Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

NHUNG BAI TOAN QUEN MA LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Kinh nghiệm dạy học. KIỂM TRA TƯ DUY SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH GIỎI 12 BẰNG NHỮNG BÀI TOÁN SINH VẬT QUEN MÀ LẠ THS.Nguyễn Đăng Ban TTCM THPT Hồng lĩnh I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Làm một tổ trưởng chuyên môn nhiều năm, nhiệm vụ chính là giảng dạy và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi một khối lớp nào đó theo sự phân công của BGH nhà trường. Tổ trưởng còn có vai trò theo dõi, kiểm tra quá trình giảng dạy của giáo viên và chất lượng các đội tuyển trước khi đi thi. Để làm việc này có hiệu quả và không lãng phí thời gian của học sinh, tổ trưởng ngoài việc thống nhất chương trình ôn luyện thi cho giáo viên theo từng khối lớp còn phải làm việc một số buổi với đội tuyển theo yêu cầu. Trong đó việc kiểm tra chất lượng đội tuyển bằng một đề thi như thế nào để kiểm tra được kỷ năng và tư duy sáng tạo của học trò là một việc làm đòi hỏi tổ trưởng chuyên môn cần có một kiến thức và kinh nghiệm nhất định. Một trong những kinh nghiệm tôi thấy có hiểu quả có tính thuyết phục với học sinh đội tuyển đó là “ ra những bài toán Quen mà lạ” để kiểm tra học sinh sau khi ôn luyện. Như chúng ta đã biết những học sinh được giáo viên đưa đi thi là những học sinh khá giỏi, được giáo viên ôn luyện khá nhiều những kỷ năng giải các bài toán thông thường cơ bản các em làm quen. Nhưng trong nhưng bài toán quen mắt ấy liệu có thể còn chổ nào làm lạ mắt cô trò hay không? Đó là ý tưởng của tôi đã làm nhiều năm với nhiều bài toán tôi đã ra, nó len lõi trong cái rất quen nhưng vẫn làm cho học trò một vài điều mới lạ, gây được ấn tượng mạnh trong học sinh đội tuyển HSG trước lúc đi thi. Ý tưởng đó là nội dung để tôi viết ra đề tài:.“ Kiểm tra tư duy sáng tạo học sinh giỏi lớp 12 bằng những bài toán sinh vật quen mà lạ”.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Sau một thời gian theo dõi quá trình giảng dạy của giáo viên với đội tuyển khoảng 6- 8 buổi tôi ra một số bài toán dựa vào nội dung mà giáo viên đã dạy nhưng với một cách tư duy khác. Những bài toán đó được chuyển cho giáo viên và học sinh trước hàng tuần để học sinh và giáo viên dạy có quá trình trao đổi tìm cách giải đồng thời tìm ra một lối tư duy trong ý người ra đề. Nếu sau một tuần làm giáo viên và học sinh không tìm được một cách giải thuyết phục thì tôi sẽ làm việc với đội tuyển. Chương trình thi học sinh giỏi 12 có nhiều nội dung vì đây là chương trình cuối khóa học hơn nữa nó có liên quan đến tuyển chọn học sinh giỏi quốc gia. Mỗi phạm vi của từng cụm kiến thức tôi thường có những bài toán riêng, theo một cách tư duy khác với những sách đã viết trên thị trường mà các em đã được giáo viên dạy. Với nội dung đề tài này tôi chỉ gói gọn vào một vài bài toán liên quan đến phần các quy luật di truyền để chứng minh cho ý tưởng đã được tôi thực hiện nhiều năm. Để giải quyết các bài toán này tôi coi học sinh như là những người đã được giáo viên rèn luyện thành thạo các động tác giải các bài toán cơ bản liên quan đến các quy luật di truyền. Trong những vấn đề học sinh coi như là quen biết ấy tôi tìm ra “những tổ hợp cái quen” để kiểm tra tính khái quát của học sinh đạt đến mức độ nào. Thông qua đó cũng kiểm tra được kỷ năng phân tích tình huống của học sinh được giáo viên dạy đến đâu? Sau đây tôi xin trình bày một vài bài toán tôi đã làm trong thời gian nhiều năm qua và đã thu được những kết quả nhất định. Bài toán 1. Cho cây mẹ Hoa vàng, Thân cao, Lá dài lai thuần chủng với cây bố Hoa trắng, Thân thấp, Lá ngắn thuần chủng. Thu được F1 tất cả đều là Hoa vàng, Thân cao, Lá dài. Tiến hành làm 2 phép lai: PL1. Cho F1 cái lai với cây Hoa trắng, Thân thấp, Lá ngắn thu được: F2.1:10 cây Hoa vàng, Thân cao, Lá dài : 30 cây Hoa vàng, Thân thấp, Lá ngắn..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> PL2. Cây cái Hoa trắng, Thân thấp, Lá ngắn TC lai với cây bố F1 Hoa vàng, Thân cao, Lá dài thu được: F2.2: 1 Hoa trắng, Thân cao, Lá dài: 3 Hoa trắng, Thân thấp, Lá ngắn Tìm quy luật DT tính trạng. Giải thích kết quả bằng sơ đồ lai. Hướng dẫn giải) : Bài toán lai 3 tính - Xét tính trạng 1 Màu hoa ta thấy cả ba phép lai tính trạng luôn di truyền theo dòng mẹ suy ra tính trạng này DT theo dòng mẹ. - Từ phép lai Tính trạng Thân cao, Lá dài thuần chủng x Thân thấp,Lá ngắn TC Được F1 toàn Thân cao, Lá dài. Ở đây học sinh thấy rất quen như là tính trạng di truyền theo tính trội nhưng thực tế không phải thế. - Ở phép lai 1 (PL1) F1 cái Hoa vàng ,Thân cao, Lá dài x Hoa trắng, Thân thấp, Lá ngắn được F2.1:10 cây Hoa vàng, Thân cao, lá dài : 30 cây Hoa vàng, Thân thấp, Lá ngắn.(tỷ lệ 1: 3) F2-1 có 4 tổ hợp gen cho hai tính chứng tỏ F1 có hai cặp gen dị hợp quy định 2 tính trạng Thân và Lá, Thân thấp, Lá ngắn do hai cặp gen lặn quy định. Tính trạng Thân và Lá do hai cặp gen phân ly độc lập tương tác với nhau theo kiểu bổ trợ tỷ lệ (9:7) nên trong phép lai phân tích (PL1) cũng như phép lai 2(PL2) đều cho tỷ lệ 1: 3. Trong đó 1 là do có mặt hai alen trội trong KG, còn 3 là do không có mặt đồng thời hai gen trội. Như vậy cái lạ ở đây là học sinh được biết hai tính trạng do hai cặp gen PLĐL đồng thời quy định, nhưng không theo kiểu quy định độc lập mà theo kiểu tương tác bổ trợ của hai cặp gen quy định đồng thời hai tính trạng. Vấn đề này vẫn phù hợp với lý thuyết một tính có thể do một hoặc nhiều cặp gen quy định và ngược lại nhiều cặp gen cũng có thể quy định một tính. - Như vậy ta có thể cho biết kiểu gen P như sau:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> P. Cái Hoa vàng, Thân cao,Lá dài x đực Hoa trắng, Thân thấp, Lá ngắn HV-AABB F1. HT-aabb HV Aa Bb. Cái F1 Vàng ,Cao, Dài (HV AaBb). x đực HT – Thấp ,Ngắn (HT-aabb). F2-1 1AaBb :1A abb:1aaBb: 1aabb tất cả đều Hoa vàng vì mẹ Vàng Biên luận phép lai 2 tương tự. Tóm lai: Bài toán có 3 tính thì: - Tính trạng 1 Di truyền theo tế bào chất - Tính trạng 2 và 3 do đồng thời hai cặp gen PLĐL tương tác bổ trợ 9:7 Cũng dạng bài toán này tôi có thể biến tướng tính trạng 2 và 3 theo quy luật vừa tương tác vừa liên kết hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Bài toán 1.2.Cho cây mẹ Hoa vàng, Thân cao, Lá dài lai thuần chủng với cây bố Hoa trắng, Thân thấp, Lá ngắn thuần chủng. Thu được F1 tất cả đều là Hoa vàng, Thân cao, Lá dài. Tiến hành làm 2 phép lai: PL1. Cho F1 cái lai với cây Hoa trắng, Thân thấp, Lá ngắn thu được: F2.1:40% cây Hoa vàng, Thân cao, Lá dài : 60% cây Hoa vàng, Thân thấp, Lá ngắn. PL2. Cây cái Hoa trắng, Thân thấp, Lá ngắn TC lai với cây bố F1 Hoa vàng, Thân cao, Lá dài thu được: F2.2: 40% Hoa trắng, Thân cao, Lá dài: 60% Hoa trắng, Thân thấp, Lá ngắn Tìm quy luật DT tính trạng. Giải thích kết quả bằng sơ đồ lai. Biết rằng các hiện tượng diễn ra ở kỳ đầu giảm phân I ở cây đực và cái như nhau. Bài này chúng ta tự giải biết rằng tính trạng 2,3 vừa tương tác vừa liên kết không hoàn toàn ở đực và cái như nhau. Hướng dẫn giải:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Nhìn tổng thể thấy con lai luôn mang kiểu hình của mẹ.-> tính trạng màu hoa di truyền qua tế bào chất P thuần chủng suy ra F1 có hai cặp gen dị hợp Trong hai phép lai cho thấy đều là phép lai phân tích nhưng tỷ lệ kiểu hình không giống PLĐL cũng không giống liên kết gen hoàn toàn ở đây đã có hiện tượng liên kết gen không hoàn toàn vừa có hiện tượng tương tác gen không alen mới cho ra tỷ lệ không bình thường 3/2 nếu ta gọi tần số trao đổi chéo là 2x thì ta có sư đồ lai như sau: F1 AB/ab x ab/ab (50- x) AB ;(50- x) ab ; xAb ; xaB ;. ab. F2-1 (50- x) AB/ab ;(50- x) ab/ab ; xAb/ab ; xaB/ab (50- x) Thân cao, Lá dài( do có sự tương tác giữa hai gen trội không alen liên kết không hoàn toàn ;(50- x + x + x ) thân thấp lá ngắn chí có một gen trội hoặc không có gen trội nào Tỷ lệ trên cho ta phương trình sau: 50- x = 40% 50- x + x +x = 60%. ta có x= 10 % suy ra tần số hoán vị là 20%. Đọc giả tự lập sơ đồ lai kiểm chứng. Bài toán 2. Một loài động vật giao phối Da đen, Chân dài, thích nghi với nắng, ngược lại Chân ngắn, Da trắng, không thích nghi với nắng. Người ta tiến hành phép lai: Con cái Chân dài, Da đen, thích nghi với nắng x Đực Chân ngắn, Da trắng , không thích nghi với nắng. Được F1 tất cả đều Chân dài, Da đen, thích nghi với nắng. Cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỷ lệ: 9 Chân dài, Da đen, thích nghi với nắng 3 Chân ngắn, Da đen, không thích nghi với nắng.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 3 Chân dài, Da trắng, không thích nghi với nắng 1 Chân ngắn, Da trắng, không thích nghi với nắng (toàn con đực) Tìm quy luật DT tính trạng .Giải thích kết quả bằng sơ đồ lai. Hướng dẫn giải: Nhìn vào giả thuyết bài toán ta thấy ở vùng nắng nóng những động vật chân dài (chạy mau) Da đen (chịu nắng) nên sẽ thích nghi với nắng hơn. Còn thiếu hai tiêu chí đó thì sẽ khó chịu khi nắng nóng (Tính thực tế). Mặt khác đối với sinh vật tính trạng chịu nóng còn do khả năng giải tỏa nhiệt khi nhiệt độ ngoài trời cao, liên quan đến nhiều cơ chế sinh lý khác và do một hoặc một số cặp gen quy định. Từ đây dễ dàng nhìn thấy tính trạng Chân và tính trạng Màu da do hai cặp gen PLĐL quy định trong đó tính trạng Chân dài trội hơn tính trạng Chân ngắn, tính trạng Da đen trội hơn tính trạng Da trắng . Nhưng hai cặp gen này còn quy định tính trạng khả năng thích nghi với nắng theo kiểu tương tác bổ trợ 9/7 - Trong đó có 1 tỷ lệ chân ngắn da trắng không thích nghi với nắng chứng tỏ có liên quan di truyền NST giới tính X. Ở đây do tính trạng màu da di truyền gen lặn trên NST GT X . Tính trạng độ dài chân, trạng thái chân dài trội hơn tính trạng chân ngắn QUG: A chân dài, a chân ngắn B Da đen . b da trắng tính trạng này di truyền gen LKGT X SĐL:. F1. ♀Aa XBXb. x. ♂AaXBY. 1/4AXB : gt♀1/A Xb : 1/4aXB : 1/a Xb x gt ♂/4AXB : 1/A Y : 1/4aXB : 1/a Y Tự giải ta có…. Cho 16 tổ hợp trong đó có tổ hợp 1/16 aa Xb Y là con đực Chân ngắn, Da trắng không thích nghi với nắng. - Tóm lại bài toán nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản 3 quy luật + Quy luật phân li độc lập.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Quy luật tương tác gen( trong đó có dạng nhiều gen 1 tính và 1 gen quy định nhiều tính.) + quy luật liên kết giới tính có tương tác gen. Với dạng bài toán này sau khi giải học sinh thấy tất cả các quy luật di truyền đều được học ( đã quen) Nhưng cái lạ ở đây là hai cặp gen một cặp nằm trên NST thường một cặp nằm trên NST giới tính vừa tác động độc lập quy định hai tính trạng độ dài chân và màu da hai cặp gen còn tương tác với nhau để hình thành tính trạng thích nghi với nắng. Bài toán bên ngoài vừa có tính hài hước nhưng bên trong vẫn kiểm tra được khả năng tư duy của học sinh về sự suy luận logic trong những khả năng có thể của sự biểu hiện của gen qua những kiến thức đã học. Bài toán 3. Xử lý đột biến 100 hạt của một loài thực vật A được sinh ra từ cây hoa đỏ thuần chủng tự phối. Gieo trồng riêng biệt những hạt đã xử lý cho thấy xuất hiện 70 cây có màu hoa đỏ, 20 cây có màu hoa nâu, 10 cây có màu hoa tím. Tiếp tục cho chúng tự phối nhiều lần người ta thấy hoa nâu và hoa tím gần như biến mất, mà xuất hiện 3 màu Đỏ, Vàng, Hồng. Cuối cùng người ta cho chúng giao phối tự do giữa ba loại cây có các màu trên đến khi quần thể cân bằng thì tỷ lệ KG KH như thế nào? Tính tần số đột biến gen? Giải thích kết quả trên bằng sơ đồ lai? HƯỚNG DẪN GIẢI: 100 (F1)sinh ra từ cây hoa đỏ thuần chủng tự phối chắc chắn sẽ có kiểu gen thuần chủng giống P. - 70 cây hoa đỏ giống F1 có kiểu gen AA không bị đột biến - Khi gây đột biến gen làm cho gen chuyển trạng thái biểu hiện từ A->A1 -> A2 Ít khi cả hai alen trong một gen bị đột biến nên đã sinh ra 20 cây có kiểu gen AA1 do A trội không hoàn toàn với A1 cho kiểu hình hoa nâu -10 cây có kiểu gen AA2 do A trội không hoàn toàn với A2 cho kiểu hình hoa tím.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> -Khi cho tự thụ thì kiểu gen di hợp giảm đến triệt tiêu trong quần thể sẽ tồn tại 3 kiểu gen là AA ( Hoa đỏ); A1A1Hoa vàng; kiểu gen A2A2 hoa hồng Với dạng bài toán này nhằm kiểm tra kỷ năng thực hành vận dụng kiến thức liên qun đến những phép lai tự phối, giao phối và hệ quả của chúng. Nếu học sinh không nắm chắc được phần này thì khó có thể giải được. Cũng nên nhớ rằng khi tự phối nhiều lần người ta thấy hoa nâu và hoa tím gần như biến mất, chứ không triệt tiêu cho dù số lượng không đáng kể. III. KẾT LUẬN .. Với kinh nghiệm ra những bài toán như trên trong nhiều năm được ứng dụng vào những đội tuyển HSG 12 tôi phụ trách hay đồng nghiệp chủ nhiệm đội tuyển nhưng nếu tôi kiểm tra và bổ sung cho các em theo hướng như thế này thì hầu như đội tuyển nào cũng đậu HSG tỉnh 100%. Đó là đội tuyển HSG 12 của trường Hồng lĩnh năm 2008-2009 đồng chí Sơn phục trách tôi kiểm tra và dạy 3 buổi. Đổi tuyển 12 năm 2009-20010 đồng chí Khoa phục trách tôi kiểm tra và dạy 4 buổi . Đội tuyển 2010-2011 đồng chí Thuần phục trách,tôi kiểm tra và dạy 2 buổi, tất cả các đội tuyển trên đều đậu 100%. Như vậy việc để có chất lượng cao khi cho học sinh đi thi HSG tỉnh thì việc dạy của giáo viên như thế nào đó là nội dung cơ bản nhưng việc tổ trưởng chuyên môn cần phải có một kế sách để kiểm tra định hướng mở mang khả năng tư duy cho học sinh theo những hướng mới cũng vô cùng quan trọng. Nó có tầm quan trọng đặc biệt không chỉ khi học sinh thi HSG, thi đại học mà khi học sinh học lên ở bậc đại học và trên đại học các em vẫn cảm ơn tôi đã cho một cách tư duy có ý nghĩa rất lớn trong quá trình tìm tòi sáng tạo. Trên đây là kinh nghiệm của tôi trong nhiều năm chỉ đạo quản lý đội tuyển học sinh giỏi tôi thấy nó đã có tác dụng rất lớn trong việc ôn luyện cho học sinh. Với ý tưởng này tôi đã làm nhiều năm và số lượng bài toán không ít nhưng với dung lượng chuyên đề này tôi chỉ trình bày vài ví dụ để làm sáng tỏ ý tưởng mà thôi , ở đây tôi cũng chỉ định hướng cách giải không giải cụ thể. Mong các.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> đồng nghiệp tham khảo và cùng trao đổi bổ sung cho hệ thống bài toán “quen mà lạ”càng thêm phong phú, góp phần đưa bộ môn sinh của tỉnh ta ngày càng phát triển. HL 5/2012 NĐB. Sở giáo dục và đào tạo hà tĩnh.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Kinh nghiệm dạy học KIỂM TRA TƯ DUY SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG NHỮNG BÀI TOÁN SINH VẬT QUEN MÀ LẠ. T¸c gi¶: Th.s.NguyÔn §¨ng Ban TTCM trêng THPT Hång LÜnh -Hµ tÜnh Sè ph¸ch :………………………… HL 5-2012.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×