Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Lô gích, ngữ nghĩa và lập luận trên cứ liệu tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 194 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN DUY TRUNG

LƠ-GÍCH, NGỮ NGHĨA VÀ LẬP LUẬN
(Trên cứ liệu tiếng Việt)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN DUY TRUNG

LƠ-GÍCH, NGỮ NGHĨA VÀ LẬP LUẬN
(Trên cứ liệu tiếng Việt)

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 62220101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS NGUYỄN ĐỨC DÂN


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình của riêng tôi. Các tài liệu nêu trong
luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.

NCS. Nguyễn Duy Trung


LỜI CÁM ƠN

Luận án được hoàn thành với sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Nguyễn
Đức Dân. Từ lúc bắt đầu triển khai đề tài, thầy đã dành nhiều thời gian, công sức để
định hướng và bổ khuyết giúp tôi hồn thành luận án trong điều kiện hết sức khó
khăn. Thầy cũng là người bảo trợ khoa học giúp tôi thực hiện thành cơng cơng trình
sinh viên nghiên cứu khoa học (giải nhì cấp Bộ, 1998), luận văn tốt nghiệp (1999),
luận văn thạc sĩ (2006). Không chỉ hướng dẫn khoa học, hơn 15 năm qua, GS.TS
Nguyễn Đức Dân cùng PGS.TS Trần Thị Ngọc Lang cịn hết lịng giúp tơi vượt qua
nhiều khó khăn trong cuộc sống để duy trì việc học. Xin gởi lời cám ơn đặc biệt đến
thầy cô về những giúp đỡ to lớn này.
Tôi xin chân thành cám ơn thầy cô khoa Văn học và Ngôn ngữ; thầy cơ
Phịng Sau đại học đã hỗ trợ cho tơi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận
án; cám ơn các thầy cô đã âm thầm giúp đỡ tơi vượt qua nhiều khó khăn từ ngày là
sinh viên; cám ơn Hội đồng chun mơn đã đóng góp ý kiến; cám ơn các nhà khoa
học thực hiện phản biện độc lập đã chỉ ra những sai sót giúp tơi bổ sung, sửa chữa
và hoàn thiện trước khi luận án được bảo vệ chính thức.
Trong thời gian làm Nghiên cứu sinh cũng như học Thạc sĩ trước đó, tơi ln

được đơn vị quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi. Nhờ vậy tơi đã hồn thành tốt
mọi nhiệm vụ được giao mà vẫn duy trì được việc học. Tơi xin nỗ lực rèn luyện,
nâng cao chuyên môn từ những tri thức đã được học để đóng góp vào cơng việc
chung của đơn vị, thay cho lời cám ơn về những quan tâm của lãnh đạo và sự chia
sẻ trong công việc của đồng nghiệp.
Cuối cùng, xin dành niềm vinh dự này gởi về ba mẹ và người thân của tôi những người dù không biết chữ vẫn lặng lẽ hy sinh, dành cho tôi cơ hội để được đi
học, để phấn đấu vươn lên.
TP.Hồ Chí Minh ngày 18 tháng 4 năm 2014
NCS. Nguyễn Duy Trung


MỤC LỤC
BÌA CHÍNH
BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
M

Đ U .......................................................................................................... 1
1. Lý do, mục đích và tính cấp thiết của đề tài ......................................... 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
3. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 4
. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 6
5. Giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của luận án ................................... 8
6. Cấu trúc của luận án ............................................................................ 10

C


ng 1 T NG QUAN: TỪ LƠ-GÍCH ĐẾN LẬP LUẬN .....................11
1.1 Tư duy là tồn tại ..................................................................................... 11
1.1.1 uan điểm marxism về tư duy và con người................................... 11
1.1.2 trình nhận thức ......................................................................... 12
1.2 Ngơn ngữ và lơ-gích .............................................................................. 14
1.2.1 Tư duy và ngơn ngữ ......................................................................... 14
1.2.2 Hình thức của tư duy - v vật chất ngơn ngữ .................................. 15
1.3 Lập luận: Từ lơ-gích hình thức tới lơ-gích phi hình thức ...................... 18
1.3.1 Miêu tả, nhận định, lý lẽ và lập luận................................................ 18
1.3.2 Lập luận theo lơ-gích hình thức ....................................................... 20
1.3.3 Lập luận theo lơ-gích phi hình thức ................................................. 21
1.3.3.1 Lập luận theo tri thức ngơn từ ................................................... 25
1.3.3.2 Lập luận theo tri thức xã hội ...................................................... 28
1.3.3.3 Nguỵ biện trong lập luận ........................................................... 29

Tiểu kết ........................................................................................................... 32


C

ng 2 LƠ-GÍCH VÀ LẬP LUẬN: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN ...... 33
2.1 Lập luận trong ngôn ngữ tự nhiên .......................................................... 33
2.1.1 Lập luận: cấu trúc khái quát ............................................................. 33
2.1.2 Lập luận và các phương thức lập luận ............................................. 35
2.1.2.1 Lập luận khoa học...................................................................... 37
2.1.2.2 Lập luận thực tiễn ...................................................................... 38
2.1.2.3 Lập luận hiệu quả....................................................................... 39
2.1.2. Lập luận theo phép so sánh........................................................ 39
2.1.2.5 Tăng cường lý lẽ bằng phép so sánh cho lập luận ..................... 41

2.1.2.6 Lập luận theo so sánh tương phản ............................................. 42
2.1.2.7 Lập luận theo lơ-gích hình thức ................................................. 44
2.1.2.8 Chứng minh và bác b : Những vấn đề chung ........................... 45
2.1.3 Hình thức ngơn ngữ của lập luận ..................................................... 50
2.1.3.1 Tác tử lập luận ........................................................................... 50
2.1.3.2 Kết tử lập luận ........................................................................... 53
2.1.3.3 Những tín hiệu ngơn ngữ định hướng lập luận.......................... 54
2.1. Lý lẽ trong lập luận .......................................................................... 58
2.1. .1 Lý lẽ ........................................................................................... 58
2.1. .2 Lý lẽ nội tại và lý lẽ khách quan................................................ 59
2.1. .3 Lý lẽ đời thường ........................................................................ 60
2.1. . Lý lẽ trong lập luận quyền uy .................................................... 64
2.1. .5 Một số kiểu lý lẽ để thuyết phục ............................................... 67
2.1.5 uan hệ lơ-gích và hình thức ngơn ngữ trong lập luận tự nhiên ..... 72
2.1.5.1 Kiểu quan hệ nhân - quả (theo [21]) .......................................... 73
2.1.5.2 Sự giải thích ............................................................................... 75
2.1.5.3 Lập luận nêu quan hệ giả định ................................................... 76
2.1.6 Một vài lý lẽ đặc thù của người Việt ............................................... 77
2.2 Ngữ nghĩa và phương pháp sơ đồ hoá lập luận ..................................... 84
2.2.1 Vấn đề cơ sở..................................................................................... 84
2.2.2 Những sơ đồ cơ bản: Từ ngữ nghĩa tới sơ đồ lập luận .................... 86


2.2.2.1 Lập luận một tiền đề .................................................................. 86
2.2.2.2 Lập luận hai tiền đề ................................................................... 87
2.2.2.3 Những lập luận rút gọn .............................................................. 90
2.2.3 Sơ đồ hoá chuỗi lập luận .................................................................. 91
2.2.3.1 Những chú ý cần thiết ................................................................ 92
2.2.3.2 Chuỗi lập luận ............................................................................ 94
2.2.3.3 Sơ đồ của chuỗi lập luận ............................................................ 96

2.2.3. Chuỗi sơ đồ tranh luận ............................................................. 111
Tiểu kết ......................................................................................................... 119
C

ng 3 LƠ-GÍCH VÀ LẬP LUẬN: NHỮNG PHƯƠNG DIỆN KHÁC

....................................................................................................................... 121
3.1 Sự phủ định trong ngôn ngữ tự nhiên .................................................. 121
3.1.1 Sự phủ định .................................................................................... 121
3.1.1.1 Phủ định: một hình thức phổ biến trong lập luận .................... 121
3.1.1.2 Phủ định và sự so sánh theo thực thể luận ............................... 122
3.1.2 Jespersen O. và cái nhìn lịch đại về sự phủ định ........................... 123
3.1.2.1 Phủ định trong tiếng Hy Lạp ................................................... 123
3.1.2.2 Phủ định như một phổ niệm ngôn ngữ .................................... 124
3.1.2.3 Vấn đề phủ định trong Việt ngữ học ....................................... 125
3.1.2. Những cơ sở của sự phủ định .................................................. 125
3.1.3 Tiền giả định và giá trị của phép phủ định .................................... 127
3.1.3.1 Tiền giả định ............................................................................ 127
3.1.3.2 Tiền giả định trong mối liên quan với phép phủ định ............. 128
3.1.3.3 Các nguyên tắc của tiền giả định ............................................. 128
3.1. Hai phương diện của sự phủ định .................................................. 131
3.1. .1 Sự xác nhận............................................................................. 131
3.1. .2 Sự phủ nhận ............................................................................. 133
3.1. .3

uan hệ giữa ý nghĩa phủ nhận và xác nhận trong câu phủ định

.............................................................................................................. 134
3.1.5 Không gian của sự phủ định trong ngôn ngữ tự nhiên .................. 135



3.1.5.1 Tính đối xứng và phi đối xứng ................................................ 135
3.1.5.2 Khơng gian và lượng hố của một biểu thức ........................... 136
3.1.6 Ngơn ngữ hố các lượng từ............................................................ 139
3.1.6.1 Các dạng lượng hoá ................................................................. 139
3.1.6.2 Phủ định của một lượng hoá trong ngôn ngữ .......................... 140
3.1.7 Bác b và lập luận bác b .............................................................. 141
3.1.7.1 Các phương thức của sự bác b ............................................... 141
3.1.7.2 Miêu tả câu bác b gián tiếp bằng lơ-gích vị từ ...................... 144
3.2 Trường nghĩa từ góc độ lơ-gích và lập luận......................................... 145
3.2.1 Vấn đề chung ................................................................................. 145
3.2.1.1 Về thuật ngữ trường ................................................................. 145
3.2.1.2 Trường nghĩa ........................................................................... 147
3.2.2 Lý thuyết trường nghĩa .................................................................. 149
3.2.2.1 Từ Humboldt đến Saussure ..................................................... 149
3.2.2.2 uan điểm nối tiếp tiến bộ của Trier J. ................................... 152
3.2.3 Các phương diện của trường nghĩa - cơ sở của sự lập luận........... 154
3.2.3.1 uan hệ trên hai trục toạ độ: liên tưởng và kết hợp ................ 155
3.2.3.2 Trường nghĩa và phép phủ định............................................... 156
3.2. Sự quy chiếu .................................................................................. 157
3.2.5 Tính bất tương hợp nghĩa của trường nghĩa .................................. 159
3.2.5.1 Phương diện thứ nhất ............................................................... 159
3.2.5.2 Phương diện thứ hai ................................................................. 159
3.2.6 Thang độ ........................................................................................ 160
3.2.7 Định hướng lập luận bằng từ ngữ .................................................. 161
Tiểu kết ......................................................................................................... 164
KẾT LUẬN .................................................................................................. 167
TÀI LIỆU THAM KHẢO
XUẤT XỨ CÁC TRÍCH DẪN



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
ĐHKHXHNV TP.HCM Đại học Khoa học xã hội nhân văn TP.Hồ Chí Minh
GS.TS

Giáo sư Tiến sĩ

TP

Thành phố

TGĐ

Tiền giả định

TCN

Trước công nguyên

Tiếng An
MP

Modus Ponens (tam đoạn luận), suy luận theo điều kiện đủ

MT

Modus Tollens (tam đoạn luận), suy luận theo điều kiện cần


SP

Speaker (người nói)


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ khái quát của một lập luận .................................................. 35
Sơ đồ 2.2: Một tiền đề suy ra một kết đề ........................................................ 86
Sơ đồ 2.3: Từ một tiền đề suy ra nhiều kết đề ................................................ 87
Sơ đồ 2. : Lập luận hai tiền đề ....................................................................... 88
Sơ đồ 2.5: Mỗi tiền đề suy ra kết đề .............................................................. 88
Sơ đồ 2.6: Nhiều tiền đề suy ra nhiều kết đề .................................................. 89
Sơ đồ 2.7: Tiền giả định làm tiền đề ............................................................... 91
Sơ đồ 2.8: Lập luận quy nạp ........................................................................... 93
Sơ đồ 2.9: Chuỗi lập luận ................................................................................ 95
Sơ đồ 2.10: Chuỗi lập luận với những lý lẽ ngầm ẩn ..................................... 98
Sơ đồ 2.11: Lý lẽ ngầm ẩn từ sự chuyển đổi cặp tuy… nhưng để lại một vết
....................................................................................................................... 100
Sơ đồ 2.12: Chuỗi lập luận nhiều câu đơn trong cấu trúc nghịch nhân quả 102
Sơ đồ 2.13: Lập luận hình thành từ việc chuyển các câu đơn thành phán đốn
lơ-gích............................................................................................................ 106
Sơ đồ 2.1 : Hoạt đsộng tranh luận bác b đa thoại ...................................... 116


1

M

Đ U


1. Lý do, mục đíc và tín cấp t iết của đề tài
Sự xâm nhập của toán học và lơ-gích vào các ngành khoa học xã hội và
nhân văn ngày càng mạnh mẽ. Xu hướng này không nhằm làm cho ngơn ngữ
mang vẻ đẹp cân đối, hài hồ như tốn học hay lơ-gích mà là một tất yếu
trong q trình phát triển của các khoa học xã hội. Hơn hết, bản thân ngôn
ngữ đã chứa đựng một số nội dung, nguyên lý quan trọng mà chỉ có thể được
làm sáng t bằng những cơng cụ hình thức của tốn học hay lơ-gích học.
Thực tế cho thấy, rất nhiều cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ dựa trên cách
tiếp cận này đã chỉ ra bản chất của ngôn ngữ tự nhiên, bổ sung hiệu quả cho
các kết quả nghiên cứu bằng những phương pháp ngôn ngữ học thuần túy.
Trong một nỗ lực như thế, đối tượng nghiên cứu càng được hiển thị rõ hơn về
bản thể luận.
Và khi bản chất ngơn ngữ nhờ đó đã được làm sáng t , đến lượt nó lại bổ
sung cho các khoa học liên ngành. Một q trình thẩm thấu từ những cơng cụ
mà nhà ngơn ngữ học đang sử dụng. Điều đó càng cho thấy trong nghiên cứu
ngơn ngữ, có sự tác động biện chứng giữa phương tiện và mục đích.
Lập luận là một hoạt động ngơn từ.

trình sử dụng ngơn ngữ của

người bản ngữ không phải là cách chọn lựa một hình thức ngữ pháp phù hợp
để diễn đạt mà là thao tác xây dựng chuỗi ngôn ngữ sao cho hợp lý với tình
huống và mục đích của cuộc giao tiếp. Đó là hoạt động dùng ngơn ngữ để tác
động vào nhận thức và hành vi của người tiếp nhận. Một sự chọn lựa có tính
đến những can thiệp mạnh mẽ của tư duy để điều chỉnh tư duy.
Lập luận là q trình hiện thực hố tư duy. Mọi lập luận đều được thể
hiện trước hết và quan trọng nhất bằng ngôn ngữ. Vậy, tư duy - ngôn ngữ lập luận là bộ ba của một chỉnh thể thống nhất từ hình thức đến nội dung.
Trong đó, mỗi bộ phận là một quá trình: quá trình tư duy, quá trình lập luận



2

và q trình sử dụng ngơn ngữ. Mỗi q trình như thế đều có những đặc điểm
riêng, sử dụng những cơ chế riêng, nhưng tất cả phải cùng tham gia hướng
đích.
Nghiên cứu lập luận nhất thiết phải bắt đầu từ ngôn ngữ như là chiếc v
vật chất của tư duy. Nhưng ngơn ngữ vốn có sự mềm dẻo, linh hoạt và biến
đổi không ngừng theo thời gian, không gian, theo ngữ cảnh, tâm lý, lứa tuổi,
truyền thống, xã hội và theo từng nền văn hố. Cho nên, khó có thể định hình
chúng để nêu lên mơ hình phổ qt như bản chất vốn có của nó. Về phương
diện này, việc sử dụng cơng cụ lơ-gích để hình thức hố các biểu thức ngơn
ngữ trong q trình phân tích sẽ trở nên hữu ích đối với nhà ngơn ngữ học.
Gần đây, nhờ những cơng cụ lơ-gích hình thức và lơ-gích phi hình thức
(tức là sự lập luận) mà ngữ dụng học, lý thuyết hội thoại có những phát triển
vượt bậc. Vì vậy, chúng tơi chọn đề tài

-gí h ng ngh

à

n (trên

cứ liệu tiếng Việt) với mục đích thơng qua những cơng cụ của lơ-gích hình
thức và lơ-gích phi hình thức - cũng là lý thuyết lập luận - nhằm góp phần làm
sáng t một số phương diện của ngơn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng.
Trên cơ sở đó, chúng tơi hy vọng được tiếp nối và góp thêm một phần công
sức trong công việc mà các nhà nghiên cứu từng khai phá.
Lập luận là hoạt động phổ biến trong tất cả các cuộc giao tiếp bằng ngôn
ngữ. Các văn bản dù được xây dựng theo phong cách nào cũng cần dùng tới

lập luận. Hoạt động giao tiếp ngôn ngữ bao gồm trao đổi giao tiếp thông
thường hàng ngày, hoạt động giảng dạy và học tập trong nhà trường, sự giao
dịch mua bán thương mại, quá trình tranh tụng ở tồ án, đến các diễn từ chính
trị, chất vấn và trả lời tại nghị trường… đều cần dùng tới lập luận và cần thực
hiện lập luận sao cho hiệu quả. Một khi khơng thực hiện được điều đó xem
như là một thất bại của người lập luận và tất nhiên khơng đạt được mục đích
giao tiếp đã đặt ra.


3

Việt Nam, người đi tiên phong trong lĩnh vực này là cố GS.TS Đỗ
Hữu Châu và GS.TS Nguyễn Đức Dân. Hai nhà khoa học đã có những cơng
trình nghiên cứu mang tính hệ thống về khoa học lập luận và đưa ra những đề
xuất xác đáng. Trong mươi năm gần đây, nhiều luận văn thạc sĩ và luận án
tiến sĩ cũng đề cập đến những phương diện khác nhau của vấn đề này. Tuy
nhiên, từ tư duy, ngôn ngữ đến lập luận là một quá trình hết sức phức tạp. Tư
duy là cái ln chứa những bí ẩn cần được khám phá.
Một thực tế, dù đã có những ý kiến của các nhà khoa học đề nghị tập
trung nghiên cứu và ứng dụng giảng dạy môn lập luận trong nhà trường
nhưng vấn đề này hiện vẫn chưa được triển khai. Các trường đại học của Việt
Nam gần như không dành thời lượng cho mơn học này trong chương trình đào
tạo. Trong khi đó, sinh viên trong q trình học và ngay cả khi ra trường làm
việc luôn đối diện với những vấn đề liên quan đến lập luận. Vì vậy, đề tài
cũng nhằm góp phần đề xuất cho sự hiện thực hố bộ mơn lập luận trong nhà
trường, điều mà các quốc gia ở châu

u và phương Tây đã triển khai từ rất

sớm.

2. Đ i t

ng và p

m vi ng i n c u

Phạm vi của đề tài

-gí h ng ngh

à

n rất rộng. Chúng tôi

chỉ triển khai nội dung luận án trên một số mặt hoạt động của ngôn ngữ và
q trình tư duy liên quan tới lập luận, thơng qua các cơng cụ của một số hệ
lơ-gích. Như sẽ được trình bày ở chương Tổng quan (chương 1), lơ-gích mệnh
đề và lơ-gích vị từ có giá trị đặc biệt trong vấn đề này. Trong phụ đề luận án,
chúng tôi ghi “trên ứ iệ tiếng Việt” với ý nghĩa một mặt luận án này được
trình bày qua cứ liệu tiếng Việt, mặt khác có những vấn đề lơ-gích và lập
luận, nhất là ý ẽ, là đặc thù của tiếng Việt tức chỉ riêng cho tiếng Việt. Trong
khuôn khổ của luận án, chúng tơi chỉ có thể đề cập đến một số nội dung căn
bản xung quanh vấn đề tư duy, lơ-gích và sự lập luận nói chung, những đặc
thù của người Việt và tiếng Việt nói riêng qua ngữ liệu được trích từ các tác
phẩm văn học, từ những hoạt động tranh biện tại nghị trường cũng như trong


4

nói năng, giao tiếp hàng ngày. Khái niệm lập luận, cấu trúc lập luận là nội

dung trung tâm, ở đó lý lẽ trong lập luận là phần then chốt. Chúng tơi trình
bày qua cứ liệu tiếng Việt. Về những lý lẽ trong lập luận, ngồi những lý lẽ
lơ-gích và những lý lẽ chung cho mọi dân tộc, luận án đặc biệt chú ý giới
thiệu nhiều ý ẽ đặc thù của người Việt mà chưa mấy tác giả quan tâm.
Các vấn đề khác nằm ngoài giới hạn được đề cập như trên không thuộc
phạm vi nghiên cứu của luận án.
3. Lịc sử vấn đề
Trong cuộc sống, con người luôn cần dùng đến lập luận. Dùng lập luận
để chứng minh một điều gì đó. Dùng lập luận để thanh minh, để giải thích
một sự kiện nào đó, để thuyết phục người khác tin vào một sự kiện và cũng có
thể dùng lập luận để bác b , bắt bẻ một ý kiến khác.
Vì vậy, lập luận có tầm quan trọng đặc biệt. Ngay từ thời cổ đại, thế kỷ
thứ V trước Công nguyên, lập luận đã được chú ý nghiên cứu. Có truyền
thuyết rằng, vùng đất Sicile vốn do hai bạo chúa thống trị. Họ chiếm đất đai
và chia cho binh sĩ của mình. Nhưng vào năm 67 TCN (trước Cơng ngun)
một cuộc nổi dậy đã lật đổ hai bạo chúa này. Nhiều người tuyên bố từng là
chủ sở hữu những mảnh đất trước đây bị cướp đoạt. Thế là có những cuộc
kiện cáo liên miên tại tồ. Trong tình hình đó, Corax và học trị của ơng là
Tisias đã viết một tài liệu về “Phương pháp lý lẽ” khi nói trước tồ. Có lẽ, đó
là văn bản đầu tiên đề cập tới phương thức lập luận (theo [22]). Corax và
Tisias là hai nhà hùng biện nổi tiếng của Hy Lạp. Chính tại Sicile sau thời
điểm này, xuất hiện cuốn sách về mỹ từ học được cho là sớm nhất trong lịch
sử phong cách học cũng của hai ông.
Lập luận là tranh luận. Trong tranh luận có ngụy biện. Có những khảo
cứu về lập luận liên quan đến sự ngụy biện.
Trong quá trình lập luận cũng có thể xuất hiện những sai lầm về phương
diện lơ-gích cũng như về tư duy. Đó là ngộ biện (fallacies) - những sai lầm


5


trong lập luận. Vấn đề này cũng đã được Aristote đề cập đến. Hiện nay người
ta vẫn tiếp tục nghiên cứu những ngộ biện hiện đại. Cơng trình Fallacies
(1970) của Hamblin rất tiêu biểu, luôn được nhắc tới như một tác phẩm kinh
điển về vấn đề này [91].
Thuở ban đầu, lập luận được coi là lĩnh vực thuộc phạm vi của th t
hùng biện - một “nghệ thuật nói năng”, được trình bày trong Rhetoric (Tu từ
học) của Aristote. Tiếp sau đó, sự lập luận cũng được trình bày trong các phép
suy luận lơ-gích, trong thuật ngụy biện hay những cuộc nghị luận, tranh cãi ở
toà án.
Thời cổ đại người ta nghiên cứu những lập luận hình thức.
Nửa sau thế kỷ XX, lý thuyết lập luận được quan tâm trở lại. Những
cơng trình của hai tác giả Pháp Anscombre J.C và Ducrot O. [66], [76] đã đưa
ra một kiến giải mới, căn bản và độc đáo về lý thuyết lập luận trong ngôn ngữ
học.
Năm 1985, Trung tâm nghiên cứu lập luận châu

u (Centre européen

pour l’Étude de l’Argumentation) được thành lập và đã tổ chức nhiều hội thảo
chuyên đề tại Amsterdam, bốn năm một lần.
Có những cách tiếp cận khác nhau về lập luận (xem chương 1, mục 1.3).
Các mơ hình lập luận được coi như một công cụ tốt để tranh biện. Giáo
sư Zarefsky David của Đại học Northwestern đã viết quyển sách nổi tiếng về
lĩnh vực này, chỉ hơn mười năm đã có 12 lần tái bản [127].
Lý thuyết lập luận gắn với lơ-gích phi hình thức - informal logic [25].
Lập luận cũng được coi là tu từ học. Năm 1971, Kahane H. viết cơng
trình kinh điển nổi tiếng Logic and contemporary rhetoric [98].
Năm 1989, Walton công bố công trình Informal logic: A handbook for
critical argumentation (Lơ-gích phi hình thức: Hợp tuyển về những lập luận


phản biện) [124]. Công trình này sử dụng 150 ví dụ điển hình về những lập


6

luận trong các cuộc tranh biện.

ua đó, tác giả phân tích làm nổi bậc tư duy

phản biện và chỉ ra những mấu chốt sai lầm, ngụy tạo trong những ngụy biện.
Việt Nam, việc nghiên cứu về lập luận chưa nhiều nhưng cũng gặt hái
được những thành công bước đầu. Hai tác giả nghiên cứu đầu tiên về vấn đề
này là Đỗ Hữu Châu [3], [6] và Nguyễn Đức Dân [15], [17], [23]. Trần Thị
Giang đã thực hiện luận án tiến sĩ Phương thứ
điển Tr ng Q ố
Ng n ng

n trong tiể th yết ổ

à hương Tây [35]. Lê Tô Thúy

à hương há

n trong tr nh ãi há

[53]; Phạm Thị Ngọc Thủy viết

n há


uỳnh nghiên cứu về
ý (luận văn thạc sĩ)

ý - bình diện ng dụng họ

(luận văn thạc sĩ) [65]. Năm 2013, Phạm Thị Ngọc Thủy và Đào Thị Vân đã
xây dựng giáo trình Kỹ năng nghiên ứ

à

n giảng ở trường Đại học

Luật thành phố Hồ Chí Minh. Đào Mục Đích viết Ng n ng

à hương há

n (trên cứ liệu phê bình văn học bằng tiếng Việt (luận văn thạc sĩ) [30].
uan điểm lập luận là lơ- gích phi hình thức được Nguyễn Đức Dân trình bày
trong giáo trình Nh
Đại học

m n

-gí h hình thứ

à

-gí h hi hình thứ

NXB


uốc gia Hà Nội [22]. Mới đây nhất, trong báo cáo Giới thiệ

-

gí h hi hình thứ trình bày tại Hội thảo ngôn ngữ học quốc tế 2013 ở Hà
Nội, tác giả này cũng đã nhấn mạnh lý thuyết lập luận, lý thuyết hội thoại, tu
từ học và ngữ dụng học nói khái qt là thuộc về lơ-gích phi hình thức.
4. P

ng p

p ng i n c u

Để thực hiện luận án này một mặt, chúng tôi sử dụng các phương pháp
của ngôn ngữ học truyền thống. Cách tiếp cận cấu trúc - hệ thống được sử
dụng khá phổ biến trong quá trình phân tích các hiện tượng ngơn ngữ đề cập.
Câu được phân tích theo quan điểm chủ vị như nhiều nhà nghiên cứu Việt ngữ
học đã trình bày. Có thể xem [48], [50], [59]… Câu là một đơn vị ký hiệu
theo quan điểm của Peirce [113], Morris [112]. Mỗi ký hiệu S đều qui chiếu
vào một đối tượng D nào đó, mặc dù D (designatum) có thể khơng thực sự tồn
tại. Nhưng đối tượng I khi tiếp nhận S thì ln lý giải là có D. Khi người chủ
của con chó vỗ tay (S) nhằm ra lệnh cho con chó nhảy vào bụi cây đuổi con


7

chồn (D), ơng ta có thể tin rằng trong bụi cây đó khơng có con chồn nhưng
con chó vẫn tin là có con chồn trong đó và nó thực hiện hành động nhảy vào
bụi cây. Khi mà D có thực thì nó trở thành


t biể thị (denotatum). Nếu như

ký hiệu nào cũng có designatum thì khơng nhất thiết nó sẽ có denotatum.
trình semiosis (hay là ký hiệu học vận hành):
Từ bộ ba quan hệ (S, I, D) có thể trừu tượng hoá thành những cặp quan
hệ lưỡng phân để nghiên cứu:
(i) Cặp (S, D) - mối quan hệ của ký hiệu S với đối tượng mà nó tr . Đó
là phạm vi ngữ nghĩa của q trình semiosis, gọi là ngh

họ (semantics).

(ii) Cặp (S, I) - mối quan hệ của ký hiệu S với người lý giải I. Đó là
phạm vi ngữ dụng của quá trình semiosis, gọi là dụng họ (pragmatics).
(iii) Cặp (S, S) - mối quan hệ hình thức giữa các ký hiệu. Đó là phạm vi
kết học (cú pháp) của quá trình semiosis, gọi là há họ (syntactics hay
syntax).
Luận án này quan tâm tới nghĩa và sự dùng, tức là quan tâm tới hai cặp
(S, D) và (S, I).
Theo ý nghĩa đó, chúng tơi tập trung phân tích các hiện tượng ngơn ngữ
đã thành hiện thực (văn bản) và cả những thói quen giao tiếp truyền thống
như thường thấy.
Mặt khác, tiếp cận yêu cầu đặt ra của luận án là quan sát các lập luận để
phác thảo sơ đồ tư duy. Xác định ngôn ngữ là chiếc v vật chất nhưng bản
thân ngôn ngữ vẫn là mục đích, nên phương pháp của ngơn ngữ học được sử
dụng nhất quán như đã trình bày. Phần bản chất của vấn đề tư duy trong các
lập luận cần kết hợp ngữ nghĩa với các phương pháp của toán học rời rạc và
ngơn ngữ của lơ-gích hình thức (the languages o logic). Theo Guttenplan
[89], nhờ loại ngôn ngữ này, tức lơ-gích mệnh đề và lơ-gích vị từ, mà người ta
nhận ra những lý do sâu xa hơn (deeper reason) mối quan hệ giữa ngôn ngữ



8

và cấu trúc. Theo quan điểm “truyền thống”, như trình bày của Ducrot [76]
trong cơng trình Dire et ne pas dire (nói và khơng nói) và Hồng Phê [49],
nghĩa của câu gồm có phần được nói ra, tức là hiển ngơn; và phần khơng được
nói ra, tức là hàm ngơn. Hàm ngôn gồm tiền giả định (presupposition) và một
số yếu tố khác. Chúng tơi nói tiền giả định là một khái niệm “truyền thống” vì
khái niệm này được Frege đưa ra từ năm 1892, tức đã hơn 120 năm [81]. Khi
nghiên cứu về ng ngh

họ tạo sinh tiền giả định và một số khái niệm khác

liên quan được Lako trình bày trong Natural logic (Lơ-gích - của ngơn ngữ tự nhiên) [102]. Hàm ngôn, theo quan niệm của Grice [86] là lơ-gí h ủ
ng n ng

tự nhiên. Trong đó bao gồm hàm ý quy ước (conventional

implicature) và hàm ý hội thoại (conversational implicature).
Nội dung bao quát được trình bày trong luận án là lập luận. Thông
thường, lập luận xuất hiện trong chuỗi phát ngơn có liên kết mật thiết với
nhau một cách hệ thống và mạch lạc. Vì vậy, trong luận án này chúng tôi
cũng sử dụng phương pháp hân tí h diễn ng n (discourse analysis).
Khi ánh xạ các lập luận, chúng tôi sử dụng phương pháp sơ đồ, mơ hình
hố nhằm phác hoạ một số mơ thức tư duy thể hiện trong ngơn ngữ lập luận.
Đó là cơng việc cần thiết để mạng lưới các luận cứ, tiền đề, kết luận của một
hệ lập luận được hiển thị rõ ràng hơn. Việc sơ đồ hoá trong nghiên cứu ngôn
ngữ, đặc biệt là trong lý luận ngôn ngữ trở nên có ích cho những quan sát đối
với các hiện tượng được đề cập. Luận án có một phần nội dung liên quan đến

thao tác này.
. Gi trị k oa

c và gi trị t

c tiễn của u n n

Về mặt khoa học, luận án đóng góp một phần trong lý luận ngơn ngữ nói
chung và lý luận về lập luận của ngơn ngữ tự nhiên nói riêng. Trên thực tế,
ngay ở phương pháp tiếp cận cũng có thể là một phương diện đáng quan tâm
khi mà các cơng cụ hình thức được áp dụng có thể giúp làm sáng t nhiều vấn
đề. Kết quả luận án cũng là mục đích mà tác giả đặt ra trong nỗ lực tìm hiểu


9

cấu trúc tư duy khi được hiện thực hoá thành ngơn ngữ. Từ đó, góp thêm ý
kiến xác đáng cho việc nghiên cứu ngôn ngữ ở phương diện hành chức thông
qua thao tác ánh xạ một lập luận và chuỗi lập luận. Vấn đề này theo chúng tôi
được biết là khá quan trọng trong hoạt động giao tiếp, không chỉ của ngơn
ngữ tự nhiên mà cịn của ngơn ngữ hình thức, ngơn ngữ máy và trí tuệ nhân
tạo.
Về mặt thực tiễn, luận án ngay từ khi triển khai đã hướng đến các lập
luận trong hoạt động giao tiếp của ngôn ngữ tự nhiên. Đó là phương diện có
ích cho hành chức ngôn ngữ. Trước hết, lập luận là một hoạt động thường
trực của con người trong bất kỳ môi trường nào. Lại càng có ý nghĩa trong xã
hội hiện đại. Nói năng hiệu quả, lập luận hiệu quả nghĩa là tư duy mạch lạc và
ngược lại. Nó cho thấy có sự kiểm sốt trong q trình tư duy. Nếu luận án
được tham khảo cho việc nghiên cứu, biên soạn và phổ biến khoa học lập luận
vào giảng dạy trong nhà trường là xem như chúng tôi đạt được một phần mục

đích đặt ra. Chúng tơi cũng hy vọng được ứng dụng kết quả nghiên cứu vào
thực tế đời sống cũng như trong công tác nghiên cứu đơn ngành và đa ngành.
Cố nhiên, để làm được điều đó, chúng tơi biết sẽ còn nhiều nội dung, nhiều
khái niệm liên quan cần được nghiên cứu để làm sáng t . Nên sau luận án
này, chúng tôi vẫn tiếp tục theo đuổi mục đích được đặt ra.
Có một thực tế trong xã hội hiện nay là lý thuyết lập luận chưa được chú
ý nhiều để ứng dụng vào các lĩnh vực đời sống. Ngay cả một số hoạt động
chất vấn trong các kỳ họp của uốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đơi khi
cũng cịn nhiều vấn đề mà báo chí đã phản ánh. Đó là nhiều lần người có
trách nhiệm chưa trả lời đúng trọng tâm cho đại biểu của nhân dân. Chung qui
cũng từ việc nói năng, lập luận thiếu cơ sở, thiếu thuyết phục. Trong một đơn
vị mà người người đại diện khơng có khả năng trình bày mạch lạc một vấn đề
thì rất nguy hại. Nhân lên một cộng đồng, một quốc gia thì tính nghiêm trọng
tăng đến nhiều lần. Cũng bởi vậy mà từng có lúc người đứng đầu cơ quan
quyền lực cao nhất nước đã yêu cầu nâng cao chất lượng trong hoạt động chất


10

vấn và trả lời chất vấn. Đó hẳn cũng khơng ngoài một kỳ vọng cho những cán
bộ đầu ngành về cách tư duy đủ tầm, đủ chất trong lập luận khi nhận diện một
vấn đề mà xã hội đặt ra và yêu cầu giải quyết.
Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng lập luận là rèn luyện tư
duy. Hiện nay, chúng ta nói nhiều đến tư duy phản biện nhưng thực tế chưa có
một tài liệu nào trình bày hệ thống về phương pháp của nó.
6. Cấu tr c của u n n
Ngoài phần m đ

ết


n và tài iệ th m hảo như thông lệ, luận án

gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan - Từ

-gí h đến

n, liên quan tới những

khái niệm chung nhất về tư duy, ngôn ngữ và lập luận.

đó nhấn mạnh tới

vai trị của lơ-gích đối với sự phát triển của lý thuyết lập luận. Vì hiện nay lập
luận được phát triển rất mạnh và trở thành một bộ phận quan trọng của lơgích phi hình thức.
- Chương 2: Lơ-gí h à

n: Nh ng ấn đề ơ bản. Đây là chương

trung tâm của luận án. Phần thứ nhất của chương này trình bày vấn đề
n trong ng n ng tự nhiên. Lập luận được biểu hiện thành sơ đồ như thế
nào là đối tượng của phần thứ hai: Ng ngh

à hương há sơ đồ hoá

n.
- Chương 3: Lơ-gí h à

n: Nh ng hương diện há .


chương

này, chúng tơi trình bày hai vấn đề liên quan tới lơ-gích và lập luận. Đó là: Sự
hủ định trong ng n ng tự nhiên và vấn đề Trường ngh
gí h à

n.

dưới gó nhìn

-


11

CHƯƠNG 1
T NG QUAN: TỪ LƠ-GÍCH ĐẾN LẬP LUẬN
1.1 T duy à t n t i
Có một mệnh đề nổi tiếng của nhà triết học Pháp René Descartes: “Je
pense, donc je suis” (Tơi tư duy, vậy thì tơi tồn tại - I think, therefore I am).
1.1.1 Quan điểm mar ism về t duy và con ng

i

Những vấn đề triết học về sự tồn tại tư duy nơi con người là một nội
dung lớn trong lịch sử triết học nhân loại. Trong nền triết học trước Marx đã
hình thành hai quan điểm đối lập nhau về quan hệ giữa con người với thế giới
xung quanh. Theo quan điểm duy vật, điển hình là Feuerbach L. (180 -1872),
con người là bộ phận tinh túy và phát triển cao nhất của giới tự nhiên, nhưng
đã mắc sai lầm khi phủ nhận con người như một thực thể năng động, tích cực

trong quan hệ với thế giới xung quanh.
Ngược lại, các nhà triết học duy tâm trong lịch sử triết học phương Tây
lại chú trọng góc độ hoạt động lý tính của con người. Tiêu biểu cho cách tiếp
cận này là Plato ( 29-3 7 TCN) thời cổ đại Hy Lạp, Decartes R. (1596-1650)
trong nền triết học Pháp thời cận đại và Hegel trong nền triết học cổ điển Đức.
Do không đứng trên lập trường duy vật, các nhà triết học này đã lý giải bản
chất lý tính của con người và tư duy từ góc độ siêu nhiên. Với Plato, đó là bản
chất bất tử của linh hồn thuộc thế giới ý niệm tuyệt đối; với Decartes, đó là
bản tính phi kinh nghiệm (apriori) của lý tính; với Hegel (1770-1831) đó
chính là bản chất lý tính tuyệt đối.
Nhìn chung, các quan điểm triết học trước Marx còn một hạn chế cơ bản
là phiến diện trong phương pháp tiếp cận lý giải các vấn đề triết học về con
người. Cũng do vậy mà trong thực tế lịch sử đã tồn tại lâu dài quan niệm trừu
tượng về bản chất con người và những quan niệm phi thực tiễn trong lý giải
nhân sinh, xã hội cũng như các phương pháp hiện thực nhằm giải phóng con


12

người. Những hạn chế đó đã được khắc phục và vượt qua bởi quan niệm duy
vật biện chứng của triết học Marx-Lenin về con người.
Khi khắc phục sai lầm của hai quan điểm này, Marx coi xã hội là sự tiếp
tục của tự nhiên dưới một hình thức khác, coi con người không chỉ không
tách ra kh i giới tự nhiên mà cịn hồ nhập vào giới tự nhiên; đồng thời coi
nền tảng của quan hệ giữa con người với xã hội và giới tự nhiên là thự tiễn hoạt động vật chất có định hướng, mang tính lịch sử - xã hội của con người
nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Chính thực tiễn - hoạt động bản chất của con
người đã sáng tạo ra con người hiện đại với tính nhân bản và trí tuệ ngày càng
cao. Và thông qua thực tiễn, con người hiện đại sáng tạo lại thế giới, nghĩa là
biến giới tự nhiên thứ nhất thành giới tự nhiên thứ hai - sản phẩm do bàn tay
và khối óc con người làm ra, dành cho con người.

1.1.2 Qu tr n n

nt

c

Trong hoạt động thực tiễn, tư duy của con người được hình thành, phát
triển và bị lơi cuốn trở lại q trình hoạt động đó ngày càng mãnh liệt. Chúng
giúp con người từng bước tách ra kh i hoạt động bản năng loài vật để trở
thành người chủ nắm giữ vận mệnh của chính mình, trở thành chủ thể sáng
tạo ra lịch sử của mình, tơn vinh mình trong vũ trụ.
Nh n thứ là quá trình phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan
vào bộ óc con người. Đó là q trình xâm nhập sâu rộng của lý trí con người
vào thế giới xung quanh để tìm hiểu đối tượng.

uá trình nhận thức của con

người được hình thành từ trong hoạt động thực tiễn, có thể phát triển độc lập
so với hoạt động thực tiễn, nhưng cuối cùng lại quay về phục vụ cho hoạt
động thực tiễn. Lenin đã khái quát quá trình này thành nguyên lý cơ bản của
nhận thức luận duy vật: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, à từ
tư d y trừ tượng đến thự tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận
thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan [44, tr.179]. Như vậy, xét


13

về cấp độ phản ánh, nhận thức được chia thành nhận thức cảm tính và nhận
thức lý tính, hay cịn được gọi là trực quan sinh động và tư duy trừu tượng.
Là cấp độ thấp của quá trình nhận thức, nh n thứ


ảm tính phản ánh

một cách cụ thể, sinh động nhưng hời hợt, bề ngồi những đặc điểm, tính chất
riêng rẽ của đối tượng nhận thức khi có sự tác động trực tiếp của chúng lên
giác quan chúng ta. Với những hình thức cơ bản là cảm giác, tri giác, biểu
tượng…, nhận thức cảm tính có nguồn gốc sâu xa trong phản ánh tâm lý động
vật. Vì vậy, nhận thức cảm tính khơng chỉ có ở con người mà cịn có ở động
vật cao cấp. Tuy nhiên ở con người, nó ln gắn liền với nhận thức lý tính.
Là cấp độ cao của quá trình nhận thức, nh n thứ

ý tính phản ánh một

cách trừu tượng, khái quát, gián tiếp những mối liên hệ, bản tính, quy luật sâu
sắc, bên trong của đối tượng nhận thức khi chúng ta suy nghĩ về chúng và
dùng ngôn ngữ để diễn đạt chúng. Với những hình thức cơ bản là khái niệm,
phán đốn, suy luận..., nhận thức lý tính (tư duy) là sản phẩm cao cấp của vật
chất cấp cao, được hình thành và phát triển từ trong hoạt động thực tiễn xã hội
gắn liền với hoạt động thực tiễn lao động và giao tiếp ngôn ngữ của con
người. Trong hoạt động thực tiễn - nhận thức, con người là chủ thể thật sự của
tư duy. Tuy nhiên quá trình tư duy khơng chỉ diễn ra trong bộ óc con người tư duy tự nhiên - mà còn xảy ra trong các thiết bị do bàn tay và khối óc con
người làm ra như máy tính - tư duy nhân tạo.
Trong hoạt động thực tiễn sống động của mình, con người là một sinh
thể có tư duy để nhận biết, để khám phá thế giới. Là một trong những yếu tố
tinh thần cơ bản trong hoạt động thực tiễn của con người, tư duy góp phần
tách con người ra kh i giới tự nhiên; đồng thời cịn giúp con người hồ nhập
trở lại với giới tự nhiên, hoà đồng với thế giới xung quanh. Nhờ tư duy mà
con người ngày càng trở thành một sinh thể thực tiễn rất năng động và đầy
năng lực sáng tạo.



14

1.2 Ngơn ngữ và ơ-gích
một khía cạnh nào đó có thể cho rằng, về cơ bản, tồn tại một số biểu
thức ngơn ngữ có cấu trúc của lơ-gích. Cũng như tính đúng đắn trong một
biểu thức ngơn ngữ cũng gần giống với giá trị chân lý trong một biểu thức lơgích. Nhưng lơ-gích và ngơn ngữ có những điều khơng thuộc về nhau. Trên
thực tế, cấu trúc hình thức của một biểu thức lơ-gích khác xa với cấu trúc bề
mặt của một biểu thức ngơn ngữ. Từ đó dẫn đến việc suy diễn cũng rất khác
nhau. Tuy nhiên, cả hai đều liên quan mật thiết đến tư duy.
1.2.1 T duy và ngôn ngữ
Một trong những chức năng quan trọng của ngôn ngữ là tư duy. Tư duy
và ngôn ngữ là khơng thể chia cắt, khơng thể tách rời.
Với bản tính gián tiế

tư duy đưa nhận thức vượt qua ranh giới cảm

tính hạn hẹp xâm nhập vào thế giới xung quanh. Tư duy nhận thức của con
người không chỉ dừng lại ở các đối tượng cụ thể, đơn giản mà còn nhận thức
được các đối tượng trừu tượng, phức tạp. Nhờ bản tính trừ tượng mà tư duy
có thể phản ánh những thuộc tính chung nhất của các đối tượng, nâng từ các
cá thể đơn lập lên thành lớp các đối tượng cùng bản chất, cùng đặc điểm.
Cách phản ánh như vậy giúp con người phát hiện ra được quy luật của thế
giới.
Tư duy luôn thống nhất ới ng n ng

bởi vì ngơn ngữ là lớp v vật chất

của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Các hình thức cơ bản của tư
duy như khái niệm, phán đoán, suy luận đều gắn liền với những hình thức cơ

bản của ngơn ngữ như từ, câu, đoạn.

trình hình thành và phát triển ngơn

ngữ gắn liền với q trình hình thành và phát triển của tư duy. Cùng với lao
động, ngơn ngữ đã có vai trị quyết định trong q trình chuyển hố vượn
thành người. Ngơn ngữ tự nhiên gắn liền với tư duy tự nhiên diễn ra trong bộ
óc người; ngôn ngữ nhân tạo gắn liền với tư duy nhân tạo diễn ra trong máy
tính. Sự ra đời và phát triển của ngơn ngữ dù dưới dạng tín hiệu hay kí hiệu, tự


15

nhiên hay nhân tạo... đều làm cho tư duy ngày càng có khả năng bao quát khi
nhận thức về thế giới.
Con người có quan hệ với thế giới xung quanh không phải bằng tư duy
mà bằng thực tiễn. Tuy nhiên, để hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới có hiệu
quả, con người cần phải khám phá ra các quy luật, nhận thức được bản chất
của các hiện tượng xảy ra trong thế giới, và sử dụng những hiểu biết đó như
một sức mạnh tinh thần để tiến hành hoạt động thực tiễn sáng tạo lại thế giới.
Từ trong hoạt động thực tiễn, con người tiến hành hoạt động nhận thức. Để
nhận thức sâu sắc, con người cần phải thông qua các thao tác trừu tượng và
khái quát hoá, xây dựng các khái niệm và phán đoán, tiến hành các suy luận,
phối hợp các thao tác này lại với nhau để áp dụng tìm ra chân lý. trình đó
ln địi h i ở con người cần có được một tư duy đúng đắn.
Tư d y đúng đắn là một trong những cội nguồn của sức mạnh tinh thần
góp phần sáng tạo ra giới tự nhiên thứ hai dành cho con người, cải tạo xã hội
và đưa con người vượt lên những mông muội, trở thành sinh vật đặc biệt nhất.
Muốn phát huy hết sức mạnh tinh thần đó của tư duy, trước hết phải nắm
vững hình thức, quy luật của tư duy, sau đó vận dụng chính xác chúng trong

từng hoạt động nhận thức, hoạt động tác động tự nhiên (lao động). Theo nghĩa
đó, con người khơng chỉ là sản phẩm cao cấp của thế giới vật chất, mà cịn là
chủ thể của q trình lao động, nhận thức, tích lũy kiến thức, cải tạo xã hội,
phát triển khơng ngừng...
1.2.2 H n t

c của t duy - v v t c ất ngôn ngữ

Triết học duy vật biện chứng luôn khẳng định rằng, thực tại khách quan
-thế giới vật chất được tư duy con người phản ánh, chụp lại, sao chép lại.
Thực tại khách quan tồn tại dưới dạng một hệ thống các sự vật, hiện tượng,
quá trình. Tất cả các đối tượng, phần tử trong thế giới khách quan có những
mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp, chằng chịt và phức tạp. Chúng vận động
không ngừng và tuân theo các quy luật khách quan tương ứng. Sự ủy thác của


×