica L, thuộc chi Mangifera, họ
Anacardiaceae. Ban đầu nó được tìm thấy ở chân dãy Himalaya ở đông bắc Ấn Độ,
Miến Điện và Bangladesh và được thuần hóa hàng nghìn năm trước. Nó được trồng ở
hầu hết các quốc gia nhiệt đới và một số loài cận nhiệt đới [58].
Xoài là cây thân gỗ lớn cao từ 15-20 m, tán cây lớn. Cây xoài mọc rất khỏe, rễ
cây to, tập trung trong phạm vi cách gốc 2 m. Quả xoài thuộc dạng quả hạt khá to, hạt
dẹt, bên trong có những thớ sợi. Quả xồi sống có màu xanh lá, xanh ngọc hoặc trắng
xanh. Khi chín có màu vàng, vị chua ngọt, mùi thơm [59].
Lá xồi nguyên, mọc sole, dạng lá đơn, thuôn dài, mặt trên nhẵn bóng, có màu

xanh đậm, mặt dưới nhạt màu hơn. Lá dài 15-30 cm, rộng 5-7 cm. Gân chính cùng với
gân phụ nổi rõ ở bề mặt dưới. Các kết quả đã cơng bố cho thấy dịch chiết lá xồi có chứa
các một số chất là saponin, phenol, tanin, terpenoid, flavonoid, glycosid, courmarin,
alkaloid [1]. Các hợp chất này đều có hoạt tính sinh học tốt, có lợi cho sức khỏe của con
người. Thành phần hóa học của lá xồi được thể hiện trong bảng 1.1 dưới đây.
Bảng 1.1 Hàm lượng các thành phần hóa học có trong lá xồi [2]
Thành phần

Hàm lượng (%)

Thành phần

Hàm lượng (mg%)

H2 O

78,2

Calcium

29

Protein

3

Phosphorus

72


Lipid

0,4

Ferrum

6,2

Carbohydrates

16,5

Thiamine

0,04



1,6

Riboflavin

0,06

Tro

19

Niacin


2,2

Cây xoài từ xa xưa được xem là cây dược quý của người dân vì hầu hết các bộ
phận của nó đều có tác dụng chữa bệnh [24].
Trên thế giới hiện nay có 87 nước trồng xồi với diện tích khoảng 1,8 – 2,2 triệu
hécta. Vùng Châu Á chiếm 2/3 diện tích trồng xồi trên thế giới. Ở Việt Nam, xoài được
trồng từ Nam chí Bắc, vùng trồng xồi tập trung từ Bình Định trở vào, và được trồng
SVTH: Trần Thị Duyên

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

Trang 3


Nghiên cứu tinh sạch bằng phương pháp truyền thống và khảo sát hoạt tính sinh học của dịch chiết mangiferin từ
bột lá xồi

nhiều nhất ở các tỉnh Đồng bằng Sơng Cửu Long. Ngồi ra, xồi cịn được trồng ở một
số khu vực miền Trung và Tây Nguyên, các tỉnh Tây Bắc và khu vực đồng bằng Sơng
Hồng. Diện tích trồng xoài của cả nước khoảng 87.000 ha, sản lượng hơn 969.000
tấn/năm. Việt Nam đứng thứ 13 về sản xuất xoài trên thế giới nhưng số lượng xuất khẩu
thì cịn khiêm tốn và nằm ngoài tốp 10 nước xuất khẩu xoài [60].
Hình ảnh cây xồi được thể hiện trong hình 1.1 dưới đây.

Hình 1.1 Cây xồi [61]
1.1.2. Cấu trúc và thành phần hóa học của mangiferin
Mangiferin là một C-glucoside xanthon có cơng thức phân tử là C19H18O11 (M =
445,35). Có cấu tạo gồm 2 phần: phần đường và phần không đường còn gọi là aglycon.
Phần aglycon là một polyphenol khung sườn xanthon.
Mangiferin được Wiechowski (1923) phân lập từ vỏ xoài và được Iseda (1957)

xây dựng cấu trúc. Sau đó Ramana và Sechadi (1960) đã điều chỉnh lại cấu trúc. Cấu
trúc được thừa nhận hiện nay là một glycoside có phần aglycon có bộ khung sườn
xanthon với nhóm hydroxyl và một phân tử glucose đính vào C số 2 (hình 1.2) [23].

Hình 1.2 Cấu trúc của mangiferin [23]
1.1.3. Tính chất của mangiferin
SVTH: Trần Thị Duyên

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

Trang 4


Nghiên cứu tinh sạch bằng phương pháp truyền thống và khảo sát hoạt tính sinh học của dịch chiết mangiferin từ
bột lá xồi

Mangiferin là những tinh thể hình phiến dài hoặc ở dạng bột, màu vàng nhạt,
mịn, vị hơi đắng, cay, khơng mùi hoặc thơm nhẹ.
Tính tan: Là hợp chất có cấu tạo bền vững hầu như khơng tan trong nước, ít tan
trong ethanol và chloroform, khơng tan trong các dung mơi khơng phân cực. Trong tự
nhiên nó tồn tại dưới dạng liên kết với các đường, tan nhiều trong nước nóng, hỗn hợp
ethanol - H2O, aceton - H2O, dioxan - nước nóng, hịa tan cho dung dịch trong suốt màu
vàng sáng.
Điểm nóng chảy: 269oC - 270oC.
Tính chất khi tác dụng với các chất khác:
- Tăng màu vàng với dung dịch kiềm loãng.
- Cho màu vàng cam với phản ứng Cyanidin.
- Cho màu đen với dung dịch FeCl3.
- Cho màu vàng xanh với HCl đậm đặc - FeCl3.
Dung dịch mangiferin hấp thụ cực đại trên máy UV tại các bước sóng (241, 258,

316 nm). Có thể định tính bằng sắc kí bản mỏng: Với hệ dung mơi n-butanol: acid acetic:
H2O (4:1:2,2) cho Rf = 0,77 hay bằng sắc kí lỏng cao áp HPLC [3, 25, 62].
1.1.4. Tác dụng dược lí của dịch chiết mangiferin
1.1.4.1. Tác dụng kháng oxi hóa
➢ Dịch chiết lá xồi có thể ức chế Fe2+ citrate – chất gây ra q trình peroxid hóa
lipid trong ty thể gan chuột.
Sắt là chất xúc tác sinh học cực kì quan trọng trong q trình chuyển hóa. Nhưng
khi hiện diện q mức, nó đóng vai trị chính trong sự hình thành các gốc oxi cực độc,
cuối cùng gây tổn thương cho cấu trúc tế bào, đặc biệt là ty thể.
Mangiferin được chứng minh có thể ngăn ngừa tổn thương ti thể qua trung gian
sắt bằng phương pháp oxi hóa giảm kim loại chuyển tiếp cần thiết để sản xuất ra các gốc
superoxide, hydroxyl và hoạt động thải gốc tự do [27]. Mangiferin tạo thành phức chất
với Fe2 +, đẩy nhanh q trình oxy hóa Fe2 + và hình thành các phức Fe3 +- polyphenol ổn
định hơn. Như vậy, mangiferin có khả năng tạo phức sắt như là một cơ chế chính để bảo
vệ ty thể của gan chuột chống lại Fe2 + - citrate gây ra peroxid hóa lipid [26].
➢ Khả năng kháng oxi hóa và bảo vệ tế bào MIN6 tụy tạng của dịch trích methanol
lá xồi non.
Khả năng bảo vệ tế bào β tụy tạng khỏi sự phá hủy bởi stress mạng nội chất của
dịch trích lá xồi non được thực hiện trên tế bào MIN6. Sự chết của tế bào MIN6 được
gây ra do tunicamycin. Nồng độ dịch trích lá xồi non có khả năng bảo vệ tế bào MIN6
khỏi sự chết bởi stress mạng nội chất tốt nhất là 500 µg/ml.
SVTH: Trần Thị Duyên

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

Trang 5


Nghiên cứu tinh sạch bằng phương pháp truyền thống và khảo sát hoạt tính sinh học của dịch chiết mangiferin từ
bột lá xồi


Như vậy, dịch trích lá xồi non có hiệu quả kháng oxy hóa. Do đó, nó có tiềm
năng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường theo cơ chế kháng oxy hóa và bảo vệ tế bào β
của tụy tạng khỏi sự chết bởi stress mạng nội chất [4].
1.1.4.2. Tác dụng chống tiểu đường
Bệnh đái tháo đường là bệnh do tổn thương hay suy giảm chức năng của tế bào
beta của đảo tụy, gây giảm lượng insulin bài tiết vào máu, và dẫn tới lượng đường huyết
cao trong máu. Streptozocin là một chất kháng sinh, được sản sinh bởi vi khuẩn
Streptomyces achromogenes, là tác nhân phá hủy các tế bào beta ở tuyến tụy.
Streptozocin hoạt động chống lại các khối u, đồng thời gây tổn hại đến các tế bào sản
xuất insulin [28, 29, 63].
Tác dụng hạ đường huyết của dịch chiết lá xồi có tác dụng tương tự
Chlorpropamide (thuốc làm giảm lượng đường trong máu bằng cách giải phóng insulin.)
trong cùng điều kiện. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng dịch chiết của lá xồi có hoạt tính
hạ đường huyết do sự kích thích các tế bào beta tuyến tụy để giải phóng insulin hoặc do
giảm sự hấp thu glucose của đường ruột. Như vậy, mangiferin được chứng minh có khả
năng điều trị bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 [30, 31].
1.1.4.3. Chống kí sinh trùng
➢ Cryptosporidium parvum là một kí sinh đơn bào, có thể gây ra bệnh về đường hơ
hấp và tiêu hóa [64]. Hoạt tính ức chế của mangiferin trên Cryptosporidium parvum
được đánh giá trong một mơ hình chuột sơ sinh và so sánh với kháng sinh Paromomycin.
Kết quả thu được cho thấy mangiferin (100 mg/kg) có khả năng kháng Cryptosporidium
parvum, có tác dụng tương tự như Paromomycin ở cùng một liều lượng [32].
➢ Clostridium tetani là vi khuẩn gây ra bệnh uốn ván. Dịch chiết lá xoài từ ete và
ethanol được chứng minh có khả năng chống Clostridium tetani với nồng độ ức chế tối
thiểu lần lượt là 6,25 và 12,5 mg/ml [33].
1.1.4.4. Chống dị ứng
Dịch chiết lá xoài được chứng minh có khả năng chống dị ứng do sự ức chế sản
xuất IgE và sốc phản vệ, ức chế tính thấm của mạch máu do histamine và giải phóng
histamine từ tế bào chủ [34].

1.1.4.5. Bảo vệ dạ dày
Helicobacter pylori là vi khuẩn thường được tìm thấy ở đường tiêu hóa, đặc biệt
có trong dạ dày. H. pylori có thể truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc với
chất dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh (chẳng hạn như nước bọt) hoặc ăn uống chung.
Mangiferin chứng minh giảm khả năng bị ung thư dạ dày do vi khuẩn H. pylori gây ra.
Khi nuôi cấy đồng thời tế bào AGS bị nhiễm H. pylori với mangiferin (100 g) kết quả
SVTH: Trần Thị Duyên

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

Trang 6


Nghiên cứu tinh sạch bằng phương pháp truyền thống và khảo sát hoạt tính sinh học của dịch chiết mangiferin từ
bột lá xoài

cho thấy tăng đáng kể vùng ức chế cũng như giảm đáng kể nồng độ ức chế tối thiểu. Do
đó chứng minh hoạt động chống H. pyloric của mangiferin gần như tương đương với
kháng sinh amoxicillin.
Bên cạnh đó, các tiểu đơn vị bị viêm như NF-κB p65, interleukin-1β, IL-8 và TNFα cũng được ức chế đáng kể. Ngoài ra, mangiferin cịn có tác dụng bảo vệ dạ dày chống
lại tổn thương do ethanol và indomethacin gây ra thông qua các cơ chế hoạt động chống
oxy hóa [35].
1.1.4.6. Kháng viêm
Chứng viêm là hiện tượng xảy ra ở tổ chức tế bào, là phản ứng phòng vệ của cơ
thể khi sinh vật bị tấn cơng từ bên ngồi lên cơ thể thông qua phản xạ của hệ thần kinh
[65]. Mangiferin được chứng minh giảm chứng phù tai do arachidonic acid (AA) và
phorbol myristate acetate (PMA) gây ra. Đối với PMA, dịch chiết lá xoài làm giảm hoạt
động của enzyme myeloperoxidase (MPO). Ngồi ra, dịch chiết cịn ức chế các yếu tố
hoại tử khối u [36].
1.1.4.7. Điều hòa miễn dịch

Mangiferin, một polyphenol tự nhiên được biết đến có tác dụng chống viêm,
chống oxy hóa và chống vi rút. Tuy nhiên, cơ chế của những hiệu ứng này chưa được
mô tả rõ ràng. Do yếu tố nhân kappa B (NF-kB) đóng vai trị quan trọng trong các q
trình trên, nên có thể mangiferin điều chỉnh kích hoạt NF-kB. Kết quả nghiên cứu cho
thấy mangiferin ngăn chặn yếu tố hoại tử khối u do hoạt hóa NF-kB và các gen phụ
thuộc NF-kB như ICAM1 và COX2. Hiệu quả này qua trung gian thông qua việc ức chế
hoạt hóa IkB kinase (IKK) và ngăn chặn q trình phosphoryl hóa [37].
1.1.4.8. Tác dụng bảo vệ phóng xạ
Tác động bảo vệ của mangiferin chống lại bức xạ đã được chứng tỏ bởi Jagetia
và Venkatesha (2005) và bởi Jagetia và Baliga (2005) [38, 39]. Nghiên cứu cho thấy ở
các nồng độ khác nhau (0; 0,25; 0,5; 1; 2; 5; 10; 17,5; 25; 50; 75 và 100 mg/kg) của
mangiferin khi thử nghiệm trên chuột DBAxC57BL tiếp xúc với tia gama. Chuột điều
trị bằng các liều mangiferin khác nhau một giờ trước khi chiếu xạ làm giảm các triệu
chứng bệnh phóng xạ và trì hỗn sự khởi phát tử vong khi so sánh với các biện pháp
kiểm soát chiếu xạ khơng dùng thuốc. Tác dụng bảo vệ phóng xạ của mangiferin tăng
theo nồng độ tới 2 mg/kg và sau đó giảm đi.
1.1.4.9. Kháng khuẩn, kháng nấm
Với kỹ thuật khuếch tán agar, mangiferin cho thấy hoạt động chống lại các loài
vi khuẩn (Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Salmonella typhi)
SVTH: Trần Thị Duyên

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

Trang 7


Nghiên cứu tinh sạch bằng phương pháp truyền thống và khảo sát hoạt tính sinh học của dịch chiết mangiferin từ
bột lá xoài

và hai loại nấm (Streptococcus thermophilus, Lactobacillus acidophilus) với nồng độ

ức chế tối thiểu (MIC) trong khoảng 18.2- 36.2 mg/ml [40-42].
1.14.10. Chống ung thư
➢ Mangiferin được chứng minh có thể ức chế sự tăng sinh của các tế bào ung thư
bạch cầu K562 [66]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nồng độ khác nhau của mangiferin
(25 - 200 µmol/l) đã ức chế sự tăng sinh của các tế bào K562 và gây ra apoptosis trong
dòng tế bào K562 thông qua điều chỉnh giảm biểu hiện gen bcr / abl.
➢ Mangiferin chống ung thư ruột kết (tế bào F344) gây ra bởi chất ung thư hóa học
azoxymethane (AOM) [43]. Kết quả nghiên cứu cho thấy 0,1% mangiferin trong chế độ
ăn đã giảm sự tăng sinh tế bào ung thư ở niêm mạc đại tràng.
➢ Mangiferin còn được chứng minh có tác dụng chống ung thư phổi [44]. Việc điều
trị bằng mangiferin ở nồng độ 100 mg/kg trong 18 tuần đã ngăn chặn q trình oxi hóa
lipit, tác dộng vào axit tricarboxylic (TCA) và các phức hợp chuỗi vận chuyển electron
đã góp phần chống lại ung thư phổi ở chuột bạch tạng Thụy Sĩ.
Kết luận: Như vậy, mangiferin là hợp chất có hoạt tính sinh học rất cao, đặc biệt
là khả năng kháng khuẩn và kháng oxi hóa. Điều này được chứng tỏ bởi rất nhiều nghiên
cứu trong và ngồi nước, góp phần khẳng định cơ chế của mangiferin trong việc điều trị
bệnh.
1.2. Tổng quan về kháng oxi hóa và kháng khuẩn của dịch chiết mangiferin từ lá xoài
1.2.1. Kháng oxi hóa
1.2.1.1. Gốc tự do
Mỗi nguyên tử có một nhân với một số chẵn điện tử xoay chung quanh. Trong
diễn tiến hóa học, một điện tử bị tách ra khỏi nhóm và phân tử đó trở thành một gốc tự
do, với số lẻ điện tử. Do đó, nó khơng cân bằng, đầy đủ nên rất bất ổn, dễ tạo ra phản
ứng. Nó ln tìm cách chiếm đoạt điện tử của các phân tử khác và lần lượt tạo ra một
chuỗi những gốc tự do mới, gây rối loạn cho sinh hoạt bình thường của tế bào.
Nếu khơng kiểm sốt, gốc tự do gây ra các bệnh thối hóa như ung thư, xơ cứng
động mạch, làm suy yếu hệ thống miễn dịch gây dễ bị nhiễm trùng, làm giảm trí tuệ.
Gốc tự do hủy hoại tế bào theo diễn biến sau:
- Oxi hóa màng tế bào, gây trở ngại trong việc thải chất bã và tiếp nhận thực phẩm,
dưỡng khí,

- Tấn công các ty lập thể, phá vỡ nguồn cung cấp năng lượng.
- Oxi hóa làm suy yếu kích thích tố, enzyme khiến cơ thể không tăng trưởng.
Trong cơ thể có rất nhiều loại gốc tự do nguy hiểm như: superoxide, ozone,
hydrogen peroxide, lipid peroxy, nguy hiểm nhất là hydroxyl. Hydroxyl là gốc rất dễ
SVTH: Trần Thị Duyên

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

Trang 8


Nghiên cứu tinh sạch bằng phương pháp truyền thống và khảo sát hoạt tính sinh học của dịch chiết mangiferin từ
bột lá xoài

phản ứng và gây ra nhiều tổn thương. Gốc tự do được tạo ra bằng nhiều cách, có thể là
sản phẩm của những căng hẳng thần kinh, mệt mỏi, ô nhiễm môi trường, thuốc lá, dược
phẩm, bức xạ mặt trời,…[69]
1.2.1.2. Chất chống oxi hóa
Chất chống oxi hóa là những chất làm vơ hiệu hóa tác động của gốc tự do. Cụ
thể, chất chống oxi hóa có electron dư thừa để cung cấp cho gốc tự do, làm gốc tự do ổn
định hơn, nhờ vậy làm vơ hiệu hóa tác hại của gốc tự do [69].
Trong cơ thể con người có sẵn một vài loại enzyme dùng để bảo vệ và ngăn ngừa
nhiều gốc tự do làm hại tế bào như: superoxit dismutase (SOD), phân hóa tố trong nhiều
tế bào (như hồng cầu và gan) hoặc glutathione periodase. Tuy nhiên vì số lượng gốc tự
do trong cơ thể quá nhiều nên phải nhờ đến những chất chống oxi hóa từ bên ngoài vào
theo dạng thức ăn và nước uống.
Mangiferin là một trong những chất kháng oxi hóa lí tưởng dựa trên cơ sở là kiềm
hãm các quá trình oxi hóa dây chuyền sinh ra bởi các gốc tự do. Khi đưa mangiferin vào
cơ thể sẽ sinh ra gốc tự do bền hơn các gốc tự do được hình thành trong q trình bệnh
lí (viêm nhiễm, ung thư, lão hóa). Chúng có khả năng giải tỏa các điện tử trên mạch

vịng của nhân thơm và hệ thống nối đơi liên hợp, làm triệt tiêu các gốc tự do hoạt động.
Các gốc tự do tạo ra bởi mangiferin phản ứng với các gốc tự do hoạt động và trung hòa
chúng nên khơng tham gia vào phản ứng oxi hóa tiếp theo. Kết quả là hạn chế bệnh lí
do cắt đứt dây chuyền [70].
1.2.1.3. Phương pháp kháng oxi hóa
➢ Kháng oxy hóa bằng phương pháp DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl)
DPPH là phương pháp được sử dụng rộng rãi để kiểm tra khả năng loại bỏ gốc
tự do và các nhóm cho hydro, phương pháp này cũng được sử dụng để định lượng các
chất oxy hóa trong hệ thống sinh học phức tạp ngày nay.
Những electron lẻ có trong gốc tự do DPPH cho sự hấp thu mạnh nhất ở bước
sóng 517nm và hợp chất này có màu tím. Khi các electron lẻ này kết hợp với hydro của
chất kháng oxy hóa để hình thành dạng DPPH-H, hợp chất sẽ chuyển từ màu tím sang
vàng tương ứng với lượng electron kết hợp với DPPH.
Vì vậy, khả năng làm sạch gốc tự do của một chất càng cao thì sự hấp thu quang
phổ được đo ở bước sóng 517nm của phản ứng DPPH có giá trị càng thấp và ngược lại.
Khả năng trung hòa gốc tự do DPPH của mangiferin còn được xác định dựa vào giá trị
IC50 (là lượng chất chống oxi hóa cần thiết để giảm độ hấp thụ của DPPH xuống 50%
độ hấp thụ ban đầu) [7, 45].
➢ Khảo sát khả năng kháng oxy hóa bằng phương pháp khử sắt
SVTH: Trần Thị Duyên

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

Trang 9


Nghiên cứu tinh sạch bằng phương pháp truyền thống và khảo sát hoạt tính sinh học của dịch chiết mangiferin từ
bột lá xoài

Phương pháp khử sắt dựa trên nguyên tắc khi có sự hiện diện của chất kháng oxy

hóa thì K3Fe(CN)6 sẽ phản ứng với chất kháng oxy hóa tạo thành phức K4Fe(CN)6. Sau
đó, K4Fe(CN)6 tiếp tục phản ứng với FeCl3 tạo thành KFe[Fe(CN)6] phức này được phát
hiện ở bước sóng 700 nm. Nồng độ chất kháng oxy hóa càng cao thì phức tạo ra càng
nhiều dẫn đến giá trị mật độ quang ở bước sóng 700 nm sẽ càng tăng [7].
➢ Khảo sát khả năng kháng oxy hóa bằng phương pháp trung hòa gốc ABTS+
Cation ABTS+ là một gốc tự do bền, màu xanh, được đặc trưng ở độ hấp thu 734
nm. Khi cho chất kháng oxy hóa vào dung dịch chứa ABTS+, các chất kháng oxy hóa sẽ
khử ion ABTS+ thành ABTS (2,2’-azinobis(3-ethylbenzothiazoline-6-sulfonate). Sự
giảm độ hấp thu của dung dịch ABTS+ ở bước sóng 734 nm chính là hiệu suất kháng
oxy hóa của chất khảo sát. Khả năng kháng oxy hóa của mangiferin dựa trên khả năng
khử gốc tự do ABTS+ [46].
1.2.2. Kháng khuẩn
1.2.2.1. Khái niệm
Chất kháng khuẩn là chất có khả năng kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn hoặc
tiêu diệt vi khuẩn bằng cách tác động chuyên biệt lên một giai đoạn chuyển hóa cần thiết
của vi khuẩn [70].
1.2.2.2. Cơ chế tác động lên vi khuẩn
- Ức chế enzyme transpeptidase làm cho mucopeptid – yếu tố đảm bảo thành tế
bào vi khuẩn vững chắc không tổng hợp được.
- Gắn trên màng nguyên sinh chất của vi khuẩn, làm thay đổi tính thẩm thấu chọn
lọc của màng nguyên sinh chất. Vì vậy làm cho một số chất cần thiết cho đời sống vi
khuẩn như nucleotit, pyrmidin, purin loạt qua màng nguyên sinh chất đi ra ngoài.
- Tác động lên quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn
- Ức chế tổng hợp axit nucleic.
- Tác dụng lên AND mạch khuôn, ức chế tổng hợp ARN của vi khuẩn.
1.2.2.3. Nguyên tắc kháng khuẩn
Kiểm tra tác dụng diệt khuẩn của các dịch chiết bằng phương pháp kháng sinh đồ
khuyếch tán trên đĩa thạch của Kirby-Bauer (1966) [47]. Khả năng kháng khuẩn của cao
chiết được xác định dựa vào sự hình thành vịng vơ khuẩn xung quanh khoanh giấy tẩm
cao chiết.

Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là nồng độ dịch chiết thấp nhất mà xuất hiện vịng
vơ khuẩn. Do đó, nồng độ ức chế tối thiểu càng thấp thì khả năng kháng khuẩn càng
cao.
SVTH: Trần Thị Duyên

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

Trang 10


Nghiên cứu tinh sạch bằng phương pháp truyền thống và khảo sát hoạt tính sinh học của dịch chiết mangiferin từ
bột lá xoài

1.3. Phương pháp tinh sạch truyền thống bằng sử dụng các dung mơi có độ phân
cực khác nhau
Bột lá xoài sau khi được chiết thu được cao chiết lá xồi. Trong cao này ngồi
mangiferin cịn rất nhiều hợp chất khác. Do đó phải tiến hành tinh sạch để thu mangifeirn
độ tinh khiết cao và ứng dụng vào các sản phẩm thực phẩm.
Hiện nay có phương pháp tách chiết các chất ra khỏi một hỗn hợp nhờ sử dụng
dung mơi có độ phân cực khác nhau. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện và đã
được các nhà khoa học ứng dụng để các hợp chất quý từ thảo dược [5, 8].
1.3.1. Cơ sở của phương pháp
Nguyên tắc là sử dụng các dung mơi có độ phân cực khác nhau để tách các hợp
chất có độ phân cực khác nhau ra khỏi hỗn hợp. Dung môi không phân cực hịa tan tốt
các hợp chất khơng phân cực, dung mơi có tính phân cực trung bình sẽ hịa tan tốt các
hợp chất có tính phân cực trung bình và dung mơi phân cực mạnh sẽ hịa tan tốt các hợp
chất phân cực. Do đó cần lựa chọn các dung mơi và quy trình phù hợp để loại bỏ từng
chất phù hợp ra khỏi mẫu, điều này phụ thuộc vào đặc tính của các chất có trong mẫu
cần khảo sát [4].
1.3.2. Lựa chọn dung môi và các yêu cầu

➢ Khái niệm và phân loại dung môi [67]
Dung môi là một chất lỏng, rắn, hoặc khí dùng để hịa tan một chất tan rắn, lỏng,
hoặc khí khác, tạo thành một dung dịch.
Dung mơi có thể được chia thành hai loại: phân cực và không phân cực. Các hằng
số điện môi của dung mơi phản ánh sơ bộ tính phân cực của dung môi. Hằng số điện
môi là khả năng làm giảm cường độ trường điện xung quanh một hạt tích điện nằm trong
đó.
Tính phân cực mạnh của nước được lấy làm chuẩn. Ở 20 °C, hằng số điện môi
của nước là 80,10. Các dung mơi có hằng số điện mơi nhỏ hơn 15 thường được coi là
dung mơi khơng phân cực (ví dụ như hexan, benzene, diethyl ether,cloroform,.. ). Các
dung mơi có hằng số điện môi lớn hơn 15 gọi là dung môi phân cực và được chia thành
protic và aprotic:
- Các dung mơi aprotic: Có xu hướng mang moment lưỡng cực lớn (tách một phần
điện tích dương và một phần điện tích âm trong cùng một phân tử) và hịa tan các dạng
mang điện tích dương thơng qua lưỡng cực âm, ví dụ như dung mơi ethyl acetate,
acetone, dimethyl sulfoxide,..
- Dung mơi protic: hịa tan anion (các chất tan mang điện tích âm) rất mạnh nhờ
liên kết hydro, ví dụ như: n- butanol, ethanol, methanol, nước,…
SVTH: Trần Thị Duyên

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

Trang 11


Nghiên cứu tinh sạch bằng phương pháp truyền thống và khảo sát hoạt tính sinh học của dịch chiết mangiferin từ
bột lá xồi

Tùy vào tính phân cực của từng dung mơi, chúng khả năng hịa tan các nhóm
chức hóa học riêng. Khả năng hịa tan của dung mơi thường đối với một nhóm chức hóa

học, trong khi đó một hợp chất thiên nhiên thường có hai hay nhiều nhóm chức hóa học
có tính phân cực khác biệt nhau. Vì vậy cần lựa chọn dung mơi phù hợp và khơng có
quy trình tổng qt nào có thể áp dụng chung cho tất cả các nhóm. Căn cứ vào tính phân
cực của dung mơi và các hợp chất thiên nhiên có thể sử dụng dung mơi thích hợp để
tách các cao phân đoạn riêng.
➢ Yêu cầu dung môi
- Chọn dung môi phải có tính trung tính, khơng độc, khơng q dễ cháy, hòa tan
được hợp chất cần khảo sát.
-

Sau khi chiết tách xong, dung mơi đó có thể được loại bỏ dễ dàng.
Cần tránh các dung môi độc như benzene hoặc dễ cháy do có nhiệt độ sơi thấp

như dietyl eter, cacbon tetraclorua…
- Rẻ tiền, dễ kiếm, đơn giản.
- Các dung môi cần được chưng cất lại và tồn trữ trong những chai lọ bằng thủy
tinh, do trong dung môi thường chứa một số tạp bẩn mà thường gặp nhất là chất làm dẻo
hóa .
Ưu điểm: quy trình đơn giản, tiết kiệm được thời gian, có thể sản xuất cơng nghiệp
dễ dàng.
Nhược điểm: sử dụng dung mơi hữu cơ lớn có thể gây ảnh hưởng khơng tốt cho
người thí nghiệm, thiết bị phức tạp, xử lý nhiều tạp chất dẫn đến thu được mangiferin
có độ tinh khiết thấp.
Sau khi sử dụng các dung môi để tách các chất khác nhau ra khỏi hỗn hợp, có thể
để định tính các thành phần trong từng phân đoạn dựa vào kĩ thuật sắc ký bản mỏng, sử
dụng chất đối chứng là chất chuẩn. Đây là kĩ thuật đơn giản, dễ thực hiện và độ chính
xác cao, được ứng dụng nhiều trong kĩ thuật phân tích.
1.3.3. Định tính bằng kĩ thuật sắc ký bản mỏng
1.3.3.1. Khái niệm
Sắc ký bản mỏng (sắc ký lớp mỏng) là kỹ thuật sắc ký dựa vào hiện tượng hấp thu

trong đó pha động là dung môi hoặc hỗn hợp các dung môi đi qua pha tĩnh là một chất
trơ (silicagel, alumina…). Pha tĩnh được tráng thành một lớp mỏng, đều, phủ lên một
nền phẳng như tấm kiếng, tấm nhôm hay tấm plastic. Do chất hấp thu được tráng thành
một lớp mỏng nên phương pháp này được gọi là sắc ký lớp mỏng.
Sắc ký lớp mỏng để tìm hiểu đặc điểm hợp chất vừa cơ lập, tìm hiểu sơ bộ về tính
chất (độ tinh khiết, định lượng, tính phân cực) của mẫu cần khảo sát [5, 70].
SVTH: Trần Thị Duyên

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

Trang 12


Nghiên cứu tinh sạch bằng phương pháp truyền thống và khảo sát hoạt tính sinh học của dịch chiết mangiferin từ
bột lá xồi

1.3.3.2. Đặc điểm của sắc kí lớp mỏng
Bình sắc ký: Một chậu, hũ, lọ bằng thủy tinh, hình dạng đa dạng, có nắp đậy và được thể hiện
như ở hình 1.3

Hình 1.3 Bình sắc ký lớp mỏng [6]
- Pha tĩnh: Một lớp mỏng khoảng 0,25 nm của một loại hợp chất hấp thu (silicagel,
alumin,..) được tráng thành lớp mỏng, đều, phủ lên tấm kiếng, tấm nhôm, hay tấm
plastic.
- Mẫu cần phân tích: Thường là hỗn hợp gồm nhiều chất với độ phân cực khác
nhau. Sử dụng khoảng 1µl dung dịch mẫu với nồng độ pha loãng 2-5 %, nhờ một vi
quản để chấm thành một điểm gọn trên pha tĩnh, ở vị trí phía trên cao hơn một chút so
với mặt thống của chất lỏng chứa trong bình.
- Pha động: Dung môi hay hỗn hợp hai dung môi, di chuyển chầm chậm dọc theo
tấm lớp mỏng, và lôi kéo mẫu chất đi theo nó. Dung mơi di chuyển càng cao nhờ tính

mao quản. Mỗi thành phần chất sẽ di chuyển với vận tốc khác nhau, đi phía sau mực của
dung môi. Vận tốc di chuyển này phụ thuộc vào các lực tương tác tĩnh điện mà pha tĩnh
muốn níu giữ các mẫu chất ở lại pha tĩnh và tùy thuộc vào độ hòa tan của mẫu chất trong
dung mơi. Hình 1.4 thể hiện sự dịch chuyển của các hợp chất trên sắc ký lớp mỏng.

SVTH: Trần Thị Duyên

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

Trang 13


Nghiên cứu tinh sạch bằng phương pháp truyền thống và khảo sát hoạt tính sinh học của dịch chiết mangiferin từ
bột lá xồi

Hình 1.4 Sự dịch chuyển của các hợp chất trên sắc ký lớp mỏng [68]
- Hiện hình các vết sau khi cho pha động chạy qua: Các hợp chất có màu sẽ được
nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng phần lớn các hợp chất hữu cơ khơng có màu, nên nếu
muốn nhìn thấy các vết, cần sử dụng phương pháp vật lý (phát hiện bằng tia tử ngoại
UV: đèn chiếu tia UV 254nm ánh sáng này nhận ra các hợp chất có thể hấp thu tia UV)
hay dùng phương pháp hóa học (bằng cách dùng thuốc thử hiện hình như hơi iod, 2,7fluorescein phát hiện đa số hợp chất hữu cơ, ninhydrin phát hiện aminoacid hay amin,
2,4-dinitrophenylhydrazin phát hiện aldehyde hay caton, clorur antimony phát hiện
steroid, vitamin hay carotenoid,...)
- Sắc ký bản mỏng sử dụng để xác định đặc điểm của một hợp chất hay nhiều hợp
chất trong một hỗn hợp. Dựa vào độ đậm nhạt của vết và giá trị Rf, có thể định lượng
một cách tương đối và độ phân cực của các hợp chất trong hỗn hợp. Đối với một hợp
chất tinh khiết có một vết trên sắc ký lớp mỏng, với giá trị Rf không đổi, trong một hệ
dung môi xác định, bởi bản sắc ký trong một lô sản xuất nhất định.
Giá trị Rf được tính tốn như sau:
𝑎

𝑅𝑓 =
𝑏
Trong đó:
a: đoạn đường di chuyển của hợp chất
b: đoạn đường di chuyển của dung môi
Giá trị Rf của một chất < 1 và phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Loại bản mỏng silicagel hoặc alumina của hãng nào.
- Hoạt độ của bản lúc sử dụng tùy vào thời gian cất giữ.
- Độ dày của bản.
- Thành phần của dung môi dung ly.
SVTH: Trần Thị Duyên

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

Trang 14


Nghiên cứu tinh sạch bằng phương pháp truyền thống và khảo sát hoạt tính sinh học của dịch chiết mangiferin từ
bột lá xoài

- Kỹ thuật ly giải: đi lên hay đi xuống.
- Lượng mẫu chấm lên bản mỏng.
1.3.3.3. Ưu điểm của sắc ký lớp mỏng
- Chỉ cần một lượng mẫu nhỏ để phân tích.
- Có thể phân tích đồng thời mẫu và chất chuẩn đối chứng trong cùng một điều
kiện phân tích.
- Tất cả các hợp chất trong mẫu có thể định vị trên tấm sắc ký.
1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới
1.4.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Năm 2011, Trần Kim Tuyến, khoa Sư phạm Đại học Cần Thơ đã thực hiện ly

trích và tinh sạch mangiferin từ lá xoài [8].
Cũng vào năm 2011, Nguyễn Thị Thúy Anh, đã chứng minh trong thân cây xoài
chứa mangiferin tới 3%, lá xoài chứa khoảng 1,6% mangiferin. Chất này trong lá xồi
là chất chống viêm, nó cịn có tác dụng diệt vi khuẩn gram dương rất mạnh, bảo vệ răng
miệng, chống bựa răng và các mảng phủ quanh chân răng. Nghiên cứu này chứng tỏ
rằng mangiferin có khả năng kháng khuẩn sâu răng rất tốt [9].
Năm 2016, Nguyễn Ngọc Thanh và nhóm nghiên cứu tại viện Hóa học Công
nghiệp Việt Nam đã thực hiện nghiên cứu “Nghiên cứu phân lập hoạt chất mangiferin
từ lá cây Dó bầu Aquilaria crassna Pierre và bào chế sản phẩm ứng dụng trong sản xuất
thực phẩm chức năng”. Kết quả cho thấy hoạt tính chống oxy hóa của mangiferin cho
giá trị IC50 = 31,5 µg/ml, kết quả thử hoạt tính với các chủng virus HSV-1 cho giá trị
IC50 = 78,125 µg/ml trên nuôi cấy tế bào thường trực Vero. Tuy nhiên, chất này không
thể hiện khả năng kháng các chủng vi khuẩn gram dương, gram âm và nấm ở nồng độ
128 µg/ml [10].
Năm 2016, Lương Thị Mỹ Ngân và cộng sự đã sử dụng các dung môi hexan,
ethyl acetate để tách cao thô ethanol từ cây Dâm bụt thành các cao phân đoạn và đánh
giá hoạt tính sinh học của chúng [11].
Năm 2018, Nguyễn Thị Ái Lan và Đái Thị Xuân Trang thực hiện nghiên cứu
“Khả năng kháng oxy hóa và bảo vệ tế bào MIN6 tụy tạng cả dịch trích methanol lá xoài
non (Mangifera indica L.)”. Kết quả khảo sát khả năng kháng oxy hóa bằng phương
pháp trung hịa gốc tự do 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH), khử sắt (RP) và 2, 2'azinobis-(3- ethylbenzothiazoline-6-sulfonic acid) (ABTS•+) có giá trị IC50 lần lượt là
27,64 ± 0,88; 12,11 ± 1,15 và 45,7± 0,50 µg/mL. Kết quả chứng minh, lá xồi non có
tiềm năng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường theo cơ chế kháng oxy hóa và bảo vệ tế
bào β của tụy tạng khỏi sự chết bởi stress mạng nội chất [4].
SVTH: Trần Thị Duyên

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan

Trang 15



×