Tải bản đầy đủ (.pdf) (220 trang)

Sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong tư tưởng hồ chí minh về con người và sự vận dụng vào quá trình phát triển nguồn nhân lực ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 220 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------

TRƯƠNG HOÀI PHƯƠNG

SỰ THỐNG NHẤT GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ
HIỆN ĐẠI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ CON NGƯỜI VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------------------TRƯƠNG HOÀI PHƯƠNG

SỰ THỐNG NHẤT GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ
HIỆN ĐẠI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ CON NGƯỜI VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở


VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 62.22.80.05

Người hướng dẫn khoa học
HD 1: PGS.TS. LÊ TRỌNG ÂN
HD 2: TS. VŨ ĐỨC KHIỂN
Phản biện độc lập 1: PGS.TS. LƯƠNG MINH CỪ
Phản biện độc lập 2: PGS.TS. HUỲNH THỊ GẤM
Phản biện 1: PGS.TS. ĐINH NGỌC THẠCH
Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN THANH
Phản biện 3: PGS.TS. LƯƠNG MINH CỪ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013


3

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Lê
Trọng Ân và TS. Vũ Đức Khiển. Các số liệu, tài liệu
được sử dụng và trích dẫn trong luận án đều trung thực
và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Tác giả

Trương Hoài Phương



4

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.............................................................................................................

1

CHƯƠNG 1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ
HÌNH THÀNH SỰ THỐNG NHẤT GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN
ĐẠI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI
1.1. HỒN CẢNH LỊCH SỬ - XÃ HỢI VIỆT NAM VÀ BỐI CẢNH THẾ
GIỚI CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX VỚI VIỆC HÌNH THÀNH SỰ
THỐNG NHẤT GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI……………………………………

12

1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX..

12

1.1.2. Bối cảnh Thế giới cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX………..…………...

21

1.2. NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA SỰ THỐNG NHẤT GIỮA TRUYỀN THỐNG
VÀ HIỆN ĐẠI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI..…...

26


1.2.1. Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam - cội nguồn của sự thống nhất
giữa truyền thống và hiện đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người……...

26

1.2.2. Tinh hoa văn hóa thế giới - tiền đề lý luận quan trọng của sự thống nhất
giữa truyền thống và hiện đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người……...

39

1.2.3. Chủ nghĩa Mác-Lênin - tiền đề lý luận cơ bản của sự thống nhất giữa
truyền thống và hiện đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người……...........

50

1.2.4. Phẩm chất đặc biệt và hoạt động thực tiễn phong phú của Hồ Chí Minh nhân tố quyết định sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về con người……...………………………………………………

56

Kết luận chương 1..............................................................................................

63

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SỰ THỐNG NHẤT GIỮA
TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ CON NGƯỜI
2.1. TƯ TƯỞNG HỜ CHÍ MINH VỀ TRUYỀN THỐNG VÀ GIÁ TRỊ
TRUYỀN THỐNG CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM……………………….....


65


5

2.1.1. Khái niệm “truyền thống” và “giá trị truyền thống”……………………

65

2.1.2. Những giá trị truyền thống cơ bản của con người Việt Nam mà Hồ Chí
Minh nhận thức, kế thừa...………………………………………………………

73

2.2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ HIỆN ĐẠI VÀ PHƯƠNG THỨC TIẾP
BIẾN CÁC GIÁ TRỊ HIỆN ĐẠI CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM……………

90

2.2.1. Khái niệm “hiện đại”…...………………………………………………...

90

2.2.2. Phương thức tiếp biến các giá trị hiện đại của con người Việt Nam trong
tư tưởng Hồ Chí Minh…………………………………………………………..

95

2.3. TƯ TƯỞNG HỜ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA

TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
VIỆT NAM……………………………………………………………………... 104
2.3.1. Truyền thống là cơ sở để tiếp thu giá trị hiện đại trong sự phát triển con
người Việt Nam………………………………………………………………… 104
2.3.2. Tiếp thu giá trị hiện đại là sự bổ sung và đổi mới để nâng cao trình độ và
làm phong phú thêm truyền thống của dân tộc trong sự phát triển con người Việt
Nam…………………………………………………………………….….

110

Kết luận chương 2.............................................................................................. 127
CHƯƠNG 3. VẬN DỤNG SỰ THỐNG NHẤT GIỮA TRUYỀN THỐNG
VÀ HIỆN ĐẠI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI
VÀO Q TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
3.1. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC, VAI TRÒ CỦA GIÁ TRỊ TRUYỀN
THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở
VIỆT NAM.................................................................................

129

3.1.1. Phát triển nguồn nhân lực - nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp
đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam............................ 129
3.1.2. Vai trò của giá trị truyền thống và hiện đại đối với sự phát triển nguồn
nhân lực ở Việt Nam............................................................................................ 136


6

3.2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG SỰ THỐNG NHẤT GIỮA TRUYỀN

THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON
NGƯỜI ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 144
3.2.1. Thực trạng của sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại để phát triển
nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay................................................................... 144
3.2.2. Những yếu tố tác động và ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực ở
Việt Nam hiện nay................................................................................................ 163
3.2.3. Yêu cầu đối với nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.......................................................... 173
3.3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KẾT HỢP GIỮA TRUYỀN THỐNG
VÀ HIỆN ĐẠI ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY..................................................................................................................... 178
3.3.1. Phương hướng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại để phát triển nguồn
nhân lực ở Việt Nam hiện nay............................................................................... 178
3.3.2. Một số giải pháp kết hợp giữa truyền thống và hiện đại để phát triển nguồn
nhân lực ở Việt Nam hiện nay............................................................................... 182
Kết luận chương 3............................................................................................... 194
KẾT LUẬN......................................................................................................... 196
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... 200
PHỤ LỤC............................................................................................................ 210
CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ.................................... 214


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hồ Chí Minh - người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam,
anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới - đã để lại cho Đảng và nhân
dân ta những di sản tư tưởng vô cùng to lớn. Hơn 80 năm qua, tư tưởng Hồ Chí Minh
ln soi sáng con đường cách mạng của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh

chống kẻ thù xâm lược, chống nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng đời sống ấm no, tự do,
hạnh phúc của nhân dân, tất cả vì con người và cho con người. Bởi vậy, Đảng ta
khẳng định: “Trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đường
lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội” [36; 21]; “Tư tưởng vĩ đại của Người cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, mãi là nền
tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam, là tài
sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta” [36; 6].
Xét trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Người bao giờ
cũng có sự nhất quán về một thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và
phương pháp tư duy triết học sâu sắc đó là: từ yêu cầu xây dựng và phát triển đất
nước trong thời đại mới, mỗi người Việt Nam cần phải khẳng định và phát huy những
giá trị truyền thống của dân tộc, khắc phục những truyền thống lỗi thời, lạc hậu, đồng
thời tiếp thu các giá trị hiện đại của thế giới trên cơ sở tư tưởng nhân văn và phương
pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin - phương pháp nhận thức khoa học ln
được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm trong suốt sự nghiệp hoạt động cách mạng của
mình. Chính từ nhận thức và vận dụng phương pháp tư duy khoa học đó vào việc giải
quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra đã làm cho tư tưởng của Người được nâng lên
một tầm cao mới, trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho việc giải quyết một
cách khoa học những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam mà cốt lõi là giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và xã hội. Tuy nhiên, việc nghiên
cứu “sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con


2

người” cho đến nay vẫn còn là “vùng đất mới”, chưa có những cơng trình nghiên cứu
chun sâu, có hệ thống và mang tính khoa học sâu sắc.
Bên cạnh đó, trong các quan niệm trước đây ở Việt Nam về q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, mặc dù vai trò của con người đã được đề cao ở mức đáng kể, song
do nhiều lý do khác nhau, việc phát huy vai trò của con người với tất cả tiềm năng và

sức mạnh vốn có thì chưa thật sự đúng nghĩa như là một nguồn lực của q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, trên thực tế trong một thời gian tương đối dài, con
người vơ tình bị đặt ra ngồi vị trí trung tâm của hệ thống các nguồn lực nội tại, chưa
trở thành động lực của sự phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân chủ ́u
làm cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trước đây đạt kết quả chưa tương
xứng với nhu cầu và tiềm năng phát triển của đất nước.
Ngày nay, do sự tác động, chi phối bởi những đặc điểm mới của thời đại và nhu
cầu phát triển đất nước cùng với những bài học rút ra từ thực tiễn và kinh nghiệm của
nhiều nước trên thế giới, quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thực tiễn cũng
như trong lý luận ở Việt Nam hiện nay đã có những bổ sung mới cả về nội dung và
giải pháp. Qua đó, vị trí và đặc điểm của các nguồn lực phục vụ sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng được nhìn nhận lại, trong đó con người ln được coi
là nguồn lực nội tại, cơ bản và quyết định nhất. Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, Đảng ta nhấn mạnh: “Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu
tố quyết định, đồng thời tranh thủ ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng
để phát triển nhanh, bền vững và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ” [36; 102],
trong đó “phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực
chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển
và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng
trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu
quả và bền vững” [36; 130]. Nói chung, “con người là trung tâm của chiến lược phát
triển, đồng thời là chủ thể phát triển” [36; 76].
Từ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phát huy những giá trị


3

truyền thống của dân tộc kết hợp với những tri thức mới của thời đại, sau 27 năm đổi
mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và

quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… làm thay đổi diện
mạo đất nước, không ngừng nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên khu vực và
quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, đất nước ta vẫn còn
tồn tại những tác động và ảnh hưởng tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường, của
mở cửa hội nhập và tồn cầu hóa, cũng như tập tục lạc hậu, lối sống tiểu nông còn
ảnh hưởng lâu dài trong các cộng đồng dân cư, nhất là ở nông thôn và các vùng sâu,
vùng xa, gây khơng ít khó khăn cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Từ đó,
làm nảy sinh nhiều thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội, làm băng hoại đạo đức, lối sống…
gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay.
Mặt khác, trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, tự bản thân nó
cũng đặt ra những đòi hỏi khách quan về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực với
những năng lực và phẩm chất cần thiết để thích ứng với thời kỳ mới - thời kỳ hòa
bình xây dựng đất nước; thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ phát triển nhanh
chóng, mạnh mẽ; thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng quan hệ và hội nhập
quốc tế. Trước thời kỳ mới với những đặc điểm nêu trên, giờ đây đòi hỏi người lao
động phải có trí tuệ, phẩm chất đạo đức và tinh thần sáng tạo mới trong thực tiễn.
Song, những phẩm chất đó xét đến cùng phải được dựa trên cơ sở giữ gìn và phát huy
những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam kết hợp với tiếp thu các giá
trị hiện đại của thế giới. Nếu thiếu sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại một cách
linh hoạt, sáng tạo để vượt lên chính mình nhằm xây dựng nguồn nhân lực chất lượng
cao đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thì nguy cơ
tụt hậu vẫn tiềm ẩn đối với Việt Nam.
Như vậy, trong giai đoạn cách mạng hiện nay, tiếp tục nghiên cứu tư tưởng Hồ
Chí Minh nói chung, nghiên cứu “sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong
tư tưởng Hồ Chí Minh về con người” nói riêng để vận dụng vào quá trình phát triển
nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay khơng chỉ có ý nghĩa khoa học sâu sắc mà còn
có ý nghĩa thực tiễn vơ cùng to lớn. Trên tinh thần và ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn vấn


4


đề “Sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
con người và sự vận dụng vào quá trình phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam
hiện nay” cho đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ ở
Việt Nam. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này, việc khai thác và phát triển những
di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh nhằm định hướng cho sự phát triển đất nước thời
kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là một yêu cầu hết sức quan trọng và cấp
thiết. Đến nay, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được rất nhiều nhà nghiên cứu lý luận trong
và ngoài nước quan tâm nghiên cứu với một số lượng cơng trình lớn có giá trị thiết
thực. Trên thực tế, Hồ Chí Minh khơng có những tác phẩm riêng, chun bàn sâu về
sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong sự phát triển con người. Nhưng,
thông qua các bài viết, bài nói, đặc biệt là thơng qua cuộc đời và sự nghiệp cách mạng
phong phú của Người, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, các tác giả trong và
ngoài nước đã có nhiều tác phẩm và cơng trình khoa học phản ánh khá sâu sắc, toàn
diện hệ thống lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, cũng như sự thống nhất
giữa truyền thống và hiện đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người nói riêng.
Có thể kể đến các tác giả với những cơng trình và tác phẩm tiêu biểu sau:
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng có tác phẩm “Hồ Chủ tịch - Tinh hoa của dân
tộc, lương tâm của thời đại” (1995) do Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội xuất bản. Trong
tác phẩm này, tác giả đã giúp cho chúng ta cùng nhau ôn lại phong cách sống và làm
việc trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, tác
giả đòi hỏi mỗi người Việt Nam phải nêu cao tinh thần học tập tư tưởng cách mạng
và đạo đức trong sáng của Người để vươn lên, vững bước đi theo con đường cách
mạng mà Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã chọn.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Sỹ Thắng (chủ biên) với tác phẩm “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về con người và về chính sách xã hội” (1996), Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội ấn hành. Trong tác phẩm này, các tác giả đã trình bày, phân tích những
nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và về chính sách xã hội.



5

Qua đó, khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là cơ sở cho việc hoạch định
các chính sách kinh tế - xã hội, là “kim chỉ nam” cho hành động của các đảng viên,
các cán bộ quản lý, các cấp lãnh đạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Các tác giả đã đặt tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự phát triển nội tại của lịch
sử tư tưởng Việt Nam thời cận hiện đại, trong mối quan hệ biện chứng giữa sự vận
động tư tưởng với thực tiễn cách mạng. Từ đó, khẳng định tính khoa học, tính cách
mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và về chính sách xã hội.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (chủ biên) với tác phẩm “Tư tưởng Hồ Chí Minh và
con đường cách mạng Việt Nam” (1997) do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội
xuất bản. Ở tác phẩm này, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
các tác giả đã phân tích sâu sắc và trình bày một cách có hệ thống những luận điểm
sáng tạo lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối và phương pháp cách mạng, về
chiến lược và sách lược cách mạng, về tổ chức các lực lượng cách mạng, về tư tưởng
quân sự Hồ Chí Minh, về tư tưởng nhân văn, đạo đức, văn hóa và phương pháp luận
của Hồ Chí Minh. Từ đó, các tác giả đi đến khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - xã hội cụ
thể của cách mạng Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước,
truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa thế giới và chủ nghĩa Mác-Lênin.
Giáo sư Đinh Xuân Lâm và Tiến sĩ Bùi Đình Phong với những bài nghiên cứu có
hệ thống trong tác phẩm “Hồ Chí Minh, văn hóa và đổi mới” (1998), Nhà xuất bản
Lao động, Hà Nội ấn hành. Qua những bài viết trong tác phẩm này, các tác giả đã tiếp
cận và phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh từ nhiều góc độ như: chính trị, văn hóa, tư
tưởng, đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam; về những ảnh hưởng của các trào
lưu tư tưởng trên thế giới xưa và nay, nhằm khám phá và phát hiện những cái mới
sâu sắc hơn trong tư tưởng của Người về mối quan hệ giữa văn hóa và đởi mới. Ngồi
ra, các tác giả cũng đã đưa ra một số phân tích về bản sắc văn hóa dân tộc tốt ra từ

Hồ Chí Minh trong nhiều suy nghĩ, hành động cách mạng và hoạt động thực tiễn
phong phú của Người.


6

Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hữu Nghĩa (chủ biên) với tác phẩm “Tư tưởng triết học Hồ
Chí Minh” (2000), do Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội xuất bản. Trong tác phẩm này,
các tác giả đã tập trung phân tích một số nội dung lớn trong tư tưởng triết học Hồ Chí
Minh về thế giới quan, lý luận và thực tiễn, giai cấp và dân tộc, đạo đức cách mạng
và chủ nghĩa nhân văn trong quan niệm về con người. Qua đó, góp phần định hướng
thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và gợi mở một số vấn đề về triết
lý giáo dục đạo đức mới mang ý nghĩa cách mạng cho con người Việt Nam hiện nay.
Nhà văn Nga E.Cơ-bê-lép có tác phẩm “Đồng chí Hồ Chí Minh” (2000) do
Nguyễn Minh Châu và Mai Lý Quảng dịch, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội ấn
hành. Với tác phẩm này, tác giả đã khẳng định và làm rõ được toàn bộ cuộc đời và sự
nghiệp của Hồ Chí Minh chỉ theo đ̉i một mục đích duy nhất đó là: Giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người Việt Nam thốt khỏi ách áp bức, bóc
lột, bất cơng, tất cả mọi người đều được hạnh phúc, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai
cũng được học hành, được tự do sáng tạo và thụ hưởng những giá trị văn hóa mới.
Tiến sĩ Lê Quang Hoan với tác phẩm “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người”
(2002) do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản. Trong tác phẩm này,
tác giả đã khái quát nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con
người; phân tích và làm sâu sắc thêm khái niệm con người, nhân tố con người, phát
huy nhân tố con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh; sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về con người để phát huy sức sáng tạo của nhân tố con người trong q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Hiền và Tiến sĩ Đinh Xuân Lý (đồng chủ biên) với
tác phẩm “Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam” (2003), Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội ấn hành. Trong tác phẩm này, Tiến sĩ Nguyễn

Văn Tài đã trình bày bản chất con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh và rút ra giá trị
của nó đối với việc xây dựng con người Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta
hiện nay. Cịn tác giả Ngũn Thị Mai Hoa thì trình bày khái quát nguồn gốc và quá
trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, trên cơ sở đó rút ra ý
nghĩa của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.


7

Giáo sư, Tiến sĩ Hồng Chí Bảo có tác phẩm “Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí
Minh” (2005) do Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội xuất bản. Trong tác phẩm
này, tác giả đã làm sáng tỏ vấn đề “dân chủ” và “dân vận” trong tư tưởng, phương
pháp và phong cách Hồ Chí Minh; văn hóa Hồ Chí Minh với việc giáo dục và rèn
luyện nhân cách cho thanh niên Việt Nam hiện nay.
Tác giả Phạm Ngọc Liên (chủ biên) với tác phẩm “Hồ Chí Minh - những chặng
đường lịch sử” (2005), Nhà xuất bản Hải Phòng ấn hành. Trong tác phẩm này, qua
những sự kiện về đời sống, hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, các tác giả đã
phác họa chân dung của Người gắn liền với thời đại, với đất nước, với truyền thống
hào hùng của dân tộc Việt Nam nhằm giáo dục những giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc cho con người Việt Nam, nhất là cho thế hệ trẻ trước xu thế tồn cầu hóa và
hội nhập quốc tế hiện nay.
Tác giả Vũ Ngọc Khánh với tác phẩm “Minh triết Hồ Chí Minh” (2007) do Nhà
xuất bản Thanh niên, Hà Nội xuất bản. Thông qua tác phẩm này, tác giả đã chỉ ra:
Cái độc đáo của Hồ Chí Minh là đã biết khai thác tâm thức Folklore (văn hóa dân
gian) để đồn kết tồn dân tộc trong cơng cuộc phục hưng đất nước. Theo tác giả,
một điểm mới mà Hồ Chí Minh đem vào đời sống sinh hoạt tư tưởng Việt Nam là
không những đi sâu vào tâm thức Folklore để giữ gìn những yếu tố truyền thống mà
còn sử dụng truyền thống với một ý thức cách tân để phát huy và nâng cao những gì
là tốt đẹp trong tâm thức Folklore. Đồng thời, tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề đạo
đức - một lĩnh vực không thể tách rời văn hóa. Tác giả khẳng định, chất minh triết

của Hồ Chí Minh thể hiện ở sự đúng đắn và nét sáng tạo độc đáo trong phương thức
tiếp cận đối với đạo đức truyền thống và các học thuyết bên ngồi nhằm phục vụ có
hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Tiến sĩ Ngũn Hữu Cơng có tác phẩm “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con
người tồn diện” (2010), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội ấn hành. Trong
tác phẩm này, tác giả đã chỉ ra được tính quy luật, những điều kiện và phương sách
để đào tạo, phát triển con người Việt Nam toàn diện theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ
đó, tác giả đi đến khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn


8

diện khơng những có tác dụng to lớn trong việc chỉ đạo, giáo dục, đào tạo, phát triển
con người toàn diện trước đây mà còn là ánh sáng định hướng cho chiến lược xây
dựng và phát triển con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Ngoài ra, còn có các tác phẩm nghiên cứu về truyền thống và hiện đại trong quá
trình phát triển con người Việt Nam nói chung và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
nói riêng, trong đó có những cơng trình và tác phẩm tiêu biểu sau:
Giáo sư Trần Văn Giàu với tác phẩm “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc
Việt Nam” (1993), Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh ấn hành. Trong tác phẩm
này, tác giả đã phân tích và luận giải một cách khoa học về các giá trị truyền thống
của dân tộc Việt Nam. Trong đó, tác giả đặc biệt quan tâm trình bày những giá trị đạo
đức truyền thống của con người Việt Nam. Qua đó, chứng minh tư tưởng Hồ Chí
Minh là sự kết tinh của các giá trị truyền thống và đạo đức cách mạng.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) với tác phẩm “Triết lý phát
triển - C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin” (2000) do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà
Nội xuất bản. Trong tác phẩm này, tác giả khẳng định đặc điểm của tư tưởng Hồ Chí
Minh là tư tưởng - hành động. Từ đó, đi đến làm rõ triết lý cốt lõi của Hồ Chí Minh
về một đất nước phát triển và chứng minh một trong những giải pháp có tính ngun
tắc của Hồ Chí Minh đối với q trình thực hiện cơng cuộc phát triển đất nước đó là:

Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại là mối liên hệ tất yếu để đảm bảo sự phát triển.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Chuẩn, Tiến sĩ Phạm Văn Đức và Tiến sĩ Hồ Sĩ
Quý (đồng chủ biên) với tác phẩm “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2001), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội ấn hành. Trong tác phẩm này, các tác giả đã bàn sâu về các giá trị văn hóa truyền
thống vì mục tiêu phát triển; vài nét về Nho giáo trong văn hóa truyền thống và về
một số vấn đề giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt
Nam trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Chuẩn và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn
Huyên (đồng chủ biên) với tác phẩm “Giá trị truyền thống trước những thách thức
của tồn cầu hóa” (2002) do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản.


9

Trong tác phẩm này, các tác giả đã trình bày những giá trị truyền thống cơ bản của
dân tộc Việt Nam và nêu lên những vấn đề đặt ra trước xu thế tồn cầu hóa và hội
nhập quốc tế. Trên cơ sở đó, đề xuất phương thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa Việt Nam trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Tiến sĩ Ngũn Đức Tiến (chủ biên) với tác phẩm “Phát triển lý tưởng xã hội chủ
nghĩa cho thanh niên Việt Nam hiện nay” (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội ấn hành. Trong tác phẩm này, tác giả đã chỉ ra những giá trị tư tưởng truyền
thống cần phải được giữ gìn và phát huy trong quá trình xây dựng và phát triển lý
tưởng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên Việt Nam hiện nay.
Tiến sĩ Trần Hoàng Hảo với Luận án Tiến sĩ Triết học về đề tài “Biện chứng giữa
truyền thống và hiện đại trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc” (2005). Nội dung chủ yếu của luận án tập trung trình bày
các giá trị truyền thống trong văn hóa Việt Nam, làm sáng tỏ sự kết hợp biện chứng
giữa truyền thống và hiện đại trong nền văn hóa Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất
phương hướng và một số giải pháp cơ bản để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt

Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tiến sĩ Vũ Thị Kim Dung (2003) với tác phẩm “Về sự biến đổi của chuẩn mực đánh
giá thẩm mỹ trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội ấn hành. Trong tác phẩm này, tác giả khẳng định xu hướng biến đổi cơ bản, giữ
vai trò chủ đạo, thể hiện rõ tính chất của văn hóa thẩm mỹ trong xã hội ta hiện nay là
xu hướng biến đổi các chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ theo hướng dân tộc - hiện đại.
Theo tác giả, đây là xu hướng biến đởi tích cực, vừa kế thừa được những nét đẹp
trong chuẩn mực giá trị truyền thống, vừa có sự bổ sung, nâng cao theo hướng hiện
đại nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Từ những khảo cứu trên, cho thấy: Các tác phẩm và các cơng trình nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh về con người, về truyền thống và hiện đại trong quá trình phát
triển con người Việt Nam đã có những giá trị khoa học và thực tiễn to lớn. Đó là
những tài liệu vơ cùng q báu và hữu ích, gợi mở nhiều ý tưởng quan trọng để tác
giả lựa chọn, tham khảo nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài


10

luận án của mình. Tuy nhiên, hướng tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh dưới góc độ triết
học về vấn đề “truyền thống và hiện đại” - hai mặt thống nhất trong sự phát triển con
người Việt Nam - thì đến nay vẫn còn là một “vùng đất mới”, chưa có cơng trình nào
trình bày một cách tồn diện và có hệ thống. Do vậy, trên cơ sở kế thừa kết quả của
các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố có liên quan trực tiếp đến đề tài, tác giả
lựa chọn vấn đề “Sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong tư tưởng Hồ
Chí Minh về con người và sự vận dụng vào quá trình phát triển nguồn nhân lực ở
Việt Nam hiện nay” cho đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án
Phân tích và làm sáng tỏ nội dung khoa học của sự thống nhất giữa truyền thống
và hiện đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. Từ đó, vận dụng vào quá trình

phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp đởi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính
yếu sau:
Thứ nhất, phân tích và làm sáng tỏ hồn cảnh lịch sử - xã hội và những tiền đề
hình thành sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh
về con người.
Thứ hai, phân tích và luận giải những nội dung cơ bản của sự thống nhất giữa
truyền thống và hiện đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người.
Thứ ba, vận dụng sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong tư tưởng Hồ
Chí Minh về con người để phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ của luận án, tác giả đã dựa trên cơ sở thế giới
quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về truyền thống và hiện đại, về con người
và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả kết hợp sử


11

dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch,
thống kê, so sánh - đối chiếu…; theo nguyên tắc: khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ
thể, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn để thực hiện đề tài luận án của mình.
5. Cái mới của luận án
Thứ nhất, luận án đã kiến giải và làm sáng tỏ được nội dung cơ bản của sự thống
nhất giữa truyền thống và hiện đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người.
Thứ hai, luận án đã phân tích và làm rõ được sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta
về sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con
người để phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, luận án đã đề xuất một số giải pháp kết hợp giữa truyền thống và hiện
đại để phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học của luận án
Luận án góp phần làm sáng tỏ và khẳng định nội dung khoa học và cách mạng về
sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người,
về mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển
nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường
đại học và cao đẳng nghiên cứu, học tập chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh về con
người hoặc dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu chuyên
sâu về sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
con người. Ngồi ra, kết quả của luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo
phục vụ cho các cấp lãnh đạo, các nhà tổ chức, quản lý kinh tế - xã hội và những ai
quan tâm nghiên cứu chuyên sâu về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và những
cơng trình khoa học của tác giả đã được công bố, nội dung chủ yếu của luận án được
kết cấu gồm 3 chương, 8 tiết.


12

Chương 1
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH
SỰ THỐNG NHẤT GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI
1.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ - XÃ HỘI VIỆT NAM VÀ BỐI CẢNH THẾ GIỚI CUỐI
THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX VỚI VIỆC HÌNH THÀNH SỰ THỐNG NHẤT GIỮA

TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI

1.1.1. Hồn cảnh lịch sử - xã hợi Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
Năm 1858, nổ tiếng súng đầu tiên vào bán đảo Sơn Trà ở Đà Nẵng, thực dân Pháp
chính thức mở màn xâm lược Việt Nam. Sau khi hoàn thành căn bản cuộc xâm lược
về mặt quân sự, chúng lập tức triển khai kế hoạch thống trị và khai thác thuộc địa.
Trong quá trình thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam
đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội và từ một
nước “phong kiến độc lập”, “có chủ quyền” trở thành một nước “thuộc địa nửa phong
kiến”. Nói chung, vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam chịu sự tác
động tiêu cực bởi chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
Về chính trị: Với những thủ đoạn chính trị hết sức thâm độc như “chia để trị”,
“dùng người Việt trị người Việt”, thực dân Pháp đã tìm đủ mọi cách để chia cắt đất
nước, chia rẽ dân tộc nhằm phân tán lực lượng trong xã hội Việt Nam. Hồ Chí Minh
tố cáo: “Bọn thực dân dùng mọi thủ đoạn để chia rẽ dân tộc, chia rẽ tơn giáo, chúng
áp dụng chính sách cở điển là chia để trị” [83; 471] và “chủ nghĩa thực dân Pháp
không hề thay đổi cái châm ngôn chia để trị của nó. Chính vì thế mà nước An Nam,
một nước có chung một dân tộc, chung một dòng máu, chung một phong tục, chung
một lịch sử, chung một truyền thống, chung một tiếng nói, đã bị chia năm sẻ bảy”
[76; 116]. Tuy nhiên, để dễ bề cai trị Việt Nam và các dân tộc nhỏ yếu khác, thực dân
Pháp cũng rất quan tâm đến sự thống nhất của “bộ máy thuộc địa” trên tồn cõi Đơng
Dương. Đây là một chính sách cai trị hết sức phản động của thực dân Pháp. Thực
hiện “cái châm ngơn” phản động đó, vào ngày 19/4/1899, thực dân Pháp đã chia Việt
Nam ra làm ba kỳ với ba chế độ cai trị khác nhau đó là Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ.


13

Bắc kỳ và Trung kỳ là hai xứ bảo hộ vẫn giữ lại chính quyền phong kiến về hình thức,
cịn Nam kỳ là đất thuộc địa do Pháp thống trị. Thông qua thủ đoạn này, ý đồ của

thực dân Pháp đã bộc lộ rõ là mong muốn xóa bỏ tên gọi Việt Nam trên bản đồ thế
giới. Bên cạnh đó, chúng cũng cho xây dựng ở nước ta một bộ máy hành chính cai trị
chặt chẽ và thiết lập một hệ thống quân sự, cảnh sát, tòa án, nhà tù hết sức nghiêm
ngặt. Để dập tắt các cuộc khởi nghĩa và đàn áp các phong trào yêu nước của nhân dân
Việt Nam, thực dân Pháp đã lập ra nhiều “tòa án đặc biệt” với chức năng, nhiệm vụ
chủ yếu là tìm mọi cách làm thật nhiều “án chém” và “án nặng”, còn việc xét xử chỉ
cần qua loa mang tính hình thức chiếu lệ. Trong q trình thực hiện chính sách “dùng
người Việt trị người Việt”, “dùng binh lính thuộc địa để bảo vệ thuộc địa hoặc để lấn
chiếm thuộc địa”, thực dân Pháp đặc biệt chú trọng đến việc tăng cường lực lượng vũ
trang và ra sức bắt lính người Việt. Cơ quan cảnh sát, an ninh có nhiệm vụ theo dõi,
ngăn ngừa tất cả những hành động nào có tính chất chống đối, điều tra, săn lùng thủ
phạm và cùng với giới cầm quyền bản địa ra sức đàn áp các cuộc nổi dậy, đấu tranh
của nhân dân ta.
Vạch trần bản chất chính trị phản động của thực dân Pháp, Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man... Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học.
Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các
cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu” [77; 555] và “thanh niên nào nói đến
những chữ bình đẳng, tự do, cách mạng đều bị bọn thực dân và phong kiến coi là
phạm tội và bị chúng xử tội, nhẹ là bắt bớ, giam cầm; nặng là tù đày, bắn giết” [84;
389]. Nói chung, “ở nước ta, đế quốc Pháp hoành hành dã man; đồng bào ta bị làm
nơ lệ, có Tở quốc mà khơng có quyền yêu nước. Nhân dân ta, kể cả thanh niên, bơ vơ
khơng có người lãnh đạo và hầu như không thấy lối ra” [84; 105]
Về giáo dục: Trong báo cáo gửi tồn quyền Đơng Dương ngày 1/3/1899, Thống
sứ Bắc kỳ đã viết: “Kinh nghiệm các dân tộc Châu Âu khác đã chỉ rõ rằng việc truyền
bá một nền học vấn đầy đủ cho người bản xứ là hết sức dại dột” [67; 109]. Rõ ràng,
ngu dân về mặt giáo dục, đầu độc về mặt văn hoá là một trong những biện pháp cai


14


trị phản động nhất của bọn thực dân. Do mục đích của nền giáo dục ở xã hội thuộc
địa là duy trì vĩnh viễn ách thống trị của thực dân Pháp nên tùy theo yêu cầu chính trị
của từng giai đoạn mà chúng đưa ra những chủ trương cụ thể. Hồ Chí Minh chỉ rõ:
Thực dân Pháp “cố tâm hủy bỏ Hán học mà chúng thấy là nguy hiểm cho sự thống trị
của chúng, vì chúng biết rằng Hán học có thể đưa vào An Nam những tư tưởng tiến
bộ phương Tây thông qua Trung Quốc và Nhật Bản…” [75; 399]; nham hiểm hơn
khi “các ấn phẩm sách báo thực dân đều đầy rẫy những đòn đả kích hung bạo đánh
vào nhân dân bị chinh phục” [75; 7], vì chúng cho rằng “truyền học vấn cho bọn
annamít hoặc cho phép tự chúng có học vấn, tức là một mặt cung cấp cho chúng
những súng bắn nhanh để chống chúng ta và mặt khác đào tạo những con chó thơng
thái gây rắc rối hơn là có ích” [75; 7]. Cho nên, thực dân Pháp luôn tuyên truyền với
nhau rằng: “Đối với cái giống nòi annamít ấy chỉ có một cách tốt để cai trị nó - đó là
ách thống trị bằng sức mạnh” [75; 7]. Hồ Chí Minh kết luận: Thâm ý của thực dân
Pháp đối với nền giáo dục thuộc địa ở nước ta “chỉ là đẩy người An Nam vào vòng
ngu tối” [75; 399].
Về văn hóa: Dưới chính sách “bần cùng hoá” và “ngu dân hoá” của thực dân
Pháp, tình hình sinh hoạt văn hóa của xã hội Việt Nam có nhiều biến đởi theo chiều
hướng tiêu cực. “Những thói hư, tật xấu được dung dưỡng. Nạn cờ bạc khơng bị cấm
mà còn được khún khích bằng cách cho mở các sòng bạc để thu thuế. Tệ uống rượu
không bị hạn chế mà dân ta còn bị bắt phải uống một loại rượu cồn độ nặng do Hãng
rượu độc quyền Phông-ten (Fontaine) sản xuất trên khắp cả nước. Thực dân Pháp còn
mở các cơ quan thu mua và các ti bán thuốc phiện để lập quỹ cho phủ toàn quyền
chính là trực tiếp khuyến khích nạn nghiện hút. Ở nông thôn, hủ tục ma chay, cưới
xin, tệ hương ẩm, nạn thù hằn giữa các phe giáp vẫn tồn tại, thêm vào đó nạn bói
tốn, đồng bóng, mê tín dị đoan ngày càng nặng nề” [67; 111]. Trước thực trạng đó,
Hồ Chí Minh tố cáo: “Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm
quyền bở sung cho cái cơng cuộc ngu dân của chính phủ. Máy chém và nhà tù làm
nốt phần còn lại” [75; 28]. Từ đó, Người đi đến vạch rõ những tội ác mà bọn thực dân
Pháp đã gây ra cho nhân dân Việt Nam đó là: làm cho “chúng tơi khơng những bị áp



15

bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm…
Bất kỳ người bản xứ nào có tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng đều bị bắt và đôi khi bị
giết mà khơng cần xét xử... Chúng tơi khơng có quyền tự do báo chí và tự do ngơn
luận, ngay cả quyền tự do hội họp và lập hội cũng không có. Chúng tơi khơng có
quyền cư trú và du lịch ra nước ngồi; chúng tơi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm
vì chúng tơi khơng có quyền tự do học tập” [75; 22 - 23].
Về kinh tế: Thực dân Pháp tăng cường chiếm đoạt “ruộng đất” của nông dân Việt
Nam trên quy mơ rộng lớn với nhiều hình thức để lập đồn điền, vì chúng ln hiểu
rõ nơng nghiệp là ngành đầu tư ít vốn nhưng dễ dàng thu được nhiều lợi nhuận. Do
đó, vào năm 1897, đối với những vùng “đất hoang, đất vô chủ - thực ra là những
ruộng đất màu mở của nông dân” [67; 120], thực dân Pháp buộc “triều đình Huế ký
điều ước nhượng cho thực dân quyền khai khẩn đất hoang” [67; 120] và ra sức đuổi
những người nông dân ra khỏi các vùng đất đó. Đến “ngày 1/5/1900, thực dân Pháp
ra nghị định phủ nhận quyền sở hữu ruộng đất trong luật pháp phong kiến để dễ cướp
đoạt ruộng đất của nông dân” [67; 120].
Ở các đồn điền nông nghiệp, phương thức bóc lột chủ yếu của thực dân Pháp vẫn
là phát canh thu tơ theo kiểu phong kiến. Trong khi đó, sản xuất công nghiệp chỉ giới
hạn chủ yếu trong ngành công nghiệp khai thác và chế biến để cung cấp cho chính
quốc những ngun liệu hay sản vật gì mà nước Pháp khơng có. Phương thức bóc lột
của thực dân Pháp trong lĩnh vực công nghiệp ở nước ta là tận dụng nguồn nhân công
rẻ mạt, sử dụng đến mức tối đa lao động thủ công, kết hợp lao động thủ công với lao
động cơ giới, kết hợp phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa với phương thức bóc lột
tiền tư bản chủ nghĩa, nhằm tìm mọi cách để chi phí sản xuất giảm xuống ở mức thấp
nhất nhưng vẫn thu được lợi nhuận ở mức cao nhất. Trong thương nghiệp, thực dân
Pháp thực hiện chính sách độc quyền thương mại với những quy định hết sức vô lý
như “hàng hóa của Việt Nam mà Pháp cần đều phải dành cho Pháp, không được sản

xuất ra nước khác. Những hàng hóa mà Pháp thừa ế hoặc kém phẩm chất so với hàng
các nước thì Việt Nam phải mua vào” [67; 120].


16

Trước thực trạng trên, Hồ Chí Minh kết luận: “Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta
đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.
Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu... Chúng đặt ra hàng trăm thứ
thuế vô lý, làm cho dân ta nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không
cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột cơng nhân ta một cách vô cùng tàn
nhẫn” [77; 556].
Về xã hội: Với việc đẩy mạnh khai thác thuộc địa trên quy mô lớn vào cuối thế
kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam có những
chuyển biến nhanh chóng và có lợi cho Pháp. Phương thức bóc lột mới theo kiểu tư
bản chủ nghĩa đã được du nhập vào Việt Nam, bắt đầu thâm nhập các khu vực kinh
tế nông, công, thương nghiệp. Đồng thời, phương thức bóc lột cũ theo kiểu phong
kiến cũng được thực dân Pháp cố tình duy trì để mang lại lợi ích cho chúng. Sự kết
hợp giữa hai phương thức bóc lột đó đã dẫn tới sự hình thành phương thức bóc lột
thuộc địa nhằm đảm bảo siêu lợi nhuận tối đa cho thực dân Pháp và bọn phong kiến
tay sai. Trước bối cảnh đó, cơ cấu xã hội Việt Nam bắt đầu có sự thay đởi nhanh
chóng. “Cơng, thương nghiệp phát triển dẫn đến sự nảy sinh lớp người làm thuê ăn
lương, trong số đó có một số đã trở thành những người vơ sản công nghiệp” [67; 123]
và họ đã trở thành công nhân bằng nhiều con đường khác nhau. Có người do bị tước
đoạt hết tư liệu sản xuất nên phải tự đến các hầm mỏ, xí nghiệp, đồn điền để tìm kiếm
cơng ăn việc làm. Có người do thu hoạch nơng nghiệp thấp kém nên phải đi làm công
nhân theo mùa để kiếm thêm chút ít tiền trang trải cuộc sống và bở sung cho sản xuất
nơng nghiệp. Có người do bị cưỡng bức đi làm đường sắt, đường bộ, công sở… nên
trở thành những phu hay công nhân. Mặc dù được hình thành bằng nhiều con đường
khác nhau, nhưng đa số cơng nhân Việt Nam đều có những nét chung cơ bản đó là:

tính tập trung ngày càng mạnh mẽ, phát triển nhanh về số lượng và sớm phát huy tinh
thần đại đồn kết tồn dân tộc của ơng cha ta để đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc
lột của bọn thực dân Pháp. Họ đã đứng lên đấu tranh bằng nhiều hình thức khác nhau,
hết sức phong phú và đa dạng như: từ bỏ trốn tập thể, công khai bỏ việc, đưa đơn tố
cáo cho đến phối hợp với các phong trào u nước để tở chức mít-tinh, phát động


17

đình cơng, bãi cơng, thậm chí tiến hành những cuộc nởi dậy để đấu tranh bằng bạo
lực... Nhìn chung, vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, công nhân Việt Nam có “số
lượng phát triển khá cao, với chất lượng biểu hiện rõ ở tính tập trung, có tinh thần
đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù chung... Tuy nhiên, vì chưa có lý luận tiên tiến soi
đường nên họ chưa quan niệm được mình là một giai cấp có quyền lợi và nguyện
vọng riêng, chưa nhận thức được vị trí và vai trò của mình trong lịch sử” [67; 126].
Cuối thế kỷ XIX, dưới sự tác động của phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa nên
đơ thị Việt Nam đã phát triển theo kiểu đô thị công, thương nghiệp. Cùng với sự phát
triển này, “tầng lớp tư sản đầu tiên đã xuất hiện, nhưng chưa đông về số lượng và có
nguồn gốc xuất thân khác nhau. Xuất hiện sớm nhất là một số tư sản mại bản đứng ra
bao thầu các bộ phận kinh doanh của Pháp... Quyền lợi bọn này gắn với quyền lợi
thực dân” [67; 127]. Cũng có một bộ phận kinh doanh riêng biệt nhằm phát triển theo
một hướng độc lập, ban đầu cùng làm chung với Pháp, nhưng sau khi đã có một số
vốn tương đối thì tách ra làm ăn riêng để hạn chế phần nào sự lệ thuộc vào tư sản
Pháp. Một số xuất thân từ địa chủ phong kiến giàu có, với ý thức chống lại độc quyền
của thực dân Pháp nên đã chuyển một phần vốn sang kinh doanh công thương nghiệp.
Một số quan lại với ý thức phát triển kinh tế dân tộc cũng cáo quan về kinh doanh
cơng thương nghiệp. “Cũng có những người hoạt động u nước chuyển sang kinh
doanh thương nghiệp để hỗ trợ cho cơng tác chính trị” [67; 128]. Song, do bị thực
dân Pháp chèn ép nặng nề nên tư sản Việt Nam phát triển khá chậm về mọi mặt.
“Cùng ra đời với tầng lớp tư sản là các tầng lớp tiểu tư sản, có trước và đơng hơn tầng

lớp tư sản. Đó là những nhà tiểu công nghệ, tiểu thương, những người làm việc ở các
sở công hay tư, những người làm nghề tự do, học sinh các trường” [67; 128]. Nhìn
chung, đời sống vật chất của những người này so với các giai cấp và tầng lớp xã hội
khác có phần ổn định hơn đôi chút, nhưng họ cũng bị chèn ép về kinh tế cho đến
chính trị, văn hóa, xã hội và đều thấm thía sâu sắc nỗi nhục của người dân mất nước.
Trong khi đó, nơng dân và thợ thủ cơng cũng bị bần cùng hóa và phá sản hàng
loạt. Cuối thế kỷ XIX, “nạn chiếm hữu ruộng đất diễn ra một cách khủng khiếp trong
toàn quốc. Hết Điều ước tháng 10/1897 của triều đình Huế nhượng cho thực dân


18

quyền khai thác đất hoang đến Nghị định ngày 1/5/1900 phủ nhận quyền sở hữu ruộng
đất trong luật pháp phong kiến càng giúp tư bản Pháp và bè lũ phong kiến tay sai
trắng trợn cướp đoạt ruộng đất của nông dân trên quy mô lớn” [67; 129]. Sau khi
chiếm được ruộng đất, thực dân Pháp vẫn áp dụng phương thức bóc lột theo kiểu
phong kiến vì chúng nhận thấy đó là cách làm ít tốn kém, chắc chắn và thu được nhiều
lợi nhất. Thêm vào đó, nạn sưu cao, thuế nặng ngày một tăng, nạn cho vay nặng lãi
vẫn duy trì làm cho nơng dân mất hết những tài sản cuối cùng, thậm chí đến mảnh
đất là tài sản sinh nhai duy nhất cũng bị tước đoạt. Ngoài ra, do thực dân Pháp không
chú ý đến việc bảo vệ đê điều nên nạn vỡ đê, lụt lội xảy ra gần như thường xuyên. Từ
đó, làm cho đời sống của nhân dân ta ngày một thêm điêu đứng.
Đến những năm đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những chuyển biến rõ rệt
làm nảy sinh những mâu thuẫn hết sức sâu sắc và ngày càng trở nên quyết liệt. Đó là
mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản, mâu thuẫn giữa nông dân với
địa chủ phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân đế quốc Pháp.
Tất cả những mâu thuẫn đó tạo tiền đề dẫn đến các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
và giải phóng giai cấp ngày càng mạnh mẽ. Trước thực trạng biến đởi về kinh tế,
chính trị, xã hội của đất nước thời bấy giờ, Hồ Chí Minh nhận định: “Đằng sau sự
phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đó đang sơi sục, đang gào thét

và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm” [75; 28] và khi thời cơ đến, “toàn dân Việt Nam
trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp” [77; 557].
Việt Nam vốn là một nước nghèo, lạc hậu về kinh tế, nhưng lại có truyền thống
yêu nước hết sức nồng nàn, có tinh thần đại đồn kết tồn dân tộc rất cao, ln anh
dũng, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm nên nhân dân ta
đã phát huy truyền thống vẻ vang của ông cha mà liên tiếp vùng lên đấu tranh chống
thực dân Pháp xâm lược nhằm bảo vệ nền độc lập nước nhà. Hồ Chí Minh khẳng
định: “Ơng cha chúng ta với ý chí quật cường và lòng nồng nàn yêu nước đã liên tiếp
vùng dậy, luôn luôn nêu cao ngọn cờ độc lập tự do” [83; 372]. Phong trào chống Pháp
dưới ngọn cờ Cần Vương do vua Hàm Nghi lãnh đạo mở đường cho các phong trào
giải phóng dân tộc nở ra. Song, vì chưa có đường lối chính trị rõ ràng và chưa có được


19

sự ủng hộ của đông đảo nhân dân cả nước nên phong trào Cần Vương đã bị thất bại.
Có thể nói, “trong suốt gần một thế kỷ thống trị của thực dân Pháp, phong trào giải
phóng dân tộc ở Việt Nam không ngừng phát triển, kẻ trước ngã, người sau đứng dậy.
Nhưng tất cả những cuộc khởi nghĩa yêu nước ấy đã bị dìm trong máu” [83; 323].
Tuy chưa đạt được mục đích, nhưng các phong trào đó có một ý nghĩa hết sức lớn lao
trong việc khơi dậy lòng yêu nước, phát huy tinh thần đại đoàn kết và khích lệ ý chí
đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ta từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
và Hồ Chí Minh tin rằng: “Pháp có mạnh khơng? Mạnh. Bắt đầu kháng chiến nó
mạnh, nhưng nó mạnh mà ́u, mình ́u mà mạnh. Nó mạnh nhờ có xe tăng, tàu
chiến. Mình mạnh mà mạnh gấp mấy lần nó vì mình có tinh thần, có chính nghĩa, có
lòng yêu nước. Cuối cùng ai thắng? Ta thắng” [83; 500].
Cũng những năm đầu của đầu thế kỷ XX, các tư tưởng tư sản của Lương Khải
Siêu, Khang Hữu Vi, Tôn Dật Tiên ở Trung Quốc và tư tưởng của các nhà khai sáng
Pháp với những khẩu hiệu hết sức nhân văn được nhân dân ta tiếp nhận. Đặc biệt, tư
tưởng về “tự do - bình đẳng - bác ái” của các nhà tư sản Pháp đã tác động trực tiếp

vào các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Sự tác động đó tiếp tục
sơi động làm dấy thêm tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc dưới nhiều hình thức,
tở chức và màu sắc khác nhau. Các phong trào như: phong trào Đông Du (1906 1908), phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907), phong trào Duy Tân (1906 1908)... xuất hiện là những sự kiện tất yếu của lịch sử xã hội Việt Nam thời bấy giờ.
Sự đa dạng của các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã nói lên tính thiết thực,
cấp bách của thực tiễn nước ta đòi hỏi phải được giải quyết và đó là xu thế tất yếu
của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Sự kìm kẹp của thực dân Pháp cộng với sự biến
đổi theo chiều hướng tiêu cực về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục... do thực dân
Pháp gây ra cho xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX là tiền đề để đi
đến thiết lập một trật tự xã hội mới, nó đang được chuẩn bị về mặt xã hội, cái còn lại
chỉ là việc gieo hạt giống tinh thần đến với quần chúng, đến với nhân dân lao động
nữa mà thôi. Nhưng, “để gieo hạt giống đó đòi hỏi phải có phương pháp. Phương
pháp của Phan Châu Trinh là khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Phương pháp


×