Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

de van 12 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.83 KB, 26 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bộ đề 10</b>
<b>Câu 1 (2đ)</b>


Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Trung Thành và tác phẩm “Rừng xà nu”.
<b>Câu 2 (3đ):</b>


<b> Trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về thực tế sau: Hiện nay ở nước ta có </b>
<b>những cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống </b>
<b>trong các thành phố, thị trấn về mái ấm tình thương để ni dạy, giúp các em học </b>
<b>tập và rèn luyện. vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.</b>


<b>Câu 3 (5đ):</b>


<b> Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong bài “Tràng giang’ của Huy Cận.</b>
<b>Câu 1 (2đ)</b>


Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Trung Thành và tác phẩm “Rừng xà nu”.
<b>* Yêu cầu đề bài:</b>


- Tác giả (Tác giả, phong cách, tác phẩm chính, chủ đề tiêu biểu…)
- Tác phẩm “Rừng xà nu” (Nội dung và nghệ thuật).


<b>* Định hướng:</b>
<b>a- Tác giả:</b>


- Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc), tên thật là Nguyễn Văn báu, sinh 1932. Cả 2
cuộc kháng chiến, ông đều tham gia hoạt động ở chiến trường miền Nam. Tây Nguyên
là nơi ông gắn bó, yêu mến và hiểu biết sâu sắc về con người và mảnh đất này.


- Tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” và truyện ngắn “Rừng xà nu” khẳng định vị trí của
Nguyễn Trung Thành trong nền văn xi hiện đại.



- Với vị trí là người đầu tiên viết về vùng đất Tây Nguyên và cho tới nay ông vẫn là cây
bút văn xuôi viết hay nhất về miền rừng núi ấy.


b- Tác phẩm:


-“Rừng xà nu’ viết 1965, in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”, là
tác phẩm nổi tiếng trong số các tác phẩm của Nguyên Ngọc, trong những năm kháng
chiến chống Mĩ.


- “rừng xà nu” hội tụ tất cả những vể đẹp của con người Tây Nguyên, con người với lí
tưởng và hành động anh hùng trước kẻ thù tàn bạo để bảo vệ quê hương, đất nước.


- Chủ đề tác phẩm: Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú và gia đình anh, cùng cuộc nổi
dậy của dân làng Xơ Man đã tái hiện khơng khí dữ dội, nghẹt thở của một thời kì lịch sử
trong phong trào cách mạng miền Nam những năm 1955- 1959.


- “Rừng xà nu” đã rút ra một chân lí: kẻ thù càng tàn bạo bao nhiêu, càng khơi sâu lòng
hận thù và ý chí cầm sung tiêu diệt kẻ thù, giành lại độc lập tự do của dân tộc bấy nhiêu.
<b>Câu 2 (3đ):</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>1- Yêu cầu đề bài:</b>


Chú ý tập trung vào thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ hiện nay và ý nghĩa của hoạt
động chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang, cơ nhỡ.


<b>2- Định hướng làm bài:</b>


<b>MỞ BÀI</b>



* Nêu vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em lang thang, cư nhớ là trách nhiệm của toàn xã hội.
<b>THÂN BÀI</b>


- Nêu thực trạng trẻ em lang thang, cơ sở
VD (có số liệu cụ thể).


- Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao, rơi vào tệ nạn xã hội.


- Nguy cơ phạm tội ngày càng gia tăng; nạn ăn xin tràn lan ảnh hưởng tới văn minh đo
thị.


Bị bóc lột sức lao động và nguy cơ xâm hại tình dục rất cao.
* Nguyên nhân trẻ em lang thang cơ nhỡ:


+ Đói nghèo: trẻ em lang thang cơ nhỡ hầu hết xuất hiện các gia đình nơng dân.
+ Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đạp.
+ Do mồ côi hoặc bố mẹ li hôn.


* Khẳng định lại vấn đề: hiện nay nhiều mái ấm tình thương đang xuất hiện nhiều ở
<i>nước ta…. Lành mạnh, tốt đẹp.</i>


* ý nghĩa của hành động đầy tinh thần nhân đạo này:


+ Là tình thương nhân ái, lá lành đùm lá rách… biểu hiện truyền thống nhân đạo ngàn
đời của dân tộc Việt Nam.


+ Ý nghĩa quan trọng nhất; giúp các em hướng thiện, đưa các em đi đúng quĩ đạo phát
triển tích cực của xã hội.


* Một số biện pháp góp phần bảo vệ và chăm sóc trẻ em lang thang cơ nhỡ:


- Về nhận thức:


+ Có cái nhìn đúng đắn về trẻ em lang thang cơ nhỡ, từ đó nâng cao tình cảm và trách
nhiệm đối với hiện tượng đó.


+ Lên án kịp thời đối với những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.
- Hành động:


+ Tuyên truyền, kêu gọi các nhân, tổ chức quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện.
+ Tham gia tích cực các hoạt động từ thiện để góp cơng sức của mình vào giúp đỡ các
em.


KẾT LUẬN
Khẳng định lại vấn đề và nêu cảm nghĩ của bản thân.
<b>Câu 3 (5đ):</b>


<b> Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong bài “Tràng giang’ của Huy Cận.</b>
<b>1- Yêu cầu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>2- Dàn ý</b>


<b>A- MỞ BÀI</b>
- Giới thiệu khái quát về tác giả.


- Giới thiệu thi phẩm và nêu vấn đề phân tích: nét đặc sắc của bài thơ này là sự kết hợp
hài hoà giữa màu sắc cổ điển và hiện đại.


<b>B- THÂN BÀI</b>
<b>a- Màu sắc cổ điển:</b>



Màu sắc cổ điển đậm đà in dấu ấn toàn diện tạo nên vẻ độc đáo của một bài thơ hiện
đại.


- Cổ điển ở nhan đề: Bài thơ mới lại có nhan đề bằng chữ Hán “Tràng” (một âm đọc
khác của “trường”) gợi sự cổ kính. “Giang” là tên chung chỉ dịng sơng. => Hai chữ này
gợi một khơng gian cổ kính, trang trọng, bát ngát như trong Đường thi, gợi nhớ câu thơ
nổi tiếng của Lí Bạch “Duy kiến trường giang thiến tế lưu” (Hồng hạc lâu tống Mạnh
Hạo Nhiên chi Quảng Lăng),


- Cổ điển ở đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”:
+ “trời rộng” gợi cảm giác về sự vô biên của vũ trụ.
+ “sông dài” tạo ấn tượng về cái vô cùng của không gian.


+ “trời rộng” và “sông dài” mở ra không gian ba chiều gợi cảm giác rợn ngợp của người
cô đơn, nhỏ bé trước cái mênh mang, bất tận của trời đất.


+ Tâm trạng này từng đã được diễn một cách trong những vần thơ cô đọng, đầy ám ảnh
của Trần Tử Ngang trong “Đăng U Châu đài ca”:


Tiền bất kiến cổ nhân
Hận bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi chi du
Độc thương nhiên nhì thế hạ
(Người trước khơng thấy ai
Người sau thì chưa tới
Ngẫm trời đất thật vơ cùng
Một mình xót xa mà rơi lệ)


- Cổ điển ở tứ thơ sóng đơi: Tràng giang được cấu tứ trên nền cảm hững khơng gian
sóng đơi:



+ Có dịng Tràng giang thuộc về thiên nhiên trong tư cách của một khơng gian hữu hình
và cũng có dịng Tràng gian tâm hồn như một khơng gian vơ hình trong tâm tưởng.
=> Đây chính là cấu tứ quen thuộc của Đường thi.


+ Tiếp cận Tràng giang trong tư cách một dịng sơng thiên nhiên có thể thấy một điều
đặc biệt: khổ thơ nào cũng có thông điệp về nước. Thông điệp trực tiếp là các từ
<i>“nước”, “con nước”, “dịng”; thơng điệp gián tiếp là các từ: “sóng gợn”, “cồn nhỏ”, </i>
<i>“bèo dạt”, “bờ xanh”, “bãi vàng”…</i>


+ Tiếp cận Tràng giang với tư cách là dịng sơng cảm xúc tâm hồn lại phát hiện thêm
một điều thú vị nữa: Cảnh nào cũng gợi buồn. Sóng buồn vơ hạn (buồn điệp điệp), gió
đầy tử khí (đìu hiu), nước với nỗi buồn trải khắp khơng gian (sầu trăm ngả).


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Nghệ thuật đối được sử dụng một cách triệt để bằng hai hình ảnh tương phản giữa một
bên là những sự vật nhỏ bé gợi suy ngẫm về cái hữu hạn của một kiếp người: thuyền,
<i>củi, bến, bèo, cánh chim…>< và một bên là những hình ảnh lớn lao gợi liên tưởng về </i>
cái vô hạn của vũ trụ: sông dài, trời rộng, lớp lớp mây cao, núi bạc…


- Sử dụng hệ thống từ láy gợi âm hưởng cổ kính (10 lần / 16 dòng thơ, cách ngắt nhịp
truyền thống 3/4).


+ Hệ thống từ láy dàn trải khắp bài thơ: tràng gian, điệp điệp, song song, lơ thơ, đìu hiu,
chót vót, mênh mơng, lặng lẽ, lớp lớp, dợn dợn…


+ Ngồi ra, tác giả còn sử dụng sáng tạo thi liệu của Đường thi với rất nhiều hình ảnh và
chất liệu quen thuộc. Đặc biệt câu kết mượn thẳng ý thơ của Thơi Hiệu trong bài


“Hồng Hạc lâu” “n ba giạng thưởng sử nhân sầu” (Trên sơng khói sóng cho buồn
lòng ai”. Tuy nhiên điểm khác biệt của hai tác giả: nỗi nhớ nhà của Thôi Hiệu được gợi


từ hình ảnh “khói sóng”, cịn nỗi nhớ của Huy Cận không cần sự tác động của ngoại
giới (khơng khói hồng hơn) vì đã là yếu tố nội tâm thường trực. Đây là nét khác biệt cơ
bản của hai cách phô diễn cảm xúc tạo nên đặc điểm riêng của thi pháp thơ trung đại và
thi pháp thơ hiện đại.


<b>b- Màu sắc hiện đại:</b>


Cho dù in đậm màu sắc cổ điển, chất liệu hiện đại vẫn là nét chính trong thi phẩm. Bởi
cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn mênh mang, sâu lắng của cái cô đơn trước vũ
trụ được bộc một cách trực tiếp qua cách diễn đạt cô đọng và hàm súc. Tâm trạng của
một cái tôi lãng mạn lại được thể hiện qua bút pháp tả thực vừa phá vỡ qui tắc ước lệ
truyền thống vừa đem đến một phong cách trữ tình mới. Nét đặc sắc của bài thơ là ở chỗ
nỗi buồn đó được thể hiện đa dạng, nhiều cung bậc và hết sức tinh tế.


- Ngay trong khổ thơ đầu, nỗi sầu muộn đã thấm đẫm vào cảnh vật. Tuy thuyền và nước
song song nhưng “thuyền về” ngược hướng với “nước lại” gợi liên tưởng về sự ngổn
ngang trăm mối trong lịng. Hình ảnh gây ấn tượng chính là “Củi một cành khơ lạc mấy
<i>dịng”=> Chi tiết giàu chất thực đó mang đến cho câu thơ một màu sắc hiện đại. Hình </i>
ảnh “củi” khơng chỉ tạo ấn tượng mà còn gợi suy ngẫm về kiếp người lam lũ, tủi cực,
lênh đênh…


- mạch cảm xúc trong khổ thơ được tiếp theo diễn tả nỗi ám ảnh về cái hờ hững, mất
liên lạc giữa con người và tạo vật cùng cảm giác trống trải của tâm hồn con người trước
cái thế giới hoang vắng với hình ảnh bóng cây “lơ thơ” trên những cù lao nhỏ nhoi, trơ
trọi và ngọn gió hiu hắt buồn thổi từ nghìn năm trước. Cảm giác trống trải trước một
không gian hoang sơ, vắng lặng càng được tô đậm khi tác giả sử dụng nghệ thuật diễn tả
cái động để làm nổi bật cái tĩnh:


<i> Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều</i>



- Câu thơ tiếp theo “Nắng xuống trời lên sâu chót vót” thực sự gây ấn tượng mạnh bởi
cách sử dụng nghệ thuật tiểu đối, lối dùng từ mới mẻ, táo bạo (cách dùng từ hình dung
“sâu chót vót” thay cho cách diễn đạt thơng thường “cao chót vót”) vừa mở ra chiều
mênh mang đến thăm thẳm của bầu trời vừa diễn tả nỗi cô đơn của cái tôi trữ tình, đặc
biệt là cảm giác rợn ngợp của con người hữu hạn trước vũ trụ vô biên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

* Nỗi sầu muộn đó sẽ cịn tiếp tục gây ám ảnh trong các khổ thơ tiếp theo khi cái tơi trữ
tình đối diện với một thiên nhiên gần như ngoảnh mặt làm ngơ với bao nỗi niềm chia sẻ
của con người.


“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng


Mênh mơng khơng một chuyến đị ngang
Khơng cầu gợi chút niềm thân mật


Khơng khói hồng hơn cũng nhớ nhà”


=>+ Khổ thơ trên có những câu hỏi, khơng có câu trả lời như để khơi sâu thêm nỗi
buồn, cảm giác hẫng hụt và đặc biệt là tình bơ vơ của cái gì trước thế giới khơng cịn là
nơi nương tựa quen thuộc như nghìn năm trước nữa.


+ Diễn tả sự đối lập cao độ giữa con người và vũ trụ. Cái mênh mông của không gian
“lớp lớp mây cao đùn núi bạc” tương phản gay gắt với hình ảnh “chim nghiêg cánh nhỏ
bóng chiều sa” => cánh chim ở đây rợn ngợp trước hồng hơn gợi ám ảnh về cái hữu
hạn của kiếp người trước không gian vơ hạn của tạo hố.


+ Nhu cầu tìm về một hình ảnh quen thuộc, sưởi ấm lịng người trong bối cảnh cô đơn
đang tràn ngập tâm trạng như sắp dìm đi cái tơi trữ tình vào một nỗi buồn vừa mang tính
mn thuở vừa chưa từng trải chưa bao giờ sẽ là một tất yếu.



<b>KẾT BÀI</b>


Khẳng định lại một lần nữa nét đặc sắc của việc kết hợp nét cổ điển và hiện đại- điềm
làm nên một “Tràng giang”- một trong số không nhiều những thi phẩm tuyệt tác của
phong trào trơ mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Thi và những đứa con trong gia đình.</b>
Câu 2 (3đ):


<b> Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của De Cusen: “Giống như </b>
<b>người lặn xuống biển mò ngọc trai, chúng ta tìm thấy trong sách những điều q </b>
<b>báu nhất cho tâm hồn mình”.</b>


<b>Câu 3 (5đ):</b>


<b>Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm “Vợ nhặt” qua hình tượng </b>
<b>người vợ nhặt.</b>


ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI
<b>Câu 1 (2đ)</b>


Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Thi và những đứa con trong gia đình.
<b>1- Yêu cầu đề bài:</b>


Nêu những nét chính về:
- Tác giả Nguyễn Thi.


- Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”.
<b>2- Hướng dẫn làm bài:</b>



- Tác giả:


+ Nguyễn Thi (1928- 1968) cịn có bút danh Nguyễn Ngọc Tấn- một trong những cây
bút hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ.


+ Sáng tác của Nguyễn Thi nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết. Nguyễn Thi
là người miền Bắc nhưng lại trở thành nhà văn nhân dân Nam bộ, ông xứng đáng là nhà
văn nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.


+ Là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo, ơng có khả năng nhập vào đời sống
nội tâm của nhân vật, miêu tả rất chân thật đời sống tâm lí, tư tưởng tình cảm của họ.
+ Văn Nguyễn Thi vừa giàu chất hiện thực quyết liệt của chiến tranh, vừa đằm thắm
chất trữ tình với một ngơn ngữ phong phú, goác cạnh, đậm chất Nam Bộ.


+ Nhân vật tiêu biểu trong sáng tác của ông là người nông dân bản chất vừa hồn nhiên,
trung hậu, vừa có bản lĩnh gan góc, căm thù giặc sâu sắc, sẵn sàng hi sinh vì quê hương
đất nước.


+ Tác phẩm chính: Truyện và kí (1978), Nguyễn Ngọc Tấn- Nguyễn Thi tồn tập (4
quyển- 1996). Năm 2000 ơng được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ
thuật.


- Tác phẩm


+ “Những đứa con trong gia đình” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của
Nguyễn Thi, được viết trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ơng cơng tác ở Táp chí
văn nghệ giải phóng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>Câu 2 (3đ):</b>



Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của De Cusen: “Giống như
<b>người lặn xuống biển mò ngọc trai, chúng ta tìm thấy trong sách những điều q </b>
<b>báu nhất cho tâm hồn mình”.</b>


1- Yêu cầu về đề bài:


Trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của De Cusen: “Giống như người lặn xuống
biển mò ngọc trai, chúng ta tìm thấy trong sách những điều q báu nhất cho tâm hồn
mình”.


<b>2- Hướng dẫn làm bài:</b>


MỞ BÀI


- Từ xưa đến nay sách luôn luôn được coi là kho báu của trí tuệ nhân loại. Hơn thế nữa
sách cịn là liều thuốc về tinh thần vơ cùng to lớn.


- Sách giúp ta “tách khỏi con người thú vật để gần con người hơn” (M. Gorki). Và kí
diệu hơn “Giống như người lặn xuống biển mị ngọc trai, chúng ta tìm thấy trong sách
<i>những điều q báu nhất cho tâm hồn mình”.</i>


THÂN BÀI
<b>a- Giải thích ý nghĩa câu nói:</b>


- Sách là một bản in bằng giấy có nội dung rất phong phú (có thể chuyên sâu về một
lĩnh vực nào đó hoặc là sách thường thức nói chung).


- Tâm hồn là ý nghĩ và tình cảm, làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con
người.



- Điều quí báu nhất trong tâm hồn theo quan niệm mỗi người có thể khác nhau. Nhưng
hạt nhân có thể là những tình cảm cao đẹp (như tình yêu, sự chia sẻ, niềm hạnh phúc…).
Ngồi ra cịn là sự hồn thiện nhân cách, khả năng nhân đạo hoá của con người.


- So sánh việc đọc sách giống như “người xuống biển mò ngọ trai” bởi việc đọc sách là
một q trình khó nhọc địi hỏi cơng phu, nghiêm túc. Nhưng kết quả của sự gian lao,
khó khăn ấy là sự tìm kiếm được những hạt ngọ ẩn chứa vơ cùng q giá.


=> Câu danh ngơn đã bàn về vai trị quan trọng của việc đọc sách, trong việc bồi đắp
hoàn thiện tâm hồn, nhân cách của con người.


<b>b- Nêu ý kiến của bản thân về câu nói trên:</b>


- Đọc sách có thể giúp chúng ta tìm thấy những điều q giá nhất trong tâm hồn, bởi vì:
Bản thân nội dung những quyển sách hướng tới sự nhân đạo hoá tâm hồn con người và
đề cập đến những vấn đề xoay quanh việc hoàn thiện vẻ đẹp của tâm hồn con người.
+ Sách giúp con người thanh lọc tâm hồn, nhờ đó con người có thể cảm nhận được điều
q báu trong tâm hồn mình. Sách cịn giúp cho con người bừng tỉnh khỏi cõi mê để
nhận ra chân lí mà tâm hồn hướng tới.


+ Đọc sách là giúp sự giao lưu giữa tâm hồn những người đọc với nhau. Nhờ sự đồng
điệu với sách và giữa tâm hồn, người đọc nhận ra mình coi trọng nhất điều gì, đâu là
điều q giá nhất của tâm hồn mình. Từ đó trân trọng, nâng niu, giữ gìn vẻ đẹp đó. “Sau
một ngày đọc sách thì nỗi đau khổ nào của tôi cũng biến mất” (Môngtexkiơ).


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- trong thời đại hiện nay cùng với sự phát triển cơng nghệ thơng tin, văn hố đọc đang bị
văn hố nghe nhìn lấn át. Nhiều bạn trẻ đánh mất thói quen đọc sách. Đây là một hiện
tượng rất đáng lo ngại bởi nếu không chịu đọc sách con người sẽ trở nên hời hợt, thiếu
tư duy tưởng tượng và thiếu trải nghiệm cần thiết. Và đặc biệt, con người sẽ thật nghèo
nàn về tâm hồn.



- Nhận thức được vai trị của sách, rèn luyện cho mình thói quen đọc sách, đọc để tích
luỹ kiến thức, đọc để hiểu biết hơn về cuộc sống. Từ đó, để tìm hiểu, khám phá được
điều q giá nhất trong tâm hồn mình.


<b>KẾT BÀI</b>


Sách mn đời vẫn là cầu nối để con người tìm hiểu khám phá bản thể của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Anh (chị) hãy nêu ý nghĩa nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
<b>Câu 2 (3đ):</b>


Anh (chị) hiểu câu tục ngữ “Cái khó bó cái khơn” như thế nào?
<b>Câu 3 (5đ):</b>


Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh của Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca được thể hiện
qua bài “Đàn ghi ta của Lor-ca” (Thanh Thảo).


HƯỚNG DẪN LÀM BAI
<b>Câu 1 (2đ):</b>


Anh (chị) hãy nêu ý nghĩa nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
<b>Châu.</b>


<b>1- Yêu cầu đề bài:</b>


- Giải thích ý nghĩa nhan đề “chiếc thuyền ngồi xa” vừa mang ý nghĩa cụ thể, vừa
mang ý nghĩa hàm ẩn, biểu tượng.


<b>1- Định hướng:</b>



- Hình ảnh chiếc thuyền ngồi xa vừa mang ý nghĩa cụ thể, vừa có ý nghĩa hàm ẩn, biểu
tượng:


+ Nghĩa thực của chiếc thuyền ngồi xa như nó vốn có và cũng là hình ảnh của chiếc
thuyền nghệ thuật. Chiếc thuyền trong mờ xa mù sương khi đi vào ảnh là tĩnh vật, thứ
tĩnh vật thơ mộng của thiên nhiên ban tặng cuộc đời. Dưới góc chụp của người nghệ sĩ ,
cảnh thiên nhiên càng thêm thơ mộng đem lại giá trị tinh thần cho con người, gợi ra bao
đắm say, cảm xúc, tình u cuộc sống.


+ Góc nhìn cận cảnh, chiếc thuyền hay kiếp người lênh đênh, dập dềnh sóng gió trên
biển cả- biển đời biết bao khó khăn gian khổ mà kiếp người phải trải qua như cuộc sống
gia đình làng chài kia? Người nghệ sĩ cần có cái nhìn đa chiều, tồn diện để phát hiện
bản chất sự thật và góp phần cải tạo cuộc sống. Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời,
cho cuộc đời. Phùng- người nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp của nghệ thuật nhưng
anh cũng biết trăn trở, nghĩ suy, yêu ghét, buồn vui trước lẽ đời, biết hành động để cho
cuộc sống xững đáng với con người.


=> Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đã thể hiện được chủ đề, ý
nghĩa tư tưởng của tác phẩm.


<b>Câu 2 (3đ):</b>


Anh (chị) hiểu câu tục ngữ “Cái khó bó cái khơn” như thế nào?
1- Yêu cầu làm bài:


- Trình bày mối quan hệ giữa chủ quan và khách quan, giữa hoàn cảnh và ý chí, nghị lực
của con người. Cần tập trung một số ý sau:


+ Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Khó khăn trong cuộc sống hạn chế nhiều đến việc phát


huy tài năng, sức sáng tạo của con người.


+ Nêu suy nghĩ của bản thân về câu tục ngữ: Trong trường hợp này, cần khẳng định
rằng câu tục ngữ mới chỉ đúng một phần, vẫn còn hạn chế ở một số khía cạnh và dùng
lời lẽ, dẫn chững để giải thích và chứng minh.


<b>2- Định hướng làm bài:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Trong cuộc sống không phải ai cũng có hồn cảnh thuận lợi. Hồn cảnh khó khăn,
thiếu thốn khiến người ta không thể thực hiện được những ý đồ lớn. Như vậy, hoàn cảnh
thừng hạn chế khả năng của con người.


- Dân gian có câu “Cái khó bó cái khơn”, câu tục ngữ ấy liệu có hồn tồn đúng? Một số
bạn gia đình có hồn cảnh khó khăn thường mượn câu tục ngữ đó để biện hộ cho sự
chểnh mảng, bê trễ trong học tập của mình, như thế có nên khơng? Vậy chúng ta nên
hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào?


<b>THÂN BÀI</b>
<b>a- Giải thích khái niệm:</b>


- “Cái khó” là những khó khăn trong thực tế đời sống


- “Bó cái khơn” là bó buộc, trói buộc, ảnh hưởng, chi phối “cái khôn”.


-“Cái khôn’ là khả năng suy nghĩ, sáng tạo, tìm tài, phát triển trong cơng việc của con
người.


- Ý nghĩa câu tục ngữ: khó khăn trong cuộc sống hạn chế nhiều đến việc phát huy tài
năng, sức sáng tạo của con người.



<b>b- Bình luận câu tục ngữ:</b>


- Câu tục ngữ có một phần đúng, bởi sự phát triển chủ quan bao giờ cũng phụ thuộc,
chịu ảnh hưởng, tác động của khách quan.


VD: điều kiện học tập tốt phải có thời gian, sách vở, dụng cụ đầy đủ, thầy giỏi, trường
tốt, gia đình kinh tế vững…. Ngược lại điều kiện khó khăn thì kết quả cũng hạn chế. Rõ
ràng, hoàn cảnh thuận lợi sẽ là điều kiện tốt cho sự phát triển khả năng của con người.
- Tuy nhiên, câu tục ngữ nhìn nhận vấn đề có chiều phiến diện, chưa nhìn thấy và đánh
giá đúng mức tài năng, sự vượt khó, sự nỗ lực, ý chí quyết tâm, những yếu tố quyết định
của con người. Vì thế “Cái khó bó cái khơn” cịn là “cái khó ló cái khơn”.


VD: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Ngọc Kí và vơ vàn tấm gương khác trong thực tế đã
chứng minh ý chí, nghị lực của họ để vươn tới sự vinh quang.


- Nếu chúng ta quá lệ thuộc vào điều kiện khách quan (những cái có sẵn) thì khi gặp rủi
ro, bất trắc sẽ không biết cách ứng xử như thế nào cho đúng. Nếu khơng có ý chí, nghị
lực rất dễ trượt dốc, thất bại..


- Cuộc sống vốn đầy khó khăn, trắc trở, địi hỏi con người phải có nghị lực để vượt qua,
khơng nên thấy gia đình khó khăn mà trở nên chán nản, bê trễ học hành, như thế khiến
cho hồn cảnh càng lâm vào khó khăn hơn. Cuộc sống có biết bao tâm gương “nghèo
vượt khó”, “tàn mà khơng phế”, họ đã vượt lên hồn cảnh và ý chí của mình đẻ học tốt,
trở thành những tấm gương cho mọi người noi theo.


=> Câu tục ngữ chỉ đúng với những người “lực bất tong tâm”, hồn cảnh “bất khả
<i>kháng”, cịn những người thơng minh, tài năng, năng động, dám nghĩ dám làm, có chí </i>
tiến thủ, họ sẽ vượt qua tất cả để giành chiến thắng.


<b>KẾT BÀI</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>Câu 3 (5đ):</b>


Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh của Phê-đê-ri-cơ Gar-xi-a Lor-ca được thể
<b>hiện qua bài “Đàn ghi ta của Lor-ca” (Thanh Thảo).</b>


1- Yêu cầu


- Về nội dung: Trên cơ sở nắm được những nét cơ bản về phong cách thơ của Thanh
Thảo và thân thế, sự nghiệp của Lor-ca => khám phá bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”.
Hiểu được cái chết đầy bi tráng của Lor-ca- nhà thơ, nhạc sĩ, nhà viết kịch, nhà hoạt
động sân khấu thiên tài Tây ban Nha, Thanh Thảo muốn tái hiện thời khắc bi tráng đó
với tấm lịng đầy xót thương, ngưỡng mộ.


Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong tư duy của Thanh Thảo: giàu suy
tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm và đương nhiên khơng dễ hiểu vì nhuốm màu
sắc tượng trưng, siêu thực mà Thanh Thảo học tập từ chính nhà thơ Lor-ca. Vì thế, khi
phân tích, học sinh xác lập ý sao cho phù hợp với nội dung và mạch cảm xúc của bài
thơ.


- Phương pháp: phân tích, bình giảng và nêu suy nghĩ, cảm nhận của người viết.
2- Dàn ý:


<b>MỞ BÀI</b>


- Nhà thơ thanh Thảo được công chúng yêu mến qua những tập thơ và trường ca mang
diện mạo độc đáo viết về chiến tranh thời hậu chiến. Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của
một người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Phong cách
thơ phóng khống đem đến cho người đọc một xúc cảm hiện đại với hệ thống thi ảnh và
ngơn từ mới mẻ. Điều đó được thể hiện rất tiêu biểu qua bài thơ “Đàn ghi ta của


Lor-ca”.


- Bài thơ viết về cái chết của Lor-ca- nhà thơ, nhà hoạ sĩ, nhà viết kịch, nhà hoạt động
sân khấu thiên tài của Tây ban Nha. Thanh thảo muốn tái hiện thời khắc bi tráng đó với
tấm lịng tri ân đầy xót thương và ngưỡng mộ.


<b>THÂN BÀI</b>


<b>a- Hình tượng Lor-ca và hình thức biểu hiện của bài thơ:</b>


- Lor-ca được coi như bậc thầy của thi ca hiện đại thế giới, đại biểu cho một thế hệ nghệ
sĩ đầy tinh thần công dân và ý thức trách nhiệm xây dựng nền nghệ thuật mới. Vì thế,
cái chết của ông không chỉ gây chấn động ở Tây Ban Nha mà cịn lan toả trên tồn thế
giới trong nhiều năm sau. Thanh Thảo muốn phục sinh thời khắc bi tráng đó với tấm
lịng tri âm đầy xót thương, ngưỡng mộ qua biểu tượng nghệ thuật quen thuộc mà độc
đáo: đàn ghi ta.


- Viết “Đàn ghi ta của Lor-ca”, Thanh Thảo không muốn dừng lại ở hình thức thơng
thường mà muốn thể hiện hình thức mới, gần gũi với mạch tượng trưng và siêu thực
(Lor-ca là một thành viên). Đó là sự hồ kết giữa tự sự và trữ tình, giữa thơ và nhạc;
giữa màu sắc thơ viếng phương Đông và chất bi tráng trong nhạc giao hưởng phương
Tây; giữa hệ thống thi ảnh của Lor-ca và hệ thi ảnh của chính tác giả. => Tất cả được
đưa vào một cấu trúc mới: sự hồ kết giữa tính liên tục và tính gián đoạn trong suy nghĩ
và ngơn ngữ thơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Mở đầu bài thơ là hình ảnh Lor-ca được giới thiệu bằng những nét chấm phá, chịu ảnh
hưởng của trường phái tượng trưng:


“Những tiếng đàn bọt nước
tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt


li-la Li-la li-la


đi lang thang về miền đơn độc
vơi vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mịn”


- Những hính ảnh tương phản vừa giúp người đọc hình dung về Lor-ca- người nghệ sĩ
đại diện cho tính thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỉ XX, vừa gợi lên
khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha thời ấy- một nền chính trị độc tài, một
nền nghệ thuật già nua- mà khung cảnh là một đấu trường và Lor-ca là một võ sĩ. Võ sĩ
với tấm áo choàng đỏ gắt như một lời thách đấu, lời tuyên chiến mạnh mẽ, cho dù
Lor-ca thật đơn độc trên con đường của mình “đi lang thang về miền đơn độc- với vầng
<i>trăng chếnh choáng- trên yên ngựa mỏi mịn”. Sự cơ đơn của người nghệ sĩ đi tìm cái </i>
đẹp trong thế giới bạo tàn khơng phải ai cũng cảm nhận và thơng hiểu được. Hình ảnh
Lor-ca thật dũng cảm như một võ sĩ trên đấu trường chính trị, nghệ thuật, vừa như lặng
lờ, đơn cơi, lang thang trên n ngựa mỏi mịn, chỉ có vầng trăng lắc lư, chếnh choáng,
lẽo đẽo theo sau…


c- Hình ảnh bi tráng của Lor-ca trên pháp trường và nỗi niềm dang dở của khát vọng
cách tân:


- Chế độ độc tài hoảng sợ trước sức mạnh tinh thần phản kháng của Lor-ca đã vội vã bẻ
gãy ngọn cờ tự do và biểu tượng văn hoá mới của dân tộc Tây Ban Nha. Lor-ca cũng
không ngờ cái chết lại đến sớm với ông như vậy- một con người tài hoa, trong sạch, vô
tội:


“Tây Ban Nha
<i>hat nghêu ngao</i>
<i>bỗng kinh hoàng</i>
<i>áo choàng bê bết đỏ</i>


<i>Lor-ca bị điệu về bái bắn</i>
<i>chàng đi như người mộng du</i>
<i>tiếng ghi ta nâu</i>


<i>bầu trời cô gái ấy</i>


<i>tiếng ghi ta lá xanh biết mấy</i>
<i>tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan</i>
<i>tiếng ghi ta ròng rịng</i>


<i>mau chảy”</i>


- Tây Ban Nha lúc đó vẫn hát nghêu ngao những thứ âm điệu cổ lỗ, tán lạc, chưa sẵn
sang nhập cuộc, chưa chia sẻ, đồng điệu cùng Lor-ca. Tây Ban Nha bống kinh hoàng
khi nghe tin Lor-ca bị giết hại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

“gay gắt đỏ” trước sự hung hãn của chế độ độc tài nữa , tấm áo đã bê bết máu nơi pháp
trường => Giọng thơ trầm lắng đau thương.


+ Sự kiện thảm khốc khiến Lor-ca cũng kinh hoàng và biết bao tiếc nuối “chàng đi như
người mộng du” chập chờn bước vào cõi chết, đau đớn, hẫng hụt, chơi vơi vì mọi ý
tưởng, dự định, hành động cho tương lai của đất nước, cho nghệ thuật mới chỉ bắt đầu.
Lor-ca ngã xuống có nghĩa là sự nghiệp cách tân của ông dang dở.


- Thanh Thảo diễn tả sự kiện thảm khốc theo lối tượng trưng, siêu thực khác lạ tạo cú
sốc dây truyền, liên tục chuyển đổi cảm giác qua hệ thống thi ảnh diễn tả âm thanh tiếng
đàn. Tiếng đàn vỡ tan thành nhiều màu sắc, hình khối gợi cho người đọc những liên
tưởng đa chiều về hình ảnh Lor-ca:


+ “tiếng ghi ta nâu”- màu của cây đàn, màu của đất nước, màu của nỗi bi thương.


+ “tiếng ghi ta lá xanh”- gợi ra “bầu trời cơ gái ấy” với bao thiết tha hồi vọng, tiếc
nuối.


+ “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” => bàng hồng, tức tưởi- tình u, khát vọng tan
vỡ…


+ “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” => biểu thị sự đau đớn đột cùng của tiếng đàn-
lòng người và tội ác của bọn phát xít độc tài.


=> Sự tan biến, hoá thân của tiếng đàn ghi ta hay cũng chin là sự hóa thân, tan biến , lìa
giã cõi đời của một thiên tài dù thảm khốc những thật đẹp, thật bi tráng.


- Có lẽ Lor-ca cịn đáu đớn hơn khi người ta khơng hiểu được bức thppng điệp của ông:
“Khi tôi chết hãy chon tôi với cây đàn”.


+ Cây đàn là biểu tượng sự nghiệp của Lor-ca, là những đóng góp của ơng trên lĩnh vực
nghệ thuật. Khi ơng chết cũng có nghĩa là sự sống của cây đàn- những sáng tạo nghệ
thuật cũng khơng cịn nữa.


+ “Chơn” cây đàn khơng có nghĩa là phủ nhận mà phải biết nối tiếp, nhân lên, phải biết
vượt qua để tiếp tục sáng tạo, vươn tới chân trời nghệ thuật mới mẻ, khác thường hơn.
- Có lẽ vì đất nước Tây Ban Nha q yêu mến và ngưỡng mộ Lor-ca nên chưa ai biết
vượt ơng. Chính vì thế mà Thanh Thảo đã viết:


“không ai chon cất tiếng đàn
<i> tiếng đàn như cỏ mọc hoang”</i>


=> Khi Lor-ca chết sản phẩm của sự sáng tạo ấy vẫn mãi mãi trường tồn, sức sống của
nó man dại như cỏ mọc hoang cứ thế mà phát triển, lan toả rộng khắp.



- Hai câu sau mở ra nhiều suy ngẫm: Nỗi xót thương cái chết của một thiên tài bị giết
hại khi tài năng đang nở rộ và phát triển. Nỗi xót tiếc hành trình cách tân dang dở khơng
ai tiếp nối đọng lại thành hình ảnh thơ đẹp và buồn:


“giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đấy giếng”


=> Hình ảnh giọt nước mắt, vầng trăng long lanh đáy giếng tạo nên hình ảnh trùng
phúc, giao thoa, ánh xạ vào nhau gợi nên những suy tư đa chiều về nỗi xót thương, về
hình ảnh lor-ca trong sáng, vơ tội.


d- Hai khổ thơ cuối, nhà Thơ Thanh Thảo suy tư cuộc đời giã từ về cõi vĩnh hằng của
Lor-ca:


“đường chỉ tay đã đứt….” => “li-la li-la li-la”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Vô cùng. Lor-ca đi vào cõi khác như bơi trên sông trên chiếc ghi ta màu bạc- màu của
sự trong sáng, trung thực; ném lá bùa may mắn của số phận vào xốy nước hay cũng
chính là vịng xốy cuộc đời. Và cả trái tim mình, trái tim yêu thương, đầy khao khát,
mãnh liệt vào cõi yên lặng, vĩnh hằng…


+ Các động từ “đứt”, “ném”; các hình ảnh “đường chỉ tay”, “ghi ta màu bạc”, “lá bùa”
đều mang ý nghĩa tượng trưng cho sự giã từ, giải thoát, đoạn tuyệt thực sự của Lor-ca
với những giàng buộc, hệ luỵ trần gian.


=> Nhà thơ đã diễn tả sự ra đi của một nghệ sĩ thật thảm khốc nhưng cũng thật nhẹ
nhàng. Lor-ca trên chiếc ghi ta màu bạc vào cõi hư huyền đẹp như bơi vào cõi mộng. Và
thể hiện sự ngưỡng mộ, tri âm với Lor-ca, nhà thơ Thanh Thảo đã “cấy nhạc vào thơ,
tạo ra cấu trúc của bản nhạc giao hưởng có phần đệm của ghi ta, có phần mở đầu có kết
thúc, có bè trầm bè bổng, bởi Lor-ca là một nhạc sĩ tài hoa.



<b>KẾT BÀI</b>


- Với tấm lòng đồng điệu, đồng cảm, ngưỡng mộ và sự tiếc thương sâu sắc, Thanh Thảo
đã ca ngợi làm sống dậy hình tượng Lor-ca, một nghệ sĩ thiên tài yêu tự do, yêu Tổ
quốc, đất nước Tây Ban Nha đã đi vào cõi bất tử đẹp và bi tráng như tiếng đàn ghi ta
của ông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>BỘ ĐỀ 13</b>
<b>Câu 1 (2đ):</b>


<b>Nêu ý nghĩa cảnh đợi tàu của hai chị em Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”- </b>
<b>Thạch Lam.</b>


<b>Câu 2 (3đ):</b>


<b> Trình bày ý kiến của anh (chị) về câu nói sau: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. </b>
<b>Khơng có lí tưởng thì khơng có phương hướng kiên định, mà khơng có phương </b>
<b>hướng thì khơng có cuộc sống” (Lép Tơn-xtơi).</b>


<b>Câu 3 (5đ):</b>


<b> Cảm nhận của anh (chị) về những vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt (“Vợ </b>
<b>nhặt”- Kim Lân) và nhân vật người đàn bà làng chài (“Chiếc thuyền ngoài xa”- </b>
<b>Nguyễn Minh Châu)</b>


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
<b>Câu 1 (2đ):</b>


<b>Nêu ý nghĩa cảnh đợi tàu của hai chị em Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”- </b>


<b>Thạch Lam.</b>


<b>1- Yêu cầu:</b>


Nêu ý nghĩa cảnh đợi tàu hai chị em Liên trong tác phẩm.
<b>2- Định hướng:</b>


- Cảnh đợi tàu trong không gian tác phẩm:


+ Là hoạt động cuối cùng trong ngày của cả một nhóm người thuộc đủ các lứa tuổi,
cơng việc, hoàn cảnh khác nhau trong phố huyện.


+ Tập trung về không gian và thời gian: mấy tiếng buổi đêm trong không gian nhỏ xung
quanh ga huyện.


- Diễn biến:


+ Mấy tiếng chờ đợi đủ để thấy một nhịp sống leo lét, mờ nhạt bao phủ lên mọi hoạt
động, cảnh sống của người dân phố huyện.


+ Tàu đến chóng vánh như ánh chớp và rồi cả khơng gian lại chìm vào yên ắng. Đợi tàu
thì lâu mà tàu qua thì nhanh chóng.


- Ý nghĩa cảnh đợi tàu:


+ Đêm nào hai chị em Liên cũng cố thức để đợi chuyến tàu đi qua, không phải để bán
hàng như lời mẹ dặn, khơng phải để trơng ngóng một gương mặt thân quen nào đó, mà
đơn giản chỉ muốn được nhìn ngắm đồn tàu với những toa sáng rực rỡ vụt qua cái phố
huyện nghèo nàn, tăm tối của hai chị em trong chốc lát.



+ Ở cái phố huyện tăm tối nghèo nàn này, đợi tàu là niềm vui duy nhất đối với tuổi thơ
hai chị em Liên- “Hai đứa trẻ” bởi “con tàu đã đem một chút thế giới khác đi qua, khác
<i>hẳn đối với Liên” và mang một thứ ánh sáng khác “khác hẳn với vầng sáng ngọn đèn </i>
<i>chị Tí và ánh lửa của bác Siêu”.</i>


+ Chuyến tàu đánh thức ở Liên một miền hồi tưởng xa xăm về Hà Nội, về một tuổi thơ
tươi đẹp dù đã lùi sâu vào dĩ vãng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

=> Cảnh đợi tàu của chị em Liên được miêu tả bằng cái nhìn ấm áp và nhân hậu của
Thạch Lam. Ơng khơng chỉ day dứt, xót thương trước cuộc sống tù túng, ngột ngạt của
người dân phố huyện, mà hơn thế ơng cịn thấu hiểu, còn khơi lên ở họ những khát
khao, những ước mơ dù là nhỏ bé và thơ dại để họ cảm thấy cuộc sống của họ có ý
nghĩa hơn, có một niềm vui nho nhỏ để chờ, để đợi khi mỗi đêm về…


<b>Câu 2 (3đ):</b>


<b> Trình bày ý kiến của anh (chị) về câu nói sau: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. </b>
<b>Khơng có lí tưởng thì khơng có phương hướng kiên định, mà khơng có phương </b>
<b>hướng thì khơng có cuộc sống” (Lép Tôn-xtôi).</b>


<b>1- Yêu cầu đề bài:</b>


Cần xác đinh nội dung của nhận định là: Lí tưởng có vai trị quyết định đối với cuộc
sống con người, giúp cho con người có định hướng để đạt tới mục đích cao đẹp. Từ đó
trình bày hệ thống luận điểm: Lí tưởng là gì? Vì sao “lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường”
trong đời sống con người? Vì sao nói “khơng có lí tưởng thì khơng có phương hướng
<i>kiên định, mà khơng có phương hướng thì khơng có cuộc sống”? Nêu vấn đề “lí tưởng” </i>
của thanh niên hiện nay? Liên hệ với bản thân?


<b>2- Dàn ý:</b>



<b>MỞ BÀI</b>


- Trình bày ngắn gọn vai trị quyết định của lí tưởng với cuộc sống con người.
- Giới thiệu, dẫn chính xác và nhận xét ngắn gọn về tính xác đáng của nhận định.


<b>THÂN BÀI</b>
<b>a- Giải thích tư tưởng nêu trong nhận định:</b>


- Lí tưởng là gì? Lí tưởng là tư tưởng, giá trị tinh thần cao đẹp, tích cực, tiến bộ định
hướng cho cuộc sống con người, giúp con người có khát vọng, có sức mạnh trong tâm
hồn, trong hành động để đạt tới ý nghĩa cao quí của đời sống. Lí tưởng xấu có thể làm
hại cuộc đời của một người hoặc nhiều người. Khơng có lí tưởng tốt đẹp thì khơng có
cuộc sống tốt đẹp.


- Phân biệt lí tưởng cới “tham vọng”, “dục vọng”: tham vọng và dục vọng khơng thể là
lí tưởng, vì đó không phải là những giá trị tinh thần thực sự cao quí, soi sáng cho tinh
thần và hành động của con người.


- trong lịch sử nhân loại, lí tưởng của cá nhân nói riêng và của lồi người nói chung có
quan hệ với nhau như thế nào? Những lí tưởng nói chung mà lồi người hướng tới là lí
tưởng cơ cùng lớn lao, đẹp đẽ: như lí tưởng cộng sản, lí tưởng về một xã hội cơng bằng,
dân chủ, lí tưởng nhân văn, yêu nước… Lí tưởng của mỗi cá nhân chính là những khát
vọng tốt đẹp phù hợp với giá trị tinh thần của nhân loại: sự khao khát trí thức, hiểu biết;
niềm mong muốn về hạnh phúc, tình yêu; ước mong về một cuộc sống hài hoà, êm đềm;
khát vọng làm giàu cho quê hương, đất nước.


- Vì sao cuộc sống thiếu lí tưởng khơng phải là cuộc sống? Vì cuộc sống ấy có thể dẫn
đến nguy cơ: sống vị kỉ, ích kỉ hoặc sống quá dễ dãi, buông thả, vô nghĩa, vơ mục
đích…



<b>b- Bàn luận mở rộng vấn đề:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

+ Cuộc sống thiếu lí tưởng là chuỗi ngày kéo dài sự sinh tồn, thiếu giá trị tinh thần, vơ
phương hướng, dẫn đến tình trạng dễ dãi, buông thả, thác loạn, hoặc mệt mỏi, chán
chướng => cuộc sống trì trệ, tối tăm.


+ Cuộc sống chạy theo những tham vọng thái quá sẽ khiến con người trở nên tàn bạo,
độc ác, sẵn sang giẫm đạp lên người khác đề thực hiện mục đích của mình.


- Cuộc sống có lí tưởng và quyết tâm thực hiện lí tưởng giúp con người có thể đạt đến
những gì?


+ Có lí tưởng đúng đắn và quyết tâm thực hiện lí tưởng giúp con người chiến thắng bản
thân mình, làm nên những điều kì diệu.


+ Giúp con người u cuộc sống và sống có ích với cộng đồng, xã hội.


- Nêu trải nghiệm cảu bản thân: nêu lí tưởng của bản thân. Tại sao lại xác định cho mình
lí tưởng đó? Hành động cụ thể để thực hiện lí tưởng của mình. Liên hệ mở rộng: lí
tưởng khơng chỉ là ước mơ, khát vọng mà cịn là hành động để thực hiện ước mơ, khát
vọng.


<b>KẾT BÀI</b>


Khẳng định vai trị của lí tưởng trong cuộc sống mỗi con người, mỗi thế hệ, mỗi dân
tộc, đặc biệt là với lứa tuổi học đường trước ngưỡng cửa lựa chọn con đường vào đời
của mình.


<b>Câu 3 (5đ):</b>



<b> Cảm nhận của anh (chị) về những vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt (“Vợ </b>
<b>nhặt”- Kim Lân) và nhân vật người đàn bà làng chài (“Chiếc thuyền ngoài xa”- </b>
<b>Nguyễn Minh Châu)</b>


1- Yêu cầu:


Cảm nhận vầ vẻ đẹp khuất lấp của:


- Người vợ nhặt trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân


- Người đàn đà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.


Để làm nổi bật bài văn của mình, học sinh có thể rút ra những nét tương đồng và khác
biệt ở hai hình tượng nhân vật này.


2- Dàn ý


<b>MỞ BÀI</b>
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:


+ Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dân quê, có sở
trường về truyện ngắn. “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc, viết về tình huống “nhặt vợ”
độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của những con người
bình dị trong nạn đói thê thảm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>THÂN BÀI</b>
a- Nhân vật người vợ nhặt:


- Giới thiệu chung: Tuy không được miêu tả nhiều nhưng người vợ nhặt vẫn là một


trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ thật sống động,
theo lối đối lập giữa bên ngoài và bên trong, ban đầu và về sau.


- Một số vẻ đẹp tiêu biểu:


+ Phía sau cảnh trơi dạt, vất vưởng, là một lịng ham sống mãnh liệt.
+ Phía sau nhếch nhác, dơ dáng, là một người biết điều ý tứ.


+ Bên trong vẻ chao chat, chỏng lỏn, là người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan.
<b>b- Nhân vật người đàn bà hàng chài:</b>


- Giới thiệu chung: Là nhân vật chính, có vai trị quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng
của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản giữa bề ngoài và
bên trong, giữa thân phận và phẩm chất.


- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:


+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thơ kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu
đức hi sinh.


+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm,
cứng cỏi.


+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời.
<b>c- Sự tương đống và khác biệt trong vẻ đẹp khuất lấp của hai nhân vật:</b>


- Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh.
Những vẻ đẹp đáng trân trọng ở họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khuất lấp. Cả hai
đều được khắc hoạ bằng những chi tiết chân thực…



- Khác biệt: Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là những phẩm chất
của nàng dâu mới, hiện qua những chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh, trong nạn đói thê thảm.
Vẻ đẹp khắc sâu ở người đàn bà hàng chài là những phẩm chất của người mẹ nặng gánh
mưu sinh, hiện qua các chi tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình…


<b>KẾT BÀI</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>ĐỀ 14</b>
<b>Câu 1 (2đ):</b>


<b> Chất ca dao và những sáng tạo trong bài thơ “Việt Bắc”.</b>
<b>Câu 2 (3đ)</b>


<b> Chứng minh rằng: nhân dân ta từ xưa đến nay ln sống theo đạo lí “Ăn quả </b>
<i><b>nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.</b></i>


<b>Câu 3 (5đ):</b>


<b> Anh (Chị) hãy phân tích sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa x </b>
<b>(trích “Vợ chồng A- Phủ”).</b>


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
<b>Câu 1 (2đ):</b>


<b> Chất ca dao và những sáng tạo trong bài thơ “Việt Bắc”.</b>
<b>1- Yêu cầu:</b>


Nêu đặc điểm về chất ca dao trong bài thơ “Việt Bắc” và những sáng tạo bắt nguồn từ
chất ca dao đó.



<b>2- Định hướng:</b>
Cần nêu rõ các ý sau:


- Lối thơ lục bát và kết cấu đối thoại “ta”- “mình” theo kiểu lục bát:
“Mình về mình có nhớ ta


Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”.


=> Sự cách tân ở chỗ, trong ca dao “ta”, “mình” được dùng để diễn tả tình cảm lứa đơi,
nhưng ở đấy Tố Hữu dùng để diễn tả tình cảm quân dân, tình kháng chiến giữa người
cách mạng và chiến khu Việt Bắc.


- Kết cấu đối thoại một mặt giúp nhà thơ bộc lộ tình cảm, tâm trạng, mặt khác nó tạo
nhiều giọng điẹu khiến tác phẩm không hề gây nhàm chán mặc dù rất dài.


- Màu sắc ca dao còn được thể hiện ở sự bày tỏ trực tiếp tình cảm, khơng hề cường điệu,
hoặc che giấu bớt. Tình cảm ở cung bậc nào thì được diễn tả ở ngay cung bậc đó.


- Tác giả cịn mượn ngay chính hình ảnh và lối so sánh của ca dao để xây dựng hình
tượng thơ của riêng mình.


“Mình đi mình lại nhớ mình


Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”.


- Phản phất trong thơ Việt Bắc là những bài ca dao gợi vẻ đẹp đất nước, rất nhiều địa
danh được nhắc đến với bao nhiêu chiến công và kỉ niệm đẹp…


=> Trên nền ngữ điệu ca dao cổ, Tố Hữu đã lí giải hình tượng mang lại sức khái quát
cao, thấm đẫm tình nghĩa. Chất ca dao được vận dụng sáng tạo đã mang lại chất men


say ngọt ngào cho tác phẩm, đây chính là nền tảng cho sự thành công của “Việt Bắc”.
<b>Câu 2 (3đ)</b>


<b> Chứng minh rằng: nhân dân ta từ xưa đến nay ln sống theo đạo lí “Ăn quả </b>
<i><b>nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.</b></i>


<b>1- Yêu cầu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>2- Định hướng:</b>


<b>MỞ BÀI</b>


Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống quí báu như: anh dũng đấu tranh, cần cù lao
động, giàu lịng nhân ái, coi trọng tình nghĩa. Vì vậy, ơng cha ta ln nhắc nhở, dăn dạy
con cháu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. Đó chính là lịng biết
ơn, tri ân.


<b>THÂN BÀI</b>
<b>a- Giải thích khái niệm:</b>


- Thế nào là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”?


+ “Quả” và “nước” nghĩa thực chỉ vật chất cụ thể; “ăn”, “uống”: nghĩa thực thể hiện
nhu cầu không thể thiếu của con người.


+ “ăn quả’ và “uống nước” nghĩa hàm ẩn chỉ những người thừa hưởng thành quả lao
động do người khác làm ra, đem lại. “Kẻ trồng cây” và “nguồn” là chỉ cội nguồn của
thành quả, người làm ra nó, sinh ra nó. Khơng có nguồn thì khơng có nước, khơng có
người trồng cây thì khơng có hoa trái ngọt ngào để cho ta hưởng thụ.



= > Hai câu tục ngữ được ông cha ta đúc kết từ ngàn đời để răn dạy con cháu phải biết
coi trọng tình nghĩa, biết ơn cơng lao những người đã làm ra thành quả để mình được
thừa hưởng.


<b>b- Biểu hiện truyền thống đạo lí đó trong thực tế:</b>


- Trong suốt trường kì đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc, biết bao
người đã ngã xuống cho Tổ quốc hồ bình. Trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam
luôn ghi nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ bằng những hành động cụ thể như:
+ Phong trào “.Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc gia đinh thương binh liệt sĩ.


+ Các chương trình hành động “Hướng về cội nguồn” được tuyện truyền, thực hiện rộng
khắp trong cả nước.


+ Trong các làng xã đều có hương ước xây dựng gia đình văn hố “Ông bà, cha mẹ
gương mẫu, con cháu hiếu thảo”.


+ Ở trường học sinh “Tôn sư trong đạo”…


- Các thế hệ sau luôn nối tiếp truyền thống ông cha xây dựng và bảo vệ đất nước, làm
cho đất nước ngày một văn minh, tiến bộ và giàu mạnh hơn.


- Bên cạnh đó, trong xã hội vẫn cịn hiện tượng đi ngược lại truyền thống tốt đẹp ấy như
lối sống vô cảm, vô ơn bạc nghĩa với ông bà, cha mẹ, những người có cơng với đất
nước, với thầy cơ. Khơng biết trân trọng, thậm chí phá hoại, trà đạp lên những giá trị,
thành quả do những thế hệ đi trước dày công vun đắp, tạo dựng… Những hành động đó
cần phải nghiêm khắc lên án.


c- Học sinh làm gì để phát huy truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ
nguồn”?



- Hiểu được những gì mà ơng cha, cha mẹ, thầy cơ mang lại cho mình thừa hưởng, sống
hạnh phúc, yên bình như ngày nay để biết ơn và tiếp tục vun đắp, xây dựng cuộc sống
ngày càng tốt đẹp hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>KẾT BÀI</b>


Tri ân là một phẩm chất quí báu của dân tộc và cũng là phẩm chất đẹp đẽ của mỗi con
người. Cần xây dựng và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.


<b>Câu 3 (5đ):</b>


<b> Anh (Chị) hãy phân tích sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa x </b>
<b>(trích “Vợ chồng A- Phủ”).</b>


1- Yêu cầu của đề bài:


Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân. Chủ yếu đi vào phân
tích tâm trạng (nội tâm) của Mị. Qua đó, thấy được nét đặc sắc nghệ thuật miêu tả và
phân tích diễn biến tâm lí nhân vật của nhà văn; đồng thời thấy được giá trị nhân đạo
của tác phẩm.


2- Định hướng:


<b>MỞ BÀI</b>


- Thành cơng trong tác phẩm Vợ chồng A-Phủ của Tơ Hồi là nghệ thuật miêu tả và
phân tích tâm lí nhân vật.


- Ngòi bút nhà văn thật tinh tế và sâu sắc trong việc miêu tả diễn biến tâm lí, sức sống


tiềm tàng và sự biến đổi số phận của nhân vật Mị- người phụ nữ tưởng chừng như đã
cam chịu số phận, khơng cịn sức sống và lối thốt nhưng trong hồn cảnh có thể, Mị
vẫn vương lên là chủ cuộc đời mình.


- Đêm tình mùa xuân trở về trên rẻo cao đã khiến bên trong “con rùa” câm lặng ấy bùng
lên khát vọng sống, khát vọng yêu, khát vọng được quyền làm người cho ra một kiếp
người.


<b>THÂN BÀI</b>


<b>a- Trở thành nô lệ nhà thống lí Pá Tra, Mị bị đoạ đày tới mức trầm cảm, vơ cảm:</b>
- Trở về nhà ăn lá ngón khơng thành, Mị quay trở lại nhà thống lí Pá Tra chấp nhận cuộc
sống nô lệ. Mị đành chon vùi tuổi thanh xuân thời con gái đẹp đẽ của mình. Ngày Mị
càng khơng nói, sống như cái xác khơng hồn, lùi lũi như con rùa ni trong xó cửa.
- Người đọc sẽ tưởn Mị chết tàn chết lui trong căn buồng u tối chỉ có một lỗ cửa vng
bằng bàn tay, ngày hay đêm chỉ thấy một màu trăng trắng mờ đục không biết là sương
hay là nắng. Nhưng ai có thể ngờ tiềm ẩn trong con người yếu đuối ấy vẫn chứa chất
một sức sống tiềm tàng. Nó như hịn than dưới lớp tro tàn khi có ngọn gió mùa xuân
thổi tới là bùng cháy mạnh mẽ.


<b>b- Đêm tình mùa xuân đã đánh thức niềm yêu sống và khát vọng tự do trong Mị:</b>
- Ngồi đầu núi có tiếng sáo gọi bạn đi chơi mà lòng Mị thấy bổi hổi bồi hồi. Hòn than
bị vùi lấp trong lớp tro tàn bấy lâu nay giờ bùng lên ngọn lửa yêu sống và khát khao tự
do.


- Mị nhẩm theo bài hát “Mày có con trai con gái rồi/ Mày đi làm nương/ Ta không có
con trai con gái/ Ta đi tìm người u”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

- Khát vọng bùng lên, Mị muốn đi chơi, bao nhiêu người phụ nữ có chống cịn đi chơi
ngày tết huống chi Mị với A-Sử chẳng có lòng với nhau.



- Quá khứ đẹp đẽ, hiện tại phũ phàng khiến Mị muốn ăn lá ngón mà chết ngay đi để
khỏi phải nghĩ, khỏi phải rằn vặt, khổ đau.


- Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn réo rắt ngoài đường, xoáy sâu vào trái tim đầy thổn thức
của Mị “Anh ném pao, em không bắt- Em không yêu quả pao rơi rồi”. Tiếng sáo như
một ma lực cứ rập rờn, bay bổng, thôi thúc. Mị khao khát được đi chơi, thôi thúc Mị
bùng ra thành hành động:


+ Mị sắn thêm mỡ vào đĩa đèn khơi thêm ngọn lửa sáng…
+ Búi lại tóc, với tay lấy cái váy hoa.


+ Chẳng cần biết A-Sử bước vào buồng và hỏi “Mày muốn đi chơi à?”, trong lòng Mị
chỉ cịn tiếng sáo và khát vọng tự do…


=> Tơ Hồi cảm nhận thấy ý thức đang sống dậy một cách mãnh liệt trong Mị. Mị nhận
ra mình cịn trẻ đẹp, nhận ra thực trạng mất tự do, bị đè nén bấy lâu nay, nhận ra quyền
làm người của mình. Tất cả đẩy đến hành động quyết liệt khơng gì ngăn cản nổi: đi
chơi, Mị muốn thốt ra khỏi cái địa ngục tăm tối để tự do đón gió xn, chơi xn, tìm
lại những ngày đẹp tươi đã mất.


c- Sức sống tiềm tàng trong Mị mặc dù bị chà đạp:


- Khát vọng vừa bùng lên bị A-Sử chặn đứng lại. Sợi dây tàn bạo đã cuốn chặt Mị vào
cột trong căn buồng u tối cho đến sáng hơm sau. Nhưng A- Sử chỉ có thể trói được xác
Mị, khơng thể trói được tinh thần của Mị.


- Hơi rượu nồng nàn nâng Mị theo tiếng sáo, mộng du theo tiếng sáo: “Tiếng sáo đưa
<i>Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi”</i>



- Mị quên là mình đang bị trói, thân xác đau đớn , tê dại “Mị vùng dậy bước đi”
=> Chi tiết diễn tả thật quyết liệt lòng ham sống của Mị bất chập hiện tại bi đát, khổ
đau: muốn bước đi, muốn bay lên thoát khỏi địa ngục này.


- Bước chân vùng đi đã đánh thức Mị trở lại hiện tại, sợi dây siết chặt vào da thịt như
đứt ra từng mảng, đau nhức. Mị nhận ra sự tàn khốc. Giấc mơ đẹp vụt tan biến. Mị
“thổn thức nghĩ mình khơng bằng con trâu con ngựa”.


=> Hai biểu tượng của ước mơ, tự do và hiện tại hiện ra trong hai âm thanh đối nghịch:
tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết- Tiếng chân ngựa đạp vào vách khan! Thực tại phũ
phàng trở về lấn át, bóp nghẹt trái tim Mị. Đau dớn, xót xa, Mị nhận ra kiếp con người
không bằng kiếp con vật “Đời người đàn bà lấy chồng ở Hồng Ngài một đời chỉ biết đi
<i>theo đuôi con ngựa của chống”, nhưng với Mị đi theo đuôi con ngựa của chồng cũng </i>
chẳng bao giờ được.


- Suốt đêm ấy, Mị bị trói đứng trong hơi men nồng nàn, trong tiếng sáo tình tứ đấy ai
ốn. Nhưng một điều kì lạ sức sống tiềm tàng luôn ẩn chứa trong con người Mị, tiếp cho
Mị sức mạnh quên đi nỗi đau đớn về thể xác để tâm hồn được bay lên, giải phóng theo
tiếng sáo. Tiếng sáo cứ lặp đi lặp lại như một bài ca về sức sống bất diệt của con người.
Nhà văn diễn tả tâm trạng Mị thật xác thực “lúc lại nồng nàn tha thiết. Hơi rượu toả.
<i>Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa, Mị lúc mê, lúc tỉnh”… khiến người đọc không khỏi xúc </i>
động, thương cảm cho nỗi bất hạnh của người phụ nữ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

đối với hành động tàn bạo của cha con thống lí, đại diện cho giai cấp thống trị ở miền
núi phía Bắc đã áp bức con người tới mức khơng con nhân tính.


<b>KẾT BÀI</b>


- Tâm lí phức tạp, đầy biến động của Mị được nhà văn khám phá, miêu tả qua tiếng sáo.
Tiếng sáo như một âm thanh kì lạ len lỏi vào tận sâu thẳm tâm hồn vốn câm lặng của Mị


để khám phá, cứu vớt, thức tỉnh Mị ra khỏi cõi u mê.


- Dù trong đêm tình mùa xuân, Mị vẫn chưa được giải phóng cuộc đời nhưng sức sống
tiềm tàng đó trong Mị sẽ báo trước cho sự đột biến quyết liệt tháo cũi sổ lồng ở lần sau.
Đó cũng là ý nghĩa nhân văn của tác phẩm.


<b>BỘ ĐỀ 15</b>
<b>Câu 1 (2đ):</b>


<b> Những nét chính trong sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu.</b>
<b>Câu 2 (3đ):</b>


<b> “Khoan dung là đức tính đem lợi về cho cả ta lẫn người khác”</b>


<b>(Perre Benoit)</b>
<b>Anh (chị) đồng ý với ý kiến đó khơng?</b>


<b>Câu 3 (5đ):</b>


<b> Cảm nhận về Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm viết “Đất Nước của nhân dân, Đất </b>
<b>nước của ca dao thần thoại”. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua đoạn trích “Đất </b>
<b>Nước” (Trích “Trường ca mặt đường khát vọng”- Nguyễn Khoa Điềm)</b>


<b>ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI</b>
<b>Câu 1 (2đ):</b>


<b> Những nét chính trong sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu.</b>
<b>1- Yêu cầu đề bài:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>2- Định hướng làm bài:</b>



Sự nghiệp sáng tác thơ văn Xuân Diệu qua hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng
Tám 1945:


- Trước Cách mạng tháng Tám 1945: Xuân Diệu được xem là nhà thơ lãng mạn tiêu
biểu của phong trào thơ mới. Trong thơ, Xuân Diệu bộc lộ hai tâm trạng trái ngược: yêu
đời, tha thiết với cuộc sống nhưng hoài nghi, chán nản, cô đơn. Dù ở trạng thái cảm xúc
nào, Xuân Diệu cũng bộc lộ cái tôi cá nhân của mình hết sức mãnh liệt. Xuân Diệu rất
nổi tiếng ở mảng thơ tình yêu. Tác phẩm “Thơ thơ”, “Gửi hương cho gió”.


- Sau Cách mạng tháng Tám 1945: Xuân Diệu hồ mình vào cuộc sống mới, nhiệt
thành, đem nghệ thuật phục vụ cách mạng. Thơ ơng có những thay đổi về đề tài, cảm
hứng, chất liệu, ngôn từ và cách biểu hiện. Ông bám sát đời sống, viết nhiều về công
cuộc xây dựng đất nước và đáu tranh thống nhất nước nhà. Những tập thơ chính: Mũi
<i>Cà Mau- Cầm tay, Một khối hồng, Hai đợt sóng…</i>


- Bên cạnh sáng tác thơ, Xn Diệu cịn viết văn xi, nghiên cứu, phê bình văn học và
dịch thuật. “Phân thống vàng”, “Trường ca” là hai tập văn xuôi đặc sắc của ông.


Những tập tiểu luận phê bình có giá trị “Tiếng thơ”, “Phê bình giới thiệu thơ”, “Dao có
mài mới sắc”…


<b>Câu 2 (3đ):</b>


<b> “Khoan dung là đức tính đem lợi về cho cả ta lẫn người khác”</b>


<b>(Perre Benoit)</b>
<b>Anh (chị) đồng ý với ý kiến đó không?</b>


<b>1- Yêu cầu đề bài:</b>



Nội dung bàn luận là lịng khoan dung, đó là đức tính tốt cho cả ta và người. Cần nhấn
mạnh của lòng khoan dung trong cuộc sống


2- Dàn ý:


<b>MỞ BÀI</b>


Trong cuộc đời, có ai không một lần mắc lỗi lầm nặng nhẹ? Nếu ta biết lỗi mà ăn năn
xin người tha thứ để sửa chữa, thì liệu người có tha thứ khơng? Mở rộng lòng khoan
dung, tha thứ là đức độ cao q của con người. Điều đó sẽ có lợi cho ta và người. Vì vậy
Pierre Bnoit nói “Khoan dung là đức tính đem lợi về cả cho ta và người”


<b>THÂN BÀI</b>
a- Giải thích khái niệm:


- Thế nào là khoan dung? Khoan dung là rộng lòng tha thứ cho người dưới có lỗi. Biết
khoan dung, độ lượng là người có đức độ.


- Khoan dung có lợi cho cả ta và người vì:
+ Tha thứ lỗi lầm cho người để cảm hố người.


+ Bản thân ta thấy nhẹ lịng và khơng phạm vào những điều hẹp hịi, độc ác, trái đạo
b- Khoan dung với cuộc sống:


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

+ Cuộc sống cũng khó tránh khỏi những lời nói gièm pha, bình phẩm sau lưng… Nếu ta
biết được, ta bỏ qua, coi như khơng nghe thấy và tự hồn thiện bản thân. Người xưa nói
đó là quân tử. Nay ta gọi đó là rộng lượng, rộng lịng, có văn hố.


- trong cuộc sống gia đình, vợ chồng, con cái cũng có lúc mâu thuẫn, bất hồ, nhớ câu


“Chồng giận thì vợ làm lành- Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì”, hoặc “Chồng tới
<i>thì vợ lui- Cơm sôi hớt lửa chẳng vơi hạt nào”, “Một sự nhịn chính sự lành”. Với con </i>
cái cha mẹ nên vị tha khi con mắc lỗi lầm để hướng thiện cho con.


=> Nhà Phật dạy: “Oán thù nên cởi không nên buộc”. Ta tha thứ cho người, lúc khác sẽ
có người tha thứ cho ta. Niềm vui của khoa dung là niềm vui to lớn, đích thực, đáng là
một phương châm hành động để trước hết tự mình thanh thản. Và đó cũng là lối sống
đẹp, biểu hiện nhân cách của con người.


<b>KẾT BÀI</b>


- Cuộc sống đầu những khó khăn, phức tạp, ta ln phải biết khoan dung, độ lượng cho
tinh thần thanh thản.


- Bản thân cũng phải biết rèn luyện lòng khoan dung.
<b>Câu 3 (5đ):</b>


<b> Cảm nhận về Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm viết “Đất Nước của nhân dân, Đất </b>
<b>nước của ca dao thần thoại”. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua đoạn trích “Đất </b>
<b>Nước” (Trích “Trường ca mặt đường khát vọng”- Nguyễn Khoa Điềm)</b>


1- Yêu cầu đề bài:


- Phân tích bài thơ để làm rõ về khái niệm “Đất Nước của nhân dân. Đất Nước của ca
dao thần thoại”, khi làm bai phải chú ý liên kết các hình ảnh, hình tượng để làm rõ hình
ảnh Đất Nước nêu trên.


2- Dàn ý:


<b>MỞ BÀI</b>



- Giới thiệu Nguyễn Khoa Điềm- hồn thơ giàu suy tư, chiêm nghiệm.


- Giới thiệu đoạn trích “Đất Nước” thuộc chương V trường ca “Mặt đường khát vọng”.
Đây là đoạn trích thể hiện trọn vẹn quan niệm, cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm về Đất
Nước nêu trên.


<b>THÂN BÀI</b>


Lời khẳng định của Nguyễn Khoa ĐIềm được nêu ra hai ý: “Đất Nước của nhân dân”
và “Đất Nước của ca dao thần thoại” nhưng thực chất chúng thống nhất với nhau trong
một tư tưởng bao trùm: Đất Nước của nhân dân, ca dao, thần thoại cũng chính là giá trị
văn hố tinh thần do nhân dân ta sáng tạo ra.


a- Tư tưởng Đất Nước của nhân dân thể hiện qua cách Nguyễn Khoa Điềm định nghĩa
về Đất Nước:


- Đất Nước gắn liền với phong tục tập quá lâu đời, với truyền thống đầy tình nghĩa của
người Việt Nam.


- Đất Nước chính là mơi trường sống, là những gì thân thuộc và gần gũi nhất trong cuộc
sống mỗi người: nơi anh đến trường, nơi em tắm, nơi ta hò hẹn, nơi em đánh rơi chiếc
<i>khăn trong nỗi nhớ thầm…</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Lạc Long Quân và Âu Cơ) cho tới q trình Đất Nước hố thân vào cuộc đời mỗi người.
Nhờ đó, gương mặt Đất Nước hiện lên gần gũi hơn và mang chiều sâu văn hoá hơn.
<b>b- Tư tưởng Đất Nước của nhân dân thể hiện qua việc tác giả giải thích những </b>
<b>thắng cảnh của quê hương đất nước:</b>


- Nhân dân đã góp cuộc đời của mình để hoá thân thành những phong cảnh cho đất


nước.


- Nhân dân đã gửi gắm trên từng khung cảnh của “ruộng đồng xứ sở”, ao ước, lối sống,
khát vọng, dáng hình của chính mình.


+ Nguyễn Khoa Điềm sử dụng nhiều câu chuyện truyền thuyết, cổ tích như một cách
giải thích huyền thoại hố sự có mặt của núi sơng, đồng ruộng đất nước. Cách giải thích
khiến tư duy về Đất Nước của ông mang màu sắc tư duy thần toại đậm nét.


<b>c- Tư tưởng Đất Nước của nhân dân thể hiện qua việc Nguyễn Khoa Điềm giải </b>
<b>thích về những truyền thống làm nên Đất Nước:</b>


- Truyền thống yêu nước, truyền thống lịch sử của Đất Nước: không phải được tạo dựng
từ các triều đại, các chiến công hiển hách mà từ chính cuộc đời, tấm lịng của những
người dân bình dị (Con gái con trai bằng tuổi chúng ta).


- Truyền thống lao động sản xuất, truyền thống văn hố: cũng chính nhân dana là người
lặng thầm giữ và truyền để làm nên gương mặt đất nước muôn đời.


d- Tư tưởng Đất Nước của nhân dân chi phối cách nhìn nhận, vai trị, trách nhiệm của
mỗi người dân với Đất Nước:


“Em ơi Đất Nước là máu xương của mình
<i> Phải biết gắn bó và san sẻ</i>


<i> Phải biết hố thân cho dáng hình xứ sở</i>
<i> Để làm nên Đất Nước muôn đời”</i>


<b>KẾT BÀI</b>



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×