Tải bản đầy đủ (.pdf) (234 trang)

Tư tưởng về quyền con người của jean jacques rousseau đặc điểm và giá trị lịch sử (luận án tiến sĩ triết học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 234 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----000-----

NGUYỄN THỊ HUỲNH NHƯ

TƯ TƯỞNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
CỦA JEAN – JACQUES ROUSSEAU – ĐẶC ĐIỂM
VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----000-----

NGUYỄN THỊ HUỲNH NHƯ

TƯ TƯỞNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
CỦA JEAN – JACQUES ROUSSEAU – ĐẶC ĐIỂM
VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 62.22.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. NGUYẾN SINH KẾ
2. TS. HÀ THIÊN SƠN
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP


1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
2. PGS.TS. VŨ ĐỨC KHIỂN
PHẢN BIỆN
1. PGS.TS. LƯƠNG MINH CỪ
2. PGS.TS. VŨ ĐỨC KHIỂN
3. TS. NGUYỄN TRỌNG NGHĨA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình do tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn
khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Sinh Kế và Tiến sĩ Hà Thiên Sơn. Kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa được ai cơng bố.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 28 tháng 10 năm 2019
Người cam đoan

Nguyễn Thị Huỳnh Như


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài luận án “Tư tưởng về quyền con người
của Jean – Jacques Rousseau – Đặc điểm và giá trị lịch sử” tôi đã nhận được
sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể Ban Giám đốc Học viện Chính trị Khu
vực II và q thầy, cơ trong Ban Giám hiệu, Phịng Sau Đại học, Khoa Triết
học - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành về sự giúp
đỡ đó.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Sinh Kế và Tiến
sĩ Hà Thiên Sơn. Hai thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp cho tơi có thể

hồn thành luận án này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp đang cơng tác tại Học
viện Chính trị Khu vực II và gia đình đã ln động viên, khích lệ tơi trong
q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận án.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 28 tháng 10 năm 2019
Nghiên cứu sinh


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

5

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận án

20

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

20


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

21

6. Cái mới của luận án

21

7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

21

8. Kết cấu của luận án

21

PHẦN NỘI DUNG

22

Chương 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH,
PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA JEAN –
JACQUES ROUSSEAU

22

1.1. ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG
VỀ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA JEAN – JACQUES ROUSSEAU

22


1.1.1. Điều kiện hình thành, phát triển tư tưởng về quyền con người
của Jean – Jacques Rousseau

22

1.1.2. Tiền đề lý luận hình thành, phát triển tư tưởng về quyền con
người của Jean – Jacques Rousseau

40

1.2. THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP VÀ CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH,
PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA JEAN –
JACQUES ROUSSEAU

56

1.2.1. Thân thế, sự nghiệp của Jean – Jacques Rousseau

56

1.2.2. Các giai đoạn hình thành, phát triển tư tưởng về quyền con
người của Jean – Jacques Rousseau

62


Kết luận Chương 1

72


Chương 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
CỦA JEAN – JACQUES ROUSSEAU

74

2.1. TƯ TƯỞNG CỦA JEAN – JACQUES ROUSSEAU VỀ QUYỀN
TỰ NHIÊN VÀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA QUYỀN TỰ NHIÊN VỚI
QUYỀN CÔNG DÂN

74

2.1.1. Tư tưởng của Jean – Jacques Rousseau về quyền tự nhiên

75

2.1.2. Tư tưởng của Jean – Jacques Rousseau về sự thống nhất giữa
quyền tự nhiên với quyền công dân

82

2.2. TƯ TƯỞNG CỦA JEAN – JACQUES ROUSSEAU VỀ QUYỀN
SỐNG, QUYỀN TỰ DO, BÌNH ĐẲNG VÀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI
SẢN

86

2.2.1. Tư tưởng của Jean – Jacques Rousseau về quyền sống

86


2.2.2. Tư tưởng của Jean – Jacques Rousseau về quyền tự do, bình đẳng

93

2.2.3. Tư tưởng của Jean – Jacques Rousseau về quyền sở hữu tài sản

102

2.3. TƯ TƯỞNG CỦA JEAN – JACQUES ROUSSEAU VỀ KHẾ ƯỚC
XÃ HỘI, NỀN DÂN CHỦ TRỰC TIẾP VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN – CƠ CHẾ BẢO VỆ, PHÁT HUY QUYỀN CON NGƯỜI

107

2.3.1. Tư tưởng của Jean – Jacques Rousseau về khế ước xã hội và
nền dân chủ trực tiếp với việc bảo vệ quyền con người

107

2.3.2. Tư tưởng của Jean – Jacques Rousseau về nhà nước pháp
quyền với việc bảo vệ, phát huy quyền con người

113

Kết luận Chương 2

125

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG

JEAN – JACQUES ROUSSEAU VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

127

3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ TƯỞNG JEAN – JACQUES ROUSSEAU
VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

127

3.1.1. Tư tưởng về quyền con người của Jean – Jacques Rousseau thể


hiện tính duy lý, nhân văn và tính thực tiễn

127

3.1.2. Tư tưởng về quyền con người của Jean – Jacques Rousseau thể
hiện quan điểm tôn trọng và đề cao vai trò của nhân dân

141

3.1.3. Tư tưởng về quyền con người của Jean – Jacques Rousseau
phản ánh khuynh hướng tự nhiên thần luận và quan điểm duy tâm
chủ quan về lịch sử

146

3.1.4. Tư tưởng về quyền con người của Jean – Jacques Rousseau thể
hiện quan điểm của giai cấp tư sản và chứa đựng nhiều mâu thuẫn


149

3.1.5. Tư tưởng về quyền con người của Jean – Jacques Rousseau thể
hiện chủ yếu ở các quyền dân sự, chính trị

153

3.2. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG JEAN – JACQUES
ROUSSEAU VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

156

3.2.1. Giá trị của tư tưởng Jean - Jacqes Rousseau về quyền con
người đối với Cách mạng tư sản Pháp và vấn đề bảo vệ, phát huy
quyền con người trên thế giới

156

3.2.2. Giá trị của tư tưởng Jean – Jacques Rousseau về quyền con
người đối với việc bảo vệ, phát huy quyền con người ở Việt Nam

164

Kết luận Chương 3

176

PHẦN KẾT LUẬN

179


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

184

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CĨ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

194


Jean - Jacques Rousseau (1712-1778)


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền con người là một phạm trù đa diện, là kết tinh những giá trị tốt
đẹp trong nền văn hóa của tất cả các dân tộc, vì tự do, bình đẳng và nhân
phẩm của con người. Thực tiễn quyền con người trên thế giới hiện nay cũng
diễn ra hết sức sôi động, nóng bỏng. Chiến tranh, nghèo đói, sự phân tầng xã
hội, sự tha hóa chính trị ở các quốc gia, chủ nghĩa khủng bố và những tệ nạn
xã hội…đã và đang ảnh hưởng đến quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc
của con người. Ngược dòng lịch sử, những tư tưởng về quyền con người đã
được thể hiện một cách phong phú qua nhiều quan điểm, học thuyết, ấn phẩm
của các triết gia, chính trị gia… và qua thực tiễn ứng xử, hành động của con
người. Tuy nhiên, do sự khác biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở các
quốc gia khác nhau, nên các khía cạnh của vấn đề quyền con người, trên

phương diện lý luận cũng như thực tiễn vẫn còn những nội dung chưa thật sự
thống nhất. Mặt khác, có những tư tưởng về quyền con người đã ra đời từ rất
lâu, song đến nay vẫn chứa đựng giá trị hết sức to lớn, được giới khoa học đi
sâu nghiên cứu và đưa ra tranh luận tại nhiều diễn đàn học thuật, chính trị.
Lịch sử tư tưởng về quyền con người đã chứng kiến nhiều thành tựu to
lớn được hình thành trong thế kỷ XVIII ở phương Tây, đặc biệt là nước Pháp.
Trước đó, chế độ phong kiến kết hợp với chính sách cai trị của giáo hội kéo
dài hàng ngàn năm đã kìm hãm nhân dân Pháp trong vòng tăm tối. Bởi vậy,
bước sang thế kỷ XVIII, khi giai cấp tư sản phát triển mạnh mẽ, dần chiếm
lĩnh địa hạt kinh tế - chính trị, các triết gia, các nhà hoạt động xã hội, các nhà
văn tiến bộ đã dấy lên một phong trào mạnh mẽ đề cao lý trí, dùng ánh sáng
của lý trí để xua tan bóng tối, soi tỏ chân lý, đấu tranh chống lại áp bức, bất
cơng vì các quyền sống, quyền tự do, bình đẳng của con người. Vì vậy, thời


2

kỳ này tồn tại trong lịch sử với cái tên rất đẹp thời kỳ Ánh sáng hay thời kỳ
Khai sáng (Tiếng Anh: Age of Enlightment; Tiếng Pháp: Siècle des Lumières).
Trong số các triết gia Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII thì Jean - Jacques
Rousseau (1712 - 1778) là một trong những triết gia có tư tưởng cấp tiến và
đấu tranh vì con người, vì quyền con người một cách quyết liệt nhất. Cả cuộc
đời ông luôn trăn trở với luận đề “Con người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu
đâu con người cũng sống trong xiềng xích” (Jean - Jacques Rousseau, 2013,
tr.52). Trong các tác phẩm của mình, Rousseau đã trình bày những vấn đề cơ
bản về quyền con người như quyền tự nhiên và quyền công dân, quyền sống
và sống hạnh phúc; quyền tự do, bình đẳng; quyền sở hữu tài sản. Ơng cho
rằng con người khơng nên cam chịu sự áp bức, bóc lột mà phải đứng dậy đấu
tranh giành lại tự do cho mình và “từ bỏ phẩm chất con người và cả nghĩa vụ
làm người”, làm cho ý chí con người mất tự do tức là “tước bỏ đạo lý trong

hành động của con người” (Jean - Jacques Rousseau, 2013, tr.59-60). Vì lý do
đó, Rousseau khơng dừng lại ở việc trình bày các quyền con người mà cịn nỗ
lực tìm kiếm các phương án, giải pháp để bảo vệ quyền con người, xem
“trong trật tự dân sự có chăng một số qui tắc cai trị chính đáng, vững chắc,
biết đối đãi với con người như con người; và có chăng những luật pháp đúng
với ý nghĩa chân thực của nó” (Jean - Jacques Rousseau, 2013, tr.51).
Có thể nói, xuyên suốt tư tưởng về quyền con người của Rousseau là
khát vọng tự do, bình đẳng và sự cảm thông sâu sắc với thân phận con người;
là tư tưởng đề cao ý dân, coi ý dân là tối cao không thể bị chia cắt. Bởi những
tư tưởng cấp tiến như vậy, nên phần nhiều các tác phẩm của Rousseau khơng
được chính quyền và giới q tộc phong kiến lúc bấy giờ chào đón, bị ngăn
chặn xuất bản, bản thân ông bị trừng phạt, truy bắt. Tuy nhiên, trên phương
diện lý luận, những cống hiến của Rousseau đã góp phần vào việc làm giàu
kho tàng tư tưởng về quyền con người, đặt nền móng cho những văn bản pháp


3

lý quan trọng về quyền con người. Trên phương diện thực tiễn, tư tưởng về
quyền con người của Rousseau đã được giai cấp tư sản và đông đảo nhân
dân lao động đón nhận với tư cách là vũ khí tinh thần dẫn dắt họ chống lại
những áp bức, bất công của trật tự xã hội hiện hành. Vua Louis XVI từng
ốn trách: “Chính Voltaire và Rousseau đã phá hoại nước Pháp” (Durrant,
Will, 1994, tr.165).
Cùng với các triết gia nổi tiếng thời kỳ Khai sáng Pháp như Voltaire,
Montesquieu, tư tưởng về quyền con người của Rousseau được xem là ngọn
cờ lý luận cho sự ra đời của Tuyên ngôn nhân quyền và Dân quyền năm 1789
của Pháp và đi vào luật pháp của nước Pháp. Bản Tun ngơn này đã góp
phần thúc đẩy các phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do, bình đẳng ở
Pháp và các nước trên thế giới. Với tinh thần cách mạng và tính nhân văn sâu

sắc, cho đến nay, tư tưởng về quyền con người của Rousseau vẫn tiếp tục có ý
nghĩa sâu sắc đối với nhân loại tiến bộ trong hành trình mưu cầu hạnh phúc
cho mình. Những tư tưởng tiến bộ trong triết học Khai sáng Pháp thế kỷ
XVIII, trong đó có tư tưởng về quyền con người của Rousseau cũng tác động
rất mạnh mẽ đến phong trào yêu nước của Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX. Các bản Tân văn, Tân thư, nhất là tác phẩm Bàn về khế ước
xã hội của Rousseu khi du nhập Việt Nam đã khiến suy nghĩ của các nhân sĩ,
trí thức Việt Nam, tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… có nhiều
chuyển biến lớn lao, tạo ra làn sóng “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi trả lời nhà báo O. Mandenxtam báo
Ogoniok (Liên Xơ) đã nói:
“Khi tơi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự
do, Bình đẳng, Bác ái... Và từ thuở ấy, tơi rất muốn làm quen với nền
văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy (Hồ
Chí Minh,1995a, tr.477).


4

Đây cũng chính là lý do, Hồ Chí Minh tìm cách đi ra nước ngồi, tiếp
cận với văn hóa Pháp, trong đó có tư tưởng của Rousseau. Người từng khẳng
định rằng Paris - nước Pháp là nơi “rộng lượng xướng xuất ra những nguyên
tắc tự do, bình đẳng, bác ái… có thói quen bênh vực sự bình đẳng của các dân
tộc, chính thành phố này tơi trân trọng tun bố nước Việt Nam gia nhập vào
cái sự nghiệp rất nhân đạo ấy (Hồ Chí Minh,1995b, tr.267), là nơi tìm ra
những lý tưởng bất hủ của Cách mạng 1789” (Hồ Chí Minh,1995b, tr.267) và
vì vậy “nước Việt Nam chiến đấu giành độc lập chỉ là theo những lý tưởng
dân chủ mà dân tộc Pháp là người tiên phong” (Hồ Chí Minh,1995b, tr.271).
Bởi vậy, năm 1945, trong Bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã kế thừa
tinh thần tự do, bình đẳng của triết học Khai sáng Pháp và Rousseau, từ đó

mở rộng tư tưởng về quyền con người từ quyền tự do cá nhân trở thành quyền
tự do của cả một dân tộc.
Tại Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ta tiếp tục
khẳng định chủ trương: “Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền
con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của
nhân dân” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, tr.167). Các bản Hiến pháp của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1946, 1959, 1980, 1992, 2013
đều ghi nhận vấn đề quyền con người, đặc biệt Hiến pháp năm 2013 đã dành
cả một chương để quy định về quyền con người, quyền công dân. Những năm
gần đây các nhà khoa học Việt Nam cũng tích cực nghiên cứu vấn đề này,
góp phần làm phong phú thêm quan điểm về quyền con người trên thế giới
nói chung, Việt Nam nói riêng. Trên phương diện thực tiễn, trong thời kỳ đổi
mới đi lên chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
việc bảo vệ, phát huy quyền con người ở nước ta đã có nhiều thành tựu nhất
định. Các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của
con người được tơn trọng, bảo đảm. Tuy nhiên, vấn đề này cịn có những hạn
chế, khó khăn, thử thách. Pháp luật về quyền con người của Việt Nam còn


5

chưa thật sự đồng bộ; nhận thức về quyền con người của một bộ phận cán bộ,
đảng viên và nhân dân chưa cao, cịn có biểu hiện vi phạm dân chủ và quyền
con người. Mặt khác, quyền con người cũng là vấn đề hết sức nhạy cảm, luôn
bị các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng. Những thế lực này
xuyên tạc vấn đề quyền con người ở Việt Nam, cho rằng Việt Nam không tôn
trọng quyền con người, cho rằng tình hình quyền con người ở Việt Nam đã
xuống cấp nghiêm trọng. Mục đích của họ là nhằm chia rẽ mối quan hệ máu
thịt giữa Đảng và nhân dân; bơi đen hình ảnh của Việt Nam trong mắt của
cộng đồng quốc tế.

Những phân tích trên đây cho thấy, việc tiếp tục nghiên cứu, làm sáng
tỏ lý luận về quyền con người, từ đó góp phần bảo vệ, phát huy quyền con
người được tốt hơn là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, sự hình thành lý luận bao
giờ cũng là sự tiếp biến, kế thừa có chọn lọc những giá trị đã có từ trước. Để
có cái nhìn tồn diện về vấn đề này, chúng ta phải nghiên cứu lịch sử tư tưởng
về quyền con người, so sánh, đối chiếu với hiện tại, từ đó lựa chọn các biện
pháp, cơ chế phù hợp nhất nhằm bảo vệ, phát huy quyền con người. Vì những
lý do đó, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Tư tưởng về quyền con người của
Jean – Jacques Rousseau – Đặc điểm và giá trị lịch sử” để làm luận án tiến sĩ
chuyên ngành Triết học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Những cơng trình nghiên cứu tư tưởng về quyền con người của Jean –
Jacques Rousseau khá đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng có thể
khái quát trên một số hướng chủ yếu sau:
Thứ nhất, những cơng trình nghiên cứu về lịch sử nói chung, lịch
sử triết học nói riêng có liên quan đến tư tưởng về quyền con người của
Jean – Jacques Rousseau


6

Bên cạnh những cơng trình về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của
Rousseau, tư tưởng về quyền con người trong lịch sử nhân loại và triết học
Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, đề tài luận án còn được tiếp cận gián tiếp thơng
qua các cơng trình cơng trình nghiên cứu về lịch sử thế giới, lịch sử triết học,
lịch sử các học thuyết chính trị và văn minh nhân loại.
Với các cơng trình nghiên cứu lịch sử thế giới và Tây Âu, trước hết, có
thể kể đến cơng trình The History of the World (Lịch sử thế giới) của John
Morris Roberts (Oxford University Press, New York, 2013) gồm 8 quyển.
Với bộ sách của mình, nhà sử học nổi tiếng người Anh J.M. Roberts (1928 2003) trong khi phân tích tiến trình phát triển của nhân loại đã phản ánh

những biến động của phương Tây thời kỳ cận đại, thời kỳ của các cuộc cách
mạng chính trị - tư tưởng. Do tính bao qt của vấn đề nghiên cứu, cơng trình
chỉ chú trọng đến những dấu mốc điển hình của lịch sử, tư tưởng của các triết
gia Khai sáng, trong đó có Rousseau chỉ được điểm qua với tư cách là vũ khí
tư tưởng cho các cuộc cách mạng tư sản. Tuy vậy, qua cơng trình chúng ta
cũng lý giải được những điều kiện, tiền đề dẫn đến sự hình thành tư tưởng về
quyền con người trong triết học Khai sáng Pháp vào thế kỷ XVIII nói chung,
tư tưởng về quyền con người của Rousseau nói riêng.
Kế tiếp là cuốn sách Europe – A History (Lịch sử Châu Âu), của nhà sử
học người Anh Norman Davies (HarperPerennial – A Division of Harper
Collins pubnisher, New York, 1998). Cuốn sách đã được dịch sang tiếng Việt
(dịch giả Lê Thành), Nhà xuất bản Từ điển bách khoa ấn hành năm 2012. Với
cuốn sách này, bản thân Norman Davies đã đặt nhiệm vụ cho mình là cấu trúc
tồn bộ cảnh quan lịch sử Châu Âu qua từng thời kỳ. Tác giả dành cả một
chương (chương 8) để vạch trần những bất công, mâu thuẫn dẫn đến sự tan rã
của chế độ chuyên chế châu Âu mà điển hình là nhà nước phong kiến Pháp
qua các triều đại Louis XIV, XV, XVI. Cuốn sách cũng thấy được mối liên hệ


7

giữa hồn cảnh lịch sử và sự hình thành các dịng tư tưởng phản ánh lợi ích
của giai cấp tư sản đang lên, mà quan điểm chủ đạo là về tự do, dân chủ,
quyền con người. Chúng ta có thể từ việc nghiên cứu cơng trình này để thấy
được bối cảnh ra đời và những tác động của tư tưởng về quyền con người của
Rousseau đối với những sự biến đổi của xã hội.
Ở Việt Nam có thể kể đến cơng trình Lịch sử thế giới cận đại của Vũ
Dương Ninh và Nguyễn Văn Hồng (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2003).
Trong phần 1 của cuốn sách, các tác giả đã phân tích điều kiện lịch sử xã hội
phương Tây từ giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX. Cuốn sách cũng trình

bày hồn cảnh nước Pháp và thân phận của những tầng lớp thứ ba (nông dân,
tư sản, tiểu tư sản và các thành phần lao động khác) dưới sự thống trị khắc
nghiệt của tầng lớp vua chúa, quý tộc và tăng lữ. Hình ảnh tượng trưng nhất
của nền chuyên chế đó là nhà tù Bastille ở Paris. Đó là một nhà tù “lâu đời và
kiên cố, cao 23m, tường dày từ 1,6m đến 1,8m, có 8 ngục tối dưới đất dùng
để giam người cùng với rắn rết” (Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng,2003,
tr.60). Từ bối cảnh xã hội ấy, cuốn sách cũng đặt cơ sở cho việc hình thành
trào lưu triết học Ánh sáng “liên tiếp tấn cơng vào thành trì qn chủ chun
chế bằng những học thuyết mới, tiến bộ và cách mạng” (Vũ Dương Ninh –
Nguyễn Văn Hồng,2003, tr.68), trong đó nổi bật lên là các tư tưởng về quyền
con người.
Cơng trình của Đinh Ngọc Thạch và Dỗn Chính (chủ biên): Lịch sử
Triết học phương Tây, tập 1: Từ triết học cổ đại đến triết học cổ điển Đức
(Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018). Tác phẩm là cơng
trình nghiên cứu cơng phu với 1431 trang, 5 phần nghiên cứu sự phát triển
của lịch sử triết học từ thời cổ đại đến triết học cổ điển Đức, tương ứng với
từng giai đoạn là các triết gia tiêu biểu. Ở Chương 4 phần thứ tư, từ trang 822
đến trang 873, các tác giả đã phân tích những đặc điểm cũng như những đóng


8

góp mà triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII mang lại. Trong đó, từ trang
851 đến trang 873, tập thể tác giả đã dành viết riêng các nội dung chính trong
các tác phẩm tiểu biểu của Rousseau như Luận về nguồn gốc và bản chất của
sự bất bình đẳng giữa người với người, Émile hay là về giáo dục, Bàn về khế
ước xã hội. Đồng thời, các tác giả đánh giá các giá trị mà quan điểm của
Rousseau nói chung, trong đó có nội dung về quyền con người đã có ý nghãi
quan trong trong cơng cuộc xây dựng đất nước ở Việt Nam hiện nay. Trong
quá trình nghiên cứu, tác giả đã kế thừa một số quan điểm từ cơng trình này

Với các cơng trình nghiên cứu về lịch sử nước Pháp, đặc biệt là giai
đoạn diễn ra Đại Cách mạng Pháp 1789, có thể kể đến cuốn Lịch sử nước
Pháp của Nguyễn Thanh Tịnh (Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin, Hà Nội,
2006). Cuốn sách đã góp phần khắc họa được chiều dài lịch sử với những dấu
ấn tiêu biểu trong tiến trình phát triển của nước Pháp, trong đó có những điều
kiện dẫn tới sự ra đời tư tưởng về quyền con người của trào lưu triết học Khai
sáng, những ảnh hưởng của tư tưởng về quyền con người trong giai đoạn này,
trong đó có Rousseau đến Cách mạng Pháp 1789. Tuy nhiên, do phạm vi tiếp
cận khá rộng, dung lượng kiến thức dành cho các thời kỳ lịch sử tương đối
hạn hẹp nên các vấn đề mà cuốn sách nêu ra chưa được lý giải cặn kẽ, chưa
có sự lý giải độc đáo, mới lạ.
Cơng trình kế tiếp là cuốn Cách mạng Pháp và tâm lý học của các cuộc
cách mạng của Guistave Le Bon, Nhà xuất bản Thế giới xuất bản năm 2014,
dịch giả Đào Trí Bắc. Ở phần II của cuốn sách, tác giả đã phân tích cuộc cách
mạng Pháp trên phương diện sử học, phương diện tâm lý từ đó lý giải cội
nguồn của cuộc cách mạng này, lý giải vai trò của các triết gia, trong đó có
Rousseau trong việc tạo động lực tinh thần cho cách mạng. Cùng hướng
nghiên cứu có cuốn Lịch sử Cách mạng Pháp của Will và Ariel Durant, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2016, Bùi
Xuân Linh dịch. Cuốn sách được chia làm 5 chương, trình bày bối cảnh của


9

cuộc cách mạng, sự hình thành Quốc hội, Quốc hội lập pháp, Quốc ước hội
nghị, Chấp chính ban và đời sống dưới thời cách mạng. Ở mở đầu của cuốn
sách, dịch giả Bùi Xuân Linh đã nhận định:
Giai đoạn lịch sử đầy hứng khởi, đau thương và huy hoàng này chỉ có
mười năm nhưng chứa đầy các nhân vật và sự kiện quan trọng cùng
những liên hệ đến lịch sử, văn hóa cổ đại dưới thời Hy – La được thể

hiện qua ngịi bút tài hoa nhưng súc tích của ông bà Durant (Will &
Ariel Durant, 2016, tr.8).
Tuy không đề cập trực tiếp đến tư tưởng về quyền con người của
Rousseau nhưng cuốn sách đã phần nào phản ánh được hoàn cảnh ra đời, ảnh
hưởng của tư tưởng này đến nước Pháp và Cách mạng 1789.
Với các cơng trình nghiên cứu về lịch sử triết học, có thể kể đến cuốn
Triết học Tây phương từ khởi thủy đến đương đại của Bernard Morichere và
nhóm giáo sư các trường Đại học Pháp, Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin,
2008, biên dịch Phan Quang Định. Mục đích của cuốn sách khơng muốn chỉ
đơn thuần là một tập hợp những bản văn – mà còn giới thiệu một cách rộng
rãi nhất, từ khởi thủy đến đương đại, trong sự tơn trọng tính đa nguyên của
các học thuyết và các trào lưu đã tạo nên dịng tư tưởng nhân loại.
Từ mục đích đó, các tác giả đã giới thiệu khái quát các triết gia từ thời
cổ đại cho đến hiện đại, tư tưởng chủ đạo của họ, đồng thời lược trích những
tác phẩm tiêu biểu gắn liền với triết gia đó. Với Rousseau, cuốn sách đã dành
một dung lượng nhất định để nói về cuộc đời của ơng, trích dẫn các tác phẩm
như Luận về nguồn gốc và nền tảng của sự bất bình đẳng ở con người, Bàn về
khế ước xã hội, Émile hay là về giáo dục... Đây là một trong những nguồn tư
liệu có giá trị để nghiên cứu đề tài luận án.
Cơng trình tiếp theo là cuốn Lịch sử Triết học, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia xuất bản năm 1998 do Nguyễn Hữu Vui chủ biên. Cuốn sách được


10

chia làm 8 chương, trình bày khái quát lịch sử triết học phương Đông, phương
Tây từ triết học Trung Quốc, Ấn Độ cổ trung đại đến triết học phi mácxít hiện
đại ở phương Tây. Tại chương 5: Triết học Tây Âu thời kỳ Phục hưng và Cận
đại, cuốn sách đã trình bày tóm tắt sự nghiệp, tư tưởng cơ bản của Rousseau.
Các tác giả nhận định, thế giới quan của Rousseau cũng đứng trên lập trường

tự nhiên thần luận, song ông coi lịch sử nhân loại là của con người chứ không
phải Thượng đế, đồng thời khẳng định bản chất của con người là tự do. Cuốn
sách cho rằng Rousseau đã chia lịch sử ra thành ba giai đoạn: 1. Giai đoạn tự
nhiên; 2. Giai đoạn công dân; 3. Thông qua cách mạng xã hội, xã hội trở về
trạng thái tự nhiên nhưng trên cơ sở cao hơn. Các tác giả cũng nêu quan niệm
của Rousseau về nhà nước với các đặc điểm nhà nước của nhân dân và quản
lý xã hội bằng pháp luật. Có thể nói, dù ngắn gọn nhưng cuốn sách đã nêu lên
được những điểm chính trong tư tưởng về quyền con người của Rousseau.
Cũng nghiên cứu vấn đề này là cuốn Lịch sử triết học phương Tây từ
triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học cổ điển Đức (History of Western
philosophy from ancient Greek to classical German philosophy), Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2012 của Nguyễn Tấn Hùng. Cuốn sách
này được viết bằng 2 thứ tiếng: Tiếng Việt và Tiếng Anh, ở phần triết học
phương Tây cận đại, tác giả cũng đã phần nào đề cập đến tư tưởng của các
triết gia tiêu biểu của triết học Khai sáng Pháp, trong đó có Rousseau.
Kế tiếp là bộ sách Lịch sử Triết học phương Tây gồm 4 cuốn của Đỗ
Minh Hợp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014. Tập 2 của bộ sách
có tiêu đề Triết học phương Tây cận hiện đại nghiên cứu khá toàn diện sự
phát triển của tư tưởng triết học phương Tây từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
Đây là bước chuyển biến tư tưởng quan trọng trong dòng chảy triết học.
Trong chương 2, tập 2, tác giả dành một mục để phân tích triết học Khai sáng
Pháp. Tuy khơng đi vào tìm hiểu từng triết gia Khai sáng Pháp cụ thể mà chỉ
khái quát những quan điểm cơ bản, song cuốn sách cũng đã nêu bật được


11

những đóng góp của Rousseau trong quan điểm về quyền con người, cụ thể là
quan điểm về quyền tự nhiên, về khế ước xã hội, về tự do, bình đẳng, dân
chủ, khoan dung tơn giáo.

Bên cạnh những cơng trình đã nêu, có thể kể đến các cơng trình như
cuốn Lịch sử triết học phương Tây, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh
xuất bản năm 2006 của Nguyễn Tiến Dũng; cuốn Đại cương lịch sử văn minh
phương Tây của Đỗ Văn Nhung (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh,
1999); Lịch sử văn minh thế giới, Vũ Dương Ninh chủ biên (Nhà xuất bản
Giáo dục, 2001); Văn hóa Châu Âu, Lịch sử - thành tựu - hệ giá trị của Lương
Văn Kế (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2010) …
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu tư tưởng về quyền con người
trong lịch sử nhân loại và giai đoạn Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, trong đó
có đề cập tư tưởng về quyền con người của Jean – Jacques Rousseau
Với các cơng trình nghiên cứu tư tưởng về quyền con người trong lịch
sử nhân loại nói chung, trước hết có thể kể đến cuốn Lịch sử quyền con
người: Từ thời kỳ cổ đại đến kỷ ngun tồn cầu hóa (History of Human
Rights: From Ancients Times to the Globalization ERA) của Micheline Ishay
(University of California Press, Los Angeles, 2008). Với 6 phần chính, tác giả
đã phân tích cuộc đấu tranh vì quyền con người từ thời cổ đại đến nay. Trong
phần 2 của cuốn sách, tác giả đã nghiên cứu về tư tưởng và thực tiễn vấn đề
quyền con người trong thời kỳ Khai sáng, mà điển hình là triết học Khai sáng
Pháp thế kỷ XVIII, qua đó phân tích các quyền cụ thể của con người như
quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, quyền tư hữu. Mặc dù không trực tiếp
đi sâu nghiên cứu tư tưởng về quyền con người của Rousseau, song những
luận điểm của Rousseau đã được sử dụng trong cuốn sách làm minh chứng
cho các kết luận của tác giả.


12

Lịch sử của những phát kiến về quyền con người (Inventing Human
Rights – A History) của Lynn Hunt (W.W. Norton & Company Ltd, London,
2008). Trong cuốn sách này, Lynn Hunt khơng trình bày quyền con người

theo các giai đoạn lịch sử mà đi vào những nội dung cơ bản của vấn đề. Tư
tưởng về quyền con người của Rousseau cũng là một trong những nội dung
được phản ánh. Tác giả đã tìm hiểu một cách cặn kẽ khái niệm quyền con
người, các luận điểm của Rousseau về quyền con người, đặc biệt là quyền tự
do, bình đẳng. Cũng với cuốn sách này, tác giả đã khẳng định cụm từ quyền
của con người (rights of the man) bắt đầu được biết đến nhiều hơn ở Pháp sau
khi tác phẩm Du Contrat Social (Bàn về khế ước xã hội) của Rousseau ra đời
năm 1762.
Ở Việt Nam, tư tưởng về quyền con người cũng được quan tâm nghiên
cứu. Điển hình là cuốn Triết học chính trị về quyền con người của Nguyễn
Văn Vĩnh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Mặc dù mục đích
chủ yếu của cuốn sách là phân tích thực trạng vấn đề quyền con người và một
số giải pháp nhằm đảm bảo, phát huy quyền con người ở Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, tác giả cũng dành chương 1 để khái quát sự phát triển tư duy chính
trị về quyền con người trong lịch sử nhân loại, trong đó có tư tưởng về quyền
con người của các triết gia Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII và Rousseau. Ở đây,
chúng ta cũng có thể tìm thấy được một số điểm cơ bản phản ánh nội dung,
giá trị của tư tưởng về quyền con người của Rousseau.
Cơng trình tiếp theo là cuốn Tư tưởng về quyền con người (Tuyển tập
tư liệu thế giới và Việt Nam) của các tác giả Lã Khánh Tùng, Vũ Công Giao,
Nguyễn Anh Tuấn (2011) thuộc Trung tâm nghiên cứu quyền con người –
quyền công dân, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, 2011. Cuốn sách đã
trình bày một cách có hệ thống lịch sử phát triển của nhận thức và tư tưởng về
quyền con người của nhân loại cũng như của dân tộc Việt Nam. Ở phần I của


13

cuốn sách, các tác giả đã tuyển chọn những văn kiện, đoạn trích và tuyên bố
mang tính chất tiêu biểu phản ánh tư tưởng về quyền con người. Khi giới

thiệu tư tưởng của Rousseau về quyền con người, cuốn sách đã lược trích tác
phẩm Bàn về khế ước xã hội, nhấn mạnh những điểm quan trọng phản ánh tư
tưởng về quyền con người.
Kế tiếp là cơng trình Chủ nghĩa xã hội và quyền con người của Đặng
Dũng Chí và Hồng Văn Nghĩa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2014. Phần I của cuốn sách trình bày Lịch sử hình thành và phát triển quyền
con người. Các tác giả nhận định một số các triết gia thời kỳ cận đại như
Hobbes, Locke, Montesquieu và Rousseau… đều xem bản chất con người là
bản chất tự nhiên của nó, và vì vậy:
trạng thái tự nhiên của con người được các nhà tư tưởng thời kỳ này coi
là tư tưởng hạt nhân trong việc xây dựng các học thuyết về nhà nước,
chính trị - xã hội… Do vậy, con người – chủ thể đích thực của quyền –
ngay từ khi sinh ra đã có quyền rồi và quyền đó mang tính “tạo hóa”,
“bẩm sinh”, “tự nhiên” chứ khơng phải do Thượng đế hay một lực
lượng siêu nhiên, bên ngoài nào sản sinh hay ban tặng. Chính vì thế
“pháp luật tự nhiên” đứng trên, cao hơn “pháp luật nhà nước (Đặng
Dũng Chí - Hồng Văn Nghĩa, 2014, tr.27).
Cuốn sách này cũng đã tìm ra điểm tiếp nối giữa các tư tưởng về quyền
con người của nhân loại với vấn đề quyền con người trong chủ nghĩa xã hội.
Với các cơng trình nghiên cứu tư tưởng về quyền con người giai đoạn
Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, có thể kể đến cuốn Cách mạng Pháp và quyền
con người (French Revolution and Human Rights) của Lynn Hunt
(Bedford/St.Martin’s, Boston, 1996). Cơng trình này thuộc loạt sách về lịch
sử và văn hóa của Bedford, ở đó tác giả đã đi tìm mối liên hệ giữa tư tưởng về
quyền con người của các triết gia Khai sáng Pháp, trong đó có Rousseau với


14

thắng lợi của Đại Cách mạng Pháp năm 1789. Cũng trong loạt sách đã nêu

cịn có cơng trình Thời kỳ Khai sáng (The Enlightenment) của Margaret
C.Jacob (Bedford/St.Martin’s, Boston, 2001). Cuốn sách phản ánh thành tựu
của thời kỳ Khai sáng và đóng góp của của các nhà triết học Khai sáng nói
chung, Rousseau nói riêng. Cuốn sách cũng lược trích tác phẩm Bàn về khế
ước xã hội (Du Contrat Social, 1762) của Rousseau. Do được trình bày ngắn
gọn nên dung lượng kiến thức trong hai cuốn sách này còn hạn chế, song
cũng góp phần quan trọng trong việc cung cấp tư liệu và định hướng cho việc
nghiên cứu tư tưởng về quyền con người của Rousseau.
Cùng hướng nghiên cứu này là cơng trình Nền dân chủ thời kỳ Khai
sáng: Triết học, cách mạng và quyền con người, 1750 – 1790 (Democratic
Enlightenment: Philosophy, Revolution, and Human Rights, 1750 – 1970),
Oxford University Press, 2012 của Jonathan Israel – giáo sư Đại học
Princeton. Cuốn sách khai thác những vấn đề liên quan đến nền dân chủ mà
đồng hành với nó là triết học, cách mạng và quyền con người. Điều đó được
thực hiện qua việc phân tích tư tưởng của các triết gia Khai sáng (Diderot,
Voltaire, Rousseau, Kant, Hollbach…) cũng như sự chuyển biến cách mạng
tại những quốc gia Tây Âu trong giai đoạn này. Tác giả cũng phân tích đặc
điểm cơ bản của tư tưởng về quyền con người triết học Khai sáng Pháp và
Rousseau, giá trị của tư tưởng đó đối với cuộc Đại Cách mạng Pháp năm
1789 làm rung chuyển nước Pháp. Tuy nhiên, do đối tượng, phạm vi nghiên
cứu khá rộng, nên cuốn sách chưa thật sự làm nổi bật tư tưởng về quyền con
người của Rousseau.
Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII cũng là hướng nghiên cứu thu
hút sự quan tâm của các nhà khoa học Việt Nam. Có thể kể đến Luận án tiến
sĩ Góp phần tìm hiểu tư tưởng nhân văn của các nhà triết học Khai sáng
Pháp và ảnh hưởng của nó đến các nhà yêu nước Việt Nam của Võ Thị Dung,


15


Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh, 2002. Luận án trình bày nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn
trong triết học Khai sáng Pháp thông qua một số triết gia tiêu biểu như
Voltaire, Rousseau, Montesquieu; ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn trong
triết học Khai sáng Pháp đến các nhà yêu nước ở Việt Nam thế kỷ XX; quá
trình hình thành tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà tư tưởng
nhân văn Khai sáng Pháp là một thành tố quan trọng. Kết quả nghiên cứu của
luận án đã làm sáng tỏ những nội dung của triết học Khai sáng Pháp, trong đó
tư tưởng của Rousseau về vấn đề con người, xã hội và ý nghĩa lý luận, thực
tiễn của nó. Những nội dung mà cơng trình đề cập phần nào giúp chúng ta
hiểu hơn về tư tưởng về quyền con người của Rousseau.
Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng
của Jean – Jacques Rousseau nói chung, trong đó có tư tưởng về quyền
con người
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, khơng nhiều nhà tư tưởng có thể để
lại những dấu ấn khó thể xóa nhịa như Rousseau. Những tác phẩm của ông
đã được dịch sang nhiều thứ tiếng và là nguồn tư liệu quý báu cho các nhà
khoa học khi nghiên cứu tư tưởng của Rousseau nói chung, tư tưởng về quyền
con người nói riêng. Ở Việt Nam, tác phẩm Émile ou De l'éducation được Lê
Hồng Sâm, Trần Quốc Dương dịch dưới tên Émile hay là về giáo dục; tác
phẩm Les Confessions được Lê Hồng Sâm dịch và giới thiệu dưới tên Những
lời bộc bạch. Đặc biệt tác phẩm Du contrat social được Hoàng Thanh Đạm
dịch với tên Bàn về khế ước xã hội, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh ấn
hành năm 1992, sau đó được Nhà xuất bản Lý luận chính trị tái bản năm
2004. Năm 2013, nhà xuất bản Tri thức tiếp tục cho ấn hành bản dịch của
Dương Văn Hóa với tên Khế ước xã hội…


16


Ở các bản dịch đã nêu, các dịch giả, các nhà nghiên cứu đều có những
bài viết giới thiệu khái quát về Rousseau và những tư tưởng chủ đạo của ông
thể hiện trong tác phẩm. Có thể kể đến lời giới thiệu và bài viết so sánh giữa
tư tưởng của Rousseau và Montesquieu của Hoàng Thanh Đạm in kèm trong
bản dịch Bàn về khế ước xã hội; lời giới thiệu của Bùi Văn Nam Sơn in kèm
trong bản dịch Émile hay là về giáo dục; lời giới thiệu của Lê Hồng Sâm in
kèm trong bản dịch Những lời bộc bạch. Mặc dù những bài viết giới thiệu này
có dung lượng hạn chế, song có thể được xem là những cơng trình khoa học
thật sự, thể hiện khát khao tìm hiểu tư tưởng của Rousseau, trong đó có tư
tưởng về quyền con người.
Việc nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Rousseau cũng
được phản ánh qua nhiều cơng trình có giá trị, điển hình là cuốn Một số nhà
triết học Pháp và Anh: Decarters – Rousseau – Voltaire – Hobbes (French
and English philosophers: Decarters – Rousseau – Voltaire – Hobbes)
Kessinger Publishing, Montana, 2004. Cuốn sách được in lại từ phiên bản
1910, biên tập bởi Charles W. Eliot do PF Collier và con trai giữ bản quyền.
Tác phẩm đã giới thiệu một cách khái quát những thành tựu trong nghiên cứu
xã hội và con người của Rousseau, lược trích một tác phẩm nổi tiếng của ông
là Luận về nguồn gốc và nền tảng của sự bất bình đẳng ở con người
(Discours sur l’origine et les fondements de l’inégalité parmi les hommes).
Tiếp theo có thể kể đến tác phẩm Jean- Jacques Rousseau, được Bùi
Xuân Linh dịch từ chương I, VI, VIII, XXXV của tập X trong bộ Lịch sử văn
minh của ông bà Will và Ariel Durant, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính và giới
thiệu (Nhà xuất bản Đại học quốc gia TPHCM, 2015). Cuốn sách được bố cục
làm 5 chương, với các tiêu đề như Rousseau – Kẻ lang thang, Rousseau – Kẻ
lãng mạn, Rousseau – Triết gia, Rousseau – Kẻ bị ruồng bỏ, Đoạn cuối. Với
phong cách văn học sử, cuốn sách đã cho ta thấy những nỗ lực của Rousseau
khi vượt qua những khó khăn trong cuộc sống thường ngày, những ý tưởng



17

tiến bộ và cách mạng của ơng; cuốn sách cịn mơ tả cả sự phản ứng của chính
quyền đương thời và những người bạn của Rousseau trong nhóm Bách khoa
tồn thư với tư tưởng và thái độ sống của ông. Ở đây, tư tưởng vì con người,
đấu tranh cho tự do của con người và thái độ thiếu thiện cảm với tư hữu và
bất bình đẳng của Rousseau được thể hiện rất rõ nét.
Năm 1978, nhà xuất bản Văn hóa đã cho ấn hành cuốn Giăng – Giắc
Ru - xô của Phùng Văn Tửu. Cuốn sách được chia làm hai phần: Phần 1 có
tựa đề Con đường đến với văn học; Phần 2 có tựa đề Viết văn là để chiến đấu.
Mặc dù mục đích của cuốn sách là mơ tả cuộc đời của Rousseau từ những
ngày thơ ấu đến khi trở về Paris, qua đó nhìn nhận những đóng góp lớn của
ơng đối với văn học Pháp nói riêng, văn học phương Tây nói chung. Tuy vậy,
trên phương diện lý luận, cuốn sách cũng vạch rõ những giá trị nhân văn và
khát vọng đấu tranh vì tự do cho con người của Rousseau. Từ chương V đến
chương IX, cuốn sách đã dành một dung lượng khá lớn trình bày hoàn cảnh ra
đời, nội dung cốt lõi của những tác phẩm gắn liền với tên tuổi Rousseau, đồng
thời cũng là những tác phẩm phản ánh tư tưởng về quyền con người của ơng.
Ngồi các cuốn sách đã nêu, tư tưởng của Rousseau, trong đó có tư
tưởng về quyền con người cũng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
và phản ánh qua các luận văn, luận án, bài viết khoa học. Điển hình như Luận
án tiến sỹ Triết học chính trị của Jean – Jacques Rousseau và ý nghĩa của nó
của Dương Thị Ngọc Dung thực hiện tại Trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009. Luận án đã
xem các vấn đề liên quan đến quyền con người là một nội dung gắn bó với
triết học chính trị, từ đó nghiên cứu các tiền đề, điều kiện hình thành triết học
chính trị của Rousseau. Luận án cũng trình bày các quan điểm của Rousseau
về bất bình đẳng, về việc thiết lập một nhà nước mà quyền lực thuộc về nhân
dân, kiến tạo mẫu người hướng tới tự do. Có thể nói, song qua việc phân tích



×