Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.01 KB, 1 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
4- Tại sao không biết đau là đáng sợ?
Bé gái Kinchen sau khi được 6 tháng tuổi bỗng mất cảm giác đau.
Khi tiêm, em không hề khóc. Bị bỏng, em cũng chẳng kêu. Một lần
bị gãy tay, phải bó bột, Kinchen thấy vướng đã tự tháo băng ra, đùa
nghịch với cánh tay, làm chỗ gãy không khớp lại được nữa...
Đau là một loại cảm giác giúp con người phân biệt những kích thích có thể gây hại cho
cơ thể. Ví dụ chạm tay vào lửa, cảm giác đau rát ở da làm người ta rụt lại, đau bụng báo
cho người ta biết dạ dày có vấn đề, đau ngực cho thấy tim phổi hoặc gì đó khơng ổn. Bởi
thế cảm giác đau có ý nghĩa tâm sinh lý đặc biệt, giúp con người sinh tồn. Nó có ý nghĩa
báo động, giúp cơ thể sớm nhận biết và đề phịng hiểm nguy. Nếu khơng có cảm giác ấy,
chúng ta có thể gặp những hồn cảnh chết người mà không nhận ra được
Hiện tượng mất cảm giác đau thường chỉ xảy ra do một biến động tâm sinh lý đột ngột
nào đó. Rất hiếm khi có trường hợp mất cảm giác đau kéo dài. Tuy vậy, trên thực tế, nếu
tập trung vào một việc nhất định, người ta có thể "quên" cảm giác đau. Lúc ấy, các tín
hiệu cảnh báo sự nguy hiểm trong não bộ tạm thời nhường chỗ cho các hoạt động khác.
Ví dụ, Quan Vũ đã dùng ý chí tập trung vào việc đánh cờ để Hoa Đà cạo xương tay mà
khơng hề kêu ca gì. Nhưng thường chỉ sau khi hết tập trung, cảm giác đau lại xuất hiện.