Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Rèn luyện kĩ năng tổ chức lập luận trong dạy học bài Thao tác lập luận so sánh (SGK Ngữ văn 11)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
---------------***---------------

PHẠM THỊ QUÝ DẬU

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
TỔ CHỨC LẬP LUẬN CHO HỌC SINH
THPT TRONG DẠY HỌC BÀI “THAO
TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH”
( NGỮ VĂN 11)

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn

HÀ NỘI - 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
---------------***---------------

PHẠM THỊ QUÝ DẬU

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
TỔ CHỨC LẬP LUẬN CHO HỌC SINH
THPT TRONG DẠY HỌC BÀI “THAO
TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH”
(NGỮ VĂN 11)
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn


Người hướng dẫn khoa học
TS. PHẠM KIỀU ANH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài: Rèn luyện kĩ năng tổ chức
lập luận cho học sinh THPT trong dạy học bài “Thao tác lập luận so sánh”
(SGK Ngữ văn 11), tác giả khoá luận thường xuyên nhận được sự giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi và chỉ bảo tận tình của các thầy, cơ giáo trong khoa Ngữ
văn, đặc biệt là các thầy, cô trong tổ Phương pháp dạy học Ngữ văn và TS.
Phạm Kiều Anh - người hướng dẫn trực tiếp.
Tác giả khoá luận xin được bày tỏ sự biết ơn và gửi lời cảm ơn trân
trọng nhất tới các thầy cô.
Do năng lực nghiên cứa có hạn, khố luận chắc chắn khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2017
Tác giả khoá luận

PHẠM THỊ QUÝ DẬU


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khố luận tốt nghiệp Đại học với đề tài: Rèn luyện kĩ
năng tổ chức lập luận cho học sinh THPT trong dạy học bài “Thao tác lập
luận so sánh” (sách giáo khoa Ngữ văn 11) là cơng trình nghiên cứu của cá
nhân tơi.
Tơi xin chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2017
Tác giả khoá luận

PHẠM THỊ QUÝ DẬU


BẢNG VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
1. BGD &DT: Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. BT: Bài tập
3.CH: Câu hỏi
4.GV: Giáo viên
5. HS: Học sinh
6. PP: Phương pháp
7.PPDH: Phương pháp dạy học
8.PT: Phổ thông
10.SGK: Sách giáo khoa
11.THCS: Trung học cơ sở
12. THPT: Trung học phổ thông
14.TTLL: Thao tác lập luận.
15. VBNL: Văn bản nghị luận
16. [10,79]: [sách 10, trang 79]
17 NXB: Nhà xuất bản
18 QTDH: Qúa trình dạy học


MỤC LỤC
Contents
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 4
3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................. 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
5.1. Phương pháp tổng hợp các vấn đề lý thuyết ............................................ 5
5.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu .............................................................. 6
5.3. Phương pháp thử nghiệm ......................................................................... 6
5.4. Phương pháp thống kê .............................................................................. 6
6. Bố cục của khoá luận .................................................................................... 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
1.1.Những vấn đề chung về kĩ năng tổ chức lập luận cho học sinh THPT ...... 7
1.1.1. Kĩ năng và hình thành kĩ năng ................................................................ 7
1.1.2. Lập luận và kỹ năng tổ chức lập luận trong văn bản nghị luận .............. 8
1.1.2.1. Lập luận trong văn bản nghị luận......................................................... 8
1.1.2.2. Kỹ năng tổ chức lập luận trong văn bản nghị luận ............................ 11
1.1.2.3. Những yêu cầu chung của việc dạy học tạo lập văn bản nghị luận
theo hướng rèn luyện kĩ năng tổ chức lập luận cho học sinh THPT............... 12


1.1.3. Thao tác lập luận trong kĩ năng tổ chức lập luận .................................. 13
1.2. Thao tác lập luận so sánh trong văn bản nghị luận .................................. 15
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 15
1.2.2. Đặc điểm của thao tác lập luận so sánh ............................................ 17
1.3.Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 19
1.3.1. Điều tra, khảo sát thực trạng dạy học Làm Văn ở trường THPT ......... 19
1.3.2. Điều tra, khảo sát thực trạng học Làm Văn ở trường THPT ................ 21
1.3.3. Đánh giá chung ..................................................................................... 22

CHƯƠNG 2: DẠY HỌC BÀI “THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH” .... 23
THEO HƯỚNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỔ CHỨC LẬP LUẬN ........ 23
CHO HỌC SINH THPT ............................................................................... 23
2.1. Mục đích của việc dạy bài “Thao tác lập luận so sánh” ..................... 23
2.2.Nội dung bài dạy ....................................................................................... 24
2.3. Nguyên tắc rèn luyện kĩ năng lập luận cho HS khi dạy học bài“Thao
tác lập luận so sánh” ...................................................................................... 25
2.3.1. Nguyên tắc phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh............. 25
2.3.2.Nguyên tắc dạy học gắn liền với thực tiễn cuộc sống ........................... 26
2.3.3. Nguyên tắc rèn luyện kĩ năng tư duy học sinh...................................... 27
2.3.4. Nguyên tắc khoa học ........................................................................... 27
2.4. Dạy học bài “Thao tác lập luận so sánh” theo hướng rèn luyện kĩ năng lập
luận cho người học .......................................................................................... 29
2.4.1. Trang bị kiến thức về lập luận và thao tác lập luận so sánh cho HS .... 29
2.4.2. Trang bị cho HS kĩ năng thực hiện thao tác lập luận so sánh ............... 31
2.4.3. Tổ chức cho HS luyện tập thực hành sử dụng TTLL so sánh .............. 32
2.4.4. Hình thành thái độ cho học sinh khi sử dụng thao tác lập luận so sánh
vào văn bản...................................................................................................... 34


2.5. Xác định các phương pháp dạy học bài “Thao tác lập luận so sánh” theo
hướng rèn luyện kĩ năng tổ chức lập luận cho người học ............................... 34
2.5.1. Thảo luận nhóm..................................................................................... 34
2.5.2. Vấn đáp - đàm thoại .............................................................................. 35
2.5.3. Rèn luyện theo mẫu ............................................................................... 36
2.5.4. Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề .................................................................. 37
CHƯƠNG 3. THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................... 39
3.1. Mục đích thử nghiệm ............................................................................... 39
3.2. Đối tượng thử nghiệm .............................................................................. 39
3.3. Địa bàn thử nghiệm .................................................................................. 39

3.4. Thời gian thử nghiệm ............................................................................... 40
3.5. Nội dung thử nghiệm ............................................................................... 40
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo yêu cầu đổi mới căn bản tồn diện giáo dục, chương trình, sách
giáo khoa (SGK) đã và đang được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực
tiễn. Nằm trong xu hướng chung đó, mơn Ngữ văn trong trường trung học
được nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu. Khi tiến hành xây dựng lại nội
dung chương trình mơn Văn, phần Làm Văn cũng có những điều chỉnh cho
phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ dạy học. Một trong những nội dung mới
được triển khai trong phần Làm văn là hệ thống các thao tác lập luận (TTLL)
dùng khi tạo lập văn bản nghị luận (VBNL) như TTLL phân tích, so sánh, bác
bỏ, bình luận... Trong đó, TTLL so sánh là một nội dung mới. So sánh là một
thao tác tư duy được con người sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng
ngày. Về bản chất, đó là sự đối chiếu hai hay nhiều đối tượng, nhiều sự kiện,
nhiều hiện tượng với nhau dựa trên một mối liên hệ nào đó, nhằm làm nổi bật
được đối tượng đang được xem xét, đánh giá. Nhờ có TTLL này, người tạo
lập có thể biểu đạt nội dung cần nghị luận, tạo sự hấp dẫn lơi cuốn người tiếp
nhận. Tuy nhiên, có thể sử dụng thao tác lập luận so sánh một cách thành
thạo, đạt hiệu quả cao, biết cách vận dụng kết hợp với các TTLL khác, HS
cần phải có kĩ năng tổ chức lập luận, phải biết cách xử lý thông minh, khéo
léo tránh vận dụng khơ cứng, gượng ép.
Trong q trình giáo dục, cái đích cuối cùng của việc dạy học Làm văn
là hình thành và rèn luyện những kỹ năng cơ bản, cần thiết để các em tự chủ,
độc lập, sáng tạo khi các em sản sinh lời nói. Theo đó, q trình dạy Làm văn

chính là q trình HS “có được các kỹ năng hình thành và thể hiện ý riêng
của mình bằng ngơn ngữ đó để suy nghĩ, để nói ra và viết ra khi nhận thức và
giao tiếp”[11,234].
Cũng bởi thế, nội dung tri thức của làm văn đều hướng tới việc trang bị
cho các em những kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc tạo lập văn bản. TTLL

1


trong chương trình Ngữ văn THPT là hệ thống kỹ năng. Bản chất của nó là
trang bị cho các em những hiểu biết và cách tổ chức lập luận khi biểu đạt nội
dung nghị luận. Nói một cách khác, đó là những kỹ năng giúp HS có thể lập
trình đúng những nội dung cũng như cách tổ chức các phương tiện ngơn ngữ
khi biểu đạt nội dung nghị luận. Vì thế, trang bị hệ thống kiến thức về TTLL
là hình thành cho HS kĩ năng thiết yếu về cách tổ chức lập luận, từ đó giúp các
em biết vận dụng kĩ năng ấy vào thực tế tạo lập văn bản của bản thân.
Hiện nay, việc rèn luyện kĩ năng tổ chức lập luận cho HS chưa được
quan tâm, chú trọng. Trong các giờ thực hành làm văn, GV thường tổ chức
theo tinh thần ôn tập kiến thức và HS làm các bài tập có trong SGK. Khi
luyện tập thực hành, GV chưa mạnh dạn lựa chọn những bài tập bên ngồi
SGK, cũng chưa có những hình thức, những biện pháp giáo dục cụ thể để rèn
luyện kĩ năng tổ chức lập luận cho chủ thể học tập. Hơn nữa, trong các giờ
viết bài, nhiều GV mới chỉ hướng dẫn HS cách lập dàn, tìm ý...mà khơng chú
trọng tới nhiệm vụ hướng dẫn các em vận dụng và sử dụng các TTLL để tổ
chức lập luận. Cũng vì thế, khả năng tổ chức lập luận của nhiều HS chưa tốt.
Mặc dù được học hệ thống các TTLL song HS chưa thực sự biết thực hiện và
sử dụng chúng có hiệu quả. Cũng vì thế, theo yêu cầu đổi mới, việc dạy học
Làm văn nói chung, dạy học “Thao tác lập luận so sánh” nói riêng phải gắn
liền với nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng tổ chức lập luận cho HS. Bởi lẽ, rèn luyện
kĩ năng tổ chức lập luận cho HS, một mặt rèn luyện cho các em kĩ năng sử

dụng ngôn ngữ để biểu đạt nội dung giao tiếp, mặt khác là rèn kĩ năng tư duy
cho HS. Như vậy, rèn luyện kĩ năng tổ chức lập luận cho HS là con đường hiện
thực hóa mục tiêu của việc dạy Làm văn, thông qua việc dạy bài "Thao tác lập
luận so sánh". Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài:
Rèn luyện kĩ năng tổ chức lập luận trong dạy học bài "Thao tác lập
luận so sánh (SGK Ngữ văn 11).

2


2. Lịch sử vấn đề
Ngay từ xa xưa, khi bàn về thuật hùng biện, Aristote đã trình bày những hiểu
biết của mình về lập luận. Theo đó, lập luận được xác định thuộc phạm vi của thuật
hùng biện. Nó là con đường dẫn dắt người đọc,người nghe tiếp nhận để nắm bắt được
một sự việc, hiện tượng nào đó của thế giới khách quan, của xã hội loài người. Để tạo
hình ảnh và sự hấp dẫn cho lập luận, con người đã sử dụng thao tác so sánh. Bởi thế,
cho đến nay, lập luận so sánh được nhiều nhà khoa học quan tâm và tìm hiểu. Có thể
nhắc tới một số cơng trình nghiên cứu về TTLL nàynhư sau:

Bàn về so sánh, các tác giả Trần Đình Sử (Chủ biên), Phan Trong Luận,
Nguyễn Minh Thuyết trong cuốn "Làm văn 12" (NXB Giáo dục, 2004) coi so
sánh như là một cách luận chứng bên cạnh những cách khác như diễn dịch,
quy nạp, tổng - phân - hợp, nêu phản đề, phân tích nhân - quả... và đã chia so
sánh thành hai dạng: So sánh tương đồng và so sánh tương phản. Để chứng
minh quan điểm trên các tác giả đã đưa ra vấn đề lý thuyết, sau đó lấy ví dụ
minh họa giúp người đọc dễ hình dung ra từng kiểu so sánh. Theo các tác giả,
so sánh tương đồng là từ một chân lý đã biết suy ra một chân lý tương tự có
chung một logic bên trong. Cịn so sánh tương phản là đối chiếu các mặt trái
ngược nhau để làm nổi bật vấn đề mà mình muốn làm sáng tỏ.
Tác giả Nguyễn Bảo Quyến trong cuốn: "Rèn luyện kĩ năng làm văn

nghị luận" (NXB Giáo dục) đã quan niệm so sánh như là một thao tác tổ chức
nên bài văn nghị luận bên cạnh những thao tác khác như phân tích và tổng hợp,
giải thích, chứng minh, bình luận... Tác giả quan niệm so sánh là thao tác đối
chiếu nhằm tìm ra cái chung và cái khác biệt giữa các đối tượng, các vấn đề...
So sánh còn giúp ta nhấn mạnh nét đặc sắc, độc đáo trong ý kiến của mình.
Các tác giả Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức
Hạnh trong cuốn: "Muốn viết được bài văn hay" (NXB Giáo dục, 2006) cũng
đã trình bày sự khác nhau giữa so sánh như một biện pháp tu từ để tạo thành
hình ảnh với so sánh như một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết

3


bài văn nghị luận. Theo tác giả, trong quá trình làm văn, nếu gặp những vấn
đề ghi rõ yêu cầu so sánh thì khơng nói làm gì, điều đáng lưu ý là cả những
vấn đề không yêu cầu so sánh, người viết cũng có thể vận dụng so sánh như
một biện pháp có tác dụng rất lớn trong việc diễn đạt nhằm làm sáng tỏ vấn đề
mà mình định nghị luận. Bất kì ai muốn cho bài viết của mình sinh động,
phong phú và có sức thuyết phục thì cần phải sử dụng thao tác này, bởi nhiều
khi chỉ cần so sánh là người viết có thể làm nổi bật được vấn đề.
Tác giả Phạm Kiều Anh trong cuốn: "Tạp chí khoa học" (số 57,5/2012)
với bài viết "Tìm hiểu thao tác lập luận so sánh trong văn bản nghị luận" đã
trình bày so sánh là một TTLL giúp cho người người lập luận có điều kiện dẫn
dắt người tiếp nhận đến với một chân lý một kết luận nào đấy về vấn đề được
bàn luận. Cũng bởi thế, so sánh thể hiện rõ mục đích cũng như tính lập luận
trong văn nghị luận. Qua thống kê trên, chúng tôi thấy đã có những cơng trình
nghiên cứu về TTLL này nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu về kĩ năng tổ
chức lập luận cho HS. Trên thực tế, trong rất nhiều bài viết của HS, khả năng
năng tổ chức lập luận của các em chưa tốt.
Như vậy, cùng bàn về TTLL so sánh song mỗi cơng trình nghiên cứu có

những đề xuất riêng về vấn đề này. Tuy nhiên, chưa có một cơng trình nào lại
trực tiếp đề xuất tới việc rèn luyện kĩ năng tổ chức lập luận cho HS trong quá
trình dạy học hệ thống những bài về TTLL, trong đó có bài "Thao tác lập
luận so sánh". Đây là gợi dẫn để chúng tôi nghiên cứu đề tài này, với mục
đích phần nào hình thành và rèn luyện kĩ năng tổ chức lập luận khi tạo lập văn
bản để các em có thể làm việc suốt đời.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm xác định được cách thức rèn luyện kĩ năng
tổ chức lập luận, nâng cao năng lực tạo lập văn bản cho HS khi học một kĩ
năng tổ chức lập luận; từ đó, từng bước tìm ra những cách thức tổ chức dạy
học Làm văn, trong đó có bài “Thao tác lập luận so sánh” đạt hiệu quả.

4


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài Rèn luyện kĩ năng tổ chức lập luận trong dạy học
bài "Thao tác lập luận so sánh" (Ngữ văn 11), chúng tôi xác định những
nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:
- Tổng hợp hệ thống cơ sở khoa học về kỹ năng, kỹ năng lập luận, bước
đầu vận dụng vào dạy bài “Thao tác lập luận so sánh” ở trường THPT.
- Đề xuất các phương pháp có thể sử dụng khi tổ chức dạy học bài
"Thao tác lập luận so sánh" chú trọng đến rèn luyện kĩ năng tổ chức lập luận
cho HS.
- Thiết kế giáo án thử nghiệm.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đề ra trên đây, khóa luận tập trung
vào tìm hiểu đặc điểm của dạy học theo định hướng rèn luyện kĩ năng tổ chức

lập luận cho người học nhằm tìm ra những cách thức tổ chức hoạt động dạy
học phát huy tính tích cực độc lập của HS.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Gắn với nội dung đề tài nghiên cứu, chúng tôi chọn bài “Thao tác lập
luận so sánh” (Ngữ văn 11) làm đối tượng nghiên cứu nhằm tạo ra hiệu quả
cho những giờ học Làm Văn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
5.1. Phương pháp tổng hợp các vấn đề lý thuyết
Đây là phương pháp được sử dụng triệt để trong quá trình nghiên cứu
các thành tựu của các ngành khoa học liên quan và những thành tự đã đạt
được của PPDH Tiếng Việt để đưa ra những nội dung mang tính chất là cơ sở
lý luận và những tiền đề thực tiễn đề rèn luyện kĩ năng tổ chức lập luận khi
dạy học Làm văn cho HS THPT.

5


5.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Được sử dụng như là một phương pháp nhằm chỉ ra cái giống và khác
nhau của các thao tác. Đồng thời việc sử dụng phương pháp này cịn giúp bài
nghiên cứu có cơ sở khái qt hóa quy trình thực hiện để hình thành kĩ năng
tổ chức lập luận cho HS khi tạo lập văn bản
5.3. Phương pháp thử nghiệm
Phương pháp này được thực hiện ở việc:
- Xây dựng cơ sở thử nghiệm sư phạm thông qua việc thiết kế giáo án bài dạy.
- Tổ chức dạy thử nghiệm ở trường phổ thông.
- Thông qua quá trình thực hiện giảng dạy, đánh giá nhận thức của học
sinh và đánh giá về nội dung trình bày trong tiết học, từ đó đưa ra các đề xuất
về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy Làm văn cho HS THPT.

5.4. Phương pháp thống kê
Dùng để xử lý số liệu thu thập trong quá trình điều tra thực nghiệm.
6. Bố cục của khoá luận
Khoá luận được triển khai thành ba phần: Mở đầu, nội dung và kết luận.
Phần nội dung của khoá luận được cấu trúc với 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Dạy học bài “Thao tác lập luận so sánh” theo hướng rèn
luyện kĩ năng tổ chức lập luận cho học sinh THPT
Chương 3: Thử nghiệm sư phạm

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1.Những vấn đề chung về kĩ năng tổ chức lập luận cho học sinh THPT
Mục đích của việc dạy học Làm văn ở trường PT là hình thành và rèn
luyện cho HS kĩ năng tạo lập văn bản, trong đó có kĩ năng tổ chức lập luận
khi tạo lập các kiểu văn bản, để từ đó các em có năng lực thực hiện những yêu
cầu cụ thể của cuộc sống. Khơng là ngoại lệ, trong q trình dạy học VBNL,
cũng hướng tới mục tiêu là rèn cho HS những kĩ năng thiết yếu để các em có
thể tạo ra những sản phẩm có giá trị. Để đạt được điều đó, trong mọi khâu,
mọi hoạt động của q trình dạy học, GV đều phải hướng tới việc hình thành
và rèn luyện kĩ năng cho HS.
1.1.1. Kĩ năng và hình thành kĩ năng
Khi nghiên cứu quá trình nhận thức của con người, các nhà khoa học
nhận thấy tầm quan trọng to lớn của kĩ năng. Hiểu một cách đơn giản: "kĩ
năng của con người chính là khả năng con người thực hiện một hành động
nào đó có tính kĩ thuật và được rèn luyện thông qua hoạt động luyện tập thực
hành". Với quan niệm trên, chúng ta có thể khẳng định kĩ năng là khả năng

của con người đạt được ở mức sơ giản dựa trên những nhận thức khoa học.
Nó được bộc lộ thông qua việc con người vận dụng những kiến thức đã có
vào giải quyết một nội dung hoặc một yêu cầu nào đó. Tác giả Trần Trọng
Thủy quan niệm "Kĩ năng là mặt kĩ thuật của hành động - con người nắm
được cách thức hành động - tức kĩ thuật cuả hoạt động là có kĩ năng. Kĩ năng
hình thành dần qua luyện tập và hoạt động thực tiễn" [17,87]. Nhà tâm lý Petrôv-xki nhấn mạnh: " Kĩ năng được hình thành bằng con đường luyện tập tạo
khả năng cho con người thực hiện hiện hành động không chỉ trong điều kiện
quen thuộc mà cả trong điều kiện thay đổi" [17,88]. Theo đó kĩ năng được
xem xét ở hai phương diện: Khả năng thực hiện một hành động nào đó trong

7


điều kiện quen thuộc và khả năng thực hiện hành động một cách thành thạo,
tự động, linh hoạt, sáng tạo. Nói một cách khác, việc hình thành kĩ năng phải
thực hiện trải qua hai giai đoạn: Hình thành khả năng thực hiện hành động và
rèn luyện khả năng đó thành năng lực riêng của mỗi cá nhân. Vì thế con
đường hình thành kĩ năng phải trải qua các bước:
Bước 1: Tìm hiểu, nhận thức đúng đắn đầy đủ về hành động cần thực
hiện. Đây là bước tranh bị những hiểu biết nhằm định hướng cho việc hình
thàn kĩ năng.
Bước 2: Quan sát mẫu, làm theo mẫu. Đây chính là bước quan sát kĩ
lưỡng các động tác thực hiện hành động, đối chiếu lý thuyết từ đó hình thành
kĩ năng.
Bước 3: Luyện tập. Trên cơ sở của bước 2, con người tiến hành luyện
tập, hoàn thiện kĩ năng, phát triển thành năng lực riêng của từng bản thân.
1.1.2. Lập luận và kĩ năng tổ chức lập luận trong văn bản nghị luận
1.1.2.1. Lập luận trong văn bản nghị luận
Lập luận là một hành động ngôn ngữ được biểu hiện qua cả phương
diện nội dung và cấu trúc hình thức. Bởi lẽ, trong ngôn ngữ, lập luận là một

chiến lược hội thoại được con người thực hiện nhằm dẫn dắt người tiếp nhận
đi tới một nhận thức hoặc một kết luận nào đó mà người tạo lập muốn đạt
được. Cho đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này song hiểu
một cách đơn giản: Lập luận là đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng nhằm dẫn dắt
người đọc, người nghe đến kết luận mà người nói,người viết muốn đạt tới.
Với tư cách là một hành động ngôn ngữ, lập luận là yếu tố giúp con người tạo
thành phát ngôn cụ thể để hiện thực hóa nhận thức. Khi nghiên cứu văn bản,
lý thuyết lập luận là một trong những cơ sở khoa học không thể thiếu.
Nghị luận là kiểu văn bản đặc biệt quan tâm tới thuyết lý, được thực
hiện chủ yếu bằng tư duy logic. Vì thế, khi tạo lập, người nghị luận phải phản
ánh được nhận thức, quan điểm của bản thân về thế giới khách quan; phải thể

8


hiện được tư tưởng, tình cảm bằng chính ý kiến xác định trên cơ sở của các lý
lẽ và dẫn chứng cụ thể. Nói một cách khác, giá trị của VBNL được đánh giá
dựa vào ý nghĩa của văn bản thơng qua lập luận. Khẳng định vai trị của lập
luận, nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thống, khi tiếp cận với văn nghị luận cho
rằng: “...Văn nghị luận là một thể loại nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm,
thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về văn học hoặc chính
trị, đạo đức, lối sống...nhưng lại được trình bày bằng một thứ ngôn ngữ trong
sáng, hùng hồn, với những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết
phục...” [15, 189]. Nhận định trên khẳng định cho đặc trưng cơ bản của văn
bản này. Có thể nói, nhờ hệ thống lý lẽ, dẫn chứng và thông qua việc diễn đạt
bằng ngơn từ lơgic, người viết có thể trình bày nội dung nghị luận một cách
chính xác, tạo ra những tác động nhất định đối với người tiếp nhận.
Như vậy, lập luận trong VBNL là hành động ngôn ngữ giúp cho người
tạo lập biểu đạt nội dung nghị luận sâu sắc, đầy đủ, chính xác. Lưu Hiệp
khẳng định: Nguyện luận làm thành một thể là để phân biệt đúng - sai, phải trái, tìm hết lý lẽ, truy cứu ở cái chỗ vơ hình, khoan xun vật cứng để cho

thơng, khơi chỗ sâu để xem giới hạn, nó là cái giỏ để bắt trăm điều suy nghĩ,
là thước đo cân nhắc vạn sự. Nói một cách khác, tính chính xác của VBNL
được tạo ra qua hành động lập luận. Trong VBNL, lập luận được coi là hành
động ngôn ngữ được người tạo lập thực hiện trong suốt quá trình nghị luận.
Nó khơng chỉ là một câu, một đoạn mà là hành động được người nghị luận
thực hiện trong toàn bộ văn bản. Nói một cách khác, mỗi VBNL là một chuỗi
các hành động ngôn ngữ được người tạo lập tạo ra nhằm tổ chức nội dung
luận bàn (từ nội dung khái quát tới những nội dung cụ thể thông qua luận
điểm, luận cứ và luận chứng), đồng thời thể hiện dụng ý riêng của bản thân.
Vì thế, lập luận là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ nội dung văn bản, là một
trong những căn cứ để đánh giá giá trị của bài văn nghị luận. Hơn nữa, lập

9


luận trong VBNL còn thể hiện rõ những hành động của tư duy logic. Khi thực
hiện hoạt động nghị luận, tận dụng những quy tắc về nhận thức chân lý trong
logic, người tạo lập tổ chức sắp xếp các yếu tố của lập luận để dẫn dắt người
tiếp nhận đi đến với chân lý khoa học, nhằm đạt được các mục đích khác nhau
như tuyên truyền, giáo dục, nhận thức xã hội, giao lưu truyền bá hay truyền
cảm bồi dưỡng. Dù mục đích tạo lập khác nhau, nội dung nghị luận khác nhau
nhưng thông qua hành động lập luận, người nói, người viết có thể dẫn dắt
người nghe, người đọc tiếp cận nội dung bàn luận một cách tự nhiên, khéo
léo. Nói một cách khác, VBNL đặc biệt chú trọng tới cách tổ chức lập luận
nhằm tác động mạnh mẽ đến người tiếp nhận, thuyết phục người ta tin vào ý
kiến của bản thân người tạo lập. Nhờ có lập luận, người tạo lập thể hiện thái
độ, quan điểm, cũng như những dụng ý riêng của bản thân nhằm khêu gợi, tác
động vào cảm xúc, tưởng tượng của người đọc và tạo ra những tác động nhất
định đối với người tiếp nhận. Cũng vì thế, lập luận được coi là phương thức
biểu đạt cơ bản của kiểu văn bản này.

Gía trị của VBNL được đánh giá dựa vào ý nghĩa văn bản thơng qua
lập luận. Khẳng định vai trị của lập luận, nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thống,
khi tiếp cần với văn nghị luận cho rằng: "... văn nghị luận là một thể loại
nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một
cách trực tiếp về văn học hoặc chính trị, đạo, lối sống...nhưng lại được trình
bày bằng một thứ ngơn ngữ trong sáng, hùng hồn, với những lập luận chặt
chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục..." [12, 189]. Lập luận trong VBNL là
hành động ngôn ngữ giúp cho người tạo lập biểu đạt nội dung nghị luận sâu
sắc, đầy đủ, chính xác. Khi tạo lập văn bản, người tạo lập tổ chức sắp xếp các
yếu tố của lập luận để dẫn dắt người tiếp nhận đi đến với chân lý khoa học
nhằm đạt được các mục đích khác nhau như giáo dục, nhận thức,.... Dù mục
đích tạo lập khác nhau, nội dung nghị luận khác nhau, nhưng thông qua hành

10


động lập luận, người nói, người viết có thể dẫn dắt cho người đọc, người nghe
tiếp cận nội dung bàn luận một cách tự nhiên, khéo léo.
1.1.2.2. Kĩ năng tổ chức lập luận trong văn bản nghị luận
Trong quá trình giáo dục, cái đích cuối cùng của dạy học Làm văn là
hình thành và rèn luyện kĩ năng cơ bản và cần thiết để các em tự chủ, độc lập,
sáng tạo khi các em sản sinh ra lời nói. Trên cơ sở đó, dạy học Làm văn ở
trường phổ thơng chính là q trình HS "có được các kĩ năng hình thành và
thể hiện ý riêng của mình bằng ngơn ngữ đó để suy nghĩ, để nói ra và viết ra
khi nhận thức và giao tiếp" [10, 234]. Cũng bởi thế, nội dung tri thức của làm
văn đều hướng tới việc trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết phục vụ
cho việc tổ chức lập luận khi tạo lập văn bản.
Tâm lý học hoạt động nhấn mạnh nhân cách của con người được hình
thành và phát triển trong thực tế hoạt động, trong đó có hoạt động của lời nói.
Con người muốn học ngơn ngữ để hiểu đúng hơn vai trò, chức năng và bản

chất của hệ thống ngơn ngữ nói chung, hiểu và sử dụng được tiếng mẹ đẻ để
giao tiếp và học tập thì phải qua thực hành. Thực hành nhằm củng cố tri thức
và hoàn thiện, phát triển kĩ năng, kĩ xảo của HS. Rèn luyện kĩ năng tổ chức
lập luận trước hết và quan trọng nhất là phải qua thực hành mà giúp các em
nắm được các phương tiện, các phương thức tổ chức theo những mục đích
nhất định. Qua thực hành, HS có điều kiện vận dụng và bộc lộ con người các
em trong những sản phẩm cụ thể.
Vì thế, muốn tổ chức rèn luyện kĩ năng tổ chức lập luận, GV cần quan
tâm tới những yêu cầu cũng như các mức độ đạt được trong q trình hình
thành và phát triển ngơn ngữ của mỗi người. Theo đó việc hình thành kĩ năng
tổ chức lập luận có thể được cụ thể theo các giai đoạn sau:
Trước hết, GV định hướng cho người đọc nắm được các phương thức
tổ chức lập luận. Việc làm này nhằm trang bị cho HS những kiến thức cơ bản
về tổ chức lập luận (mục đích, yêu cầu, cách thực hiện).

11


Sau khi tác động bên ngoài, GV tổ chức cho HS luyện tập cách thực
hiện tổ chức lập luận. Đây chính là q trình HS quan sát, tập vận dụng và rèn
luyện kĩ năng sử dụng TTLL. Giai đoạn này được tiến hành theo các công
việc cụ thể:
Thứ nhất, GV phải hướng dẫn HS xác định mục đích nghị luận (xác
định luận điểm cần nghị luận).
Tiếp theo, GV hướng dẫn cho HS cách thức tổ chức lập luận.
Sau đó, GV tổ chức cho HS luyện tập.
Cuối cùng GV tạo điều kiện để các em củng cố nhận thức,và biến
những kĩ năng ấy thành cái riêng, hình thành kĩ năng tổ chức lập luận của
chính bản thân HS.
1.1.2.3. Những yêu cầu chung của việc dạy học tạo lập văn bản nghị luận

theo hướng rèn luyện kĩ năng tổ chức lập luận cho học sinh THPT
Trong q trình giáo dục, cái đích cuối cùng của việc dạy học Làm văn
là hình thành và rèn luyện những kĩ năng cơ bản, cần thiết để các em tự chủ,
độc lập, sáng tạo khi tạo lập văn bản. Chính vì vậy, GV cần trang bị cho HS
kỹ năng tổ chức các yếu tố của lập luận khi tạo lập văn bản để trang bị cho
các em những hiểu biết và cách tổ chức lập luận khi biểu đạt nội dung nghị
luận. Nói một cách khác, đó là kĩ năng giúp HS có thể lập trình đúng những
nội dung cũng như cách tổ chức các phương tiện ngôn ngữ khi biểu đạt nội
dung nghị luận. Như vậy việc trang bị kĩ năng tổ chức lập luận cho HS là rất
cần thiết để từ đó giúp các em biết vận dụng kĩ năng ấy vào thực tế tạo lập
văn bản của bản thân.
Khi hướng dẫn HS tạo lập văn bản theo hướng rèn luyện kĩ năng tổ
chức lập luận cho HS THPT, GV phải hướng tới các yêu cầu sau:
+ Giúp HS có những hiểu biết về lập luận, về cách thức tổ chức lập
luận để từ đó các em khi tạo lập văn bản biết cách làm bài, cách tổ chức lập

12


luận logic, khoa học thuyết phục người đọc người nghe về những nội dung
cần bàn luận.
+ Việc hình thành kiến thức nền và kĩ năng tổ chức lập luận cho học
sinh cần hướng tới mục đích giúp HS nhận thấy cách lập luận trong những
văn bản cụ thể, biết cách tổ chức các yếu tố của lập luận theo những yêu cầu,
những đề bài cụ thể để từ đó các em gắn những bài học vào thực tế cuộc sống.
+ Cần chú trọng hoạt động thực hành trong các giờ học, để thông qua
thực hành mà rèn luyện cách thức thực hiện nhiệm vụ tổ chức lập luận khi
biểu đạt nội dung vấn đề.
1.1.3. Thao tác lập luận trong kĩ năng tổ chức lập luận
Tiếp cận VBNL, các nhà nghiên cứu nhận thấy rõ tầm quan trọng của

phân tích, chứng minh, bình luận... Chương trình Ngữ văn THPT hiện hành
quan niệm đó là thao tác lập luận.
Thao tác là thuật ngữ được đề ra từ tâm lý học hoạt động. Theo
A.A.Leonchiep, con người thực hiện hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu nào
đó của bản thân. Để thỏa mãn những nhu cầu đó, con người thực hiện hành
động và thao tác chính là thành phần cấu tạo của hành động. Thao tác là đơn
vị nhỏ nhất của hoạt động. Trong cấu trúc hoạt động, thao tác là nhân tố thuộc
về phía chủ thể thực hiện hoạt động, nó giúp cho chủ thể tiến hành tiến hành
tạo ra các sản phẩm nhằm đáp ứng mực đích cụ thể, mục đích cuối cùng của
hoạt động. Thao tác là phương tiện để thực hiện hành động. Nó thuần túy là
cơ cấu kĩ thuật, máy móc của hành động. Nó có thể được tháo lắp, đập vỡ,
chắp ghép và tự do tham gia vào bất kì hành động nào nếu hành động đó phù
hợp với nó về logic. Trong hoạt động, thao tác chính là nhân tố tạo nên sự vận
hành của hoạt động, nhằm đạt được mục đích. Chính vì vậy, mục đích hành
động không chỉ chứa đựng những yếu tố nội dung mà cịn bao hàm cả cách
làm ra nó. Cho nên, trong hoạt động chủ thể vừa nắm được nội dung của đối
tượng vừa nắm được cách làm ra nó tức là các thao tác.

13


Xuất phát từ đặc điểm của cấu trúc hoạt động và từ những biểu hiện
trong hoạt động nghị luận của con người, chúng tôi cho rằng tạo lập VBNL là
một hoạt động. Hoạt động đó được con người thực hiện nhằm đáp ứng được
những nhu cầu riêng của bản thân. Muốn đạt được nhu cầu ấy, con người phải
thực hiện các động tác - cơ sở để thực hiện và vận hành những hành động
nghị luận. Một trong những hành động thiết yếu chính là hành động lập luận.
Và để thực hiện hành động ấy, người lập luận phải sử dụng các TTLL. Như
vậy, TTLL chính là việc tổ chức, sắp xếp các động tác có tính chất kĩ thuật để
dẫn dắt, bày tỏ, thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó và

giúp họ nhận thức được vấn đề cần bàn luận. Cũng nhờ có các TTLL mà con
người có thể trình bày một vấn đề một cách chính xác và khoa học. Bởi các
thao tác này là cơ sở, phương tiện, là yếu tố tạo nên nội dung bàn luận. Và
chúng được coi là linh hồn của VBNL. Theo đó, ta có thể hiểu TTLL như sau:
Thao tác lập luận là những động tác có tính chất kĩ thuật mà người nói,
người viết sử dụng để sắp xếp các yếu tố của lập luận (luận điểm, luận cứ)
theo trình tự và yêu cầu nhằm đạt được những mục đích riêng khi thực hiện
các hoạt động nghị luận.
TTLL trong chương trình Ngữ văn THPT là hệ thống kĩ năng. Bản chất
của nó là trang bị cho các em những hiểu biết và cách tổ chức lập luận khi
biểu đạt nội dung nghị luận. Nói một cách khác đó là kĩ năng giúp HS có thể
lập trình đúng những nội dung cũng như cách tổ chức các phương tiện ngôn
ngữ khi biểu đạt nôi dung nghị luận. Vì thế trang bị hệ thống kiến thức về
TTLL là hình thành cho HS kĩ năng thiết yếu về cách tổ chức lập luận, từ đó
giúp các em biết vận dụng kĩ năng ấy vào thực tế tổ chức lập luận khi tạo lập
văn bản của HS. Theo đó quá trình dạy học Làm văn là con đường giúp HS
hình thành phát triển, kĩ năng, kĩ xảo tổ chức lập luận, sử dụng ngôn ngữ khi
tạo lập văn bản.

14


1.2. Thao tác lập luận so sánh trong văn bản nghị luận
Thao tác lập luận so sánh là một trong những thao tác lập luận cơ bản
trong văn bản nghị luận, một trong những hành động ngơn ngữ. Đó là một
trong những hành động để con người tạo ra sản phẩm giao tiếp cụ thể.
1.2.1. Khái niệm
So sánh là một TTLL được sử dụng bên cạnh những TTLL khác như
phân tích, bác bỏ, bình luận.... Mục đích của việc sử dụng TTLL này là giúp
cho người tạo lập văn bản có thể biểu đạt nội dung nghị luận, chỉ ra điểm

giống và khác nhau giữa các đối tượng, qua sự so sánh đó mà giúp người đọc
thấy rõ đặc điểm vai trò, giá trị của vấn đề được bàn luận. Như vậy, so sánh
đòi hỏi chúng ta phải vận dụng tối đa năng lực tư duy, người viết cần phải có
hiểu biết sâu rộng để tìm ra đối tượng so sánh từ đó mới làm nổi bật được vấn
đề mà mình nghị luận. Khi tiến hành so sánh người viết phải có cách so sánh
linh hoạt, mền dẻo nếu khơng cẩn thận sẽ rơi vào tình trạng so sánh các yếu tố
không tương đồng, dẫn đến sai lệch, lầm lạc.
Trong VBNL, TTLL so sánh được người tạo lập thực hiện trên cơ sở
tương đồng giữa các đối tượng và từ đó rút ra ý kiến, nhận định về đối tượng
nghị luận. Ta có thể nhận thấy đặc điểm đó trong ngữ liệu sau:
"Thần Hê-ra-clet của Hi Lạp, chủ yếu là bắp thịt rắn chắc, có tài chiến
đấu, nhưng mục tiêu chiến đấu là gì thì bất cần, tâm địa thần tầm thường.
Trong truyện Thánh Gióng Việt Nam khơng thấy nói đến bắp thịt rắn chắc mà
nói đến đức tính trước hết. Đức tính nào cũng cao cả, hình tượng nào cũng
phơi phới. Thần anh hùng của ta trí dũng khiêm tồn, đạo đức khơng gợi một
hạt bụ, mọi ý nghĩ và hành động đều tập trung vào một việc, mà việc ấy là
việc cứu nước." [15,58]
Đoạn trích trên được trích từ bài đánh giá về vẻ đẹp Thánh Gióng - một
vị thần anh hùng bất tử trong truyện cổ dân gian Việt Nam. Để làm nổi bật vẻ

15


đẹp của Phù Đổng Thiên Vương, tác giả Nguyễn Đổng Chi đã sử dụng triệt để
TTLL so sánh. Cũng giống như các hình thức so sánh khác, so sánh trong lập
luận ở đoạn trích trên được tác giả thực hiện bởi sự đối chiếu giữa hai hình
ảnh có sự tương đồng với nhau - cả hai vị thần đều có tài chiến đấu. Chọn đối
tượng so sánh là thần Hê-ra-clet của Hi Lạp, tác giả đã lần lượt chỉ ra những
nét khác biệt giữa hai vị thần trong các tác phẩm dân gian. Trong thần thoại
Hi Lạp, Hê-ra-clet là vị thần có vẻ đẹp hình thể: bắp thịt rắn chắc và tài năng

hơn người. Thánh Gióng của ta cũng một mình cũng một mình đánh đuổi lũ
giặc Ân xâm lược. Thế nhưng Hê-ra-clet lại không phân định rõ mục tiêu
chiến đấu, tâm địa tầm thường. Cịn trong Thánh Gióng ta thấy vẻ đẹp khơng
phải ở ngoại hình mà đẹp bởi đức tính, một vị thần trí dũng khiêm tồn, đạo
đức không gợn một hạt bụi, mọi ý nghĩ và hành động đều tập trung vào việc
cứu dân cứu nước. Như vậy, từ việc so sánh hai vị thần trong truyện, tác giả
Nguyễn Đổng Chi đã nêu ra những nét đối lập trong vẻ đẹp của hai nhân vật
để rồi chứng minh cho vẻ đẹp bất diệt của Đức Phù Đổng Thiên Vương - vẻ
đẹp ấy tỏa sáng lung linh, huyền ảo với nhiều ý nghĩa mới mẻ sâu xa. Thánh
Gióng- hình ảnh một vị thần đẹp người, đẹp nết, trí dũng kiên tồn, sống và
hành động vì nghĩa lớn nhưng lại rất bình dị, khiêm nhường. Câu kết đoạn
trích chính là kết quả được rút ra từ hành động so sánh trước đó. Nhờ có so
sánh, ta có thể hiểu đúng hơn vẻ đẹp Thánh Gióng - đó là vẻ đẹp được nhận
thấy từ chiều sâu tâp hồn, từ những hành động, việc làm cũng như tinh thần
của ngài. Vẻ đẹp ấy khơng tốt ra từ cơ bắp, thân hình mà đó là cái đẹp hài
hịa trong nhân cách, trong đạo đức của con người. Khơng chỉ có vậy, khi
đánh giá vẻ đẹp của Thánh Gióng, nhờ có so sánh mà lời lẽ, đánh giá của tác
giả vừa dung dị lại vừa khách quan, thuyết phục. Như vậy, TTLL so sánh đã
thực sự giúp cho người viết triệt để làm nổi bật nội dung đang được bàn luận,

16


có điều kiện bộc lộ tâm trạng, tình cảm cũng như thái độ đối với nội dung
nghị luận.
Tóm lại, trong VBNL, TTLL so sánh được người tạo lập dùng để tìm ra
sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các đối tượng, mà qua sự so sánh ấy để
dẫn dắt người tiếp nhận đi đến một ý kiến, nhận định nào đấy đối với nội
dung được bàn luận. Nói một cách khác, đó là cách người lập luận thực hiện
nhằm dẫn dắt người tiếp nhận đến một chân lý, một kết luận nào đấy về nội

dung nghị luận. Trong VBNL, người tạo lập sử dụng TTLL này nhằm bày tỏ
ý kiến, quan niệm đối với nội dung được bàn luận. Nhờ có TTLL này, người
tạo lập khơng chỉ dẫn dắt người đọc đến những kết luận khoa học, chính xác
mà cịn giúp cho lời văn trong văn bản sinh động, hấp dẫn, nhiều hình ảnh. Đó
cũng là cách mà người nói, người viết tạo ra sức thuyết phục đối với độc giả.
1.2.2. Đặc điểm của thao tác lập luận so sánh
So sánh với tư cách là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay
nhiều sự vật hiện tượng hoặc là các sự vật trong cùng một sự vật nhưng khơng
cốt tìm ra cái tương đồng và khác biệt mà làm sáng rõ luận điểm và giá trị của
một sự vật, hiện tượng, ý kiến đem ra bàn luận. Như vậy, so sánh với tư cách
là một thao tác lập luận có giá trị lập luận, tác động vào ý trí của người đọc,
người nghe, làm cho người tiếp nhận tin vào những ý kiến được đem ra bàn
luận. Nhờ có TTLL này, người viết làm rõ vấn đề cần bàn luận, đồng thời thể
hiện tâm tư, tình cảm của bản thân đối với vấn đề đang nghị luận. Khi sử
dụng TTLL này, nguyên tắc đầu tiên là phải xác lập giữa các đối tượng một
mối liên hệ nào đó, so sánh chỉ được thực hiện khi các quan hệ đó được xác
lập. Có khi là dựa trên quan hệ tương đồng giữa các đối tượng, ví dụ tâm
trạng của nhân vật trữ tình khi về thăm quê trong hai bài thơ dưới đây:
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

17


×