Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Phát triển nguồn nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía nam (luận án tiến sĩ kinh tế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 176 trang )

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGÔ GIA LƯƠNG

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh năm 2019


ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGÔ GIA LƯƠNG

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM

Chuyên ngành: KINH TẾ HỌC
Mã số chuyên ngành: 62.31.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS TS NGUYỄN TIẾN DŨNG
2. TS CUNG THỊ TUYẾT MAI
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP
1. PGS TS NGUYỄN THUẤN
2. TS NGUYỄN NHẬT HẢI
3. TS NGUYỄN VĂN SÁNG

Tp. Hồ Chí Minh năm 2019


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã
công bố theo đúng quy định.
Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tơi tự tìm hiểu, phân tích một
cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chưa từng được công bố trong
bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Tác giả Luận án

Ngô Gia Lương


iv

LỜI CÁM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Nguyễn Tiến
Dũng và TS. Cung Thị Tuyết Mai là hai hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo
cho tơi nhiều kiến thức vơ cùng q báu và động viên tơi hồn thành luận án
này.
Tơi xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô Khoa Kinh tế, Bộ mơn Kinh tế,
phịng Sau đại học Trường Đại học kinh tế - luật và các đồng nghiệp đã giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tơi học tập, nghiên cứu và hồn thành
luận án.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên khích lệ tạo điều kiện và động
lực để tơi hồn thành luận án này.


v

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

9

1.1. Tổng quan nghiên cứu về tình hình nguồn nhân lực y tế
1.1.1. Cơng trình và báo cáo trong nước
1.1.2. Cơng trình và báo cáo nước ngồi
1.2. Tổng quan nghiên cứu nhân lực y tế với tăng trưởng kinh tế
1.2.1. Tương quan giữa y tế và tăng trưởng kinh tế
1.2.2. Tương quan giữa nguồn nhân lực y tế và tăng trưởng kinh tế

1.3. Những kế thừa và khoảng trống cần nghiên cứu
1.3.1. Những kế thừa
1.3.2. Khoảng trống cần nghiên cứu
Tóm tắt Chương 1
CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC Y TẾ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ
2.1. Những khái niệm liên quan
2.1.1. Nguồn nhân lực y tế
2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực y tế
2.1.3. Tăng trưởng kinh tế
2.1.4. Sức khỏe
2.1.5. Dịch vụ y tế
2.2. Nguồn nhân lực y tế
2.2.1. Tính chất của nguồn nhân lực y tế
2.2.2. Đặc điểm của nguồn nhân lực y tế
2.2.3. Mối liên quan giữa nguồn nhân lực y tế với hệ thống y tế
2.2.4. Vai trò của nguồn nhân lực y tế đối với sự phát triển ngành y tế
2.2.5. Cơ cấu nguồn nhân lực y tế tại Việt Nam
2.3. Phát triển nguồn nhân lực y tế
2.3.1. Những giai đoạn phát triển nguồn nhân lực y tế
2.3.2. Các yếu tố tác động quá trình phát triển nguồn nhân lực y tế
2.3.2.1. Đầu vào
2.3.2.2. Hoạt động nguồn nhân lực y tế
2.3.2.3. Đầu ra
2.3.3. Thể chế đối với phát triển nguồn nhân lực y tế

9
9
12

15
15
18
20
20
21
22
23
23
23
23
24
24
25
25
26
26
26
27
28
30
31
31
32
32
33
34
34



vi

2.3.3.1. Khái niệm về thể chế
2.3.3.2. Vai trò của thể chế đối với nguồn nhân lực y tế
2.4. Tăng trưởng kinh tế
2.4.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế
2.4.2. Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế
2.4.2.1. Nguồn nhân lực
2.4.2.2. Nguồn tài nguyên thiên nhiên
2.4.2.3. Tư bản
2.4.2.4. Công nghệ
2.4.3. Vốn nhân lực và tăng trưởng kinh tế
2.4.3.1. Khái niệm vốn nhân lực
2.4.3.2. Đặc điểm của vốn nhân lực
2.4.3.3. Vốn nhân lực theo cách tiếp cận y tế
2.4.3.4. Vai trò của nguồn nhân lực y tế đến vốn nhân lực
2.4.3.5. Chỉ số vốn nhân lực theo cách tiếp cận y tế
2.4.4. Y tế và Tăng trưởng kinh tế
2.4.4.1. Lý thuyết nền tảng
2.4.4.2. Phân tích hiệu quả giữa y tế và tăng trưởng kinh tế
2.4.4.3. Xu hướng trong y tế và thu nhập quốc dân
2.4.4.4. Đánh giá tác động của y tế đến tăng trưởng kinh tế
2.5. Nguồn nhân lực y tế và tăng trưởng kinh tế
2.5.1. Sức khỏe với vốn nhân lực
2.5.2. Vai trò của nguồn nhân lực y tế với phát triển kinh tế
2.5.3. Tác động giữa nguồn nhân lực y tế đối với tăng trưởng kinh tế
2.5.4. Những yêu cầu lý thuyết đặt ra về nguồn nhân lực y tế đáp ứng
yêu cầu tăng trưởng kinh tế
2.6. Khung phân tích nguồn nhân lực y tế trong tăng trưởng kinh tế
2.6.1. Căn cứ xây dựng khung phân tích

2.6.2. Thiết kế khung phân tích
Tóm tắt Chương 2

35
36
36
38
38
38
38
39
39
39
39
39
40
40
42
42
43
45
46
47
47
47
47
48

CHƯƠNG 3 – NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ VỚI TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM


53

3.1. Đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
3.1.1. Sự hình thành và phát triển kinh tế vùng KTTĐ phía Nam
3.1.2. Địa lý và dân số vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
3.1.3. Tình hình tổ chức y tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
3.1.3.1. Số lượng đơn vị y tế theo loại hình tổ chức

53
53
55
56
56

50
50
51
52


vii

3.1.3.2. Lao động y tế vùng KTTĐ phía Nam
3.2. Tình hình phát triển nguồn nhân lực y tế vùng KTTĐ phía Nam
3.2.1.1. Chỉ số phát triển của bác sĩ từ 1998 đến 2017
3.2.1.2. Chỉ số phát triển của y sĩ từ 1998 đến 2017
3.2.1.3. Chỉ số phát triển của điều dưỡng từ 1998 đến 2017
3.2.1.4. Chỉ số phát triển của hộ sinh từ 1998 đến 2017
3.3. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực y tế vùng KTTĐ phía Nam

3.3.1. Số lượng nhân viên y tế chun mơn vùng KTTĐ phía Nam
3.3.1.1. Biến động số lượng nhân viên y tế 1998-2017
3.3.1.2. Chỉ số phát triển về số lượng nhân viên y tế 1998-2017
3.3.2. Tỷ lệ nhân viên y tế chuyên môn vùng KTTĐ phía Nam
3.3.2.1. Biến động tỷ lệ nhân viên y tế trên vạn dân 1998-2017
3.3.2.2. Tỷ lệ nhân viên y tế trên vạn dân trung bình 1998-2017
3.3.2.3. Chỉ số phát triển trung bình tỷ lệ nhân viên y tế 1998-2017
3.3.3. Trình độ chun mơn nguồn nhân lực y tế vùng KTTĐ phía Nam
3.3.4. Thực trạng cơ sở đào tạo y tế
3.3.4.1. Cơ sở đào tạo
3.3.4.2. Đào tạo sau đại học
3.3.5. Những tồn tại của nguồn nhân lực y tế và ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế vùng KTTĐ phía Nam
3.3.5.1. Số lượng NVYT tăng nhưng lại thiếu trong nhân lực KCB
3.3.5.2. Phân bố nhân viên chưa hợp lý giữa các vùng và các CK
3.3.5.3. NVYT có trình độ cao cịn ít và chưa phân bổ hợp lý
3.4. Đánh giá tác động của nguồn nhân lực y tế đến tăng trưởng kinh
tế vùng KTTĐ phía Nam
3.4.1. Tác động giữa số lượng NVYT với thu nhập bình quân tháng
3.4.1.1. Tại Thành phố Hồ Chí Minh
3.4.1.2. Tại Bà Rịa – Vũng Tàu
3.4.1.3. Tại Bình Dương
3.4.1.4. Tại Bình Phước
3.4.1.5. Tại Đồng Nai
3.4.1.6. Tại Tây Ninh
3.4.1.7. Tại Long An
3.4.1.8. Tại Tiền Giang
3.4.2. Tác động giữa tỷ lệ bác sĩ và GDP đầu người
3.4.3. Tác động của nguồn nhân lực y tế đến tỷ suất chết ở trẻ em
3.4.3.1. Chỉ số IMR và UMR vùng KTTĐ phía Nam

3.4.3.2. Tương quan giữa tỷ lệ NVYT và tỷ suất trẻ chết

59
60
61
62
63
63
64
64
65
66
66
67
68
69
70
70
72
73
73
77
80
82
82
83
83
83
84
85

85
86
87
91
91
91
93
94


viii

3.4.4. Tương quan giữa GDP bình quân đầu người và tuổi thọ trung bình
3.4.5. Tương quan giữa tổng chi tiêu y tế với số lượng NVYT
3.5. Thành tựu và hạn chế về thể chế, chính sách trong các giai đoạn
quá trình phát triển nguồn nhân lực y tế
3.5.1. Những thành tựu về chính sách
3.5.1.1. Đào tạo y tế
3.5.1.2. Hành nghề y tế
3.5.1.3. Đánh giá y tế
3.5.2. Những hạn chế trong thực hiện thể chế
3.5.2.1. Hạn chế trong đào tạo nguồn nhân lực y tế
3.5.2.2. Hạn chế trong sử dụng, hành nghề nguồn nhân lực y tế
3.5.2.3. Hạn chế trong đánh giá, xử lý nguồn nhân lực y tế
Tóm tắt Chương 3
CHƯƠNG 4 - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y
TẾ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
4.1. Bối cảnh phát triển nguồn nhân lực y tế Việt Nam
4.1.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
4.1.2. Thành tựu về y tế Việt Nam

4.1.3. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực y tế Việt Nam và vùng Kinh
tế trọng điểm phía Nam theo nhu cầu tăng trưởng kinh tế
4.1.3.1. Mục tiêu chung
4.1.3.2. Mục tiêu phát triển NNL y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh
4.2. Giải pháp tổng thể phát triển nguồn nhân lực y tế
4.2.1. Vai trò và căn cứ xây dựng giải pháp tổng thể cho nhân lực y tế
4.2.2. Hồn thiện q trình đào tạo cho nguồn nhân lực y tế
4.2.2.1. Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
4.2.2.2. Ban hành Quy định Tiêu chuẩn mở ngành đào tạo y tế
4.2.2.3. Xác định Chuẩn năng lực cơ bản
4.2.2.4. Thực hiện liên thông giữa các hệ đào tạo y tế
4.2.2.5. Chuyển đổi văn bằng sau đại học về y tế
4.2.2.6. Tăng cường đào tạo sau đại học, đào tạo lại
4.2.3. Hồn thiện q trình hành nghề cho nguồn nhân lực y tế
4.2.3.1. Luật hóa các ngành nghề y tế
4.2.3.2. Thay đổi hình thức cấp Chứng chỉ hành nghề
4.2.3.3. Xác lập định chế Hiệp hội nghề nghiệp y tế
4.2.3.4. Tăng cường cơ chế bảo hiểm hành nghề y tế
4.2.3.5. Hình thành tổ chức bảo vệ người hành nghề y tế

95
97
97
97
100
103
105
105
107
110

112
114
114
114
116
117
118
118
120
120
120
121
122
123
124
125
126
127
128
128
129
130
131


ix

4.2.3.6. Tăng cường các chính sách đãi ngộ y tế
4.2.4. Hồn thiện q trình đánh giá cho nguồn nhân lực y tế
4.2.4.1. Thay đổi nhận thức trong đánh giá nhân lực y tế

4.2.4.2. Ban hành Nghĩa vụ luật
Tóm tắt Chương 4

132
135
135
136
138

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

139

Danh mục các cơng trình cơng bố kết quả nghiên cứu đề tài luận án

144

TÀI LIỆU THAM KHẢO

145

PHỤ LỤC


x

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. BGDĐT – Bộ Giáo dục Đào tạo
2. BS – Bác sĩ
3. BV – Bệnh viện

4. BYT – Bộ Y tế
5. CBQL – Cán bộ quản lý
6. CĐ – Cao đẳng
7. CK – Chuyên khoa
8. CSSK – Chăm sóc Sức khỏe
9. DS – Dược sĩ
10. ĐD – Điều dưỡng
11. ĐH – Đại học
12. EU – European Union (Cộng đồng châu Âu)
13. GDP – Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa)
14. HS – Hộ sinh
15. KCB – Khám chữa bệnh
16. KTTĐ – Kinh tế trọng diểm
17. NVYT – Nhân viên y tế
18. OECD - Organization for Economic Co-operation and Development
19. TC – Trung cấp
20. TNBQ - Thu nhập bình qn
21. TP. Hồ Chí Minh – Thành phố Hồ Chí Minh
22. TS - Tiến sĩ
23. WHO – World Health Organization (Tổ chức Y tế thể giới)
24. WB – World Bank
25. YTCC – Y tế công cộng
26. YHDP – Y học dự phòng


xi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Dân số năm 2017 vùng KTTĐ phía Nam
Bảng 3.2 Tỷ lệ tăng dân số vùng KTTĐ phía Nam 2008-2017

Bảng 3.3 Tuổi thọ trung bình vùng Đông Nam bộ 2008-2017
Bảng 3.4 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên so với dân số vùng KTTĐ phía Nam
2008-2017
Bảng 3.5 Đơn vị y tế theo loại hình tổ chức Vùng KTTĐ phía Nam 2016
Bảng 3.6 Biến động số lượng cơ sở y tế Vùng KTTĐ Phía Nam 2000-2008-2016
Bảng 3.7 Lao động YT theo loại hình tổ chức vùng KTTĐ phía Nam
Bảng 3.8 Lao động YT phân theo trình độ chun ngành vùng KTTĐ phía Nam
2016
Bảng 3.9 Số lượng nhân viên y tế trung bình vùng KTTĐ phía Nam 1998-2017
Bảng 3.10 Chỉ số phát triển số lượng trung bình NVYT vùng KTTĐ Phía Nam
1998-2017
Bảng 3.11 Phân bố chỉ số phát triển trung bình số lượng NVYT giai đoạn 19982017
Bảng 3.12 Tỷ lệ nhân viên y tế trên vạn dân trung bình 1998-2016
Bảng 3.13 Chỉ số phát triển trung bình tỷ lệ nhân lực y tế chun mơn 1998-2016
Bảng 3.14 Xếp loại chỉ số phát triển trung bình tỷ lệ NVYT trên vạn dân 1998-2016
Bảng 3.15 Biến động trình độ chun mơn vùng KTTĐ phía Nam 2010-2016
Bảng 3.16 Số lượng sinh viên tốt nghiệp 2010-2016
Bảng 3.17 Tình hình đào tạo cán bộ y tế địa phương vùng KTTĐ phía Nam 2016
Bảng 3.18 Số lượng học viên sau đại học tốt nghiệp 2010-2016
Bảng 3.19 Chỉ số chuyên môn 1996-2012
Bảng 3.20 IMR và UMR vùng KTTĐ phía Nam từ 2008-2017
Bảng 3.21 So sánh IMR và UMR các vùng tại Việt Nam từ 2010 - 2017
Bảng 3.22 Tỷ lệ NVYT với IMR và UMR vùng Đông Nam bộ 2000-2017
Bảng 3.23 Tổng hợp các văn bản luật trong lĩnh vực y tế và các lĩnh vực liên quan


xii

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Nguồn nhân lực y tế : sẵn sàng, tiếp cận, chấp nhận, chất lượng và mục

tiêu bao phủ hiệu quả
Hình 2.2 Nguồn nhân lực trong hệ thống y tế (theo WHO)
Hình 2.3 Quản lý nâng cao hiệu quả cơng việc
Hình 2.4 Cơ cấu nhân lực y tế theo trình độ tại Việt Nam
Hình 2.5 Sơ đồ về các cơ chế đào tạo trong hệ thống y tế
Hình 2.6 Các giai đoạn phát triển của nguồn nhân lực y tế
Hình 2.7 Đường cong Preston, 1900-1930-1960-2000
Hình 3.1 Tỷ lệ bệnh viện Vùng KTTĐ phía Nam năm 2016
Hình 3.2 Biểu đồ biến động số lượng đơn vị y tế 2000-2008-2016
Hình 3.3 Biến động chỉ số phát triển tỷ lệ bác sĩ trên vạn dân 1998-2017
Hình 3.4 Biến động chỉ số phát triển tỷ lệ y sĩ trên vạn dân 1998-2017
Hình 3.5 Biến động chỉ số phát triển tỷ lệ điều dưỡng trên vạn dân 1998-2017
Hình 3.6 Biến động chỉ số phát triển tỷ lệ hộ sinh trên vạn dân 1998-2017
Hình 3.7 Số lượng nhân viên y tế Vùng KTTĐ phía Nam 1998-2017
Hình 3.8 So sánh số lượng nhân viên y tế trung bình vùng KTTĐ phía Nam 19982017
Hình 3.9 Tỷ lệ nhân viên y tế trên vạn dân Vùng KTTĐ phía Nam 1998-2017
Hình 3.10 Phân bố tỷ lệ nhân viên y tế trung bình trên vạn dân 1998-2017
Hình 3.11 Chỉ số phát triển trung bình tỷ lệ nhân lực y tế trên vạn dân 1998-2017
Hình 3.12 So sánh tỷ lệ bác sĩ trên vạn dân 2007-2014
Hình 3.13 So sánh tỷ lệ điều dưỡng& hộ sinh trên vạn dân 2007-2014
Hỉnh 3.14 Phân bố nhân lực y tế Vùng KTTĐ phía Nam 1998 & 2008 & 2017
Hình 3.15 Số lượng nhân lực y tế - Thu nhập BQ/tháng tại TP. HCM 2000-2016
Hình 3.16 Số lượng nhân lực y tế - Thu nhập BQ/tháng tại Bà Rịa – V Tàu 20002016
Hình 3.17 Số lượng nhân lực y tế - Thu nhập BQ/tháng tại Bình Dương 2000-2016
Hình 3.18 Số lượng nhân lực y tế - Thu nhập BQ/tháng tại Bình Phước 2000-2016
Hình 3.19 Số lượng nhân lực y tế - Thu nhập BQ/tháng tại Đồng Nai 2000-2016
Hình 3.20 Số lượng nhân lực y tế - Thu nhập BQ/tháng tại Tây Ninh 2000-2016


xiii


Hình 3.21 Số lượng nhân lực y tế - Thu nhập BQ/tháng tại Long An 2000-2016
Hình 3.22 Số lượng nhân lực y tế - Thu nhập BQ/tháng tại Tiền Giang 2000-2016
Hình 3.23 Tương quan Tỷ lệ NVYT và IMR
Hình 3.24 Tương quan Tỷ lệ NVYT và UMR
Hình 3.25 Tương quan giữa GDP đầu người và tỷ lệ bác sĩ trên vạn dân từ 19902016
Hình 3.26 Tương quan tại TP. Hồ Chí Minh
Hình 3.27 Tương quan tại Đồng Nai
Hình 3.28 Tương quan tại Tiền Giang
Hình 3.29 Số lượng NVYT và Tổng chi y tế vùng KTTĐ phía Nam 1998-2016
Hình 3.30 Tương quan giữa GDP đầu người và Tỷ lệ chi tiêu y tế trên GDP tại Việt
Nam từ 1990-2016
Hình 3.31 Biểu đồ tỷ lệ chi tiêu y tế trên GDP của Việt Nam 1995-2015
Hình 3.32 Đường cong Preston trường hợp Việt Nam trong giai đoạn 1990-2016
Hình 4.1 Dân số Việt Nam và dự báo đến 2050


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Báo cáo của Ủy Ban Kinh tế vĩ mô và Y tế của Tổ chức Y tế Thế giới WHO’s Commission on Macroeconomics and Health – năm 2001 nhấn mạnh: “Cải
thiện sức khỏe và tuổi thọ luôn là mục tiêu cơ bản của phát triển kinh tế. Sự tương
quan trong dài hạn giữa y tế với giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế thật sự chặt chẽ
hơn là người ta tưởng.” [72] Mức độ phát triển của một nền kinh tế chịu ảnh hưởng
rất lớn bởi sức khỏe cơng dân của chính nền kinh tế đó. Tuyên bố Hội nghị Liên
Hợp Quốc về Phát triển bền vững năm 2012 tại Rio de Janeiro nhấn mạnh rằng sức
khỏe là điều kiện tiên quyết, là kết quả và là một chỉ số trong ba khía cạnh của phát
triển bền vững. Trên thực tế, việc cải thiện sức khỏe có tầm quan trọng tương đương
với việc cải thiện thu nhập khi xem xét ở góc độ phát triển. Muốn vậy, nguồn nhân

lực y tế có vai trị rất quan trọng trong việc đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh
tế của bất kỳ quốc gia nào trên cơ sở cải thiện sức khỏe dân số lao động không
những trong hiện tại mà cả tương lai. Do đó, việc tăng cường đầu tư và chi tiêu cho
y tế, nhất là vào việc phát triển nguồn nhân lực y tế phải là nhiệm vụ trọng tâm để
đạt được các mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia.
Tại Việt Nam, việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, nâng cao tuổi
thọ, bảo đảm nguồn vốn nhân lực cho đất nước, là một trong những chính sách ưu
tiên hàng đầu được quan tâm từ mấy chục năm qua. Trong những năm qua, cùng
với sự phát triển kinh tế, ngành y tế Việt Nam cũng có những bước phát triển khá
tốt, đạt được nhiều thành tựu quan trọng khơng thua kém trình độ của các nước phát
triển trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, việc bảo vệ và chăm sóc
sức khỏe vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém. Hệ thống y tế chậm đổi mới, chưa thích
ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự thay đổi cơ cấu bệnh tật, chất
lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân, điều
kiện chăm sóc y tế cho người nghèo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn
nhiều khó khăn. Những việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ y tế


2

chậm được khắc phục. Nguồn nhân lực y tế phục vụ chăm sóc y tế cũng tồn tại
nhiều vấn đề cần được giải quyết thì mới đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng kinh tế.
Trong thời gian qua, tình hình kinh tế-xã hội đã có những tác động mạnh mẽ
làm thay đổi cấu trúc và sự phân bố nguồn nhân lực y tế. Vì vậy hơn lúc nào hết,
ngành y tế cần có chiến lược tổng thể về con người như quy hoạch, đầu tư và phát
triển, cộng với những chính sách phù hợp để có nguồn nhân lực y tế ổn định đáp
ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay
cũng như tình hình thế giới với cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, nguồn nhân lực y
tế hiện tại gặp rất nhiều thách thức, do đó khơng thể đáp ứng cho sự phát triển
ngành nghề y tế vốn dĩ luôn luôn địi hỏi trình độ chun mơn kỹ thuật cao. Khơng

những vậy, ngành y tế do chịu sự tác động không nhỏ của kinh tế thị trường, nên
việc tạo động lực làm việc cũng như nâng cao nhận thức về y đức cho nhân viên
toàn ngành y tế đang trở nên vấn đề hết sức bức xúc đối với toàn xã hội.
Nằm trong khung phát triển của hệ thống y tế, nguồn nhân lực y tế với vai trò
là phải đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về số lượng cũng như chất lượng
trong chăm sóc sức khỏe, từ đó sẽ tác động một cách gián tiếp đến tăng trưởng kinh
tế. Nghiên cứu sự phát triển của nguồn nhân lực y tế tại vùng kinh tế trọng điểm
(KTTĐ) phía Nam gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai,
Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang là cần thiết để đánh giá
mức độ đóng góp đến tăng trưởng kinh tế tại vùng KTTĐ phía Nam, là vùng KTTĐ
năng động và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cao nhất tại Việt Nam.
Việc nghiên cứu vai trò và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế cả về lý thuyết
lẫn thực tiễn qua việc đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực y tế giúp cho
chúng ta thấy được bức tranh tổng thể về nguồn nhân lực y tế dưới góc độ kinh tế
học và nhìn nhận vai trị quan trọng của nguồn nhân lực y tế đóng góp vào sự tăng
trưởng kinh tế, đặc biệt là vùng KTTĐ phía Nam, từ đó đưa ra giải pháp mang tính
tồn diện để phát triển nguồn nhân lực y tế nhằm đáp ứng cho yêu cầu tăng trưởng
kinh tế. Chính vì vậy, “Phát triển nguồn nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu tăng
trưởng kinh tế tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” được chọn làm đề tài
nghiên cứu của luận án.


3

2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu làm rõ mối quan hệ về mặt lý thuyết và
thực tiễn giữa nguồn nhân lực y tế và tăng trưởng kinh tế qua việc đánh giá sự đáp
ứng của nguồn nhân lực y tế đối với yêu cầu tăng trưởng kinh tế của vùng KTTĐ

phía Nam.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Xác định vai trò và tác động của sự phát triển nguồn nhân lực y tế đáp ứng
cho tăng trưởng kinh tế tại vùng KTTĐ phía Nam.
(2) Xây dựng các giải pháp có tính tồn diện nhằm phát triển nguồn nhân lực y
tế để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế vùng KTTĐ phía Nam.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận án tập trung làm rõ những vấn đề sau:
1/ Vai trò của nguồn nhân lực y tế để đáp ứng cho yêu cầu tăng trưởng kinh
tế như thế nào ?
Phân tích về mặt lý thuyết vai trò của nguồn nhân lực y tế trong việc đáp ứng
cho yêu cầu tăng trưởng kinh tế trong tương quan với những yếu tố khác của y tế.
2/ Nguồn nhân lực y tế có đáp ứng cho yêu cầu tăng trưởng kinh tế Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam hay khơng và cịn tồn tại những vấn đề gì có thể
ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế?
Thiết lập các tiêu chí và đánh giá tác động của việc phát triển nguồn nhân lực
y tế đáp ứng đến tăng trưởng kinh tế tại vùng KTTĐ phía Nam như thế nào theo các
cặp chỉ số. Nêu lên và phân tích những tồn tại của nguồn nhân lực y tế vùng KTTĐ
phía Nam và ảnh hưởng của những tồn tại này lên tăng trưởng kinh tế nếu không
được giải quyết.
3/ Cần phải có những giải pháp nào để phát triển nguồn nhân lực y tế đáp
ứng cho yêu cầu tăng trưởng kinh tế tại Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam ?
Phân tích những ưu điểm cùng với những hạn chế, khó khăn trong sự phát
triển nguồn nhân lực y tế để đề ra những giải pháp mang tính tồn diện nhằm thúc


4

đẩy quá trình phát triển nguồn nhân lực y tế, từ đó đáp ứng yêu cầu tăng trưởng
kinh tế vùng KTTĐ phía Nam và mở rộng ra cho nguồn nhân lực y tế Việt Nam.


3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp chung
Đề tài sử dụng phối hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra và đạt được các mục tiêu nghiên cứu.
3.1.1. Về nghiên cứu định tính
Luận án sử dụng phương pháp tổng quan lịch sử là một hình thức diễn giải
tổng quan tài liệu từ các sách giáo khoa và cơng trình nghiên cứu nhằm đúc kết, hệ
thống hóa các quan điểm, lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, sự tương quan giữa y tế
với tăng trưởng kinh tế, cũng như những nhận thức về vai trò, mối quan hệ của
nguồn nhân lực y tế trong tăng trưởng kinh tế. Phương pháp này làm cơ sở để trình
bày cơ sở lý thuyết trong Chương 2 của luận án với các nội dung liên quan đến tên
của đề tài và trả lời câu hỏi nghiên cứu 1 về vai trò của nguồn nhân lực y tế đáp ứng
cho yêu cầu tăng trưởng kinh tế như thế nào. Ngoài ra, cũng là khung lý luận quan
trọng làm tiền đề cho những bước đánh giá tác động của nguồn nhân lực y tế đến
tăng trưởng kinh tế tại vùng KTTĐ phía Nam.
Luận án cũng sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang và phương pháp phân
tích để phân tích chi tiết hiện trạng nguồn nhân lực y tế tại vùng KTTĐ phía Nam.
Phương pháp mơ tả cắt ngang là hình thức diễn giải một cách sinh động các số liệu
với các bảng biểu, đồ thị, sơ đồ … để mô tả thực trạng phát triển nguồn nhân lực y
tế vùng KTTĐ phía Nam vể số lượng và chất lượng. Phương pháp phân tích các số
liệu thứ cấp định tính nhằm mơ tả bức tranh tổng thể qua việc thu thập, đối chiếu, so
sánh tình hình phát triển nguồn nhân lực y tế vùng KTTĐ phía Nam theo từng địa
phương và cả vùng với bốn đối tượng chính đại diện cho nguồn nhân lực y tế là bác
sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh với giai đoạn khảo sát từ 1998 đến 2017 trong bối cảnh
tăng trưởng kinh tế mạnh của vùng. Hai phương pháp này là để trả lởi câu hỏi
nghiên cứu 2 của luận án về khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực y tế cho tăng


5


trưởng kinh tế vùng KTTĐ phía Nam, trên cơ sở các phân tích để đưa ra những ưu,
khuyết điểm trong khung phát triển nguồn nhân lực y tế cho mỗi giai đoạn.
Ngồi ra, luận án cịn sử dụng phương pháp so sánh là phương pháp đối
chiếu với luật lệ, chính sách của một số quốc gia trong việc hoạch định và xây dựng
các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực y tế đáp ứng cho yêu cầu tăng trưởng
kinh tế vùng KTTĐ phía Nam và để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 3 của luận án là
cần phải có giải pháp nào để phát triển nguồn nhân lực y tế đáp ứng cho yêu cầu
tăng trưởng kinh tế. Phương pháp này cũng cho thấy những điểm còn thiếu sót và
chưa hồn chỉnh về mặt luật lệ, chính sách so sánh với các nước, nhất là với các
nước khu vực ASEAN có cùng điều kiện phát triển như Việt Nam.
3.1.2. Về nghiên cứu định lượng
Luận án sử dụng phương pháp so sánh để xác định sự tương quan giữa
nguồn nhân lực y tế với một vài chỉ số về y tế và tăng trưởng kinh tế cho từng địa
phương và cả vùng KTTĐ phía Nam. Phương pháp này đánh giá mức độ tương
quan (correlation) theo từng cặp số liệu tức là xem xét sự tăng hay giảm của chỉ số
này ảnh hưởng thế nào đến chỉ số kia để đánh giá tác động của nguồn nhân lực y tế
đến tăng trưởng kinh tế, phù hợp với mục tiêu và khả năng nghiên cứu. Từ kết quả
kiểm định, luận án đưa ra những nhận định và kết luận theo từng cặp số liệu để có
những đánh giá mang tính định lượng.
Do giới hạn về số liệu nên luận án không thể xây dựng mơ hình kinh tế
lượng cho vùng KTTĐ phía Nam với đầy đủ các yếu tố của tăng trưởng kinh tế,
trong đó có nguồn nhân lực y tế và có thể ước lượng mức độ tác động của nguồn
nhân lực y tế với tăng trưởng kinh tế trong sự tương quan với các yếu tố khác (vốn,
lao động …). Như vậy sự đánh giá sẽ đồng bộ và toàn diện hơn. Đây cũng là điểm
hạn chế của luận án. Phương pháp so sánh nhằm đánh giá mức độ tương quan giữa
tăng trưởng kinh tế với một số các chỉ số về y tế, trong đó có nguồn nhân lực y tế tại
vùng KTTĐ phía Nam theo từng cặp tương quan để trả lời câu hỏi nghiên cứu 2 của
luận án là quá trình phát triển nguồn nhân lực y tế có đáp ứng cho yêu cầu tăng
trưởng kinh tế vùng KTTĐ phía Nam hay khơng. Việc phân tích tác động qua lại



6

giữa các cặp số liệu sẽ là cơ sở để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 3 của luận án là
cần những giải pháp nào để hoàn thiện quá trình phát triển nguồn nhân lực y tế.
Luận án cũng sử dụng phương pháp thống kê để đối chiếu, so sánh trong việc
mô tả thực trạng nguồn nhân lực y tế của vùng KTTĐ phía Nam. Phương pháp này
dùng các phép thống kê thơng thường được tác giả tính tốn qua các chỉ số phát
triển từ các số liệu thống kê. Những phân tích thống kê là cơ sở để đưa ra những
nhận định, đánh giá và rút ra những ưu, khuyết điểm trong phát triển nguồn nhân
lực y tế vùng KTTĐ phía Nam cũng là để trả lời câu hỏi nghiên cứu 2 của luận án.
3.2. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu
Nghiên cứu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp gồm số liệu về tình hình hệ thống
cơ sở y tế và các chỉ số tăng trưởng kinh tế, thu nhập, tình hình nguồn nhân lực y tế
của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nguồn số liệu thu thập từ Niên giám thống
kê và các báo cáo của Tổng cục thống kê, các địa phương (vùng KTTĐ phía Nam);
Niên giám Thống kê Y tế và các báo cáo của Bộ Y tế, các Sở Y tế địa phương (vùng
KTTĐ phía Nam); Niên giám thống kê và Báo cáo của các Tổ chức quốc tế như
Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Chương trình phát triển
Liên Hợp Quốc (UNDP).
Từ các số liệu thu thập, luận án phân tích số liệu với việc sử dụng phương
pháp thống kê mô tả, lập bảng biểu, vẽ đồ thị để chứng minh, đối chiếu, so sánh sự
biến động trong chu kỳ nghiên cứu giữa các địa phương của vùng KTTĐ phía Nam
và minh họa các kết quả phân tích.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nguồn nhân lực y tế trong bối cảnh tăng trưởng kinh
tế tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận án giới hạn nghiên cứu trong
phạm vi như sau:
➢ Về nội dung: luận án giới hạn phạm vi tác động của nguồn nhân lực y tế
vùng KTTĐ phía Nam với một vài chỉ số y tế như tỷ lệ bác sĩ trên vạn dân,


7

tuổi thọ, tỷ lệ trẻ chết dưới 5 tuổi, tỷ lệ chi tiêu cho y tế và một số chỉ số của
tăng trưởng kinh tế - GDP đầu người. Đối với nguồn nhân lực y tế tập trung
vào bốn đối tượng chính yếu là bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh để có
những nhận định, đánh giá, thực trạng cung cầu, tiềm năng phát triển nguồn
nhân lực cho y tế để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và
định hướng phát triển kinh tế bền vững tại vùng KTTĐ phía Nam.
➢ Về khơng gian: luận án nghiên cứu, khảo sát nguồn nhân lực y tế tại vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP. Hồ Chí Minh, Bà rịa-Vũng tàu, Đồng
Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Đồng
thời có nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước, vùng như Hoa
Kỳ, Pháp, Anh, Asean … để có sự so sánh và đề xuất các giải pháp cho việc
phát triển nguồn nhân lực y tế
➢ Về thời gian: Nguồn nhân lực y tế tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ
1998 đến 2017 (20 năm).

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
5.1. Đóng góp mới
1. Luận án phân tích có hệ thống vị trí, vai trị của nguồn nhân lực y tế đóng
góp gián tiếp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
2. Luận án nhận diện tình hình, phân tích, đánh giá ưu khuyết điểm của nguồn
nhân lực y tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

3. Luận án xác định các giải pháp mang tính tồn diện để phát triển nguồn nhân
lực y tế cho vùng KTTĐ phía Nam.
4. Luận án đề xuất một số chính sách cho phát triển nguồn nhân lực y tế vùng
KTTĐ phía Nam và cả Việt Nam trên cơ sở kế thừa và cải thiện hệ thống
luật lệ, chính sách hiện hành.
5.2. Tính thực tiễn
Về thực tiễn, luận án xác định mối quan hệ giữa thu nhập – sức khỏe ở tầm vi
mô và GDP – y tế ở tầm vĩ mô và làm rõ hơn quan hệ giữa nguồn nhân lực y tế với
tăng trưởng kinh tế, trong đó ảnh hưởng của nguồn nhân lục y tế đóng góp như thế
nào trong việc đáp ứng cho yêu cầu tăng trưởng kinh tế.


8

Với định hướng đó, tác giả kỳ vọng rằng kết quả nghiên cứu của luận án có
thể là một đóng góp có giá trị cho việc hoạch định các chính sách của Việt Nam
trong sự tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và các chỉ số về y tế. Kết quả nghiên
cứu sẽ cho thấy bức tranh tổng thể về tình hình nguồn nhân lực y tế, góp phần tích
cực cho việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực y tế phù hợp cho vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam với các giải pháp thiết thực mang tính toàn diện. Hơn
nữa, luận án cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà kinh tế, các nhà quản lý
vĩ mô, các nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực kinh tế y tế.

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Kết cấu của luận án gồm có mở đầu, bốn chương, kết luận & kiến nghị, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về nguồn nhân lực y tế với
tăng trưởng kinh tế
CHƯƠNG 2: Cơ sở lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực y tế đáp ứng yêu

cầu tăng trưởng kinh tế
CHƯƠNG 3:

Nguồn nhân lực y tế với tăng trưởng kinh tế vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam

CHƯƠNG 4:

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu tăng
trưởng kinh tế

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGUỒN
NHÂN LỰC Y TẾ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.1.

Tổng quan nghiên cứu về tình hình nguồn nhân lực y tế
Các cơng trình nghiên cứu hay báo cáo liên quan đến tình hình nguồn nhân

lực y tế cùng các đề xuất, giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực y tế bao gồm
các cơng trình trong và ngồi nước. Các cơng trình này có ý nghĩa làm cơ sở so
sánh với tình hình nguồn nhân lực y tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phối
hợp với các chính sách, chiến lược phát triển y tế cũng như nguồn nhân lực y tế mà
chính phủ hay các địa phương đề ra để xây dựng một giải pháp có tính tồn diện

cho việc phát triển nguồn nhân lực y tế.
1.1.1. Cơng trình và báo cáo trong nước
Trong “Báo cáo chung Tổng quan ngành Y tế năm 2009” với chủ đề Nhân
lực Y tế ở Việt Nam do Bộ Y tế và Nhóm đối tác y tế thực hiện trong khuôn khổ
Báo cáo chung Tổng quan (JAHR) thường niên tập trung mô tả và phân tích tình
hình nhân lực y tế tại Việt Nam với những khía cạnh đặc thù cho thấy một bức tranh
hoàn chỉnh về nhân lực y tế [11]. Báo cáo đóng góp cho luận án ở phần cơ sở lý
luận những nội dung liên quan đến nhân lực y tế và phần giải pháp từ các dự báo,
khuyến nghị cho chính phủ trong việc đưa ra các chính sách, luật lệ nhằm phát triển,
quản lý nguồn nhân lực y tế phục vụ mục tiêu tăng trưởng.
Đối với Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Vùng KTTĐ phía Nam trong “Quy
hoạch tổng thể đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến
2020, định hướng đến năm 2025”của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (2009) có
phần đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực y tế Thành phố Hồ Chí Minh [48]. Thơng
qua đó, Sở Y tế xây dựng đề án quy hoạch tổng thể đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế
thành phố từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 để đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, đồng thời để bổ


10

sung nhu cầu cơ bản về nhân lực y tế, góp phần cải thiện, tiến tới tăng dần về số
lượng và chất lượng các dịch vụ y tế. Đề án đóng góp cho luận án về dự báo nhu
cầu nhân lực y tế riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh và phần giải pháp cho đào tạo
bồi dưỡng cho nhân lực y tế tại địa phương có tầm quan trọng hàng đầu cho việc
cung cấp nhân lực y tế chất lượng cho cả Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.
Nguyễn Tiến Dũng và Nguyễn Phan Thu Hằng (2011) xác định những đặc
trưng và tiêu chí nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó bao gồm nguồn nhân lực
y tế; những yêu cầu và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở

nước ta, đặc biệt đối với Thành phố Hồ Chí Minh [44]. Nghiên cứu cũng đề xuất
giải pháp cho Tp. Hồ Chí Minh cần tập trung xây dựng nhanh nguồn nhân lực chất
lượng cao, trong đó tập trung nguồn nhân lực cho những ngành có hàm lượng cơng
nghệ, giá trị gia tăng cao, bảo đảm nhu cầu lao động chất lượng cao cho các ngành
dịch vụ và công nghiệp trọng yếu; nâng cao chất lượng đào tạo. Luận án sử dụng
công trình để gợi ý về giải pháp phát triển nguồn nhân lực y tế chất lượng cao đáp
ứng cách mạng cơng nghiệp 4.0.
Nghiên cứu về tình hình nguồn nhân lực y tế Việt Nam trong“Quy hoạch
phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2011-2020” (2011), số liệu thống kê của Bộ Y tế
cho thấy rất thiếu về số lượng nhân lực y tế cũng như số giường bệnh của các bệnh
viện tính theo 10.000 dân vào năm 2007 thấp hơn số đã có trước đây năm 1986. Để
có đủ số lượng và chất lượng nhân lực y tế đặt ra trong Quy hoạch tổng thể phát
triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã
được Chính phủ phê duyệt, cần đẩy mạnh cơng tác đào tạo đi đơi với các chính sách
tuyển dụng hợp lý [21]. Luận án sử dụng bản Quy hoạch để định hướng chiến lược
phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt ở giải pháp sử dụng nhân lực y tế với khía
cạnh tuyển dụng và các chế độ chính sách ưu đãi, các chính sách bảo hiểm bảo vệ
nghề nghiệp đối với người làm trong lĩnh vực y tế trước nay không được coi trọng.
Đối với vùng KTTĐ phía Bắc, Trần Phương Anh (2012) nêu lên thực trạng
phát triển nguồn nhân lực chung của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ với phương
pháp phân tích Pecshe để nêu lên những tính chất đặc thù cùng những kết quả và


11

thiếu sót của hệ thống nhân lực khu vực này. Trên cơ sở phân tích SWOT, cơng
trình đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn nhân lực tại vùng kinh tế có
nhiều lợi thế này. Nghiên cứu thực hiện trên toàn bộ nguồn nhân lực của khu vực
này [58]. Luận án sử dụng kết quả cơng trình ở khía cạnh giải pháp vì có những
điểm tương đồng với vùng KTTĐ phía Nam là vùng có nền kinh tế phát triển và sự

phân bố chênh lệch đối với nguồn nhân lực y tế.
Cơng trình của Lê Thúy Hường (2015) thực hiện tại Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh nêu lên thực trạng nguồn nhân lực y tế của Vùng đồng bằng sông
Hồng trong giai đoạn 2008-2014 với sự phát triển vể số lượng lẫn chất lượng tương
tự với tình trạng chung của cả nước là số lượng cán bộ y tế có trình độ cao có bằng
đại học nhiều hơn trình độ trung bình, việc đào tạo và sử dụng nhân lực y tế có
nhiều tiến bộ. Tuy nhiên luận án cũng nêu ra những nhược điểm như tỷ lệ cán bộ y
tế trên vạn dân thấp (trừ Hà Nội), thiếu cán bộ có chun mơn giỏi và có sự cách
biệt khá lớn về trình độ giữa thành thị và nơng thơn [39]. Đóng góp của cơng trình
cho luận án trong phần giải pháp với bốn nhóm giải pháp nhằm phát triển nhân lực
y tế đồng bằng sông Hồng.
Lê Quang Hùng (2012) nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở vùng KTTĐ miền Trung là 1 trong 4 vùng KTTĐ của cả nước thời kỳ
2005-2009 với những đặc trưng cơ bản là chất lượng nhân lực thấp, tìm ra những
điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao trong những năm tới của vùng cũng như chỉ rõ nguyên nhân chủ yếu của
nhân lực chất lượng thấp. Nghiên cứu đã đề xuất những định hướng, quan điểm cơ
bản, các giải pháp chủ yếu để phát triển nhân lực chất lượng cao ở vùng KTTĐ
miền Trung đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 nhằm khai thác tối đa các tiềm
năng, lợi thế so sánh của vùng [38]. Luận án sử dụng kết quả công trình để so sánh
với nguồn nhân lực vùng KTTĐ phía Nam và đề xuất các giải pháp phù hợp.
Tổng cục thống kê trong báo cáo “Y tế Việt Nam qua Tổng Điều tra cơ sở
kinh tế, hành chánh, sự nghiệp 2012” (2014) cho thấy bức tranh tổng thể ngành y tế
Việt Nam tại thời điểm Tổng điều tra năm 2012 trong đó thực trạng nhân lực y tế
được phân theo Vùng Kinh tế. Báo cáo có những đánh giá về những thành tựu cũng


12

như hạn chế trong toàn ngành y tế. Bên cạnh các đánh giá là hệ thống các bảng số

liệu trong đó có các chỉ số liên quan đến nhân lực y tế khá chi tiết. Báo cáo đánh giá
chỉ dựa trên số liệu tại thời điểm thống kê là năm 2012 nên khơng thể có bức tranh
mức độ phát triển tổng thể cho cả giai đoạn từ 2000 đến 2012 [57]. Bản Báo cáo
đóng góp cho luận án trong phần đánh giá mức độ phát triển về mặt số lượng cũng
như chất lượng nhân lực y tế tại vùng Đông Nam bộ có đối chiếu với Việt Nam nói
chung và các vùng kinh tế khác. Luận án sử dụng kết quả phân tích của Báo cáo để
phân tích kết quả số liệu thống kê của nguồn nhân lực y tế vùng KTTĐ phía Nam
có so sánh với số liệu trong cả nước.
Trong “Báo cáo chung Tổng quan ngành Y tế năm 2015” với chủ đề Tăng
cường y tế cơ sở hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe tồn dân do Bộ Y tế và
Nhóm đối tác y tế thực hiện năm 2016 có những đánh giá thực hiện các nhiệm vụ
liên quan đến phát triển nguồn nhân lực y tế tại Việt Nam - trong đó có vùng KTTĐ
phía Nam - với các nhiệm vụ: cải thiện chất lượng về điều kiện và quá trình đào tạo;
đảm bảo số lượng, cơ cấu và phân bổ nhân lực y tế phù hợp; đào tạo nhằm tăng
cường năng lực ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực y tế. Báo cáo cũng nêu
lên những chính sách lớn liên quan nhân lực y tế được quốc hội và chính phủ ban
hành trong giai đoạn 2010-2015 [14]. Đóng góp vào luận án là phần khuyến nghị
các giải pháp liên quan đến phát triển nhân lực y tế đến năm 2030 tại Việt Nam nói
chung, trong đó có giải pháp nhằm tăng cường chất lượng nhân lực y tế qua đào tạo,
tái đào tạo và thực hiện phân bổ nhân lực y tế hợp lý. Luận án chú trọng sử dụng
những giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2015-2020 nhằm phát triển nguồn nhân lực y
tế ở khía cạnh đào tạo và sử dụng nhân lực y tế.
1.1.2. Cơng trình và báo cáo nước ngồi
Cơng trình “Macroeconomic and Health: Investing in Health for Economic
Development” của Ủy Ban Kinh tế vĩ mô và Y tế thuộc Tổ chức Y tế thế giới
(2001) [72]. Đây là một bản báo cáo tổng hợp gần 200 trang được thực hiện trong 2
năm với 87 cơng trình của 6 nhóm làm việc với hàng trăm chuyên gia trên thế giới
tham gia. Báo cáo được thực hiện nhằm đánh giá khả năng hiện thực của việc thực
hiện các mục tiêu thiên niên kỷ (MDG) của Liên Hợp Quốc, trong đó có các mục



×