Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Thành ngữ trong một số truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam hiện đại (có so sánh với thành ngữ trong một số tác phẩm văn học anh mỹ)(luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 219 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN HỮU THẾ

THÀNH NGỮ TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN,
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
(CÓ SO SÁNH VỚI THÀNH NGỮ TRONG MỘT SỐ
TÁC PHẨM VĂN HỌC ANH –MỸ)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN HỮU THẾ

THÀNH NGỮ TRONG MỘT SỐTRUYỆN NGẮN,
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
(CÓ SO SÁNH VỚI THÀNH NGỮ TRONG MỘT SỐ
TÁC PHẨM VĂN HỌC ANH –MỸ)
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH - ĐỐI CHIẾU
Mã số: 62 22 02 41

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. ĐỖ THỊ KIM LIÊN
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:


1. PGS.TS. ĐẶNG THỊ HẢO TÂM
2. PGS. TS. HOÀNG QUỐC
PHẢN BIỆN:
1. PGS.TS.TRỊNH SÂM
2. TS. HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH
3. PGS.TS. ĐẶNG THỊ HẢO TÂM

TP. HỒ CHÍ MINH 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận án là trung thực, mọi trích dẫn đều có chú thích rõ ràng. Những kết luận
khoa học của luận án là của bản thân tôi, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Nếu có gì sai sót tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2019
Tác giả luận án

Nguyễn Hữu Thế


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU …....…………………………………………………………………………1
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ……………………….……………...….2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..………………………………………………………..2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . ………………………………………………..12
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...……………………………………………………………12
5. Phương pháp nghiên cứu

..………………………………………………………13


6. Đóng góp mới của đề tài ...…………………………………………………………14
7. Cấu trúc đề tài .......…………………………………………………………………15
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..............................................................................17
1.1. Nhận diện thành ngữ ............. ...………………………………………………....17
1.1.1. Định nghĩa thành ngữ …………………………………………………17
1.1.2. Đặc điểm của thành ngữ ..………………………………………………21
1.1.3. Phân loại thành ngữ ….…………………………………………………24
1.1.4. Phân biệt thành ngữ với quán ngữ ……………………………………..34
1.1.5 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ ………………………………………...36
1.2. Lý thuyết tín hiệu và tín hiệu trong văn bản văn học ……. …………………….40
1.2.1. Lý thuyết tín hiệu ………………………………………………………40
1.2.2. Tín hiệu trong văn bản văn học …….………………………………….41
1.3. Những nhân tố chi phối ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ hội thoại trong diễn ngôn
văn chương ………………………………………………………………………….. 44
1.3.1. Nhân vật giao tiếp và vai giao tiếp ……………………………………..44
1.3.2. Quan hệ liên nhân (interpersonal relation).. ……………………………45
1.3.3. Nội dung giao tiếp do các nhân vật thể hiện

…………………………45

1.3.4. Ngữ cảnh (context) .…………………………………………………..46
1.4. Cơ chế hình thành ý nghĩa thành ngữ xét trong kết cấu nội bộ thành ngữ và trong tác
phẩm văn học ................................................................................................................47
1.4.1. Khái niệm cơ chế .....................................................................................47
1.4.2. Cơ chế hình thành ý nghĩa thành ngữ xét trong cấu tạo nội bộ ...............47
1.4.3. Cơ chế hình thành ý nghĩa thành ngữ trong tác phẩm văn học ...............51
1.5. Tiểu kết chương 1 .,,.............................................................................................. 52



Chương 2: CẤU TẠO CỦA THÀNH NGỮ TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN,
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (CÓ SO SÁNH VỚI THÀNH NGỮ
TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC ANH - MỸ) ………….…………….53
2.1. Thành ngữ được sử dụng trong) một số tác phẩm của nhà văn Việt Nam xét về cấu
tạo (có so sánh với một số tác phẩm Anh – Mỹ ..…………………………………….53
2.1.1. Thống kê định lượng cấu tạo thành ngữ trong tác phẩm Việt Nam và
Anh/Mỹ ..………………………………………………….........................................53
2.1.2. Mô tả cấu tạo ..…………………………………………………...........59
2.2. Nhận xét sự tương đồng và khác biệt giữa thành ngữ tiếng Việt và tiếng
Anh................................................................................................................................96
2.2.1. So sánh thành ngữ nguyên dạng tiếng Việt và tiếng Anh .......................96
2.2.2. So sánh thành ngữ cải biến tiếng Việt và tiếng Anh .............................. 99
2.2.3. So sánh thành ngữ trong tác phẩm với dạng độc lập trong từ điển .......102
2.3. Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 103
Chương 3: Ý NGHĨA CỦA THÀNH NGỮ TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN,
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM (CÓ SO SÁNH VỚI THÀNH NGỮ TRONG MỘT
SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC ANH – MỸ) ............................. ............................... 105
3.1. Biểu hiện ý nghĩa của thành ngữ tiếng Việt xét trong quan hệ hành chức ..........105
3.1.1. Nhóm thành ngữ cùng ngữ âm lại có nhiều nghĩa

........................... 105

3.1.2.Nhóm thành ngữ cùng ngữ âm nhưng biến đổi về ý nghĩa
..........................................................................................................................112
3.1.3. Nhóm thành ngữ biến đổi ngữ âm dẫn đến biến đổi ý nghĩa

...........124

3.1.4. Nhóm thành ngữ thêm thành tố dẫn đến biến đổi ý nghĩa thành tục ngữ
..........................................................................................................................127

3.1.5. Nhóm thành ngữ sao phỏng

..............................................................128

3.1.6. Nhóm thành ngữ mới đươc sử dụng ....................................................130
3.2. Biểu hiện ý nghĩa của thành ngữ tiếng Anh xét trong quan hệ hành chức
3.2.1. Nhóm thành ngữ cùng ngữ âm lại có nhiều nghĩa

.......131

……..………...132

3.2.2. Nhóm thành ngữ cùng ngữ âm nhưng biến đổi về ý nghĩa
………………………………………………………..……………...……….135
3.2.3. Nhóm thành ngữ biến đổi ngữ âm dẫn đến biến đổi nghĩa ... …. …...137


3.2.4 Nhóm thành ngữ sao phỏng ….………………………………………...139
3.2.5 Nhóm thành ngữ mới được sử dụng ..………………………………… 140
3.3. Nhận xét sự tương đồng và khác biệt giữa thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh về ý
nghĩa ……………………………………..………………………………………….141
3.3.1. Sự tương đồng giữa thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh về ý nghĩa …..141
3.3.2. Sự khác biệt giữa thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh về ý nghĩa ……..143
3.4. Tiểu kết chương 3 ……………………………………………………………....144
Chương 4: SO SÁNH ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VIỆT VÀ VĂN HÓA ANH - MỸ
QUA SỬ DỤNG THÀNH NGỮ TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC ……………146
4.1. Khái quát về ngôn ngữ và văn hóa …………………………………………..…146
4.1.1. Khái niệm văn hóa .............................................................................. 146
4.1.2. Quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa ......................................................147
4.2. Những vấn đề cơ bản của ngữ nghĩa học tri nhận …..…….…………………..148

4.2.1. Ý niệm và khái niệm ..………………………..……………………….148
4.2.2. Tri nhận văn hóa và ý niệm hóa văn hóa (Cultural cognition and cultural
conceptualizations) ………………………………………………………………….149
4.2.3. Ẩn dụ ý niệm ………………………………………………………….151
4.2.3. Hoán dụ ý niệm ....…………………………………………………….152
4.3. Biểu hiện văn hóa của người Việt so với người Anh –Mỹ qua sử dụng thành ngữ
trong tác phẩm .………………………………………………..……………………153
4.3.1. Nhóm thành ngữ phản ánh văn hóa lúa nước .......................................153
4.3.2. Nhóm thành ngữ phản ánh văn hóa tơn giáo -.tín ngưỡng ....................159
4.3.3. Nhóm thành ngữ phản ánh văn hóa tri nhận …....……………………169
4.4. Nhận xét sự tương đồng và khác biệt giữa thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh về
đặc trưng văn hóa ………….………..………………………………………………187
4.4.1. Sự tương đồng giữa thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh về đặc trưng văn
hóa ………………...………………………………………………………...………187
4.3.2. Sự khác biệt giữa thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh về đặc trưng văn hóa
……………………………………………………………………….………………188
4.4. Tiểu kết chương 4 …………………………………………………………...…191
KẾT LUẬN

............................................................................................................194


DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN……….. ……………………………...…….……………………………199
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................200
DANH MỤC TÊN TÁC GIẢ, TÁC PHẨM ĐƯỢC TRÍCH DẪN LÀM VÍ DỤ
……………………….………………………………………………………………210


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1a. Thống kê số lượng thành ngữ được sử dụng trong truyện ngắn và tiểu
thuyết Việt Nam …………………………………………………………..53
Bảng 2.1b. Thống kê số lượng thành ngữ được sử dụng trong truyện ngắn và tiểu
thuyết Anh-Mỹ………….………..………………………………………55
Bảng 2.2a. Thống kê số lượng và tỉ lệ thành ngữ nguyên dạng và cải biến tác phẩm
tiếng Việt .................................................................................................. 56
Bảng 2.2b. Thống kê số lượng và tỉ lệ thành ngữ nguyên dạng và cải biến trong tác
phẩm Anh-Mỹ ......................................................................................... 58
Bảng 2.3a. Các dạng thành ngữ của 13 tác phẩm tiếng Việt …....……………………60
Bảng 2.3b. Các dạng thành ngữ của 8 tác phẩm Anh-Mỹ ….……………………...…74
Bảng 2.4a. Các dạng thành ngữ cải biến trong 13 tác phẩm tiếng Việt ...................... 80
Bảng 2.4b. Các dạng thành ngữ cải biến trong 8 tác phẩm Anh-Mỹ............................88
Bảng 4.1. Thành ngữ có yếu tố chỉ sản phẩm từ cây lúa ..……………...………..….153
Bảng 4.2. Thành ngữ có yếu tố liên quan đến sản phẩm từ hạt lúa ……………..…155
Bảng 4.3. Thành ngữ có yếu tố liên quan đến công cụ sản xuất ….……...…………157
Bảng 4.4. Đặc điểm và tính cách đặc trưng của một số con vật nuôi …. …………..173
Bảng 4.5. Cây trồng gắn với vùng cư dân trồng lúa nước sinh sống ……………….176
Bảng 4.6. Bảng thống kê thành ngữ chỉ BPCTN trong tiếng Việt.... .........................180
Bảng 4.7. Bảng thống kê thành ngữ chỉ BPCTN trong tiếng Anh ............................183


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1. Lý do chọn đề tài
Thành ngữ được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày lẫn trong
văn bản chính luận, báo chí, đặc biệt là trong các tác phẩm văn học. Tuy vậy, các
nhà nghiên cứu chỉ mới dừng lại tìm hiểu thành ngữ như những đơn vị cố định, có
sẵn mà chưa xem xét thành ngữ trong hoạt động lời nói của nhân vật, biểu hiện

trong tác phẩm văn học. Việc đi sâu nghiên cứu thành ngữ thể hiện qua lời nhân vật
trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam hiện đại qua đối chiếu với thành ngữ trong
một số tác phẩm văn học Anh - Mỹ sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về phương
thức cấu tạo và cải biến của thành ngữ cũng như hiểu được ý nghĩa của thành ngữ
thông qua ngữ cảnh và đặc trưng văn hóa của người Việt và người Anh - Mỹ. Trên
cơ sở đó, chúng ta rút ra đặc điểm phong cách riêng của mỗi nhà văn một cách có
cơ sở. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thành ngữ trong truyện ngắn và tiểu thuyết là
hết sức cần thiết.
Như chúng ta biết, ngôn ngữ và văn hóa là hai đối tượng khác nhau nhưng có
mối quan hệ gắn bó. Ngơn ngữ khơng chỉ là phương tiện thể hiện văn hóa mà cịn
tàng trữ, lưu giữ và trao đổi văn hóa. Tác giả Trần Ngọc Thêm viết “Một trong
những giá trị văn hoá cơ bản đã tạo nên con người, đã làm cho loài người “homo
sapiens” trở nên khác biệt hẳn so với các đồng loại của mình trong giới tự nhiên là
khả năng tạo ra các nhóm xã hội mà trong đó con người ý thức được ý nghĩa của
nó… Văn hố tạo nên các nhóm xã hội và đến lượt mình, các nhóm xã hội đã tác
động mạnh mẽ tới sự bảo tồn và phát triển của văn hố.” 1
Chính mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và xã hội của mỗi dân tộc
đã tạo nên kho tàng thành ngữ đa dạng. Từ kho tàng thành ngữ phong phú đó, ta suy
ra được đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc. Bản thân thành ngữ thể hiện tư duy văn
hóa dân tộc và tạo nên cốt cách bản lĩnh riêng của một ngôn ngữ. Muốn hiểu và sử

1

http:/ / www.vanhoahoc.vn/ tran-ngoc-them-khai-luan-ve-van-hoa.html (10:37, 08/02/2019)


2

dụng đúng thành ngữ, chúng ta không chỉ dựa vào cấu trúc ngữ pháp mà còn phải
dựa vào các mối quan hệ giữa các thành tố và các yếu tố tâm lý, văn hóa, tơn giáo,

xã hội, lịch sử của thành ngữ cũng như ngữ cảnh sử dụng. Thành ngữ là đơn vị ngôn
ngữ thường được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng như trong văn bản
nghệ thuật, không chỉ trong tiếng Việt mà trong nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới
như tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh… Do đó, việc so sánh đối chiếu nghệ thuật sử
dụng thành ngữ trong tác phẩm văn học là hết sức cần thiết, nhưng trên thực tế, vấn
đề này lại chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống. Hầu hết
những cơng trình của những tác giả trước chủ yếu bàn đến cấu tạo, ý nghĩa của
thành ngữ, nguồn gốc của thành ngữ, tính trung gian giữa thành ngữ và tục ngữ đều
đứng độc lập, tách rời ngữ cảnh và chỉ tập trung nghiên cứu thành ngữ có sẵn, tách
rời nhân vật hoặc chỉ nghiên cứu thành ngữ trong từng tác phẩm riêng biệt và chưa
có tác giả nào đi sâu nghiên cứu thành ngữ được sử dụng gắn với ngữ cảnh trong
một nhóm truyện ngắn - tiểu thuyết Việt Nam và Anh-Mỹ. Những điểm bỏ ngỏ đó
chính là chỗ để chúng tơi chọn đề tài nghiên cứu: “Thành ngữ trong một số truyện
ngắn, tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (có so sánh với thành ngữ trong một số tác
phẩm văn học Anh – Mỹ)”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là nghiên cứu thành ngữ trong hành chức của một số
tác phẩm tiêu biểu của những tác giả Việt Nam (so sánh với một số tác giả Anh/
Mỹ). Từ đó rút ra đặc điểm của thành ngữ về những điểm tương đồng và khác biệt
trên phương diện cấu tạo thành ngữ nguyên dạng và cải biến; ý nghĩa của thành ngữ
xét trong quan hệ hành chức với nhóm thành ngữ giữ nguyên ngữ âm và biến đổi
ngữ âm, và đặc trưng văn hóa giữa thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Anh.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể bước đầu được sử dụng để soạn Từ điển
thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt trong hành chức, biên soạn giáo trình thành ngữ của
cả hai ngôn ngữ nhằm phục vụ việc dạy-học thành ngữ dưới góc nhìn ngữ nghĩa, ngữ
dụng và văn hóa.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt



3

Bàn về lịch sử nghiên cứu thành ngữ, chúng ta phải kể đến Từ điển về thành
ngữ của Dương Quảng Hàm năm 1941. Tiếp theo, sau 1954 cho đến nay có nhiều
các tác giả văn học dân gian nghiên cứu về thành ngữ như: Cao Huy Đỉnh, Vũ Ngọc
Phan, Đinh Gia Khánh, Hoàng Tiến Tựu, Nguyễn Xuân Đức, Nguyễn Xuân Kính...
Trong phạm vi luận án của mình, sau đây chúng tơi điểm lại lịch sử nghiên
cứu thành ngữ ở bình diện ngôn ngữ học (chỉ khảo sát thành ngữ tiếng Việt hoặc so
sánh thành ngữ tiếng Việt với các ngôn ngữ khác, như tiếng Hán, tiếng Nga, tiếng
Anh, tiếng Pháp, tiếng Hàn...).
Thứ nhất, chỉ đi sâu nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt, chúng ta bắt gặp
bốn hướng chính:
(1) Nghiên cứu thành ngữ theo hướng cấu trúc - ngữ nghĩa truyền thống
Có thể nói, trong ngơn ngữ học, các đề tài, bài viết có liên quan đến thành
ngữ thường đề cập đến cấu tạo thành ngữ nói chung, hay chỉ một thành ngữ cụ thể.
Theo hướng cấu trúc và ngữ nghĩa có các tác giả Nguyễn Văn Mệnh (1971),
Trương Đơng San (1974), Nguyễn Văn Tu (1976), Hồ Lê (1976), Cù Đình Tú
(1983), Nguyễn Thiện Giáp (1985), Đỗ Hữu Châu (1986-1987), Hoàng Văn Hành
(1999) ...
Hồ Lê (1976), trong cuốn Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại đã đề cập
đến thành ngữ với hai đặc trưng cấu tạo và ý nghĩa: “Thành ngữ là những tổ hợp từ
có tính vững chắc về cấu tạo và tính bóng bẩy về ý nghĩa dùng để miêu tả một hình
ảnh, một hiện tượng, một tính cách hay một trạng thái nào đó” [43, tr.157].
Đỗ Hữu Châu (1981) trong Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, tập 1 đã quan
tâm đến giá trị ngữ nghĩa của ngữ cố định. Về mặt ngữ nghĩa, ông chia thành hai
nhóm: a) Ngữ cố định mà từ trung tâm nằm ngay trong ngữ thì đồng nghĩa một
cách hiển nhiên với từ sẵn có, ví dụ như: dai như đỉa đói; nói thánh nói tướng;
chạy long tóc gáy; b) Ngữ cố định mà thành phần trung tâm được suy ra không
phải là một từ mà là một cụm từ thì khơng đồng nghĩa với một từ sẵn có nào cả.
Đó là các ngữ như: múa rìu qua mắt thợ; ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng; giậu

đổ bìm leo; còn nước còn tát… [3, tr.522].
Năm 1985, tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong Từ vựng học tiếng Việt cho rằng


4

thành ngữ là cụm từ cố định, có ý nghĩa [22, tr.77]. Trong cuốn Từ và nhận diện từ
tiếng Việt, tác giả đã phân ra thành hai nhóm: thành ngữ hợp kết và thành ngữ hịa
kết. Theo ơng, thành ngữ hợp kết cũng có tính phân tích về nghĩa như các ngữ định
danh hợp kết. Ví dụ: Trong thành ngữ rách như tổ đỉa, rách biểu thị một thuộc tính
chung về tính chất, cịn tổ đỉa phản ánh một thuộc tính chung về tính chất đó. Và
thành ngữ hịa kết cũng có tính nhất thể hay tính tổng hợp về nghĩa như ngữ định
danh hịa kết. Nghĩa là nó cũng được hình thành trên cơ sở ẩn dụ hóa tồn bộ. Ví
dụ: chó ngáp phải ruồi có ý nghĩa biểu thị sự gặp may. Ý nghĩa này được thể hiện
thông qua một q trình chuyển hóa thành đơn vị hậu ngữ nghĩa khác là chó ngáp
phải ruồi. Đơn vị hậu ngữ nghĩa này lại được biểu hiện trong các đơn vị ngữ âm cụ
thể. Do đó cái ý nghĩa của chó, ngáp, phải, ruồi chỉ trực tiếp cấu thành đơn vị hậu
ngữ nghĩa chứ không trực tiếp phản ánh những thuộc tính của khái niệm gặp may.
Có thể nói ngữ nghĩa của chúng đã hòa vào nhau để biểu thị một khái niệm mới [22,
tr. 204].
Đặc biệt, tác giả Hoàng Văn Hành với chuyên khảo: Kể chuyện thành ngữ,
tục ngữ [29], đã đề cập một cách sâu sắc về cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa của thành
ngữ. Cũng năm 2002, trong cơng trình Thành ngữ học tiếng Việt, Hồng Văn Hành
phân thành ngữ ra ba nhóm: a/ Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng; b/ Thành ngữ ẩn dụ
hóa phi đối xứng và c/ Thành ngữ so sánh. Đồng thời, tác giả đã vận dụng tri thức lí
thuyết ở chương III và IV để nghiên cứu Giá trị nghệ thuật qua văn thơ của Chủ
tịch Hồ Chí Minh [30, tr.112-126]. Tác giả khẳng định thành ngữ có những đặc
điểm:
- Về mặt cấp độ: thành ngữ là một đơn vị tương đương với từ.
- Về mặt cấu trúc: thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, có cấu trúc hình

thái chặt chẽ.
- Về mặt ý nghĩa: nghĩa của thành ngữ không phải là nghĩa của các từ riêng
lẻ ghép lại với nhau mà là kết quả của quá trình biểu trưng hóa các sự vật, hiện
tượng, thuộc tính... Đây là nghĩa mà một số tác giả khác cho là nghĩa của thành ngữ
là nghĩa biểu trưng, hay nghĩa “bóng”.
(2) Nghiên cứu thành ngữ theo hướng ngữ nghĩa


5

Hướng ngữ nghĩa được rất nhiều tác giả nghiên cứu và có thể kể đến cơng
trình của Nguyễn Lực - Lương Văn Đang (1978) Thành ngữ tiếng Việt. Cơng trình
này đã phân biệt tục ngữ và thành ngữ rất rõ ràng, bên cạnh đó cịn chỉ ra mối quan
hệ giữa hai loại hình này chủ yếu là xét về mặt nghĩa, mặt nhận thức của con người
[49, tr.21-22]. Tiếp theo là luận án của tiến sĩ Nguyễn Công Đức (1995) với tên gọi
“Bình diện cấu trúc hình thái ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt” [20], tác giả đã
chia thành ngữ tiếng Việt thành ba loại dựa trên bình diện cấu trúc- hình thái đó là:
thành ngữ đối, thành ngữ so sánh và thành ngữ thường. Đặc điểm quan trọng của
thành ngữ đối là sự đối ứng hoặc tương phản nghĩa hai vế của thành ngữ, tức là có
quan hệ đối ý. Đặc điểm của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt là có cấu trúc tổng
quát A như B, trong đó A là đối tượng so sánh, B là đối chứng so sánh. Đặc điểm
của thành ngữ thường có cấu tạo chủ yếu là động ngữ, hoặc cấu trúc chủ - vị. Ngoài
ra, trong luận án, tác giả đã chỉ ra một số nét văn hóa trong thành ngữ và đưa ra
nhận định rằng thành ngữ cũng thuộc phạm vi quan tâm của nhiều ngành văn hóa
học lân cận, đặc biệt là văn hóa dân gian. Bên cạnh đó, chúng ta còn biết đến một số
bài viết khác như: Nguyễn Xn Hịa (2004) “Hiểu thêm về thành ngữ ni ong tay
áo” [36]; Tạ Đức Tú (2005) “Một số thành ngữ có từ bụng” [79]; Nguyễn Đức Tồn
- Nguyễn Thị Minh Phương (2007) “Hiện tượng cải biến và đồng nghĩa của thành
ngữ tiếng Việt” [73]; Trí Sơn (2007) “Con rắn trong tâm thức của người Việt (qua
thành ngữ, tục ngữ)” [62]…

Đỗ Thị Kim Liên với chuyên khảo: “Nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ Việt
Nam dưới góc nhìn ngữ nghĩa – ngữ dụng – văn hóa (trên tư liệu truyện ngắn và
tiểu thuyết Việt Nam” tác giả đã đề cập đến ngữ nghĩa và sự hành chức của thành
ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn và thiểu thuyết Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX – 1945;
từ 1945 – 2014, so sánh ngữ nghĩa và hành chức của thành ngữ - tục ngữ trong
truyện ngắn và tiểu thuyết giai đoạn 1930 – 1945. Thêm vào đó, tác giả có so sánh
sự hành chức và khái quát đặc trưng văn hóa giữa thành ngữ, tục ngữ Việt Nam với
thành ngữ, tục ngữ Pháp, Anh và cuối cùng là vấn đề dạy thành ngữ, tục ngữ trong
nhà trường. Trong luận án của mình, chúng tơi đã ít nhiều kế thừa về hướng nghiên
cứu ngữ nghĩa của thành ngữ trong tư liệu truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam qua


6

các gia đoạn của chuyên khảo trên và từ đó chúng tôi phát triển sâu về cấu tạo và ý
nghĩa của thành ngữ trong ngữ cảnh có so sánh với một số tác phẩm Anh – Mỹ và
từ đó tìm ra một số đặc trưng văn hóa của người Việt và người Anh – Mỹ qua sử
dụng thành ngữ trong tác phẩm văn học. [47]
(3) Nghiên cứu thành ngữ theo hướng ngôn ngữ học tri nhận
Bài viết của Trần Thị Hồng Hạnh (2007) đã tập trung nghiên cứu sự trùng
hợp và khác biệt trong việc lựa chọn các ẩn dụ trong nền văn hóa dựa trên cứ liệu
thành ngữ tiếng Việt; hay khảo sát mối quan hệ giữa ẩn dụ và cấu trúc hình thức của
thành ngữ [31]. Hữu Đạt (2011) lại đi sâu nghiên cứu tri nhận không gian, thời gian
trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt [19]. Nguyễn Đức Tồn (2008) “Đặc trưng tư
duy của người Việt qua ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ” [74].
(4) Hướng dựa vào ngôn ngữ học nhân chủng
Ở Việt Nam hiện nay, hầu như chưa có một cơng trình nghiên cứu nào về
ngơn ngữ học nhân chủng. Vì thế, luận án tiến sỹ “Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt
từ bình diện ngơn ngữ học nhân chủng” của Trần Thị Hồng Hạnh (2011) được xem
là tác giả đầu tiên nghiên cứu hướng này và bước đầu đóng góp những lý luận của

ngơn ngữ học nhân chủng vào việc nghiên cứu tiếng Việt và góp phần làm sáng tỏ
mối quan hệ chặt chẽ giữa ngơn ngữ - văn hóa – xã hội và xem đặc điểm văn hóa xã hội là cơ sở vật chất, cịn ngơn ngữ là cơng cụ để qua đó lựa chọn những đặc
điểm cụ thể nào đó hình thành nên nghĩa biểu trưng [33].
Thứ hai, nghiên cứu so sánh đối chiếu giữa thành ngữ tiếng Việt và tiếng nước
ngoài. Thành ngữ ln đóng vai trị quan trọng trong kho từ vựng của một ngôn ngữ,
do vậy, cho tới nay ở Việt Nam có nhiều cơng trình nghiên cứu về thành ngữ tiếng Việt
và đối chiếu với một số ngôn ngữ khác, để tiếp cận thành ngữ từ những góc nhìn,
như:
(1) Hướng dựa vào cấu trúc- ý nghĩa
Luận án của Phan Văn Quế (1996) “Ngữ nghĩa của thành ngữ- tục ngữ có
thành tố chỉ động vật trong tiếng Anh” (trong sự so sánh đối chiếu với tiếng Việt)
thông qua nghiên cứu so sánh đối chiếu thành ngữ chứa thành tố chỉ động vật xét
đến yếu tố văn hóa trong nghĩa của từ trong tiếng Việt và tiếng Anh [59].


7

Nguyễn Thị Tân (2004), với luận án “Thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt”
đã chỉ ra sự biến đổi của các thành ngữ mượn tiếng Hán khi được sử dụng trong
tiếng Việt dưới tác động của bối cảnh xã hội Việt Nam. Trên cơ sở đó, chỉ ra sự
hình thành các cải biến khác nhau của cùng thành ngữ Hán trong tiếng Việt [66]
Nguyễn Xuân Hòa (2004), “Tiếp cận nguồn gốc và cách sử dụng nhóm thành
ngữ phản ánh nền văn hóa dân tộc, lịch sử và phong tục tập quán dân tộc (trên ngữ
liệu thành ngữ Nga và thành ngữ Việt” [36]
Phạm Minh Tiến (2006), “Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán” (có đối
chiếu với tiếng Việt), Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội). [71]
(2) Hướng dựa vào ngôn ngữ học tri nhận
Theo hướng này có thể kể đến các tác giả Phan Thế Hưng với đề tài luận án tiến
sĩ Ẩn dụ từ quan điểm ngôn ngữ học tri nhận (trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh”
[39].

Nguyễn Ngọc Vũ (2008), trong luận án tiến sĩ “Thành ngữ tiếng Anh và
thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngơn
ngữ tri nhận”, đã tập trung phân tích vai trị của ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm
trong việc tạo nghĩa cho lớp thành ngữ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người. Trong
luận án này, tác giả đã không khảo sát tồn bộ các ẩn dụ ý niệm và hốn dụ ý niệm
có liên quan mà tập trung khảo sát những bộ phận quan trọng, xuất hiện thường
xuyên trong lớp thành ngữ được khảo sát. Các thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt có
chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người được thống kê đầy đủ. Tuy nhiên, tác giả chỉ
tập trung phân tích thành ngữ có chứa các yếu tố “đầu”, “mắt”, “tay”, “tim” v.v…
[82].
Trần Bá Tiến (2012) trong luận án tiến sĩ “Nghiên cứu thành ngữ biểu thị
tâm lý tình cảm trong tiếng Anh và tiếng Việt từ bình diện ngơn ngữ học tri nhận”,
đã so sánh thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc nhìn tri nhận, gồm hai nhóm
chính: a) nhóm thành ngữ ẩn dụ tri nhận và b) hoán dụ tri nhận. Tác giả cho rằng,
điểm khác nhau thứ nhất giữa ẩn dụ và hoán dụ là dựa trên sự tương đồng của ẩn dụ
và sự tương cận của hoán dụ. Nếu sự xuất hiện của từ này không làm thay đổi nghĩa
của câu thì hiện tượng đó được xem là ẩn dụ. Nếu cụm từ làm câu thay đổi nghĩa thì


8

đó là hốn dụ [70, tr.34]. Điểm khác nhau thứ hai, ẩn dụ là sự ánh xạ giữa hai miền
khác biệt: miền nguồn (thường cụ thể) được sử dụng để hiểu miền đích (thường trừu
tượng), cịn hốn dụ chỉ diễn ra trong một miền ý niệm [65; tr. 35].
Huỳnh Ngọc Mai Kha (2015) “Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ có từ chỉ
‘nước’ và ‘lửa’ trong tiếng Việt và tiếng Anh từ lý thuyết ẩn dụ tri nhận”, luận án
đã miêu tả ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh có từ chỉ ‘nước’
và ‘lửa’, từ đó so sánh đối chiếu để chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt về ẩn
dụ tri nhận trong thói quen sử dụng ngôn ngữ và tư duy được thể hiện qua các thành
ngữ có từ chỉ nước và lửa trong tiếng Việt và tiếng Anh [41]. Ngồi ra, cịn có một

số cơng trình nghiên cứu khác như: Lý Lan (2009) với bài viết “Biểu trưng tình
cảm bằng các bộ phận cơ thể từ góc nhìn tri nhận của người bản ngữ tiếng Anh và
tiếng Việt” [42]. Luận án của Võ Kim Hà (2011) “Ẩn dụ tiếng Việt nhìn từ lý thuyết
nguyên mẫu (so sánh với tiếng Anh và tiếng Pháp)”, tác giả khảo sát cấu trúc và
tính hệ thống của ẩn dụ dựa trên các nguyên tắc phân loại của lý thuyết nguyên mẫu
[26]. Trịnh Thị Thanh Huệ (2012) với luận án tiến sĩ ngữ văn “Nghiên cứu so sánh
đối chiếu ẩn dụ trong tiếng Việt và tiếng Hán từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận (trên
tư liệu tên gọi bộ phận cơ thể người)” [38]. Vi Trường Phúc (2014) với đề tài trong
luận án tiến sĩ “Nghiên cứu thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm trong tiếng Hán từ góc độ
ngơn ngữ học tri nhận: Có liên hệ với tiếng Việt” [58]…
2.2. Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Anh
Là một bộ phận quan trọng trong vốn từ vựng của mỗi ngơn ngữ, do đó
thành ngữ ln thu hút sự quan tâm và chú ý rất lớn của các nhà nghiên cứu khơng
chỉ trong nước mà cịn trên thế giới, trong đó có tiếng Anh. Theo Cowie (1998), tác
giả cho rằng thành ngữ học đã được giới nghiên cứu của Liên Xô và Đông Âu tập
trung nghiên cứu từ thập niên 50 của thế kỷ trước. Trong hơn ba mươi năm trở lại
đây, thành ngữ đã trở thành lĩnh vực thu hút rất nhiều sự chú ý của giới học giả
không chỉ ở Tây Âu mà cả ở Hoa Kỳ. Điều này thể hiện qua việc nhiều hội thảo
quốc tế về thành ngữ đã được tổ chức. Bên cạnh đó, các dự án nghiên cứu thành
ngữ trên qui mơ lớn trong cả lĩnh vực ngơn ngữ lí thuyết và ngôn ngữ học ứng dụng
đã được triển khai [99, tr. 98].


9

Có thể điểm lại các ý kiến nghiên cứu về thành ngữ tiếng Anh theo ba hướng
sau:
(1) Nghiên cứu thành ngữ theo hướng cấu tạo và ngữ nghĩa
Weinreich.U (1969) có cơng trình nghiên cứu: “Problem in analysis of
idioms” (Vấn đề phân tích thành ngữ), in trong cuốn Substance and structure of

language (Bản chất và cấu trúc ngôn ngữ), University of California Press, Berkeley,
tác giả đã nghiên cứu sâu cấu tạo của thành ngữ, nghĩa biểu trưng của thành ngữ
[144, tr.23-81]. Năm 1981, tác giả Wood M. M lại đi theo hướng ngữ nghĩa để phân
tích thành ngữ tiếng Anh trong cơng trình A definition of idiom (Ý nghĩa của thành
ngữ) [139].
Năm 1972, tác giả Makkai. K lại tiếp tục nghiên cứu sâu cấu trúc thành ngữ
tiếng Anh với cơng trình Idioms structure in English (Cấu trúc thành ngữ trong
tiếng Anh) [131, tr.188]. Theo ông, cấu trúc của thành ngữ tiếng Anh khơng cân đối
hài hịa như thành ngữ tiếng Việt. Chúng thường có dạng động từ kết hợp với danh
từ và giới từ chiếm số lượng nhiều nhất, tiếp đó là giới từ kết hợp với giới từ hoặc
giới từ kết hợp với tính từ rồi đến giới từ.
Moon.R (1998) nghiên cứu về ngữ cố định trong tiếng Anh, bà đưa ra định
nghĩa rộng hơn về thành ngữ và bà dùng thuật ngữ “ngữ cố định” (fixed
expressions) thay cho thành ngữ (idioms). Theo bà, ngữ cố định không nhất thiết
phải cố định bởi lẽ trong thực tế, chúng có thể có những thay đổi về cú pháp và từ
vựng. Theo cách phân loại này, các ngữ cố định được chia thành 3 loại: (a) các kết
hợp không theo qui tắc (anomalous collation); (b) kết hợp theo công thức
(formulae), (c) ẩn dụ (metaphor). Các kết hợp từ không theo qui tắc thể hiện quan
điểm ngữ pháp từ vựng, kết hợp theo công thức liên quan đến ngữ dụng và ẩn dụ
liên quan đến ngữ nghĩa [133, tr.141].
(2) Nghiên cứu thành ngữ theo hướng tri nhận
Năm 1980, Lakoff. G và Johnson. M đã nghiên cứu hệ thống các khái niệm
liên quan đến ẩn dụ, trong đó có thành ngữ [125]. Đến năm 1987, Lakoff cho rằng
trong bộ não của mỗi người chúng ta đều có một tập hợp lớn các hình ảnh qui ước
về thế giới xung quanh. Các hình ảnh này cũng phụ thuộc vào mơi trường văn hóa


10

xã hội mà mỗi cá nhân là thành viên. Những hình ảnh qui ước này là nền tảng cho

hoạt động ý niệm hóa và tạo nghĩa hàm ẩn của thành ngữ [125, tr.135]. Năm 1989,
Lakoff và Turner lại chia ẩn dụ thành hai dạng; ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphor)
và ẩn dụ ngôn ngữ (linguistic metaphor) [127].
Baker. M (1992) nhận thấy có một số thành ngữ cố định có thể biến đổi hình
thái một ít hoặc khơng biến đổi như: having said that (nghĩa: mặc dù đã nói như
vậy) sử dụng trong trường hợp người nói muốn thêm vào một điều gì đó có vẻ đối
ngược với điều mà bản thân anh ta/ cơ ta vừa mới nói trước đó; as a matter of fact
(thực ra mà nói, trong thực tế); not at all (không đâu, không chút nào, không dám:
lời đáp khi ai đó cảm ơn mình), ladies and gentlemen (thưa quí vị); all the best
(chúc mọi điều tốt đẹp). Và những thành ngữ này nghĩa rất dễ dàng luận ra từ nghĩa
các thành tố cấu thành. Ngược lại, một số thành ngữ thì nghĩa hồn tồn khác và
khơng thể luận ra từ nghĩa của các thành tố cấu thành, như: pull a fast one (đánh
lừa, lừa dối); fill the bill (đáp ứng mọi yêu cầu, làm tất cả những gì cần thiết) [90, tr.
63].
Kovecses .Z và Szabo .P (1996) với bài viết “Idiom: A view from cognitive
linguistics” (Thành ngữ: Từ góc nhìn ngơn ngữ học tri nhận) lại đề cập đến vấn đề
thành ngữ từ góc nhìn ngơn ngữ học tri nhận và hai ông đã đi sâu phân tích nhóm
thành ngữ tiếng Anh chỉ bộ phận cơ thể người “hand” (tay), “foot” (chân), “face”
(mặt) [123].
Trong cơng trình nghiên cứu của mình, King. G (2000) cho rằng một số tổ
hợp từ mà giữa các thành tố có quan hệ ẩn dụ (metaphor) được xem là thành ngữ
(idiom) vì được sử dụng một cách rộng rãi trong ngôn ngữ hằng ngày và nó diễn tả
bằng cách suy đốn với nghĩa hồn tồn khác nhau (hàm ẩn). Ví dụ: as clear as
crystal (rõ như ban ngày) là một thành ngữ thể hiện đặc điểm tương đồng nhau giữa
clear (rõ ràng) và crystal (pha lê, thủy tinh: trong suốt dễ thấy). Và một số ẩn dụ sau
đây ông cho là thành ngữ: New ideas blossomed in her mind (ý tưởng mới nảy sinh
trong đầu của cô ấy/ blossom nghĩa: ra hoa, trổ hoa); His temper boiled over (tính
khí anh ấy làm hư hết việc/ boil nghĩa: luộc, nấu)... và ẩn dụ có khả năng giải thích
một biểu hiện mơ hồ phức tạp trở nên dễ hiểu và rõ ràng hơn [120, tr. 216].



11

Trong Metaphor, Cognition and Culture (Ẩn dụ, tri nhận và văn hóa) thì
Maalej Z. (2005) cho rằng cả thành ngữ và ẩn dụ đều có điểm chung là chúng
khơng thể hiểu được, nếu hiểu theo nghĩa đen. Ông nhận định rằng thành ngữ và ẩn
dụ mang nét đặc trưng văn hóa của một ngơn ngữ [130, tr. 133 - 162]
Theo thời gian, có thể kể đến những cơng trình nghiên cứu thành ngữ của các
tác giả khác, như: Wright. J (1999) với đề tài Idioms organiser: Organised by
metaphor, topic and key word (Cách sử dụng thành ngữ: Sử dụng trong ẩn dụ và các
chủ đề) [146]. Benczes. R (2002) nghiên cứu các khái niệm “head” (đầu) và xem
thành ngữ “head” như vật chứa (The head as a container) trong thành ngữ tiếng
Anh [93]. Trong nghiên cứu của mình, Langlotz A (2006) nghiên cứu chuyên sâu về
các cấu trúc hàm ẩn của thành ngữ [128]. Liu D. (2008) với cuốn Idioms:
Description, comprehension, acquisition and pedagogy (Thành ngữ: miêu tả, hiểu,
thụ đắc và phương pháp sư phạm) [129]
(3) Nghiên cứu thành ngữ theo hướng ngôn ngữ học nhân chủng
Theo hướng này phải kể đến tác giả Duranti A. (2009) trong cuốn Linguistic
Anthropology (Ngôn ngữ học nhân chủng), theo ông ẩn dụ cũng có thể xem như là
một trường hợp phản ánh quá trình giao tiếp thơng qua các dạng thức ngơn ngữ, hay
ẩn dụ là các dạng thức ngôn ngữ làm phương tiện chuyển tải các thông điệp [96,
tr.38]. Cùng quan điểm với Duranti. A cịn có tác giả Kovecses. Z, ơng cũng quan
tâm đến ẩn dụ nhưng khơng chỉ dưới góc nhìn tri nhận mà cả phương diện văn hóa
xã hội, tác giả có cách tiếp cận gần giống với ngơn ngữ nhân chủng và nghiên cứu
thành ngữ ở hai điểm: (1) “Những đặc trưng văn hóa xã hội tạo nền tảng cho việc
nghiên cứu nghĩa biểu trưng của ẩn dụ chính là những tri thức mang tính ẩn dụ. Như
vậy, những thành ngữ như cá nằm trên thớt; vắt cổ chảy ra nước… là những thành
ngữ dễ dàng cho chúng ta nhận thấy tính ẩn dụ của chúng thể hiện trong từng yếu tố
cấu tạo nên thành ngữ và bao trùm lên toàn bộ thành ngữ. Tuy nhiên, những thành
ngữ như mặt vàng như nghệ; như ngồi phải tổ kiến… về mặt hình thức là những

thành ngữ so sánh, song nghĩa biểu trưng của nó là mang tính ẩn dụ; (2) Những đặc
trưng mang tính ẩn dụ đó vừa có thể phản ảnh tính phổ niệm vừa có thể phản ánh
tính riêng biệt trong văn hóa xã hội của dân tộc sở hữu nó [Dẫn theo Trần Thị Hồng


12

Hạnh (31), tr. 44 -46]
Tóm lại, tổng quan về nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh ở trên,
chúng tơi nhận thấy có nhiều khía cạnh khác nhau của thành ngữ được các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ đề cập đến nhưng họ chỉ mới dừng lại tìm hiểu thành ngữ như
những đơn vị cố định, có sẵn mà chưa xem xét thành ngữ hành chức qua lời nhân
vật trong ngữ cảnh cụ thể và chưa có cơng trình chun sâu nào về so sánh đối
chiếu nghệ thuật sử dụng thành ngữ trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (có so
sánh với một số tác phẩm văn học tiếng Anh). Do đó, chúng tơi lựa chọn đề tài
“Thành ngữ trong một số truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (có so sánh với thành
ngữ trong một số tác phẩm văn học Anh – Mỹ” làm đề tài nghiên cứu của luận án.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh trong các truyện
ngắn và tiểu thuyết Việt Nam hiện tại có so sánh với thành ngữ trong tác phẩm văn
học Anh – Mỹ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án này là nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, ngữ
nghĩa và các đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện qua các thành ngữ được dùng trong
các tác phẩm văn học hiện đại. Phạm vi ngữ liệu khảo sát giới hạn ở 13 tác phẩm
của các nhà văn Việt Nam và 8 tác phẩm của các nhà văn Anh – Mỹ tiêu biểu, trong
khoảng thời gian từ năm 1999 đến 2015.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra những nhiệm vụ cần phải

thực hiện sau đây:
- Luận án có nhiệm vụ tìm hiểu những vấn đề cơ bản về lý thuyết cả tiếng
Anh và tiếng Việt có liên đến đề tài nghiên cứu như định nghĩa thành ngữ, đặc điểm
của thành ngữ, phân loại thành ngữ, phân biệt thành ngữ với tục ngữ, phân biệt
thành ngữ với quán ngữ, lý thuyết tín hiệu và tín hiệu trong diễn ngôn văn chương,
những nhân tố chi phối ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ hội thoại trong diễn ngôn văn
chương, cơ chế hình thành ý nghĩa thành ngữ xét trong cấu tạo nội bộ và trong tác


13

phẩm văn học, lý thuyết về văn hóa, quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa, những vấn
cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận như ý niệm và khái niệm, ẩn dụ ý niệm, hoán dụ ý
niệm, ý niệm hóa văn hóa và tri nhận văn hóa.
- Thống kê số lượng, miêu tả và phân tích cấu tạo của thành ngữ nguyên
dạng và cải biến và ý nghĩa của thành ngữ xét trong quan hệ hành chức với nhóm
thành ngữ giữ nguyên ngữ âm và biến đổi ngữ âm gắn với đặc điểm nhân vật, tình
huống giao tiếp.
- Đối chiếu kết quả phân tích và chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong cách
sử dụng thành ngữ trong hai ngơn ngữ, từ đó rút ra nét riêng biệt về đặc trưng văn
hóa của hai dân tộc như văn hóa lúa nước, văn hóa tơn giáo – tín ngưỡng, văn hóa
tri nhận.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chọn sử dụng những phương pháp sau:
5.1. Phương pháp miêu tả
Đây là phương pháp đầu tiên và quan trọng nhất được chúng tôi sử dụng
trong đề tài này với một số thủ pháp như sau:
- Vận dụng thủ pháp giải thích bên trong để phân loại và hệ thống hóa thành
ngữ trong 13 tác phẩm tiếng Việt và 8 tác phẩm tiếng Anh. Tiếp theo, chúng tơi
phân ra các tiểu nhóm khác nhau như: thành ngữ nguyên dạng, thành ngữ cải biến,

nhóm thành ngữ cùng ngữ âm lại có nhiều nghĩa, nhóm thành ngữ giữ nguyên ngữ
âm nhưng biến đổi về ý nghĩa, nhóm thành ngữ biến đổi ngữ âm dẫn đến biến đổi ý
nghĩa, nhóm thành ngữ phản ánh văn hóa lúa nước, nhóm thành ngữ phản ánh văn
hóa tâm linh - tín ngưỡng và nhóm thành ngữ phản ánh văn hóa tri nhận… để đi sâu
mơ tả, phân tích và rút ra những kết luận phù hợp.
- Vận dụng một số thủ pháp giải thích bên ngồi như thủ pháp trường
nghĩa, thủ pháp phân tích ngữ cảnh để miêu tả ngữ nghĩa của thành ngữ. Trong
luận án, chúng tơi khơng phân tích thành ngữ ở dạng tĩnh trong từ điển có sẵn mà
chúng tơi phân tích ở dạng động, gắn với ngữ cảnh và thông qua lời nhân vật để
xác định ý nghĩa của thành ngữ.
5.2. Phương pháp so sánh đối chiếu


14

Chúng tơi xác lập cơ sở lí luận thành ngữ trong các tác phẩm tiếng Việt và
tiếng Anh và có so sánh với tiếng Anh nhằm chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt về
phương diện ý nghĩa, cấu tạo và đặc trưng văn hóa.
5.3. Phương pháp thống kê
Chúng tơi dùng phương pháp này để thống kê ngữ liệu trong 13 tác phẩm
tiếng Việt và 8 tác phẩm tiếng Anh nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu của luận án.
Toàn bộ ngữ liệu do chúng tôi tự tổng hợp với số lượng cả hai ngôn ngữ là 3.389
đơn vị, trong đó tiếng Việt là 1.509 thành ngữ và tiếng Anh là 1.880 thành ngữ.
5.4. Phương pháp diễn ngôn
Sau khi thống kê phân loại thành ngữ được sử dụng trong các tác phẩm Việt
Nam và Anh-Mỹ, chúng tôi tiến hành phân tích và miêu tả về cấu tạo, ngữ nghĩa và
đặc trưng văn hóa của thành ngữ dựa vào ngữ cảnh và lời nói của nhân vật.
6. Đóng góp mới của đề tài
6.1. Về phương diện lý thuyết
Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ và hệ thống về

những vấn đề lí luận của thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh cũng như cách nhận
dạng, phân biệt thành ngữ với tục ngữ và đưa ra nhận định khái quát chung về thành
ngữ trong hai ngôn ngữ Việt – Anh, ứng dụng kết quả nghiên cứu trong việc biên
soạn chương trình, dạy-học ngoại ngữ.
6.2. Về phương diện thực tiễn
- Luận án tập hợp được một số lượng tư liệu là 3.389 thành ngữ trong hành
chức tiếng Việt và tiếng Anh với phụ lục 577 trang. Trên cơ sở đó, kết quả nghiên
cứu làm tiền đề biên soạn Từ điển thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh trong hành
chức để phục phục cho việc học tập, giảng dạy và sử dụng thành ngữ.
- Kết quả nghiên cứu giúp nhận diện thành ngữ một cách có hệ thống, đặc
biệt là thành ngữ tiếng Anh, hiểu thêm về đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc và có
thể áp dụng vào việc giảng dạy thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt như là một
ngoại ngữ và hỗ trợ trong cơng tác dịch thuật. Ngồi ra đề tài này cịn giúp cho
người Việt học tiếng Anh và người nước ngoài học tiếng Việt hiểu rõ được những
đặc trưng cơ bản về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ.


15

7. Cấu trúc đề tài
Luận án gồm 4 chương, việc tổ chức như vậy có số lý do sau: Chương 1, sử
dụng một số lý thuyết để giúp nhận dạng và phân loại thành ngữ tiếng Việt và tiếng
Anh cũng như phân biệt thành ngữ và tục ngữ một cách dễ dàng và tránh sự nhầm
lẫn. Chương 2, tập trung nghiên cứu về cấu tạo thành ngữ nhằm giúp người nghiên
cứu nắm được các kiểu dạng thành ngữ trong 2 ngơn ngữ một cách khoa học và có
cở sở. Chương 3, ý nghĩa của thành ngữ được quan tâm ở chương này vì chúng tơi
muốn tìm hiểm và xem xét nghĩa mới của chúng trong các tác phẩm nghiên cứu có
những điểm gì mới so với nghĩa trong từ điển. Chương 4, Nghiên cứu đặc trưng văn
hóa của thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, vì chúng tơi muốn người học ngoại ngữ
hiểu rõ hơn về văn hóa của mỗi dân tộc, sử dụng đúng, hiểu ý nghĩa thành ngữ một

cách cặn kẽ và dịch thuật chính xác hơn.
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính
của luận án của 4 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Trình bày quan điểm về thành ngữ, nhận diện và phân loại thành ngữ; đặc
điểm thành ngữ. Trong chừng mực nhất định, ở chương này luận án vận dụng các
vấn đề có tính lý thuyết trên để làm nền tảng cho việc trình bài nội dung các chương
tiếp theo của luận án.
Chương 2: Cấu tạo của thành ngữ trong một số truyện ngắn, tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại (có so sánh với thành ngữ trong một số tác phẩm văn học Anh-Mỹ)
Ở chương này, tập trung vào việc thống kê số lượng, phân loại, miêu tả và
phân tích cấu tạo thành ngữ nguyên dạng và thành ngữ cải biến trong những tác
phẩm truyện ngắn - tiểu thuyết Việt Nam và Anh-Mỹ.
Chương 3: Ý nghĩa của thành ngữ trong một số truyện ngắn, tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại (có so sánh với thành ngữ trong một số tác phẩm văn học Anh – Mỹ)
Miêu tả, phân tích và tìm hiểu sâu về biểu hiện ý nghĩa của thành ngữ xét
trong quan hệ hành chức của nhóm thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh và đưa ra
nhận xét về ý nghĩa thành ngữ của hai ngơn ngữ.
Chương 4: So sánh đặc trưng văn hóa Việt và văn hóa Anh-Mỹ qua sử dụng


16

thành ngữ trong tác phẩm văn học.
Qua chương này, luận án đưa ra một số cơ sở lý thuyết về ngơn ngữ và văn
hóa, và tìm hiểu về biểu hiện văn hóa của người Việt so với người Anh-Mỹ qua
nhóm thành ngữ phản ánh văn hóa lúa nước; nhóm thành ngữ phản ánh văn hóa tâm
linh – tín ngưỡng; nhóm thành ngữ phản ánh văn hóa tri nhận của người Việt và
Anh-Mỹ, đồng thời đưa ra những lý giải cho các đặc trưng văn hóa đó.



17

Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Nhận diện thành ngữ
1.1.1. Định nghĩa thành ngữ
1.1.1.1 Định nghĩa thành ngữ tiếng Việt
Về định nghĩa thành ngữ, trong tiếng Việt, theo các nhà nghiên cứu, sớm
nhất là định nghĩa của Dương Quảng Hàm. Ông được biết như là tác giả đầu tiên
đưa ra định nghĩa thành ngữ tiếng Việt. Trong Việt Nam văn học sử yếu, tác giả
viết: “Thành ngữ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý hoặc một
trạng thái gì cho nó màu mè” [27, tr. 15].
Tác giả Nguyễn Văn Tu (1976) trong Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại cho
rằng: “Thành ngữ là cụm từ cố định mà các từ trong đó đã mất đi tính độc lập đến
một trình độ cao về nghĩa, kết hợp thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh. Nghĩa
của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố tạo ra. Có thể có tính hình tượng
cũng có thể khơng có. Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những từ nhưng cũng có
thể cắt nghĩa bằng từ nguyên học” [76, tr.189].
Trong Hoạt động của từ tiếng Việt (1978), tác giả Đái Xuân Ninh đưa ra định
nghĩa: “Thành ngữ là cụm từ cố định mà các yếu tố tạo thành đã mất đi tính độc lập
ở các mức độ nào đó và kết hợp lại thành một khối lượng tương đối vững chắc và
hồn chỉnh” [55, tr. 212].
Nói về thành ngữ, Nguyễn Thiện Giáp trong giáo trình Từ vựng học tiếng
Việt (1985) cho rằng “Thành ngữ là những đơn vị định danh biểu thị khái niệm nào
đó dựa trên những hình ảnh, những biểu tượng cụ thể.” [22, tr. 77].
Tác giả Diệp Quang Ban trong Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (2010) định
nghĩa như sau: “Thành ngữ (Formulatic phrase) là một tổ hợp từ tương đối ít biến
đổi trong thành phần cấu tạo, có tính chất trọn vẹn về nghĩa tương đương với cấu
tạo của một từ có nghĩa từ vựng, như nước đổ lá khoai có nghĩa là “khơng có tác

dụng”, trống đánh xi, kèn thổi ngược là “không thống nhất (với nhau) về nghĩa,
hành động” [1, tr. 458].
Hoàng Văn Hành lại xem “Thành ngữ là những tổ hợp từ ‘đặc biệt’, cố định,


×