Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

HUONG DAN DANH GIA CONG CHUC 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.63 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>
<b>TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ</b>


<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>


Đức Thọ, ngày 08 tháng 12 năm 2012
<b>HƯỚNG DẪN</b>


<b> Đánh giá, phân loại công chức, viên chức năm 2012 </b>
<b> </b>


Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010; Nghị định số
24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý
công chức; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng
và quản lý viên chức; Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 03/11/2011 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Ban hành Quy định trách nhiệm thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán
bộ (CB), công chức (CC), viên chức (VC) và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về
việc ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang…; Hướng dẫn số
1677 ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Sở Giáo dục và đào tạo


Trường hướng dẫn thực hiện việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức như sau:
I. MỤC ĐÍCH, U CẦU ĐÁNH GIÁ CƠNG CHỨC, VIÊN CHỨC.


<b>1. Mục đích.</b>


- Đánh giá CC, VC để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử
dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với CC, VC;



- Nêu cao trách nhiệm của tập thể và cá nhân, lấy kết quả, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ
làm thước đo chủ yếu trong đánh giá CC, VC.


<b>2. Yêu cầu.</b>


- Phải gắn việc đánh giá CC, VC với việc thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng
đầu, của CC, VC quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại các văn bản hiện hành của
Bộ GDĐT (như quy định Chuẩn: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên) để đánh
giá, phân loại, xếp loại được CC, VC quản lý, VC là nhân viên văn phòng; xếp được thứ tự giáo
viên trong cùng nhóm/tổ chun mơn của từng Tổ;


- Bảo đảm tính khách quan, dân chủ, cơng khai trên cơ sở thực hiện tự phê bình và phê
bình. Tự đánh giá của từng CC, VC kết hợp với đóng góp ý kiến của CC, VC trong tổ và nhận
xét của thủ trưởng quản lý trực tiếp.


II. ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC.


<b>1. Nội dung đánh giá viên chức.</b>


<b>1.1. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý.</b>


a. Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;
b. Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;


c. Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và
việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;


d. Việc thực hiện nghĩa vụ khác của viên chức;


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

a. Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;


b. Kết quả hoạt động của đơn vị hoặc bộ phận được giao quản lý, phụ trách.


<b>2. Phân loại đánh giá viên chức.</b>
<b>2.1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ</b>


Viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là người thực hiện tốt các nội dung quy định tại
khoản 1.1, mục II Hướng dẫn này; cụ thể phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:


- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công việc được giao, đạt chất lượng, tiến độ và hiệu quả;
- Có sáng kiến, cải tiến nâng cao chất lượng hiệu quả cơng tác được cấp có thẩm quyền
(sở, tỉnh, trung ương) công nhận;


- Thực hiện tốt nghĩa vụ của viên chức quy định tại Luật Viên chức năm 2010; chấp hành tốt
quy chế cơ quan, các quy định tại Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND và Quyết định số
31/2012/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh.


<i>Đối với viên chức quản lý</i>: Ngồi việc đảm bảo các điều kiện trên cịn phải thực hiện tốt
các nội dung quy định tại điểm khoản 1.2, mục II Hướng dẫn này và đơn vị (hoặc Tổ, lĩnh vực
được phân cơng phụ trách) hồn thành xuất sắc chỉ tiêu nhiệm vụ được giao; đơn vị hoặc Tổ


phụ trách khơng có người vi phạm kỷ luật.


<b>2.2. Hồn thành tốt nhiệm vụ.</b>


Viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ là người thực hiện tốt các nội dung quy định tại
khoản 1.1, mục II Hướng dẫn này và phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:


- Hoàn thành tốt nhiệm vụ, công việc được giao, đạt chất lượng, tiến độ và hiệu quả;
- Thực hiện tốt nghĩa vụ của viên chức quy định tại Luật Viên chức năm 2010, chấp hành tốt
quy chế cơ quan, các quy định tại Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND và Quyết định số


31/2012/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh;


<i>Đối với viên chức quản lý</i>: Ngoài việc đảm bảo các điều kiện trên còn phải thực hiện tốt các
nội dung quy định tại khoản 1.2, mục II Hướng dẫn này và đơn vị, Tổ hoặc lĩnh vực được phân
cơng phụ trách hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.


<b>2.3. Hoàn thành nhiệm vụ.</b>


Viên chức hoàn thành nhiệm vụ là những người thực hiện các nội dung quy định tại điểm
b, điểm c, điểm d khoản 1.1, mục II Hướng dẫn này và hoàn thành cơ bản khối lượng, tiến độ
công việc được giao nhưng hiệu quả chưa cao.


<i>Đối với viên chức quản lý</i>: Ngoài đảm bảo các điều kiện trên, còn phải thêm yêu cầu đơn
vị, Tổ hoặc lĩnh vực được phân cơng phụ trách hồn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao nhưng
hiệu quả chưa cao.


<b>2.4. Không hồn thành nhiệm vụ.</b>


Viên chức khơng hồn thành nhiệm vụ là những người vi phạm một trong các nội dung
quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1.1, mục II Hướng dẫn này hoặc khơng hồn thành
khối lượng, tiến độ công việc được giao.


<i>Viên chức quản lý</i> không hoàn thành nhiệm vụ là những người vi phạm một trong các
quy định trên đây hoặc đơn vị, Tổ hay lĩnh vực được phân cơng phụ trách khơng hồn thành chỉ
tiêu, nhiệm vụ được giao hoặc hoàn thành cơ bản chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao nhưng hiệu quả
thấp.


Viên chức đang bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên trong năm thì xếp loại
khơng hồn thành nhiệm vụ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Viên chức vi phạm quy định tại Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND, Quyết định số
31/2012/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, đơn vị


tiến hành đánh giá, xếp loại phù hợp hoặc xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.


<b>3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm đánh giá viên chức</b>
<b>3.1. Đối với viên chức quản lý</b>


- Viên chức tự đánh giá ( Viết bản tự kiểm điểm) các nội dung quy định tại khoản 1.1 và
khoản 1.2, mục II Hướng dẫn này, chú trọng kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao và tự
nhận xét ưu, nhược điểm trong công tác, tự phân loại;


<i><b>- </b>Tập thể nơi viên chức quản lý làm việc tổ chức họp và đóng góp ý kiến; ý kiến góp ý</i>
<i>được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp, tổ chức lấy phiếu đánh giá, thăm dò xếp</i>
<i>loại viên chức </i>(<i>theo mẫu gửi kèm Hướng dẫn này);</i>


- Viên chức là cấp phó của người đứng đầu đơn vị công lập trực thuộc Sở phải có ý kiến
đánh giá, <i>nhận xét bằng văn bản của cấp ủy cấp huyện trên địa bàn đơn vị đặt trụ sở</i>.


- Giám đốc Sở (hoặc Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền) chịu trách nhiệm đánh giá,
quyết định xếp loại và thông báo đến viên chức quản lý (giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng, Phó
Giám đốc Trung tâm BDNVSP&GDTX tỉnh) sau khi tham khảo biên bản góp ý của tập thể nơi
viên chức quản lý làm việc, kết quả phiếu thăm dò xếp loại viên chức và văn bản đánh giá, nhận
xét của cấp ủy cấp huyện.


<b>3.2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý.</b>


- Viên chức tự đánh giá (Viết bản tự kiểm điểm) các nội dung quy định tại khoản 1.1,
mục II Hướng dẫn này, chú trọng kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao và tự nhận xét ưu,
nhược điểm trong công tác, tự phân loại;



- <i>Tập thể Tổ sử dụng viên chức tổ chức họp và đóng góp ý kiến; ý kiến góp ý được lập</i>
<i>thành biên bản và thông qua tại cuộc họp, tổ chức lấy phiếu đánh giá, thăm dò xếp loại viên</i>
<i>chức </i>(<i>theo mẫu gửi kèm Hướng dẫn này);</i>


- Hiệu trưởng nhà trường thực hiện việc đánh giá, phân loại viên chức thuộc quyền quản lý
(viên chức giữ chức vụ quản lý tổ, và viên chức không giữ chức vụ quản lý), gồm: nhận xét về kết
quả tự đánh giá của viên chức, đánh giá những ưu, nhược điểm của viên chức trong cơng tác,
tham khảo biên bản góp ý của tập thể bộ phận nơi viên chức làm việc, kết quả phiếu thăm dò xếp
loại viên chức và quyết định phân loại viên chức.


IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.


- Các Tổ thực hiện trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm đánh giá viên chức Tổ
mình, lập các biểu mẫu quy định đối với viên chức, nộp về Hiệu trưởng đúng thời gian qui định
để tổng hợp toàn cơ quan.


- Trường thực hiện trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm đánh giá CC, VC đơn vị
mình; sau đó:


+ Lập Tờ trình đề nghị Giám đốc Sở xem xét, đánh giá, xếp loại CC, VC quản lý do
Giám đốc Sở bổ nhiệm kèm theo Danh sách (mẫu đính kèm), biên bản góp ý của tập thể nơi CC,
VC quản lý làm việc, kết quả phiếu thăm dò xếp loại CC, VC quản lý và văn bản đánh giá, nhận
xét của cấp ủy cấp huyện đối với CC, VC quản lý, gửi về phòng TCCB trước ngày 25/12/2012
để trình Giám đốc xem xét, quyết định xếp loại;


+ Nhận kết quả đánh giá, phân loại CC, VC quản lý từ Sở gửi về;


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Kết quả phân loại đánh giá được lưu vào hồ sơ CC, VC, hồ sơ quản lý của đơn vị, bộ
phận và Thủ trưởng đơn vị thông báo đến CC, VC.



Hiệu trưởng yêu cầu Tổ Trưởng các Tổ quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện đánh giá,
phân loại CC, VC của Tổ mình theo hướng dẫn này và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện
nghiêm túc, đúng quy định./.


<i><b>Nơi nhận:</b></i>
- BGH, Tổ trưởng
- Hộp thư của trường
- Lưu: VT


<b>Hiệu trưởng</b>


(Đã ký)



</div>

<!--links-->

×