Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Bai thuc hanh huong dan su dung phan he quan ly hoc sinh cap THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 43 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Phiên bản 1.2.0. Hà Nội, tháng 8 năm 2012.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> NHỮNG NGƯỜI BIÊN SOẠN Nhóm biên soạn:. Nguyễn Duy Hưng Nguyễn Bạch Đằng Bùi Thị Thúy. Chủ trì biên soạn và hiệu đính: Nguyễn Thị Thái.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> MỤC LỤC PHẦN 1: HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT....................................................................................................................................6 1. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH...........................................................................................................................................6 2. YÊU CẦU PHẦN CỨNG............................................................................................................................................6 3. HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT.............................................................................................................................................6 PHẦN 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHÂN HỆ QUẢN LÝ HỌC SINH.....................................................................21 CẤP PHÒNG/SỞ - BDEMIS..........................................................................................................................................21 1. GIAO DIỆN CHƯƠNG TRÌNH................................................................................................................................21 2. TÌM HIỂU GIAO DIỆN CHƯƠNG TRÌNH.............................................................................................................21 2.1. Thanh menu chương trình..............................................................................................................................21 2.2. Thanh trạng thái.............................................................................................................................................22 PHẦN 3: CÁC CHỨC NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH CẤP PHÒNG/SỞ.................23 1. MENU HỆ THỐNG...................................................................................................................................................23 1.1. Kết nối máy của CSDL...................................................................................................................................23 1.2. Nhập CSDL từ các đơn vị cấp dưới................................................................................................................24 1.3. Xuất dữ liệu lên cấp trên................................................................................................................................25 1.4. Thoát chương trình.........................................................................................................................................26 2. MENU THÔNG TIN HỌC SINH..............................................................................................................................27 2.1. Hồ sơ học sinh................................................................................................................................................27 2.2. Bảng tổng kết học lực và hạnh kiểm theo trường...........................................................................................28 2.3. Tìm kiếm.........................................................................................................................................................28 3. TỔ CHỨC THI...........................................................................................................................................................31 3.1. Đăng ký kỳ thi................................................................................................................................................31 3.2. Đăng ký môn thi.............................................................................................................................................32 3.3. Tạo danh sách học sinh..................................................................................................................................32 3.4. Tạo danh sách phòng thi................................................................................................................................35 3.5. Xếp phòng thi cho học sinh............................................................................................................................36 3.6. Nhập học sinh bỏ thi......................................................................................................................................38 3.7. Xuất hồ sơ thi để nhập điểm...........................................................................................................................39 3.8. Nhập điểm thi.................................................................................................................................................39 4. THỐNG KÊ BÁO CÁO.............................................................................................................................................40 5. TRỢ GIÚP..................................................................................................................................................................44.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Lời giới thiệu Hệ thống thông tin giáo dục ở Việt Nam đang tồn tại nhiều bất cập, từ qui chuẩn thông tin, qui trình thu thập đến cơ chế kiểm soát tính chính xác, tính đầy đủ, xác thực của thông tin. Tham gia vào giáo dục là một tổ hợp đa dạng các cơ quan quản lý, các tổ chức chính trị xã hội, các nhà tài trợ, các doanh nghiệp và cả xã hội. Dù mỗi tổ chức, cá nhân có những mối quan tâm riêng nhưng đều có chung một mong muốn là có được các thông tin dữ liệu giáo dục tin cậy, kịp thời và dễ dàng. Các công cụ quản lý hoặc thu thập dữ liệu giáo dục hiện thời được phát triển tự phát, nhỏ lẻ nhằm giải quyết các tác nghiệp đơn trên một qui mô cục bộ. Với cùng một bài toán nghiệp vụ, các đơn vị phát triển khác nhau sử dụng các qui chuẩn khác nhau. Bất cập lớn nhất của các phần mềm này là không thể tổng hợp và cung cấp thông tin lên các cơ quan quản lý cấp trên. Từ năm 2006 đến 2012, với sự hỗ trợ của Cộng đồng châu Âu (EU), Bộ GDĐT đã triển khai thực hiện Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM). Một trong những mục tiêu trọng tâm của Dự án là xây dựng một hệ thống công cụ quản lý thông tin chuẩn mực để sử dụng thống nhất trong ngành (EMIS, PMIS và VEMIS). Trong bối cảnh Chính phủ đang nỗ lực triển khai các hoạt động cải cách hành chính, tin học hóa quản lý, Hệ thống công cụ quản lý thông tin giáo dục thống nhất sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lý trung ương, địa phương và các cơ quan quản lý giáo dục thực hiện các chức năng quản lý trên cơ sở một hệ thống dữ liệu tin cậy, kịp thời, thống nhất chuẩn mực theo cả chiều dọc và chiều ngang; phục vụ nhu cầu quản lý đa tầng, đa chiều của nhiều đối tượng tương ứng với nhiệm vụ, chức năng riêng của từng bên. Việc triển khai thực hiện thống nhất Hệ thống thông tin giáo dục nhằm đổi mới quy trình thu thập, quản lý, lưu trữ, cung cấp và phổ biến thông tin giáo dục; đảm bảo độ chính xác của dữ liệu; giảm chi phí và tiết kiệm các nguồn lực dành cho việc thu thập thông tin giáo dục của các cơ quan quản lý nhà nước thông qua nguyên tắc dữ liệu được nhập một lần bởi các cơ sở giáo dục và được sử dụng nhiều lần bởi các cơ quan có liên quan. Hệ thống này được coi là cơ sở nền tảng để xây dựng và hoàn thiện Cơ sở dữ liệu điện tử dùng chung về giáo dục. Hệ thống sẽ hỗ trợ việc khai thác, tìm kiếm thông tin giáo dục nhằm đảm bảo tính thống nhất trên toàn quốc. Cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục sẽ tích hợp, phân tích và phổ biến cho các bên quan tâm nhằm đưa ra các quyết định hỗ trợ giáo dục một cách hiệu quả và đúng mục tiêu. Ngày 13 tháng 2 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 558/QĐ-BGDĐT về việc sử dụng thống nhất phần mềm VEMIS trong các trường phổ thông nhằm xây dựng Cơ sở dữ liệu điện tử dùng chung về giáo dục. Theo Quyết định, Hệ thống phần mềm quản lý trường học VEMIS có các phân hệ sau: 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7.. Phân hệ Quản lý học sinh; Phân hệ Quản lý thư viện; Phân hệ Quản lý thiết bị; Phân hệ Quản lý nhân sự; Phân hệ Quản lý giảng dạy; Phân hệ Quản lý tài chính –tài sản; Phân hệ giám sát – đánh giá (M&E);.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Sử dụng hệ thống này, hiệu trưởng sẽ tiết kiệm được thời gian trong việc nắm bắt và giám sát diễn biến và kết quả các hoạt động trong nhà trường và chuẩn bị các báo cáo theo yêu cầu của cấp trên. Nếu thông tin được cập nhập đầy đủ vào hệ thống, các hiệu trưởng sẽ có được các thông tin chính xác về tình trạng hoạt động của cả trường, chất lượng giáo dục của từng khối, lớp, giáo viên để từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh thích hợp. Để hỗ trợ người sử dụng một cách thiết thực, trong phạm vi cuốn sách này, chúng tôi không đề cập đến những kiến thức và kỹ năng cơ bản của máy tính và hệ thống mạng mà chỉ giới thiệu những thao tác cơ bản nhất phục vụ cho việc sử dụng phần mềm VEMIS để phục vụ người sử dụng thực hiện những công việc hàng ngày. Trong quá trình thực hiện, chắc chắn sẽ có những khó khăn nảy sinh liên quan đến người sử dụng. Yêu cầu đặt ra đối với tất cả những người tham gia vào hệ thống là cần hiểu rõ các lợi ích to lớn và lâu dài của việc sử dụng hệ thống VEMIS để sử dụng vào các lĩnh vực hoạt động của nhà trường. Việc tiếp cận để làm chủ hệ thống này là một yêu cầu mang tính thách thức, nhưng lại là đòi hỏi mang tính cấp bách nhằm đáp ứng những nhu cầu quản lý mới đang ngày càng gia tăng. Dự án SREM trân trọng giới thiệu Bộ Tài liệu Hướng dẫn sử dụng các phân hệ trong hệ thống phần mềm quản lý trường học VEMIS tới các cán bộ sử dụng hệ thống. Hy vọng Bộ Tài liệu này sẽ hỗ trợ bước đầu cho những người mới tiếp cận với Hệ thống phần mềm VEMIS. Nhân dịp này, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến hàng trăm cán bộ, giáo viên từ các tỉnh thành trong cả nước đã cộng tác, giúp đỡ, hỗ trợ Dự án xây dựng thành công Hệ thống này. Chúc các đ/c thành công.. BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN SREM.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> PHẦN 1: HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT 1. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH Hệ thống phần mềm Quản lý Học sinh phiên bản cấp Phòng/Sở - BDEMIS được xây dựng trên nền Window form với ngôn ngữ lập trình C#, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server 2005.. 2. YÊU CẦU PHẦN CỨNG + CPU: Pentium.IV trở lên. + RAM: tối thiểu là 512 MB. + Đĩa cứng (ổ C): tối thiểu trống 2 Gb. + Hệ điều hành: Microsoft Windows, thấp nhất là phiên bản XP Service Pack 2.. 3. HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT 3.1. Chuẩn bị các điều kiện cài đặt 3.1.1. Tạm thời tắt toàn bộ các chương trình diệt virut (sau khi cài đặt xong lại bật lại và sử dụng bình thường). Nguyên nhân: chương trình diệt virut có chức năng bảo mật, có thể chặn cổng 4430 truy cập vào CSDL của SQL Server 2005, làm ảnh hưởng đến quá trình thao tác với CSDL (cài đặt hoặc nâng cấp chương trình). Mặc dù chương trình có thể vẫn báo đã cài đặt thành công nhưng một số chức năng có thể đã bị chặn lại. 3.1.2. Tắt chương trình Firewall (tường lửa). Nguyên nhân: chương trình Firewall cũng là chương trình bảo mật của hệ điều hành Windows. Tương tự như chương trình diệt virut, Firewall sẽ chặn cổng 4430 truy cập vào CSDL của SQL Server 2005, vì vậy, quá trình thao tác với CSDL (cài đặt hoặc nâng cấp chương trình) cũng sẽ không thành công. Để cài đặt thành công, NSD tạm thời tắt chương trình này trước khi thực hiện cài đặt hệ thống BDEMIS, sau khi cài đặt xong có thể bật lại và sử dụng bình thường. Các bước thực hiện: Đối với Windows XP -. Vào “Start/Settings/Control Panel”. Hình 1.3.1.2.1 – Màn hình giao diện Control Panel.. -. Chọn “Security Center”.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Hình 1.3.1.2.2 – Màn hình giao diện Security Center.. -. Chọn “Windows Firewall”. Hình 1.3.1.2.3 – Màn hình giao diện Windows Firewall.. -. Chuyển từ chế độ “On (recommended)” sang chế độ “Off (not recommended)”.. -. Chọn “OK” để hoàn thành thao tác tắt chương trình Firewall. Đối với Windows 7 hoặc Windows Vista. -. Vào “Start/Control Panel”. Hình 1.3.1.2.4 – Giao diện màn hình Control Panel Windows 7 và Windows Vista.. -. Chọn chế độ hiển thị View by: Small icons. -. Bấm vào nút “Windows Firewall”.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Hình 1.3.1.2.5 – Màn hình giao diện Windows Firewall Windows 7 và Windows Vista.. -. Chọn “Turn Windows Firewall on or off”. Hình 1.3.1.2.6 – Màn hình giao diện thay đổi tính năng Windows Firewall Windows 7 và Windows Vista.. -. Chuyển tất cả từ chế độ “Turn on Windows Firewall” về chế độ “Turn off Windows Firewall (not recommended)”.. -. Bấm vào nút “OK” để hoàn thành thao tác tắt chương trình Firewall trên Windows 7 và Windows Vista.. 3.1.3. Đối với Windows 7 hoặc Windows Vista: tắt chương trình bảo mật của hệ thống “User Account Control Settings”. Nguyên nhân: tương tự như chương trình bảo mật Firewall hoặc chương trình diệt virut thì chương trình bảo mật của hệ điều hành Windows 7 và Windows Vista (User Accout Control Settings) cũng sẽ chặn cổng 4430 truy cập vào CSDL SQL Server 2005 và làm cho quá trình cài đặt cũng như nâng cấp chương trình BDEMIS không thành công. Thực hiện như sau: - Vào “Start/Control Panel”..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Hình 1.3.1.3.1 – Màn hình giao diện Control Panel Windows 7 và Windows Vista.. -. Chọn chế độ hiển thị View by: Small icons. -. Bấm vào nút “User Accounts”. Hình 1.3.1.3.2 – Màn hình giao diện User Accout.. -. Bấm vào nút “Change User Account Control settings”. Hình 1.3.1.3.3 – Màn hình giao diện thay đổi độ bảo mật Windows.. -. Hạ mức bảo mật từ mức 2 xuống mức thấp nhất (Never notify).. -. Chọn “OK” để hoàn thành thao tác tắt chế độ bảo mật của Windows 7 và Windows Vista.. 3.1.4. Khởi động dịch vụ (services) SQL Server Browser -. Chọn “Start/Run” hoặc nhấn tổ hợp phím. +R.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> -. Đánh lệnh “Services.msc”. Hình 1.3.1.4.1 – Màn hình giao diện cửa sổ RUN.. -. Bấm vào nút “OK”. Hình 1.3.1.4.2 – Màn hình giao diện Services.. -. Chọn đến dòng “SQL Server Bowser”. Hình 1.3.1.4.3 – Màn hình giao diện khởi động dịch vụ SQL Browser.. -. Bước 1 (B1): chuyển từ chế độ “Disabled” sang chế độ “Automatic” – cho phép dịch vụ tự động khởi động cùng với Windows;. -. Bước 2 (B2): bấm vào nút “Apply” – áp dụng sự thay đổi;. -. Bước 3 (B3): bấm vào nút “Start” – khởi động dịch vụ;. -. Bước 4 (B4): bấm vào nút “OK” – hoàn thành thao tác khởi động dịch vụ SQL Server Browse.. 3.2. Hướng dẫn cài đặt môi trường  Lưu ý: không cài đặt trực tiếp từ đĩa chương trình, phải copy toàn bộ nội dung đĩa cài đặt vào trong máy tính (không nên copy ra màn hình desktop hoặc trong ổ đĩa cài hệ điều hành windows)..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Sau khi copy toàn bộ nội dung đĩa cài vào máy tính, chọn chạy file “CaiDatMoiTruongVEMIS.exe”. Hình 1.3.2.1 – Màn hình giao diện giới thiệu dự án SREM.. -. Bấm vào nút “Accept”. Hình 1.3.2.2 – Màn hình giao diện chấp nhận cài đặt môi trường.. -. Bấm vào nút “Install” (Với Windows 7 và Windows Vista sẽ không xuất hiện bước này). Hình 1.3.2.3 – Chấp nhận cài đặt .NET Framework 3.5. -. Bấm vào nút “Accept”.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Hình 1.3.2.4 – Chấp nhận cài đặt Crystal Reports. Chương trình đọc báo cáo hệ thống BDEMIS -. Bấm vào nút “Accept”. Hình 1.3.2.5 – Chấp nhận cài đặt Report Viewer Chương trình đọc báo cáo hệ thống PEMIS. -. Bấm vào nút “Accept”. Hình 1.3.2.6 – Chấp nhận cài đặt SQL Server 2005 Chương trình lưu trữ CSDL. -. Bấm vào nút “Accept”.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Hình 1.3.2.7 – Chấp nhận cài đặt Crystal Reports phiên bản cập nhật. -. Bấm vào nút “Install” (Với Windows 7 và Windows Vista sẽ không xuất hiện bước này). Hình 1.3.2.8 – Tiến trình cài đặt .NET Framework 3.5. Hình 1.3.2.9 – Tiến trình cài đặt Crystal Reports. Hình 1.3.2.10 – Tiến trình cài đặt Report Viewer. Hình 1.3.2.11 – Tiến trình cài đặt SQL Server 2005.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Hình 1.3.2.12 – Cài đặt Framework. - Bấm vào nút “Next” để tiếp tục.. Hình 1.3.2.3 – Chọn thư mục cài đặt Framework. - Bấm vào nút “Next” để tiếp tục.. Hình 1.3.2.14 – Xác nhận cài đặt Framework. - Bấm vào nút “Next” để tiếp tục..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Hình 1.3.2.15 – Hoàn thành cài đặt Framework. - Bấm vào nút “Close” để hoàn thành cài đặt Framework và cài đặt môi trường. Lưu ý: Môi trường chỉ cài đặt một lần duy nhất, khi gỡ bỏ chỉ gỡ bỏ chương trình, không gỡ bỏ môi trường..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 3.3. Hướng dẫn cài đặt chương trình BDEMIS - Trong thư mục cài đặt chương trình: Bấm vào nút file cài đặt “BDEMIS_Setup_1.2.0_x86_DevExpress10.exe”. Hình 1.3.3.1 – Màn hình giao diện chào mừng đến với bộ cài đặt BDEMIS.. -. Bước 1: bấm vào nút “Next” để tiếp tục cài đặt.. Hình 1.3.3.2 – Màn hình giao diện giới thiệu các phiên bản BDEMIS.. -. Bước 2: bấm vào nút “Next” để tiếp tục cài đặt.. Hình 1.3.3.3 – Màn hình giao diện giới thiệu về dự án SREM.. - Bước 3: bấm vào nút “Tôi đã đọc thông tin cơ bản về SREM”, chọn “Next” để tiếp tục cài đặt. -. Bước 4: Có 2 trường hợp: TH1: cài đặt đầy đủ: chương trình sẽ mặc định cài đặt toàn bộ các phân hệ trên cùng một máy tính..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> TH2: cài đặt có sự lựa chọn: chương trình cho phép cài đặt riêng lẻ từng phân hệ. 3.3.1. TH1 – Cài đặt đầy đủ. Hình 1.3.3.1.1 – Màn hình giao diện lựa chọn cài đặt.. -. Bước 4.1: bấm vào nút “Cài đặt đầy đủ …”; Chọn “Next” để tiếp tục cài đặt.. Hình 1.3.3.1.2 – Màn hình giao diện cài đặt đầy đủ phân hệ BDEMIS.. -. Bước 5.1: bấm vào nút “Next” để tiếp tục cài đặt.. Hình 1.3.3.1.3 – Màn hình giao diện lựa chọn máy chủ cài đặt CSDL BDEMIS.. -. Bước 5.2: bấm vào nút vào ô “Cài đặt dữ liệu”, chọn tên máy chủ cài đặt CSDL, sau đó bấm vào nút “Chọn” để tiếp tục cài đặt..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Hình 1.3.3.1.4 – Màn hình giao diện lựa chọn cài đặt CSDL.. -. Bước 5.3: bấm vào nút toàn bộ CSDL trong danh sách, sau đó chọn “Next” để tiếp tục cài đặt.. Hình 1.3.3.1.5 – Màn hình giao diện giới thiệu địa chỉ liên hệ đơn vị trực tiếp phát triển phần mềm.. -. Bước 6: bấm vào nút “Next” để tiếp tục cài đặt.. Hình 1.3.3.1.6 – Màn hình giao diện cài đặt thành công chương trình BDEMIS.. -. Bước 7: bấm vào nút “Finish” để hoàn thành cài đặt chương trình..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 3.3.2. TH2 – Cài đặt có sự lựa chọn. Hình 1.3.3.2.1 – Màn hình giao diện lựa chọn cài đặt CSDL.. -. Bước 4.1: bấm vào nút “Cài đặt có sự lựa chọn (Dành cho máy trạm – client)”, sau đó chọn “Next” để tiếp tục cài đặt.. Hình 1.3.3.2.2 – Màn hình giao diện lựa chọn cài đặt các phân hệ sử dụng.. -. Bước 4.2: chọn cài đặt các phân hệ sử dụng. o Lựa chọn 1: cài đặt tất cả - cả chương trình và CSDL. + Bấm vào nút tất cả trong danh sách “Chọn phân hệ cài đặt”, sau đó chọn “Next” để tiếp tục cài đặt. + Tiếp tục cài đặt theo các bước từ “Bước 5.1” đến “Bước 7” giống (TH1). o Lựa chọn 2: chỉ cài đặt riêng chương trình. + Bấm vào nút BDEMIS Student: lựa chọn cài đặt phân hệ “Quản lý học sinh cấp Phòng/Sở”. System: lựa chọn cài đặt phân hệ “Quản trị hệ thống cấp Phòng/Sở”. + Bấm vào nút Uninstall: lựa chọn cài đặt phần gỡ bỏ chương trình BDEMIS. + Tiếp tục cài đặt theo các bước từ “Bước 6” đến “Bước 7” giống (TH1). o Lựa chọn 3: chỉ cài đặt riêng CSDL. + Chỉ bấm vào nút duy nhất “Database”: lựa chọn cài đặt riêng CSDL..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> + Tiếp tục cài đặt theo các bước từ “Bước 5.1” đến “Bước 7” giống (TH1). Sau đó, bấm vào nút “Next” để tiếp tục cài đặt..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> PHẦN 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHÂN HỆ QUẢN LÝ HỌC SINH CẤP PHÒNG/SỞ - BDEMIS 1. GIAO DIỆN CHƯƠNG TRÌNH Sau khi cài đặt xong chương trình “Quản lý học sinh (QLHS) cấp Phòng/Sở”, để mở chương trình, chọn bấm đúp vào biểu tượng. trên màn hình desktop.. Hình 2.1.1: Giao diện chính của phân hệ quản lý học sinh cấp Phòng/Sở.. 2. TÌM HIỂU GIAO DIỆN CHƯƠNG TRÌNH Giao diện chương trình được chia làm hai phần chính: menu chương trình và thanh trạng thái.. 2.1. Thanh menu chương trình Trên cùng là menu chính chứa các chức năng chính của chương trình, (Hình 2.2.1) bao gồm:. Hình 2.2.1: Các menu chính của chương trình.. 1. Hệ thống: gồm các chức năng -. Kết nối máy chủ cơ sở dữ liệu (CSDL): thực hiện kết nối máy chủ chứa CSDL.. -. Nhập CSDL từ các đơn vị cấp dưới: đọc file dữ liệu .xml từ các cấp trực thuộc (đơn vị cấp dưới) gửi lên.. -. Xuất dữ liệu lên cấp trên: xuất dữ liệu đơn vị mình ra file .xml để gửi lên cấp cao hơn.. -. Thoát chương trình: thoát khỏi chương trình QLHS cấp Phòng/Sở. 2. Thông tin học sinh: gồm các chức năng. -. Hồ sơ học sinh: để NSD khai thác thông tin chi tiết của từng học sinh đến từng trường, từng lớp của đơn vị trường trực thuộc..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> -. Bảng tổng kết học lực và hạnh kiểm theo trường: để NSD khai thác thông tin chi tiết về học lực, hạnh kiểm của từng học sinh theo lớp và theo trường.. -. Tìm kiếm: để NSD tìm kiếm các thông tin về học sinh theo các tiêu chí khác nhau, phục vụ cho việc khai thác thông tin chi tiết của học sinh ở các đơn vị trường trực thuộc. 3. Tổ chức thi: gồm các chức năng. -. Đăng ký kỳ thi: để NSD đăng ký kỳ thi cho học sinh (thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp, thi nghề …).. -. Đăng ký môn thi: để NSD đăng ký môn thi cho kỳ thi được chọn.. -. Tạo danh sách học sinh: để NSD tạo danh sách học sinh cho kỳ thi.. -. Tạo danh sách các phòng thi: để NSD tạo các phòng thi cho kỳ thi.. -. Xếp phòng thi cho học sinh: để NSD xếp học sinh vào các phòng thi.. -. Nhập học sinh bỏ thi: để NSD quản lý danh sách các em học sinh bỏ thi trong đợt thi đó.. -. Xuất hồ sơ để nhập điểm: để NSD xuất hồ sơ học sinh trong kỳ thi để giáo viên nhập điểm thi cho học sinh.. -. Nhập điểm thi: để NSD dùng file excel đã nhập điểm, đọc điểm thi của học sinh vào chương trình. 4. Thống kê báo cáo. Chương trình sẽ liệt kê toàn bộ các mẫu báo cáo để NSD khai thác thông tin, thống kê và tổng hợp số liệu của các đơn vị trường trực thuộc, phục vụ cho công tác quản lý cũng như để báo cáo lên các cấp quản lý cao hơn. 5. Trợ giúp: là chức năng hỗ trợ NSD trong suốt quá trình làm việc với chương trình. Xem thông tin chương trình giúp xác định phiên bản chương trình đang sử dụng.. 2.2. Thanh trạng thái Dưới cùng màn hình là thanh trạng thái với một số thông tin về trạng thái của chương trình như Mã đơn vị, Tên đơn vị, Năm học và Thông tin về học kỳ hiện thời.. Hình 2.2.2: Thanh trạng thái..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> PHẦN 3: CÁC CHỨC NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỌC SINH CẤP PHÒNG/SỞ 1. MENU HỆ THỐNG. Hình 3.1: Các chức năng trong menu “Hệ thống”.. 1.1. Kết nối máy của CSDL  Mục đích: NSD dùng để kết nối với máy chủ chứa CSDL.  Các bước thực hiện: chọn menu "Hệ thống/Kết nối máy chủ CSDL". Hình 3.1.1: Thiết lập tham số hệ thống.. Bước 1 (B1): chọn Máy chủ nơi chứa CSDL -. Nếu máy chủ chứa CSDL là máy hiện hành thì bỏ qua bước 2 (B2) và bước 3 (B3), thực hiện luôn bước 4 (B4).. -. Nếu máy chủ chứa CSDL không phải là máy hiện hành – có thể là một máy khác trong cùng hệ thống mạng LAN: Có hai cách thao tác: o Cách 1: nhập trực tiếp tên máy chủ chứa CSDL hoặc nhập địa chỉ IP máy chủ CSDL. o Cách 2: bấm vào nút vào mũi tên ở ô chọn “Máy chủ”, chương trình sẽ tự động tìm tất cả những máy chủ CSDL hiện có trên hệ thống mạng LAN. Sau đó NSD lựa chọn tên máy chủ CSDL cần thao tác. Bước 2 (B2): Chọn kiểu kết nối. -. Nếu máy chủ chứa CSDL là máy hiện hành thì giữ nguyên kiểu kết nối..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> -. Nếu máy chủ CSDL là một máy khác: chọn kiểu kết nối là “Máy chủ trong mạng nội bộ (LAN)”.. Lưu ý: Với kiểu kết nối là “Máy chủ trong mạng nội bộ (LAN)” Bắt buộc NSD phải nhập: + Tên đăng nhập vào CSDL (tên đăng nhập phải có quyền cao nhất – “sa”) vào ô “Tài khoản”. + Mật khẩu đăng nhập vào CSDL: vào ô “Mật khẩu”. Bước 3 (B3): Chọn CSDL cần kết nối. -. NSD bấm vào nút vào mũi tên lựa chọn CSDL: nên để mặc định (chọn toàn bộ CSDL).. Bước 4 (B4): thực hiện kết nối. -. NSD bấm vào nút “Kết nối”: nếu NSD chọn đúng máy chủ CSDL và máy chủ CSDL đã cài đặt đủ CSDL cho phân hệ BDEMIS thì chương trình sẽ báo kết nối thành công.. 1.2. Nhập CSDL từ các đơn vị cấp dưới  Mục đích: nạp dữ liệu từ các đơn vị trực thuộc vào hệ thống để khai thác thông tin.  Các bước thực hiện: chọn "Hệ thống/Nhập CSDL từ các đơn vị cấp dưới".. Hình 3.1.2.1 – Nạp dữ liệu từ các đơn vị cấp dưới.. -. Chọn “Nạp dữ liệu”.. Hình 3.1.2.2 – Hình chọn file dữ liệu .xml đơn vị cấp dưới.. -. Chọn đến file .xml của đơn vị trực thuộc gửi lên.. -. Chọn “Open”..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Hình 3.1.2.3 – Hình đọc dữ liệu thành công.. -. Kết thúc: đọc dữ liệu thành công.. Lưu ý 1: Một số trường hợp chương trình báo tệp dữ liệu không phải của đơn vị trực thuộc, người sử dụng cần kiểm tra lại dữ liệu danh mục trong phân hệ Quản trị hệ thống. Nếu cần thiết có thể sử dụng chức năng đồng bộ dữ liệu danh mục từ PEMIS để thiết đặt lại danh mục đơn vị chuẩn. Lưu ý 2: Khi đọc dữ liệu, nếu dữ liệu của một trường ở một năm học – học kỳ xác định đã tồn tại sẽ bị xóa và ghi đè dữ liệu mới.. 1.3. Xuất dữ liệu lên cấp trên  Mục đích: xuất dữ liệu đơn vị mình để gửi báo cáo lên cấp cao hơn.  Các bước thực hiện: chọn "Hệ thống/Xuất dữ liệu lên cấp trên".. Hình 3.1.3.1 – Xuất dữ liệu lên cấp trên.. -. Bấm vào nút “Kết xuất thông tin”.. Hình 3.1.3.2 – Chọn đường dẫn lưu file.. -. Chọn nơi lưu dữ liệu báo cáo – Thư mục chứa dữ liệu trên máy tính.. -. Đặt tên file dữ liệu báo cáo.. -. Chọn “Save” để lưu thông tin..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Hình 3.1.3.3 – Kết xuất dữ liệu thành công.. Lưu ý: Với phiên bản BDEMIS 1.2.0 đã có phần hiển thị phiên bản đang sử dụng, cảnh báo cho người sử dụng để kiểm soát việc tương thích giữa phiên bản của máy xuất dữ liệu và phiên bản của đơn vị chủ quản nhận dữ liệu.. 1.4. Thoát chương trình - Chọn “Hệ thống/Thoát chương trình”: NSD sử dụng để đóng chương trình..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 2. MENU THÔNG TIN HỌC SINH. Hình 3.2: Các chức năng trong menu “Thông tin học sinh”.. 2.1. Hồ sơ học sinh  Mục đích: NSD khai thác thông tin về học sinh của toàn bộ các đơn vị trực thuộc.  Các bước thực hiện: NSD chọn "Thông tin học sinh\Hồ sơ học sinh".. Hình 3.2.1.1 – Thông tin hồ sơ học sinh.. -. Mở danh sách học sinh của một trường trực thuộc: NSD thao tác bấm vào nút vào nút “Chọn Trường”, chọn đến trường cần xem thông tin, chương trình sẽ hiển thị danh sách toàn bộ các em học sinh thuộc trường đó.. -. Xem thông tin chi tiết của một học sinh: NSD thao tác bấm vào nút vào tên của học sinh trong danh sách: toàn bộ thông tin về cá nhân như quốc tịch, tôn giáo, quê quán, nơi ở, …; hoặc các thông tin về gia đình, sức khỏe, khen thưởng, kỷ luật … sẽ được hiển thị chi tiết tại phần bên phải của hình “3.2.1.1 – Thông tin hồ sơ học sinh”.. -. Cần chú ý rằng, NSD chỉ có quyền khai thác thông tin của học sinh, không có quyền thay đổi bất cứ thông tin nào của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 2.2. Bảng tổng kết học lực và hạnh kiểm theo trường  Mục đích: xem chi tiết về đánh giá điểm, học lực, hạnh kiểm của các em học sinh của một đơn vị trường trực thuộc.  Các bước thực hiện: chọn “Thông tin học sinh/Bảng tổng kết học lực và hạnh kiểm theo trường”.. Hình 3.2.2.1 – Thông tin chi tiết về học lực và hạnh kiểm theo trường.. Các thao tác khai thác thông tin chi tiết về học lực và hạnh kiểm của các em học sinh: -. (1): Chọn học kỳ cần xem: có 3 sự lựa chọn (học kỳ 1, học kỳ 2 và cả năm) để NSD lựa chọn.. -. (2): Chọn lớp học cần xem – chương trình sẽ hiển thị toàn bộ tên lớp học của trường đã chọn, NSD có thể chọn một lớp cụ thể để xem thông tin về học sinh.. -. NSD có thể sử dụng chức năng “In bảng điểm (3)” để in hoặc xuất ra file (Excel, pdf …) bằng cách bấm vào nút chức năng (3) – chọn in bảng điểm theo lớp học hoặc in bảng điểm từng cá nhân theo hình 3.2.2.2.. Hình 3.2.2.2 – Chọn in bảng điểm theo lớp hoặc bảng điểm cá nhân.. 2.3. Tìm kiếm  Mục đích: tìm kiếm thông tin học sinh theo các tiêu chí khác nhau như: họ tên học sinh, giới tính, học lực, hạnh kiểm …  Cách thức: chọn “Thông tin học sinh/Tìm kiếm”..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Hình 3.2.3.1 – Tìm kiếm thông tin học sinh..  Theo hình “3.2.3.1 – Tìm kiếm thông tin học sinh” sẽ được chia ra làm 3 vùng: (1) Là các phạm vi tìm kiếm thông tin và các thông tin chi tiết mà NSD cần tìm kiếm. - Thao tác: . Chọn phạm vi tìm kiếm: chương trình sẽ liệt kê tất cả các đơn vị trực thuộc để NSD lựa chọn tìm kiếm các thông tin cần thống kê.. Ví dụ: đối với đơn vị sử dụng là cấp Phòng, NSD có thể tìm kiếm trong phạm vi: + Toàn Phòng GDĐT; + Toàn khối THCS; + Toàn khối Tiểu học; + Hoặc từng trường trực thuộc của Phòng. . Chọn thông tin tìm kiếm bao gồm:. + Thông tin chung - bao gồm các thông tin như: họ và tên, điện thoại, giới tính, dân tộc, tôn giáo, email, nơi sinh, quê quán, hộ khẩu thường trú, nơi ở, diện ưu tiên, ưu đãi. + Thông tin hiện tại - bao gồm các thông tin như: lứa học sinh, chức vụ lớp, chức vụ đoàn, môn nghề phổ thông, chứng chỉ nghề đã có, ngoại ngữ, ngoại ngữ 2. + Thông tin kết quả học tập - bao gồm các thông tin như: học lực, hạnh kiểm theo học kỳ hoặc theo năm. (1) Là vùng thực hiện các thao tác tạo ra các điều kiện tìm kiếm cũng như các câu lệnh tìm kiếm và xử lý việc tìm kiếm thông tin. Vùng thông tin này được chia ra gồm: + Vùng 1: các phép toán để tạo các câu lệnh truy vấn: và, hoặc, phủ định... + Vùng 2: các thao tác tạo ra câu lệnh truy vấn:.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Thêm lệnh: thêm vào vùng chứa câu lệnh truy vấn một câu lệnh truy vấn mới; - Tạo mới: tạo mới một câu lệnh truy vấn; - Chèn: chèn một câu lệnh truy vấn vào một câu lệnh truy vấn đã có sẵn; - Xóa dòng: xóa một dòng bên vùng chứa các câu lệnh truy vấn. + Vùng 3: thao tác xử lý câu lệnh truy vấn. - Tìm kiếm: thực thi các câu lệnh truy vấn; - Thoát: thoát khỏi chức năng tìm kiếm. - Là vùng thực hiện các thao tác lưu lại các câu lệnh truy vấn thường dùng, khi NSD cần dùng lại các câu lệnh truy vấn thì sẽ không cần mất thêm thao tác. - Thao tác: bấm vào nút vào ô “Làm việc với câu truy vấn cũ” + Ghi câu lệnh truy vấn (câu lệnh tìm kiếm): -. Đặt tên cho câu lệnh truy vấn: nhập vào ô textbox “Tên truy vấn”. (lưu ý: tên các câu lệnh truy vấn không được trùng nhau). -. Bấm vào nút “Ghi truy vấn” để lưu câu lệnh truy vấn. + Xóa câu lệnh truy vấn cũ:. -. Chọn tên câu lệnh truy vấn trong danh sách truy vấn.. -. Bấm vào nút “Xóa truy vấn”. + Đổi tên câu lệnh truy vấn:. -. Chọn tên câu lệnh truy vấn trong danh sách truy vấn;. -. Nhập tên mới của câu lệnh truy vấn vào ô Textbox “Tên truy vấn”;. -. Bấm vào nút “Ghi tên mới”.. (lưu ý: tên các câu lệnh truy vấn không được trùng nhau) Ví dụ: Phòng GDĐT muốn tìm kiếm thông tin các em học sinh được xếp loại học lực Giỏi của tất cả trường Tiểu học trực thuộc Phòng để có kế hoạch trao phần thưởng khích lệ cho các em đã đạt thành tích tốt trong năm học 2011-2012. * Thao tác: - B1: Chọn phạm vi tìm kiếm: toàn Phòng GD&ĐT - B2: Chọn thông tin tìm kiếm: + Thông tin chung + Họ và tên: Sau là “Nam” - B3: Bấm vào nút “Thêm lệnh” - B4: Bấm vào nút phép toán “Và” - B5: Bấm vào nút thông tin tìm kiếm: + Thông tin kết quả học tập + Học lực: Là “Giỏi” + Học kỳ: Cả năm, Năm học “2011-2012” - B6: Bấm vào nút “Thêm lệnh” - B7: Bấm vào nút “Tìm kiếm”.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 3. TỔ CHỨC THI. Hình 3.3.1 – Các chức năng trong menu “Tổ chức thi”.. 3.1. Đăng ký kỳ thi  Mục đích: đăng ký các kỳ thi cho học sinh như: Kỳ thi học sinh giỏi (HSG), thi tốt nghiệp, thi học nghề …  Cách thức: chọn “Tổ chức thi/Đăng ký kỳ thi”. Hình 3.3.1.1 – Chức năng đăng ký kỳ thi.. - NSD có thể thêm mới một kỳ thi bằng cách: bấm vào nút “Mới”; nhập mã kỳ thi, tên kỳ thi và chọn loại kỳ thi. Sau đó chọn “Lưu” để hoàn thành. - NSD có thể sửa đổi lại thông tin kỳ thi đã được nhập bằng cách: bấm vào nút trong danh sách các kỳ thi, chọn “Sửa”, nhập lại mã, tên kỳ thi, chọn loại kỳ thi, sau đó bấm vào nút “Lưu” để hoàn thành thao tác sửa thông tin kỳ thi đã chọn. - NSD có thể loại bỏ một kỳ thi bất kỳ bằng cách: bấm vào nút trong danh sách các kỳ thi, chọn “Xóa” để loại bỏ kỳ thi đã chọn. - NSD có thể lựa chọn kỳ thi cần thao tác bằng cách: bấm vào ô checkbox ở đầu mỗi kỳ thi. Trong danh sách, kỳ thi nào được chọn thì nó sẽ được kích hoạt để sử dụng tiếp các chức năng khác liên quan đến kỳ thi như: đăng kí học sinh, đăng ký môn thi … cho kỳ thi đó.. 3.2. Đăng ký môn thi  Mục đích: để đăng ký môn thi cho kỳ thi đã chọn ở bước 3.1  Cách thức: chọn “Tổ chức thi/Đăng ký môn thi”.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Hình 3.3.2.1 – Chức năng đăng ký môn thi.. - Chọn khối thi: bấm vào nút khối thi trong danh sách “Khối thi”; - Chọn môn thi cho kỳ thi: bấm vào nút checkbox môn cần đăng ký trong danh sách môn thi; -. Bấm vào nút “Cập nhật” để hoàn thành đăng ký môn thi cho kỳ thi đã chọn.. 3.3. Tạo danh sách học sinh 3.3.1. Xuất mẫu nhập ra excel  Mục đích: tạo danh sách các em học sinh cho kỳ thi đã chọn.  Cách thức: chọn “Tổ chức thi/Tạo danh sách học sinh/Xuất mẫu nhập ra excel”. Hình 3.3.3.1.1 – Chức năng xuất mẫu nhập danh sách dự thi ra excel.. - Chọn loại kỳ thi: bấm vào nút trong danh sách loại kỳ thi; - Chọn kỳ thi: bấm vào nút trong danh sách kỳ thi. - Bấm vào nút “Xuất ra Excel”. - Sau khi có danh sách hồ sơ học sinh cho kỳ thi, NSD nhập các thông tin của học sinh vào file Excel..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Hình 3.3.3.1.2 – Mẫu nhập danh sách dự thi excel.. o Nhập mã học sinh: mã học sinh không được phép trùng nhau; o Nhập họ và tên học sinh: nhập họ và tên học sinh theo giấy khai sinh; o Nhập kiểu hiển thị: sử dụng danh mục để tra mã (ví dụ: “01” là kiểu hiển thị theo Họ - Tên đệm – Tên); o Nhập ngày sinh: nhập theo định dạng “dd/mm/yyyy”; o Nhập giới tính: sử dụng danh mục để tra mã (ví dụ: “0” là Nam, “1” là Nữ); o Nhập mã trường: nhập vào mã của trường tương ứng của học sinh; o Nhập khối: nhập vào khối học tương ứng của học sinh, sử dụng danh mục để tra mã khối học (ví dụ: “01” là mã cho “Khối 1”); o Nhập môn thi: nhập vào môn thi tương ứng, sử dụng danh mục để tra mã môn học (ví dụ: “01” là mã môn “Toán”). 3.1.2. Nhập danh sách từ Excel  Mục đích: hỗ trợ NSD nhập danh sách học sinh đăng ký thi đã được xuất ra từ file Excel (xem phần 3.1.1).  Cách thức: chọn “Tổ chức thi/Tạo danh sách học sinh/Nhập danh sách từ excel”. Hình 3.3.3.2.1 – Chức năng nạp danh sách dự thi từ excel.. - Thêm file Excel: bấm vào nút “Thêm file Excel”, sau đó lựa chọn đến file hồ sơ học sinh đã nhập (xem mục 3.3.1). - Bấm vào nút vào checkbox tương ứng với file Excel cần thao tác trong danh sách. - Bấm vào nút “Nạp hồ sơ” để hoàn thành việc nạp hồ sơ các em học sinh từ file Excel. - Nếu NSD chọn nhập file nhập liệu, có thể sử dụng chức năng xóa file đã chọn bằng cách: chọn vào file trong danh sách các file đã nhập, chọn “Xóa File”, sau đó chọn lại file khác giống như thao tác thêm file Excel. 3.1.3. Nhập và sửa danh sách  Mục đích: nhập trực tiếp danh sách học sinh cho kỳ thi đã chọn từ chương trình, hoặc sửa thông tin, loại bỏ thông tin học sinh.  Cách thức: chọn “Tổ chức thi/Tạo danh sách học sinh/Nhập và sửa danh sách”.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Hình 3.3.3.1.3.1 – Chức năng thao tác danh sách dự thi trực tiếp từ chương trình.. - Thêm mới một học sinh vào danh sách: bấm vào nút “Mới”, sau đó nhập thông tin của học sinh: o Mã học sinh: bắt buộc phải nhập và không được trùng nhau; o Kiểu hiển thị: lựa chọn kiểu hiển thị trong danh sách; o Họ đệm: nhập họ của học sinh theo giấy khai sinh; o Tên đệm: nhập tên đệm của học sinh theo giấy khai sinh; o Tên: nhập tên học sinh theo giấy khai sinh; o Giới tính: lựa chọn giới tính trong danh sách; o Ngày sinh: nhập ngày sinh theo giấy khai sinh; o Môn thi: chọn môn thi trong danh sách các môn thi; o Trường: chọn trường nơi học sinh học; o Sau đó bấm vào nút “Lưu” để hoàn thành thao tác thêm mới học sinh cho kỳ thi. Sửa thông tin học sinh trong danh sách: bấm vào nút học sinh đã tồn tại trong danh sách, chọn “Sửa”, sau đó nhập các thông tin cần thay đổi hoặc bổ sung; bấm vào nút “Lưu” để hoàn thành thao tác sửa thông tin học sinh. Xóa học sinh trong danh sách: bấm vào nút học sinh đã tồn tại trong danh sách, chọn “Xóa”, bấm vào nút “Yes” nếu thực sự muốn xóa học sinh khỏi danh sách, bấm vào nút “No” để hủy việc xóa.. 3.4. Tạo danh sách phòng thi  Mục đích: tạo danh sách các phòng thi cho đợt thi.  Cách thức: chọn “Tổ chức thi/Tạo danh sách phòng thi”.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Hình 3.3.4.1 – Chức năng tạo danh sách phòng thi.. -. Có 2 cách để tạo danh sách phòng thi:. Cách 1: tạo bằng tay từng phòng thi. Cách làm như sau:  Chọn thêm mới một phòng thi: bấm vào nút “Mới”;  Sau đó nhập các thông tin: o Mã phòng thi: chương trình tự động sinh mã; o Tên phòng thi: nhập tên phòng thi (không được phép để trống). . Bấm vào nút “Lưu” để hoàn thành thao tác thêm mới một phòng thi.. Cách 2: Tạo tự động nhiều phòng thi cùng một thời điểm. Cách làm như sau: . Bấm vào nút “Tạo phòng thi tự động”. Hình 3.3.4.2 – Chức năng lập danh sách phòng thi tự động.. o Chọn nhóm thi trong danh sách nhóm thi trong danh sách các nhóm thi; o Nhập số phòng cần tạo; o Nhập tiền tố tên phòng cần tạo; o Nếu tích chọn vào checkbox “Xóa danh sách phòng đã có trong nhóm thi”, chương trình sẽ tự động xóa các phòng thi đã tồn tại tương ứng với nhóm thi được chọn; ngược lại, chương trình sẽ thêm mới các phòng thi vào danh sách. o Bấm vào nút “OK” để hoàn thành thao tác tạo phòng thi tự động.. 3.5. Xếp phòng thi cho học sinh  Mục đích: xếp phòng thi cho các em học sinh.  Cách thức: chọn “Tổ chức thi/Xếp phòng thi cho học sinh”..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Hình 3.3.5.1 – Chức năng xếp phòng thi cho học sinh.. -. Bấm vào nút “Nhóm thi” trong danh sách các nhóm thi đã tạo;. -. Bấm vào nút “Phòng thi” trong danh sách phòng thi đã tạo;. -. Bấm vào nút “Đánh số bao danh”, để đánh số báo danh cho các em học sinh;. Hình 3.3.5.2 – Chức năng đánh số báo danh cho học sinh.. o Nhập tiền tố của số báo danh; o Nhập số các chữ số (hậu tố) để tạo số thứ tự cho việc đánh SBD; o Bấm vào nút “Sinh SBD” để sinh số báo danh tự động cho các em học sinh; o Bấm vào nút “Cập nhật” để hoàn thành thao tác đánh số báo danh cho học sinh. -. Bấm vào nút “Phân phòng thi tự động” để phân phòng thi cho học sinh.. Hình 3.3.5.3 – Chức năng phân phòng thi tự động.. o Chọn nhóm thi trong danh sách nhóm thi đã tạo. Có 2 sự lựa chọn cho việc xếp phân phòng thi: Cách 1: xếp phòng thi theo số phòng đã nhập..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> . Bấm vào nút vào checkbox “Xếp phòng thi theo số phòng đã nhập”;. . Chương trình sẽ tự động xếp học sinh vào phòng thi theo sự lựa chọn ban đầu.. Cách 2: chia đều số học sinh mỗi phòng thi . Bấm vào nút vào checkbox “Xếp theo chia đều số học sinh mỗi phòng thi”;. . Nhập số học sinh cần chia đều cho mỗi phòng thi.. o Bấm vào nút “Xử lý” để hoàn thành thao tác phân phòng thi tự động. - NSD có thể loại bỏ thông tin phân phòng thi tự động bằng cách bấm vào nút “Xóa thông tin phân phòng”. - NSD có thể in danh sách phòng thi bằng cách bấm vào nút “In”.. Hình 3.3.5.4 – Chức năng in danh sách phòng thi.. o Chọn nhóm thi trong danh sách nhóm thi đã tạo. o Chọn môn thi trong danh sách môn thi đã tạo. o Chọn phòng thi trong danh sách phòng thi đã tạo. o Nếu tích chọn vào checkbox “Tất cả phòng thi trong nhóm và môn thi”, chương trình mặc định sẽ in toàn bộ danh sách của tất cả các phòng thi trong nhóm thi và môn thi đã chọn. o Bấm vào nút “In chi tiết” để in chi tiết. o Bấm vào nút “In Niêm Yết” để in niêm yết.. 3.6. Nhập học sinh bỏ thi  Mục đích: để nhập danh sách các em học sinh bỏ thi trong kỳ thi đã chọn.  Cách thức: chọn “Tổ chức thi/Nhập học sinh bỏ thi”..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Hình 3.3.6.1 – Chức năng nhập học sinh bỏ thi.. -. Chọn nhóm thi trong danh sách nhóm thi đã tạo.. -. Chọn phòng thi trong danh sách phòng thi đã tạo.. -. Bấm vào nút “Cập nhật” để hoàn thành thao tác nhập học sinh bỏ thi.. -. Bấm vào nút “In DS học sinh bỏ thi” để in toàn bộ danh sách các em học sinh bỏ thi.. 3.7. Xuất hồ sơ thi để nhập điểm  Mục đích: xuất toàn bộ hồ sơ thi các em học sinh đã đăng ký thành công trong kỳ thi để nhập điểm thi từ file Excel.  Cách thức: chọn “Tổ chức thi/Xuất hồ sơ thi để nhập điểm”.. 3.8. Nhập điểm thi  Mục đích: thực hiện nhập điểm thi cho các em học sinh từ file excel xuất ra theo chức năng 3.7.  Cách thức: chọn “Tổ chức thi/Nhập điểm thi”..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 4. THỐNG KÊ BÁO CÁO. Hình 3.4.1 – Chức năng thống kê báo cáo.. - Bấm vào nút menu “Thống kê báo cáo”, chương trình sẽ liệt kê toàn bộ danh sách các báo cáo thống kê tương ứng với cấp Phòng hoặc cấp Sở tùy theo việc khai báo tham số hệ thống của NSD.  Cách xem báo cáo thống kê - NSD có thể chọn xem báo cáo bằng cách: Cách 1: bấm đúp vào tên của báo cáo trong danh sách Cách 2: chọn tên báo cáo trong danh sách, sau đó bấm vào biểu tượng công cụ.. trên thanh.

<span class='text_page_counter'>(40)</span>  Cách trích xuất dữ liệu báo cáo ra tệp ngoài (excel, pdf…) Ví dụ: chọn xem báo cáo “Thống kê xếp loại học lực theo xã, phường cấp Tiểu học”. Trên màn hình báo cáo thống kê có 2 phần: - Phần 1: thanh công cụ; - Phần 2: dữ liệu báo cáo thống kê;. Hình 3.4.2: Màn hình báo cáo thống kê “Xếp loại học lực theo xã, phường”.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Phần 1: Thanh công cụ (1): là biểu tượng dùng để xuất dữ liệu báo cáo ra file ngoài, khi bấm vào biểu tượng (1) trên thanh công cụ, chương trình sẽ đưa ra màn hình như sau:. -. Hình 3.4.3: Màn hình lựa chọn trích xuất dữ liệu báo cáo ra file ngoài. Phần (1.1) là nơi. NSD chọn để lưu trữ tệp ngoài; -. Phần (1.2) là nơi dùng để nhập tên file cần trích xuất;. -. Phần (1.3) là định dạng file mà NSD muốn trích xuất. . Có các định dạng file như sau: o Crytal Report (*.rpt): là định dạng file báo cáo có phần đuôi mở rộng của chương trình Crystal Report, loại file này NSD không nên trích xuất ra, vì sẽ không sử dụng cho mục đích xem hay thống kê o PDF (*.pdf): là định dạng file PDF. o Microsoft Excel (97-2003) (*.xls) hoặc Microsoft Excel (97-2003) Données uniquement (*.xls): là định dạng file excel. o Microsoft Excel (97-2003) (*.doc): là định dạng file word. o Microsoft Excel (97-2003) – Modifiable (*.rtf) hoặc Rich Text Format (RTF) (*.rtf): là định dạng file rtf, định dạng này cũng tương tự như định dạng file word, NSD cũng có thể sử dụng định dạng này để khai thác và xem thông tin báo cáo thống kê. o XML (*.xml): là định dạng file xml, NSD không nên xuất ra định dạng file này, vì nó không thể sử dụng để xem và khai thác dữ liệu được..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> (2): là chức năng in báo cáo, NSD có thể sử dụng chức năng này để in trực tiếp báo cáo từ chương trình. (3): là chức năng dùng để thay đổi thông tin về các tham số hiển thị trên báo cáo như: thông tin về đơn vị báo cáo, thông tin về năm học hoặc thông tin về đơn vị chủ quản. (4): tương tự như chức năng thứ (3), để thay đổi thông tin của các tham số báo cáo. (5): là phần hiển thị nội dung lựa chọn xem nhanh dữ liệu báo cáo theo tiêu đề. (6): là phần NSD dùng để xem dữ liệu báo cáo theo trang. (7): là phần NSD dùng để tìm kiếm từ trong nội dung báo cáo và để phóng to hoặc thu nhỏ nội dung dữ liệu báo cáo. Phần 2: Phần hiển thị nội dung dữ liệu báo cáo..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 5. TRỢ GIÚP 5.1. Trợ giúp  Mục đích: hỗ trợ NSD hiểu rõ hơn các chức năng được thiết kế trong chương trình nhằm thực hiện tốt quá trình làm việc với phần mềm.  Các bước thực hiện: Chọn “Trợ giúp/trợ giúp”. 5.2. Thông tin về phân hệ  Mục đích: hỗ trợ NSD nắm bắt được thông tin của của chương trình bao gồm thông tin về phân hệ, thông tin về phiên bản sử dụng của phân hệ.  Các bước thực hiện: chọn “Trợ giúp/Thông tin về phân hệ”. Hình 3.5.2.1: Màn hình trợ giúp thông tin về phân hệ VEMIS..

<span class='text_page_counter'>(44)</span>

×